Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

cau11

Câu 11: Khái niệm hệ thống pháp luật XHCN? Những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật?

Trả lời:

A. Khái niệm hệ thống pháp luật XHCN:

- Hệ thống pháp luật là tổng thể các qui phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau đc phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và đc thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo trình tự và hình thức nhất định.

- Hệ thống pháp luật là 1 khái niệm chung bao gồm 2 mặt trong chỉnh thể thống nhất là hệ thống cấu trúc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

* Hệ thống cấu trúc của pháp luật gồm 3 thành tố cơ bản là:

a. Quy phạm pháp luật: Là thành tố nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc của pháp luật. Nó vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể.

b. Chế định pháp luật: Bao gồm 1 số quy phạm pháp luật có những đặc điểm chung giống nhau nhằm để điều chỉnh 1 nhóm các quan hệ xã hội tương ứng. Mang tính chất nhóm.

c. Ngành luật: Là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong 1 lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

* Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:

+ Xét theo chiều ngang: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với hệ thống cấu trúc pháp luật có nghĩa là từng phần hoặc nội dung của văn bản sẽ nằm trong 1 chế định pháp luật của 1 ngành luật nào đó.

+ Xét theo chiều dọc: Hệ thống pháp luật mang tính thứ bậc. Phụ thuộc vào cấp ban hành. Tính thứ bậc của các văn bản qui phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra tính thống nhất của toàn bộ hệ thống văn bản. Những văn bản do cấp dưới ban hành không được trái những văn bản do cấp trên ban hành.

B. Những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật.

* Tính toàn diện:

+ Đây là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Đc thể hiện ở 2 cấp độ.

- Cấp độ chung : Tính hoàn thiện đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có đầy đủ các ngành luật theo cơ cấu nội dung logic và thể hiện sự thống nhất trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật.

- Cấp cụ thể: Tính toàn diện yêu cầu trong mỗi ngành luật phải có đầy đủ chế định pháp luật và các qui phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực mà nó tác động của ngành luật đó.

* Tính đồng bộ:

+ Thể hiện sự thống nhất, không trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn. Thể hiện ở 2 cấp độ:

- Cấp độ chung: Đòi hỏi fải có sự thống nhất, không trùng lặp, chồng chéo giữa các ngành luật với nhau. Muốn vậy xác định rõ ràng ranh giới giữa các ngành luật.

- Cấp cụ thể: Hệ thống pháp luật yêu cầu trong mỗi ngành luật không có sự mâu thuẫn, trùng lặp giữa các quy phạm pháp luật.

* Tính phù hợp

+ Thể hiện sự tương phản giữa trình độ của hệ thống pháp luật với trình độ phát triển kinh tế-xã hội. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật đc thể hiện trên nhiều mặt cho nên khi xem xét về tiêu chuẩn tính phù hợp cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: #cau11