Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Vấn đề 2: Sự hình thành, phát triển và đặc trưng của các loại hình báo chí

Vấn đề 2: Sự hình thành, phát triển và đặc trưng của các loại hình báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử)

Trả lời

1, Báo in

- Theo WAN (Tổ chức báo chí thế giới) Tờ Acta Diurna của người La Mã xuất hiện khoảng năm 59 trước Công nguyên được xem là tờ báo đầu tiên trên thế giới.

- Thực chất Acta Diurna chỉ đơn thuần là những bản tin về các sự kiện đang diễn ra trong các thành phố lớn được Julius Ceasar, một vị tướng nổi tiếng dưới thời La Mã cổ đại, dán ở những nơi công cộng, đông người qua lại.

- Đến thế kỷ thứ 8 ở Trung Quốc, những tờ truyền tin viết tay bắt đầu có mặt trên các đường phố Bắc Kinh, đưa tin về các sự kiện quan trọng của triều đình và những vấn đề nổi bật xảy ra trong xã hội.

- Thế kỉ 13, ở Châu Âu đã xuất hiện hệ thống tư nhân cung cấp thông tin trong phạm vi Châu Âu bằng ngựa trên các con đường La mã cổ.

- Johann Guterberg người Đức phát minh ra được kĩ thuật in typo năm 1440, đánh dấu cuộc cách mạng về thông tin này khiến trí thức vốn là đặc quyền của tầng lớp thượng lưu trở nên bình dân.

- Cuối thế kỉ 15, các tập sách tin tức (newsbook) xuất hiện, gồm các câu chuyện về các trận đánh, các trận đấu và được phân phát rộng rãi ở châu Âu. Ngành in ấn chi phí đắt, khó xây dựng và ít về số lượng. Nhưng do nhu cầu tin tức ngày càng cao nên ngành in ấn và cung cấp thông tin mang lại lợi nhuận lớn. Thời điểm này nhà vua hoặc chính phủ sở hữu ngành in ấn, họ trực tiếp điều hành hoặc cấp giấy phép cho các nhà in tư nhân.

- Năm 1556, chính phủ Venice xuất bản tờ Notizie Scritte với giá 1 xu hay được gọi là "gazetta". Nửa đầu thế kỉ 17, báo in xuất hiện thường xuyên và phổ biến. Những tờ báo hiện đại đầu tiên xuất hiện ở các tờ báo hiện đại đầu tiên ở Tây âu: Tờ Relation (Đức - 1605), Gazette (Pháp - 1631)... Những tờ báo thường đưa tin tức của các nước khác ít khi đưa tin trong nước. Nội dung của báo in viết nhiều về các tin tức trong nước vảo nửa sau thế kỉ 17, tuy nhiên bị kiểm duyệt ngặt nghèo.

- Cấp phép cho các tờ báo được hủy bỏ ở Anh vào cuối thế kỉ 17, cho phép các báo mọc lên tự do. Tuy nhiên luật thuế xuất bản được áp dụng ở Anh vào đầu thế kỉ 18.

- Ở Pháp, công chúng rất quan tâm tới báo chí bất hợp pháp và tin tức buôn chuyện vì báo chí hợp pháp có rất ít thông tin. Năm 1788, ở Pháp có 4 tờ báo, tăng lên tới 335 tờ báo bào anwm 1790.

- Máy Tele được phát minh vào năm 1844 làm cho báo in sản xuất dễ dàng hơn và nhiều công chúng tiếp cận thông tin hơn.

- Trong các cuộc chiến tranh của Napoleon đầu thế kỉ 19, tờ The Times trở thành tổ chức giàu có và nhà báo trở thành những con người có ảnh hưởng. Những năm 1890 tới 1920 được coi là "thời kì vàng" của báo in.

- Báo in gặp khó khăn và thách thức khi phát thanh xuất hiện vào những năm 1920 sau đó là truyền hình.Từ năm 1940 tới 1990 số lượng báo in ở Mĩ giảm. Tuy nhiên một số tờ như USA Today nhanh chóng sử dụng những công nghệ hiện đại, in báo mầy và đưa ra những bản tin "ngắn gọn, nhanh và chính xác", mặc dù có những thách thức nhất định về công nghệ, nhưng báo in vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống con người.

2, Phát thanh

- Guglielmo Marconi được coi là cha đẻ của ngành phát thanh.

- Radio ban đầu chủ yếu sử dụng trong hải quân trong chiến tranh thế giới thứ nhất, sau chiến tranh, Hải quân Mĩ muốn giữ Radio như một vũ khí chiến lược.Tuy nhiên Hạ Nghị viện không đồng ý thông qua.Các đài phát thanh thử nghiệm đầu tiên hoạt động ở Mỹ trong những năm trức cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.Các trạm này thực hiện các chương trình phát thanh kéo dài vài giờ đồng hồ rải rác trong tuần.

- Năm 1920, Westinghouse thành lập đài KDKA là đài phát thanh thương mại đầu tiên ở Pittsburgh và phát đi kết quả bầu của tổng thống. Công ty phát thanh NBC thành lập đài phát thanh quốc gia vào năm 1926 gồm 25 trạm và 5 triệu thính giả.

- Chương trình phát thanh AM bắt đầu phát thường kì vào cuối năm 1920.

- 1922: số đài phát thanh tăng vọt từ khoảng 30 lên hơn 500 mà không có sự giám sát hoặc quản lí về việc sử dụng bước sóng.

- Ngay trước 1941, truyền thanh và truyền hình FM dược cho phép phát sóng thường kì. Chỉ khi một vài đài trong từng lĩnh vực phát sóng trước thời kì ddosngs bang do chiến tranh, làm tê lệt phần lớn hoạt động xây dựng dân sự kéo dài đến tận năm 1946.

- Radio trở thành nguồn thông tin hàng đầu trong chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1922 chính phủ Anh cấp giấy phép cho Đài phát thanh đầu tiên BBC. VOA ra đời năm 1942 sau khi Mỹ tham gia chiến tranh - chỉ đơn giản dành cho người nghe nước ngoài.

- Số lượng các đài phát sóng tăng lên chậm chạp sau năm 1952. Truyền thanh FM đình trệ vì thiếu chương trình gốc, số lượng máy thu hạn chế và hầu như không thu hút được sự quan tâm của các nhà quảng cáo đối với dịch vụ truyền thanh thứ cấp vì lượng thính giả nhỏ bé.

- Chỉ đến sau năm 1958 thì số lượng các đài phát thanh FM bắt đầu tăng lên khi người ta ngày càng quan tâm đến âm thanh có độ tin cậy cao, được thúc đẩy mạnh hơn bằng thỏa thuận về tiêu chuẩn âm thanh nổi FM vào đầu năm 1961 và các yêu cầu kể từ giữa những năm 60 của thế kỷ trước rằng hầu hết các đài phát thanh FM phải có chương trình khác so với các chương trình phát sóng AM .

- Đến 1979, phát thanh FM có nhiều người nghe hơn AM . Một thập kỷ sau, ba phần tư số thính giả nghe FM.


3, Truyền hình

- Từ tivi ( đọc theo tiếng Anh , TV viết tắt từ television) là một từ ghép , kết hợp từ tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh . "Tele",tiếng Hy Lạp , có nghĩa là "xa" ; trong khi từ "vision" từ tiếng Latinh vision , có nghĩa là "nhìn " hay "thấy" . Tiếng Anh viết tắt thành TV và đọc là tivi .

- Chương trình truyền hình công cộng đầu tiên xuất hiện ở London năm 1936 . Buổi phát hình do 2 công ty cạnh tranh nhau thực hiện : Marconi - EMI phát hình ảnh bằng 405 dòng quét ngang với 25 khung hình/giây và công ty Baird phát hình ảnh 240 dòng quét ngang và 25 khung hình/giây .

- Đầu năm 1937 , hệ Marconi được chấp nhận với hình ảnh chất lượng tốt hơn . Năm 1937, BBC thực hiện chương trình phát sóng đáng chú ý đầu tiên . Đó là buổi truyền hình lễ đăng quang của vua George IV tại công viên Hyde . BBC đã sử dụng máy phát xách tay đặt trên một chiếc xe đặc biệt . Vài ngàn khán giả đã chứng kiến buổi phát sóng này . Năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một giây và khá phổ biến tại Anh .

- Năm 1941 , Mĩ chấp nhận hình ảnh chuẩn là 525 dòng quét ngang với 30 khung hình/giây

- Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở Mỹ vào đầu những năm 1950 . Ngay khi nhận thấy nội dung trên TV có giá trị khai thác , các công ty ngay lập tức lao vào chạy đua trong ngành truyền hình . Thực tế này dẫn đến sự cần thiết phải có quy định về tần số phát sóng của các kênh .

- Cuối những năm 1950 , vệ tinh giúp cho truyền hình trực tiếp khoảng cách xa vào những sự kiện lớn .

- Sức mạnh của TV là việc phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng , ngày 20/1/1969 .

- Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên được hãng RCA giới thiệu năm 1954 . Nhưng phải đến những năm 1960 việc bán các TV màu mới bắt đầu sinh lợi . Tới năm 1974 thì TV màu đã trở thành biểu tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ . Năm 1959 , hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch và có thể thu cả sóng radio . Năm 1980 , ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị , trong khi khán giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình .

- Truyền hình cáp bùng nổ vào thập kỷ 70 ở Bắc Mỹ , Tây Âu và Nhật Bản với sự giúp đỡ của vệ tinh . Truyền hình mở ra nhiều loại hình dịch vụ giải trí phục vụ cho nhu cầu đa dạng của công chúng .

4, Báo mạng ( báo điện tử)

Cùng với sự xuất hiện của cơn bão thông tin, đó là sự ra đời của một loại hình báo chí mới, mang tính chất bước ngoặt, và có ý nghĩa to lớn đối với nhân loại. Đó chính là sự ra đời của Báo Mạng Điện Tử.

Khác với báo in, báo điện tử tin tức được cập nhật thường xuyên, tin ngắn và thông tin có được từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật.

Báo điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian, sự phát triển của Báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống. Đây chính là một đặc trưng nổi bật của Báo điện tử.

a. Khái niệm

Báo điện tử hay báo mạng là loại báo được xuất bản bởi Tòa soạn điện tử mà người ta đọc nó trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng... khi có kết nối internet.

Từ cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21, mạng Internet ra đời và tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống con người, báo chí cũng không nằm ngoại lệ. Và hệ quả tất yếu là một sản phẩm kết hợp giữa báo chí- Ỉnternet : báo mạng điện tử ra đời, đã và đang làm thay đổi không nhỏ bộ mặt của báo chí thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, tờ báo trực tuyến đầu tiên là tờ tạp chí Quê hương điện tử ra đời vào năm 1997. Đây là tờ tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao, phát hành số đầu tiên vào ngày 6/2/1997, chính thức khai trương ngày 3/12/1997. Năm 1998, báo điện tử Vietnamnet ra đời; năm 1999, báo Nhân dân điện tử ra đời...

b. Đặc điểm báo mạng điện tử

Ø Cho phép cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục.

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy vi tính và đặc biệt là vai trò của mạng toàn cầu Internet, các nhà báo trực tuyến có thể dễ dàng xâm nhập sự kiện, nhanh chóng viết bài và gửi về toà soạn thông qua hệ thống thư điện tử. Với tốc độ đường truyền nhanh, thậm chí các nhà báo có thể đưa tin cùng lúc với sự kiện, ví dụ như khi tường thuật một trận bóng đá, hay một cuộc họp báo...

Không chỉ tức thời, báo mạng điện tử còn cho phép nhà báo thường xuyên update thông tin. Điều này khác với báo giấy hoặc các loại hình báo chí khác ở chỗ nhà báo có thể đăng tải thêm tin tức bất cứ lúc nào mà không phải chờ đến giờ lên khuôn hay sắp xếp chương trình như ở các loại hình báo chí khác. Chính vì thế mà người ta còn cho báo mạng điện tử một đặc trưng là tính phi định kì.

Đặc điểm này giúp cho báo mạng dễ dàng vượt trội hơn so với các loại hình báo chí khác về tốc độ thông tin, lượng thông tin, đảm bảo tính thời sự và tạo ra sự thuận tiện cho độc giả. Nhiều người tìm đến báo mạng điện tử để cập nhật thông tin cũng là vì lí do này

Ø Có tính tương tác cao.

Tính tương tác là một trong những đặc trưng quan trọng của báo chí. Khi mà mọi điều kiện của con người được nâng cao, nhu cầu được đáp ứng về thông tin, cũng như sự tương tác với báo chí của độc giả càng được coi trọng.

Ở bất kì loại hình báo chí nào, tính chất này cũng được những người làm báo lưu tâm. Đối với báo mạng, nhờ có những đặc trưng nổi trội về công nghệ mà dường như tính tương tác có vẻ cao hơn so với các loại hình còn lại.

Không dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo mạng điện tử, chúng ta còn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo, độc giả với độc giả, hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí.

Quá trình tương tác trên báo mạng điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng trên trang báo mạng điện tử đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất nhiều kênh tương tác khác như feedback, vote, email, forum... tiện cho độc giả dễ dàng đóng góp ý kiến của mình. Điều này khó thấy trên báo hình, phát thanh hay báo giấy.

Ø Tính đa phương tiện

Người ta nói báo mạng điện tử là một loại hình báo chí tổng hợp, tích hợp nhiều công nghệ (multimedia). Trên một tờ báo mạng, thậm chí ngay trong một tác phẩm báo mạng có thể tích hợp cả báo viết, báo phát thanh và báo hình.

Khi đọc báo mạng độc giả có thể chủ động xem những tác phẩm mình quan tâm ở bất kì trang nào giống như báo in. Đồng thời cũng được trực quan những hình ảnh, video clip, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị phụ thuộc vào các yếu tố thời gian, không gian.

Sự tích hợp này giúp cho báo mạng điện tử có được những yếu tố hấp dẫn của các loại hình báo chí khác, vì thế mà trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.

Ø Khả năng liên kết lớn

Báo mạng điện tử có khả năng liên kết vô cùng lớn nhờ vào các siêu liên kết (hyperlink), các từ khoá, web link, hồ sơ...

Từ một bài báo, độc giả có thế dễ dàng tìm kiếm những thông tin liên quan thông qua các liên kết để tìm hiều sâu hơn về vấn đề quan tâm.

Hoặc từ một trang báo, có thể dễ dàng đi đến các web liên kết khác chỉ với một thao tác click chuột.

Khả năng liên kết của báo mạng điện tử thật sự mở ra một kho thông tin vô hạn cho độc giả.

Ø Khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng

Báo mạng điện tử cho phép lưu trữ bài viết theo hệ thống khoa học, với một lượng khổng lồ thông tin lưu trữ. Đồng thời với đó là khả năng tìm kiếm dễ dàng nhờ vào các mục tìm kiếm với các từ khoá được đính kèm trên mỗi trang báo mạng điện tử. Có thể xem theo ngày, xem theo bài, hoặc theo chủ đề... Nếu không có điều kiện đọc ngay lúc online, độc giả báo mạng có thể lưu bài viết lại để đọc sau, hoặc là độc giả cũng có thể đọc lại nhiều lần tuỳ thích, mà thao tác hoàn toàn đơn giản. Điều này với truyền hình hay phát thanh là vô cùng khó.

Ø Tính xã hội hoá cao, khả năng cá thể hoá tốt

Nhờ vào sự phủ sóng của mạng toàn cầu Internet, báo mạng điện tử không có giới hạn về khoảng cách, thêm vào đó là tính tương tác cao, do đó dễ dàng có thể thấy tính xã hội hoá rất cao ở loại hình báo chí mới mẻ này.

Tuy nhiên, báo mạng điện tử lại cũng có khả năng cá thể hoá tốt. Điều này thoạt nghe tưởng như mâu thuẫn, nhưng hoàn toàn không phải. Tính cá thể hoá được thể hiện ở chỗ người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo, trang báo, bài báo theo nhu cầu, đọc bao lâu tùy thích.

Ngoài ra, báo mạng điện tử có độ lan toả cao, dễ dàng đính chính, chi phí thấp do chỉ phải post bài một lần duy nhất, đồng thời thông tin lại có giá trị sử dụng cao hơn do được đọc theo nhu cầu của độc giả.

Tuy vậy, báo mạng điện tử còn một vài hạn chế, đó là độ tin cậy của thông tin còn thấp, muốn đọc được báo mạng thì độc giả ít nhất cũng phải có máy tính nối mạng, và biết những thao tác sử dụng đơn giản nhất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: