Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Cau 2 PT KN, DD Quan he PLHC. so sanh QHPLHC, QHPLDS,HS

Câu 2: Phân tích kn, đặc điểm của QHPLHC

So sánh phân biệt QHPLHC vs QHPLDS, HS

1) Phân tích khái niệm, đặc điểm của QHPLHC:

a. Khái niệm

Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng của quan hệ pháp luật. Ðó là những quan hệ xã hội phát sinh chủ yếu trong lĩnh vực chấp hành điều hành giữa một bên mang quyền lực nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước và một bên là đối tượng quản lý. Các quan hệ này được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật hành chính. Trong một quan hệ pháp luật hành chính thì quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Chúng rất phong phú và đa dạng, phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Như vậy, quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành và điều hành của nhà nước được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính giữa những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Các quyền và nghĩa vụ này được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước.

b. Ðặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính.

Các quan hệ quản lý hành chính nhà nước khi được QPPL điều chỉnh sẽ trở thành các QHPLHC. Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ này bằng các quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ cũng như các vấn đề khác có liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này.

Là 1 dạng cụ thể của QHPL, quan hệ PLHC mang đầy đủ các đặc điểm của 1 quan hệ pháp luật. Chúng là những quan hệ xã hội được QPPL điều chỉnh. Đồng thời, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ có tính chất tương ứng với nhau, nghĩa là quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Bên cạnh những đặc điểm chung nêu trên, quan hệ PLHC còn có những đặc điểm đặc trưng, những đặc điểm đặc trưng này giúp ta phân biệt được quan hệ PLHC với các loại quan hệ pháp luật khác.

- Quan hệ PLHC là loại quan hệ xã hội chủ yếu phát sinh trong các lĩnh vực của quản lý nhà nước.

- Quan hệ PLHC có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự thoả thuận của phía bên kia không phải là điều kiện bắt buộc để hoàn thành quan hệ PLHC.

- Một bên trong quan hệ PLHC phải là chủ thể được sử dụng quyền lực nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên chủ thể bên kia của quan hệ PLHC. Chủ thể được sử dụng quyền lực nhà nước trong quan hệ PLHC được gọi là chủ thể bắt buộc bởi lẽ quan hệ PHLC không thể phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức bình đẳng với nhau về mặt ý chí.

- Nội dung của quan hệ PLHC là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể. Những quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ PLHC gắn liền với hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

- Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ PLHC do cơ quan hành chính nhà nước giải quyết, theo trình tự thủ tục hành chính. Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của quan hệ PLHC gọi là tranh chấp hành chính.

- Bên vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ PLHC phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước chứ không phải với bên kia của quan hệ PLHC. Khác với quan hệ pháp luật dân sự, trong đó quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ này gắn với lợi ích của bản thân các chủ thể, trong quan hệ PLHC quyền và nghĩa vụ của các bên gắn liền với hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước.

=> Tóm lại, quan hệ PLHC là quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được các QPPL HC điều chỉnh giữa các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của PLHC.

c. Các yếu tố của QHPL HC

   + Chủ thể : -   Các cơ quan hành chính NN.

-          Các cơ quan NN khác.

-          CBCC

-          Các tổ chức khác (ctri XH, kte, đvi lực lượng vũ trang…)

-          Cá nhân : công dân VN, người nước ngoài, người ko quốc tịch.

   + Khách thể: trật tự quản lí nhà nước trong các l/vực của đ/s XH.

   + Nội dung: tổng thể all các  quyền, n/vụ pháp lý của các bên chủ thể trong QHPLHC.

2) Phân biệt QHPLHC và QHPL dân sự:

Đầu tiên, QHPLHC là những QHXH phát sinh trong l/vực hoạt động chấp hành, điều hành của NN trên mọi l/vực của đ/s XH do các QPPLHC điều chỉnh còn QHPL dân sự là những QHXH phát sinh từ quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do QPPL dân sự điều chỉnh.

QHPLHC là loại QHPl chủ yếu phát sinh trong các l/vực của quản lý NN còn QHPL dân sự điều chỉnh các QH phát sinh trong đời sống xã hội về tài sản và nhân thân.

Trong QHPLHC phải có ít nhất 1 bên chủ thể mang quyền lực nhà nước còn trong QHPL dân sự các chủ thể có thể là tất cả mọi cá nhân, tổ chức đủ tư cách ( cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, nhà nước)

Trong QHPL dân sự thì sự thỏa thuận, thống nhất của 2 bên là yêu cầu hàng đầu để có thể phát sinh QHPL thì trong QHPLHC chỉ cần có y/cầu hợp pháp của 1 bên, sự đồng ý của bên kia là không cân thiết.

Vị trí của các chủ thể trong QHPL dân sự bình đẳng với nhau về quyền và n/vụ pháp lý còn trong QHPLHC các chủ thể không bình đẳng với nhau bởi 1 bên mang quyền lực nhà nước nên có quyền nhân danh nhà nước …(giống phần đặc điểm)

Khách thể của QHPLHC trật tự quản lí nhà nước trong các l/vực của đ/s XH còn trong QHPL dân sự thì khách thể là lợi ích vật chất, tinh thần mà các chủ thể mong muốn.

Nếu có tranh chấp xảy ra thì trong các QHPLHC thì những tranh chấp đó phần lớn được giải quyết bởi các cơ quan HC NN và theo thủ tục hành chính còn trong QHPL dân sự thì tranh chấp được giải quyết theo thỏa thuận của các bên chủ thể, nếu không giải quyết được đưa ra Tòa án dân sự.

3) QHPLHC vs QHPLHS

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: