Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Bài 5: tư tưởng HCM bề ĐCS

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 5: tư tưởng HCM bề ĐCS

1. Đặt vấn đề

Trong 60 năm họat động cách mạng, có 5 sự kiện HCM cho là sung sướng nhất, đáng ghi nhớ nhất

Tháng 6/1919 gởi hội nghi Vec-xây bản yêu sách, Nguyễn Ái Quốc là người đại diện chính thức cho nhân dân An Nam.

Ngày 30-12-1920 trở thành người Cộng Sản.

Cuối tháng 5 đầu tháng 6-1924 dự Đại hội 5 Quốc tế Cộng sản, 3 lần đọc tham luận, Dự ĐH Quốc Tế nông dân, được bầu vào đoàn chủ tịch, 1/5/1924 dự mít tinh tại Quảng Trường đỏ, được mời lên đoàn chủ tịch cuộc mít tinh, vị thể của Người được xác lập nhanh chóng

Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Viết Tuyên Ngôn Độc Lập cho dân tộc Việt Nam.

2. TTHCM về Đảng Cộng Sản

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH TTHCM VỀ ĐCS

I.1. Cơ sở lý luận

TTHCM hình thành và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lê Nin, trong đó có tư tưởng của Người về Đảng Cộng Sản.

Mác Angen đã phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp CN gắn với sự diệt vong tất yếu của CNTB. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử giai cấp CN cần phải tổ chức ra chính đảng CM của mình. Tuy nhiên thời kỳ đó chưa có một ĐCS nào được thành lập.

Kế tục sự nghiệp của Mac AnGen, Lê Nin đã nêu lên những quan ­điểm cơ bản về ĐCS và xây dựng ĐCS – Đảng của giai cấp CN.

Đặc biệt Lê Nin đã đề ra những quan điểm về CM giải phóng dân tộc theo con đường CM VS, trong đó có vai trò lãnh đạo của ĐCS ở những nước thuộc địa.

Hồ Chí Minh tiếp thu Chủ Nghĩa Mác Lê Nin , trong đó có lý luận về xây dựng ĐCS ở những nước thuộc địa để lãnh đạo giai cấp CN.

I.2. Cơ sở thực tiễn

Năm 1918, HCM đã giác ngộ CM và gia nhập Đảng XH Pháp.

Tháng 12/1920 Đảng XH Pháp họp ở Tua, HCM bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế CS và trở thành Đảng viên ĐCS và lãnh tụ sáng lập ĐCS Pháp. Điều này chứng tỏ HCM đã giác ngộ sâu sắc và thấu hiểu những vấn đề lý luận của Chủ Nghĩa Mac-Lê Nin về ĐCS.

Sau khi trở thành người CS, HCM tích cực truyền bá CN Mác-Lê Nin về Việt Nam và các nước thuộc địa, chuẩn bị cho việc ra đời của ĐCS Việt Nam, một Đảng ở một nước thuộc địa nữa phong kiến, kinh tế lạc hậu, giai cấp CN còn non trẻ, số lượng chưa nhiều.

Cách mạng tháng 8 thành công, ĐCS Việt Nam thành Đảng cầm quyền, HCM là lãnh tụ Đảng 24 năm. Người hiểu sâu sắc yêu cầu và đề ra những quyết định đúng đắn về xây dựng Đảng cầm quyền.

HCM đã kết hợp nhuần nhuyển lý luận và thực tiễn trong sáng lập và lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam.

II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HCM VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐCS VN

II.1. Quan điểm của HCM về sự ra đời của ĐCS VN

Trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh” HCM nêu: Để làm Cách Mệnh trước hết phải có cái gì? Người khẳng định: phải có Đảng Cách Mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản mọi nơi, Đảng có vững thì cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.

Tác phẩm Đường cách mệnh đóng vai trò lý luận và tổ chức để chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCS VN . Bằng tác phẩm này Người đã tập hợp, giáo dục, giác ngộ lý tưởng cộng sản cho những người yêu nước tiền bối VN.

Người về Trung Quốc cải tổ Tâm Tâm Xã thành Việt Nam Thanh niên CM Đồng chí hội, mở các lớp bồi dưỡng cán bộ đưa về nước hoạt động, 3 tổ chức CS VN ra đời ở 3 miền (Đông Dương CS Đảng, An Nam CS Đảng, Đông Dương CS Liên đoàn ra đời ). Ba tổ chức này không thống nhất về tư tưởng, tổ chức. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải hợp nhất 3 Đảng thành một Đảng duy nhất. Được sự chỉ đạo của Quốc tế CS, từ Thái Lan Người về Trung Quốc tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức Đãng ở Việt Nam và Đảng CS VN ra đời ngày 3-2-1930.

Như vậy quy luật ra đời của ĐCS VN có khác gì so với các ĐCS và Đảng của giai cấp công nhân khác?

Xuất phát từ đặc điểm của Châu Âu, Lê Nin nêu luận điểm về sự ra đời của ĐCS là sự kết hợp giữa CN Mac-Lê Nin với phong trào công nhân.

Vận dụng Chủ nghĩa Mac-Le Nin vào điều kiện VN, HCM cho rằng: ĐCS VN ra đời trên cơ sở kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước VN với chủ nghĩa  Mac-Le Nin và phong trào Công nhân VN. Trong 3 yếu tố đó HCM cho rằng, Chủ nghĩa Mac-Lê Nin là “cơ sở”, “nền tảng lý luận”, là “cái cẩm nang thần kỳ”, là yếu tố tự giác dẫn đường cho phong trào CN phát triển từ tự phát đến tự giác. Phong trào công nhân VN thế kỷ 20 là cái “cốt vật chất”, nếu thiếu cái cốt Vật chất đó thì chủ nghĩa Mac-Lê Nin cũng không thể phát huy tác dụng được trên mảnh đất VN. Sự kết hợp này làm cho cả hai yếu tố trở nên vững chắc. Ngoài 2 yếu tố nêu trên, HCM còn nêu thêm cả phong trào yêu nước VN. Boi vì:

-         Phong trào yêu nước VN có từ lâu đời, đã thành truyền thống của dân tộc VN. Khi có giai cấp công nhân và phong trào công nhân thì phong trào yêu nước và phong trào công nhân kết hợp được với nhau ngay từ đầu, không bài xích nhau như một số nước. Sở dĩ như vậy vì cả hai phong trào này đều có mục tiêu chung là giải phóng dân tộc và xây dựng một nước VN hùng cường.

-         Phong trào yêu nước ở Việt Nam chính là phong trào nông dân, vì ở VN nông dân chiếm trên 90 % dân số; giai cấp CN ra đời từ nông dân, 2 giai cấp này là bạn đồng minh tự nhiên của nhau trong cuộc cách mạng giải phóng và xây dựng đất nước.

-         Ở Việt Nam phong trào yêu nước còn có phong trào của Trí thức và Tư Sản dân tộc, những phong trào này đều hướng vào mục tiêu đấu tranh cho độc lập, tự do của tổ quốc nên cũng kết hợp dễ dàng với phong trào công nhân. Thực tế, lịch sử đã chứng minh điều đó.

Như vậy quan điểm HCM về sự ra đời của ĐCS VN thể hiện sự phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mac-Le Nin về ĐCS vào thực tiễn VN, đáp ứng được yêu cầu phát triển của cách mạng, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc. Ở Việt Nam cơ sở giai cấp và xã hội của ĐCS không chỉ là giai cấp CN mà còn cả nông dân, trí thức, tiểu tư sản, cả dân tộc. Đảng không chỉ đại biểu cho lợi ích giai cấp công nhân mà còn đại biểu cho lợi ích cả nhân dân lao động và cả dân tộc. Ở VN, giai cấp công nhân đã thật sự trở thành giai cấp dân tộc, tự mình trở thành dân tộc theo chủ nghĩa Mac-Lê Nin.

II.2. Quan điểm HCM về vai trò của ĐCS VN

ĐCS VN ra đời để lãnh đạo cách mạng VN. Sự ra đời đấu tranh trưởng thành của ĐCS VN xuất phát từ yêu cầu này. Mọi giai tầng thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, nhưng không phải là sự lãnh đạo bất biến nếu Đảng không trong sạch vững mạnh. Vì thế Đảng phải luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để ngang tầm yêu cầu cách mạng.

Đảng lãnh đạo là phải đề ra nhiệm vụ chính trị, làm công tác tư tưởng, công tác tổ chức, đạt mục tiêu xây dựng 1 nuớc VN hòa bình, độc lập , thống nhất , dân chủ và giàu mạnh.

Như vậy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng VN. Đảng có vai trò lớn đồng thời có trách nhiệm lớn với vận mệnh dân tộc.

III. VẤN ĐỀ BẢN CHẤT GIAI CẤP CN CỦA ĐẢNG

III.1. Quan điểm HCM về bản chất giai cấp CN của Đảng

Đảng ta là Đảng của giai cấp CN. Điều này được HCM khẳng định trong nhiều tác phẩm. Đồng thời Người cũng luôn khẳng định ĐCS VN là Đảng của giai cấp CN, của nhân dân, của dân tộc VN. Tại Đại hội 2, báo cáo chính trị HCM nêu rõ: “Trong giai đoạn hiện nay, quyền lợi của giai cấp CN-nhân dân lao động-dân tộc thống nhất là một. Chính vì Đảng CS VN là Đảng của giai cấp CN và nhân dân lao động nên nó phải là Đảng của dân tộc VN". Tuy cách thể hiện có khác nhau, nhưng ĐCS VN chỉ là Đảng của giai cấp CN. Khi Đảng mang những tên gọi khác nhau nhưng Đảng ta chỉ mang bản chất của giai cấp CN. Khi khẳng định Đảng ta là Đảng của nhân dân lao động và của dân tộc thì toàn bộ nguyên tắc tổ chức sinh hoạt, cơ sở lý luận của Đảng vẫn tuân thủ chặt chẽ học thuyết Mac-LêNin về Đảng kiểu mới của giai cấp CN. Người nhấn mạnh: Về lý luận Đảng theo chủ nghĩa Mac-Lê Nin, về nguyên tắc Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng theo đường lối tự phê bình và phê bình, thi hành kỷ luật sắt nghiêm minh tự giác. Đảng kết nạp, huấn luyện đoàn viên mới…

HCM khẳng định: Tuy giai cấp CN VN số lượng ít so với dân số nhưng nó có đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo các giai tầng khác làm cách mạng để xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Các giai tầng khác tuy đông đảo nhưng không đảm đương được vai trò lãnh đạo xã hội, mà chịu sự lãnh đạo của giai cấp CN trong cuộc cách mạng giải phóng mình.

Quan niệm ĐCS VN không chỉ của giai cấp CN mà còn của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam có ý nghĩa to lớn đối với CM VN. Trong Đảng ngoài thành phần giai cấp CN còn có các thành phần khác, nhưng tính chất giai cấp CN phải được tăng cường để bảo đảm sự thống nhất giữa yếu tố giai cấp và dân tộc. Sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từ giai cấp CN mà còn từ các giai tầng khác, làm cho Đảng ngày càng lớn mạnh và nhân dân coi Đảng là Đảng của mình.

III.2. Quan điểm HCM về nền tảng tư tưởng của ĐCS VN

Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mac-Lê Nin. Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh, HCM viết: Đảng muốn vững phải có Chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng không có chủ nghĩa như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. CN Mac LêNin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta

Bác luôn lưu ý Đảng ta trong nhận thức và vận dụng CN Mac-Lê Nin là phải phù hợp với điều kiện từng lúc, từng nơi, từng đối tượng, phải chống giáo điều, chống xa rời các nguyên tắc cơ bản của học thuyết ấy. Đảng phải biết kế thừa những kinh nghiệm tốt của các Đảng bạn, khi giải quyết thành công những vấn đề mới thì phải tổng kết để bổ sung, làm phong phú chủ nghĩa Mac-Lê Nin. Đảng ta phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại, phải bảo vệ tính cách mạng, tính khoa học của chủ nghĩa Mác-LêNin.

IV. QUAN ĐIỂM HCM VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ SINH HOẠT ĐẢNG

IV.1. Tập trung dân chủ

Đây là nguyên tắc cơ bản. Tập trung, dân chủ có quan hệ chặt chẽ với nhau: Tập trung nền tảng dân chủ, dân chủ dưới sự chỉ đạo và tập trung.

Đối với tập trung thì thiểu số phải phục tùng vào đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng trung ương

Đối với dân chủ thì mọi người phải bày tỏ hết ý kiến của mình, trong Đảng phải thực hiện dân chủ rộng rãi. Thực hiện tập trung dân chủ thì “Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người thôi. Mọi Đảng viên phải tuyệt đối chấp hành nghị quyết của Đảng.

Thực hiện dân chủ trong Đảng là cơ sở để thực hiện dân chủ ngoài xã hội. Muốn thực hiện dân chủ tốt thì tổ chức Đảng phải trong sạch, vững mạnh, nếu không sẽ dẫn đến tập trung quan liêu và dân chủ quá trớn.

IV.2. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là tập trung dân chủ. Tại sao phải tập thể lãnh đạo? Vì một người dù khôn ngoan, tài giỏi mấy cũng không thể thấy hết mọi mặt của vấn đề. Vì thế cần phải có nhiều người, người thấy mặt này, người thấy mặt khác sẽ tránh được sai lầm.

Vì sao phải có người phụ trách? việc gì bàn kỹ rồi phải giao cho 1 hoặc vài người chuyên trách, có chuyên trách công việc mới chạy. Nếu không sẽ sinh ra dựa dẫm, ỷ lại giống như kiểu là nhiều sãi nhưng không ai đóng cửa chùa.Thực hiện nguyên tắc này phải chống lại bệnh độc đoán, chuyên quyền, vi phạm dân chủ, dựa dẫm tập thể, không dám quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm, hoặc bao biện, ôm đồm.

IV.3. Tự phê bình và phê bình

Đây là quy luật phát triển Đảng. Bởi vì Đảng ta cũng ở trong xã hội. Con người không phải thần thánh, ai cũng phải có khuyết điểm cả, nên phải tự phê bình và phê bình như rửa mặt hàng ngày làm cho phần tốt ngày càng nảy nở, phần xấu ngày càng ít đi. Một Đảng mà dấu khuyết điểm là một Đảng hỏng, có gan thừa nhận những khuyết điểm, tìm cách sửa chữa để tiến bộ sẽ là một Đảng chân chính.

Thái độ tự phê bình và phê bình là phải chân thành, thẳng thắng, không nể nang, không giấu giếm, không thêm bớt, phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

IV.4. Kỷ luật nghiêm minh tự giác

Kỷ luật Đảng là kỷ luật sắt, nghiêm minh tự giác. Việc coi thường kỷ luật Đảng, không tự giác chấp hành kỷ luật sẽ làm suy yếu và tan rã Đảng.

IV.5. Đoàn kết thống nhất trong Đảng

Người nhấn mạnh: Đảng viên phải biết giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Đảng không thống nhất sẽ rơi vào bè phái, chia rẽ và tan rã. Muốn đoàn kết phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên tự phê bình và phê bình, tu dưỡng đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân.

IV.6. Tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân

Sức mạnh của Đảng là ở nơi dân, Đảng lãnh đạo nhưng dân là chủ nên Đảng phải biết lắng nghe học hỏi thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của dân, phải vận động nhân dân xây dựng Đảng. Đảng phải chăm lo nâng cao dân trí, không được theo đuôi quần chúng. Đảng là người đầy tớ nhưng  là người lãnh đạo người dân. Nếu có chức vụ thì đó là do sự uỷ thác của dân, cần phải làm tốt như người lính vâng mệnh quốc dân ra mặt trận.

V. QUAN ĐIỂM HCM VỀ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG

V.1. Quan điểm HCM về cán bộ

Cán bộ là cái gốc của công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Người nêu 2 yêu cầu với cán bộ như sau:

Cán bộ phải có đạo đức cách mạng: đạo đức là cái gốc của con người. Ngoài đạo đức ra cán bộ còn phải có tài, có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Cán bộ phải có lòng trung thành với Đảng, tổ chức, nhân dân. Cán bộ phải giữ quan hệ máu thịt với nhân dân phải là người giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục. Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, đứng mũi chịu sào, hy sinh lợi ích riêng để phục vụ nhân dân.

-         Cán bộ phải luôn học tập nâng cao trình độ, học trong mọi môi trường, mọi hoàn cảnh

-         Cán bộ phải có năng lực tổ chức thực hiện đường lối, biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực.

-         Cán bộ phải có phong cách tốt, nói đi đôi với làm, không quan liêu mệnh lệnh, phô trương hình thức, phải làm tốt công tác dân vận: Chân đi, tai nghe, mắt thấy, miệng nói, tay làm.

V.2. Về công tác cán bộ

Công tác cán bộ có vai trò hết sức quan trọng. Cần làm tốt các việc sau đây :

Đảng phải hiểu và đánh giá đối với cán bộ. Phải có những chuẩn mực về cán bộ phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng ngành, từng cấp, từng lĩnh vực. Tránh đánh giá cán bộ theo lối bè cánh, phe phái cục bộ. Đánh giá cán bộ phải công minh, đúng đắn.

Phải khéo dùng cán bộ, người ta ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, cần dùng chỗ hay, giúp họ sửa chữa chỗ dở, dụng nhân như dụng mộc, gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được.

Khéo kết hợp cán bộ già và trẻ.

Tích cực đào tạo cán bộ tại chỗ, chiêu hiền đãi sỹ, cầu người hiền tài, có gan cắt nhắc cán bộ, cần kiểm tra, giúp cán bộ trưởng thành.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top