Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

♮ Hồi I: Cuộc sống của cừu

- Nhanh lên, bọn chúng sắp bắt đầu đuổi rồi đấy.

- Không cần phải lo, tôi đã phóng hỏa cả cái phòng thí nghiệm rồi nên chẳng ai quan tâm đến chúng ta lúc này đâu.

- Ôi trời, lần đó thật kinh khủng, tôi cứ tưởng mình bị phát hiện rồi chứ.

- Ừ, không ngờ tên bảo vệ đó nghi ngờ bọn mình, may mà hắn cũng bỏ đi để dập tắc đám cháy. Anh có biết chắc đó là mẫu vật đúng không ?

- Chắc chắn, tôi kiểm tra lại rồi mà.

- Không ngờ chỉ có một cái va li nhỏ mà có giá hàng triệu đô.  Thật sự là không uổng công nghiên cứu hơn bốn năm.

- Ê, tôi thấy xe của bọn chúng rồi đấy.

- Ừ, tôi tăng tốc đây

- Nhanh nữa lên, tôi đã phải mạo hiểm cả mạng sống của mình vì cái va li này đấy

- Ừ bọn họ không bắt kịp chúng ta đâu. Châu chấu, bọn chúng ở đâu mà nhiều vây. Chẳng nhìn thấy gì cả.

- Không, dừng lại, cái xe tải, xe tải, coi chừng.

. . .

. . .

Vừa mới thức dậy mà đã mệt mỏi thật đấy, thời tiết và thiên văn nơi này cứ thay đổi bất thường như người yêu cũ của bạn vậy. Cứ nghĩ đến cái việc học mỗi ngày trong khi nhớ lại cái bản tin thời tiết hôm qua là cả người tôi lập tức mềm nhủng ra. Chân thì cứ như mang một quả tạ lớn kéo chùng xuống. Tuy nhiên cuối cùng chính mình cũng phải gác bỏ mấy cái quả tạ sinh ra từ sự lười biếng đó của tôi mà nhấc thân mình lên để đi vệ sinh cá nhân rồi từ từ vác cái cơ thể chậm chạp này lê lết xuống dưới lầu. Tuy nhiên chưa đi xuống hết nữa cầu thang đã nghe cái tiếng mà tôi thường cố gắng quên đi như người ta cố quên một bài hát mà nó lại càng ám mình hơn vậy:

- Dậy rồi đấy à Đèn Biển? Mày không quên hôm nay phải làm gì đấy chứ?

- Chắc chị phải có mắt sau lưng mới thấy em đi xuống cầu thang.

- Chị không có mắt sau lưng, nhưng lại có thể nghe rõ tiếng thở dài của em nhịp nhàng với từng bước chân đấy.

- Hải Nguyệt, em đã nói với chị rằng em tên là Hải Đăng chứ không phải Đèn Biển. Và không hề có cái chuyện thở dài nhịp theo từng bước chân gì cả.

Chẳng biết từ bao giờ chị tôi đã đặt cho tôi cái tên Đèn Biển, một cái tên mà tôi nghĩ là nó đã tự động lòi ra từ một dòng suy nghĩ bơ quơ lúc đang rảnh rổi của chị ấy. Đó là cái một cái biệt danh mà mang trong nó đầy sự tầm thường và vô nghĩa. Tuy nhiên có lẽ chính vì vậy mà chị ấy mới lấy cái tên ấy đưa cho tôi. Nên cuối cùng chị tôi Hải Nguyệt đã nhất quyết không bỏ nó đi . Nhất quyết đến nỗi mà đôi lúc chị còn giới thiệu cho họ hàng rằng tôi là Đèn Biển nửa cơ.

- Đừng có kì kèo ở mấy cái tên như vậy, mà nhanh lên đi em phải đi đến trường sớm mà đúng không?

- Đúng vậy, cái lớp khốn nạn đó. Nhờ bọn nó mà  bây giờ phải thức lúc năm giờ sáng đây.  Chẳng biết lớp có đạt được thành tích gì hay không từ mấy cái trò hoạt động nhà trường vớ vẩn này nhưng mà mỗi cái việc phải thức đêm dậy lúc năm giờ sáng là thấy khổ rồi

- Nhưng tụi nó cũng làm như vậy mà, không phải sao?

- Ừ đúng, chỉ có điều là làm gì thì đừng có lôi người khác vào, nhất là đã làm cái gì không vừa ý thì cứ chửi cho hả họng. Mấy cái hoạt động tự nguyện này cũng "tự nguyện" ghê gớm thật đấy.

Khi nghe tôi nói vậy chị  chỉ im lặng một lúc và cố gắng không gợi đến nó nữa:

- À mà chị nấu xong bữa sáng rồi đó, chắc chắn không cháy cả cái bếp như đâu.

- Làm gì đến nỗi cháy cả cái bếp, chị phóng đại hơi quá. Mà năm giờ sáng gì mà tối hù thế này?

Hoạt động mỗi buổi sáng của tôi đầu tiên chắc chắn là bật đèn lên. Khi tôi vừa bật công tắc thì ánh sáng từ đèn chiếu thẳng vào mắt tôi như bị đèn pha ô tô chiều thẳng vào mắt vậy. Sau một hồi choáng váng vì chói mắt thì lúc này đây tôi mới có thể nhìn thấy rõ chị của mình đang ngồi trên một cái ghế gỗ quay lưng về phía tôi, tay cầm một tách trà mà chị yêu thích. Chị tôi Hải Nguyệt là người có dáng người cao ráo rất chuẩn, ngoài ra còn có chiều cao hơn hẳn tôi và nhiều người cùng tuổi với mình cho dù tôi có chiều cao đã thuộc hàng tương đối của lớp. Có thể đó là do những năm tháng từng là thành viên của câu lạc bộ bóng rổ vẫn ẩn trong người chị. Tuy nhiên khi nhìn một hồi lâu thì người ta mới nhận ra rằng là điểm đặc trưng nhất không phải là dáng người của chị mà lại chính là đôi mắt quần thâm đen do "sở thích" thức đến mười một giờ đêm của mình. Tôi thực ra không thích đánh giá vẻ bề ngoài của người khác lắm vì tôi cho rằng như vậy là quá chủ quan và cảm tính. Không phải ai cũng là một hoa hậu vậy nên bàn tán về điều đó là một việc làm sẽ tạo ra những định kiến hoàn toàn không đúng với họ. Tuy nhiên cho dù vậy thì tôi vẫn không thể ngừng lại cái việc tạo ra nó trong đầu của mình, nó cứ luôn luôn hiện ra làm tôi vô tình tạo ra những ác cảm về người khác một cách không cần thiết. Cuối cùng chỉ có một cách mà tôi có thể làm đó chính là hạn chế mấy cái định kiến đó trở nên quá nặng. Tôi từ từ bỏ qua mấy cái suy nghĩ đó và ngồi xuống bắt đầu ăn bữa sáng của mình, cho dù không muốn phải thừa nhận cái mùi hương này rõ ràng là vẫn tốt hơn mùi khét từ thành phẩm của tôi ngày hôm qua. Tôi nốc ừng ực từng ngụm trà xuống dưới cổ họng mình, cái hương thơm của trà buổi sáng tuy không thể làm bừng tỉnh người ta như cà phê nhưng lại có thể giúp cho ta có được một vài giây phút nhẹ nhàng đầm ấm trước khi ngày mới bắt đầu. Tôi bật tivi và lên bản tin thời sự như một cách để giết thời gian cho bửa sáng. Do nó bắt đầu khá sớm vậy nên tôi rất hiếm khi xem được lúc mở đầu, tuy nhiên khi xem rồi thì ta mới thực sự cảm thấy ấn tượng với cái gu âm nhạc của nhà đài, lúc thì là sự chìm đắm của bài "Just the two of us", lúc thì lại là mang về vô số kỉ niệm như bài  "Fly me to the moon", tuy nhiên đến mấy ngày hôm nay thì những giai điệu của nhạc Pop Nhật Bản những 90 của Taeko Onuki lại được yêu thích nhất. Sau bài hát mở đầu thì chính là lúc giọng đọc quen thuộc đó đến :

- Xin chào các bạn đã đến với chương trình Chuyển động buổi sáng. Tôi là biên tập viên Quách Hương và đây là những bản tin chính của ngày hôm nay. Sự gia tăng bệnh dại đang mở rộng trên khắp cả nước, nhất là tỉnh Cà Mau, bộ y tế yêu cầu người dân tiêm chủng thường xuyên. Đại dịch châu chấu bùng phát mạnh ở Campuchia, các chuyên gia nói gì? Cuối cùng là bản tin dự báo thời tiết về tình hình nắng nóng ở khu vực Tây Nam Bộ.

   Mấy cái bản tin thời sự này có một điểm đặc biệt đó là ngày nào nó cũng nói về cái cách mà thế giới cứ đang chết đi từng ngày như thế nào. Đối với tôi thì những sự kiện đó cho dù có tới thì gần như không có cách nào chống lại mà chỉ biết chấp nhận số phận, tuy nhiên tôi vẫn xem các bản tin thời sự vào buổi sáng như một bản nhạc đánh thức ngày mới. Sau khi ăn xong tôi rửa bát rồi đi tắm và thay đồ. Trước khi đến lớp thì tôi phải đến chỗ may trang phục rồi lấy đồ cho bọn ở trong lớp cái đã. Sau đó thì  chờ đến ra về chuẩn bị sân khấu cho bọn nó luôn. Tôi không phải là một nhà phê bình nên chẳng biết là cái tiết mục nhảy múa của lớp là hay hay dở. Tuy nhiên tôi luôn tin rằng cái việc mà giáo viên bắt ép tôi vào cái hoạt động tự  nguyện và bắt phải đóng tiền thế này thì thật sự tôi cũng chẳng biết nói gì. Họ cứ nói đây là hoạt động tốt cho tập thể, tuy nhiên cho dù đọc lại bao nhiêu lần thì tôi nhận ra rằng cái việc được tặng thêm một ít điểm khen thưởng cuối năm học thật sự là chẳng giúp ích gì được cả. Sau khi mang những bộ trang phục đến lớp thì tôi mở cửa đi vào khi trong lớp vẫn chưa có một ai. Cho dù bây giờ đã 6h10 nhưng bây giờ  trong lớp chỉ tồn tại một khoảng không tối đen và im lặng bao trùm lên tất cả mọi vật khác hẳn thường ngày, duy chỉ có vài tia sáng vừa mới đi lên từ dưới đường chân trời phản chiếu cái bóng của cây phượng lên bóng nơi đây. Nhìn hình bóng của cây phượng phản chiếu lên bức tường làm trí tưởng tượng của tôi nghĩ đến loài cừu và con người. Con người tuy luôn tự tin về khả năng của mình nhưng nhìn chung về bản chất thì có vẻ khá giống với những con cừu. Con người cũng có xã hội, có trật tự, có giai cấp và trong cái giai cấp đó thì ai cũng biết mình đang đứng ở đâu. Mỗi ngày qua đi là để thực hiện những cái ham muốn nhu cầu cơ bản của mình như ăn, uống, nghỉ. Duy chỉ có điều khác biệt là cái con người còn có mấy cái nhu cầu phức tạp và cao hơn loài cừu ở chỗ là mưu cầu sự công nhận và cái ham muốn không bị lạc lỏng ở trong xã hội mà thôi. Điều đó có thể giúp cho tôi thông cảm cho mấy cái mong muốn cố chấp đến kì lạ phải làm cái tiết mục nhảy múa cho bằng được cho dù nó chẳng mang lại kết quả gì đáng kể. Sau một khoảng thời gian thì cuối cùng bọn họ cũng đến, mấy người trong đội múa cứ hí hửng mặc ngay mấy món trang phục vào ngay khi vừa thấy. Lúc đó thì mọi người cứ mong chờ buổi chiều đến thật nhanh để chuẩn bị cho buổi xây dựng sân khấu ở ngoài sân. Rất nhiều đạo cụ của tất cả các lớp tham gia múa được để ngổn ngang ở ngoài đó mà chẳng thể nào làm gì vì nhà kho đã kín chỗ, điều duy nhất họ có thể làm là để các bản hiệu yêu cầu mọi người chú ý để không dẫm đạp lên nó. Các đạo cụ của từng lớp được để ra ở mỗi khu riêng biệt và đánh dấu lớp đó để không bị lấy nhầm. Tuy nhiên cho dù như vậy thì họ vẫn thấy nó cản trở và bừa bộn nhiều quá thế nên là đành quyết định bỏ nó ra ngoài sau sân trường. Thế nên là cuối cùng sân sau trường cũng đã trở thành một đống hổn độn, chỉ có điều là một đống hổn độn ít người thấy hơn trước. Đợi được một lúc thì cũng đã vào tiết học, không có gì kinh khủng hơn sự tra tấn kéo dài năm tiết này, nhất là năm tiết khi mà mặt trời bắt đầu lộ nguyên hình của nó. Nhiệt độ ở đây không chửng lại mà luôn luôn tăng lên, cứ mỗi tiết và thời gian trôi qua là một lần nữa cái nhiệt kế lại cao hơn. Chẳng biết từ khi nào mà thành phố Cà Mau từ bốn trăm ngàn dân lại chỉ trong một tháng mà lại biến thành bốn trăm ngàn con cà rồng chen chúc lẩn nhau giữa những bóng râm khuất nắng của nơi đây. Chị tôi thường nói rằng chị nhớ thời tiết thời chỉ vừa mới sau đại dịch covid mấy năm. Thời tiết lúc đó thì cứ nóng lạnh thất thường sáng nắng chiều mưa làm rối mù cả bản tin thời tiết không biết đâu mà lần. Thời tiết bây giờ đơn giản hơn nhiều rồi, lúc nào bản tin thời tiết cũng chỉ đưa tin về hai loại hình thời tiết là trời mưa giông cực độ hoặc là các cơn sóng nhiệt đang càn quét khắp cả nước mà thôi, cũng nhờ thu gọn như thế nên dự báo thời tiết không còn lo sai nữa bởi vì một khi mà họ đã bảo là có sóng nhiệt đến thì chắc chắn sẽ chẳng có ai đó ở ngoài kia lo mưa rơi xuống. Tuy nhiên khi nhìn ra ngoài trời thì tôi mới thấy được rằng những cơn bão nắng từ mặt trời đã làm thay đổi mọi vật như thế nào. Ánh nắng của mặt trời lướt đi trên từng con đường, cửa hẻm, góc phố, mái tôn và mọi người ở dưới đó. Đường phố gần như vắng tanh chỉ hiếm khi mới có vài chiếc xe chạy ngang qua làm tôi cứ ngở là nó đã tạo ra một vệt dài mỗi lần băng qua đường do lốp cao su chảy ra vì nắng nóng. Gần như tất cả những cái cây cảnh trước kia của trường giờ đều đã bị chết khô héo và thay bằng những cây cứng đầu hơn. Nhưng những hố trồng cây bị bỏ trống chưa kịp thay mới thì vẫn ở đó chờ cho đến khi mặt đất nứt nẻ cả ra. Thậm chí cả những con người trong lớp như tôi đây lại cũng không thể thoát được sức mạnh của ông giời. Tất cả các cánh quạt quay đều một cách nặng nhọc từng vòng từng vòng nặng nhọc và luôn kêu lên một vài tiếng cót két khi quay như đang cố hoàn thành trách nhiệm của mình trước lúc lâm trung vậy. Những làn gió từ các cánh quạt này thật sự là chẳng khác gì nhỏ một vài giọt nước lên sa mạc cằn cỗi vô tận với mong muốn rằng nó sẽ hết tươi tốt. Đến đầu tiết năm thì cây quạt ở chỗ tôi nó bị hư thật, có vẻ cho dù là máy móc thì cũng mong muốn mình được giải thoát. Mồ hôi mồ kê của mọi người sau khi quạt ngừng cứ thế mà chảy như mưa lũ tháng 10 ướt hết cả áo, từng tiếng thở hồng hộc cứ cất lên như không còn quan tâm đến ai nữa. Lúc này đây tôi cũng mất hết toàn bộ sức lực để có thể chú ý đên bài giảng mà quay đầu sang cửa sổ để tìm sự cứu viện nhưng vô ích, không khí ở bên ngoài không còn đứng yên nữa mà nó  đang bắt đầu gợn sóng theo nhiệt độ của không khí làm uốn cong cả những hình ảnh đi qua nó. Tia UV từ mặt trời bắt đầu tàn sát tất cả mọi sự vật bên đường không nhanh chân chạy đi tìm chỗ trú chân, tất cả con người, nhà cửa, đường xá, cây cối ánh lên một phản chiếu một ngọn lửa vàng cam của lửa và thời tiết nơi đây. Nếu như thời tiết thời xưa thật sự như một cô gái mới lớn thì bây giờ chắc có lẽ cô gái ấy đã trưởng thành và trở thành một tên sát nhân hàng loạt tận hưởng nhửng giây phút mà nạn nhân của mình đau khổ. Lúc này đây tôi mới khi nghĩ đến cái việc phải về nhà mà toàn mạng thì tôi bổng nhiên nghe thấy tiếng vỗ cánh xào xạt cho dù rất nhỏ của vài con châu chấu đang ở bên tai mình. Những con châu chấu có khả năng biến đổi thần kì có thể ngay lập tức thích nghi ngay với những loại thuốc trừ sâu cứng đầu và thời tiết khắc nghiệt nhất. Cho dù con người có làm sao đi nữa thì nó vẫn tồn tại, vẫn phát triển và vẫn tiếp tục thỏa mãn cái ham muốn ăn uống của mình, ham muốn để duy trì nồi gióng, ham muốn để tiếp tục phát triển. Cũng có thể là do những cái ham muốn khủng khiếp đó của mình mà nó chưa bao giờ thấy đủ nên chính điều đó đã làm loài động vật nhỏ bé này ngày thường chỉ toàn lo giành giật thức ăn của nhau, ăn thịt nhau lại có thể hợp thành một quần thể có thể làm cho những con cừu thế kỉ hai mươi mốt sợ hãi đến như vậy.  

Reng...Reng...Reng

  Tiếng chuông báo hiệu giờ ra về đã đến, tôi đã định chuẩn bị đi sắp xếp dụng cụ và xuống dưới sân lắp ghép cái sân khấu cùng với mọi người nhưng cho có vẻ cái nắng nóng của mặt trời vẫn đủ để khiến cho tất cả mọi người chùn bước và nó lại khá đúng ý tôi nên thế là tôi quyết định cuốn gói đi về. Trời nóng như đổ lửa có vẻ là không phải hơi quá thật, chẳng biết có phải vì vậy hay không mà khi tôi vừa ra khỏi cổng thì có một ông nào đó lại đang giành giật đánh nhau với chú bảo vệ. Phải công nhận là với cái thời tiết này thì ai cũng có thể nổi cáu lên và nhào vô đập bất cứ ai mà họ thấy tức cho đến khi mệt lả vì cái thời tiết nơi đây. Tôi càng đi thì càng thấy nhiều xe cứu thương bắt đầu chạy đi tiếng kêu inh ỏi khắp mọi chốn, không phải xe cứu thương mà còn là xe cảnh sát dàn thành hàng đi sau chạy phóng lên như bay vù vù trong không khí. Tiếp đó là hàng loạt bốn chiếc xe cứu hỏa to lớn màu đỏ vừa to vừa nặng chạy theo sau, cũng không phải bất ngờ khi mà từ ở giữa đường lớn này đã có thể thấy được mấy cột khói đen cao chót vót lên bầu trời, thậm chí có thể ngửi được mùi khét nữa. Toàn bộ không gian xung quanh tất cả đều nhường lại cho tiếng hú còi ing ỏi của vô số mấy cái xe cảnh sát, cứu thương át cả tiếng còi ngày cao điểm. Không khí thì lại đặc quánh mùi khét từ mấy cái cột khói đen, Chắc chắn cái đợt sóng nhiệt này tồi tệ hơn mọi người nghĩ. Tất cả phía trước chỉ là những hình ảnh méo mó mờ ảo đi theo cùng nhiệt độ của ánh nắng. Nhiều lúc bàn tay tôi vả hết cả mồ hôi ra và có thể dể dàng buôn tay lái rồi sau đó chiếc xe này có thể tông trúng ngay vào bất cứ thứ gì ven đường bất cứ lúc nào. Cuối cùng khi đến cửa nhà của mình, tôi mới mừng đến chết mà lao vù đến không màng đến chị mình đang ở trước đó. May thay là chị ấy chưa kịp để ý đến việc tôi sắp tông trúng chị. Tôi vừa đi xuống xe thì Hải Nguyệt nói với tôi giọng hơi hoảng hốt:

- Này Đèn Biển, em đi ra ngoài hồi nãy có gặp chuyện gì không đấy?

- Chuyện gì là chuyện gì cơ? Chắc chị đang nói về đợt sóng nhiệt lần này.

- Em không thấy mấy cái vụ đánh lộn xảy ra khặp cả phố sao?

  Đánh lộn mà còn ở khắp cả phố luôn, kinh thật thế mà tôi không nhận ra. Có thể ở con đường tôi đi qua không có hoặc là do tôi không để ý bởi vì còn mãi chú ý đến mấy cái khác chẳng kém phần điềm gở hơn ở trên đường nên quên mất:

- Chẳng thấy gì cả, nếu có đánh nhau thì có thể là một ông say rượu nào đo đang đánh nhau với ông bảo vệ trường mà thôi. Chắc tại do trời nóng quá nên người ta như vậy chăng. Thôi mình đi vô nhà đi.

  Tôi nói với giọng hơi đùa cởn, tuy nhiên nét căng thẳng vẫn còn trên khuôn mặt chị:

- Ừ

  Khuôn mặt của tôi bắt đầu nhăn nhó lại, ướt đẩm mồ hôi, chỉ mong rằng mình vào nhà càng nhanh càng tốt. Khi chị vừa mở cửa tôi liền chạy đến hai tay phụ nâng cánh cửa cuốn lên. Mẹ tôi làm chủ một cửa hàng tiện lợi nhỏ còn bố thì làm nhân viên văn phòng nên chúng tôi đã xây dựng được một ngôi nhà khá rộng rãi. Tuy nhiên do giá nhà đất bị thổi lên quá cao nên chúng tôi quyết định xây nhà mình ở ngay đằng sau cửa hàng tiện lợi của nhà mình luôn. Khi đi đến cuối cửa hàng tiện lợi thì chúng ta có một cánh cửa thông với gian nhà chính. Nhưng do có cả xe nữa nên bọn tôi đi vào nhà bằng cửa chính của nhà mình. Hôm nay cả bố và mẹ đều đi công tác còn cửa hàng thì đang được kiểm nghiệm khả năng phòng cháy chữa cháy nên chỉ có chúng tôi ở nhà một mình. Lúc tôi định đi vào thì từ xa có một người đàn ông phóng xe cực nhanh đến thẳng chổ này, ông mặc một bộ đồ công sở rất bảnh bao nhưng lại có mấy vết rách trên nó, nón bảo hiểm ông có nguyên một mảnh lớn màu đỏ. Trên áo ông ấy cũng có mấy một số chỗ áo lấm tấm đốm đỏ khô lại. Tôi kinh hãi nhận ra nó là gì nhưng chưa kịp nói thì ông ấy đã chen ngay vào miệng:

- Xin làm ơn hãy gọi cảnh sát, có một số tên điên đang cố giết tôi.

Chị tôi mặt cố gắng giữ bình tĩnh hỏi lại ông ấy:

- Chú, đang nói gì vậy? Tên điên nào cơ?

- Không được đâu, không thể giải thích ở đây đâu. Hai cháu phải tin chú, bọn chúng . . . Bọn chúng đang xé xác người khác ra đấy. Chú đã tưởng mình không thể thoát nỗi. Điện thoại cũng bị bỏ lại ở đó.

- Được rồi để cháu gọi cảnh sát.

- Khoan đã ở ngoài nay không an toàn, nhanh đi vô nhà thôi.

- Không sao đâu chú, cảnh sát sẽ đến nhanh thôi.

Chú ấy nói như muốn đứt hơi, mồ hôi mồ kê chảy đầm đìa ướt hết cả áo. Vừa mới nói xong chú quỵ cả người xuống, hai tay chống chân thở hồng hộc, gần như không thể di chuyển nổi. Cảm giác rằng chỉ cần lay nhẹ một cái là người đàn ông ấy có thể ngã quỵ về sau. Tôi cố ý dìu chú ấy vào trong chỗ có mái che trước cửa nhà, vừa đi chú vừa nói rằng phải vào nhà ngày vì chỗ này bọn chúng có thể đến bất cứ lúc nào. Lúc đang dìu chú ấy thì bổng nhiên một người có mang đồng  phục màu xanh đi đến. Chú ấy bừng tỉnh chạy thẳng đến chỗ đó lay người chú cảnh sát vừa nói

- Trời ơi anh cảnh sát, anh phải cứu tôi. Có một bọn điên, bọn chúng . . . giết sạch hết tất cả mọi người rồi.

- Sở cảnh sát tang hoang hết cả rồi, tôi vừa đi về sở thì tất cả mọi người đã chết. Tôi phải chạy nhanh lắm mới kịp thoát.

- Cái gì? Không thể nào. Anh đang nói thật sao?

- Khoan đã, chắc chắn phải còn sở cảnh sát khác nữa chứ. Chú có thể gọi họ không? – Chị bắt đầu nhận ra vấn đề

- Chú gọi họ rồi nhưng cả ngày hôm nay toàn bộ đường dây đều đã bị quá tải, vô số vụ bạo loạn diễn ra khắp thành phố.

- Chú nói thật không? Đây là đường dây cảnh sát cơ mà – Tôi nói

- Là thật đấy, toàn bộ các bệnh viện cũng vậy. Chẳng biết từ đâu xuất hiện một nhóm người bạo loạn, cả lực lượng cơ động cũng được điều động nhưng không biết giờ ra sao nữa. Chú định đi về nhà kiểm tra gia đình nhưng khi đó có một vụ tông xe chắn hết cả toàn bộ con đường. Cuối cùng chú mới đến đây vì đây là đường vòng ra khỏi chỗ đó.

Chúng tôi hỏi dồn dập, bộ đồng phục xanh của chú ấy ướt đẩm lại. Tất cả chúng tôi mình mẩy đều ướt đẩm, cổ thì khô ran đến nức nẻ, mắt chỉ muốn đóng sầm lại, chân tay bắt đầu buông lỏng xuống như cọng mì. Nhưng không vì thế mà có ai dám dừng lại. Đúng lúc chúng tôi đang không chịu đựng được nữa mà đi vào nhà thì một tiếng vọng từ xa:

- Khoan đã đừng đóng cửa, cho chúng tôi vào với.

Chị và chú cảnh sát chạy ù ra còn tôi chỉ dám đứng đằng sau. Một cô gái đang cố gắng nâng đỡ một người đàn ông trung niên đầu để lộ nguyên một khoảng hói lớn bóng gợn. Họ vừa đi vừa thở hồng hộc, đôi lúc còn sắp mất đi thăng bằng mà suýt ngã xuống mặt đường nhựa. Chị tôi dè chừng cực độ, đứng đằng sau cánh cửa không cho họ nhìn thấy mình. Chúng tôi im lặng không dám nói câu nào,  tôi nhìn liếc qua cánh cửa thì ở ngoài xa thấy một cái cơ thể máu me đầy mình, đi đứng loạn choạng nhưng sau một lúc thì nó dừng lại và nó bắt đầu nhìn về phía này. Hắn ta là ai vậy? Tại sao người hắn lại máu me đến như vậy? Liệu hắn đã giết ai rồi chăng? Nếu tôi để họ ngoài nay thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tôi ngập ngừng một lúc rồi lấy tay kéo ông bác và cô gái vào:

- Đóng cửa lại! Nhanh lên! – Ông ấy quát lớn

Gần như ông ấy đổ gục ra sau ngay sau đó nhưng  chú cảnh sát đã đở được ông ấy. Tôi và chị kéo sầm cánh cửa cuốn lại

RẦM! .



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top