Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Phần 2 (51-100)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

51. (KTNN 105, ngày 01-4-1993)

ĐỘC GIẢ: Tại sao người ta lại ghép tên con chim (có cánh, đẻ trứng) với tên con chuột (có vú, đẻ con) thành tiếng đôi "chim chuột" để chỉ chuyện trai gái ve vãn, tán tỉnh nhau?

AN CHI: Hai con vật hữu quan, một con thuộc lớp chim, một con thuộc lớp có vú, tất nhiên không thể "tình tự" với nhau được. Đó là xét về sinh vật học. Còn xét về từ nguyên thì chim chuột cũng không phải là một tổ hợp được tạo ra theo qui tắc cấu tạo từ ghép đẳng lập của tiếng Việt. Nó chỉ là kết quả của một sự dịch nghĩa từ các thành tô của một địa danh Trung Hoa: Điểu Thử

Đồng Huyệt (= Chim Chuột Cùng Hang), cũng gọi tắt là Điểu Thử (= Chim Chuột).

Đó là tên một ngọn núi trong dãy Tần Lĩnh, nằm ở phía Tây huyện VỊ Nguyên, phủ Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Núi này có tên như thế là vì dân chúng ở địa phương đã quan sát được hiện tượng chim chuột ở cùng một hang. Giông chim đó có tên là đồ hoặc mộc nhi chu còn giống chuột đó có tên là đột hoặc ngột nhi thử. Sách Cam Túc chí chép: "Đất Lương Châu có con ngột nhi thử, giống như con chuột, có con chim tên là mộc nhi chu, giống như con sẻ, thường cùng con ngột nhi thử ở chung một hang. Đó chính là (chim) đồ (chuột) đột nhưng chỉ là tên xưa tên nay khác nhau mà thôi". Vậy con mộc nhi chu, tức con chim đồ, chỉ là kẻ sống nhờ ở hang của con ngột nhi thử, tức con chuột đột. Giữa chúng không thể có quan hệ "tình cảm" hoặc "tính dục" được.

Nhưng cháu mười hai đời của Khổng Tử là Khổng An Quốc, khi chú giải Kinh thư, đã giảng bốn tiếng Điểu Thử Đồng Huyệt như sau: "Chim (và) chuột cùng nhau làm (con) trống (con) mái (Chúng tôi nhấn mạnh - AC) cùng chung hang sống ở núi này, (vì vậy) mới gọi tên núi là Chim Chuột". Từ xưa, đã có nhiều người cực lực bác bỏ cách giải thích này của họ Khổng, chẳng hạn như Đỗ Ngạn Đạt và Trương Án đều quả quyết rằng đó không phải là chuyện đực cái hoặc trống mái giữa chim và chuột.

Tuy nhiên nhà nho Việt Nam thì lại tin tưởng ở nhà chú giải họ Khổng. Khổng Tử là Đức Thánh thì

Khổng An Quốc cháu ngài cũng phải là một quyền úy. Bậc quyền uy này đã giảng rằng "điểu thử đồng huyệt" là chuyện trống mái giữa chim và chuột thì việc nhà nho Việt Nam dịch hai tiếng điểu thử thành chim chuột để chỉ chuyện tán tỉnh, ve vãn giữa trai gái cũng là điều rất tự nhiên!

'k 52. (KTNN 106, ngày 15-4-1993)

ĐỘC GIẢ: Mục Chuyện Đông chuyện Tây trên Kiến thức ngày nay số 95 đã không giải đáp dứt khoát thành ngữ "mười hai bến nước" mà chỉ mới xác định cách giảng của Huình-Tịnh Paulus Của "hợp lý hơn" cách hiểu do ông Triệu Văn cẩn nêu lên. Ngoài cách hiểu mà ông Triệu Văn cẩn đã nêu, còn có thể hiểu "mười hai bến nước" là 12 nghề nghiệp trong xã hội ta ngày xưa: sĩ, nông, công, thương, nho, y, lý, bốc, ngư, tiều, canh, mục hoặc là 12 tuổi tính theo thập nhị chi: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, V.V..

AN CHI: Trên Kiến thức ngày nay số 95, chúng tôi có nói rằng đây là chuyện do từ nguyên dân gian gây ra nhưng vi vấn đề hơi phức tạp nên chúng tôi có hẹn đến một dịp khác sẽ trình bày rõ. Nay xin nói vắn tắt như sau. Hai danh từ bến và thuyền vẫn được dùng theo ẩn dụ để chỉ người con gái và người con trai trong quan hệ đính ước, hẹn hò. Từ cách dùng này, đi xa thêm một bước, bến lại được dùng để chỉ số phận của cá nhân, thường là phụ nữ, trong quan hệ nhân duyên. Chữ nhân ở đây viết là is và nhân duyên được Mathews' Chinese- English Dictionary giảng là "the fate or influence which brings lovers together" nghĩa là "sô' phận hoặc ảnh hưởng gắn bó (hai) người yêu với nhau". Bến nước trong thành ngữ mười hai bến nước chính là thứ nhân duyên này. Nhưng trong tiếng Hán lại còn có một thứ nhân duyên khác, với chữ nhân viết là 0. Đây là nhân duyẽn của nhà Phật mà cũng quyển từ điển trên đã giảng như sau: "the cause which produces effects in a future life" nghĩa là "cái nhân tạo ra những cái quả trong kiếp sau". Theo điển lý nhà Phật thì có tất cả mười hai nhân duyên, tiếng Hán gọi là thập nhị nhân duyên. Do cách hiểu theo từ nguyên dân gian - mà vì khuôn khổ có hạn, chúng tôi cũng không thể nói kỹ tại đây - nên người ta mới đánh tráo thứ nhân (ịuyên của thần Ái tình vào chỗ thứ nhân duyên của nhà Phật mà diễn nôm thập nhị nhân duyên thành mười hai bến nước. Hóa cho nên chỉ có hai bến như Huình-Tịnh Paulus Của đã nói "hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục (...) may thì nhờ, rủi thì chịu" đó mà thôi. Từ điển gia của chúng ta đã không thấy được hiện tượng từ nguyên dân gian nên mới viết rằng "tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần". Nhưng ông vẫn rất đúng ở chỗ ông không thừa nhận rằng ở đây hai tiếng mười hai có ý nghĩa xác thực như khi chúng được phân bố cho những ngôn cảnh bình thường khác.

Để cho rõ hơn, chúng tôi xin được nhắc đến lý thuyết hữu quan của nhà từ nguyên học tiên phong hiện đại người Pháp là Pierre Guiraud trong cuốn Les locutions françaises (Paris, 1973). Đó là chương V mang tiêu đề "Accidents linguistiques" (Các sự cố ngôn ngữ) trong đó tác giả đã bàn đến những sự đan chéo hình thức (croisements de formes) và những sự lan truyền ý nghĩa (contaminations de sens) giữa các thành ngữ và từ ngữ với nhau. Phàm đôi với các thành ngữ hóc búa kiểu mười hai bến nước mà khi nghiên cứu lại không xét đến các hiện tượng trên đây thì khó lòng tìm ra sự thật, ơ đây, nhân duyên của thần Ái tình đã lây nghĩa cho nhân duyên của nhà Phật nên mới tạo ra lổì nói oái oăm đó.

Mười hai thành phần đã kể ra chỉ là kết quả của một sự liệt kê trùng lặp cốt tìm cho đủ con số vì nho cũng là sĩ mà canh thì cũng là nông. Hiểu theo nghĩa rộng, nho, y, lý, bốc, cũng lại là sĩ cả. Mười hai địa chi cũng không liên quan gì đến thành ngừ đang xét.

53. (KTNN 106, ngày 15-4-1993)

ĐỘC GIẢ: Xin góp ý cho mục Chuyện Đông chuyện Tây ở Kiến thức ngày nay số 98 như sau: Tiếng Pháp Ouïes de poisson và tiếng Anh the gills of a fish là khứu giác của cá. Trừ tác giả Chuyện Đông chuyện Tây, không có ai nói tai con cá là mang của nó cả.

AN CHI: Ouïes de poisson và the gills of a fïsh chính là mang cá. Riêng tiếng Pháp ouïe thì có nghĩa gốc là thính giác chứ không phải "khứu giác", vẫn biết trừ chúng tôi ra không ai nói tai là mang cá nhưng xin được thưa thêm như sau. Con "cá vức bốn tai" trong Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa mà chúng tôi đã dẫn chính là con cá mà Hán ngữ gọi là tứ tai lô, nghĩa là "cá lô bôn mang". Ba tiếng tứ tai lô đã được Từ hải giảng như sau: "Một loại cá lô, dài khoảng bôn, năm tấc (tấc Tàu - AC), miệng rộng đầu to, hai cái mang bành rộng ra, đế lộ những đường vân đỏ tía, tựa như là có bốn mang (tứ tai) cho nên gọi là cá lô bôn mang (tứ tai lô), tục gọi là cá bốn mang (tứ tai ngư)". Từ hải còn dẫn thêm Chính tự thông như sau: "Cá lô ở mọi nơi đều (chỉ có) hai mang, riêng (cá lô) Tùng Giang thì (có) bốn mang". Trong giới động vật, có một nhóm gọi là nhóm bốn mang, tiếng Pháp là tétrabranche, thì tiếng Hán gọi là tứ tai loại. Từ những điều trên đây suy ra, cá vức bốn tai chính là cá vức bốn mang. Không thể nào khác thế được.

Vậy, dù chỉ một mình chúng tôi nói, thì tai ở đây vẫn cứ là mang đó thôi!

iĩ 54. (KTNN 106, ngày 15-4-1993)

ĐỘC GIẲ: Chuyện Đông chuyện Tây trên Kiến thức ngày nay số 98 có giải đáp về câu "Dán bùa 1. mèo. Xin có đôi lời góp ý như sau. Cái đầu hồi nhà, miền Bắc gọi là vỉ ruồi, miền Trung gọi ỉà khu bị, miền Nam cố nơi gọi là khu đĩ. Chưa nghe ai gọi đó là cái 1. mèo. Câu "dán bùa 1. mèo" bắt nguồn từ một chuyện cổ kể rằng họ hàng nhà chuột họp đại hội bàn cách tiêu diệt giông mèo là kẻ thù truyền kiếp của chúng. Một con chuột già bày cách đi tìm một phù thủy cao tay xin một lá bùa triệt sản để dán vào bộ phận sinh dục của con mèo cái cho mèo tịt đẻ. Bùa đem về rồi nhưng chẳng có con chuột nào dám xung phong đi làm cái nhiệm vụ hết sức vinh quang mà nguy hiểm đó nên rốt cuộc họa diệt chủng vẫn lơ lửng trên đầu. Vì thế câu "dán bùa 1. mèo" mới chỉ việc làm không đến nơi đến chôn. Còn về việc dán bùa trong nhà thì người dán là chủ nhà và chỗ dán là cây đòn dông chứ không là cái đầu hồi.

AN CHI: vẫn có người gọi đó là l. mèo! Chẳng hạn Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ trong Việt Nam tự điển đã ghi và đã giảng như sau:

"l. mèo Đầu hồi. Góc giụm hình tam giác nơi hai mái nhà giáp nhau".

Chính cái dáng "góc giụm hình tam giác" đã gợi ý cho người bình dân gọi nó là cái 1. đấy. Miền Bắc gọi đầu hồi là đầu hồi, còn vỉ ruồi (= đầu hồi) là một hiện tượng lâm thời thuộc về lời nói chứ không phải là một đơn vị từ vựng cố định. Vỉ ruồi theo nghĩa đen xuất hiện trong phong trào vệ sinh yêu nước tại chiến khu Việt Bắc và một số vùng tự do khác thời kháng chiến chống Pháp. Người ta đan những cái vỉ nhỏ bằng tre, cỡ bàn tay và thường là hình tam giác, để đập ruồi nên mới gọi là vỉ ruồi. Một ít người đã dùng lốì ẩn dụ mà gọi cái đầu hồi nhà là vỉ ruồi nhưng đây tuyệt nhiên không hề là một cách gọi phổ biến. Đến như khu bị và khu đĩ thì đây lại là hai lối nói trại của thu kỉ (X., chẳng hạn, sđd của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ hoặc Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của) mà lối nói trại này suy đến cùng cũng là do ảnh hưởng gián tiếp của 1. trong 1. mèo (các từ khu, đít, trôn đều có thể dùng theo uyển ngữ để chỉ cái 1.).

"Chuyện cổ" mà ông đã kể lại để giải thích sự ra đời của câu "dán bùa ỉ. mèo" không phải là xuất xứ đích thực của thành ngữ này. Đó là lốì giải thích mà ngữ học gọi là từ nguyên dân gian. Phàm khi người ta chưa hiểu được xuất xứ đích thực của một hiện tượng từ vựng thì người ta đặt ra một câu chuyện có liên quan đến nghĩa của từng yếu tố cấu thành nó để giải thích nguồn gốc của nó. Câu chuyện đó thường rất thú vị nhưng nó lại chẳng có liên quan gì đến nguồn gôc đích thực của đơn vị từ vựng đang xét cả.

Về vấn đề người dán bùa và chỗ dán bùa mà ông đã nêu, để trả lời, chúng tôi xin trích dẫn Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương như sau: "Cách thức và những phong tục về sự làm nhà thực là bách quang thập sắc; từ nhà nghèo đến nhà giàu, từ miền này sang miền khác, nhất là xứ Bắc so với xứ Trung và xứ Nam, ta thấy khác Jihau rất nhiều". (Nxb Bôn Phương, Sài Gòn, không ghi năm, tr.179). Vậy không thể lấy những điều do ông nêu lên mà làm tiêu chuẩn để đánh giá đúng sai được.

'k 55. (KTNN 107, ngày 01-5-1993)

ĐỘC GIẢ: Tôi có thể tạm hiểu tiếng văn dùng làm chữ lót trong tên của phái nam đại khái là "nho nhã, thanh tao". Nhưng tiếng thị -dùng làm chữ lót trong tên của nhiều người thuộc phái nữ thì xin chịu.

AN CHI: Về vấn đề này, Lê Trung Hoa có cho biết như sau: "Chúng tôi đọc thấy một điểm đáng chú ý trong cuôn Les langages (sic) de l'humanité của Michel Malherbe (...): có lẽ tên đệm Văn có nguồn gốc từ tiếng A Rập ben (con trai) và tên đệm Thị cũng từ tiếng A Rập binti (con gái) do các thương nhân A Rập vào buôn bán ở bờ biển Việt Nam. Tuy tác giả không nêu cứ liệu, chúng tôi thấy có khả năng đúng, vì: - về ngữ âm ben cho ra văn, binti cho ra thị là có thể chấp nhận; - Việt Nam chịu ảnh hưởng "họ" của người Trung Hoa. Nhưng người Trung Hoa trước đây và hiện nay không dùng các từ đệm văn và thị phổ biến như người Việt Nam" (Họ và tên người Việt Nam, Hà Nội, 1992, tr.62, chth.l).

Theo chúng tôi thì nói ben có thể cho ra văn còn binti có thể cho ra thị chẳng khác nào nói rằng tiếng Pháp petit đã cho ra tiếng Việt bé tí còn colosse thì đã cho ra khổng lồ, chẳng khác nào nói tiêng Ý ciao đã cho ra tiếng Việt chào còn tiếng Tây Ban Nha nino thì đã cho ra nhỏ nhí.

Thật ra thị là một từ Việt gốc Hán, chữ Hán viết là í^,. Đây là tiếng dùng để chí phụ nữ. Nghĩa này của nó được Từ nguyên và Từ hủi ghi là "phụ nhân xưng thị" (đàn bà gọi là thị) còn Vương Vân Ngũ dại từ điển thì ghi là "phụ nhân" (đàn bà) và Mathews' Chiìiesc- English Dictionary thì ghi "a female" (người thuộc giới tính nữ). Từ nguyên còn cho biết rõ thêm rằng ngày nay thị cũng là một từ mà phụ nữ dùng để tự xưng (Kim dịch ui phụ nhân tự xưng chi từ). Trong tiếng Việt, nó còn có một công dụng mà Từ điển tiếng Việt 1992 đã ghi như sau: "Từ dùng đế chỉ người phụ nữ ở ngôi thứ ba với ý coi khinh". Vậy rõ ràng thị có nghĩa là đàn bà.

Nhưng do đâu mà nó trở thành tiếng lót, tức tên đệm của phụ nữ*? Tất nhiên là từ công dụng của nó trong tiêng Hán mà ra, sau một quá trình chuyển biến ngữ nghĩa. Còng dụng này đã được Hiện đại Hán ngữ từ điên (Bắc Kinh, 1992) chí ra như sau: "Đặt sau họ của người phụ nữ đã có chồng, thường thêm họ chồng vào trước họ cha đe xưng hô" (Phóng tụi dĩ liôn pliụ nữ đích tính hậu, thông thường tại phụ tính tiền gia phu tính, tác vi xưng hô). Thí dụ: Triệu Vương thị là người đàn bà mà họ cha là Vương còn họ chồng là Triệu.

Người Việt Nam ngày xưa đã không làm y hệt theo cách trên đây của người Trung Hoa mà chỉ đặt thị sau họ cha rồi liền theo đó là tên riêng của đương sự theo kiểu cấu trúc "X thị Y", hiểu là người đàn bà họ X tên Y. Cấu trúc này giống như cấu trúc có yếu tố công (= ông) mà dân Nam Bộ đã dùng để gọi nhà yêu nước Trương Định một cách tôn kính: Trương Công Định, có nghĩa là ông (được tôn kính) họ Trương tên Định. Hoặc như của chính người Trung Hoa khi họ khắc trên mộ chí của Trương Khiên mấy chữ Trương Công Khiên (chi mộ), có nghĩa là (mộ của) ông (được tôn kính) họ Trương tên Khiên. Vậy, cứ như đã phân tích, Nguyễn thị A là người đàn bà họ Nguyễn tên A, Trần thị B là người đàn bà họ Trần tên B, còn Phạm thị c là người đàn bà họ Phạm tên c, v.v. Cách hiểu nguyên thủy này đã phai mờ dần theo thời gian, làm cho về sau người ta tưởng răng thị chỉ là một yếu tố có tính chất "trang trí" cho tên của phái nữ mà thôi. Chính vì đã không còn hiểu được công dụng ban đầu của thị nữa nên người ta mới dùng nó mà làm tiếng lót, nghĩa là tên đệm, cho các bé gái khi chúng vừa mới lọt lòng mẹ. Người ta đã làm như thế mà không ngờ rằng ngày xửa ngày xưa, các cụ bà của chúng chỉ được dùng tiếng thị để chỉ định sau khi họ đã trưởng thành, và rằng thị chỉ được dùng chủ yếu là trong lời nói, đặc biệt là trong ngôn ngữ hành chính, chứ không phải là cho việc đặt tên.

Ý nghĩa và xuất xứ của thị theo chúng tôi đại khái là như thế. Chứ tiếng binti của các chú lái buôn người Á Rập thì chẳng có liên quan gì với nó cả.

^ 56. (KTNN 107, ngày 01-5-1993)

ĐỘC GIẢ: Có phải Hằng Nga (vợ của Hậu Nghệ trong thần thoại Trung Hoa) còn có tên là Thường Nga hay không? Tại sao?

AN CHI: Vâng, Hằng Nga còn có tên là Thường Nga. Trước đời Hán Văn Đế (179-156 tr.CN), người ta vẫn gọi nàng tiên đã ăn cắp thuốc trường sinh này là Hằng Nga. Nhưng từ đời Văn Đế nhà Hán thì do kỵ húy mà nàng đã được cải gọi là Thường Nga vì tiếng thứ nhất trong tên của nàng lại trùng với tên húy của Văn Đế. Tên húy của ông vua này chả là Hằng. Chữ viết tuy khác nhau nhưng cách phát âm lại là một, cho nên người ta đã phải tìm cách thay tiếng Hằng trong tên của nàng bằng một tiếng khác. Người ta đã chọn cho tiếng hằng một từ đồng nghĩa là thường vì tiếng sau có chung với tiếng trước một nét nghĩa là "diễn ra hoặc tồn tại lâu dài trong thời gian". Cứ theo từ nguyên, Hằng Nga hoặc Thường Nga đều có nghĩa là sắc đẹp vĩnh cửu hoặc người đẹp trường tồn (nga là người con gái đẹp hoặc sắc đẹp của người con gái).

Chính vì những lẽ trên mà Hằng Nga còn có tên Thường Nga. Trong tiếng Hán phổ thông hiện nay (tiếng Bắc Kinh) Thường Nga có xu hướng thông dụng hơn Hằng Nga chính cũng là do tục kỵ húy ngày xưa mà ra.

57. (KTNN 108, ngày 30-4 & 01-5-1993)

ĐỘC GIẢ: Xin gởi lời giái dáp câu hỏi về hai tiếng cù là (Kiến thức ngày nay sô 99, mục Chuyện Đông chuyện Tây) như sau. Kẹo chocolat nhập từ Pháp khoáng thập niên 1920-30. Người biết, dọc tiếng Pháp phát âm là sô-cô-la còn giới bình dân thì đọc trại ra là súc-cù-là. Đa số người sinh sống tại Sài Gòn - Chợ Lớn thường gọi màu nâu là màu sô-cô-la hay súc-cù-là. Bấy giờ, hiệu Nhị Thiên Đường có bào chế loại dầu gió ở dạng sáp mềm có màu súc-cù-là. Loại dầu này ban đầu được gọi là dầu súc- cù-là, về sau gọi gọn lại là dầu cù là. Khoảng đầu thập niên 60, dầu cù là Mac Phsu được nhập từ Miến Điện, tuy chẳng có màu cù-là nhưng cũng được gọi là dầu cù là. Ngôn ngữ là như thế!

AN CHI: Người Nam Bộ chưa bao giờ phiên âm chocolat thành "súc-cù-là". Đây là dạng phiên âm của người miền Bắc. Là người sanh ra và lớn lên tại Sài Gòn - Chợ Lớn, từ cha sanh mẹ đẻ, chúng tôi chưa hề nghe dàn ở đây gọi chocolat bằng ba cái âm đó. Vì thế, họ cũng không hề gọi màu chocolat là màu "súc-cù-là". Học giả Vương Hồng sển, người thông thạo về cổ tích và sinh hoạt của đất Sài Gòn và đất Nam Bộ, đã nghe người bình dân Nam Bộ gọi chocolat là sỏ-cu-la từ hồi còn bé. Xin chép hiến ỏng lời của học giả này như sau: "Thuơ nhỏ tôi có được nghe đám con nít chợ Sóc Trăng hát như sau: "Ac-táp-lách Sô-cu-la Canh-ti-na Bồn-Kèn (...) Về sau khi lên học trường Sài Gòn, tôi mới được nếm mùi tấm tablette de chocolat bán tại góc đường Catinat và Bonard gần Bồn Kèn tôi mới thấy rõ có lẽ câu này thuở ấy là do một món quà sang trọng hiếm có (món chocolat - AC) được đem về xứ quê, chợ Sóc Trăng yêu mến của tôi, nhưng bởi phát âm không rành nên nghe trại bẹ như vậy chăng?" (Sài Gòn năm xưa, Thành phô Hồ Chí Minh, 1991, tr.106). Thế là dân "xứ quê Sóc Trăng" đã gọi chocolat thành "sô-cu-la" từ ngót 80 năm nay và nói chung dân Nam Bộ chưa bao giờ gọi chocolat là "súc-cù-là" cả.

Dầu cù là Mac Phsu cũng không nhập vào Sài Gòn hồi thập kỷ 60 như ông nói mà trước đó rất lâu. Tổng đại lý của dầu cù là Mac Phsu tại Sài Gòn trước đây nằm trên đường Frère Louis (nay là Nguyễn Trãi, quận Một), gần nhà thờ Huyện Sĩ, cách cổng xe lửa (nay đã bỏ) chỉ có mấy căn phố. Phía sau lưng nó nay là đường Phạm Ngũ Lão, ngó qua chợ Thái Bình. Nhưng trước khi dầu cù là Mac Phsu có tồng đại lý tại Sài Gòn thì dân miền Tây Nam Bộ đã biết đến nó từ lâu, vì cuôì thế kỷ XIX người Cù Là (= Miến Điện) đã đến buôn bán tại đó. Họ đã lập thành xóm gọi là xóm Cù Là, thuộc làng Vĩnh Hòa Hiệp, cách chợ Rạch Giá khoảng 13 cây số. Xóm này nay hãy còn tên (X. Sơn Nam, Việc khẩn hoang vùng Rạch Giá, Tập san Sử Địa, số 19-20, Sài Gòn, 1970, ti\178).

Vậy xin vui lòng tách ba tiếng "súc-cù-là" ra khỏi từ nguyên của danh ngữ dầu cù là.

& 58. (KTNN 109, ngày 15-5-1993)

ĐỘC GIẢ: Theo tôi, ông trả lời về khái niệm "La Hán" {Kiến thức ngày nay 105) như thê rất đúng nhưng tên gọi từng vị thì khác. Theo tư liệu của Vụ bảo tồn bảo tàng thì tên của 16 vị La Hán là: 1. Tuyết Sơn, 2. Di Lặc, 3. Thương Na Hòa Tu, 4. Phú Na Dạ Sa, 5. A Nan Vương, 6. Ba Tu Mật, 7. Phật Đà Nan Đề, 8.

Phúc Ma Mật Đa, 9. Hiếp Tôn Giả. 10. Mã Minh Ba La, 11. Già Bi Ma La, 12. Long Thụ Tôn Giả, 13. La Hầu La Đà, 14. Tăng Già Nan Đề, 15. Cưu Ma La Đa, 16. Đồ Da Đà. Đây là 16 vị La Hán ở chùa Tây Phương. Vậy 16 vị này là ai so với 16 vị trong "Pháp trụ ký" của Nan Đề Mật Đa La?

AN CHI: Nếu đúng như ông đã nêu thì tư liệu của Vụ bảo tồn bảo tàng hoàn toàn sai. Tuyết Sơn, tức Himalaya, chỉ là một địa danh liên quan đến sự tích đức Thích Ca. Di Lặc là tên của đức Phật vị lai hiện còn ở trên tầng trời Đâu Suất (theo Phật giáo đại thặng, ngài là một vị Bồ Tát). Còn lại là tên các vị trong 28 vị tổ sư (nhị thập bát tổ) của đạo Phật. A Nan Vương, tổ thứ 2; Thương Na Hòa Tu, tổ thứ 3; Ba Tu Mật, tổ thứ 7; Phật Đà Nan Đề, tổ thứ 8; Phúc Ma Mật Đa (chính là Phục Đà Mật Đa), tổ thứ 9; Hiếp Tôn Giả, tổ thứ 10; Phú Na Dạ Sa, tổ thứ 11; Mã Minh, tổ thứ 12; Già Bi Ma La (tức Ca Tỳ Ma La), tổ thứ 13; Long Thụ Tôn Giẳ, tổ thứ 14; La Hầu La Đà, tổ thứ 16; Tăng Già Nan Đề, tổ thứ 17; Cưu Ma La Đa, tổ thứ 19; Đồ Da Đà (tức Xà Dạ Đa), tổ thứ 20.

Dân gian có thể nhầm lẫn mà cho rằng các vị La Hán tuy đã đắc đạo nhưng vẫn còn sống ở cõi trần để tế độ chúng sinh (đây thực ra là đặc điểm của các vị Bồ Tát) chứ cơ quan chức năng như Vụ bảo tồn bảo tàng thì không thể biến 14/28 vị tổ sư của đạo Phật thành các vị La Hán, vì diển tịch Phật học đã có ghi rõ danh sách riêng biệt của nhị thập bát tổ và thập lục La Hán.

Danh sách 16 vị La Hán mà chúng tôi đưa ra hoàn toàn thống nhất với danh sách của Đoàn Trung Còn trong Phật học từ điển, có khác là khác ở hình thức phiên âm mà thôi, thí dụ: KTNN Tân Độ La Bạt La Đọa = PHTĐ Tân-đô-la-bạt-ra-đọa-xà, KTNN Già Nặc Già Phạt Sa = PHTĐ Ca-nặc-ca-pliạt-sa, KTNN Nhân Kiệt Đà = PHTĐ Nhơn-yết-đà, v.v... Đó là tên của 16 vị La Hán đã được đức Phật phái đi truyền bá đạo Phật ở nước ngoài, làm thành danh sách quen thuộc trong kinh điển xưa nay. Còn số lượng các vị La Hán thì rất nhiều vì tương truyền rằng có đến 1250 đệ tử của Phật đã đắc quả A La Hán.

Cơ quan chức năng mà sai đến như thế thì văn hóa nước nhà còn ra làm sao!

'k 59. (KTNN 109, ngày 15-5-1993)

ĐỘC GIẢ: Trên Kiến thức ngày nay sô Xuân Quý Dậu (tr.26), Huệ Thiên đã cho rằng hai tiếng gà dồng trong thành ngữ mèo mả gà đồng là con gà hoang chứ không phải con ếch. Những năm học trung học trước giải phóng, thầy dạy Quốc văn có giải thích cho chúng tôi thành ngữ trên như sau: "Nghĩa đen: Đến mùa động dục, họ hàng nhà mèo tìm nơi vắng để làm tình, chẳng hạn như nơi gò mả hoang vắng. Còn họ nhà ếch (gà đồng) bắt từng cặp với nhau ngoài đồng ruộng khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống. Nghĩa bóng: ở đây chỉ bọn thanh niên lêu lổng có tình cảm lăng nhăng bậy bạ". Vậy gà đồng trong thành ngữ nói trên là con ếch hay con gà hoang như Huệ Thiên đã nói?

AN CHI: Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cũng giảng như thầy của ông. Nhưng đó là một cách giảng không đúng. Từ điển Việt Nam phổ thông của Đào Văn Tập đã đúng khi giảng rằng thành ngữ đang xét đồng nghĩa với mèo đàng, chó điếm, dùng


để chỉ "những kẻ điếm đàng, du thủ du thực". Đây cũng là cách giảng của Đào Duy Anh trong Từ điển Truyện Kiều mà chính ông cũng đã trích dẫn trong thư: "Mèo ở mả, gà ở đồng, không ở nhà, chỉ những hạng người không có căn cứ, vô lại, ví như những kẻ trôn chúa lộn chồng". Nguyễn Thạch Giang cũng giảng: "Mèo hoang sông kiếm cái ăn nơi nghĩa địa, gà hoang sống ở đồng nội, ví với hạng người vô lại, không có sở cứ nhất định (Truyện Kiều, Hà Nội, 1972, tr.438, câu 1731). Còn sau đây là lời của Nguyễn Quảng Tuân: "Giảng "gà đồng" là con ếch thì chẳng có nghĩa gì. Mèo mả gà đồng ở đây được đặt đôi nhau: mèo ở mả, gà ở đồng. Mèo ở mả là mèo hoang, sống ở tha ma. Gà ở đồng là gà hoang sông ở đồng nội. Người ta ví hạng vô lại, không có chỗ ở nhất định với loài mèo hoang sông lang thang ngoài nghĩa địa và với loài gà hoang sống lang thang ở ngoài đồng nội. Gà đồng đâu có phải chữ nói lóng mà giảng là con ếch!" (Chữ nghĩa Truyện Kiều, Hà Nội, 1990, tr.58).

Trên đây là cách hiểu của nhà từ điển và nhà chú giải. Bây giờ đặt thành ngữ đang xét vào câu Kiều thứ 1731 và ngôn cảnh cụ thề của đoạn Kiều 1728-1737 là lời mắng mỏ của Hoạn bà thì sẽ thấy lời mắng mỏ này chẳng có liên quan gì đến chuyện "trên Bộc trong dâu", nghĩa là đến chuyện quan hệ nam nữ lăng nhăng cả. Hoạn bà chỉ mắng Kiều là hạng đàn bà con gái bỏ nhà đi hoang mà thôi.

Vậy gà đồng trong thành ngữ đang xét khác với gà đồng là con ếch, dịch từ tiếng Hán điền kê, và đương nhiên là chẳng có liên quan gì đến chuyện ếch bắt cặp khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống cả.

60. (KTNN 110, ngày 01-6-1993)

ĐỘC GIẢ: Tại sao tiếng Pháp đã có tên Japon để chỉ nước Nhật mà còn lại có tên Nippon? Hai tên này có gì khác nhau?

AN CHI: Tiếng Pháp Japon cùng với tiếng Anh Japan, là phiên âm theo tiếng Hán giọng Bắc Kinh rì ben (âm Hán Việt là Nhật Bản) của hai chữ 3 Còn Nippon là phiên âm thẳng từ tiếng Nhật; chữ Nhật, viết theo lối Romaji (La mã tự) cũng là Nippon. Đây là tên mà chính người Nhật dùng để gọi nước mình. Trong tiếng Pháp, chỉ có dạng phiên âm thứ nhất mới là thông dụng mà thôi. Người Mỹ cũng thâu nhận địa danh Nippon; do đó mà có tính từ Nipponese rồi danh từ Nipponese, nói tắt là Nip.

61. (KTNN 110, ngày 01-6-1993)

ĐỘC GIẢ: Ren, rua là hai tiếng rất quen thuộc trong nữ công. Có phải ren là do tiếng Pháp dentelle còn rua là do tiếng Pháp ajour mà ra hay không?

AN CHI: Rua thì đúng là do tiếng Pháp jour (hoặc ạịour) mà ra, nhưng ren thì chẳng có liên quan gì đến dentelle cả vì nó lại do tiếng Bồ Đào Nha renda mà ra. Tiếng Bồ đã vào Việt Nam trước cả tiếng Pháp nhưng chỉ đem đến cho tiếng Việt có vài từ ít ỏi như:

- xà bông < sabão (Pháp: saưon),

(dây) cót (dây thiều) < corda (Pháp: ressort hoặc spiral);

(thểu) ren < renda (Pháp: dentelle),

câu-rút (cây thánh giá) < cruz (Pháp: croix).

iĩ 62. (KTNN 110, ngày 01-6-1993)

ĐỘC GIẢ: Tại sao bộ đồ tắm hai mảnh lại được gọi là bikini? Nếu bi là hai thì kini là gì?

AN CHI: Ở đây, bi không có nghĩa là hai mà chỉ là một âm tiết vô nghĩa trong địa danh Bikini, tên một hòn đảo nhỏ trong quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương, nơi đã trở thành bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ từ năm 1946. Những vụ thử này đã từng gây chấn động mạnh trong dư luận cho nên nhắc đến Bikini là nhắc đến những vụ gây chấn động như thế. Khi bộ đồ tắm hai mảnh cực nhỏ của phái đẹp ra đời thì nó cũng gây chấn động không kém gì những vụ Bikini vì với nó, lần đầu tiên, các tòa thiên nhiên của tạo hóa, trong đó có nhiều tòa tuyệt tác, đã được phô bày nơi công cộng (bãi biển, hồ bơi) một cách gần như trọn vẹn đến mức mãn nhãn, ngoại trừ mấy trọng điểm được che phủ một cách quá thiếu thốn. Do sự so sánh có tính chất ẩn dụ này mà bộ đồ tắm hai mảnh cực nhỏ đã được gọi là bikini.

Người ta còn chơi chữ bằng cách ngầm hiểu bi là hai để tạo ra danh từ chỉ "bộ đồ tắm" một mảnh của phái nữ (chỉ "gồm có" cái slip lẻ loi) là monokini (mono = một). Nhưng xin nhớ răng đây chỉ là tên "bộ đồ tắm" một mảnh của phái đẹp chứ cái slip của nam giới nơi bãi biển hoặc hồ bơi thì lại chẳng được vinh dự mang tên đó mặc dù các đấng mày râu chẳng bao giờ mặc... soutien!

-ử 63. (KTNN 110, ngày 01-6-1993)

ĐỘC GIẢ: Từ "mafia" do đâu mà có? Nó có ý nghĩa gì?

AN CHI: Mafia cũng viết Maffia, là tiếng Ý. Theo Dominique và Michèle Frémy, trong Quid 1986, thì từ này có thể có một trong ba nguồn gôc sau đây. 1. Do tiếng Á-rập mu'afah, có nghĩa là sự che chở cho những người yếu kém. 2. Do phương ngữ Toscan maffia có nghĩa là sự khôn khổ. 3. Năm 1800, vua xứ Napoli là Ferdinand IV, lưu vong ở đảo Sicilia, đã lập ra một đội cảnh sát ngầm để có thể ngăn chặn một sự đổ bộ bất ngờ của quân Pháp. Người ta cho rằng ông đã lấy những chữ đầu của năm tiếng trong câu khẩu lệnh hồi 1282 mà đặt tên cho tổ chức này. Câu đó là Morte Alla Francia: Italia Anela có nghĩa là nước Pháp phải chết, nước Ý muôn như thế. (Trong trận đánh ở Sicilia năm 1282, quân Ý đã giết chết đến 8.000 quân Pháp). Ráp 5 chữ đầu đó lại thì sẽ có từ MAFIA.

Nhưng dù thuộc gốc nào thì danh từ Mafia ngày nay cũng không còn được hiểu theo nghĩa xưa của nó nữa. Ngày nay Mafia là con bạch tuộc khổng lồ và ghê gớm kiểm soát từ sản xuất nông nghiệp cho đến mua bán bất động sản, cờ bạc, buôn bán vũ khí, buôn bán ma túy, v.v. trên đảo Sicilia của nước Ý. Là chân rết của nó hoặc tương tự như nó, còn có các tổ chức như

N'dranghetta ở Calabria (Ý), Camorra ở Napoli (Ý) và Cosa Nostra ở Mỹ.

64. (KTNN 110, ngày 01-6-1993)

ĐỘC GIẢ: Xin cho biết xuất xứ của mây tiếng mã tà (lính cảnh sát thời trước).

AN CHI: Mã tà là do phiên âm từ tiếng Mã Lai mata-mata có nghĩa là cảnh sát. Hình thức gôc ban đầu là ma tà, theo ghi nhận của Huình-Tịnh Paulus Của trong Đại Nam quắc âm tự vị. về sau, ma đã được phát âm thành mã. Xin nhớ rằng tiếng Việt, nhất là tiêng địa phương Nam Bộ, có nhiều từ gcíc Mã Lai. Thêm một ví dụ: xà ích, người đánh xe ngựa, là do tiếng Mã Lai saĩs.

65. (KTNN 110, ngày 01-6-1993)

ĐỘC GIẢ: Xin cho biết sự tích "kết cỏ ngậm vành".

AN CHI: Thành ngữ tiếng Việt kết cỏ ngậm vành là dịch từ thành ngữ tiếng Hán kết thảo hàm hoàn, bắt nguồn từ hai sự tích riêng biệt. Ngụy Vũ Tử đời nhà Tấn rất yêu quí người vợ lẽ nên khi hấp hối thì dặn con trai là Ngụy Khỏa hãy chôn người vợ lẽ với mình. Ngụy Khỏa không đành lòng nên sau khi cha chết thì cho vợ lẽ của cha đi lấy chồng khác, về sau, Khỏa đi đánh giặc, sắp thua tướng nhà Tần là Đỗ Hồi thì bỗng dưng thây Hồi bị vướng cỏ mà ngã. Nhờ thế, Ngụy Khỏa bắt được Đỗ Hồi. Đêm về, Khỏa nằm mộng thấy có một ông già đến nói: "Cảm vì ông đã không chôn sống con gái tôi nên tôi đã kết cỏ mà làm vướng chân giặc để cứu ông". Đó là chuyện kết cỏ.

Sau đây là chuyện ngậm vành: Đời nhà Hản có Dương Bảo mới lên chín tuổi đi chơi ở phía Bắc núi Hoa Âm, thấy một con chim sẻ vàng bị chim cắt cắn gần chết. Bảo đem về nhà nuôi gần một trăm ngày chim mới khỏe lại rồi bay đi. Đêm ấy có một đồng tử áo vàng miệng ngậm bốn chiếc vòng ngọc đến bái tạ mà nói: "Ta là sứ giả của Tây Vương Mẫu, trước đã nhờ người cứu vớt nên nay đến đền ơn người đây. cầu cho con cháu người sau này cũng sẽ vinh hiển". Người ta kể rằng quả nhiên về sau con của Bảo là Chấn, cháu là Bỉnh, chắt là Tứ và chít là Bưu đều được vinh hiển.

Thành ngữ kết cỏ ngậm vành về sau thường được dùng như một lời nguyền đền ơn đáp nghĩa trọng hậu.

-k 66. (KTNN 111, ngày 15-6-1993)

ĐỘC GIẢ: Tại sao Phi-líp-pin (Philippines) là một nước Đông Nam Á mà lại có một cái tên rất Tây? Người Phi-líp-pin nói tiếng gì?

AN CHI: Nguyên Phi-líp-pin là thuộc địa của Tây Ban Nha từ năm 1565, dưới triều vua Phi-líp đệ nhị. Để đánh dấu rằng đây là đất đai họ đã chiếm được dưới triều của Phi-líp (đệ nhị), tiếng Tây Ban Nha là Felipe, người Tây Ban Nha đã gọi đó là Islas Filipinos, nói tắt thành Filipinos. Đây là số nhiều của Filipina, giống cái của Filipino, nghĩa là thuộc về Felipe. Islas Filipinas là các đảo của Phi-líp, người Pháp dịch thành Iles philippines, rồi nói tắt thành Philippines.


Người Phi-líp-pin nói tiếng Tagal (cũng gọi là Tagalog) là thứ tiếng được chọn làm ngôn ngữ quốc gia. Đây là một ngôn ngữ thuộc họ Mã Lai - Đa đảo (malayo- polynésien). Giành được độc lập năm 1946 từ tay Mỹ (Tây Ban Nha đã nhượng đảo quô'c này cho Mỹ từ 1898), người Phi-líp-pin vẫn dựa theo tiếng Tây Ban Nha là Filipinos mà gọi tên nước mình là Pilipinas (Tiếng Tagal không có âm f nên đã thay thế âm này bằng p).

'k 67. (KTNN 111, ngày 15-6-1993)

ĐỘC GIẢ: Tù điển Pháp Việt của ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1981) giảng Cauris là "ốc tiền (vỏ ốc xưa dùng làm tiền ở châu Phi)" còn Từ điển Anh Việt cũng của úy ban khoa học xã hội Việt Nam (1975) thì giảng Cowrie là: "1. Oc tiền, 2. Tiền vỏ ốc (ở Nam Phi và Nam Á)". Không thấy nói đến Trung Quốc. Vậy Trung Quốc xưa có dùng vỏ ốc làm tiền hay không?

AN CHI: Người Trung Hoa thời xưa vẫn có dùng vỏ ốc để làm tiền (dụng bối xác tác hóa tệ). Sò, ốc tiếng Hán gọi là bối, chữ Hán viết là n.

Các nhà khảo cổ học về Trung Hoa đã thống kê được trên 100 loại sò, ốc từng được dùng làm tiền nhưng chính con ốc tiền mới là phổ biến và thông dụng hơn hết. Con ốc này, tiếng Hán gọi là mã não bối. Vì nó được dùng làm tiền nên người ta gọi nó là hóa bối (ốc tiền). Do công dụng đặc biệt này mà người ta còn gọi nó là bửu bối (ốc quý). Lôi nói này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và được dùng theo phép ẩn dụ để chỉ vật quý hiếm, vật hàm chứa phép lạ hoặc điều mầu nhiệm. Tiếng Pháp gọi ốc tiền là cauris, tiếng Anh là cowrie hoặc cowry, tiếng Nhật gọi là tử an bối (koyasugai); tên khoa học là Cypreae moneta. Bản thân chữ bối Д khi nó còn ở giai đoạn thực sự tượng hình, chính là hình một -con ốc thò râu (xúc tu) ra khỏi vỏ. Hai nét làm thành chữ bát A. ở phía dưới của chữ bốì chính là hai cái râu đó. Quách Mạt Nhược còn khẳng định dứt khoát răng chữ bối đích thị là tượng hình con ốc tiền nữa (X. Nô lệ chế thời đại, Bắc Kinh, 1973, tr.280).

Chính vì con "bốĩ" đã từng được dùng làm tiền cho nên trong chữ Hán, những chữ ghi lại các khái niệm có liên quan đến tiền đều thuộc bộ bối, như; bần (nghèo), tiện (hèn), quý (sang), trữ (chứa), tham (ham tiền), mãi (mua), mại (bán), đổ (đánh bạc), v.v.

Vì nhu cầu trao đổi càng ngày càng phát triển mà ốc tiền lại càng ngày càng khó tìm nên về sau người ta đã phải nung ốc bằng gốm (đào bối), gọt ốc bằng xương (cốt bối), mài ốc bằng đá (thạch bốĩ) thậm chí bằng ngọc (dao bôì) mà làm tiền để đạp ứng nhu cầu đó. Cuối cùng người ta đã đúc ốc bằng đồng (đồng bốĩ). Việc này đánh dấu sự ra đời của tiền bằng kim loại trong lịch sử tiền tệ Trung Hoa. Tiền đồng bắt đầu có từ đời Chu nhưng thời đó vỏ ốc vẫn còn tiếp tục được dùng để làm tiền. Chỉ đến đời Tần Thủy Hoàng thì việc này mới bị cấm hẳn.

'ár 68. (KTNN 111, ngày 15-6-1993)

ĐỘC GIẢ: Người ta nói rằng con cù là một loại rồng có thể chui dưới đất mà ngủ hàng trăm năm, mỗi lần nó thức dậy, chuyển mình thì trời long đất lở, sập nhà đổ cửa. Do đó mới có câu cù dậy, đúng không?

AN CHI: Quả thật mỗi lần cù dậy là một lần dông to gió lớn, có thể gây ra đổ cửa sập nhà. Nhưng cù dậy chỉ là một cách diễn đạt theo quan niệm và ngôn ngữ dân gian để chỉ hiện tượng thời tiết nói trên mà thôi. Sự thật thì chẳng có con cù nào đã dậy sau một giấc ngủ hàng trăm năm cả. Cũng như khi người ta nói gấu ăn trăng là người ta muốn chỉ hiện tượng nguyệt thực, nghĩa là hiện tượng mặt trăng bị tối một phần hoặc toàn phần trong một lúc vì di vào vùng tối của trái đất. Chứ sự thật thì chẳng có chú gấu nào đã lấy mặt trăng làm đồ nhắm mà nhậu với ba xị đế cả. Hoặc nữa, khi người ta nói rồng hút nước thì cũng chẳng có con rồng nào bị cơn khát hành hạ. Đó chẳng qua là cột nước hoặc cột hơi nước chuyển động thành cơn xoáy do gió gây ra mà thôi.

69. (KTNN 111, ngày 15-6-1993)

ĐỘC GIẢ: Hình như theo xu hướng gần dây, có người trong giới nghiên cứu lại cho rằng con voi đã từng sinh sống ở lưu vực sông Hoàng Hà của Trung Hoa. Điều lạ lùng này có thể nào đúng hay không?

AN CHI: Không phải là có người, mà là có nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, đã khẳng định điều đó bằng những cứ liệu chắc chắn.

Về khảo cổ học, người ta đã nhiều lần đào được xương voi ở lưu vực sông Hoàng Hà. Điều này chứng tỏ rằng con voi đã từng sinh sống tại đây. Giáp cốt học

(nghiên cứu nội dung những lời bói khắc trên yếm rùa hoặc xương thú thuộc đời nhà Thương, đào được ở An Dương, Hà Nam) cũng góp phần khẳng định điều này. Thí dụ trong một lời bói, người ta đã đọc được câu: "Đêm nay phải săn cho được một con voi". Nếu giông voi đã không sinh sông tại đó thì người đời Thương lấy gì mà săn? Vật hậu học (phénologie) cũng góp phần của nó vào sự khẳng định trên đây. Người ta đã chứng minh rằng vào đời Thương (tk XVI đến tk XI tr.CN) khí hậu tỉnh Hà Nam thích hợp với các động vật nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại đây lúc bấy giờ cao hơn ngày nay 2°c còn mức chênh lệch của nhiệt độ trung bình trong tháng Giêng dương lịch là 3° đến 5°c. Bấy giờ cầy tre đã mọc ở Hà Nam và con trâu cũng đã từng sông tại đó. Vậy không phải là lạ nếu bấy giờ ở đó có... voi. Về văn tự học, cái chữ Hán mà hiện nay đọc theo âm Hán-Việt là vi và có nghĩa là làm, chữ Hán đó ở trong giáp cốt văn đời Thương lại chính là hỉnh một con voi. (Chữ này ngày nay chỉ còn được dùng theo lối giả tá, nghĩa là mượn âm và tự dạng của chữ sẵn có để ghi một từ có nghĩa khác). Ta không nên tưởng tượng rằng con vật đã làm "hình mẫu" cho cái chữ giáp ccít kia là con (hoặc những con) vật được tiến cống từ phương Nam nhiệt đới xa xôi mà nên bình tâm thừa nhận rằng đó phải là (những) con vật đã từng sinh sống tại nơi đã đào được xương của chúng. Tất cả những cứ liệu tóm tắt trên đây đều góp phần khẳng định rằng điều lạ lùng mà ông thắc mắc chính lại là chuyện có thật. Duy có điều là do khí hậu đã thay đổi cho nên ngày nay con voi không


còn sông được ở Hà Nam - thuộc lưu vực sông Hoàng Hà - nữa mà thôi.

iỉ- 70. (KTNN 112, ngày 01-7-1993)

ĐỘC GIẢ: Con lợn của Epicure nghĩa là gì? Và chữ Epicure là tên của ai?

AN CHI: Epicure là một triết gia người Hy Lạp, sinh tại Samos (có thuyết nói là tại Athènes) năm 341 tr.CN. Cha ông, Néaclès, là một nhà giáo. Nối nghiệp cha, năm 311 ông mở trường dạy học ở Mytilène, trên đảo Lesbos. Năm 310, ông dời đến Lampsaque. Năm 306, ông đến Athènes. Tại đây ông đã tậu một khu vườn để mở trường. Do đó mà trường phái của Epicure đã được gọi là trường phái Vườn tược (tiếng Pháp: école du Jardin). Ông mất năm 270, thọ 71 tuổi. Epicure đã từng viết đến 300 chuyên luận nhưng tất cả đều thất truyền, ngoại trừ một vài bức thư và một sô câu trích dẫn.

Con lợn của Epicure - dịch từ tiếng Pháp pourceau d'Epicure - là một danh ngữ dùng để chỉ đồ đệ của chủ nghĩa khoái lạc, nói nôm na là kẻ đam mê tửu sắc. Sở dĩ có lối nói này là vì người đời, khởi đầu là người đồng thời với Epicure, đã cho rằng ông rao giảng sự tận hưởng niềm vui xác thịt và những khoái cảm do giác quan đem lại. Có kẻ như Timocrate còn nói vu rằng Epicure đã mửa một ngày hai lần vì ăn uống quá no say, lại còn kể rằng ông đã tiêu xài cả một kho báu cho mỗi bữa ăn.

Thực tế thì lại khác hẳn. Ngày nay các nhà nghiên cứu đã đánh giá đúng con người và tư tưởng của Epicure.

Jean Brun chẳng hạn, nhấn mạnh rằng một người đã biết hài lòng với chỉ bánh mì và nước lã, đã viết thư bảo môn đệ gửi đến cho mình một hũ nhỏ phó-mát để "chè chén", đã sống đạm bạc đến mức gần như khổ hạnh thì làm sao có thể rao giảng chủ nghĩa khoái lạc được (X. L'épicurisme, Paris, 1974, p.27). Còn chính Epicure thì đã nói về học thuyết của mình như sau: "Khi chúng tôi nói rằng niềm khoái lạc là điều thiện tối thượng, chúng tôi không nghĩ đến những sự thỏa thuê của những kẻ trụy lạc, cũng không phải những sự thỏa thuê liên quan đến sự hưởng thụ vật chất như một vài người đã nói vì họ không đồng ý với học thuyết của chúng tôi hoặc vì họ hiểu sai nó. Niềm khoái lạc mà chúng tôi nói đây liên quan đến sự bất tồn tại của nạn dau đớn thể xác và nỗi xáo động tâm hồn" (Dẫn theo J.Brun, sđd, tr.94).

Nói về vai trò của Epicure, J.Brun viết: "Đó là một con người đã từng chiêm nghiệm sâu sắc về sự suy đồi và về các dạng khác nhau của chứng cuồng loạn tập thể (...) Ông muốn chỉ rõ cho con người rằng vì họ là những kẻ tác tạo ra sự sụp đổ của bản thân cho nên họ phải có khả năng trở thành những người làm chủ vận mệnh của chính mình" (Sđd, tr.112).

Cá nhân chúng tôi thì lại rất tâm đắc với câu sau đây của Epicure: "Tôi hởi lòng hởi dạ vì khoái cảm xác thịt khi tôi tự nuôi sống mình bằng bánh mì và nước lã" (Dẫn theo J.Brun, sđd, tr.95).

71. (KTNN 112, ngày 01-7-1993)

ĐỘC GIẢ: Ông Tôn Thất Thuyết, chống Pháp, đã chạy qua Tàu và chết ở bện ấy. Người Tàu có viếng ông một đôi câu đối. Xin cho biết hại câu đối ây.

AN CHI: Phong Châu đã ghi về đôi câu đối đó như

sau:

"Thù Tây bất cộng đái thiên, vạn cổ anh hồn quy Tượng Quận;

Hộ giá biệt tầm tỉnh địa, thiên niên tàn cốt táng Long Châu".

Dịch:

Thù Tây không đội trời chung, muôn thuở anh hồn về quận- Tượng.

Giúp chúa riêng tìm cõi thác, ngàn năm xương nát gởi Long Châu.

Có quyển viết là phương danh quy Tượng quận và tàn cốt ký Long Châu".

{Câu đối Việt Nam, Hà Nội, 1991, tr.93).

Chúng tôi cho rằng chữ thứ 11 của câu sau có lẽ phải là ký (dối với quy ở câu trước), do lấy chữ ở thành ngữ sinh ký tử quy (sống gởi thác về). Còn ở câu trước thì chúng tôi cho rằng anh hồn hợp và hay hơn là phương danh.

72. (KTNN 112, ngày 01-7-1993)

ĐỘC GIẢ: Trong một số tài liệu xưa về Công giáo bằng tiếng Việt có hai tiếng vít vồ. Vậy vít vồ là gì và dâu là nguồn gốc của nó?

AN CHI: Vít -vồ có nghĩa là giám mục. Đây là một từ phiên âm. Thanh Lãng đã cho rằng dạng phiên âm này bắt nguồn từ tiếng Ý cùng nghĩa là ưéscoưo. Còn chúng tôi thì cho rằng nó bắt nguồn ở một từ cùng nghĩa trong tiếng Bồ Đào Nha là bispo. Xin nói thêm rằng tiếng Ý ưéscoưo, tiếng Bồ Đào Nha bispo và tiếng Pháp évêque đều bắt nguồn từ tiếng La Tinh episcopus.

73. (KTNN 113, 7-1993)

ĐỘC GIẢ: Do tích gì mà người Anh lại gọi chú rể (bridegroom) là người giữ ngựa (groom) của cô dâu (bridep. Có chuyện gì na ná chuyện anh hoàng tế (rể của vua) dược gọi là phò mã chăng?

AN CHI: ở đây không có chuyện gì na ná chuyện đó vì bridegroom xét theo từ nguyên vốn không phải là chú giữ ngựa của cô dâu. Hình thái cổ đại của nó là brydguma. Bryd là cô dâu còn guma là người đàn ông, người anh hùng. Vậy brudguma là bậc tu mi của nàng dâu, là đấng anh hùng của nàng. Hình thái cổ đại này đã diễn tiến một cách tự nhiên sang hình thái trung đại tảo kỳ là brudgume, rồi mạt kỳ là bridegome. Đến đây thì bắt đầu xảy ra sự cố: gome dần dần không còn được người Anh sử dụng như một hình vị độc lập nữa. Cuối cùng, ngoại trừ ở bridegome, nó đã không còn được phân bố trong cấu trúc từ pháp hoặc cú pháp nào khác. Vì không còn biết đến nó nữa nên ngay cả trong bridegome người Anh cũng không cảm nhận được rằng nó là một thành tô' có nghĩa. Trong ý thức của họ, đó chỉ là bridegrome bị nói sai đi vì grome (= người giữ ngựa) mới có nghĩa còn gome thì không. Và họ đã "phục hồi" dạng bridegrome theo kiểu từ nguyên dân gian (folk etymology) đó mà không hề ngờ rằng đây chỉ là một hình thái tiếm lập (intrusive). Do grome trở thành groom - y như lome (khung cửi) thành loom, blome (hoa) thành bloom, brome (cây chổi) thành broom, v.v... nên bridegrome đã trở thành bridegroom như đang biết hiện nay.

Vậy cứ theo hình thái hiện đại mà phân tích thì bridegroom quả là anh chàng giữ ngựa của cô dâu nhưng xét theo từ nguyên thì đó chỉ có thể là người anh hùng của nàng mà thôi.

74. (KTNN 113, 7-1993)

ĐỘC GIẲ: Tiếng Hán có lôi nói lái như tiếng Việt hay không (thí dụ nói lái "dông tây" thành "dây tông")? Và người Trung Hoa có chơi chữ bằng lối nói lái hay không?

AN CHI: Trong bài "Nói lái trong tiếng Việt" (Ngôn ngữ, số 3, 1971, tr.34-40 và 63), Lữ Huy Nguyên đã khẳng định rằng "tiếng Hán không có khả năng nói lái". Đây là một điều sai lầm vì cấu trúc của âm tiết trong tiếng Hán, nhất là tiếng Hán cổ, đã cho nó một tiềm năng nói lái rất dồi dào. Chính tiềm năng này đã tạo ra cho âm vận học cổ điển Trung Hoa lối phiên thiết rất hữu hiệu để ghi âm chữ Hán trong các tự thư và vận thư. Phiên thiết chính là dữ kiện để nói lái. Không đi sâu vào những nguyên tắc ghi phiên thiết và đọc phiên thiết, chúng tôi chỉ xin nói rằng, nói chung, người ta chỉ cần nói lái hai tiếng (ghi bằng hai chữ) dùng để phiên thiết rồi lấy tiểng thứ nhất đã lái được: âm của tiếng này chính là âm của chữ được phiên thiết. Thí dụ chữ nhân К được phiên thiết thành như lân (Quảng vận, Đường vận) hoặc nhi lân (Tập vận, Vận hội, Chính vận). Nói lái thì như lân thành nhân lư, nhi lân thành nhân li. Nhân (tiếng thứ nhất đã lái được) chính là âm của chữ đang xét.

Người Trung Hoa cũng có chơi chữ bằng lối nói lái mà họ gọi là phiên ngữ. Một số nhà nghiên cứu của họ cũng đã có lưu tâm đến hiện tượng này, chẳng hạn Cố Viêm Vũ trong thiên Âm luận hoặc Lưu Phiến Toại trong Lục triều Đường đại phiên ngữ khảo, v.v... Để dẫn chứng về lối chơi chữ này, xin nêu lên trường hợp của vua Tống Minh Đế (465-472) thời Nam Bắc Triều (420- 589). Tương truyền rằng đây là một ông vua tính hay ghét người. Vì ghét Viên Xán mà tên cũ là Viên Mẫn nên ông ta đã nói lái tên của ông này thành vẫn môn. Ý muôn nói ông này vấp cửa mà té ngã (vẫn là rơi từ trên xuống; môn là cửa). Xin chú ý là ở thời đó, viên được đọc gần như vươn, mẫn gần như mdn, vẫn gần như vỡn và môn thì đọc gần như mươn. Vậy Vươn Mỡn (nay là Viên Mẫn) nói lái thì thành vỡn mươn (nay là vẫn môn). Ông vua khó chịu đó cũng đã nói lái tên cũ của Lưu Thuyên là Lưu Thầm thành lâm thừu. Ý muốn nói rằng Lưu Thuyên rơi vào tình trạng bị thù ghét. Cũng xin chú ý rằng chữ thù (trong thù nghịch) đọc theo đúng âm Hán Việt chính thống hiện đại phải là thừu.

Vậy rõ ràng là tiếng Hán cũng cố khả năng nói lái và người Trung Hoa cũng có chơi chữ bằng lối nói lái.

75. (KTNN 113, 7-1993)

ĐỘC GIẢ: Nước "cam lồ" là nước gì?

AN CHI: Cam lồ là âm xưa của cam lộ (Ss. lõa lồ ~ lõa lộ, lăng loàn ~ lăng loạn, mồ (mả) ~ mộ, v.v...). Theo nghĩa đen thì cam là ngọt còn lộ là sương. Người ta thường cứ theo nghĩa đen mà giảng rằng cam lộ là một thứ "sương ngọt làm mát dịu lòng người". Nhưng lộ không chỉ có nghĩa là sương mà còn có nghĩa là thứ rượu thơm ngon (Từ hải: tửu vị phương hương giả chi xưng) như trong mai quế lộ, tường vi lộ, v.v... Vậy cam lộ ở đây là một thứ rượu ngon ngọt.

Hai tiếng cam lộ đã được người Trung Hoa dùng để dịch tiếng Sanskrit amrta mà nghĩa gốc là bất tử (a = phi, bất + mrta = chết). Amrta là hình thức tỉnh lược của amrta-rasa có nghĩa là trường sinh tửu, bất tử lộ (amrta = bất tử + rasa = thức uống). Trong huyền thoại Ân Độ, amrta là một thứ rượu có quyền năng kỳ bí được tạo ra khi các vị thần hoặc các con quỉ đánh cho biển sữa dậy lên. Tiếng Anh và tiếng Pháp phiên âm thành amrita. Vậy cam lộ, aich từ tiếng Sanskrit amrta, có nghĩa là rượu trường sinh. Người Trung Hoa cũng còn phiên âm từ Sanskrit này thành a mật lý đa.

Đoàn Trung Còn đã viết về cam lộ như sau: "Cũng dịch là Bất-tử tửu (Thuốc rượu uống chẳng chết), Trường-sanh tửu (Thuốc rượu uống vào sống mãi), Thiển tửu (Thuốc rượu của chư Thiên). Ây là thứ thuốc nước ngon ngọt, thơm tho, linh diệu, để làm đồ uống của chư Thiên, chư Thần: Cam-lộ là chất thuốc Tiên, thuốc Phật, ngon ngọt và linh diệu hơn các thuốc phàm, hễ rưới lên mình ai thì người ấy dứt hết bệnh tật, dầu sắp chết cũng được sống lại." (Phật học từ-điển, q.I, tr.312-3).

Amrta thường được so sánh với chất ambrosia (tiếng Pháp: ambroisie) là thức ăn của các vị thần trong huyền thoại Hy Lạp. Ai ăn được nó thì sẽ được trẻ, đẹp vĩnh viễn; các nữ thần còn dùng nó làm mỹ phẩm. Thần Zeus cũng dùng nó để xức những lọn tóc quăn của mình nữa. Chú ý: ambrosia là một danh từ phái sinh từ ambrotos có cấu tạo giống hệt như amrta, nghĩa là = a (phi, bất) + mbrotos (nay là brotos = chết).

-k 76. (KTNN 113, 7-1993)

ĐỘC GIẢ: Tại sao biểu tượng SEA Games XVII 1993 tổ chức tại Singapore lại là con sư tử?

AN CHI: Vì SEA Games lần này được tổ chức tại Singapore mà Singapore có nghĩa là Thành phô" Sư tử. Singapore (tiếng Anh) và Singapour (tiếng Pháp) là phiên âm từ tiếng Mã Lai Singapura, vẫn được xem là bắt nguồn từ tiếng Sanskrit SirrHiapura, trong đó Simha là sư tử còn pura là thành phố (trong tiếng Mã Lai hiện nay singa là sư tử còn thành phố thì lại là puri).

Tuy nhiên, có người đã đưa ra một nguyên từ khác cho nguồn gốc của Singapura. Marc Reinhorn, trong Dictionnaire laotien-français (t.I, Paris, 1970, p.607, art. sirjk'âpo) đã cho rằng đó là tiếng Sanskrit Srhgapura nghĩa là Thành phô" Mũi đất. Tiếng Sanskrit srriga có nghĩa là sừng, mũi nhọn, đỉnh, mũi đất, v.v... Kiến giải này không phải không có lý vì Srngapura có cấu tạo và ý nghĩa giông như tên Thành phô" Mũi đất của Nam Phi mà tiếng Afrikaans (tiếng Hà Lan nói ở quốc gia Nam Phi và là một trong những ngôn ngữ chính thức của nước này) là Kaapstad còn tiếng Anh là Cape Town (Kaap = cape = mũi đất; stad, = town = thành phô").

77. (KTNN 114, ngày 15-7-1993)

ĐỘC GIẢ: Trong bài "Đôi diều thu lượm quanh Hán tự" (Văn nghệ, số 43, 1992), Nguyễn Dậu có nói rằng Nguyễn Du dã dùng nhầm mấy tiếng lầu xanh và thanh lâu "khiến cho mấy chục triệu người Việt đều nghĩ rằng lầu xanh là nơi ổ chứa ca kỹ (gái điếm)". Ông nói rõ rằng ở Trung Quốc, người ta không hề coi thanh lâu là ổ điếm mà lại hiểu đó là "nhà cao lầu của những người phú quý". Vậy có đúng là Nguyễn Du đã nhầm hay không? Tác giả còn nói rằng do đọc sai mà "tất cả các nhà nho Việt Nam từ cổ đến giờ đều gọi hai cái hột của giống đực là dịch hoàn" nhưng "cả tỷ người Trung Hoa dều gọi là cao hoàn". Có thật đúng như thế không?

AN CHI: Về hai tiếng thanh lâu, Từ hải đã giảng như sau: "1. Lầu Hưng Quang của Vũ Đế, bên trên sơn xanh, người đời gọi là thanh lâu (Vũ Đế Hưtig Quang lâu, thượng thi thanh tất, thế nhân vị chi thanh lâu). 2.

Chỉ lầu gác của nhà hào phú (Vị hào gia chi lâu). 3. Chỉ lầu của người đẹp ở (Vị mỹ nhân sở cư chi lâu). 4. Chỉ nơi hành nghề của gái điếm (Vị kỹ viện dã)". Vậy Nguyễn Du đã không nhầm vì cái nghĩa do Nguyễn Dậu nêu lên chỉ là một trong bốn nghĩa của hai tiếng thanh lâu mà thôi.

Còn chuyện "hai cái hột của giống đực" thì lại hoàn toàn đúng như Nguyễn Dậu đã nêu. Đó là trường hợp "tác đánh tộ, ngộ đánh quá" vì tự dạng của chữ dịch ■Ẹ' và chữ cao % rất giông nhau: chúng chỉ khác nhau ở nét phẩy ' phía trên bên trái của chữ ^ mà thôi. Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng đều phiên âm đúng chữ đang xét là cao và đều giảng cao hoàn là "ngoại thận = hòn dái" (Đào Duy Anh), "hòn dái" (Nguyễn Quổc Hùng), "hạt dái" (Thiều Chửu).

Trớ trêu là ngày nay hầu như không ai nói cao hoàn mà chỉ nói dịch hoàn. Hai tiếng này đã được Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giảng là "hai hòn dái của đàn ông và của một số động vật giống đực". Còn Từ điển tiếng Việt 1992 thì ghi: "dịch hoàn, d.x. tinh hoàn" mà tinh hoàn thì được giảng là "cơ quan sinh ra tế bào sinh dục đực". Rõ ràng là dùng từ sai đấy nhưng chẳng biết có ai muốn sửa lại cho đúng hay không.

78. (KTNN 114, ngày 15-7-1993)

ĐỘC GIẢ: Trong câu:

Dù xây chín bậc phù đồ Không bằng làm phúc cứu cho một người thì "chín bậc" có phải là "cửu phẩm" không và "phù dồ" là gì?

AN CHI: Phù Đồ (cũng như Phật Đà, Phật Đồ) vốn là hình thức phiên âm bằng tiếng Hán (đọc theo âm Hán Việt) của tiếng Sanskrit buddlia, có nghĩa là Phật. Dần dần nó bị dùng sai đi vì được xem là đồng nghĩa với danh từ tháp, dạng tắt của tháp bà, phiên âm từ tiếng Sanskrit stupa.

Sau khi phù đồ được dùng theo nghĩa của tháp thì nó lại có thêm một nghĩa phái sinh là cái chóp lộng (tán đỉnh) vì chóp lộng có hình dạng của một cái tháp tí hon. Thiên "Nghi vệ" trong Kim sử đã dùng danh từ phù đồ theo nghĩa này để ghi chép việc qui định cách thức và cấp bậc cho việc sử dụng các loại chóp lộng: kim phù đồ (chóp lộng bằng vàng), kim độ ngân phù đồ (chóp lộng bằng bạc mạ vàng), ngân phù đồ (chóp lộng bằng bạc), chu phù đồ (chóp lộng màu son) và thanh phù đồ (chóp lộng màu xanh).

Trong liên lục bát đã nêu, phù đồ chính là cái tháp, nghĩa là một công trình kiến trúc được xây lên để chôn xá lợi (tro xương) của Đức Phật, của các bậc cao tăng, đại đức. Chín bậc không phải là cửu phẩm (chín phẩm trật của các quan) mà là cửu trùng (= chín tầng).

79. (KTNN 114, ngày 15-7-1993)

ĐỘC GIẢ: Với bà Hồ Xuân Hương thì nương long có nghĩa là "ngực thiếu nữ":

Yếm dào trễ xuống dưới nương long.

Nhưng với một nhà thơ miền Nam cận đại có hai câu lục bát tả bốn cái khoái của con người thì nương long lại là "cái hậu môn":

Cơm Phiếu Mẫu, chiếu Trần Đoàn,

Ngửa nghiêng loan phụng, nhẹ nhàng nương long.

Xin cho biết nghĩa nào đúng, nghĩa nào sai.

AN CHI: Ta thấy về cái khoái thứ nhất, tác giả không nhắc đến miệng mà nói "cơm Phiếu Mẫu"; về cái khoái thứ hai, ông không nhắc đến hai con mắt mà nói "chiếu Trần Đoàn"; về cái khoái thứ ba, ông không nhấc đến cái... gì của nữ và của nam mà nói "ngửa nghiêng loan phụng". Vậy về cái khoái thứ tư, lẽ nào ông lại phải nhắc đến "cửa sau"?

Nương long có nghĩa là ngực - không chỉ là ngực thiếu nữ - từ đó nó có một nghĩa rộng là khoang bụng, là dạ rồi từ nghĩa rộng này nó mới có nghĩa bóng là lòng dạ như đã giảng trong Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của hoặc Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ.

Trong liên thơ lục bát trên đây, nương long đã được dùng theo nghĩa rộng (khoang bụng, dạ). Khi người ta đi chảy là người ta bị tháo dạ. Khi người ta ăn không tiêu là người ta bị cứng dạ (A. de Rhodes ghi trong Từ điển Việt-Bồ-La: "Cứng dạ. Không tiêu, đầy cứng bụng").

Còn khi người ta đi một cách bình thường, không quá chặt quá khó vì bị táo bón, cũng không... té re vì bị Tào Tháo rượt, thì người ta cảm thấy nhẹ bụng, êm dạ, nghĩa là nhẹ nhàng nương long. Vậy nương long không có nghĩa là hậu môn.

80. (KTNN 114, ngày 15-7-1993)

ĐỘC GIẨ: Xin cho biết "mặc cảm Ê-đíp" là gì. Có phải Ê- đíp là nhân vật huyền thoại đã giết cha để lấy mẹ hay không?

AN CHI: Oedipe (Ê-đíp) là một nhân vật huyền thoại Hy Lạp, đã giết cha là Laios, vua thành Thèbes (Xin phân biệt với Thèbes ở Ai Cập) - mà không biết đó là cha mình - rồi lấy mẹ là Jocaste - mà cũng không biết đó là mẹ mình - và đã có với mẹ hai con trai là Etéocle và Polynice, hai con gái là Antigone và Ismène. Khi biết ra sự việc, Jocaste đã treo cổ tự tử còn Oedipe thì móc mắt để tự trừng phạt về tội giết cha và tội loạn luân với mẹ. Do tích này mà tiếng Pháp có danh từ oedipisme có nghĩa là sự tự móc mắt.

Mượn tên và tích của Oedipe từ huyền thoại trên, ông tổ của phân tâm học là Sigmund Freud đã tạo ra thuật ngữ mặc cảm Oedipe (tiếng Pháp: complexe d'Oedipe) mà ông đã giải thích như sau: "Trong khi mà nó hãy còn hoàn toàn trẻ thơ, đứa con trai bắt đầu cảm thấy một sự trìu mến đặc biệt đôi với người mẹ: nó xem mẹ như là vật sở hữu riêng của nó, thấy nơi người cha một đốì thủ tranh giành với nó quyền làm chủ vật sở hữu đó; giống như dứa con gái thấy nơi người mẹ một kẻ quấy rối những quan hệ quyến luyến của nó với người cha và chiếm một vị trí mà nó, đứa con gái, muốn có được quyền độc chiếm (...) Thái độ đó (...), chúng tôi đặt cho cái tên là mặc cảm Oedipe" (Introduction à la vsychanalyse, trad, fr., Paris, 1966, pp.190-191).

Khi phân tích về chứng sợ (phobie) của một đứa bé trai 5 tuổi mà mọi biểu hiện đã được cha nó tường thuật một cách chu đáo cho ông, Freud cũng đã viết như sau: "Khi người ta làm dịu đi sự sợ hãi mà thằng bé cảm thấy trước người cha (...) nó đã bày tỏ cho biết nó thấy nơi người cha một đối thủ tranh giành với nó những sự uu đãi của người mẹ mà những sự thôi thúc tính dục đầu tiên của nó được hướng tới một cách mơ hồ. Thế là nó đang lâm vào tình cảnh điển hình của đứa bé trai, tình cảnh mà chúng tôi gọi tên là mặc cảm Oedipe (...)" (Totem et tabou, trad, fr., Paris, 1965, p.149).

Tóm lại, mặc cảm Oedipe là hiện tượng mà Petit Larousse illustré 1992 đã định nghĩa như sau: "Toàn bộ những tình cảm yêu thương và thù nghịch mà mỗi đứa bé cảm thấy đối với cặp cha mẹ (sự quyến luyến tính dục với người sinh thành khác giới tính và sự ganh ghét với người sinh thành cùng giới tính bị xem như là một địch thủ).

Tắr 81. (KTNN 115, ngày 01-8-1993)

ĐỘC GIẢ: Người ta thường nói bọn ăn chơi ngang tàng là "ỉục lăng cửu trôi". Vậy "lục lăng cửu trôi" vốn có nghĩa gì và tại sao lại nói như thế?

AN CHI: Viết đúng chính tả thì đó là lục lăng củ trối. Đại Nam quác âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của giảng lục lăng là "đứa ngang tàng không biết phép" còn củ trối là "rễ cái lớn ở dưới sâu. Nguyên củ cái lâu nằm ở sâu, khó bấng khó đào". Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ giảng lục lăng củ trối là "hạng trẻ cứng đầu khó dạy, khó điều khiển".

Lục lăng là do nói trại từ Lục Lâm mà ra. Hai tiếng Lục Lâm vốn là tên một ngọn núi ở phía Đông Bắc huyện Đương Dương, miền Kinh Châu, nằm trong dãy núi Đại Hồng, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) ngày nay. Núi này nguyên là nơi tụ tập của những người nổi dậy chống lại chính quyền Vương Mãng vào cuối đời Tây Hán. Sử Trung Quốc ngày nay gọi đó là cuộc khởi nghĩa Lục Lâm nhưng nhà nước phong kiến Trung Hoa ngày xưa thì coi đó là giặc cho nên đã dùng hai tiếng lục lâm để chỉ những người chống chính quyền hoặc những tên bạo tặc cướp phá tài sản của dân lành. Nghĩa này đã được Mathews' Chines e-English Dictionary ghi nhận là: "a bandit" (tên ăn cướp). Trong phương ngữ Nam Bộ, do không biết rõ xuất xứ nên nhiều người đã nói trại hai tiếng lục lâm thành lục lăng và hiểu là "đứa ngang tàng không biết phép" như đã dẫn ở bên trên.

Sau khi lục lâm bị nói trại thành lục lăng và được dùng theo nghĩa vừa nói thì nó còn được ghép với củ trối để tạo nên thành ngữ lục lăng củ trối. Ớ đây, hai tiếng củ trối không còn có cái nghĩa mà Huình-Tịnh Paulus Của đã giảng nữa. Nó đã được dùng để chỉ kẻ khó bảo, khó dạy, khó làm cho thay đổi, lay chuyển, ví như củ trôi là rễ cái cứng chắc và ăn sâu xuống đất nên rất khó lay chuyển dể bứng dể nhổ vậy.

Theo cách hiểu đã trình bày thì lục lăng là kết quả nói trại của lục lâm, được ghép với củ trối để tạo nên thành ngữ lục lăng củ trối. Nhưng cũng có thể có một cách hiểu khác. Theo cách hiểu này thì đó là kết quả của lối nói trại thành ngữ tiếng Hán lục lâm thảo khấu: lục lâm thành lục lăng còn thảo khấu (giặc cỏ) thành củ trối.

82. (KTNN 115, ngày 01-8-1993)

ĐỘC GIẢ: Tại sao lại gọi là "đồng bóng"? Có phải "đồng" là do "tiên đồng ngọc nữ" hay không? Nhưng nếu thế thì "bóng" là do đâu?

AN CHI: Đào Duy Anh đã giảng từ đồng trong đồng bóng như sau: "Người đệ tử của thần tiên trong Đạo giáo tự xưng là đồng tử của thần tiên nên người ta thường gọi là ông đồng" (Từ điển Truyện Kiều, Hà Nội, 1974, tr.136). Đây chỉ là một lối giảng có tính chất suy diễn chủ quan vì đồng là một từ cố có nghĩa là cái kiếng, cái gương. Thật vậy, A. de Rhodes đã ghi như sau: "Đồng, cái dồng: Gương, kiếng. Gương. Cùng một nghĩa. Soi dồng: Nhìn vào gương để làm phù chú. Làm dồng làm cốt: Bà phù thủy nhìn vào gương để làm phù chú. Thầy dồng: Thầy phù thủy sử dụng gương, chiếu kính" {Từ điển Việt-Bồ-La, Nxb Khoa học xã hội, 1991). Cứ theo những điều trên đây, thì các ông đồng bà đồng đã được gọi bằng tên của chính cái đồ vật mà họ đã sử dụng để hành nghề. Đặc điểm của nghề đồng bóng còn được phản ánh trong thành ngữ ngồi dồng chiếu kính mà Huình-Tịnh Paulus Của đã ghi nhận trong Đại Nam quấc âm tự vị.

Khi đồng đã là cái gương, cái kiếng thì bóng tất nhiên là hình ảnh của cảnh và vật phản chiếu ở trong kiếng, trong gương. Cũng chính A. de Rhodes đã giúp cho chúng ta khẳng định điều này. Ông đã ghi: "Soi gương: Nhìn trong gương. Soi đồng. Cùng một nghĩa; cũng là phù phép mà người Lương dân ngây thơ nghĩ rằng mình có thể nhờ tấm gương để biết sự dữ nào bởi đâu sinh ra cho mình, nghĩa là bởi ma quỷ dối trá bằng những hình ảnh khác nhau trong tấm gương". "Những hình ảnh khác nhau trong tấm gương" chính là những cái bóng.

Vậy đồng bóng là gương và hình ảnh của cảnh vật phản chiếu ở trong gương. Đó là nghĩa gốc. Còn nghĩa trong ông đồng bà đồng, lên đồng, đồng cô bóng cậu, v.v. là nghĩa phái sinh.

83. (KTNN 115, ngày 01-8-1993)

ĐỘC GIẢ: Tại sao lại gọi nước Nhật là Phù Tang?

AN CHI: Phù Tang nguyên là tên một loại cây mà Thuyết văn giải tự của Hứa Thận giảng là "cây huyền thoại", (là) "nơi mặt trời mọc vậy". Sách Thập châu ký cũng giảng: "(Cây) phù tang ở trong biển Biếc (Bích Hải), cây mọc cao đến mấy ngàn trượng, tán xòe ra đến hơn ngàn trượng, hai thân chung một cội, cùng nương tựa nhau, (là) nơi mặt trời mọc vậy"." Vì tên của nước Nhật Bản có nghĩa là "gốc ở mặt trời" nên thời xưa người ta đã đồng nhất hóa nó với xứ sở của loại cây huyền thoại trên đây mà gọi nó là nước Phù Tang. Hán- Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng giảng hai tiếng này như sau: "Tên một loại cây thiêng, tương truyền mọc ở xứ mặt trời. Nước Nhật Bản ở phương Đông, hướng mặt trời, nên cũng gọi là Phù-Tang".

Trong Hán ngữ hiện đại, người ta còn dùng hai tiếng Phù tang để chỉ một loại cây có thật mà tên thông dụng là mộc cẩn hoặc chu cẩn. Đó là cây dâm bụt mà người Nam Bộ gọi trại đi thành cây bông bụp, tên khoa học là Hibiscus rosa-sinensis.

ik 84. (KTNN 115, ngày 01-8-1993)

ĐỘC GIẢ: Xin cho biết xuất xứ của tên gọi thành phố Đà Lạt. Có phải là do một câu bằng tiếng La Tinh mà ra? Đó là câu gì?

AN CHI: Câu đó là Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem nghĩa là "(nó) cho những người này niềm vui thích, những người khác sự khỏe khoắn". Nhiều người đã cho rằng địa danh Đà Lạt bắt nguồn từ câu này: ráp những chữ cái đâu - mà chúng tôi đã có ý viết hoa - của nãm từ trong câu đó lại thì sẽ có dạng tiếng Pháp của địa danh đang xét: DALAT.

Sự thật thì Đà Lạt là tiếng của người thiểu số sở tại và có nghĩa là "suối Lạt". Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ ghi "Đà Lạt: nước của bộ lạc người Lạch (tức Lạt - AC)". Tô Đình Nghĩa cũng nói rõ như sau: "Địa danh Đà Lạt hiện nay, trong các văn bản cũ ghi là Dalat, nguyên gốc là Đạlat hoặc Đalat, trong đó Đạ có nghĩa là nước, Lat là tên gọi của một tiểu nhóm thuộc dân tộc Kơho. Theo ý kiến của nhiều người dân tộc thì trước kia Đà Lạt là nơi cư trú của người Lát


và ở vùng này có nhiều hồ nước, thác nước. Tên gọi Đà Lạt bắt nguồn từ đấy. Hiện nay, cách thành phô' Đà Lạt khoảng 5km có xã Lát gồm nhiều đồng bào Kơho cư trú" (Nguồn gốc và ý nghĩa của các yếu tố Đắc, Ya, Krông... trong một số địa danh ở Tây Nguyên, Khoa học xã hội, số 3, 1990, tr.88).

Việc Đà Lạt vốn là nơi cư trú của người Lạt là một sự thật đã được Yersin ghi nhận trong nhật ký của ông. Vấn đề còn lại chỉ là xác định xem suôi Lạt là con suối nào hiện nay mà thôi. Cunhac, một người Pháp dã góp phần tạo dựng Đà Lạt cho biết đó chính là suôi Cam Ly. Ông đã nói như sau: "Ớ tại chỗ của cái hồ nước trước đó, con suối nhỏ của bộ lạc người Lat đã chảy qua. Người ta đã gọi suôi này là "Đa-lat" (...) và không hiểu vì lý do gì mà người ta đã thay thế bằng danh xưng Việt Nam là Cam Ly" (Dẫn theo Hãn Nguyên, Lịch sử phát triển Đà Lạt, Tập san Sử Địa số 23-24, 1971, tr.272).

Vậy Đà Lạt, tức suôi Lạt, chính là suôi Cam Ly, hiện nay. Tên của nó đã được dùng để chỉ vùng mà nó chảy qua và sau rốt lại được dùng để gọi tên thành phô' được xây dựng trên vùng đó: thành phô Đà Lạt ngày nay.

Câu tiếng La Tinh trên đây chỉ là kết quả của một sự chơi chữ bằng cách chiết tự những chữ cái trong tên cửa Đà Lạt viết theo chữ Pháp.

85. (KTNN 116, ngày 15-8-1993)

ĐỘC GIẢ: Xin giải thích về mây tiếng "Đức mẹ đồng trinh": đã là mẹ, sao lại còn "đồng trinh"?

AN CHI: Về việc bà Maria mang thai chúa Jesus, Kinh Thánh đã chép như sau: "Vả, sự giáng-sanh của Đức chúa Jésus-Christ đã xảy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ Ngài đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn-ở cùng nhau (Chúng tôi nhấn mạnh - AC), thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh. Giô-sép, chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm. Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao, mà phán răng: Hỡi Giô-sép, con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh-Linh. Ngươi sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jésus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội (...) Khi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song le không hề ăn ở với (nghĩa là không hề ăn nằm với nhau - AC) cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jésus" (Ma-thi-ơ, 1:18-25 - Chúng tôi dùng bản của Thánh Kinh Hội tại Việt Nam, Sài Gòn, 1975).

Cứ theo sự tích trên đây thì bà Maria đã có thai Chúa Jesus mà không hề có quan hệ xác thịt với ông Joseph. Việc thụ thai chỉ là do phép của Đức Thánh Thần mà thôi. Vậy, cho đến khi hạ sanh Chúa Jesus, bà vẫn còn là đồng trinh. Bà được gọi là Đức Mẹ Đồng Trinh chính là vì thế.

86. (KTNN 116, ngày 15-8-1993)

ĐỘC GIẢ: Nhiều học giả trước đây vẫn phàn tích chữ hồ Щ gồm có cổ ~ịj , nguyệt Я nghe rất hay. Nay có người lại cho rằng nó gồm có cổ "é- và nhục í^], nghe đã lạ mà lại không thanh nhã. Xin cho biết cách phân tích nào đúng?

AN CHI: Chữ hồ là một hình thanh tự mà thanh phù là chữ cổ ~iĩ còn nghĩa phù là chữ nhục |ỉ] đã được viết thành ^ trong 248/253 chữ thuộc bộ nhục mà Từ hải đã ghi nhận. Tỉ lệ nầy trong Khang Hy tự điển là 654/680 vì bộ tự điển nầy đã thu thập rất nhiều chữ kể cả các kỳ tự (chữ hiếm thấy). Chữ thữ hai, thuộc bộ nhục lỉ] mà Khang Hy tự điển đã ghi nhận là chữ ^ . Chữ này được giảng như sau: "Theo Chính tự thông, chữ nhục |£] khi đứng làm biên bàng vốn viết là |í], thạch kinh (sách kinh điển khắc trên đá) sửa làm ^ . Hai nét trong dính liền từ trái sang phải, khác với chữ nguyệt . Nay thường viết để phân biệt" (Chính tự thông: Nhục tự biên bàng chi văn bổn tác |í]. Thạch kinh cải tác ^ . Trung nhị hoạch liên tả hữu, dữ nhật nguyệt chi nguyệt ^ dị. Kim tục tác ĩ\ dĩ biệt chi). Nói thế nhưng chính Khang Hy tự điển cũng viết chữ nhục biên bàng thành ^ trong 654 chữ đã nói, y hệt như chữ nguyệt biên bàng ^ , hoàn toàn không phân biệt tự hình. Từ nguyên, Từ hải, đều làm như thế. Đây là hiện tượng đồng hình dị tự (cùng hình khác chữ).

Trên tạp chí Văn nghệ, số 10-1962, Nguyễn Đức Bính có bài "Người cổ Nguyệt, chuyện Xuân Hương". Trên Kiến thức ngày nay số 54 (Xuân Tân Mùi) cũng có bài "Vườn hoa nàng Cổ Nguyệt" trong đó tác giả nói đến tòa Cổ Nguyệt Đường của Hồ Xuân Hương. Nếu đây chỉ là chuyện chơi chữ thì đó là quyền của các tác giả. Nhưng nếu cả quyết rằng về mặt cấu tạo văn tự, chữ hồ Щ gồm có chữ cổ và chữ nguyệt я thì lại là hoàn toàn sai. Không có bất cứ một tự thư quen thuộc nào của Trung Hoa đã cho rằng ở trong Щ thì я lại là chữ nguyệt. Tất cả đều phân tích và khẳng định rằng đó là chữ nhục.

^ 87. (KTNN 117, ngày 15-8 & 02-9-1993)

ĐỘC GIẢ: Nga ту vốn dược dịch là mày ngài, tại sao Nguyễn Du viết mày ngài để tả Từ Hải mà nhiều học giả lại giảng rằng dó là ngọa tàm ту, nghĩa là "mày tằm nằm" chứ không phải là nga ту?

AN СШ: Các học giả và các nhà nghiên cứu đó giảng như thế là vì họ cho rằng nga ту là lông mày dài, cong và đẹp, không thích hợp với tướng mạo của con nhà võ như Từ Hải, nhưng nhất là vì họ đã hiểu sai nghĩa của ba tiếng ngọ a tàm ту.

Đào Duy Anh giảng rằng mày ngài là "lông mày rậm, tướng mạo của người trượng phu. Có lẽ theo câu "my nhược ngọa tàm" của sách tướng, có nghĩà là lông mày giống con tằm nằm" (Từ điển Truyện Kiều, Hà Nội, 1974, tr.236-237). Nguyễn Thạch Giang chú thích như sau: "Mày ngài do các chữ ngọa tàm my: lông mày to đậm cong như con tằm, là tướng người anh hùng" (Nguyễn Du, Truyện Kiều, Hà Nội, 1972, tr.450, C.2167). Nguyễn Vinh Phúc viết: "Tất nhiên mày của Từ Hải không thể nào lại mảnh dẻ, cong, dài như nga my của các cô gái đẹp được. Và do đó mày ngài của Từ Hải phải


hiểu là ngọa tàm my là mày như con tằm, chứ không phải là nga my" (Quanh đôi lông mày, Ngôn ngữ, số 2, 1972, tr.60). Còn Kiều Thu Hoạch thì viết: "Trong Truyện Kiều có hai chỗ nói về Từ Hải mà cũng dùng chữ mày ngài. Nhưng chớ lầm! Đây là cái mày ngài "sâu róm" chớ không phải cái mày ngài của nàng Trang Khương (...) đó là tác giả muốn nói mày tằm, mày tằm nằm" (Góp bàn về một bản Kiều mới, Tạp chí Văn học, sô 2 (146), 1974, tr.68)

Tiếc rằng các tác giả trên đây vì chỉ hiểu từ ngữ theo lối dịch từng tiếng một (ngọa = nằm, tàm = tằm, my = mày) nên đã giảng sai hình ảnh mà người Trung Hoa muốn gửi gắm trong ba tiếng ngọa tàm my. Ớ đây, hai tiếng ngọa tàm không hề có nghĩa là "(con) tằm nằm", mà lại là một lôi nói của tướng thuật, được Từ nguyên giảng như sau: "Nhà tướng thuật gọi nếp nhăn dưới vành mắt là ngọa tàm. Lại nữa, lông mày cong mà đường nét thanh đẹp cũng gọi là ngọa tàm my" (Tướng thuật gia dĩ nhãn khuông hạ văn vi ngọa tàm. Hựu my loan nhi đái tú giả dịch xưng ngọa tàm my). Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ đã giảng đúng hai tiếng ngọa tàm là "lằn xếp dưới mí mắt", kèm theo ví dụ trích từ Truyện Trinh tliử\

To đầu vú, cả dái tai,

Dày nơi ngư-vĩ, cao nơi ngọa-tàm.

Nếu đôi dịch từng tiếng một thì ngư vĩ sẽ là "đuôi cá". Nhưng đây cũng lại là một lối nói của tướng thuật mà Từ nguyên giảng như sau: "Nhà tướng thuật gọi nếp nhăn ở khóe mắt là ngư vĩ" (Tướng thuật gia dĩ nhãn giác chi văn vi ngư vĩ). Xem thê đủ thấy ỉôi đôi dịch từng tiếng một nhiều khi tai hại biết chừng nào. Vậy ngọa tàm my không hề có nghĩa là "mày tằm nằm" mà lại là lông mày cong và có đường nét thanh đẹp. Vương Vân Ngủ đại từ điển cũng giảng như thế, rằng đó là "lông mày cong mà đẹp" (my loan nhi tú - X. ở chữ 7370).

Các tác giả trên đây muốn gạt bỏ hai tiếng nga my nhưng ngọa tàm my lại đồng nghĩa với nga my vì cả hai cấu trúc đều có chung một nét nghĩa là "cong và đẹp". Vậy mày ngài vẫn là nga my và đây chính là cái nét nho nhã duy nhất trong tướng mạo của Từ Hải râu hùm hàm én, đường đường một đấng anh hào, vai năm tấc rộng thân mười thước cao.

-ử 88. (KTNN 117, ngày 15-8 & 02-9-1993)

ĐỘC GIẢ: Có người nói "Dân dĩ thực vi Thiên" (Dân lây ăn làm Trời). Theo tôi câu này chưa hề thấy ở sách báo. Được biết sách xưa chỉ có ghi "Dân dĩ thực vi tiên"; vậy câu nói kia đúng hay sai?

AN CHI: "Dân dĩ thực vi thiên" là một câu kinh điển. Chẳng hạn Hán thư có viết: "Vương giả dĩ dân vi thiên; dân dĩ thực vi thiên" nghĩa là "Vua chúa (thì) lấy dân làm trời (còn) dân (thì) lấy cái ăn làm trời". Do đó mà có cụm từ dân thiến (ông trời của dân) để chỉ cái ăn của người dân. Mathews' Chinese-English Dictionary dịch dân thiên là "food" (thức ăn) còn Dân dĩ thực vi thiên là "the masses regard sufficient food as their heaven" (dân chúng xem cái ăn đầy đủ như là ông trời của họ).

Ở phường Đakao, quận Một, Thành phô" Hồ Chí Minh, ngay góc đường Đinh Tiên Hoàng - Trần Quang Khải, có một tiệm ăn của người Tàu lấy hiệu là Dân Thiên Chắc ông chủ cũng lấy ý từ câu đó! Tuy

nhiên, không biết ông có muốn chơi chữ mà ngầm hiểu rằng tiệm ăn của ông ta là "ông trời của dân" hay không.

89. (KTNN 117, ngày 15-8 & 02-9-1993)

ĐỘC GIẢ: Có một mối tình Xuân Hương - Chiêu Hổ trong thực tế hay không? Hay chỉ có văn thơ cợt nhả với nhau mà thôi?

AN CHI: Quả là người đời có truyền tụng về một mối tình Xuân Hương - Chiêu Hổ. Chả thế mà Phong Châu lại chép: "Ông Chiêu Hổ đi làm quan lâu ngày, Xuân Hương nhớ chỗ nhân tình cũ, mới viết giấy hỏi thăm..." (Câu đối Việt Nam, Hà Nội, 1994, tr.25). Nhưng đó chỉ là giai thoại mà thôi.

Trong thực tế thì mối tình không có đã đành mà chuyện văn thơ cợt nhả cũng không có nốt. Điều khẳng định nghiêm túc này là căn cứ vào lời kể của Siêu Văn, một người thuộc dòng họ Nguyễn Đình, là dòng họ mà có đời và có người đã từng kết thâm giao với cả Hồ Xuân Hương lẫn Phạm Đình Hổ: "Hồ Xuân Hương hơn Phạm Đình Hổ ngót hai chục tuổi, nên không thể có sự luyến ái, họa thơ giữa hai người đó được. Và trong đám cưới của cháu nội bà Đốc trấn là Nguyễn Đình Vũ lấy


con gái Phạm Đình Hổ là cô Phạm Thị Huy, nữ sĩ Hồ Xuân Hương là người quen biết cả hai họ nên đã đứng lên làm chủ hôn, theo tục lệ thời đó" (Về mốì quan hệ giữa Hồ Xuân Hương và Phạm Đình Hổ, Tạp chí Văn học, số 5, 1991, tr.71). Và ở một đoạn khác: "Nữ sĩ Hồ Xuân Hương lúc đó đã ngoài bảy mươi tuổi, được mời làm chủ hôn, trải giường chiếu cho cô dâu lấy khước".

Làm sao có thể quan niệm được rằng người tình cũ của Phạm Đình Hổ, hơn ông ngót 20 tuổi, giờ đây tuổi đã ngoài bảy mươi, lại được mời trải giường chiếu cho con gái ông được khước? Làm sao có thể quan niệm được rằng một bà lão đã có thời "chành ra ba góc da còn thiếu" mà lại được mời trải chiếu cho con gái tơ của người khác được khước khi về nhà chồng? Cho nên những câu thơ tục tĩu xưa nay vẫn truyền tụng là của bà chắc chắn không phải do bà là tác giả. Siêu Văn cũng nói rõ: "Theo cụ Nguyễn Gia Thái (1858 - 1935) người được đọc Xuân Hương thi tập do chính tay nữ sĩ chép tặng gia đình ta, thì không có những bài thơ tục tĩu mà ngày nay người ta gán ghép cho nữ sĩ".

Đến như ông Chiêu Hổ, người mà theo truyền tụng là đã có nhiều câu đốì Nôm, lắt léo, tài ba, thì chính ông lại tỏ ra xem thường chữ Nôm và tự nhận là mình kém cỏi về thứ chữ này. Sau đây là lời tự thuật của ông: "Có người đem những sách truyện Nôm và những trò thanh sắc, nghề cờ bạc, rủ rê chơi đùa, thì ta bịt tai lại không muôn nghe. Ta đã học vỡ được ít kinh sử, thế mà chữ Nôm ta không biết hết" (Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút, bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến,

TPHCM, 1989, tr.10). Trong khi đó thì: "Ta khi mới lên chín tuổi, đã học sách Hán thư, (...). Các sách cổ, thơ cổ ta thường xem lắm, không lúc nào rời tay" (Sđd, tr.10- 11). Khi đã cao niên, nhắc lại chuyện thuở ấu thời, Phạm Đình Hổ vẫn còn sẵn sàng gộp "những sách truyện Nôm" vào chung với "những trò thanh sắc" và "nghề cờ bạc". Một người cả đời vẫn coi thường văn Nôm chữ Nôm đến như thế làm sao có thể là tác giả của những "văn bản" Nôm đã được truyền tụng?

90. (KTNN 122, ngày 01-11-1993)

ĐỘC GIẢ: Một mai ai đứng bên kinh,

Ai phò giá triệu, ai rinh quan tài?

Bên kinh đã có con trai,

Giá triệu con gái, quan tài nàng dâu.

Bài này vẫn nghe hát ru em như vậy, có đúng nguyên văn của người xưa hay không? "Kinh" có nghĩa gì khác hơn con sông đào? Sao lại rinh quan tài? Cả bài có ý nghĩa gì?

AN CHI: Nguyên văn hai câu đầu là:

Một mai ai đứng minh tinh

Ai phò giá triệu, ai nghinh quan tài?

Minh tinh, trong Nam còn gọi là tấm triệu, là dải lụa dài ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần, v.v. của người chết, treo trên một cái giàn nhỏ có đòn khiêng, thường gọi là cái giá triệu, để khiêng đi trước

quan tài khi đưa đám tang. Vậy dứng minh tinh là có

tên trên tấm minh tinh, nghĩa là đã chết. Nghinh (nghênh) là đón rước. Nghinh quan tài là bưng cái bát hương đi thụt lùi phía trước quan tài để dẫn đường. Còn phò giá triệu là chống gậy tang đi bên cái giá triệu để hộ tống. Nghinh quan tài và phò giá triệu thường là bổn phận của con trai trưởng (hoặc con trai) và của cháu đích tôn (hoặc cháu nội trai). Vậy "đứng bên kinh" và "rinh quan tài" chỉ là do tam sao thất bản mà ra.

Theo chúng tôi, bài này vốn chỉ có hai câu đầu và đây là lời của người vợ không sanh nở nói với chồng: Thiếp đã không có con, nếu chàng không nghe lời khuyên của thiếp mà cưới vợ lẽ (để kiếm một vài mụn con) thì mai kia, khi chàng về với ông bà, ai sẽ là người nghinh quan tài, ai sẽ là người phò giá triệu cho chàng đây? Tiếng ai trong câu thứ nhất là một đại từ phiếm chỉ, có nghĩa của đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (vợ nói với chồng) còn hai tiếng ai trong câu thứ hai mới thực sự là đại từ nghi vấn. Câu thứ nhất nêu giả thiết cho sự việc xảy ra ở câu thứ hai. Sau khi hai câu đầu bị tam sao thất bản rồi thì chúng mới được nốì bằng hai câu sau, có thể là do lối hò đối đáp mà ra. Vì hai câu đầu đã bị truyền miệng sai nên hai câu sau cũng không thể chặt chẽ và rành mạch về mặt ý nghĩa được, nhất là câu "bên kinh đã có con trai".

•ử 91. (KTNN 122, ngày 01-11-1993)

ĐỘC GIẢ: Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có một số nơi thờ cúng gọi là Chùa Ông, Chùa Bà. Nghe nói Chùa Ông thờ Quan Công còn Chùa Bà thì thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Vậy Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai?

AN CHI: Chùa Ông mà người Quảng Đông gọi là Quán Tây miếu (Quan Đế miếu) thì thờ Quan Công còn Chùa Bà mà họ gọi là Phò miều (Bà miếu) thì thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Tuy nhiên, theo lời học giả Vương Hồng sển, cũng có nơi gọi là Phò miễu (= miếu Bà) nhưng không thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, mà lại thờ bà Chúa Thai sanh, coi về sinh đẻ. (X. Sài Gòn năm xưa, TPHCM, 1991, tr.199).

Tương truyền bà Thiên Hậu là người huyện Bồ Điền, tỉnh Phước Kiến bên Trung Quốc. Bà sinh vào đời Tống, là con gái thứ sáu của Lâm Nguyện. Mới lọt lòng, bà đã phát hào quang rực rỡ và tỏa hương thơm kỳ lạ. Ngay khi bà hãy còn nhỏ, anh bà đi buôn đường biển, gặp gió to sóng cả nguy hiểm đến tính mạng, bà nhắm mắt định thần mà biết được rồi xuất thần đi cứu anh thoát nạn. Lúc lớn lên, bà có thể cỡi chiếu bay trên biển hoặc đằng vân mà đi ra các đảo xa. Sau khi thăng, bà thường khoác áo bào màu đỏ bay lượn trên biển. Tương truyền bà đã thăng vào năm tròn hai mươi tuổi. Vào các đời Tông, Nguyên, Minh bà đều có nhiều lần hiển hiện rất là linh thiêng. Người đi biển thường thờ bà và khấn bà để được độ cho thuận buồm xuôi gió. Theo Từ nguyên. thì bà được phong là Thiên Phi vào đời Vĩnh Lạc nhà Minh, sau lại được phong Thiên Hậu, được lập đền thờ tại kinh đô. Còn Từ hải thì lại chép rằng bà được phong Thiên Phi, sau gia phong Thiên Hậu vào đời Khang Hy nhà Thanh.

Học giả Vương Hồng sển lại chép rằng bà húy là Mi Châu, người Bồ Dương, sinh nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044) đời Tống Nhân Tông, là con của ông Lâm Tích Khánh. Tám tuổi biết đọc. Mười một tuổi tu Phật. Mười ba tuổi thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ Nguyên vi bí quyết. Ngoài ra, bà còn tìm được dưới giếng cạn một xấp cổ thư khác. Bà coi theo đó mà luyện tập rồi đắc đạo. Được phong Thiên Hậu Thánh Mẫu năm Canh Dần niên hiệu Đại Quan đời Tống tức năm 1110 (X. sđd, tr.201-203).

Có thể là trong lời kể của nhiều người khác sẽ còn có những chỗ dị đồng khác nữa. Đây không phải là chuyện lạ: khi mà cuộc đời của một nhân vật đã đi vào truyền thuyết, nó có thể có những dị bản.

92. (KTNN 122, ngày 01-11-1993)

ĐỘC GlẲ: Hai tiến g "truy tiến" chỉ xuất hiện trên báo chí hai lần trong dịp hai Đại lão Hòa thượng liễu đạo. Tại sao không dùng truy điệu mà lại dùng truy tiến.

AN CHI: Truy điệu không có màu sắc tôn giáo, còn truy tiến là một lốĩ nói riêng bên Phật giáo. Nó đồng nghĩa với truy phước và được Từ hải giảng như sau: "Vì người chết mà làm công đức để cho người đó được phước gọi là truy phước, cũng gọi là truy tiến" (Vị tử giả tác công đức sử kỳ hoạch phúc viết truy phúc, dịch vân truy tiến). Vì truy tiến có hàm ý cầu phước còn truy điệu thì không nên bên Phật giáo mới dùng truy tiến mà không dùng truy điệu.

-k 93. (KTNN 122, ngày 01-11-1993)

ĐỘC GIẢ: Lục lễ trong việc cưới hỏi là những lễ nào?

AN CHI: Lục lễ là: nạp thái (nhà trai nhờ mối đến nhà gái tỏ ý đã kén chọn con gái nhà ấy), vấn danh (nhờ môi hỏi tên họ và ngày sanh tháng đẻ của cô gái đó), nạp cát (báo cho nhà gái biết đã bói được quẻ tốt và việc hôn nhân đã nhất định), nạp trưng hay nạp tệ (đem sính lễ đến nhà gái để làm lễ từ đường), thỉnh kỳ (xin ngày rước dâu), và thân nghinh (rước dâu).

94. (KTNN 122, ngày 01-11-1993)

ĐỘC GIẢ: Tam quân là những quân nào? Có đồng nghĩa với ba quăn hay không?

AN CHI: Tam quân cũng chính là ba quân và có các nghĩa sau đây: a. Chỉ tả quân, trung quân và hữu quân, b. Theo chế độ nhà Châu (Chu), một quân có

12.500 người. Vậy ba quân (tam quân) có 12.500 X 3 =

37.500 người, c. Chỉ quân sĩ nói chung, d. Chỉ tiền quân, trung quân và hậu quân. Nghĩa sau cùng ít thấy ở từ điển của người Trung Hoa nhưng lại thấy ở từ điển của người Việt Nam, chẳng hạn Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng hoặc Từ Điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên.

95. (KTNN 122, ngày 01-11-1993)

ĐỘC GIẢ: Có phải hoàng đế Nã Phá Luân đã nói câu "Ta đã đến, ta đã thấy, ta đã thắng" hay không? Ông đã nói câu này trong trường hợp nào?

AN CHI: Người đã nói câu này không phải là Napoléon (Nã Phá Luân). Đó là Julius Caesar (tiếng Pháp: Jules César), quan chấp chính và quan độc tài La

Mã cổ đại (100-44 tr.CN). Caesar đã nói câu đó sau khi đánh tan quân của Pharnacae II, vua xứ Bosphore vùng Crimée.

Bosphore là một vương quôc Hy Lạp thành lập từ thế kỷ V tr.CN, đến năm 63 tr.CN thì bị La Mã bảo hộ. Chiến thắng đó của Caesar diễn ra sau khi ông đã đánh bại quân Ai Cập và chiếm đoạt vợ của vua Ptolemaeus XV là Cleopatra (tiếng Pháp: Cléopâtre) rồi đem nàng đi theo trong một cuộc du ngoạn trên sông Nil kéo dài đến hai tháng. Khi biết được tin Pharnacae II muốn cởi bỏ ách bảo hộ của La Mã, Caesar đã làm một cuộc hành quân chớp nhoáng. Ỏng rời Ai Cập, vượt biển đến Antiochia (trên đất Thố Nhĩ Kỳ), chỉnh đôn lại đạo quân nhỏ của mình rồi lấy một quân đoàn của Deiotaros, vượt qua Tarsus (cũng trên đất Thổ Nhĩ Kỳ), đi xuyên suôt vùng cao nguyên Anatolia và bất ngờ cắm trại ngay trước chiến tuyến của Pharnacae II. Vì quyết quét sạch quân La Mã nên Pharnacae II đã cho đoàn chiến xa của mình đánh xung kích nhưng quân đoàn của Caesar chiến đấu rất gan dạ nên đã đánh tan quân của Pharnacae II.

Caesar đã thông báo cho Viện nguyên lão biết chiến thắng chớp nhoáng này của mình bằng câu "Veni, vidi, vici" nghĩa là "Ta đã đến, ta đã thấy, ta đã thắng". Đó là vào ngày 2 tháng 8 năm 47 tr.CN.

Vậy câu nói trên đây không phải là của Napoléon. Tuy nhiên, vị hoàng đế này của nước Pháp cũng có một câu nói nổi tiêng trong khi chỉ huy một chiến dịch ở nước ngoài. Bấy giờ, ông chưa là hoàng đế. úy ban Đôc chính (Directoire) muôn tông khứ Napoléon nên đã trao cho ông quyền chỉ huy một đạo quân viễn chinh sang Ai Cập (1798-1799). Trên xứ sở của các vị pha-ra-ông, Napoléon đã nói với quân sĩ: "Du haut de ces pyramides, quarante siècles vous contemplent" nghĩa là "Từ trên đỉnh các kim tự tháp này, bốn mươi thế kỷ đang chiêm ngưỡng các ngươi".

Liên quan đến các kim tự tháp và các vị pha-ra- ông, xin cung cấp thêm nhận định lý thú và hoàn toàn xác đáng về Napoléon của Anne Terry White: "Ngay từ trước cuộc xuất phát đi Ai Cập, ông đã định xong các kế hoạch nghiên cứu khảo cổ học về xứ sở này và đã tập hợp được một ê-kip các nhà bác học đi theo đoàn quân của mình. Nhờ ông mà khoa Ai Cập học sắp sửa ra đời" (Les grandes découvertes de l'archéologie, trad. fr., Paris, sans date, p.53).

"k 96. (KTNN 122, ngày 01-11-1993)

ĐỘC GIẢ: Từ "giá" trong chữ Hán nghĩa là lấy chồng (xuất giá, tái giá), tại sao người Nam mình lại nói người ở góa (chết chồng) là "giá"?

AN CHI: Sở dĩ bạn đã nghe ra như thế là vì người Nam phát âm các âm d,, gi và V như nhau. Thực ra người phụ nữ góa chồng trong Nam gọi là dàn bà vá. Từ vá đã được Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ giảng như sau: "Lẻ-loi, không vào bọn với ai cả: Con hát vá - độc thân, một mình, không có vợ hoặc chồng hay cặp vợ chồng chưa có con: Còn son-vá. Cũng gọi góa hoặc hóa, chết chồng hay chết vợ: đàn bà vá, anh vá vợ".

'k 97. (KTNN 122, ngày 01-11-1993)

ĐỘC GIẢ: Có phải thi hào Tagore của Ấn Độ cũng còn là một nhà hoạt động tôn giáo nổi tiếng hay không?

AN CHI: Chúng tôi không được biết về hoạt động tôn giáo của văn hào Tagore. Tagore văn hào là Rabindranath, sanh tại Calcutta năm 1861, mất tại ốãntiniketan năm 1941, được giải Nobel năm 1913. Có thể đó là Debendranãth Tagore, cha của Rabindranath. Debendranãth Tagore (1818-1905) là một nhà cải cách An giáo. Năm 1841, ông đã gia nhập Hội Bà La Môn (Brãhmasamãj) do Răm Mohun Roy sáng lập tại Calcutta năm 1828 rồi trở thành một trong những người lãnh đạo của tổ chức này. Ông chủ trương quay trở về với hình thái nguyên thủy của đạo Bà La Môn mà lý thuyết cổ xưa đã được trình bày trong kinh Veda và trong Upanishad. Vì vậy mà đến năm 1865 thì đã xảy ra chia rẽ và tổ chức mới do Debendranãth lãnh đạo được đặt tên là Adi Brãhmasamãj nghĩa là Hội Bà La Môn nguyên thủy. Trong suốt 30 năm cuối của đời mình Dabendranãth đã trỏ thành một tu sĩ ẩn cư.

98. (KTNN 122, ngày 01-11-1993)

ĐỘC GIẢ: Một nắng hai sương: tại sao có một nắng mà tới hai sương?

AN CHI: Thành ngữ một nắng hai sương nói về công việc cần cù, khó nhọc của người nông dân trên

đồng ruộng, phải dãi nắng dầm sương từ sáng sớm đến chiều tôi, có khi đến tôì mịt. Sương buổi sáng là một, sương buổi chiều là hai. Giữa sương sáng và sương chiều chỉ có một nắng. Vì vậy mới nói một nắng hai sương.

99. (KTNN 123, ngày 15-11-1993)

ĐỘC GIẢ: Trước năm 1975, miền Nam gọi thủ đô Xơ-un của Hàn Quốc là Hán Thành. Lúc Thế vận hội 1988 tổ chức ở Xơ-un, các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ta đều gọi con sông chảy qua thành phô' này là sông Hàn. Nhưng ở quê tôi, một vài vị cao tuổi lại bảo là sông Hán. Vậy Hàn giang đúng hay Hán giang đúng? Giữa hai tên này với Hán Thành và nước Đại Hàn có liên quan gì đến nhau không? Tên con sông này tiếng Triều Tiên đọc như thế nào?

AN CHI: Con sông chảy qua thủ đô Seoul của Hàn Quôc không phải là "Hàn giang" mà là Hàn giang, tiếng Triều Tiên là Hãnkang. Sông này dài 514km, bắt nguồn từ núi Õtay (Ngũ Đài) thuộc dãy Thaypayk (Thái Bạch) và đố ra vịnh Kanghwa (Giang Hoa). Do có sông Hán chảy qua mà thành phố đang nói mới được gọi là Hán Thành, tiếng Triều Tiên là Hãnseng, nghĩa là thành trên sông Hán. Hán Thành còn có một tên nữa là Kinh Thành, tiếng Triều Tiên là Kyengseng, nghĩa là thủ đô của vương quốc. Kyengseng là một từ Triều Tiên gốc Hán. Đồng nghĩa với nó còn có một từ Triều Tiên khác nữa là seivul, vừa có nghĩa là kinh thành (của vua), vừa có nghĩa rộng là thủ đô (nói chung). Người Triều Tiên đã sử dụng nghĩa thứ nhứt của nó mà gọi Kinh Thành, tức Hán Thành, là Seuuul. Đây là tên chính thức của thủ đô Hàn Quốc. Nó đã được phiên âm sang tiếng Pháp là Séoul và tiếng Anh là Seoul.

Còn Hàn trong Đại Hàn thì không Hên quan gì đến Hán trong Hán giang cả. Tuy đều là những từ Triều Tiên gốc Hán nhưng Hàn và Hán là hai từ riêng biệt và được viết bằng hai chữ Hán hoàn toàn khác nhau.

Hình thức phiên âm La Tinh ở đây đã được chúng tôi ghi theo New Korean-English Dictionary của Samuel

E. Martin, Yang Ha Lee và Sung-Un Chang. Vậy xin đừng lấy làm lạ khi thấy sách khác ghi Kyengseng thành Kyongsong hoặc ồtay thành Otae, V.V..

100. (KTNN 123, ngày 15-11-1993)

ĐỘC GIẢ: Vì sao lại gọi là đèo Ba Dội? Dội là gì?

AN CHI: Dội có nghĩa là đợt, bận, lần, lượt. Dictionnaire annamite-français của J.F.M. Génibrel ghi như sau: "Dội (...) Numéral. Kêu hai ba dội: appeler deux ou trois fois, đi vài ba dội: faire deux ou trois fois le trajet: tin đi hai ba dội: annoncer à plusieurs reprises". Cứ như trên, thì rõ ràng Ba Dội là dịch nghĩa từ Tam Điệp (hoặc ngược lại).

Chứng thực là lời giảng sau đây trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ: "Ba Dội. Cũng gọi Tam-điệp, tên một cái đèo ở giáp giới hai tỉnh Thanh- hóa (Trung Việt) và Ninh-bình (Bắc Việt)". Và: "Tam- điệp. Tục gọi đèo Ba Dội, dãy núi dài chia thành ba đợt:

1. ở phía bắc Thanh-hóa, 2. ngọn cao nhất chia địa-giới hai tỉnh Thanh-hóa và Ninh-bình, 3. trong địa phận tỉnh Ninh-bình; cả ba chắn ngang đường cái quan Bắc- Nam".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top