Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Vấn đề 20: Làm rõ chức năng của báo chí trong xã hội

Vấn đề 20: Làm rõ chức năng của báo chí trong xã hội

Trả lời:

Báo chí có 5 chức năng:

- Chức năng thông tin

- Chức năng giáo dục tư tưởng, cổ vũ hành động

- Chức năng khai sáng và giải trí

- Chức năng giám sát và phản biện xã hội

- Chức năng quảng cáo và dịch vụ kinh tế báo chí.

1. Chức năng thông tin:

Vai trò vị trí của chức năng thông tin:

- Thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của truyền thông đại chúng. Truyền thông đại chúng ra đời và phát triển trước hết là nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu thông tin của con người và xã hội. Thông tin là nhu cầu sống còn, nhu cầu phát triển của con người, đồng thời là động lực kích thích sự phát triển. Xã hội càng phát triển, thì nhu cầu thông tin càng cao.

- Thông tin và tuyên truyền là hai mặt của 1 vấn đề bởi mục đích của thông tin chính là tuyên truyền.

- Thông tin trên các kênh truyền thông đại chúng đã không chỉ trở thành sức mạnh chính trị trong cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng, sức mạnh đột phá của sự phát triển kinh tế, khoa học mà còn góp phần hình thành diện mạo văn hoá quốc gia cũng như nhân cách mỗi con người.

- Từ thực tiến xã hội Việt Nam (Kinh tế thị trường), nền kinh tế thị trường phát triển thì khối lượng và chất lượng thông tin càng cao.

- Về thông tin, báo chí phải đạt được yêu cầu gì? (5 yêu cầu)

+ Thông tin nhanh chóng, hợp thời: "hot" , hiểu được tính hợp thời, phù hợp với lợi ích của công chúng. Nếu khái niệm nhanh chóng được hiểu là khoảng thời gian từ khi sự kiện, vấn đề nảy sinh đến khi đông đảo công chúng biết được qua các phương tiện truyền thông, thì hợp thời là việc công bố, việc xã hội hoá sự kiện, vấn đề ấy vào thời điểm nào có lợi nhất cho chủ thể truyền thông cũng như cho công chúng xã hội.

+ Thông tin phải trung thực, đúng bản chất của sự kiện, đảm bảo lợi ích chính trị, dân tộc và quan trọng với bản thân mình. Tính trung thực có thể biểu hiện ở các cấp độ sau:

· Sự kiện phải được thông báo xác thực, đúng bản chất , quy mô của nó, không "có bé xé ra to", không thêm thắt các chi tiết làm cho sự kiện bị sai lệch

· Sự kiện thông tin được đặt trong tình hình, bối cảnh và tác động tích cực tới các mối quan hệ hiện tại

· Những sự kiện và vấn đề thông tin trên truyền thông đại chúng có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của nhóm công chúng nào, có mang lại lợi ích cho đông đảo nhân dân, hay chỉ một vài cá nhân, nhóm nhỏ. Mọi thông tin, thông điệp luôn luôn vì sự phồn thịnh của đất nước, sự chấn hưng dân tộc.

+ Thông tin phong phú, đa dạng, tránh một chiều. Nhu cầu thông tin cũng như đời sống tinh thần của con người, không chấp nhận sự đơn điệu, nghèo nàn. Một thông điệp dù hấp dẫn đến mấy cũng có lúc trở nên nhàm chán.Một ấn phẩm truyền thông cần phải thường xuyên được cải tiến, thường xuyên phải "làm tươi" để kích thích nhu cầu tiếp nhận của công chúng.

+ Thông tin phải định hướng, hướng dẫn dư luận xã hội. Đây cũng chính là nhiệm vụ hàng đầu của truyền thông đại chúng nhằm phục vụ tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Bởi nó có khả năng vận động nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kêu gọi tập hợp nhân dân giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích cộng đồng, của đất nước, từ đó, bảo đảm sự phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Thông tin báo chí phải phù hợp với văn hoá và phát triển, đảm báo tính nhân văn. Yêu cầu này càng trở trên cấp thiết trong điều kiện toàn cầu hoá, khu vực hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng trên mọi lĩnh vực.

- Trước những yêu cầu về thông tin đề cập trên, nhà báo - người cung cấp thông tin cần đảm bảo các yêu cầu: (5 yêu cầu)

+ phong cách chuyên nghiệp

+ có nền tảng kiến thức

+ có đạo đức nghề nghiệp và nắm rõ pháp luật

+ thiết lập được mối quan hệ và mạng lưới săn tin

+ có khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

2. Chức năng tư tưởng báo chí:

Vai trò vị trí của chức năng tư tưởng:

- Đây là chức năng xuyên suốt của báo chí.

- Báo chí đi đầu trong việc giáo dục tư tưởng, lý tưởng xã hội và con người.

- Đặc thù chức năng tư tưởng của báo chí là tác động đối với mỗi con người.

- Báo chí làm tư tưởng qua thông tin sự kiện. Nó không chỉ thông tin sự kiện mà nó còn bình luận sự kiện đang diễn ra. ( hay cụ thể qua việc cung cấp thông tin, việc bình luận, đánh giá...)

- Báo chí tuyên truyền lý luận Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng (Tư tưởng tốt làm tiền đề cho đường lối chính sách tốt).

Nhờ đó mà kịp thời đấu tranh chống mọi thế lực thù đich, tư tưởng bảo thủ, lạc hậu.Nó cũng chú trọng kích thích tích cực, đấu tranh chống hành động tiêu cực.

· Yêu cầu đối với nhà báo: Nhà báo phải sâu sát, nhạy bén, phải có linh cảm nghề nghiệp và có lòng nhiệt thành.

3. Chức năng văn hoá và giải trí:

Vị trí và vai trò của chức năng văn hóa giải trí:

- Các sản phẩm truyền thông góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc cũng như giao lưu, tiếp thu các tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, chấn hưng dân tộc.

- Quá trình phát triển văn hoá Việt Nam: Việt Nam có nền văn minh phát triển từ rất sớm, khoảng 10.000 năm văn minh thôn dã kéo dài. Nó có nhiều mặt tích cực và hạn chế.

- Phương thức báo chí tham gia phát triển văn hoá:

+ Đại chúng hoá các giá trị văn hoá

+ Kích thích năng lực sáng tạo, giá trị mới của cộng đồng

+ Tiếp thu và biến đổi

+ báo chí phải trở thành bộ ...., nhà báo trở thành nhà văn hoá.

+ báo chí tham gia, giới thiệu, tổng kết kinh nghiệm.

+ Nhà báo cố gắng là nhà văn hoá, có phông văn hoá.

- Giải trí đối với báo chí: giúp công chúng, tạo điều kiện cho công chúng sử dụng thời gian rỗi, cân bằng tâm sinh lý.

+ thông tin mới, hay ...

+ trong bối cảnh kinh tế thị trường, nhu cầu giải trí càng lớn

+ truyền hình là kênh giải trí


4. Chức năng giám sát và phản biện xã hội:

- Với khả năng tổ chức, tập hợp lực lượng, báo chí tham gia quản lý để đảm bảo luồng thông tin hai chiều. Từ Đảng và Nhà nước đến dân và từ dân đến Đảng và Nhà nước. Nhờ đó, Nhà nước có thể nắm bắt hiệu quả của những chính sách và từ đó chỉnh sửa, bổ sung và hiểu được tâm tư của người dân.

- Phản biện xã hội là một phương thức mới trong xã hội ta, thể hiện 1 tư duy mới. Phản biện xã hội là nêu ra cái tiêu cực, không tốt để hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung. Phản biện xã hội là phản biện chủ trương, chính sách, pháp luật, nêu ra cái tốt, cái hay, chỉ ra sự bất cập. Việc giám sát là độc lập bởi nếu giám sát không độc lập thành đồng loã.

- Yêu cầu:

Điều kiện để tăng cường chức năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí nói chung:

+ đặc thù phản biện, giám sát xã hội của báo chí: đây là giám sát phản biện của nhân dân, là tai mắt hay chính là sự giám sát của nhân dân. Do đó, tăng cường phản biện, giám sát là phát huy quyền làm chủ của người dân. Muốn giám sát và phản biện tốt, phải nâng cao dân trí, bởi dân trí là tiền đề của dân chủ.

+ bộ máy công quyền mạnh, thể chế nhà nước mạnh, hệ thống pháp luật phải minh bạch, rõ ràng. Phải có thể chế quyền lực minh bạch dân chủ. Cán bộ công quyền trong bộ máy phải có năng lực.

-Yêu cầu đối với nhà báo:

+ chất lượng đối với nhà báo: phẩm chất, năng lực và điều kiện làm việc

+ Mọi thông tin báo chí phải phục vụ bảo vệ đất nước.


5. Chức năng quảng cáo và dịch vụ kinh tế báo chí:

- Quảng cáo tập trung nói về thuộc tính của hàng hóa. Nó rất mạnh mẽ.

- Cần chuyên nghiệp hoá lao động. Quảng cáo tự thân vận động không tốt, sống như tầm gửi.Quảng cáo sống nhờ truyền thông đại chúng nhưng nó cũng nuôi lại truyền thông.

- Thông điệp quảng cáo phải chú ý tới khía cạnh ảnh hưởng, đặc biệt là chính trị hình thành kinh tế báo chí truyền thông.

- Không vì lợi ích kinh tế mà hạ thấp lợi ích chính trị

- Đây là một loạt sản phẩm hàng hoá càng nhiều người dùng, gía trị trị sử dụng của nó càng cao (khác với các loại sản phẩm khác).Đặc điểm này phản ánh nó gắn liền với quần chúng, gắn liền với xã hội.

- Yêu cầu:

+ Phải nhận thức được hoạt động kinh doanh vì công chúng

+ quan hệ công chúng sinh ra trong hoạt động báo chí truyền thông

Những chức năng của báo chí có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạo thành những mắt xích của một hệ thống hoàn chỉnh, chặt chẽ. Nằm trong sự tác động qua lại thường xuyên, các chức năng này được thực hiện bằng những hình thức khác nhau. Do đó, vai trò thực tế của báo chí trong xã hội chỉ được hình dung đầy đủ khi hoạt động của nó được xem xét như một quá trình tập thể, hệ thống tổng hợp, khi các kết luận và những kết quả hoạt động của nó là kết luận và hoạt động của các loại hình và phương thức củ hệ thống báo chí thống nhất. Việc tách ra và phân tích các chức năng báo chí về mặt lý luận chỉ có ý nghĩa khi người ta hiểu đầy đủ hơn về mối quan hệ thống nhất giữa chúng và từ đó sử dụng có hiệu quả hơn mối quan hệ đó vào hoạt động thực tiễn báo chí.




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: