Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Chương 1: Quê tôi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ai cũng có một cái quê để nhớ, nhưng tôi chưa bao giờ biết yêu quê tôi, chỉ thỉnh thoảng bồi hồi xúc động, tôi mới nhớ về nó thôi!

Nếu vậy thì, cả người con trai ấy - nhà tài trợ của tôi, trước khi gặp tôi, anh cũng giống tôi, chẳng mấy khi nhớ tới nơi "chôn rau cắt rốn" của mình rồi.

Tình yêu có sức mạnh thật là kỳ diệu, hai con người sống cách nhau nửa vòng trái đất (tôi cảm nhận là như vậy), nhận ra nhau sau một chuyến viếng thăm nhà của cả hai, rồi lại dành tình cảm cho nhau.

Tình yêu quê hương đất nước có sức mạnh lớn lao thật, nó có thể kéo những con người cách nhau tưởng chừng cả nửa vòng trái đất lại gần nhau. Vậy là, tình yêu đôi lứa, tình yêu nam nữ kiểu gì cũng phải xếp sau tình yêu quê hương đất nước và cũng không thể xếp trước tình yêu gia đình của mình được. Dường như bây giờ tôi mới hiểu ra điều này thì phải?

Ngôi nhà tôi sống nằm gần một cánh đồng trải dài mà chỉ cần đứng ngoài bờ sông "Nổi", vị trí thuận lợi nhất chính là cái cống tôi vẫn thường kể trong tập 1 - Con đường chưa thể có anh lần gặp ông trẻ cô bạn thân đã nhắc tới. Đứng từ chỗ này có thể nhìn thấy những ngôi làng như Quảng Cư, Phủ Chính, Thôn Đông và cho dù không cần phải cố gắng mường tượng, tôi cũng liệt kê được vài ngôi làng khác trong xã tôi như Xóm Trại, Thôn Chung, Thôn Đông, Thôn Thượng. Một vài ngôi làng ở các xã khác như Bích Chu, Thủ Độ, Bãi, Thùng Mạch... và tôi chắc hẳn rằng dù không cần nói thêm ra đây về khái niệm làng xã các bạn đọc cũng biết cả rồi. Có điều, nói ra dù thừa vẫn còn hơn thiếu. Nhiều người biết và cho dù thậm chí hầu hết mọi người biết không có nghĩa trong số đó không có người chưa biết. Bản thân tôi viết ra câu chuyện này cũng vậy, cho dù có một độc giả đọc, tôi cảm thấy mình vẫn cần thiết phải làm và làm tốt công việc ấy - công việc được "người đời ủy thác".

Theo khái niệm trên Wikipedia, "Làng" là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn ở Việt Nam.

Ở quê tôi - Thôn Táo, ngoài từ "Thôn" ra, mọi người cũng thường gọi "Làng" Táo. Không có khái niệm nào mà tôi tra cứu được ở các tỉnh khác trên Việt Nam, "Làng" có cách gọi khác (theo vùng miền). Tuy nhiên, "Thôn" theo tiếng hầu hết các vùng miền ngoài Bắc, một số nơi trong miền Nam được thường gọi là "Ấp". Tôi nhớ có lần một cô bé người An Giang gửi địa chỉ cho tôi nhận sách tặng cuốn tập 1 tiểu thuyết Con đường chưa thể có anh, trên địa chỉ em có ghi hẳn "Ấp" mấy. Cụm từ đơn lẻ ấy nếu đứng một mình có đầy nghĩa, và trong khi viết tôi liên tưởng tới việc gà mẹ ấp trứng trong quá trình sinh nở hình thành gà con. "Ấp" còn dùng trong từ "Ôm ấp" thể hiện việc yêu thương giữa động vật và động vật, không kể bậc thấp hay bậc cao (gà không phải động vật bậc cao). Không có từ nào diễn tả được tình yêu lớn lao qua hai từ "Ôm ấp" đó.

Tạm bỏ qua từ hoặc cụm từ mang ý nghĩa khác, có thể khiến cho việc viết của tôi trở lên lan man, không tập trung vào "Làng" hoặc "Thôn".

Có một điều cực kỳ thú vị mà khi viết ra câu chuyện này, tôi mới phát hiện ra, các "Thôn" khác trong xã chỉ dùng được từ "Thôn" để tả hay kể về nó, làng tôi có thể dùng được cả từ "Làng" và tôi hoàn toàn bất ngờ bởi xưa nay mọi người hay kể cả tôi cũng hay dùng từ này hơn. Chúng tôi dùng trong vô thức. Dùng vì quen miệng.

Làng tôi rất nhỏ, hình như trong tâp 1 - Con đường chưa thể có anh, tôi từng nhắc về điều đó rồi (có khoảng hơn 100 hộ dân) thì phải, nên tập 2 tôi lại chia làng tôi ra thành các xóm: Xóm Xuôi, xóm Đông, xóm Giếng, xóm Đình, xóm Trên, xóm Dưới, xóm Trong, xóm Ngoài...
Chỉ riêng phạm vi ngoài bắc là quê tôi và Hà Nội thôi, tôi cũng nhận thấy sự khác biệt tương đối lớn về cách gọi rồi. Ở quê tôi mọi người dùng từ "Xóm", ám chỉ từng cụm gia đình trong cùng một "Làng" hay "Thôn". Hà Nội mà tôi nhớ không lầm, mọi người vẫn dùng với cái từ "văn minh" và "khoa học" hơn - "Tổ dân phố".

Cô bạn thân tôi, không chỉ một mà có tới tận hai cô trong nhóm "hpth" (cô đứng số 2 và cô đứng số 3) đều ở xóm Đình và giờ tôi biết mình cũng am hiểu phần nào về văn hóa làng quê tôi rồi đấy, thêm một chút kiến thức lịch sử nữa rồi tôi quay sang địa lý, văn hóa, xã hội có thể đề cập ở một chương nào đấy phù hợp chắc là ổn hơn thôi.

Trước khi chuyển ra xóm Đình (vì xóm đó có Đình nên gọi là xóm Đình. Trước có Ao Đình, giờ lấp rồi), thì cả ba cô bạn thân tôi đều ở xóm Đông. Mà xóm Đông thì không cách xóm tôi là mấy. Xóm ấy gần đồng. Từ cống trên con sông Nổi chỗ đường trục chính nhỏ trong xóm chạy thẳng ra đồng, đứng ở vị trí đó có thể trông rõ Xóm Trại, Thôn Chung, Thôn Đông và có thể trông được thấy cả thôn Thùng Mạch, các thôn khác vẫn trông thấy như thường và có thể nhìn được nhiều hơn trong tưởng tượng. Có những búi tre (trước đây) đã che chắn mất tầm nhìn nếu đứng ở cống sông Nổi chỗ xóm tôi chạy thẳng ra đồng và bây giờ tuy rằng tre không còn nữa, chẳng còn những ngọn gió phe phẩy quen thuộc những trưa mùa hạ, lũ chúng tôi trốn nhà đi chơi đồ hàng đồ họ, có thể lấy lá tre tước gì đó, bẻ măng tre về làm món "dấm ớt". Món này mà bỏ vào nước chấm dùng chấm món rau muống luộc thì ngon phải biết, ngon chẳng kém món rau muống luộc ăn kèm với "dưa ghém" hay "dưa cà", ăn vào mùa hạ thì không có từ nào diễn tả nổi cái "ngon" của những món ăn dân dã này.

Trong xóm lại có các hộ dân, các gia đình họ hàng gần, và thậm chí họ hàng xa hay chả liên quan gì tới nhau cả lại sống gần nhau.

Trong "Làng" hay trong "Thôn" sẽ có một bộ máy tổ chức nho nhỏ của cơ quan nhà nước như "trưởng Làng" hay "trưởng Thôn", rồi đi kèm với đó là những người hỗ trợ cấp trưởng làm các công việc khác. Các làng, thôn trong xã đều phân cấp như vậy. Chụm lại các làng hay các thôn trong xã là ra địa phận của một thôn, cơ cấu tổ chức bộ máy này cồng kềnh và phức tạp hơn...

Thôi, tôi không thích đi sâu tới mấy vấn đề chính trị ngay cả khi chính trị - văn hóa chưa kể là xã hội không thể tách rời nhau được.
Hồi trước, chỉ cần đứng ở trên đê, nhìn xuống quê tôi chỉ toàn thấy tán cây mà ở đây chủ yếu là tre, xoài (cổ thụ), sung, ổi... thôi. Nhưng bây giờ các cây đó biến mất gần hết rồi, chúng được thay lớp áo mới là những tấm tôn nhiều màu, ngói vẫn còn đó nhưng không có màu của ngày xưa. Ngày xưa ngói màu cũ kỹ, giờ thì chúng rực sáng lên cả vùng trời. Từ Hà Nội về quê tôi, đâu đâu cũng thấy những ngôi nhà phô ra màu ngói mới.

Sau quá nhiều năm làng quê có nhiều thay đổi rồi, và tôi cũng không còn nhớ người con trai trong câu chuyện này của tôi. Tôi đã trải qua một hành trình thật dài - Đi tìm giấc mơ và vì trước khi đặt chân lên chuyến hành trình đó, tôi có nhắn lại với anh khi cả hai chưa thể gặp nhau rằng: Anh hãy để em xa anh một thời gian để em đi tìm thứ em muốn, hãy để điều em muốn xua tan nỗi sợ ở trong em. Chỉ cần muốn, nhất định em sẽ làm được.

Tôi dường như đã biết trước điều tôi muốn. Tôi muốn thành công, tôi muốn có tất cả... Sau một chuyến hành trình rất dài, trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả, cuối cùng tôi cũng hiểu ra, điều tôi muốn chỉ đơn giản là cùng anh vun đắp "tổ ấm" dành riêng cho hai người, chỉ đơn giản vậy thôi.

Và một lần nữa, dù bước ra thế giới bên ngoài rồi, nhưng đây là cách tôi quay lại để tìm anh. Tôi phải tìm anh trên chuyến hành trình tôi đã đi qua từ hơn chục năm về trước, để biết anh là ai trên chuyến hành trình đó cùng tôi, trước khi tới gặp anh.

Nếu không tìm được anh, tôi sẽ cần tới sự giúp đỡ của nhiều người. Trước khi nhờ người khác giúp, tôi cần phải nỗ lực hết sức, hết khả năng của bản thân tôi trước đã.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top