Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

cách dùng tiếng anh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sự khác nhau giữa Think of và Think about

 Về cơ bản thì "think of" thường có nghĩa là "tưởng tượng" - imagine - trong khi "think about" thường có nghĩa gần hơn với "consider" - xem xét, suy nghĩ.

Vì vậy sự khác nhau giữa hai động từ kép này sẽ tùy thuộc vào ngữ cảnh.

Ví dụ, nếu tôi nói "I am thinking of a tropical beach, please don't interrupt me." Như vậy có nghĩa là tôi đang nghĩ tới, tưởng tượng ra hình ảnh bờ biển nhiệt đới, tôi đang mơ về nơi đó.

Còn nếu trong một ví dụ khác như "They are thinking about whether to agree to the sale" thì "think about" ở đây có nghĩa là đang suy nghĩ, xem xét - they are considering the sale.

Tuy nhiên khi chúng ta noi về người, chúng ta thường dùng cả hai và đều có nghĩa tương tự như nhau.

Phân biệt 'is about to' và 'is going to'

Is about to/is going to: Cả hai diễn tả một chuyện sắp sửa xảy ra nhưng

Be about to: diễn tả một chuyện sắp sửa xảy ra trong tương lai gần hơn (very soon).

- Don’t go out now. We’re about to have lunch=Ðừng đi ra ngoài chơi. Sắp ăn trưa rồi.

Not be about to do something: diễn tả một điều mình quyết không làm.

- I’m not about to pay 200 dollars for that battery=Tôi quyết không trả 200 dollars cho cái bình ắc-qui. The mechanic is trying to rip me off=Anh thợ máy tìm cách bịp tôi.

Going to:

* Diễn tả ý muốn hay hành động trong hiện tại và tương lai:

- We’re going to get a new house soon=Chúng tôi (đã quyết định) sẽ mua nhà mới.

* Một chuyện sắp xẩy ra:

- She’s going to have a baby=Bà ấy sắp đẻ con.

- Look at the sky. It’s going to rain=Nhìn trời mà xem. Sắp mưa rồi.

* Diễn tả một mệnh lệnh, hay điều mình không muốn làm:

- She’s going to take that medicine whether she likes it or not=Cô ấy phải uống thuốc dù muốn hay không.

- I’m not going to sit up all day listening to your problems=Tôi không muốn ngồi suốt ngày nghe những chuyện khó khăn của bạn.

   Phân biệt like và as

Tiếng Việt có từ «như» có thể dịch làm as hay like.

Like: là một giới từ (preposition) nên theo sau like thường là một danh từ hay một đại danh từ, hay một phrase dùng làm túc từ.

- He’s very like his father.

- My sister looks like me.

- He talks like me.

- He fought like a tiger=He fought as a tiger does.

(Anh ta chiến đấu như hổ)

As: là một conjunction (liên từ) nên theo sau thường là một clause (mệnh đề).

- Nobody knows her as I do=không ai biết rõ cô ấy bằng tôi.

- He talks like me, but he doesn’t think as I do=Anh ấy nói như tôi nhưng không suy nghĩ như tôi.

* Nhưng as cũng có thể làm preposition chỉ một tư cách hay nhiệm vụ:

I’m speaking to you as a father=Tôi nói với anh với tư cách là người cha.

* As thường dùng với such as khi nêu lên thí dụ.

   Phân biệt So và Therefore

A. Trường hợp không thể thay SO bằng THEREFORE

- "So" đóng vai trò là một trạng từ có nghĩa là "cũng vậy" (để khỏi lăp lại ý đã nói).

Ví dụ:

I was wrong but so were you.

Tôi sai nhưng bạn cũng không đúng đâu.

.- Khi So được dùng với ý nghĩa làm tăng mức độ hay để nhấn mạnh. Khi đó So sẽ có nghĩa là "đến như vậy, rất, quá"

Ví dụ:

.The food is so good. (Đồ ăn rất ngon.)

Why are you so mad? (Sao bạn tức giận dữ vậy?)

Thank you so much. (Cảm ơn bạn rất nhiều.)

It's so simple that even a child can do it. (Nó quá đơn giản đến nỗi một đứa trẻ cũng có thể làm được.)

- Khi So được dùng trong các thành ngữ

Ví dụ:

.And so forth (and so on): vân vân.

So what?: Thì đã sao?

So much the better: càng hay, càng tốt.

So long: tạm biệt.

How are you feeling? --Not so good. (Bạn thấy thế nào? - Không tốt lắm.)

So help me God: Tôi xin thề à => để nhấn mạnh

So be it!: Thì đành vậy thôi!

- So = so that chỉ một mục đích nào đó.

Ví dụ:

.She whispered to me so (= so that) no one would hear. (Cô ấy thì thầm vào tai tôi để không ai nghe được.)

[Khi viết, nên dùng so that, tuy rằng khi nói, người Mỹ thường bỏ that.]

B. Trường hợp có thể thay SO bằng THEREFORE

Khi nối 2 mệnh đề độc lập, truớc so ta dùng dấu phẩy còn trước therefore ta dùng dấu chấm phẩy. Khi đó sotherefore sẽ có nghĩa là "vì vậy/cho nên".

Tuy nhiên cần lưu ý, Therefore mang tính trang trọng hơn So.

Ví dụ:

.

- He wanted to study late, so he drank another cup of coffee. = He wanted to study late; therefore he drank another cup of coffee.

Anh ấy muốn học khuya nên anh ấy đã uống thêm một tách cà phê nữa.

- She is ill, and so cannot come to the party. = She is ill; therefore she can't come to the party.

Cô ấy bị ốm nên không thể đến buổi tiệc được

   Phân biệt "Hear" và "Listen" trong tiếng Anh

HearListen trong tiếng Anh đều có thể dịch là nghe. về cách sử dụng của 2 từ này có thể tạm dịch Hear là nghe thấy và Listen là lắng nghe.

Hear - thể hiện tính thụ động Listen - thể hiện tính chủ động

Did you hear what I just said? (Anh có nghe THẤY tôi vừa nói cái gì không?)

Sorry, I wasn’t listening. (Xin lỗi thầy, em đã không chú ý LẮNG nghe.)

Did you hear that? (Cậu có nghe THẤY không?)

What? (Cái gì cơ?)

That! Listen, it comes again! (Đó! LẮNG nghe mà xem, lại nữa đấy!)

I know you’re in there! I heard the TV! (Mẹ biết con ở trong đó rồi! Mẹ đã nghe thấy tiếng TV rồi!)

I listen to the radio every morning. (Sáng nào tôi cũng nghe radio.)

Sự thụ động và chủ động còn được nhắc đến khi muốn biết sự khác nhau giữa See, Look và Watch nữa

See - thể hiện tính thụ độngLook và Watch - thể hiện tính chủ động.

Wait, I think I see something! (Đợi đã, tôi nghĩ là tôi thấy cái gì đó) - bất chợt tôi nhìn thấy cái gì đó, tôi không biết trước và cũng không dự kiến sẽ nhìn thấy.

I looked at him. He’d changed a lot. (Tôi nhìn anh ấy. Anh ấy đã thay đổi nhiều quá.) - tôi nhìn một cách chăm chú, có chủ định vì đã lâu rồi tôi không gặp anh ấy nên muốn biết anh ấy thay đổi ra sao.

I looked out the window and saw him standing right at the door. (Tôi nhìn ra cửa sổ và thấy anh ấy đang đứng ngay ở cửa.) Tôi nhìn ra cửa là có chủ ý, và tôi điều khiển mắt tôi hướng ra cửa nên tôi dùng Look. Tôi không biết trước là sẽ thấy anh ấy, đây là sự việc bất ngờ. Tôi thấy anh ấy chỉ vì tôi nhìn ra cửa sổ thôi, vì vậy tôi dùng See.

Riêng đối với Watch, hành động nhìn ở đây tiến thêm 1 bậc nữa thành “xem”, tức là nhìn chăm chú, có chủ đích, theo dõi một quá trình vận động nào đó. Ví dụ như tôi xem một trận bóng, một bộ phim, xem bố tôi sửa xe để học theo…

Một vài ví dụ:

I watch him walk away without any regret. (Tôi nhìn anh ra đi mà không hề hối tiếc). Next time, please stay awake and watch the game from the beginning till the end! (Lần sau thì hãy làm ơn tỉnh ngủ và xem trận đấu từ đầu cho tới cuối nhé!)

Sự khác nhau giữa Maybe, Perhaps và possibly

"Maybe", "perhaps", và "possibly" .Tất cả các từ này ít nhiều đều giống nhau. Cả ba từ này đều cho thấy là một điều gì đó là có thể xảy ra, có thể thực hiện được, có thể là có thực. v.v. Tuy nhiên sự khác nhau thực sự về nghĩa giữa các từ này là khi chúng ta dùng các từ đó và trong những ngữ cảnh được dùng.

Với từ “maybe“, chúng ta có thể nói đây là một từ không trịnh trọng, thường được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày, ví dụ như trong câu:

- Maybe we’ll skip school today.

Hoặc là trong ngữ cảnh:

- Are you going to Anna’s party? - Hmmm… maybe.

Sang từ “perhaps“, chúng ta có thể nói đây là một từ lịch sự hơn, không quá trịnh trọng mà cũng không quá bỗ bã. Đây là một cách trung dung để diễn tả khả năng có thể xảy ra, chẳng hạn:

- There were 200, perhaps 250, people at the theatre.

- Perhaps we should start again.

Và cuối cùng là từ “possibly“. Chúng ta có thể nói từ “possibly” trịnh trọng hơn hai từ trên, đặc biệt thường được dùng trong thỏa thuận hay bất đồng.

Chẳng hạn để trả lời câu hỏi:

- Do you think he will apply for the job?

Câu trả lời có thể là:

- Hmm. Possibly, possibly not.

Hay: He may possibly decide to apply for the job.

   Sử dụng cấu trúc "Had better" sao cho đúnG

A- Had better (I’d better/you’d better)

I’d better do something = Tôi nên làm điều gì đó, nếu tôi không làm thì sẽ có thể gặp rắc rối hay nguy hiểm:

Ex1: I have to meet Ann in ten minutes. I’d better go now or I’ll be late.

Tôi phải gặp Ann sau 10 phút nữa. Tốt hơn là tôi nên đi ngay, nếu không tôi sẽ bị trễ.

Ex2: “Shall I take an umbrella?” “Yes, you’d better. It might rain.”

“Tôi có nên mang theo dù không?” “Nên chứ. Trời có thể mưa đó.”

Ex3: We’d better stop for petrol soon. The tank is almost empty.

(Chúng ta nên dừng lại đổ xăng sớm đi. Bình xăng gần như cạn hết rồi.)

Hình thức phủ định là I’d better not (=I had better not):

Ex1: A: Are you going out tonight? (Tối nay bạn có đi chơi không?)

B: I’d better not. I’ve got a lot of work to do. (Tốt hơn là tôi không đi. Tôi có nhiều việc phải làm.)

Ex2: You don’t look very well. You’d better not go to work today.

(Bạn trông không được khỏe lắm. Tốt hơn là hôm nay bạn đừng đi làm.)

Bạn cũng có thể dùng had better khi bạn muốn cảnh cáo hay nhắc nhở ai đó rằng họ phải làm điều gì đó:

Ex: You’d better be on time/You’d better not be late. (or I’ll be very angry)

Anh tốt hơn là nên đi đúng giờ/Anh tốt hơn là đừng trễ nữa. (nếu không tôi sẽ rất giận)

Hãy ghi nhớ:

Dạng had better thường được viết tắt là: I’d better/you’d better… trong tiếng Anh giao tiếp:

I’d better phone Carol, hadn’t I? (Tôi sẽ gọi điện thoại cho Carol, có nên không?)

Had là dạng quá khứ (past form), nhưng trong cụm từ này nó mang nghĩa hiện tại hay tương lai, không phải quá khứ (present or future not past):

Ex: I’d better go to the bank now/tomorrow.

(Tốt hơn là tôi nên đến ngân hàng ngay bây giờ/vào ngày mai.)

Ta nói I’d better do… (không nói “to do”):

Ex: It might rain. We’d better take an umbrella. (not “we’d better to take”)

(Trời có thể mưa. Tốt hơn là chúng ta nên mang theo dù.)

B- Had better và should.

"Had better" có nghĩa tương tự như "should", nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau.

Ta chỉ dùng "had better" cho những tình huống đặc biệt (không dùng trong những trường hợp tổng quát).

Còn "should" được dùng cho tất cả các trường hợp khi đưa ra ý kiến hay cho ai lời khuyên:

Ex1: It’s cold today. You’d better wear a coat when you go out. (a particular situation)

Hôm nay trời lạnh. Tốt hơn là bạn nên mặc áo khoác khi đi ra ngoài. (một tình huống đặc biệt)

Ex2: I think all drivers should wear seat belts. (in general - không nói had better wear)

Tôi nghĩ là tất cả các tài xế nên đeo dây lưng an toàn. (một cách tổng quát)

Cũng vậy, đối với "had better", luôn luôn có một mối nguy hiểm hay chuyện không hay nếu bạn không làm theo lời khuyên. Còn "should" chỉ mang ý nghĩa “đó là một việc nên làm”.

Hãy so sánh:

Ex1: It’s a great film. You should go and see it. (but no danger, no problem if you don’t)

Thật là một cuốn phim hay. Bạn nên đi xem nó. (bạn không xem cũng không có vấn đề gì)

Ex2: The film starts at 8.30. You’d better go now or you’ll be late.

(Cuốn phim bắt đầu lúc 8 giờ 30. Bạn nên đi ngay bây giờ nếu không bạn sẽ trễ.)

 Phân biệt foreign, abroad, overse

Overseas có thể làm tính từ (adjective) và trạng từ (adverb) và thường viết có s tận cùng. Foreign chỉ dùng làm adjective và abroad thường dùng làm adverb.

Ba chữ đều có nghĩa là “ngoại quốc”. Overseas vừa là tính từ (adjective) vừa là trạng từ (adverb); foreign chỉ là tính từ mà thôi; và abroad chỉ là trạng từ mà thôi.

* Abroad (adv):

Ex:

1/ To study abroad (đi du học)

2/ Serving abroad=serving overseas=phục vụ ở nước ngoài. (Overseas khi là adverb có thể thay cho abroad.)

* Overseas (adj/adv):

Ex:

1/ Overseas students hay foreign students=sinh viên ngoại quốc. (Trong hai trường hợp này, hai chữ overseas và foreign dùng thay cho nhau vì cả hai là tính từ.)

2/ Overseas trade=foreign trade=ngoại thương. (Overseas khi là tính từ viết có s.)

* Foreign (adj):

Chữ foreign có 3 nghĩa:

-foreign:ngoại quốc

Ex:

1/ Foreign service officials sometimes are sent overseas for a few years before they work in the home office

(Nhân viên ngoại giao đôi khi phục vụ ở nước ngoài vài năm trước khi phục vụ ở nhiệm sở quốc nội.)

2/Toyota is a leading foreign car manufacturer.

(Hãng Toyota là một hãng chế tạo xe hơi ngoại quốc hàng đầu.)

3/ Foreign exchange: hối đoái

4/ Foreign trade: ngoại thương.

Foreign affairs: ngoại giao.

Foreign policy: chính sách ngoại giao.

Minister of Foreign Affairs: Bộ trưởng ngoại giao (ở Mỹ gọi là Secretary of State)

- “foreign” ngoài nghĩa nước ngoài còn có nghĩa là “lạ.”; “xa lạ”

Ex:

1/ That is foreign to me (tôi không quen/không biết chuyện ấy)

2/ Foreign matter/foreign body/foreign object (vật lạ; dị vật)

3/ The doctor cleansed all foreign matter from the wound

(Bác sĩ lau rửa vết thương cho sạch những vật lạ)

- “foreign”: trái với bản tính

Ex:

Aggression is foreign to his nature

(Bản tính anh ta không bao giờ có cử chỉ hung bạo)

=> Tóm lại, hãy dùng “overseas” cho cả tính từ lẫn trạng từ. Thay thế “overseas” bằng “foreign” trong foreign students. Thay “overseas” bằng “abroad” trong nhóm chữ serving overseas/serving abroad.

Usage: Tránh dùng chữ foreigner khi giới thiệu một người ngoại quốc. Ðừng nói: He’s a foreigner. Nếu anh ta từ Canada, thi nói: He’s Canadian. He comes from Canada.

Hope u enjoy it. 

Phân biệt "myself" và "by myself" * Myself (tự) là một trong những reflexive pronouns (đại từ phản thân như myself, himself, herself, oneself, ourselves, yourself, yourselves, themselves).

- I look at myself in the mirror=Tôi soi gương (tôi tự nhìn tôi trong gương).

- I cut myself shaving this morning=Sáng nay tôi bị dao cạo làm đứt má khi cạo râu.

- His letter was all about himself=Lá thư anh ta chỉ nói về anh ta thôi.

- Everyone was early except myself=Ai cũng tới sớm chỉ trừ tôi mà thôi.

- Ý nhấn mạnh: Since you’re not going to help me, I’m going to do it myself=Vì bạn không muốn giúp thì chính tôi làm lấy vậy.

- I’ll give this ring to her myself=Chính tôi sẽ đưa cho cô ta chiếc nhẫn này.

- I’m not a very musical person myself=Chính tôi cũng không sành âm nhạc lắm. - My three-year-old son can dress himself now=Đứa con ba tuổi của tôi có thể tự mình mặc quần áo lấy mà không cần ai giúp.

* By myself = một mình tôi, không ai giúp, alone, without help, without company.

- I live by myself=Tôi ở một mình.

- I was so hungry that I ate the pizza all by myself=Tôi đói quá nên một mình tôi ăn hết chiếc bánh nướng kiểu Ý pít-za.

- I often like to spend time by myself=Tôi thích dùng thì giờ một mình.

- I came early so I had the whole lane in the swimming pool to myself=Tôi tới sớm nên có cả một giải hồ bơi trong bể bơi mà không phải chia với ai.

- Do you need help?—No, thanks. I can do it by myself=Bạn cần giúp không?-- Cám ơn. Tôi có thể làm một mình được.

Thú vị từ MAKE trong tiếng Anh   1. Nếu bạn thi trượt, bạn bè của bạn an ủi " Make light of it", thì "make a light of it" ở đây nghĩa là gì?Make light of = treat as unimportant (xem như là không quan trọng). Ngược với nó là Make much of=treat as very important. 2. Don’t make fun ofsomebody (make fun of= chế nhạo) - đừng có mà lôi ai đó ra làm trò cười!

3. Make sense (hợp lý, có thể hiểu được):

It doesn’t make any sense - Chẳng hợp lý gì cả, chẳng hiểu gì cả.

4. Make up someone’s mind là quyết định.

Make up trong các trường hợp khác còn có các nghĩa khác nữa:

Make up a story: Dựng nên một câu chuyện

She’s making up for a big show: Cô ấy đang trang điểm cho một buổi biểu diễn lớn.

Let me make it up to you: Để tôi đền cho bạn nhé.

You should make up with her: Hãy làm lành với cô ấy đi.

5. Nếu tra từ điển thì Make có rất nhiều nghĩa tương ứng với các cách dùng khác nhau nhưng có một số cách dùng hay và thường gặp trong thực tế, ví dụ như make believe ≈ pretend đã gặp trong bài hát nổi tiếng Thank you for loving me:

“If I tried, you'd make believe - Nếu như anh thử (nói dối), em sẽ vờ như

That you believed my lies - Rằng em tin những lời nói dối của anh”

6. Vậy make my peace with có nghĩa là gì? Make someone’s peace with có nghĩa là cam chịu với cái gì đó.

7. Make someone’s day.

Thank you very much for your gift. It really made my day!

Rất cám ơn bạn về món quà. Nó làm tôi thực sự hạnh phúc!

8. Make ends meet (= make both ends meet) có nghĩa là xoay sở đủ sống, tức là những gì bạn làm ra thì đủ trang trải cho cuộc sống của bạn mà không thiếu thốn hay phải mắc nợ.

9. - The appointment was at 6 p.m but she couldn’t make it there in time because of the traffic jam.

- After 10 years of striving, finally he made it as the most successful talent agent in town.

Make it trong 2 trường hợp này có nghĩa là thành công hay đạt được một cái gì hay một việc gì đó.

Trường hợp 1, cô ấy đã không thành công trong việc đến điểm hẹn: Có hẹn lúc 6 giờ tối nhưng cô ấy đã không thể đến đó kịp giờ vì kẹt xe quá.

Trường hợp 2, anh ấy đã thành công trong việc phấn đấu lập nghiệp của mình: Sau 10 năm nỗ lực phấn đấu, cuối cùng anh ấy đã trở thành người đại diện cho các nghệ sĩ thành công nhất trong thành phố.

10. Các bạn hãy cố gắng make the most of (tận dụng hết, sử dụng tối đa) what you’ve learnt today và cùng chia sẻ những cách sử dụng hay của các động từ ghép, các thành ngữ với make nhé!

Even though, Even if, Although và Though   Trong tiếng Việt, khi ta muốn nói mặc dù, dẫu, hay tuy, ta dùng liên từ (conjunction) although hay though để diễn tả hai ý tương phản:

Although/though: (conjunction liên từ) (thường bắt đầu một mệnh đề diễn tả một ngạc nhiên hay tương phản với mệnh đề chính):

(a) Although I don’t like him, I admit that he’s a good manager=Dẫu tôi không ưa ông ta, tôi phải công nhận ông là một quản lý giỏi. (Có thể thay although bằng though trong câu này)

(b) I enjoyed the movie, though I thought it was too long=Tôi thích cuốn phim nhưng tôi nghĩ nó quá dài. (Có thể thay though bằng although trong câu này)

(c) Though she’s retired, she’s still very active=Tuy bà ấy đã về hưu nhưng còn năng động lắm. (Thay though bằng although cũng không đổi nghĩa trong thí dụ này. Though là một liên từ conjunction.)

Vậy nếu dùng làm liên từ thì although hay though thường bắt đầu một mệnh đề, có khi đứng đầu câu (như câu (a) hay giữa câu như câu (b)). Though:

- Though he is poor, he is happy=Anh ta dẫu nghèo mà vui. (Có thể viết "Poor though he is, he is happy." Câu này không thể thay though bằng although được.)

- Though còn làm một trạng từ, và trong trường hợp này though hay đứng cuối câu: I am busy today. We could meet tomorrow, though (adverb)=Hôm nay tôi bận. Tuy nhiên, ngày mai chúng ta có thể gặp nhau.

- Though/although có thể thay bằng but, nghĩa không thay đổi: (Al)though he hadn’t eaten for days, he looked strong and healthy=Anh ta không ăn trong nhiều ngày mà trông vẫn khỏe mạnh=He hadn’t eaten for days, but he looked strong and healthy.

* Though có thể đứng đầu câu, giữa câu (nếu là conjunction) hay cuối câu khi là adverb.

* Although là conjunction chỉ đứng đầu hay giữa câu. Không bao giờ đứng cuối câu. Nghĩa hai chữ giống nhau, though thì dùng thường hơn và although khiến câu trang trọng (formal).

Even though=even if:

Nhấn mạnh, ngay dẫu, dẫu rằng, dùng thay thế nhau, diễn tả cùng nghĩa.

- Even though I didn’t know anybody at the party, I had a nice time=Dẫu rằng tôi chẳng gặp ai quen ở buổi tiệc, nhưng tôi rất vui.

- Even if I become a millionaire, I will still work as a librarian=Ngay dẫu rằng tôi thành triệu phú, tôi vẫn đi làm việc như một quản thủ thư viện.

* Usage: Even though bắt đầu một clause có thể ở đầu hay giữa câu. Câu sau even though diễn tả một ngạc nhiên đối với mệnh để chính.

- I haven’t lost any weight, even though I’ve been exercising a lot=Tôi không xuống cân dù rằng tôi tập nhiều.

Phân biệt require, request và offer   I/ Phân biệt: require (đòi hỏi, cần) - request (xin)

To require: Khi muốn diễn tả một điều yêu cầu, một điều đòi hỏi, hay bắt buộc, tiếng Anh có động từ to require, danh từ là requirement. Cũng có nghĩa là điều cần đến hay cần phải có=need.

(1) Require nghĩa là cần hay bắt buộc

- This matter requires careful consideration=vấn đề này cần xét kỹ.

(Sau require có thể dùng túc từ trực tiếp direct object. Trong thí dụ trên direct object là consideration.)

- Most house plants require watering=những cây cảnh trong nhà cần tưới. (Direct object là danh động từ gerund: watering.)

- What material do you require (=need) to complete the job?=Anh cần vật liệu gì để hoàn thành công việc?

- The subpoena requires (=orders) you to appear in court=Tờ trát bắt buộc ông phải có mặt ở toà án.

(2) Mẫu câu require + that. The municipal regulations require that dogs be kept on leashes in public areas=Luật lệ (qui định) thành phố bắt buộc chó phải có dây xích khi ở nơi công cộng.

(3) Mẫu câu: To be required + to do=> You are required by law to wear seat belts=Luật bắt buộc ông/bà phải đeo dây nịt an toàn khi lái xe.

(4) Required có thể làm adjective hay past participle, và trong trường hợp này thì required đi trước danh từ hay sau động từ be.

- The bill failed to get the required votes=Dự luật bị bác vì không đủ số phiếu bắt buộc.

- The book is required reading for thisốn sách là cuốn bắt buộc phải đọc trong lớp này.

- Required courses are courses students must take; for example, English composition=Những lớp bắt buộc là lớp sinh viên bắt buộc phải theo; thí dụ luận văn tiếng Anh.

- Children should know what is required of them=Trẻ em nên biết các em phải làm những gì.

(5) Require có thể theo sau bởi một động từ chưa chia có to: I require him to help me=Tôi cần anh ấy giúp tôi. Hay mệnh đề that-clause theo sau bởi một subjunctive. (I require that he help me).

Danh từ:

* Requirerment:

- The student’s grade must satisfy the college’s admission requirements= Điểm của học sinh phải thoả mãn những đòi hỏi hỏi nhập học của trường đại học.

- Latin is no longer a requirement for entering the state university=Hiểu biết về tiếng Latin không còn là điều kiện bắt buộc khi nhập học đại học công.

* Requisite=điều kiện tất yếu, đồ dùng cần thiết, a must, a sine qua non. Past experience is a requisite (a sine qua non) for this job=Làm việc này cần có kinh nghiệm.

* Prerequisite=môn cần có trước. Prerequisite for Calculus II is Calculus I=Phải đã học qua môn toán Calculus I rồi mới đưọc ghi tên môn toán Calculus II. Good computer skills are a prerequisite for this job=Làm việc này ứng viên cần biết cách sử dụng máy vi tính.

To request=yêu cầu, xin, thỉnh nguyện, to ask. Danh từ a request.

(1) To request + direct object. To request more information, call this number=Muốn biết thêm tin tức, xin gọi số này.

(2) To request something FROM someone. You must request permission from a teacher to leaveốn ra khỏi lớp phải xin phép giáo viên.

(3) Request that + subjunctive

- The students requested that the school provide more computers=Học sinh yêu cầu nhà trường cung cấp thêm máy vi tính. (That school provide: provide không có s vì ở subjunctive mood)

- The government requests that troops be withdrawn=Chính phủ yêu cầu rút quân.

(4) Request + to + verb. Guests are requested to wear formal attire=Quan khách được yêu cầu ăn mặc trịnh trọng.

Phân biệt require và request:

=> Require diễn tả một điều từ bên ngoài bắt buộc ta phải tuân theo.

- Nhu cầu & yêu cầu=needs, requirement. Thỏa mãn nhu cầu=to meet someone’s needs. The product meets all requirements set by the government=sản phẩm đã đáp ứng tất cả những đòi hỏi (=yêu cầu) do chính phủ đặt ra.

- Yêu cầu=to require. Yêu cầu quí vị giữ trật tự=You are required to be orderly.

- Chữ yêu cầu, nếu là danh từ, cũng có nghĩa điều cần phải đạt được trong một việc nào đó. Thí dụ: Ðạt yêu cầu về chất lượng=meet the required norms for quality and quantity.

- Mục đích yêu cầu của công việc: the aim and requirement of the work. Phân biệt với chỉ tiêu=target, norms, quota.

=> Khi muốn diễn tả lời cầu xin, lời yêu cầu, lời thỉnh nguyện, ta dùng request, nghĩa là điều tự ta mong muốn có.

- Put in a request for a transfer=Làm đơn xin thuyên chuyển.

- Did you request a new printer?=Có phải anh xin một máy in mới không?

- He requested her hand in marriage=Anh ta cầu hôn với cô ta.

II. Offer: vừa là động từ, vừa là danh từ. Nghĩa: mời, trả giá, đề nghị.

* Mẫu câu: To offer + somebody + something.

- He offered me a job=Anh ta đề nghị cho tôi một việc làm.

- He offered her a ride to the grocery store=Anh ta cho cô đi nhờ xe đến tiệm thực phẩm.

* Mẫu câu: Offer + something TO somebody: She made a drink and offered one to me=Bà ta pha rượu và mời tôi một ly.

* Offer có thể theo sau bởi một infinitive. Le Lai offered to go out in Le Loi’s place knowing that by so doing he would be killed, but he would save his master=Lê Lai tình nguyện đi ra thay cho Lê Lợi dù biết rằng làm vậy thì chết, nhưng ông đã cứu mạng chủ tướng ông.

* Offer=trả giá. He offered me $200 for the bike=Anh ta trả giá $200 cho chiếc xe đạp của tôi.

Danh từ (offer):

- Job offers=cho việc làm

- Have you had any job offers?=Có nơi nào hứa cho anh việc làm không?

- Make an offer for something=Trả giá một món đồ hay tài sản.

He made a $20,000 offer for the luxury car=Anh ta trả giá 20 ngàn đôla cho chiếc xe hơi hạng sang.

And the owner accepted the offer=Người chủ chịu bán.

- To take up an offer=nhận lời ai cho việc gì.

- To turn down an offer=To reject, refuse an offer=Từ chối lời đề nghị đưa ra.

- I am going to make an offer he can’t refuse=Tôi sẽ đưa ra một đề nghị anh khó có thể từ chối

Start và begin

1/ Về nghĩa, START và BEGIN đều có nghĩa là bắt đầu, khởi đầu. Giữa chúng hầu như không có sự khác biệt nào mà còn có thể được dùng thay thế cho nhau.

2/ Tuy nhiên, vẫn có những sự khác biệt giữa chúng.

- Trước tiên, START có thể được sử dụng như một động từ và cả như một danh từ còn BEGIN thì chỉ là động từ.

- Về mức độ, START thường mang đến một cảm giác nhanh, mạnh và bất ngờ, như là một hành động xảy ra vào một thời điểm. Begin thường mang đến cảm giác từ từ hơn, chậm rãi hơn và nói về một quá trình.

* You should start training your staff right now or you’ll be late!

(Bạn nên bắt đầu huấn luyện cho nhân viên của mình ngay đi nếu không thì muộn đấy)

* She begins to cry when Jack makes her promise to give him a lot of money. (Cô ấy bắt đầu khóc khi Jack bắt hứa cho anh ta nhiều tiền)

- START có nghĩa rộng hơn nên BEGIN không được dùng thay cho START trong các trường hợp sau:

+ Dùng với máy móc: Press the button and the engine will start. (Nhấn nút và máy sẽ khởi động)

+ Dùng với nghĩa là khởi hành một chuyến đi: Let’s start early before the traffic gets worse. (Hãy khởi hành sớm trước khi giao thông trở nên tệ hơn)

+ Khi nói về một người mở màn, bắt đầu một sự kiện nào đó hay bộ phận khởi động, món khai vị, v..v, chúng ta chỉ dùng STARTER.

+ Khi bắt đầu từ một điểm xác định nào đó. This collection is very expensive with prices start from £1000. (Bộ sưu tập này rất đắt với giá bán bắt đầu từ 1000 bảng Anh trở lên)

Cũng có trường hợp START không được dùng thay cho BEGIN:

+ Nói về một người mới hoàn toàn trong một lĩnh vực nào đó English for beginners (Tiếng Anh cho người mới học)

3/ Khác biệt khi dùng START và BEGIN với TALK:

+ START TO TALK sử dụng đối với những em bé đắt đầu biết nói. My baby started to talk 3 weeks ago and her first word was mama (Con tôi mới biết nói 3 tuần trước và từ đầu tiên mà nó nói là gọi mẹ.)

+ BEGIN TO TALK có nghĩa là bắt đầu nói. He began to talk 40 minutes ago and never stopped. (Anh ta bắt đầu nói cách đây 40 phút và chẳng dừng lại.)

Phân biệt Across và through

Across và through đều nghĩa là quanhưng giữa chúng có sự khác nhau:

* Across chỉ hành động:

- Qua một mặt phẳng như qua đường (across the street), qua sông (across the river), qua cầu (across the bridge), qua mặt nước đóng băng (across the ice), qua sa mạc (across the desert), hay nhảy qua (the deer jumped across the stream=con hươu nhảy qua dòng suối);

- Qua bên kia: the village is just across the border=ngôi làng nằm ngay qua bên kia biên giới.

* Through chỉ nghĩa qua một thể tích, một khối, một đám nhiều cây cối, như qua rừng (walk through the wood), qua đám đông (through the crowd), qua nhiều tỉnh lỵ (we drove through several towns).

* Across vừa là giới từ (preposition) vừa là trạng từ (adverb)

- Would you like me to help you across the street?=Bác muốn cháu dẫn bác qua đường không? (Trong câu này across là preposition).

- She came in the room, walked across, and opened the window=Cô ấy vào phòng, bước qua phòng và tới mở của sổ. (Trong câu này across là adverb).

* Through cũng có thể làm preposition và adverb

- The dog got out through a hole in the fence=Con chó chạy lọt khỏi hàng rào qua một lỗ hổng (through là preposition).

- Make sure the food is heated through=Nhớ phải hâm kỹ thực phẩm (through là adverb).

Hope u enjoy it!

Sự khác nhau giữa “other”, “another”, và “the other”

Về  cơ bản có hai cách dùng từ “other”. Bạn có thể dùng từ này trước một  danh từ, giống như một tính từ vậy, ví dụ bạn có thể nói “another  office” hay bạn có thể dùng nó một mình, giống như một danh từ, thì có  thể nói “I’ll have another”, và cách dùng trong hai trường hợp này là  khác nhau.

Another,  đây là một từ có cách viết không theo quy tắc, vì một lý do nào đó mà  người Anh viết liền thành một từ. Nó bắt nguồn từ thế kỷ 16, và vì thế  không thể quay ngược thời gian để hỏi xem tại sao ngày đó họ lại viết  như vậy

Trong cách dùng như là một tính từ:

other  + danh từ đếm được số nhiều, danh từ không đếm được mang ý nghĩa: những  cái khác, một chút nữa… Ví dụ: other pencils = some more

another + danh từ đếm được số ít mang ý nghĩa: một cái khác, một người khác… Ví dụ: another pencil 

the other  + danh từ đếm được (cả số ít và số nhiều), danh từ không đếm được mang ý  nghĩa: những cái cuối cùng, phần còn lại… Ví dụ: the other pencils =  all remaining pencils

Ngoài ra còn có một điều khác thường với từ “another”. Chúng ta có thể dùng từ này trước một danh từ số nhiều đi cùng với một con số.  Vì thế chúng ta có thể nói “I’ll need another three days to finish the  work” - Tôi cần ba ngày nữa để hoàn thành công việc, hay “She’s borrowed  another $20″.

Đây có thể là do từ chỉ số lượng mặc dù ở số nhiều vẫn thường được coi là một từ số ít trong tiếng Anh, vì thế người ta nói: “$5 is a lot to pay for a cup of coffee”, chứ không nói “$5 are a lot to pay for a cup of coffee”.

Nếu  “other” đứng một mình, giống như là một danh từ thì chúng ta cần thêm  -s vào để tạo danh từ. Do vậy, bạn có thể nói “I’ll take this case and  you can have all the others”. Hay: “This car cost $8,000 and the others  cost $10,000 upwards”.

Nếu danh từ hoặc chủ ngữ đã được hiểu hoặc được nhắc đến, thì chỉ cần dùng anotherother như một đại từ là đủ. Ví dụ: “I don’t want this book. Please give me another.”

Hoặc một bài viết khác tương tự:

sử dụng other rất dễ gây nhầm lẫn. hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn (^_^)

*Với danh từ đếm được

             another + danh từ số ít ( một cái nữa)

                Ex: the pen một cây bút nữa

              the other + N số ít  ( cái cuối cùng còn lại)

                Ex: the other pen ( cái bút cuối cùng)

              other + N số nhiều (thêm nhiều cái nữa)

                 Ex: other pens ( thêm một vài cây bút nưa)

              the other + N số nhiều (những cái còn lại)

                 Ex: the other pens (tất cả những cây bút còn lại)

  * Với danh từ không đếm được

          other + N không đếm được (thêm nhiều)

                 Ex: other water ( thêm nhiều nước)

          the other + N không đếm được ( tất cả cái còn lại)

                 Ex: the other water ( phần nước còn lại)

*Note: "another va other" không mang tính đặc trưng  còn "the other" mang tính đặc trưng, riêng biệt nếu chủ thể được hiểu  ngầm ta bỏ danh từ và giữ lại chỉ định từ "other" vì thế other đóng chức  năng như 1 đại từ. Nếu danh từ số nhiều được lược bỏ thi other trở  thành others ...từ other không bao giờ ở dạng số nhiều nếu theo sau nó  là 1 danh từ  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top