Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Chương 2 / Nguyên lý Pareto và từ vựng cốt lõi

“Học mà không nghĩ thì phí công, nghĩ mà không học thì gian nan vất vả.”Khổng tử

Nếu như bạn đã quyết định (tôi hi vọng là bạn làm như thế), xin chúc mừng bạn! tôi chưa từng thấy bất kỳ ai quyết định học một ngôn ngữ mà thất bại. trong chương này chúng ta gần như khám phá một trong những nhân tố quan trọng nhất mà quyết định có thể hay không bạn học một ngôn ngữ mới trong một thời gian ngắn.

Khi đề cập đến ngôn ngữ, hầu hết mọi người đều đồng ý với tôi rằng từ vựng nằm ở vị trí đầu trong danh sách ưu tiên. Nếu không có từ vựng, bạn chắc chắn rằng không thể nghe, nói hay viết. bạn vẫn có thể giao tiếp mà không có ngữ pháp đúng hay với cách phát âm nghèo nàn. Nhưng bạn không thể làm điều gì nếu không có từ vựng. ngôn ngữ được tạo thành từ những từ và cách mà những từ đó đặt chung với nhau.

Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi: “bạn cần phải biết bao nhiêu từ để nói tốt?” không phải mọi người đều hỏi điều đó. Hầu hết mọi người chỉ mới bắt đầu mà không nhận ra mình phải đi bao xa và mất bao nhiêu thời gian để đến được cuối con đường. đó là không tốt khi bạn có một cuộc hành trình dài. Bạn sẽ chắc chắn đến đích nếu như bạn có một bản đồ trong tay, hay là biết được đường mà bạn phải đi.

Có xấp xỉ 600000 từ khác nhau trong tiếng Anh. Điều hình dung này thay đổi giữa các ngôn ngữ khoảng từ 400000 đến 1000000 hay thậm chí là hơn. Hãy nhìn một chút vào một cuốn từ điển. bạn sẽ thấy rằng có trung bình khoảng 300000 đến 400000 từ khác nhau.

Bạn có thể đã học ngoại ngữ một vài lần cho đến nay. Tôi không biết bạn đã thu thập được bao nhiêu từ, nhưng tôi rất chắc chắn rằng số từ mà bạn đã học lớn hơn nhiều số từ mà bạn có thể giữ lại được. đó dường như là có một cái lỗ trong tâm trí bạn mà những từ mới cứ rò rỉ mất. dù cho bạn có cố để thu nhặt từ mới mỗi ngày, những gì giữ lại được dường như không làm những nỗ lực là xứng đáng. Với khoảng 600000-800000 từ khác nhau, thậm chí giả sử là bạn học từmới hang ngày và bạn giữ lại khoảng 20 từ một ngày (đây không phải là một kết quả tệ chút nào!), kết quả là 7300 từ một năm (365x20). Bạn làm tính xem!

Không may thay, cuộc sống không phải luôn là khó khăn! Những điều trên thế giới chúng ta được sắp xếp bởi một nguyên lý thú vị được gọi là nguyên lý 80/20. điều này được tìm ra bởi một nhà kinh tế học người Ý tên là Vilfredo Pareto. Đó là tại sao chúng ta nó cũng được gọi là nguyên lý Pareto. Pareto nhận ra rằng 80% vùng đất được sở hữu bởi 20% dân số. ông ta cũng thấy rằng con số này là đúng trong nhiều lĩnh vực. ví dụ như:

20% dữ liệu đầu vào tạo ra 80% kết quả

20% những người lao động tạo ra 80% sản phẩm

20% khách hàng tạo ra 80% lợi nhuận

20% lỗi tạo ra 80% hư hỏng

20% tính năng tạo ra 80% hiệu quả

Và vân vân

Trong thực tế, tỉ lệ 80/20 là biểu tượng nhiều hơn là một con số chính xác. Trong nhiều trường hợp, nó có thể là 90/10 hay 95/5

Nguyên lý này trở nên nổi tiếng bởi vì cảm ơn đến những người có thể quyết định những gì mà họ đặt những nỗ lực của mình vào (thời gian, tiền bạc, tài nguyên…) nhằm để đạt nhiều kết quả hơn. Chỉ đơn giản là làm ít hơn và đạt được nhiều hơn. Có phải bạn không muốn mất ít thời gian để đạt nhiều kết quả hơn trong việc học một ngôn ngữ mới?

Điều tuyệt vời là nguyên lý Pareto cũng đúng trong việc học một ngôn ngữ mới. dù cho tổng số từ khác nhau trong tiếng Anh lên tới 600000, chỉ một phần nhỏ của con số đó được sử dụng trong đời sống hàng ngày ở Mỹ. shakespear được biết đến là một tác gia người mà sử dụng một số lượng nhiều và rộng những từ và cụm từ trong những tác phẩm của mình. Nếu như bạn đã từng đọc ông ta, bạn sẽ thấy nhiều từ mà bạn có thể chưa bao giờ sử dụng thậm chí là nghĩ trong cuộc sống của bạn. vâng, thống kê chỉ rằng ông ta sử dụng tổng cộng xấp xỉ khoảng 20000 từ khác nhau trong tất cả các tác phẩm của mình.

Số từ mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày thì như thế nào? Từ đầu những năm 1930, george zipf (1935) đã đưa một đề nghị có tính thuyết phục về đặc tính phân phối thống kê của từ vựng, được biết đến rộng rãi như là định luật Zipf. Ông ta nghiên cứu nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Anh. Ông ta nhận thấy rằng mỗi từ có môt tần suất xuất hiện khác nhau. Trong tiếng Anh, từ “THE” ở đỉnh của tần suất với tỉ lệ là 7.5%, “OF” theo sau với 3.5%,và vân vân. Thật ngạc nhiên, chỉ 130 từ làm nên 50% của ngữ cảnh.

Những nghiên cứu khác chỉ ra rằng người Mỹ sử dụng khoảng 2500-3000 từ phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày của họ. tin tốt là 3000 từ phổ biến này dựng nên 95% của nội dung bất kỳ cuộc hội thoại nào, cuộc gọi điện thoại, email hay thậm chí là sách hay báo.

Nói theo cách khác, thay vì học tất cả 600000 từ khác nhau, bạn chỉ cần tập trung vào 3000 từ phổ biến nhất nhưng vẫn hiểu được 95% của tất cả các cuộc nói chuyện, email, báo và sách. Nếu  như bạn lấy 3000 và chia cho 600000 kết quả là được 0.5%. những từ này thuộc vào cái mà chúng ta gọi là nhóm từ vựng cốt lõi. Một vài nhà ngôn ngữ học tin rằng nhóm từ vựng cốt lõi nên chứa khoảng 4000 thay vì 3000 từ. những người khác nghĩ rằng nó nên là 2000. nhưng tôi tin là con số chính xác không quá quan trọng, bởi vì điểm mấu chốt ở đây là bạn sẽ có thể thành thạo trong giao tiếp bằng ngôn ngữ mới bằng cách tập trung vào nhóm từ vựng cốt lõi này.

Một vài học viên của tôi cảm thấy một chút không thoải mái với những gợi ý này, khi họ muốn hiểu hoàn toàn 100% nội dung mà họ được tiếp cận. họ không muốn mất 5% nội dung còn lại bằng cách hiểu chỉ 95%. Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý với họ. tôi không nói là bạn nên hiểu chỉ 95% của ngôn ngữ mà bạn học. tôi nói về việc bạn nên tập trung vào đâu trước. sau khi thành thạo nhóm từ vựng cốt lõi và hiểu hầu hết ngôn ngữ, không ai có thể ngăn cản bạn khám phá sâu hơn để làm giàu thêm từ vựng của bạn. tuy nhiên, nếu như tìm kiếm sự hoàn hảo từ khi sớm bắt đầu, bạn sẽ bị phân bố thời gian và nguồn lực của bạn trong một phạm vi rộng. không tập trung nỗ lực sẽ dẫn đến không có kết quả trong thời gian dài và làm bạn mệt mỏi. từ xa xưa ở Trung Quốc, Tôn Tử, một nhà chiến lược nổi tiếng, nói về một kỹ thuật cho việc lấy ít đánh bại nhiều. kỹ thuật này là tập trung tất cả những nỗ lực của mình vào một điểm yếu nhất của đối phương. Bạn nên sử dụng chiến thuật tương tự cho việc học một ngôn ngữ mới.

Một lý do khác nữa để cho bạn tập trung vào nhóm từ vựng cốt lõi là nhằm mục đích ghi nhớ và có thể sử dụng những từ vựng nhất định mà bạn sẽ phải tiếp cận với từ đó một vài lần. nhiều nhà ngôn ngữ học tin rằng một người sẽ cần phải tiếp cận với một từ 5 đến 10 lần để thành thạo nó. Đó là lý do tại sao không phải là một ý tưởng tốt chút nào nếu như bạn làm loãng những nỗ lực của mình nhạt đi.

Về cơ bản, hầu hết mỗi ngôn ngữ trên thế giới đi theo một khuôn mẫu chung theo cách là một phần trăm nhỏ của tổng cộng tất cả các từ làm nên nhóm từ vựng cốt lõi của bất kỳ ngôn ngữ cụ thể nào. Tuy nhiên, những ngôn ngữ khác nhau có thể có những số lượng tổng cộng những từ vựng dẫn tới kích cỡ của số lượng từ trong nhóm từ vựng cốt lõi khác nhau. Bên dưới là một sự minh hoạ của tần suất phân bổ của từ và nhóm từ vựng cốt lõi trong tiếng Nga(nguồn: www.how-to-learn-anylanguage.com)

Kết quả là:

75 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 40% ngữ cảnh

200 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 50% ngữ cảnh

524 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 60% ngữ cảnh

1257 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 70% ngữ cảnh

2925 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 80% ngữ cảnh

7444 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 90% ngữ cảnh

13374 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 95% ngữ cảnh

25508 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 99% ngữ cảnh

Vâng, vậy là bạn đã có được bí mật đầu tiên về tiến trình học ngôn ngữ thứ hai của tôi. Tuy nhiên, tôi chỉ đề cập đến kích thước của nhóm từ vựng cốt lõi. Chúng ta không biết những từ đó ở ngoài kia là gì. Tốt, nếu như bạn thực hiện một sự tìm kiếm trên Internet hay tìm kiếm ở những sách dạy học ngôn ngữ, bạn sẽ hiển nhiên tìm thấy những từ vựng thuộc nhóm từ vựng cốt lõi của ngôn ngữ mà bạn muốn học. trong trang www.wiktionary.org  người ta thậm chí còn có danh sách tần suất xuất hiện của từ trong các ngôn ngữ khác nhau. Một người bạn của tôi thu thập được một danh sách 1500 từ vựng phổ biến nhất trong tiếng Anh khi anh ta cố gắng tăng cường kỹ năng tiếng Anh của mình. Nếu như đây là lần đầu tiên bạn đang tìm kiếm một danh sách như vậy, có khả năng là bạn bị lôi cuốn học nó bằng cách đơn thuần là học thuộc lòng nó. Ồ, bạn có thể làm như thế nếu như bạn muốn. Nhưng tôi chắc chắn rằng nó sẽ không có hiệu quả! Học thuộc lòng một danh sách những từ tách rời nó khỏi ngữ cảnh là một trong những phương pháp tệ nhất trong việc học một ngôn ngữ mới. Học thuộc được một từ không có nghĩa là bạn có thể sử dụng được nó. Và khi một người bản xứ nói với bạn, bạn có thể không hiểu dù cho họ sử dụng chính những từ đó! Một số lượng những học viên học ngoại ngữ biết về sự tồn tại của nhóm từ vựng cốt lõi, nhưng họ không biết cách làm thế nào để khai thác nó một cách có hiệu quả. Họ không biết làm thế nào để tiếp cận nó một cách đúng đắn. Lý do chính là bạn cần thu nhận được một ngôn ngữ, chứ không phải đơn thuần là học nó, và bạn tuyệt đối không thể học thuộc lòng một ngôn ngữ. Xin vui lòng đừng lo lắng một chút nào về ý niệm “thu được” và “học”, tôi sẽ giải thích chúng sau trong chương tiếp theo. Bây giờ xin vui lòng kiên nhẫn một ít, dường như tôi đang bị lan man trong chủ đề này. Ý tưởng này là rất quan trọng nên tôi sẽ xin bạn chú tâm hoàn toàn vào quan điểm của tôi trước khi tôi giới thiệu với các bạn đến bước tiếp theo. Trong chương tiếp theo, tôi sẽ chỉ dẫn cho bạn làm thế nào để thu được nhóm từ vựng cốt lõi của ngôn ngữ mà bạn đang học và làm thế nào để làm chủ nó một cách tự tin.

Trước khi chuyển đến chương tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu với các bạn một ý niệm về những gì tương tự như nhóm từ vựng cốt lõi – những cụm từ cốt lõi. Như tên của nó gợi ý cho ta, những cụm từ cốt lõi là những cách phổ biến nhất để đặt những từ lại chung với nhau. Nói cách khác, chúng là những câu và những cụm từ phổ biết nhất. Đây là lý do thứ hai tại sao không thể học một ngôn ngữ bằng cách chỉ học thuộc lòng danh sách những từ vựng cốt lõi của nó. Lý do là đơn giản: bạn không thể nói một ngôn ngữ nếu bạn chỉ biết những từ nhưng không biết làm thế nào để đặt chúng cùng với nhau. Những cụm từ cốt lõi cũng là quan trọng như là những từ vựng cốt lõi. Chúng sẽ giúp bạn làm chủ được những kỹ năng nghe, nói và viết trong một ngôn ngữ mới nhanh hơn bằng cách nhận ra và làm chủ được cả cụm từ thay vì chỉ là những từ ngữ riêng lẻ. Hãy để tôi cho bạn một ví dụ:

Trong tiếng Anh thường ngày, bạn có thể nói bình thường: “I’ll be right back”. Nó có nghĩa là bạn dường như đi đâu đó và sẽ trở lại trong thời gian ngắn. Bạn hiếm khi sử dụng những cách khác để diễn đạt ý kiến này khi bạn nói. Nếu một người học tiếng Anh cố học thuộc lòng những từ riêng lẻ và sau đó cố gắng nhớ làm thế nào để đặt chúng cùng với nhau, nó sẽ là không có hiệu quả như khi học thuộc cả đoạn. Trong thực tế, điều dễ dàng để học thuộc lòng và gợi nhớ lại một đoạn dài hay một câu hơn là một từ đơn. Điều thực tế này đặc biệt đúng khi bạn phát triển kỹ năng nghe của mình bởi vì bạn sẽ chắc chắn nhận ra và hiểu một đoạn dài tốt hơn là một từ đơn. Nó chỉ là giống như khi nghe một bài hát. Nếu như bạn chỉ chơi một vài nốt nhạc, bạn có thể không nhận ra được đó là bài hát nào. Nhưng nhiệm vụ sẽ đơn giản hơn nhiều nếu như tôi chơi cả đoạn dài của giai điệu.

Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn nói. Nếu như bạn sử dụng những cụm từ phổ biến khi bạn nói, những người bản xứ sẽ chắc chắn hiểu những gì bạn muốn nói dù cho phát âm của bạn có thể thật sự không được tốt. Ví dụ như, nếu như tôi hỏi một người Mỹ rằng: “is your health good?” như là một lời nhận xét mở đầu, anh ta có thể không hiểu. đó đơn giản bởi vì  người Mỹ không nói theo cách như vậy, dù cho câu đó đúng về khía cạnh ngữ pháp. Nói theo cách khác, những âm trong tình huống này không quen thuộc với họ trong ngữ cảnh nhất định. Tuy nhiên, nếu như tôi nói: “how are you?” hay là “how are you doing?” người ta sẽ hiểu ngay lập tức dù cho phát âm của tôi có tệ đi chăng nữa.

Ngắn gọn, học theo cách mà người bản xứ nói; học những cum từ phổ biến và những câu àm họ dung. Đó là cách nhanh nhất để giao tiếp hiệu quả bằng ngôn ngữ mới. tôi gọi đó là kỹ thuật “lấy chung cả gói”. Bây giờ, hãy chuyển đến chương tiếp theo và khám phá ra làm cách nào bạn có thể nhanh chóng hấp thụ nhóm từ vựng cốt lõi!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: