Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

PHẦN 2: CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG (9)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 6: BÁO ĐIỆN TỬ

Vào thập niên cuối của thế kỷ XX, báo mạng điện tử ra đời là dựa trên thành tựu vĩ đại của nhân loại: mạng Internet toàn cầu. Sự ra đời của Internet được đánh giá là một trong những thành tựu lớn nhất trên thế giới, nhờ nó mà cả thế giới được thu nhỏ lại như một "ngôi làng", trong đó con người có thể nắm bắt thông tin xảy ra ở những vùng xa xôi nhất ngay sau khi sự kiện xảy ra không lâu.

I. TỔNG QUAN VỀ INTERNET VÀ BÁO ĐIỆN TỬ

1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Internet

1.1. Khái niệm Internet

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu, gồm hàng nghìn mạng máy tính của các chính phủ, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học và người dùng cá nhân trên cầu kết với nhau. Hệ thống này truyền thông - , tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching] dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP]. Internet cho phép liên kết con người lại bằng liên kết trong một mạng lưu thông thống nhất. Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin trên mạng Internet rộng hơn nhiều so với các phương tiện thông tin thông thường khác.

1.2. Một số khái niệm liên quan tới Internet

Internet (viết thường): Một mạng được kết nối với một mạng khác. Ví dụ: A nối với B, B nối với c nhưng c có thể không kết nối với A và không hoạt động theo tiêu chuẩn TCP/IP.

TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol - giao thức điều khiển truyền phát/giao thức Internet): Qua Internet, TCP/IP được sử dụng như một thứ ngôn ngữ chung cho việc truyền phát dữ liệu và sửa lỗi sai.

Internet (viết hoa, gọi tắt là Net) là mạng máy tính toàn cầu sử dụng giao thức TCP/IP để trao đổi thông tin giữa các máy tính, bao gồm nhiều mạng máy tính nối lại với nhau.

Siêu văn bản (hypertext) là một công cụ phần mềm cơ sở cho phép văn bản được hiển thị theo các quá trình tư duy của con người, có khả năng truy tìm không theo tuần tự và tham khảo chéo.

Siêu liên kết (hyperlink): trong siêu văn bản, từ, câu, biểu tượng hoặc ký hiệu đồ họa có những mã đặc biệt ẩn dấu trong nó và khi nhấp chuột vào, nó tự động gọi đến các phần khác nhau của cùng một tài liệu hoặc của tài liệu khác ở những vị trí hoàn toàn khác nhau trên thế giới.

World Wide Web (viết tắt WWW hay Web) là hệ thống phân bố thông tin qua Internet để khách hàng truy cập dễ dàng. Việc này được thực hiện thông qua siêu văn bản. Người sử dụng có thể nhanh chóng truy tìm được các tài liệu trên Internet (có chứa siêu liên kết với các tài liệu liên quan khác) thông qua công cụ duyệt xem Web.

Trình duyệt (Web browser) dùng để xem siêu văn bản. Chương trình này nhận thông tin (tên miền) tại ô địa chỉ do người sử dụng yêu cầu, sau đó tự động gửi thông tin đến máy chủ (Web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem.

1.3. Sự hình thành của Internet

Tiền thân của Internet là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 /19 69 . Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên được xây dựng.

Năm 1972, Ray Tomlinson phát minh ra E-mail để gửi thông điệp trên mạng. Từ đó đến nay, E-mail là một trong những dịch vụ được dùng nhiều nhất.

Năm 1974, thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu. Lúc đó mạng vẫn được gọi là ARPANET. Cũng trong năm này, lần đầu tiên hai giải pháp kỹ thuật mà nhờ đó thông tin có thể truyền qua lại giữa hai máy tính thông qua Internet - IP và TCP/IP - được công bố rộng rãi. Sự kiện này mở đường cho sự phát triển như vũ bão của kỷ nguyên Internet.

Năm 1979, ARPA thành lập ban kiểm soát cấu hình Internet, bộ khung của Internet được hình thành.

Năm 1980, ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của Internet. Giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET, nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET.

Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được coi như một chuẩn và tất cả các máy tính nối vái ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET chia 2 phần: mạng ARPANET dành cho việc nghiên cứu và phát triển; mạng MILNET dùng cho các mục đích quân sự. Hội đồng các hoạt động Internet ra đời, sau này được đổi tên thành Hội đồng kiến trúc Internet.

Sự kiện quan trọng tiếp theo xảy ra vào năm 1990, khi ủy ban liên bang Mỹ về các hệ thống thông tin hủy bỏ quy định mà theo đó muốn nối mạng cần phải có sự giới thiệu của một cơ quan nhà nước nào đó. Từ giờ phút này, ai cũng có thể sử dụng Internet. Internet bắt đầu xâm chiếm cả thế giới.

Sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả nên đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990. Năm 1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu, còn Internet tiếp tục phát triển.

1.3.1. Sự phát triển của Internet

Sự phát triển Internet có thể chia thành hai giai đoạn:

- Thời kỳ bùng nổ lần thứ nhất nhờ sự xuất hiện của giao thức TCP/IP

Năm 1986, mạng NSFnet chính thức được thiết lập, kết nối 5 trung tâm máy tính. Đây cũng là năm của sự bùng nổ kết nối đặc biệt là ở các trường đại học. Như vậy là NSF và ARPANET song song tồn tại theo cùng một giao thức, kết nối với nhau.

Năm 1990, với tư cách là một dự án, ARPANET ngừng hoạt động nhưng mạng do NSF và ARPANET tạo ra đã được sử dụng vào mục đích dân dụng, đó chính là tiền thân của mạng Internet ngày nay. Một số hãng lớn bắt đầu tổ chức kinh doanh trên mạng.

- Bùng nổ lần thứ hai với sự xuất hiện của WWW

Một trong những sự kiện quan trọng đó là việc ra đời của mạng toàn cầu World Wide Web (WWW) dựa trên công nghệ hypertext. Vào 3 /1 9 89 , Tim Berners-Lee công bố dự án siêu văn bản toàn cầu. Năm 1991, phòng thí nghiệm vật lý thực nghiệm châu u [CERN] tại Thụy Sĩ công bố trước toàn thế giới về sự ra đời của WWW. Với sự giúp đỡ của ngôn ngữ siêu văn bản (Hypertext Markup Language - HTML), một không gian ảo chứa thông tin, tài liệu, âm thanh, hình ảnh video xuất hiện.

Nếu Internet tồn tại được là nhờ những chương trình liên kết giữa các máy tính thì mạng toàn cầu WWW tồn tại nhờ có các mạng cơ sở (mạng của các đường truyền và các chương trình liên kết), nhưng mạng toàn cầu cũng làm cho mạng cơ sở trở nên hữu ích hơn, bởi điều con người quan tâm đến là thông tin chứ không phải máy tính và cáp truyền dữ liệu

1.3.2. Sự ra đời và phát triển Internet ở Việt Nam

Việt Nam thiết lập Internet vào ngày 1 9 /1 1 / 1 9 9 7 . Nếu như sau 5 năm đầu kết nối Internet (năm 2001), số dân sử dụng Internet chỉ đạt xấp xỉ 0,5% thì đến tháng 2/20 1 1 , toàn quốc có hơn 27,5 triệu; người sử dụng, đạt tỷ lệ số dân sử dụng Internet là 31,9%; tổng số tên miền .vn đạt trên 191 nghìn, bao gồm website của các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân (con số này thay đổi theo từng tháng nên có thể cập nhật tin trang web của trung tâm Internet Việt Nam, địa chỉ: http / /www.vnnie.vn)...

Ý nghĩa: Đánh dấu bước phát triển mới trong việc truyền tải thông tin. Kết nối thế giới xích lại gần nhau hơn tự ra đời và hình thành của Internet đã tác động đến mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, nghiên cứu, giáo dục...

Internet mở đầu cho kỷ nguyên kinh doanh điện tử. Nếu như khi mới xuất hiện, Internet chỉ dùng để truyền tin thì ngày nay nó đã trở thành một công cụ trong các hoạt động kinh doanh. Năm 1997, các giao dịch thương mại điện tử có tổng giá trị 8 tỷ USD. Đến nay, theo công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen, trên thế giới có 86% người sử dụng Internet đã từng tham gia mua bán qua mạng, tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử đạt 1.100 tỷ USD vào năm 2013 và ước tính có thể đạt 1.300 USD vào năm 2015.

2. Sự ra đời của báo điện tử

2.1. Khái niệm

Báo điện tử (BĐT) là hình thức báo chí mới được hình thành từ sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố công nghệ cao như một nhân tố quyết định, quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng mạng Internet toàn cầu.

Báo điện tử là một loại hình thông tin đại chúng dựa trên việc khai thác thế mạnh của Internet nhằm đem đến cho công chúng những thông tin mới nhất về mọi mặt của đời sống một cách nhanh nhất và toàn diện nhất.

2.2. Về tên gọi

Từ khi ra đời đến nay tờ báo phát triển trên mạng Internet được gắn với một số tên gọi khác nhau và mỗi cách gọi sử dụng theo góc độ khác nhau:

- Thời gian đầu, loại hình báo chí này mới xuất hiện, trên thế giới người ta dùng tên gọi Electronic Newspaper (báo điện tử], hàm nghĩa là tờ báo được điều khiến bằng kỹ thuật điện tử. Tuy nhiên, tên gọi này chỉ tồn tại một thời gian do chưa có sự phân biệt với hai loại báo chí truyền thống cũng sử dụng kỹ thuật điện tử là phát thanh và truyền hình. Sau đó một vài tên gọi đươc sử dụng như Cyber Newspaper, Internet Newspaper nhưng đó cũng có điểm hạn chế nên được thay thế bằng tên gọi Online Newspaper (Báo trực tuyến).

- Trực tuyến (online) là thuật ngữ để mô tả đường truyền thông tin kỹ thuật số, thu nhận hoặc truyền tải thông tin, hoặc chỉ trạng thái tương tác giữa các thiết bị với nhau theo một đường thẳng. Thuật ngữ "trực tuyến" vốn được sử dụng đầu tiên ở Mỹ - quê hương của Internet và đã trở thành thuật ngữ quốc tế. Hiện nay, các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, úc... sử dụng phổ biến tên gọi Online Newspaper, Tuy nhiên, ở Việt Nam, thuật ngữ này ít được sử dụng do nó chưa được Việt hóa.

Trên các văn bản pháp luật của Việt Nam và trong thực tế tồn tại phổ biến tên gọi báo điện tử như: Nhân dân điện tử, Hà Nội mới điện tử, Lao động điện tử... Cách gọi này làm người ta hiểu ngay là tờ báo được điều khiển bằng phương tiện kỹ thuật điện tử. Tuy nhiên, thuật ngữ này không giúp người ta hiểu được ý nghĩa chính là: tờ báo được sản xuất trong vòng khép kín của mạng LAN của tòa soạn báo và tờ báo được "chạy" trên môi trường mạng toàn cầu Internet.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện đang dùng tên gọi Báo mạng điện tử (Theo mã số đăng ký tuyển sinh chuyên ngành BĐT, từ năm 2003 của Phân viện Báo chí - Tuyên truyền với Bộ Giáo dục và Đào tạo) với những lý do sau đây:

+ Tên gọi này cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất của loại hình báo chí này do là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như: báo, mạng, điện tử. Tên gọi này thỏa mãn được các yếu tố: Việt hóa, đặc trưng khu biệt của loại hình báo chí mới, khắc phục được sự "thiếu" về nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai.

+ Tên gọi này khẳng định: Loại hình báo chí mới này là con đẻ của sự phát triển công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, các máy tính nối mạng và các máy chủ, các phần mềm ứng dụng.

2.3. Sự ra đời và phát triển

Đánh dấu sự ra đời của báo mạng điện tử trên thế giới là tờ Diễn đàn Chicago [Chicago Tribune) tháng 5 /1 9 9 2 đặt máy chủ tại nhà cung cấp dịch vụ American Online. Dẫn đầu các tờ báo mạng điện tử xuất hiện nhiều hơn nhưng gặp không ít rào cản vì số lượng người có máy tính để đọc báo còn quá ít, sự hạn chế và trục trặc trong khâu kỹ thuật.

Tuy nhiên, đến năm 1993, web đã trở thành một phương tiện truyền tải thông tin nhanh chóng và hữu hiệu do chi phí thấp và diện phổ quát lại cao. Hầu như các tờ báo lớn, đài phát thanh, truyền hình lớn đều đã có mặt trên Internet. Theo thống kê của Tổ chức Tương tác giữa các nhà phát thanh và biên tập thì đầu năm 1995 có 154 tờ báo mạng điện tử, 9 tháng sau đã tăng lên 1441 đầu báo. Đến tháng 3 năm 2006, tổng số đã lên tới 8.474 tờ. Số website trên mạng Internet tính đến tháng 1 2/20 1 3 là 665 triệu. Số người dùng Internet toàn cầu (tính đến tháng 12 /2 0 1 3 ) là gần 2 tỷ, trong đó châu Á dẫn đầu với 825,1 triệu người, châu u là 475,1 triệu người. Ngoài ra số blog trên Internet cũng lên tới 252 triệu. Mỗi ngày, các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook, Google, Yahoo chat, Gmail, video trên YouTube, ảnh trên Flickr cũng thu hút hàng tỷ người vào xem và trao đổi thông tin.

Việt Nam, tạp chí Quê Hương là tờ báo đầu tiên được đưa lên mạng vào ngày 0 6 /0 2 /1 9 9 7 (tức 29 Tết Đinh Dậu). Tiếp theo là các tờ báo Lao động điện tử, Nhân dân điện tử, VnExpress, VietNamnet... Tính đến tháng 5 /2 0 1 4 , Việt Nam có 9 4 báo điện tử và hơn 300 trang tin điện tử thuộc cơ quan báo chí (theo thống kê của Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông) tạo ra một bức tranh đa dạng, phong phú trong làng báo mạng điện tử Việt Nam.

Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, BĐT nước ta có bước chuyển biến quan trọng, ngày càng góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền đối ngoại, giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Cùng với lực lượng báo chí truyền thống đông đảo, BĐT đã và đang cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, tạo diễn đàn dân chủ cho công chúng trong cả nước. Hơn nữa với thế mạnh vượt trội về khoảng cách không gian, thời gian BĐT đã đưa thông tin đến hàng triệu độc giả Việt Nam và thế giới. Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong 70 quốc gia có nền công nghệ thông tin - viễn thông phát triển hàng đầu thế giới. Hạ tầng viễn thông đến năm 2015 sẽ phủ sóng di động băng rộng đến 70% cư dân trong cả nước, triển khai xây dựng cáp quang đến hộ gia đình tại tất cả các khu đô thị mới; 20 - 30% số hộ gia đình có máy tính và Internet băng thông rộng(1). Và đến năm 2015 Việt Nam trở thành một trong 20 quốc gia cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số hấp dẫn nhất thế giới. Các nhà chuyên môn cho rằng, tương lai của nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 17 - 20%

GDP vào năm 2015 và từ 20 - 30% vào năm 2020.

3. Vai trò của Internet và báo điện tử

3.1. Vai trò của Internet trong đời sống xã hội

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, Internet đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và truyền tải thông tin. Mạng Internet mang lại nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng: Hệ thống thư điện tử (E-mail), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, các dịch vụ y tế, giáo dục như chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo...

Theo kết quả khảo sát do Tổ chức Pew Internet and American Life Project [Mỹ] thực hiện cho thấy: Internet ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân Mỹ. Khoảng 45% người lướt web (60 triệu người) được hỏi cho biết Internet đã giúp họ đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặt hoặc đối diện với khoảnh khắc đáng nhớ trong đời.

Internet là nguồn dữ liệu thông tin khổng lồ mà bất cứ ai cũng có thể tìm thấy những thông tin mình cần trong nguồn dự trữ đó chỉ với một vài thao tác, thủ thuật đơn giản như tra cứu Google, Yahoo...

Bên cạnh đó, Internet nói chung và báo trực tuyến nói riêng thực sự là môi trường để học tập và giải trí. Đặc biệt môi trường học tập trên báo trực tuyến là rất thú vị và phù hợp với người trẻ tuổi nhạy bén.

Thông qua Internet, người đọc trên toàn thế giới có thể nâng cao hiểu biết, mở rộng tầm nhìn đáp ứng nhu cầu giải trí, trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm dễ dàng, giúp giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia, nâng cao tính dân chủ trong đời sống xã hội, mua bán thuận tiện, tiết kiệm chi phí.

3.2. Vai trò của Internet đối với nghề báo

- Khả năng trao đổi trực tuyến là một tiện ích không nhỏ của mạng Internet mang tới cho báo giới. Bằng nhiều công cụ như thư điện tử (E-mail), chat (gồm cả chat qua webcam) điện thoại Internet... Internet là công cụ giúp cho các nhà báo nhanh chóng liên kết với các

nguồn tin trên khắp thế giới. Nhờ đó, các phóng viên có thể phỏng vấn các chuyên gia ngôi sao... ở cách xa hàng nghìn cây số, tiết kiệm được thời gian, chi phí trong quá trình thu thập thông tin.

- Tốc độ và nguồn tin phong phú của internet giúp phóng viên đưa thông tin nhanh chóng, có thể tiếp cận được nhiều thông tin khác nhau với cùng chủ đề. Người làm báo không phải mất cả ngày để tìm dữ liệu như trước kia mà chỉ trong vài giây là có thế tìm thấy những thông tin cần thiết cho bài viết của mình. Ngoài khả năng tìm kiếm thông tin dễ dàng, Internet cũng giúp cho các nhà báo thuận lợi trong việc kiểm chứng thông tin.

- Internet làm tăng cơ hội phản hồi, trao đổi. Thông qua các kênh giao tiếp như: Email, phản hồi dưới bài viết, tham gia các diễn đàn, các thăm dò độc giả...; sự tương tác giữa người đọc và tòa soạn, giữa người đọc với tác giả bài viết, giữa người đọc với nhân vật trong tác phẩm báo chí và giữa người đọc với nhau thực hiện một cách hết sức dễ dàng và nhanh chóng. Qua các kênh phản hồi, người đọc có thể bày tỏ trực tiếp quan điểm, ý kiến của mình, điều đó làm tăng thêm tính dân chủ của báo mạng, về phía người làm báo, có thể phát hiện thêm những khía cạnh mới của vấn đề hay gợi mở những đề tài mới. Với khả năng tương tác phong phú, dễ dàng và nhanh chóng, báo mạng thực sự là phương tiện truyền thông nhiều chiều.

- Các cơ quan báo mạng cũng có thể dễ dàng nắm bắt được mối quan tâm của tác giả đối với từng chuyên mục, thông qua việc nắm bắt số làn truy cập của người đọc, nhờ đó có thể thống kê những bài viết hay vấn đề được nhiều người đọc quan tâm. Phương thức tiếp cận thông tin của độc giả sẽ là định hướng chính cho việc phát triển cơ quan báo mạng.

Như vậy, sự ra đời của Internet đã góp phần thúc đẩy và tạo bước ngoặt phát triển vượt bậc cho ngành truyền thông nói chung và cho báo chí nói riêng.

3.3. Vai trò của báo điện tử

Từ khi ra đời đến nay, Báo điện tử đã dần khẳng định được vai trò to lớn của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng với các loại hình báo chí khác, BĐT đã và đang góp phần vào việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước; cung cấp thông tin, kiến thức, góp phần nâng cao nhận thức cho công chúng. Là một tờ báo, giống như các phương tiện thông tin đại chúng truyền thông khác, Báo điện tử cũng thực hiện đầy đủ các chức năng như thông tin, giáo dục, tuyên truyền, giải trí, kinh doanh... Nhưng với những ưu thế vượt trội của mình, BĐT còn làm tốt một số vai trò sau:

3.3.1. Trong đời sống

Báo điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội do: Tiếp cận dễ dàng, không có trở ngại về mặt không gian, thời gian khoảng cách địa lý. Bất cứ ai ở bất cứ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào, chỉ cần có máy tình nối mạng là có thế tiếp cận được thông tin. Chính vì vậy, BĐT làm rất tốt công tác thông tin đối ngoại, giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại.

Đề cập một cách nhanh nhất các sự kiện, sự việc diễn ra trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Khi nhịp sống hối hả, gấp gáp và thay đổi từng phút thì con người luôn phải tìm cách tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất. Cùng với sự phát triển của Internet, báo mạng ra đời đáp ứng nhu cầu cấp thiết của con người thời hiện đại. Báo mạng giúp độc giả tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà vẫn luôn có trong tay những tin tức nóng hổi, được cập nhật thường xuyên.

Báo điện tử ở Việt Nam đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu khai thác thông tin của người sử dụng trong nước, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, vui chơi giải trí, nhu cầu quảng cáo, tìm kiếm đối tác của doanh nghiệp... Độc giả hiện nay đang dân bị thuyết phục bởi lối đưa tin nhanh chóng, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề của BĐT. Với tốc độ cập nhật nhanh và dễ dàng, tin tức trên BĐT thường "nóng" hơn so với phát thanh, truyền hình vẫn phụ thuộc vào giờ phát sóng.

- Bằng công cụ tìm kiếm trên mỗi trang báo mạng, người đọc có thể tìm thấy những thông tin đã đăng tải trước đó một cách dễ dàng. Việc lưu trữ hoặc chia sẻ thông tin cũng được thực hiện chỉ bằng vài thao tác đơn giản. Đây là một trong những lí do thu hút những người trẻ tuổi, có nhu cầu thông tin lớn vào đọc báo mạng.

- Do có khả năng tương tác tốt nên BĐT có sức chiến đấu cao, là phương tiện thực hiện khá tốt chức năng phản biện xã hội. BĐT còn là diễn đàn để các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người Việt Nam xa Tổ quốc có cơ hội đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước. Tuy còn non trẻ nhưng BĐT đã tỏ rõ vai trò là người lính tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.

Những năm gần đây, BĐT có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự cạnh tranh thông tin, dân chủ hóa đời sống xã hội và làm tốt chức năng diễn đàn của nhân dân.

3.3.2. Đối với báo chí

Báo điện tử ra đời, tạo ra một kênh thông tin mới, phong phú, sinh động với rất nhiều tiện ích, thu hút một lượng lớn độc giả trẻ tuổi và trung tuổi.

Sự phát triển BĐT đã kéo theo nhiều sự thay đổi trong tác nghiệp báo chí theo lối cũ, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp truyền thông. Báo mạng ra đời khiến cục diện báo chí thay đổi, từ khâu biên tập, sản xuất đến cách tiếp nhận của công chúng.

Nhà báo ngoài tác phong nhanh nhẹn, biết ngoại ngữ tốt, có sức khỏe, chịu được áp lực... thì còn phải nắm được nhiều kỹ năng nghề nghiệp khác: quay phim, chụp ảnh, ghi âm... Điều này đang đặt tất cả các loại hình báo chí vào tình thế buộc phải đổi mới để "giữ chân" bạn đọc, góp phần làm tăng sức cạnh tranh của báo chí.

- Báo điện tử đã tạo ra bước ngoặt trong quá trình truyền tin và tiếp nhận thông tin: công chúng chủ động tiếp nhận thông tin và trực tiếp tham gia vào phản hồi, cung cấp thông tin, viết bài... làm tăng cường mối quan hệ giữa nhà báo, công chúng và nguồn tin, tăng hiệu quả xã hội của báo chí.

- Trong giai đoạn hiện nay, phần lớn BĐT ở Việt Nam còn sống nhờ vào "báo mẹ", chưa tự chủ được về mặt tài chính, nhưng BĐT vẫn được coi là "cánh tay nối dài" của báo chí truyền thông, góp phần khuếch trương, quảng bá tờ báo đến với đến với người đọc trong nước và nước ngoài.

- Báo điện tử không mất chi phí in ấn, không hạn chế về thời gian, dung lượng hay diện tích nên nhà báo có thế tự do trình bày sự thật với nhiều chi tiết. Ngoài ra, BĐT cũng cho phép trình bày thông tin theo nhiều "láp". Ngoài thông tin chính, các liên kết sẽ đưa đến những chuyện bên lề, tiểu sử nhân vật, những đoạn video, những trang của các nguồn tin... Bên cạnh những lợi ích to lớn, Internet cũng bộc lộ những hạn chế mà rõ nhất là khó kiểm soát. Các cơ quan quản lý luôn gặp khó khăn trong việc kiểm soát nội dung thông tin, nhất là những thông tin độc hại. Hầu như bất cứ ai cũng có khả năng tự xuất bản thông tin, sử dụng Internet như một môi trường truyền bá, tấn công... Những tác hại trên có độ lan tỏa ghê gớm, gây hiệu ứng đám đông khó lường.

Một ảnh hưởng tiêu cực nữa về quản lý vĩ mô là: nguy cơ xâm lăng văn hóa và áp đặt thông tin. Thời nay, ai làm chủ thông tin, làm chủ công nghệ thì sẽ có được "quyền lực" trong việc dẫn dắt, thao túng dư luận, lôi kéo công chúng. Những quốc gia làm chủ thông tin và công nghệ có thể truyền bá văn hóa, phong tục, lối sống, ngôn ngữ, quan điểm chính trị, tạo nên các gu thẩm mỹ thói quen, tiêu dùng... có lợi cho nước mình, nâng cao uy tín của mình và có thể hạ thấp uy tín của đối phương. Đó cũng là vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý ở bất kỳ quốc gia nào.

- Về kỹ thuật. Để xem hoặc gửi thông tin qua mạng Internet, người sử dụng phụ thuộc và chịu sự ảnh hưởng khá lớn của các thiết bị, công nghệ: chất lượng máy tính, đường truyền, các phần mềm... Khi một trong những yếu tố này không bảo đảm thì việc tiếp nhận hoặc trao đổi thông tin trên Internet cũng bị ảnh hưởng.

- Về nội dung: Mặt trái của tính dễ sửa chữa, áp lực của tính cập nhật, khó khăn trong quản lý... đã làm cho độ tin cậy thông tin trên Internet không cao. Người ta có xu hướng tin vào báo in "giấy trắng mực đen" chứ ít tin vào mạng Internet, nơi mà một thông tin sai sau khi phát hành có thể sửa lại ngay lập tức, cũng không thể đảm bảo rằng thông tin sai ấy chưa được ai đó tiếp nhận và sao lưu. Cũng vì khó quản lý, kiểm soát nên các thông tin độc hại rất dễ phát tán.

- Về tính bảo mật: Khả năng hacker tấn công "đánh sập" trang web, chiếm quyền điều khiển, lấy cắp mật khẩu, các thông tin bí mật, thông tin cá nhân, xóa dữ liệu... luôn là mối đe dọa thường trực đối với bất cứ trang web nào. Chỉ tính riêng trong năm 2010, trang VietNamnet bị hacker tấn công 3 lần.

Việc phát tán và làm lây lan virus máy tính cũng là một nguy cơ rất lớn cho những người sử dụng Internet. Virus hiện nay ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và các hình thức xâm nhập, tấn công... nên rất khó phát hiện. Ngoài ra, nguy cơ mất dữ liệu do hỏng phần cứng máy tính cũng là một mối đe dọa đối với người sử dụng.

- Vẽ người sử dụng: Để sử dụng Internet, người dùng phải có một số kỹ năng nhất định. Trong quá trình tìm kiếm thông tin trên mạng người dùng có thể sa đà vào các thông tin, gây "lạc hướng", lãng phí thời gian. Cũng vì có quá nhiều thông tin, từ nhiều nguồn nên đòi hỏi người sử dụng phải biết sàng lọc, nếu không sẽ "bội thực" thông tin, tiếp nhận nhiều mà không hiệu quả, kiến thức rỗng mà không sâu, không chuẩn xác.

Có một số người do quá ham mê Internet và các ứng dụng của nó đã mắc chứng "nghiện net", nếu sa đà vào các thông tin độc hại và môi trường ảo sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, cả về thể chất và tâm sinh lý, gây ra những tác động phụ mang tính tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày.

Tóm lại, Internet không chỉ mang lại những lợi ích khổng lồ mà còn đem đến những tác hại khôn kể, nó là con dao hai lưỡi. Người dùng cần tự nâng cao nhận thức, trang bị những hiểu biết, kiến thức cần thiết để có thể khai thác được mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Internet.

5.1. Ưu điểm

5.1.1. Tính tức thời

Thông tin trên BĐT có thể được cập nhật nhanh chóng, tức thời ở mọi lúc, mọi nơi nên luôn "nóng hổi", mang tính thời sự cao. Lợi thế này không có ở báo viết, phát thanh hay truyền hình.

5.1.2. Tính phi định kỳ

Khác với các loại hình báo chí truyền thống là có tính định kỳ, giúp người đọc theo dõi thông tin dễ dàng, thông tin trên BĐT đăng tải không theo định kỳ. Bất kể lúc nào có thông tin đều có thể đăng tải, vì thế thông tin trên BĐT luôn mới.

5.1.3. Phi tuyến tính

BĐT cho phép tiếp nhận thông tin không đồng bộ và phi tuyến tính, tức là người đọc có thể đọc theo ý mình, chọn bất cứ phần nào của bài báo để đọc mà không nhất thiết phải đi từ đầu chí cuối; họ có thể tiếp cận tới bài báo không qua trang chủ mà đi thẳng từ trang tìm kiếm; họ đọc vào thời điểm mà họ lựa chọn và theo cách thức họ muốn, chủ động tìm kiếm và xử lý thông tin.

5.1.4. Khả năng tích hợp đa phương tiện

BĐT có thể kết hợp ba loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay là báo viết, truyền hình và phát thanh. Cùng một lúc người đọc có thể tiếp nhận thông tin như: chữ viết, âm thanh và hình ảnh (cả hình ảnh tĩnh và hình ảnh động). Hội tụ công nghệ đang là một xu hướng phát triển tất yếu và ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Đây cũng chính là điều độc đáo của BĐT so với các loại báo chí khác.

5.1.5. Tốc độ tìm kiếm thông tin nhanh và lưu trữ thông tin dễ dàng

Độc giả không cần phải chờ đến giờ ra báo, thời gian phát sóng... mà vẫn có thể sở hữu được những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, cập nhật nhất. Thông tin của BĐT được lưu giữ với thời gian khá lâu, tra cứu thuận tiện từ nhiều nguồn, theo dõi thông tin một cách có hệ thống... đây luôn là thế mạnh khó cạnh tranh của các loại hình báo chí này.

5.1.6. Tính tương tác nhiều chiều

Bất cứ loại hình truyền thông nào trong thế kỷ XXI này đều phát huy cao nhất khả năng tương tác. Báo in nhận phản hồi, ý kiến bạn đọc thông qua thư tín, E-mail, phát thanh, truyền hình sử dụng thêm các hình thức như điện thoại, chat... nhưng với BĐT thì các hình thức tương tác phong phú, linh hoạt hơn rất nhiều. Thông qua việc trao đổi qua E-mail, tham gia các chương trình tương tác (thăm dò, bình chọn...), phản hồi dưới bài viết, tham gia diễn đàn...; mối quan hệ giữa người đọc và tòa soạn, người đọc với tác giả bài viết người đọc với người đọc và người đọc với nhân vật trong tác phẩm... cũng gắn bó hơn bao giờ hết. Người sử dụng có thể gửi ngay ý kiến bình luận hay nhận xét về bất cứ vấn đề gì của một bản tin hay một bài viết nào đó đã được đăng. Tin tức được phát hành trên mạng có thể nhanh chóng nhận ngay phản hồi của rất nhiều người về nội dung thông tin, tình cảm chia sẻ với người trong cuộc hoặc thậm chí phản ứng về cách đưa tin của báo.

Công chúng BĐT không chỉ đơn thuần tiếp nhận thông tin mà còn góp phần xây dựng nội dung cho cơ quan báo chí. Chúng ta đang dần có mô hình truyền thông mới, mô hình truyền thông dân chủ hơn.

Đứng ở góc độ quản lý, đặc trưng này giúp báo dễ dàng thăm dò dư luận (thống kê, xử lý dữ liệu thăm dò) ngay trên báo của mình - điều mà các loại hình báo chí truyền thông khó mà thực hiện được. BĐT có thể đếm chính xác số người truy cập vào từng trang báo, từng bài báo,... chỉ cần những thống kê đó, ban biên tập có thể kịp thời chấn chỉnh cho phù hợp với từng trang báo. Việc điều tra này diễn ra khách quan, nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian, công sức.

5.1.7. Liên kết

BĐT có khả năng kết nối diện rộng nhờ tính năng siêu liên kết [hyperlink]. Hoàn toàn không bị hạn chế bởi thời gian hoặc không gian; người đọc chỉ cần mở mạng, vào các địa chỉ có sẵn là có thể đọc được những bài viết, tìm thấy từ đấy những thông tin, những vấn đề tại các khu vực đang quan tâm. Khả năng kết nối, liên thông này giúp người đọc tiết kiệm được thời gian, rút ngắn khoảng cách mà vẫn có được những thông tin cần thiết.

5.1.8. Cá thể hóa thông tin

Sau đại chúng hóa thì cá thể hóa đang là mục tiêu vươn tới của bất cứ phương tiện truyền thông nào. Nhưng với khả năng công nghệ cho phép thì BĐT thực hiện mục tiêu này dễ dàng hơn. Mọi người truy cập Internet theo một mục đích và cách tiếp nhận riêng (không giống khi chúng ta cùng nhau nghe một chương trình trên đài phát thanh hay xem truyền hình). Ngoài ra, BĐT còn cung cấp cho người đọc những khả năng tùy biến: đọc offline theo ý muốn (chọn các mục ưa thích và tòa soạn sẽ gửi qua E-mail theo hình thức tín thư - newletters); thay đổi màu sắc, giao diện, thứ tự hiển thị của các chuyên mục; sử dụng bộ lọc thông tin (RSS) theo sở thích để có thể đọc nhanh... với những cách thức kể trên, mọi cá nhân có thể thỏa mãn nhu cầu truyền thông theo ý muốn, nhờ thế, BĐT cũng giúp cho người đọc trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể nắm bắt được nhiều thông tin, phù hợp với lớp người đọc hiện nay - thời gian ít nhưng nhu cầu thông tin lại cao.

Những thế mạnh vượt trội trên đã giải thích vì sao báo điện tử trên thế giới và Việt Nam lại có tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt, chỉ sau chục năm ra đời Việt Nam đã hình thành cả một mạng lưới tới hàng trăm tờ báo điện tử.

Các tờ báo này đều có mức gia tăng người đọc (được tính bằng số người truy cập) liên tục hằng ngày và thậm chí là hằng giờ.

Sự phát triển mạnh mẽ trên đã góp phần tạo nên một thị trường báo chí đa dạng, mới mẻ, hiện đại hơn và đặc biệt thích hợp với giới trẻ - những người luôn thích ứng nhanh với công nghệ mới.

5.2. Hạn chế

Bên cạnh những lợi thế do Internet và BĐT mang lại, đối với những người làm báo cũng có khá nhiều vấn đề cần giải quyết.

- Tiếp nhận thông tin: so với các loại hình báo chí truyền thông BĐT là loại hình báo chí khó "đọc" nhất. Một nghiên cứu của nhà phân tích web Jakob Nielsen cho thấy tốc độ đọc trên màn hình máy tính chậm hơn tốc độ đọc văn bản in là 25% (đối với những máy tính có độ phân giải thấp); tâm lý người đọc không thoải mái vì phải ngồi lâu trên máy tính ảnh hưởng tới sức khỏe, tốn cước phí; việc kéo thanh trượt lên xuống nhiều lần cũng khiến cho người đọc chóng mỏi mắt, ảnh hưởng tới tốc độ đọc.

- Kiểm chứng thông tin: Việc xác thực độ chính xác của thông tin lấy từ mạng Internet cũng như kiểm chứng về bản thân của Website đưa tin đó là hết sức khó khăn, bởi người phóng viên không thể biết gì thêm ngoài giao diện của trang web với những thông tin được người xây dựng trang web đó đưa lên. Như vậy, những nhầm lẫn và sai sót về thông tin khai thác từ Internet có thể xảy ra với các phóng viên và tòa soạn mà không dễ dàng phát hiện và ngăn ngừa.

Vấn đề cũng đặt ra tương tự với các trường hợp phóng viên trao đổi trực tiếp (chat) hay trao đổi qua thư điện tử (E-mail) với đối tượng chưa từng tiếp xúc trước đó bao giờ. Làm sao để một phóng viên biết rằng người giao tiếp với mình đằng sau giao diện của mỗi website hay bức thư điện tử chính là người mà họ đang cần liên lạc, trong khi họ không có công cụ kiểm chứng nào? Đây không phải vấn đề của riêng báo giới.

- Sở hữu trí tuệ: bên cạnh nguồn thông tin khổng lồ trên mạng Internet mà phóng viên có thể chủ động khai thác, các tòa soạn báo điện tử thường sử dụng nguồn tin, bài từ báo viết để đưa lên mạng. Đây là trường họp biên tập viên các trang báo điện tử chỉ ngồi một chỗ "copy" tin tức, bài viết từ các báo khác rồi đưa lên website của mình. Hiện tượng này hiện nay khá phổ biến ở Việt Nam và cũng chưa có quy định nào buộc các báo điện tử phải trả tiền bản quyền cho báo in.

- Khuynh hướng "thương mại hóa" đi chệch tôn chỉ, mục đích hoạt động, tình trạng đưa tin sai sự thật, sao chép của nhau, để xảy ra sai sót nhiều, độ tin cậy thông tin thấp... đang là thực trạng đáng lo ngại của BĐT ở nước ta. Để cạnh tranh thu hút bạn đọc, bên cạnh những nỗ lực nâng cao tính chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng nội dung theo phong cách hiện đại, một số báo đã sa vào xu hướng giật gân, câu khách. Các đề tài thường được khai thác nhiều là giới tính, tình dục, chuyện phòng the, tội phạm, tệ nạn xã hội (cướp, giết, hiếp), đời tư các nhân vật nổi tiếng, các vụ bê bối của các ngôi sao điện ảnh, ca sĩ, người mẫu, cầu thủ bóng đá...

- Đội ngũ những người làm báo mạng: chủ yếu chuyển từ báo in sang nên còn nhiều hạn chế so với một loại hình báo chí mới đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ tốt, tác phong làm báo năng động, đầy áp lực, cách viết báo hiện đại... một số báo có đội ngũ phóng viên, biên tập viên trẻ, năng động nhưng nhiều người chưa được đào tạo về báo điện tử, lại thiếu kinh nghiệm, bản lĩnh nghề nghiệp nên dễ để xảy ra sai sót.

- Quy trình xuất bản báo của một số cơ quan: lỏng lẻo, biên tập yếu, nhiều sai sót, độ tin cậy không cao. So với báo in, báo điện tử nói chung mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp hơn. Do sức ép cạnh tranh thông tin, phải đưa tin thật nhanh, thật nhiều, nên khâu biên tập, hiệu đính, kiểm tra thông tin, đọc dò soát lỗi trước khi xuất bản đều làm vội vàng, thiếu kỹ lưỡng.

- Thông tin chiều sâu còn hạn chế: thế mạnh của báo điện tử là đưa tin nhanh, nhất là những tin thời sự nóng, có yếu tố kịch tính, giật gân, hình ảnh sinh động, đáp ứng nhu cầu thông tin tức thời của hàng triệu độc giả. Tuy nhiên, sau khi có được thông tin ban đầu, người đọc lại cần biết thông tin chiều sâu, hiểu được bản chất sự việc, quá trình diễn biến, bối cảnh, nguyên nhân, hậu quả... mà chỉ có loại phóng sự điều tra, phân tích, bình luận mới có thể đáp ứng được, nhưng những thể loại này hiện chưa được phát huy trên BĐT. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top