Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

bai tap luat kinh te

Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Điều 29. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:

a) Mua bán hàng hoá;

b) Cung ứng dịch vụ;

c) Phân phối;

d) Đại diện, đại lý;

đ) Ký gửi;

e) Thuê, cho thuê, thuê mua;

g) Xây dựng;

h) Tư vấn, kỹ thuật;

i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;

l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;

m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;

n) Bảo hiểm;

o) Thăm dò, khai thác.

Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004" do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành

I. THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN

1. Về nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các vụ việc dân sự

1.1. Căn cứ vào Luật Tổ chức Toà án nhân dân và Chương III Phần thứ nhất của BLTTDS, nhiệm vụ, quyền hạn của Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong tố tụng dân sự được thực hiện như sau:

a. Toà dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại các điều 25, 26, 27 và 28 của BLTTDS;

b. Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của BLTTĐS; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận;

Luật thương mại 2005

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.

3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.

3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top