Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Chương 1: Giới thiệu

Bộ truyện này vốn nói đến một triều đại nhưng lại không nằm trong triều đại lịch sử nào, chỉ là một triều đại giả tưởng thôi, tuy nhiên có mượn ghép rất nhiều điều từ các triều cổ Việt Nam nên không lạ gì khi các bạn gặp phải một số chi tiết rất quen thuộc như bộ máy nhà nước, tiền tệ hay hậu cung của vua chúa.

Sau đây là một số tổng hợp chi tiết sẽ có thể xảy ra trong truyện, tôi liệt kê sẵn để có gì không hiểu các bạn có thể tìm đọc lại. Bởi vì truyện xuyên suốt một mạch, có thể tôi đã giải thích nhưng các bạn không nhớ được, hoặc không biết được nó nằm ở chương nào, chỗ nào nên tôi để ngay lên đầu để tiện hơn.

1 nước thì có rất nhiều tỉnh, bên dưới có huyện, xã, làng xóm..v.v.. và trung tâm chính là kinh thành, giống như thủ đô ngày nay. Bên trong kinh thành thì có rất nhiều cơ quan khác như phủ tể tướng, phủ quan lại, phủ nha môn..v.v.. và mấu chốt là có hoàng thành, tử cấm thành. Hoàng thành là nơi dành riêng cho hoàng thất, có cung vua, nó nơi thiết triều, có cung thiếp thất..v.v.. Mọi người tránh nhầm lẫn kinh thành và hoàng thành nha, kinh thành giống như thủ đô, Hà Nội chẳng hạn, còn hoàng thành nằm bên trong kinh thành. Tử cấm thành là nơi chỉ có vua mới được đi vào, còn bên trong đó có gì các bạn có thể tìm hiểu trên gg để rõ hơn.

Bộ máy nhà nước

*Vua đứng đầu, bên dưới có hai cơ quan lớn là Trung Ương và Địa phương.

-Trung ương có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn:

6 bộ: Lại bộ (là bộ giữ việc quan tước, phong tước, ân ban thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn), Hộ bộ (giữ chính sách điền thổ, hộ khẩu, tiền thóc, điều hòa nguồn của cải nhà nước), Học bộ (tên gọi về sau của Lễ bộ, giữ việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu văn, sứ thần cống nạp, các quan chầu mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, tăng lục, đạo lục, giáo phường, đồng văn nhã nhạc. Bộ này trông coi việc tổ chức và kiểm soát vấn đề thi cử chọn người tài ra giúp triều đình), Binh bộ (giữ việc binh nhung, quân cấm vệ, xe ngựa, đồ nghí trượng, khí giới, giữ việc biên giới, lính thú, nhà trạm, phố xá, nơi hiểm yếu, việc khẩn cấp, tuyển dụng chức võ), Hình bộ (giữ việc luật lệnh, hình phạt án tù, ngục tụng và xét xử người phạm tội ngũ hình), Công bộ (coi việc xây dựng thành hào, cầu cống đường sá, việc thổ mộc, thợ thuyền, tu sửa xây dựng, thi hành lệnh cấm về núi rừng, vườn tược và sông ngòi). Cơ quan chuyên môn có Hàn Lâm Viện (phụ trách các sắc dụ công văn), Quốc Tử Giám (quản lí mảng giáo dục), Ngự Sử Đài (mang trọng trách thanh tra quan lại), Nội Vụ (trông coi các kho tàng), Thái Y Viện (thực hiện việc chữa bệnh và thuốc thang), Quân đội hay còn gọi ám vệ (bảo vệ quốc gia và vua).

-Địa phương gồm: Ti (đô ti, thừa ti, hiến ti) -> Phủ -> Huyện -> Xã.

Đứng đầu Ti là Tổng đốc, dưới là Tuần phủ. Bố chánh sứ ti lo về thuế khóa, hộ khẩu, hành chính. Án sát sứ ti: lo về an ninh luật Lãnh binh: đảm đương về mặt quân sự. Phủ Huyện Xã có Cai tổng, phó tổng.Tiền tệ

-Xu: Đơn vị thấp nhất.

-Hào: bằng 10 xu

-Văn: 10 hào.

-Trinh: cái này không có hệ thống đo rõ ràng nên tôi sẽ để nó bằng 30 văn.

-Mạch: bằng 60 văn.

-Quán: bằng 10 mạch.

Thời gian

1 canh giờ = 2h; 1 khắc = 15p

Khoảng cách.

1 trượng = 4m; 1 thước = 40cm; 1 tấc = 4cm; 1 phân = 4mm; 1 dặm = 444,44m; 1 lý = 1km

Giờ

-Ngày có 12 canh giờ: Tý sửu dần mão thìn tỵ ngọ mùi thân dậu tuất hợi. Giờ tý là từ 23h đến 1h, cứ vậy tiếp tục.

-Ban ngày có 14 tiếng chia làm 6 khắc: mỗi khắc có 2h20p bắt đầu từ 5h và kết thúc 19h.

-Ban đêm có 10 tiếng chia làm 5 canh: mỗi canh hai tiếng bắt đầu từ 19h và kết thúc 5h.

Hậu cung. Thiếp thất

*Hoàng hậu đứng đầu (Nhiều triều đại cổ ở Việt Nam, nhất là triều Nguyễn-Triều đại cuối cùng không có chức này, chỉ có hoàng quý phi là cao nhất thôi, nhưng ở đây tôi vẫn để là có Hoàng hậu nha)

*Tam phi: Qúy phi, Minh phi, Kính phi.

*Tam tu: Tu nghi, Tu dung, Tu viên.

*Cửu tần: Qúy tần, Hiền tần, Trang tần, Đức tần, Thục tần, Huệ tần, Lệ tần, An tần, Hòa tần.

*Tam chiêu: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên.

*Tam sung: Sung nghi, Sung dung, Sung viên.

*Lục chức: Tiệp dư, Dung hoa, Nghi nhân, Tài nhân, Linh nhân, Lương nhân.

Cha mẹ.

*Thái hoàng thái hậu: bà

*Thái hậu: mẹ

*Thái thượng hoàng: bố

*Thái phi: mẹ kế

Con cái

*Con gái: công chúa.

*Con trai: thái tử, hoàng tử.

*Con rể: phò mã

*Con dâu vợ thái tử: thái tử phi, trắc phi, trắc thứ. Vợ hoàng tử: hoàng tử phi, trắc phi, trắc thứ.

Vương

*Vương gia: Anh hoặc em của vua. Vợ là vương phi, trắc phi, trắc thứ, phu nhân. Con trai gọi là thế tử (người thừa kế), quận vương, quận chúa.

*Thân vương: con trai vua. Vợ con gọi giống như trên.

Cách phong vương: sau lễ trưởng thành* thì sẽ được phong vương cai quản một vùng và cách gọi tên đất phong+vương/ thân vương (vd: phong vương ở An Nam thì tên sẽ là An Nam vương hoặc An Nam thân vương).

*Lễ trưởng thành hay còn gọi nhược quán là 20 tuổi.

Các bối phận khác

*Anh/ em vua: vương

*Chị/ em vua: thái công chúa/ công chúa

*Con thái tử: Hoàng thái tôn

*Cháu thái tử: Hoàng thành tôn.

*Cha thái hậu/ hoàng hậu: quốc trượng

*Em thái hậu/ hoàng hậu: quốc cữu.

(Còn nhiều nhưng không biết có xuất hiện hay không nên nếu có sẽ đề sau)

Cung nhân

*Thái giám chia làm năm hạng:

-Hạng nhất (Thủ đẳng) gồm Quảng vụ và Điểm sự thái giám.

-Hạng nhì (Thứ đẳng) gồm Kiểm sự và Phụng nghi thái giám.

-Hạng ba (Trung đẳng) gồm Thừa vụ và Điển thắng thái giám.

-Hạng tư (Ái đẳng) gồm Cung sự và Hộ thắng thái giám.

-Hạng năm (Hạ đẳng) gồm Cung phụng và Thừa biện thái giám.

*Cung nữ và mấy thứ bậc khác nữa nhưng mà tôi search thì nó không ra nên để không vậy.

*Lưu ý: mấy cái trên là tôi lấy tổng hợp từ các triều và nhiều nhất là triều Nguyễn nha, ai muốn tìm hiểu sâu hơn cứ vào tìm phong kiến triều Nguyễn là nó ra. Hơn nữa bối cảnh hay một số địa điểm nào đó, nhiều nơi tôi lấy thật ở ngoài đời cho vào bên trong này cho giống với văn phong Việt, để tránh khi đọc truyện các bạn cứ bảo sao rõ ràng tác giả là người Việt nhưng lại viết lái sang Trung Quốc, hay văn phong đậm chất Trung Quốc. Xin lỗi nha, từ đặt tên, thành ngữ gì đó 100 phần trăm là tôi tìm hiểu trên mạng, trên đó cũng có hết đấy, rồi tình tiết hay những sự kiện trong truyện cũng đậm chất Việt Nam, đặc biệt là không pha tạp. Bạn nào đọc Trùng sinh chi hảo bồi người rồi thì sẽ rõ thôi.

Lảm nhảm đủ rồi, chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top