Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Vấn đề 15: Vấn đề quảng bá cho các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt

Vấn đề 15: Vấn đề quảng bá (quảng cáo và PR) cho các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt (thuốc lá, rượu bia, dược phẩm, sòng bạc)


Những sản phẩm và dịch vụ đặc biệt như vũ khí, hóa chất, dược phẩm, đồ uống có cồn, thuốc lá, sòng bạc,... thường bị pháp luật quản lý rất gắt gao khi tiến hành các hoạt động quảng bá. Nhiều sản phẩm còn bị cấm quảng cáo. Bởi việc quảng bá cho các sản phẩm này gây nhiều ảnh hưởng xấu đến xã hội như:

- Có những tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng (hút thuốc gây ung thư, uống rượu gây các bệnh về gan và hệ thần kinh,...)

- Quảng bá cho những sản phẩm này dẫn đến hình thành những thói quen không được khuyến khích (như thường xuyên hút thuốc lá, thích chơi cờ bạc thay vì lao động,...)

- Những quảng cáo cho các sản phẩm này thường dẫn đến sự bắt chước và ảnh hưởng xấu đến trẻ em.

Mặc dù bị cấm quảng cáo nhưng nhiều mặt hàng vẫn tìm cách lách luật, quảng cáo "chui" hoặc nghĩ những cách thức PR, quản cáo mà không nằm trong danh mục cấm của pháp luật.




1. Vấn đề quảng bá sản phẩm về rượu bia

Rượu bia là một trong những mặt hàng có nhu cầu lớn và cũng được tiêu thụ rất nhiều ở nước ta. Ngành công nghiệp rượu bia cũng vô cùng phát triển với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng, đó là còn chưa kể đến ngày càng có nhiều hãng rượu ngoại gia nhập thị trường Việt Nam. Do đó, để cạnh tranh, các hãng rượu bia có nhu cầu rất lớn trong việc quảng bá sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, vấn đề quảng bá rượu bia được pháp luật ở nước ta quy định khá nghiêm ngặt. Chỉ những loại rượu có nồng độ cồn dưới 15 độ mới được phép quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này được qui định tại khoản a điều 3, mục II Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16 tháng 7 năm 2003 của Bộ Văn hoá-Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo:

" Các loại rượu có độ cồn từ 15 độ trở xuống chỉ được quảng cáo trên báo in, báo điện tử, Đài phát thanh, Đài truyền hình, mạng thông tin máy tính như các hàng hoá khác quảng cáo trên phương tiện đó;"

Mặc dù được phép quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng loại rượu có độ cồn dưới 15 độ vẫn bị giới hạn về thời lượng phát sóng trên truyền hình, phát thanh hoặc hạn chế số phát hành trên tạp chí... Tuy nhiên các quảng cáo về rượu bia trên Internet lại chưa cụ thể, do đó các hãng rượu có thể sử dụng công cụ này để quảng bá rộng rãi hơn sản phẩm của mình.

Với những loại rượu từ 15° trở lên chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp cửa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được.

Theo khuynh hưởng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đa số các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều siết chặt hoạt động quảng cáo rượu, đặc biệt là với rượu mạnh. Một vài nước như Thái Lan, Italia dự kiến cấm quảng cáo với các sản phẩm có cồn, hoặc hạ thấp nồng độ cồn với sản phẩm cho phép quảng cáo (dưới 12°).

Do không được quảng bá trên truyền thông đại chúng nên rượu mạnh có những hình thức quảng cáo và PR rất đặc thù. Các nhãn hàng đều tập trung vào các hoạt động below the line như quảng cáo tại điểm bán (bar, vũ trường, showroom), trưng bày sản phẩm, nhân viên tiếp thị PG...

Tại các siêu thị, gian hàng về rượu luôn được trưng bày một các đẹp mắt và cuốn hút, sang trọng nhất, gây ấn tượng với khách hàng.

Bên cạnh đó, các hãng rượu luôn tổ chức hoặc tài trợ cho các sự kiện để góp phần quảng bá danh tiếng (như các chương trình âm nhạc, thời trang, các cuộc thi thể thao,...)

Các hãng rượu cũng thường sử dụng người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu. Tuy không xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống nhưng bằng các mạng xã hội, diễn đàn, fan club và những sự kiện quan trọng, thương hiệu rượu vẫn được quảng bá rộng rãi bên cạnh tên tuổi của người nổi tiếng.

Một trong các các quảng bá khác của rượu là xuất hiện trong cảnh quay của các bộ phim và xuất hiện trong phần cảm ơn những nhà tài trợ.


2. Vấn đề quảng bá thuốc lá

Thuốc lá cũng là một trong những mặt hàng được tiêu thụ mạnh và có nhu cầu lớn trong xã hội. Trước đây, thuốc lá chưa bị cấm quảng cáo, thậm chí nó còn được quảng bá rộng rãi với nhiều chiến dịch quảng cáo rất thành công, khiến thuốc lá trở thành biểu tượng của sự sành điệu, hợp thời trang và đẳng cấp.

Tuy nhiên, từ thế kỷ XX, khoa học đã đưa ra những chứng cứ chứng minh sự nguy hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người. Do đó, các quảng cáo về thuốc lá đã dần bị cấm. Tuy nhiên, cũng giống các danh mục mặt hàng bị cấm quảng cáo khác, các nhà sản xuất thuốc lá vẫn tìm ra những chiêu thức mới để lách luật trong việc quảng bá sản phẩm.

Luật đưa ra quy định cấm mọi hình thức quảng bá thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tại điểm bán chỉ được trưng bày không quá một bao thuốc của một nhãn hiệu thuốc lá. Luật cũng cấm các hoạt động tài trợ sự kiện và chương trình từ các nhà sản xuất thuốc lá. Đồng thời, trên các bao thuốc phải in cảnh báo về sức khỏe.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều chiêu thức quảng bá lách luật như xuất hiện trên phim ảnh, gắn quảng cáo vào các đồ vật như gạt tàn, quần áo, sử dụng PG chào mời tại các quán bar, mở rộng thêm các kênh phân phối,...

3. Vấn đề quảng bá dược phẩm:

Dược phẩm cũng là một trong những sản phẩm đặc biệt và có quy định nghiêm ngặt trong việc quảng bá sản phẩm này.

Pháp luật chỉ cho phép quảng bá những loại thuốc mà không phải là thuốc kê đơn hoặc không phải là thuốc phải dùng dưới sự giám sát của bác sĩ. Đồng thời cũng nghiêm cấm các hành vi như quảng cáo thực phẩm chức năng hay các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng khiến công chúng hiểu là thuốc. Không được sử dụng danh nghĩa, uy tín của các tổ chức, cán bộ y tế thư của bệnh nhân cảm ơn để quảng cáo thuốc. Không được sử dụng các kết quả nghiên cứu chưa có đủ bằng chứng xác thực để thông tin, quảng cáo thuốc,...

Các loại hình quảng cáo thuốc hiện nay vô cùng đa dạng với nhiều chủng loại thuốc khác nhau từ ngoài da đến các bệnh về gan, thận, tim mạch,... Các quảng cáo thường đánh vào tâm lý sợ hãi của người tiêu dùng bằng cách đưa ra những hậu quả các căn bệnh. Đôi khi các quảng cáo thường nói quá và biến những căn bệnh vốn dĩ là thông thường trở nên rất nguy hiểm. Ví dụ như nỗi sợ bị nhồi máu cơ tim được sử dụng để hù doạ phụ nữ khi cho rằng hội chứng tiền mãn kinh của họ cần phải áp dụng liệu pháp thay thế hoóc-môn. Tương tự, các bậc cha mẹ bị hù doạ rằng con cái họ có thể tự tử nếu những cơn trầm cảm nhẹ không được điều trị bởi những loại thuốc mạnh. Và nguy cơ chết sớm được dùng hù doạ cánh đàn ông nếu họ không sử dụng thuốc hạ cholesterol để điều trị tình trạng tăng cholesterol.

Ngoài ra, còn có hình thức PR cho thuốc thông qua việc thực hiện các chương trình tư vấn sức khỏe, tư vấn chữa bệnh để quảng bá thuốc,...

4. Vấn đề quảng bá sòng bạc:

................


Nhìn chung, vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi xung quanh việc cấm hoàn toàn việc quảng cáo các mặt hàng đặc biệt kể trên. Vì cấm quảng cáo nhưng làm nảy sinh thêm nhiều hình thức quảng bá "chui" khác, cấm quảng cáo vẫn không làm giảm sức tiêu thụ vì các mặt hàng này lại mở rộng thêm các kênh phân phối. Người ta còn cho rằng cấm quảng cáo là vi phạm các quy định pháp lý về tự do kinh doanh và tự do ngôn luận. Và về bản chất, không có sản phẩm nào là hoàn toàn vô hại hay hoàn toàn độc hại. Bởi vậy, cần phải có những chính sách quy định và điều tiết một cách hiệu quả và phù hợp đối với hoạt động quảng bá những sản phẩm đặc thù trên.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: