Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Học vấn và tu luyện khác nhau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Jesus cũng là [ở] tầng thứ Như Lai ấy. Trong quá khứ Như Lai là Phật tầng thấp nhất. Quá khứ ở dưới Như Lai thì không gọi là Phật nữa; gọi là Bồ Tát, La Hán. Mỗi Như Lai đều có thiên quốc của mình. Trong hệ Ngân Hà chúng ta có hơn một trăm Như Lai. Nói cách khác có hơn một trăm thế giới thiên quốc của Phật. Mỗi thế giới do một Như Lai chủ trì. Như Lai của mỗi thế giới thiên quốc đều có một bộ phương pháp tu luyện của mình, một bộ phương pháp độ nhân của mình. Hình thành thế giới của tự họ và tu luyện của tự họ là có quan hệ trực tiếp. Cấu thành của thế giới bản thân họ cũng là do tu luyện mà đắc được. Nhưng [sự] hình thành thế giới ấy không phải là [điều] con người cận đại có thể tu thành; mà đều là vô lượng vô số ức năm mới hình thành.

Tại đây có một vấn đề. Người thường chúng ta cho rằng tu luyện mà nắm được nhiều phương pháp tu luyện hơn, biết được nhiều thêm những thứ của tôn giáo khác trong các tôn giáo, là làm phong phú đầu não con người. Người ta đều đem chúng coi như những trí tuệ và tri thức nơi người thường. Thực ra, chúng không phải là tri thức nơi người thường; không thể dùng quan niệm người thường mà lý giải. Vì sao nói người ta tu luyện là phải biết coi trọng tâm tính mà tu luyện, Đạo gia giảng 'trọng đức'? Là vì vũ trụ này có tồn tại một Pháp, tồn tại một đặc tính. Đặc tính vũ trụ này tại các tầng thứ khác nhau có yêu cầu khác nhau đối với các sinh mệnh khác nhau. Con người ở tầng thứ người thường này, thì phải phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của người thường. Vậy thì tại sao không trọng đức thì không lên được? Chính là vì tầng thứ vượt trên người thường là có tiêu chuẩn của người trời; nếu chư vị không phù hợp tầng ấy, thì chư vị lên không nổi. Vì sao Thần trên thiên thượng có thể rơi rớt xuống?! La Hán tu không tốt cũng rơi rớt xuống? Chính là vì không còn phù hợp tiêu chuẩn của tầng thứ đó nữa.

Như vậy, hệ Ngân Hà này có trên một trăm thiên quốc, trong mỗi thiên quốc có một Như Lai chủ trì thiên quốc của mình. Cấu thành đặc tính thiên quốc của họ cũng là cấu thành phương pháp tu luyện của họ. Chúng tôi phát hiện rằng vô luận là tôn giáo hay là phương pháp tu luyện nào khác, động tác ở bề mặt là rất đơn giản; đả toạ, kết ấn là xong. Đạo gia [có] nhiều hơn nữa thì cũng là một vài động tác rất đơn giản. Vì sao họ có thể đạt tới cảnh giới cao độ như Phật, Bồ Tát, La Hán? Chính là vì diễn hoá công chân chính của họ là cực kỳ phức tạp. Khiến cả tế bào người ta cũng được diễn hoá; có bao nhiêu thần thông đều được diễn hoá xuất lai; hơn nữa có rất nhiều thứ mà con người vẫn không biết, những thứ thích ứng với các tầng khác nhau cũng đều được diễn hoá xuất lai. Nói thí dụ, so với thiết bị chính xác phức tạp nhất nơi xã hội người thường thì còn phức tạp hơn, là ngoài khả năng con người. Do đó trong giới tu luyện có câu thế này, gọi là 'tu tại tự kỷ, công tại sư phụ'. Chính là nói [về], phương pháp tu luyện chân chính; người ta tuy [nghe] Đạo gia giảng về phương pháp tu luyện, nhưng ấy chỉ là đạo lý bề mặt và nguyện vọng, chỉ là những thứ trên khái niệm. Thật sự muốn đạt đến rằng có thể tu luyện xuất được công vật chất cao năng lượng chân chính, thì cần phải có nguyện vọng của bản thân mình, [rằng] muốn làm như thế. Nhưng, diễn hoá chân chính ở không gian khác là cực kỳ phức tạp, là [điều] con người không thể làm, đều là sư phụ làm.

Như vậy, tại đây có một vấn đề: nếu như luyện lẫn cả những thứ của pháp môn khác thì sẽ xuất hiện vấn đề. Quá khứ không cho hoà thượng tiếp xúc pháp môn khác, trong chùa từ xưa là nghiêm cấm hoà thượng đọc sách của pháp môn khác. Hoà thượng hiện nay đều loạn rồi. Trước đây những thứ nơi thế tục đều không cho phép có [trong chùa], ngoài ra sách của pháp môn khác là tuyệt đối cấm đọc; chính là vì phải để cho họ có một phương pháp tu luyện đơn nhất, nắm vững vào một môn tu. Trong tư tưởng, ý niệm đều là những điều của pháp môn ấy, thì họ mới có thể tu lên một cách ổn định chắc chắn, đi lên theo một con đường. Nếu không, chư vị lẫn sang những thứ của pháp môn khác, tựa như chiếc ti-vi, hễ đặt vào đó linh kiện của máy ảnh, thì lập tức ti-vi hỏng ngay; chính là ý nghĩa ấy. Hễ luyện lẫn thì chỉnh thể công sẽ loạn ngay, từ đó không tu tiếp được nữa rồi. Thật giả cũng khó phân biệt; nếu lẫn vào cả những thứ tà, thứ giả, thì chỉnh thể chư vị có thể là tu như không rồi. Sư phụ cũng không có cách nào, đó là [vì] tâm tính chư vị có vấn đề.

Diễn hoá công là cực kỳ phức tạp; nhưng người ta đều coi nó như là lý luận nơi người thường. Học một ít Cơ Đốc giáo, học một ít Phật giáo, học một ít Đạo giáo, Nho giáo thì cũng học một chút, [đó] được gọi là 'đa giáo đồng đường'; thực ra là tầm bậy. Đó chính là một vấn đề lớn nhất xuất hiện vào thời mạt Pháp. Người ta đều có Phật tính, đều muốn tu luyện, đều muốn hướng Thiện. Nhưng người ta đều đã coi nó như lý luận nơi người thường rồi. Kỹ năng nơi người thường thì có thể học thêm chút nào hay chút nấy. Nhưng [với người tu] nó là loạn càng thêm loạn, hoàn toàn không cách nào tu luyện nữa, hoàn toàn không có công.


● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú:

Dịch ngày 13-2-2008.

đa giáo đồng đường: (diễn chữ nghĩa) nhiều tôn giáo cùng [thực hành] một giáo đường.
trọng đức: coi trọng đức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

#lyhongchi