Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

CHƯƠNG 5: QUÁ KHỨ ĐAU THƯƠNG

Tôi bắt đầu nghe Khang thuật lại câu chuyện đau buồn của mình năm năm về trước.
~1/9/1858 – Liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ đánh vào thành Đà Nẵng~

(Đoạn này viết theo ngôi thứ ba bằng lời kể của Khang)
“ĐÙNG”, “ĐÙNG”, “ĐÙNG”
Tiếng súng, đại bác nổ dữ dội như làm sập cả đất trời. Người dân nháo nhào chạy tìm chỗ trốn. Người chạy mãi, chạy mãi nhưng chẳng biết chạy đi đâu, người thì bị trúng đạn của giặc, trẻ con thì kêu khóc thảm thiết. Cảnh vật hiện giờ đã bị lũ Tây Dương khốn khiếp làm cho đổ nát. Nhà cửa, ruộng vườn, đất đai của bá tánh cũng bị chúng đốt sạch trông đau thương, xót xa biết nhường nào!
-Aaaaaaaa... Chạy đi bà con ơi!
-Chạy đi! Lũ Tây Dương đuổi theo kìa.
-Huhu, cha má ơi đừng bỏ con mà.
“SOẠT”, “ĐÙNG”
Tuy âm thanh của người dân la hét, kêu cứu, chạy trốn khỏi bọn giặc rất ồn nhưng vẫn nghe rất rõ tiếng súng, đại bác nổ, đao kiếm chém. Xác người dân nằm rãi rác khắp nơi, máu me chảy đầy người, thân xác thì bấy nhầy, thậm chí còn có người bị lũ giặc bắn, chém đến nát hết mặt mày mà ngay cả cha má ruột nhìn cũng không ra. Họ chết một cách rất thê thảm ngay chính quê hương của mình. Không ai nhận xác để an táng tử tế. Nhìn mà lòng đau nhói không thể diễn tả được!
Ngay lúc này đây tại một ngôi đình nhỏ, một vị quan đang đi đứng qua lại như đang lo lắng chuyện gì đó rất lớn. Đó chính là quan kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương được triều đình Huế cử đến Đà Nẵng để đối phó với giặc. Bỗng từ bên ngoài vọng vào là một tên lính. Cậu ta thở hổn hển như vừa bị ma đuổi rồi nói hấp tấp:
-Bẩm tướng quân, bọn giặc Tây Dương đã đánh vào thành Đà Nẵng. Xác người dân già trẻ trai gái thậm chí là trẻ con đều nằm rãi rác lắm chỗ trông rất dị và thảm lắm ạ. Chúng còn đốt phá nhà cửa, ruộng vườn, đất đai của dân, rồi bắn phá đủ chỗ. Xin tướng quân ra lệnh!
-Quan kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương quay lại nhìn tên lính ấy, mắt mở to ra rồi nói dứt khoát:
-Mau đánh trả lại ngay!
-Tên lính “dạ” một cái và như hiểu ý quan định làm gì. Cậu ta lập tức liền triệu tập nghĩa quân, binh lính đi đánh trả lại lũ giặc Tây Dương theo lệnh của tướng Nguyễn Tri Phương. Trong số đó có cha của Khang, ông ấy tên là Khải, cũng đi theo một nhóm nhỏ trong nghĩa quân, binh lính đánh giặc. Liền sau đó, tướng Nguyễn Tri Phương chia nghĩa quân ra làm nhiều nhóm nhỏ để thuận lợi cho việc giữ thành. Nhờ ông có tài chỉ huy, lại ngăn chặn lũ giặc kịp thời nên mới cầm chân được bọn chúng. Lúc này đây, không biết ông Khải đã đi đâu mà lại rời nghĩa quân. Bỗng Khang từ đâu chạy đến kéo tay ông Khải đi, vừa khóc vừa nói:
-Cha, cha mau về với má con con đi! Con không muốn xa cha đâu. Làm ơn đừng làm việc nguy hiểm như vậy, má và cái Thanh đang chờ cha và con về để gia đình ta cùng nhau chạy trốn đấy. Cha ơi…
Tiếng khóc của Khang càng lúc càng lớn dần, cậu tuy đã trưởng thành nhưng ngay lúc này lại òa khóc như một đứa trẻ. Ông Khải thấy vậy, tưởng chừng sẽ trách mắng cậu vì dám liều mình đến nơi nguy hiểm này. Nhưng không, ông Khải liền trấn an con trai mình:
-Khang à, cha bảo này. Đánh giặc là nhiệm vụ mà mỗi con dân nước Nam ta cần làm. Ông cha ta đã có công dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm qua. Dù là giặc phương Bắc, hay giặc Tây Dương có tàu to súng lớn ta vẫn không sợ. Con biết võ công, mau về đưa má và em con đi trốn nhanh đi! Cha phải ở lại đây cùng các anh em binh lính, nghĩa quân giữ thành. Nguy hiểm lắm! Con chạy đi!
Khang nhào đến ôm chặt lấy ông Khải, vừa khóc vừa nói:
-Không, con không bỏ cha được, mau theo con về đi. Má và em nhất định phải đợi cha về mới chạy trốn cùng. Xin cha suy nghĩ kỹ lại.
Ông Khải đang rối trí thì bỗng la toáng lên:
-Khang, cẩn thận, tránh ra mau…
-“ĐÙNG”-
Ông Khải đẩy mạnh Khang ra làm cậu ngã nhào xuống đất. Khi quay lại nhìn thì….
Ông Khải… người cha kính mến của cậu đã bị trúng đạn vì đỡ cho cậu khi nãy. Máu từ ngực và miệng ông chảy ra như thác nước. Khang hét lên điên dại mặc kệ tất cả xông đến đỡ lấy cha:
-Cha, cha có sao không cha…? Cha ơi đừng bỏ con mà!
Khang vừa gào vừa khóc to. Ông Khải nhìn cậu con trai của mình với nụ cười đầy trìu mến và an ủi cậu trước khi ra đi. Dù nói không nổi nữa nhưng ông vẫn cố hết sức:
-Hãy… đưa má… và… em… con.. đi trốn… đi... Mặc…kệ…cha…Con…phải trả…mối….thù…này…Đi mau…đi!
Vừa dứt lời, ông Khải nhắm mắt, hơi thở cũng dập tắt dần. Khang khóc thật to và gào lên như con thú dại. Nỗi đau này có lẽ không có gì trấn an được cậu. Vừa hay lúc đó, tiếng đại bác từ xa lại nổ một tiếng “đùng” thật lớn. Khang cũng mặc kệ vì không còn tâm trạng nữa đâu mà trốn. Lúc này, có một ông chú tầm trạc tuổi ông Khải cha cậu đến an ủi gấp gáp:
-Cháu hãy mau về đưa bà Dương và cái Thanh đi trốn đi! Họ đang gặp nguy hiểm đó. Còn xác của anh Khải cha cháu đây cứ để chú và các anh em lo. Đi ngay đi đừng ở đây nữa!
Nói rồi ông chú ấy đỡ xác của ông Khải đi. Khang chạy thật nhanh về nhà để đưa má và em cậu đi trốn. Vừa chạy vừa khóc thảm thiết. Về đến nhà, Khang lại thấy một cảnh tượng đau lòng như một con dao đâm xuyên trái tim cậu. Đập vào mắt Khang là hai cái xác không hồn của má và em gái cậu đang nằm bất động ngay giữa gian nhà từ lúc nào. Bà Dương má cậu thì bị bắn chết, còn cái Thanh em cậu thì đã bị tên nào dở trò đồi bại đến tắt thở. Phần áo ở trên của con bé bị xé toạc ra, thân hình nhìn trông rất thảm. Khang quỳ xuống theo phản xạ tự nhiên vì giờ đây cậu đã không còn sức để đứng. Không phải vì mệt mà vì hai chuyện đau thương liên tiếp đã ập lên người cậu cùng một lúc. Cậu nắm chặt tay lại một hồi vì vừa buồn vừa giận. Buồn là vì cậu đã mất đi gia đình, mái ấm duy nhất của cậu. Giận là vì bọn giặc Tây Dương cướp nước và lũ Việt gian bán nước hại dân đã hại chết má và em gái cậu. Giờ đây, Khang đã mất tất cả. Cậu lại hét thật lớn:
-LÀ TÊN KHỐN NÀO ĐÃ LÀM CHUYỆN NÀY…?
Sau vụ hôm đó, Khang tự trấn tỉnh bản thân đủ mọi cách. Nghĩ đến gia đình đã mất của mình, cậu càng thêm căm hận lũ giặc Tây Dương và bọn bán nước hại dân. Khang hận luôn cả triều đình Huế vì quá nhu nhược không chống trả lại mà cứ giảng hòa với chúng. Để chúng lộng hành giết dân, đốt phá nhà cửa. Giờ đây, ý chí chống giặc của Khang nổi lên bừng bực trong tim cậu. Cậu quyết định xin gia nhập vào hàng ngũ nghĩa quân của Trương Định để đánh Tây trả thù cho gia đình và góp phần cứu nước. Cậu đã thề với trời đất, nếu không diệt sạch được bọn Tây cướp nước và lũ tay sai bán nước kia thì cậu không phải Lê Văn Khang.

-Hết câu chuyện hai năm về trước của Khang-
-Quay về thời điểm hiện tại năm 1863 khi Khang thuật xong toàn bộ câu chuyện-
(Trở lại viết theo ngôi thứ nhất bằng lời kể của Mai)
~ ~

Khang lúc này thật sự muốn khóc nhưng anh ta cố kìm nén. Chắc là vì không muốn tôi nghĩ anh ta là kẻ yếu đuối. Tôi an ủi:
-Chuyện qua rồi, anh đừng buồn. Mà hãy lấy đó làm sự căm phẫn với bọn Tây. Tôi hiểu mất mát này không nhỏ với anh. Nhưng anh hãy cố gắng hết sức mình để làm cho linh hồn cha má và em gái anh ở thế giới bên kia được an lòng. Chắc chắn họ luôn hiện hữu đâu đó trong anh và luôn dõi theo giúp đỡ anh mà anh không biết đấy thôi.
Khang nhìn tôi mỉm cười, đáp:
Cảm ơn cô đã động viên tôi! Tôi luôn cố gắng mấy năm qua đấy mà. Nói chuyện nãy giờ tôi quên mất việc về căn cứ. Gần khuya rồi, về để còn báo cáo tình hình với nguyên soái nữa.
Vừa đi chúng tôi vừa nhìn cảnh vật xung quanh. Cũng chỉ lác đác vài bóng người đi lại. Gió thổi mạnh làm tôi có chút se se lạnh. Khang thấy vậy cởi chiếc áo bên ngoài ra trùm lên người tôi, tôi đỏ mặt quay sang hỏi:
-Anh…anh làm gì vậy? Tôi không lạnh lắm đâu, anh mặt lại đi…
Tôi định cởi gỡ bỏ chiếc áo trên người xuống trả cho Khang thì bị cảng lại. Anh ta nói với giọng hơi gắt:
-Ngại cái gì, cô là nữ thể trạng yếu hơn. Tôi là nam nên không sao đâu. Ráng giữ sức để còn làm việc cho nguyên soái và nghĩa quân nữa biết chưa. Có khó khăn gì thì tìm tôi! Ờm…không được giấu đó!
Tôi bật cười lên rồi nói:
-Được, cảm ơn anh. Tôi chỉ sợ phiền thôi.
Khang lại gắt:
-Phiền cái gì? Đồng đội cả. Phải giúp nhau chứ. Về thôi. Hôm nay trời lạnh, ở ngoài lâu dễ bị cảm lắm. Thuốc men không đủ đâu mà dùng.
Tôi “ừ” một cái rồi đi cùng Khang về căn cứ. Về đến nơi, Khang chạy đến chỗ nguyên soái Trương Định đang ngồi đọc sách để báo cáo tình hình hôm nay. Ấy chết, anh ta quên lấy lại áo khoác bên ngoài. Cái anh này thật là! Thôi để sáng mai tôi trả vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top