Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Hưu chiến lễ Giáng Sinh.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đó là khoảng khắc đẹp đẽ và hạnh phúc nhất của cuộc chiến đen tối và tan thương này.

-----------------------------------------------------

Hôm nay là một ngày lạnh lẽo tháng 12, khắp năm châu bốn bể đang tưng bừng hồ hởi chuẩn bị cho Giáng Sinh. Những nhà giàu danh giá thì trang trí, mua sắm những vật dụng đắt tiền cần thiết để tô điểm mái ấm của mình. Còn những người công nhân, thợ thuyền, nói chung là đại đa số dân nghèo ở mọi quốc gia khi ấy thì chỉ ăn mừng Giáng Sinh bằng những lời chúc ấm áp đẹp đẽ, họ không dám mơ đến những chiếc lò sưởi hay những món ăn xa xỉ đắt tiền, họ cũng chả cần nhà cao cửa rộng được trang trí nào ruy băng đỏ hay những vòng hoa, họ chỉ mong sao người thân của mình nơi tiền tuyến xa xôi kia bình an vô sự.

À phải, bây giờ cả thế giới đang chìm trong cái bóng tối đáng sợ, chìm trong cái lạnh lẽo điêu tàn của cuộc Đại Chiến. Cuộc chiến này không hề giống một cuộc chiến nào trước đó, từng người, từng người một, dù là già hay trẻ, gái hay trai cũng bị cuốn vào vòng xoáy chém giết của những nhà cầm quyền thực dân tàn ác. Từ đó, gia đình chia xa, đất nước điêu tàn, cảnh vật xơ xác đau lòng trước sự thực phũ phàng thô thiển. Nay là đêm trước Giáng Sinh, nay lẽ ra là một đêm vui vẻ ấm áp của mọi gia đình trên cái hành tinh này, nhưng hôm nay lại là một trong những ngày buồn bã của thế giới và cái thời gian này còn kéo dài suốt 4 năm tiếp theo nữa.

Mỗi người dân nơi hậu phương luôn luôn hướng về tiền tuyến, họ cùng cầu nguyện, chúc phúc cho những người chiến sĩ mạnh mẽ đã hiến dâng cả cuộc đời cho Tổ Quốc thân thương và vĩ đại.

Hay, nói đúng hơn là họ đang hiến dâng cuộc đời này cho sự tham lam của bọn thống trị tàn nhẫn.

Tuy nhiên những người cầm quyền vẫn còn tốt đẹp khi đã chuẩn bị chu tuất quà cáp Giáng Sinh và hứa sẽ gửi những đồ dùng từ gia đình người lính ra tận tiền tuyến cho họ.
----------------------------------------------------
Ngày 24 tháng 12 năm 1914.
Ypres, Bỉ.
Mặt trận phía Tây.

Hôm nay là ngày trước Giáng Sinh, không khí ngoài tiền tuyến khá thoải mái. Tiếng bom, tiếng đạn liên hồi từ sáng sớm đến tối mịt, từ ngày này qua ngày kia tưởng chừng không hề dứt, nhưng hôm nay nó lại chịu yên và nhường chỗ cho sự tĩnh lặng được chào đón. Hai bên chiến hào của Anh và Đức không còn vang lên tiếng súng, tiếng pháo đinh tai mà thay vào đó là những câu chào hỏi, chúc mừng và cả vài câu hát Giáng Sinh lâu lâu vang lên từ miệng của một người lính lạc quan nào đấy. Mùa giáng sinh là thế, vào một ngày đẹp đẽ, trong sáng và thanh cao không ai thèm nghĩ đến việc giết chóc.

Bên chiến hào của quân Đức là những người lính trẻ tuổi đang vui vẻ giúp nhau trang trí nơi ở của mình. Họ dùng những dải băng màu đầy sắc, cả những cành hoa dại đã khô hoặc bất kì đồ vật gì đẹp mắt mà họ có dịp nhặt trên đường hành quân ra trận. Mọi người vừa hát vừa treo những vật dụng trang trí thô sơ mà kì lạ lên chỗ đất đá xám xịt và cứng nhắc. Có lúc, một người vô tình bị trượt chân ngã lăn kềnh ra đất khiến cho cả đội có một tràng cười dài, một kỉ niệm vui vẻ trong cuộc đời làm lính. Mấy người trẻ sôi nổi như vậy thì những người lính cao tuổi lại chọn cách ngồi một chỗ ngắm nhìn tuổi trẻ sung sức đang vui đùa, nhâm nhi vị trà nhạt đựng trong chiếc cốc sắt đang bắt đầu gỉ dần.

Cái tiết trời lành lạnh thật khiến con người ta dễ sinh lười biếng, Đế Quốc Đức đây cũng không phải là ngoại lệ. Ngồi một mình trong căn buồng bằng đất và đá, ông ta thả hồn, ngân nga bài ca Giáng Sinh bằng tiếng mẹ đẻ, thậm chí còn không buồn đoái hoài đến tấm bản đồ quân sự đang để trên bàn. Trong tâm trí ông bây giờ không chỉ độc nhất một ý nghĩ :"Làm sao hạ được quân Pháp một cách chớp nhoáng." mà còn hiện hữu nơi kia là quê nhà, là cánh rừng, là dân tộc Aryan tháo vát.

Ông yêu tất cả những vì thuộc về nước Đức và vì điều đó ông đã quyết phải làm cho dân tộc của mình cảm thấy thật hạnh phúc nhất, luôn luôn phải có nụ cười trên môi. Nhưng đã có nhiều lần ông tự hỏi:" Có phải, điều mình đang làm đây là đúng đắn? Điều này có làm người dân Đức hạnh phúc không?". Những lúc ấy, Đế Quốc Đức căng thẳng biết bao nhiêu.

Người ta thấy Đế Quốc Đức là một người chỉ huy tàn nhẫn và cứng nhắc nhưng ít ai biết ông lại là một người yêu cái đẹp của sự tĩnh lặng, cái sang trọng của nghệ thuật kiến trúc cổ kính Châu Âu, à, có lẽ ông cũng khá thích những chú cún con giống thường mập mạp hơn là những chú chó đắt tiền đã "đủ lông đủ cánh".

Đang say sưa trong sự tĩnh lặng thì tiếng gõ cửa nhè nhẹ vang lên lôi Đế Quốc Đức về thực tại. Nhanh chóng ngồi dậy, chỉnh chu quần áo, Đế Quốc Đức đẩy nhẹ cửa ra xem xem binh sĩ dưới quyền có gì muốn thưa, muốn báo. Sau miếng kim loại dựng tạm làm cửa là một anh lính trẻ tuổi với mái tóc hạt dẻ cùng khuôn mặt điển trai, anh đã bỏ mũ trước khi gõ cửa và bây giờ đang cuối chào trang trọng. Đế Quốc Đức cũng nhẹ nhàng gật đầu và hỏi:

- Otto, có chuyện gì không? Quân Anh có động tĩnh gì à?

- Ồ không không thưa chỉ huy, bọn Anh không có biểu hiện gì kì lạ cả, không có gì đáng chú ý cả. À, tôi đến đây ngay lúc này để chúc ngài có một ngày trước Giáng Sinh vui vẻ, chỉ vậy thôi.

Đế Quốc Đức mỉm cười:

- Tôi nhớ, câu này phải được nói vào ngày mai mới đúng chứ?

Cậu lính có tên Otto vừa cười vừa cho hai tay vào túi:

- Thì đó! Nên tôi mới dùng từ "ngày trước Giáng Sinh", vào ngày mai tôi sẽ đến chúc ngài một câu khác. À đây rồi!

Cậu Otto lấy trong túi áo ra một cái gói giấy nhỏ cỡ ngón trỏ và đưa cho Đế Quốc Đức. Ông thấy vậy thì chìa tay xin nhận cũng không quên hỏi đây là thứ gì. Otto nói đó là viên kẹo gừng mà anh mua từ một thị trấn trên đường hành quân, anh mua rất nhiều nên đang đi khắp chiến hào phân phát cho những người đồng chí đang có mặt ở đây như là món quà nho nhỏ làm họ ấm bụng trong cái ngày lạnh lẽo này. Trông kìa, khuôn mặt điển trai cùng chiếc mũi đo đỏ vì lạnh đang háo hức lắm, sau khi Đế Quốc Đức cười nhẹ rồi nói lời cảm ơn, chàng lính lại nhanh nhảu chào rồi chạy đi tìm những người đồng đội khác.

Đế Quốc Đức nhìn cái gói giấy màu nâu nhạt trong tay rồi cho vào chiếc túi nhỏ trước ngực. Ông từ từ đóng cách cửa kim loại sau lưng, cho tay vào túi áo khoác để giữ ấm, từ từ bước đi trên bãi đất đầy sỏi của chiến hào. Có vẻ, chỉ huy của chúng ta đã quyết định đi thăm hỏi quân lính dưới quyền trong cái ngày ý nghĩa như hôm nay.
-----------------------------------------------------

Đêm xuống. Tuyết rơi. Tiếng súng lại nổ.

Vào cái đêm trước Giáng Sinh, quân sĩ hai bên Anh và Đức đã được lệnh của cấp trên phải tiêu diệt lẫn nhau. Sau một hồi nổ súng và pháo, hai bên mệt mỏi và đồng loạt nghỉ giải lao. Đế Quốc Đức tay cầm súng, tựa lưng vào đống đất đá rồi từ từ ngước nhìn đêm đông đầy tuyết trắng.

- Thiệt tình, đáng ra phải để lính nghỉ hôm nay chứ.

Đế Quốc Đức thở dài sau khi trút bầu tâm sự, ông ngồi xuống đất, đặt khẩu súng bên cạnh rồi từ từ lấy gói kẹo lúc sáng ra mà ngắm nghía. Đang định nếm thử vị kẹo thì bỗng trong sự yên lặng của đêm, Đế Quốc Đức nghe được một giai điệu đẹp đẽ mà cũng thật kì lạ. Một giai điệu của những vị thiên sứ nơi thiên đường, ông cho là thế.

"Stille Natch.
Heilige Nacht
Allesschlaft, einsam wacht nur das traute hochheilige Paar.
Holder Knabe in lockigen Haar.
Schlaf in himmlischer Ruh."

(Bài hát: Stille Natch)

Một câu hát bỗng vang lên trong cái đêm yên tĩnh mịt mù đầy tuyết trắng. Những người lính trung niên đang say sưa với nhau cùng hợp xướng một bài ca Giáng Sinh quê nhà. Đế Quốc Đức khẽ mỉm cười rồi cùng tham gia vào gia điệu đẹp đẽ ấy.

Bài hát Stille Natch của những người lính Đức vang đến bên chiến hào đối phương. Ngay lúc mà tất cả những người đàn ông Anh Quốc đang chuẩn bị mở gói bưu kiện từ gia đình thì họ chợt bắt gặp tiếng hát ồn ồn phía xa xa. Những người lính Anh đều dừng mọi công việc của họ và bắt đầu lắng nghe. Vài người thì cho rằng bọn kia giở trò mèo hòng làm sao nhãng quân ta, nhưng một vài người khác lại tỏ ra thích thú, họ cùng mỉm cười, nhịp chân theo điệu nhạc ấm áp cất lên từ chính bên chiến hào của kẻ thù.

Anh Quốc nhẹ nhàng nâng cốc trà đã lạnh lên và nhấp một ngụm, cùng lúc là cho một miếng bánh yến mạch vào mồm, một mình ngồi lặng lẽ giữa cái khung trời đầy tuyết rơi vang vẳng là tiếng hát người lính. Anh nhắm mắt lại và hồi tưởng, hồi tưởng về những mùa Giáng Sinh an lành trước kia cùng những người thân yêu quan trọng, nhớ lại những mùa Giáng Sinh hòa bình lúc trước ở quê nhà ngắm Big Ben điểm từng giây từng phút. Ôi chao, thật bình dị và cũng thật thoải mái, không phải chịu cái cảnh gò bó chật hẹp trong mấy cái chiến hào ngu ngốc như bây giờ.

Anh Quốc vớ lấy một điếu xì gà và đốt nó lên, rít một hơi đê mê rồi phả ra những làn khói trắng nhạt như sương mù. Khi anh hút thuốc cũng chính là lúc anh cảm thấy thoải mái nhất.

- Dù gì thì đêm nay cũng là đêm trước Giáng Sinh, giết chóc là một việc không nên và không cần thiết. Nào hỡi các chiến hữu, hỡi những người lính quả cảm, hỡi những chàng trai của "quốc đảo sương mù" hãy thắp nến lên và cùng nhau cầu nguyện những điều an lành trong đêm trước Giáng Sinh với những người bạn ngoại quốc bên chiến hào đối diện, vì đêm nay, ta và họ không phải là kẻ thù.

Vừa dứt lời, những binh sĩ liền hạ những chiếc lưỡi lê, những cây súng dài lạnh lẽo. Anh Quốc gật đầu rồi đứng lên chiếc ghế đẩu gỗ, anh nâng chiếc cốc sắt lên cao và nói:

- Hỡi những binh sĩ của tôi, hãy hát đi, hãy hát đi! Hãy cất lên bài ca thánh của đất nước mình, hãy thả trôi linh hồn mình để có thể đến với Chúa trong đêm nay. Phải, phải, ta phải hát, ta phải hát! Hát vì quê hương, hát vì gia đình bé nhỏ đáng yêu của chúng ta, hát vì những người đồng đội đã ngã xuống, phải, kể cả những người bạn bên kia chiến hào cách chúng ta một vùng No Man's land tàn nhẫn. Phải rồi, các chiến sĩ của tôi, đêm nay hãy nghĩ ngơi, hãy thanh thản, đừng đoái hoài đến pháo và lưỡi lê, hãy cùng nhau cầu nguyện và hát ca cả đêm. Chúc mọi người có một mùa Giáng Sinh an lành.

"Silent night.
Holly night.
All is calm.
All is bright.
Round yon virgin Mother and Child.
Holly infant so tender and mild.
Sleeping in Heavenly peace!"

(Bài hát: Silent night.)

Bài ca cất lên từ miệng của một người lính trẻ tuổi bên chiến hào quân Anh. Người ấy ôm cây xẻng dài, ngã đầu lên nó rồi bắt đầu hát lên giai điệu nhẹ nhàng của Giáng Sinh. Rất nhanh chóng, anh đã được các đồng chí của mình hưởng ứng, họ cùng hát với anh, cùng ngồi với anh dưới cái tiết trời lạnh lẽo tối om ấy. Họ chắc không muốn bên mình lép vế so với bên kia nên đã hát rất to. Anh Quốc nhẹ nhàng tựa đầu vào chiếc thang gỗ, mắt ngắm nhìn từng khuôn mặt hạnh phúc của những chàng trai "quốc đảo sương mù".

Bài hát của họ vang vang khắp chốn, len lỏi qua từng dãy hàng rào thép gai, trôi nổi trên các bãi mìn, đến được chiến hào của quân Đức bên kia. Những người lính Đức cũng nghe thấy và tất cả đều nhắm mắt lại im lặng mà thưởng thức giai điệu của thánh thần. Trong lòng họ bỗng dâng trào lên một cảm giác nhớ nhà, một cảm giác thoải mái rồi từ đó họ hướng về cái đẹp, sau cùng là ý định ngừng bắn mặc cho lệnh cấp trên đã đưa ra lúc nãy.

- Ngài có nghe thấy không, chỉ huy?

Cậu lính Otto khi sớm đi đến và ngồi xuống cạnh Đế Quốc Đức. Chàng lính ngước nhìn lên bầu trời tối om rồi cùng lúc liếc nhìn những khuôn mặt thoải mái khác ở xung quanh. Cậu trông có vẻ thích thú lắm, ngồi đó lắc lư theo bài ca của quân đội Anh. Đế Quốc Đức gật đầu, cất viên kẹo vào túi áo rồi ngồi yên thưởng thức bài hát.

Cả đêm đó, tiếng súng, tiếng pháo tàn nhẫn không hề xuất hiện nữa. Chỉ là những câu hát lần lượt vang lên từ hai chiến hào đối địch, khắp cả một vùng âm u chết chóc. Hai bên đang thi thố chăng? Có thể là thế đấy. Thi hát, phải, một màng "sing off" nhẹ nhàng tình cảm giữa hai phe trong đêm Giáng Sinh đáng nhớ. Có lẽ, đây là màng giao đấu nhân văn và ấm áp nhất từ đầu cuộc chiến đến giờ. Rồi từ từ có những tiếng hò hét rền vang " Merry Christmas" từ chiến hào phe Đức, đúng vậy, bạn không nghe lầm đâu, họ nói bằng tiếng Anh, một câu chúc Giáng Sinh đơn giản nhưng thấm đậm tình người. Nghe vậy, những người lính Anh Quốc cảm động, họ cũng xúm lại với nhau và hét "Frohe Weihnachten."(chúc mừng Giáng Sinh).

Đến nước này, chúng ta chắc chắn cần một đoạn cao trào để đưa câu chuyện Giáng Sinh đáng yêu này đạt tới đỉnh cao, phải tạo một kí ức đẹp đẽ nhất để lưu trữ trong tâm trí của những người ở đây. Nghĩ như vậy, cậu Otto đứng lên và hét lớn nhất có thể.

- Nếu ngày mai các anh không bắn, chúng tôi cũng sẽ làm y như vậy!

Thấy được cái tinh thần ngày lễ thanh cao như vậy, các chỉ huy thuộc đơn vị của Đế Quốc Đức cũng suy nghĩ lại quyết định của mình. Họ ngồi họp với nhau trong một căn phòng bốn bề là đất và đá, thoang thoảng cái mùi ẩm mốc lành lạnh đặt trưng của bãi chiến trường. Tất nhiên, Đế Quốc Đức cũng dự họp và ngài thật sự rất sôi nổi trong việc đưa ra ý kiến yêu cầu ngừng bắn vào sáng hôm sau. Dù cho có rất nhiều ý kiến trái chiều hòng quật ngã sự kiên định nhưng ngài vẫn khăng khăng bảo vệ ý kiến cá nhân, cùng lúc lại cố thuyết phục tất cả mọi người hãy để binh sĩ nghỉ ngơi vào ngày mai. Trong số những người ở đó, có một vị chỉ huy rất thận trọng, có vẻ, ông ấy không hề tin quân Anh. Người chỉ huy ấy suy nghĩ một hồi, sau cùng quyết định lên tiếng hỏi Đế Quốc Đức:

- Vậy, Đế Quốc Đức, nếu có chuyện gì xảy ra, nếu như quân Anh đã có dã tâm với các chàng trai của chúng ta ngoài kia từ trước và bọn chúng đang có ý định lợi dụng lòng tin cao quý của những người lính, nếu như, bọn chúng không hề giữ lời mà nhẫn tâm xả súng vào chiến hào của chúng ta vào ngày mai, thì lúc đó, ta phải làm sao đây?

- Tôi sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm.

- Ôi Đế Quốc Đức, tại sao? Tại sao phải làm tới nước này? Đây đâu phải là tính khí của cậu, đúng chứ? Một người luôn đặt lợi ích của dân tộc mình lên hàng đầu, một người cẩn thận đến mức vô lý như cậu không lẽ nào lại suy nghĩ như vậy. Thế thì tại sao, tại sao cậu lại đặt hết niềm tin vào quân Anh thế hả?

- Tôi không tin họ, thưa ông. Tôi hiện giờ vẫn đang nơm nớp lo sợ ý đồ xấu xa của đối phương, không có một giây phút nào là tôi hoàn toàn tin quân Anh cả. Nhưng, thưa ông, hôm nay là Giáng Sinh, là một ngày đẹp đẽ để xum vầy gia đình, là một ngày để nghỉ ngơi của mọi con người trên Trái Đất này. Vậy mà hôm nay, các chàng trai của chúng ta phải từ bỏ gia đình mà ra cái nơi bùn lầy kinh khủng với đầy chuột đầy dịch bệnh thế này, tôi thấy rất xót xa. Trước sự lạc quan và niềm vui cao quý của họ, trái tim tôi bỗng mong muốn bù đắp, yêu thương, trao cho họ sự vui vẻ và hạnh phúc cho dù phải vứt đi niềm kiêu hãnh mãnh liệt của chính tôi, tôi vẫn vui lòng.

Mọi người có vẻ cuốn theo bài phát biểu cảm động của Đế Quốc Đức, họ chăm chú lắng nghe từng câu từng chữ, suy nghĩ rất lung về vấn đề đau đầu này. Nên vứt bỏ mọi hận thù, cùng nhau đón Giáng Sinh hay vẫn tiếp tục tàn nhẫn giết chết nhau, làm trái tim nhân loại phải rỉ máu? Tất cả mọi người đều im lặng, họ không biết phải chọn lựa thế nào cho phải, không biết làm thế nào để giải quyết tình huống khó khăn này. Thấy không ai đưa ra ý kiến, Đế Quốc Đức nói tiếp:

- Thưa các ngài, hẳn tất cả các ngài ngồi đây đều cảm thấy khó xử trước tình huống kì lạ và hiếm hoi này, tôi cũng như các ngài đây, thật khó khăn biết bao. Nhưng, để các chàng trai của chúng ta được hạnh phúc, để nhân loại này cảm thấy được sự yêu thương trong khoảng thời gian đau khổ này, tôi muốn đánh cược. Tôi muốn đánh cược vào lòng chân thành và sự tốt đẹp của quân Anh, tôi muốn đánh cược vào hòa bình tạm thời vào ngay ngày mai. Vì tôi biết, đây là điều sẽ làm dân tộc Aryan hạnh phúc, tôi chắc chắn là như vậy. Mong rằng chúa trời sẽ nghe thấy lời khẩn cầu thiết tha này, mong rằng ngài sẽ đồng ý để hai bên có một ngày đáng nhớ.

Mọi người nghe xong thì thấy có lý lắm, nhưng không ai dám lên tiếng. Đế Quốc Đức vẫn kiên nhẫn chờ đợi một câu trả lời và cuối cùng ngài cũng đã nhận được. Người chỉ huy khó tính khi nãy, sau một hồi im lặng, cũng lên tiếng:

- Thôi thì, hãy thử đặt cược xem sao.

Những vị chỉ huy gật gù tán thành, họ rất háo hức chờ xem hành động của quân Anh ngày mai ra sao. Đế Quốc Đức là người cuối cùng ra về khi những bóng hình thân thuộc lần lượt rời đi. Ông đứng lặng người để cầu nguyện, mong cho các chỉ huy cấp trên không làm khó đơn vị của ông. Những vị ấy sợ, sợ sĩ khí quân lính bị giảm sút, sợ cái giây phút hòa bình ngắn ngủi này khiến binh sĩ yếu lòng, gây ảnh hưởng đến cục diện cuộc chiến. Đế Quốc Đức thở dài, đưa tay vuốt nhẹ chiếc ghế gỗ nghĩ ngợi khá lâu, sau cùng, ông cũng dứt khỏi cái vòng luẩn quẩn trong đầu để về bên đơn vị của mình.

Tiếng của sắt cót két dần mở ra, để lộ một người chỉ huy trầm ngâm vì suy tư. Đế Quốc Đức định đi chào hỏi binh lính của mình nhưng có vẻ không cần nữa rồi. Toàn bộ đơn vị của ông đều tập trung ngay cửa, mọi người đứng chen chúc nhau rất đông, đôi mắt họ ánh lên niềm vui sướng cảm kích vô bờ, một số còn đọng những giọt lệ hạnh phúc hiếm hoi. Đế Quốc Đức chưa hiểu chuyện gì vì còn khá là bất ngờ trước khung cảnh kì lạ hiện hữu trước mắt. Ông cứng họng, nhưng sau đó lại tò mò hỏi chuyện:

- Mọi người sao lại tập trung hết ở đây vậy? Về vị trí của mọi người đi chứ?

Lúc này, các chàng trai nhìn nhau rồi mỉm cười, cậu lính trẻ tuổi Otto bước lên trước, hạ mũ xuống rồi cúi đầu:

- Cảm ơn ngài giữ đã nghĩ cho chúng tôi như thế, chúng tôi biết ơn vô cùng. Thời gian làm việc dưới tướng ngài và các anh em ở đây là khoảng thời gian đẹp nhất cuộc đời người lính của tôi. Cảm ơn ngài vì tấm lòng cao cả đã tô điểm thêm vẻ đẹp của đêm Giáng Sinh tiền tuyến.

Sau lời cảm ơn chân thành từ cậu Otto, cả đơn vị cùng nhau hô "Frohe Weihnachten.", Đế Quốc Đức thấy vậy cũng mỉm cười đáp lại.

- Danke, Forhe Weihnachten. ( Cảm ơn, mừng Giáng Sinh.)

Cả đêm đó, chiến hào Đức lung linh toàn là nến, những người lính cuộn mình trong chăn hay dựa vào nhau say giấc mộng đẹp. Những ánh nến lung linh đó, có thể dễ dàng nhìn thấy từ chiến hào của Anh Quốc. Những đốm lửa sáng bập bùng, nhảy múa trong màng đêm tĩnh lặng huyền bí. Ấn Độ nhìn những đốm lữa từ xa mà lòng cảm thấy buồn lắm. Nhớ nhà, phải, một cảm giác bâng khuâng và man mác, nó cứ dai dẳng bám lấy trái tim người ta không thôi.

Chiến tranh tới, chính quốc kéo
thuộc địa của mình phải tham chiến theo. Đang yên đang lành thì bị bắt lên tàu lớn, chở đến chiến trường châu Âu, nơi những con người thuộc địa ấy sẽ phải chiến đấu cho tấm huy chương lấp lánh gắn trên ngực chỉ huy. Ấn Độ là một trong nhiều quốc gia thuộc địa bị ép tham chiến, ngày qua ngày nghe tiếng pháo, tiếng đạn vun vút trên đầu đến nỗi bị sốc, cả cái cảnh bùn lầy, chuột và dịch bệnh càng làm cho anh chán ghét cái chốn tù túng này hơn nữa, ngày nào cũng phải trãi qua cái địa ngục trần giang này. Nhưng, đêm nay dường như khác hẳn, đối với anh, chứng kiến cảnh quân Anh và quân Đức hợp ca với nhau khiến Ấn Độ đây khá hoang mang một tí.

Đứng trên chiếc thang gỗ cùng ống nhòm, Ấn Độ có thể thấy rõ ánh nến lấp lánh kì diệu của quân Đức bên chiến hào đối diện. Hầu hết những người lính Ấn Độ thuộc Anh không có khái niệm Giáng Sinh, nhưng chứng kiến khung cảnh khác lạ hôm nay có thể giúp họ mường tượng được không khí của mùa lễ hội. Ấn Độ bỏ nhòm xuống, ngã đầu lên bao cát bên cạnh, ngắm nhìn ánh sáng của nến, những đốm sáng nhỏ khẽ động trước gió, hòa vào một bầu trời đêm đông đầy sao và sương mù nhạt nhạt. Những đốm sáng ấy làm anh nhớ đến lễ hội Diwali tháng 11 hằng năm ở quê nhà, vào ngày đó, đất nước Ấn Độ cũng lung linh với toàn là nến, mang ý nghĩa chiến thắng vang dội của ánh sáng vĩnh hằng trước bóng đêm u buồn, lạnh lẽo.

Đang suy tư thì Ấn Độ bỗng giật mình khi thấy một cánh tay vẫy vẫy bên chiến hào đối địch, anh vội vàng truyền thông tin cho người chủ đang đọc bức thư của công chúa Mary gửi cho.

- Sar Ingalaind (thưa ngài Anh Quốc), hình như, bên phe Đức muốn nói gì đó với ngài.

- Để ta xem, đưa cho ta ống nhòm.

Anh Quốc bỏ bức thư vào túi áo rồi leo lên những bậc thang gỗ đã dần mục rữa. Anh nhận chiếc ống nhòm từ tay người kia rồi cẩn thận quan sát. Bên chiến hào đối diện là cánh tay cầm chắc chiếc mũ lính đang vẫy vẫy ra hiệu. Đó là một vị chỉ huy, thuộc đơn vị của Đế Quốc Đức, đang cố gắng ra hiệu để bất kì ai thuộc phe Anh Quốc có thể nhìn thấy. Có vẻ, Anh Quốc hiểu người đó đang nói gì, anh tháo chiếc mũ trên đầu rồi vẫy vẫy ngược lại người kia, có những vị chỉ huy tò mò, đến hỏi chuyện quốc gia của mình thì nhận được một nụ cười nhẹ hài lòng, giọng điệu mơ mộng của một người đang tràn đầy hi vọng trong tim.

- Họ muốn ngừng bắn vào ngài mai, thưa ông, ta nên làm điều tương tự.

---------------------------------------------------

Ngày 25 tháng 12 năm 1914.

Đó là một buổi sáng đẹp trời và quang đãng, tuyết đã ngừng rơi và mặt đất phủ một màu trắng muốt dịu êm. Không khí lành lạnh dễ chịu, trời đã ngừng mưa sau nhiều tháng trút nước. Những người lính khi thức dậy cũng phải phát ồ lên vì thời tiết quá đẹp, có vẻ, chúa trời đã nghe được lời thỉnh cầu của họ và ngài đã rộng lượng ban phát cho họ món quà Giáng Sinh ý nghĩa nhất đối với những người phải sống trong chiến hào. Nhưng, đó không phải là điều bất ngờ duy nhất. Khi vừa mới thức dậy sau giấc ngủ đẹp tối qua, những người lính Anh hốt hoảng khi thấy vài người lính Đức đang đi dạo quanh vùng No Man's Land ở giữa hai chiến hào. Họ không đem vũ khí và trông rất thư thái.

Lúc đầu những đội trưởng người Anh ra lệnh chuẩn bị nghênh chiến, tưởng rằng quân địch đang đổ bộ, tấn công chiến hào của mình. Một người lính vừa mới dậy thì nghe chỉ huy quát tháo thì bủn rủn cả tay chân, cậu chàng giơ súng lên, nhắm vào một người lính Đức đang cố kéo xác đồng đội của mình khỏi dây kẽm gai để đem đi chôn cất. Trước cái giờ khắc tiếng súng nổ, một chàng tân binh đã kịp giật lại cây súng từ bạn mình, cậu quát lớn cho những người xung quanh cùng nghe:

- Xin hãy dừng lại, họ không có ý định gây chiến! Hãy cho họ cơ hội! Hãy cho chúng ta cơ hội để ăn mừng Giáng Sinh cùng nhau.

Mọi người xung quanh vẫn còn sợ sệt và có vẻ không tin tưởng người Đức cho lắm. Cậu tân binh thấy vậy thì dứt khoát vứt cây súng trên tay, leo lên từng bậc thang, bước từng bước nặng nề trên vùng đất chết chóc toàn mìn và xác chết đang phân hủy. Vị chỉ huy của cậu tân binh thấy vậy thì quát tháo, ra lệnh cho cậu ta quay đầu lại:

- Jim! Jim! Cậu làm cái quái gì đấy? Quay lại đây! Như thế chẳng khác nào tự sát cả!

- Khoan đã thưa ngài.--- Anh Quốc đứng hẳn trên phần đất phía trên chiến hào, từ từ quan sát cậu tân binh trẻ tuổi.---- Hãy xem cậu chàng sẽ làm gì.

Jim tiến từng bước cẩn trọng trên bãi mìn để tiến đến vùng No Man's Land, thú thật là cậu vẫn sợ, cái cảm giác bất an, hồi hộp vì bãi mìn và những cây súng máy bên chiến hào đối phương vẫn đang lạnh lùng chĩa thẳng vào đầu, hết thảy bọn chúng cứ quấn lấy tâm trí cậu không thôi. Nhưng cho dù vậy, cậu vẫn bước đi, với niềm hi vọng to lớn dành cho kẻ thù của mình.

Về phía những người Đức đang ở vùng No Man's Land, họ đang tận hưởng tiết trời buổi sớm một cách thoải mái nhất sau nhiều tháng bị mưa đày đọa. Vài cậu lính trẻ còn nắm những quả bóng tuyết ném cho nhau, chạy nhảy khắp cánh đồng hiu quạnh phủ đầy tuyết trắng. Đang vui vẻ thì một người lính già hô lên:

- Trông kìa, các anh em! Có một người lính Anh đang tiến đến, cậu ta không hề đem vũ khí.

Mọi người đồng loạt dừng mọi hoạt động nhìn theo hướng chỉ của người lính trong đội. Đó là một cậu tân binh trẻ với mái tóc vàng hoe như ánh nắng, khoác lên mình chiếc mũ cùng bộ quân phục nâu của quốc đảo sương mù. Chàng ta thận trọng bước từng bước chậm chạp khi hai cánh tay còn giơ lên một cách thiện chí. Người đầu tiên dám bước đến cậu tân binh đối phương là Otto, người lính trẻ dũng cảm của Đế Quốc Đức cũng giơ hai tay lên và chầm chậm bước tới.

Hai phe nín thở quan sát cử động của cả hai, hầu hết ai cũng cảm thấy lo lắng. Đế Quốc Đức và Anh Quốc có thể đang là những người sợ nhất, vì toàn bộ kế hoạch tạm ngừng chiến có khả thi hay không, tất cả chỉ trông chờ vào khoảng khắc này. Không gian im lặng, chỉ có tiếng gió nhẹ thổi qua cùng tiếng bước chân chậm rãi trên nền tuyết trắng.

Otto và Jim đã đến nơi gặp mặt, họ cùng hạ tay xuống, bắt tay nhau rồi bắt đầu làm quen.

- Hello, my name is Jim. ( Chào anh, tên tôi là Jim.)

- My...my..name..Otto. ( Tên..tên tôi là Otto)

Jim mỉm cười vì vẻ ngớ ngẩn của Otto khi cố gắng đáp lại mình bằng tiếng Anh.

- Please to meet you, Otto. ( Rất vui được gặp anh, Otto.)

- Ich auch, Jim. ( Tôi cũng vậy, Jim.)

Hai người bạn mỉm cười vỗ vai nhau làm quen trước sự ngỡ ngàng và mừng rỡ của mọi người. Những người lính của hai bên lần lượt rời khỏi chiến hào để ra giữa chiến trường nói lời chào người bên kia. Họ tận hưởng cái lạnh nhẹ nhàng hòa trong sự ấm áp của nắng sớm và tình người, cùng nhau cười đùa, bắt tay, cũng như cùng nhau chôn cất những người đồng đội quá cố. Chẳng cần biết những người đã hi sinh ấy là ai hay thuộc phe nào, những người lính cùng trái tim chân thành ấy chỉ cần biết là họ đã hiến dâng cuộc sống này cho tổ quốc và tất cả đều xót thương cho họ.

Những người lính bắt đầu chia sẻ đồ ăn cho nhau, còn ngồi lại kể chuyện về gia đình nhỏ đáng yêu của mình nơi hậu phương. Một người lính Đức, từng là thợ cắt tóc, đã tân trang cho mái tóc của một người Anh miễn phí xem như quà Giáng sinh. Mọi người tâm sự râm ran, tiếng cười, tiếng nói, tiếng thút thít hạnh phúc vang khắp bãi chiến trường, mọi căng thẳng, mọi thù địch coi như tan biến, chỉ còn lại những trái tim đẹp đẽ của chúa đang giao lưu trong ngày lễ lớn của cả nhân loại.

Jim và Otto đứng nhìn khoảng khắc đẹp đẽ này mà xúc động lắm, ai ngờ đâu khung cảnh thấm đậm tình người lại diễn ra ngay trong cuộc chiến tranh đẫm máu này. Nhưng, nó lại xảy ra, mang đến món quà ý nghĩa nhất cho toàn bộ con người nơi đây.

Sau màn chào hỏi làm quen, hai bên tổ chức một trận giao hữu bóng đá trên tuyết trắng với hơn trăm người tham gia. Đặc biệt hơn là Anh Quốc và Đế Quốc Đức là hai người đội trưởng dẫn dắt "đội bóng quốc gia" của mình. Họ vui đùa với nhau, đẩy nhau đến lăn kềnh ra đất, rồi cùng pha trò để có một trận cười sảng khoái nhất cho mùa Giáng Sinh năm nay.

Trung úy Edward Hulse đang nói chuyện với trung úy Thomas của sư đoàn 15 Westphalians như hai người bạn thật sự. Chợt, trung úy Thomas nhớ ra một chuyện rồi nhanh chóng gửi trả lại chiếc huân chương chữ thập Victoria cùng những bức thư đã ngả màu. Ông kể lại câu chuyện của một người lính Anh đã ngã xuống nơi chiến hào của quân Đức, ông Thomas cũng hi vọng rằng trung úy Edward có thể gửi những món đồ này về lại cho gia đình của người lính bất hạnh kia. Lúc này, trung úy Edward rất cảm động, ông cảm ơn Thomas rồi tặng cho người bạn mới này chiếc khăn choàng cổ từ gia đình. Thomas nhận lấy món quà nhưng vẫn còn áy náy nên ông quyết định tặng cho Edward đôi găng tay để giữ ấm.

Một người lính Anh tên Henry Williamson đã viết một bức thư gửi về cho gia đình ngày 26/12/1914.

" Tôi đang viết một bức thư từ chiến hào của tôi. Miệng vẫn ngậm tẩu thuốc, món quà từ công chúa Mary, như mọi khi. Trong cái tẩu là thuốc lá, tất nhiên rồi. Nhưng đặc biệt đây là thuốc lá từ một binh lính người Đức còn sống đã tặng cho tôi."

Nhưng rồi, khoảng khắc đẹp đẽ này cũng phải dừng lại khi những chỉ huy cấp cao ra lệnh kết thúc cuộc đình chiến ngu ngốc này ngay lập tức, nếu ai dám chống lệnh, sẽ bị kỉ luật nghiêm khắc.

Chỉ huy hai bên chào nhau rồi cùng bắn hàng loạt phát đạn lên trời, kết thúc khoảng thời gian hòa bình ngắn ngủi. Anh Quốc và Đế Quốc Đức bắt tay nhau, rồi nói lời tạm biệt.

- Ai ngờ đâu là hai ta có thể đứng cùng nhau ngoài mặt trận nhỉ? Đúng là khó tin.

- Phải, Anh Quốc à, thật khó tin làm sao khi hai bên có thể cùng ăn mừng Giáng Sinh. Ngày lễ tươi đẹp này khiến cho những chàng trai chúng ta không muốn nhuộm máu bàn tay, có lẽ, ước muốn giản đơn này của họ cũng ảnh hưởng đến chúng ta đấy, tôi thật sự không muốn phải cần súng giao chiến với anh chút nào.

Anh Quốc buồn buồn nuối tiếc.

- Phải, ước muốn của họ quá đẹp, đẩy lùi hết sự ràng buộc của quốc gia và cả sự thù hằn trong trái tim con người. Nhưng, tôi nghĩ đây là lần duy nhất, sợ rằng mai đây nếu tôi gặp anh trên chiến trường, tôi sẽ bị tẩy sạch mọi kí ức về ngày hôm nay mất.

Đế Quốc Đức dúi vào tay Anh Quốc một món quà nhỏ rồi nói lời chào người bạn của mình:

- Đây, tặng anh món quà. Thật sự, nói tạm biệt thế này, tôi cũng buồn lắm, Anh Quốc à, nhưng ta không thể chống lại sự ràng buộc ấy. Nhận được Thiên Phú cũng đồng nghĩa với việc chịu hết mọi ràng buộc. Dù sao thì, Giáng Sinh vui vẻ.

- Cảm ơn và tạm biệt, bạn của tôi. Giáng sinh vui vẻ.

Anh Quốc ngắm gói kẹo gừng nhỏ rồi mỉm cười hạnh phúc.

Hai người quay lưng, tiến về hai hướng khác nhau, về lại chiến hào lúc trước. Cuộc đình chiến mùa Giáng Sinh duy nhất trong Thế Chiến thứ nhất đã khép lại.
---------------------------------------------------------

Ngày lễ đẹp đẽ này vẫn còn một cuộc định chiến ngắn giữa những người lính nữa. Đây là câu chuyện của năm 1944, Thế Chiến II. Một câu chuyện đẹp ấm áp về tình người của mẹ con người Đức cùng những người lính Đức Quốc Xã và Mỹ.

Năm 1944, chiến dịch Normandy thành công, quân đồng minh chiếm được lợi thế và dần đẩy lui quân Ðức ra khỏi Tây Âu. Khi đến sát biên giới Ðức, quân Ðồng minh tái bố trí lực lượng, chờ tiếp vận và đặt kế hoạch cho bước kế tiếp. Quân đội Mỹ cho rằng xuyên dãy rừng Ardennes là bất khả thi đối với các chiến xa Panzer và các trọng pháo tấn công, nên chỉ cho một đội lính nhỏ tuần tra bìa rừng đó.

Không may, quân Đức đã tổ chức một cuộc phản công bất ngờ phá thủng trận tuyến của Ðồng Minh, nhằm cắt đôi lực lượng quân Anh, chiếm lại Antwerp (Bỉ) và sau đó bọc hậu bao vây 4 quân đoàn của khối Ðồng minh nhằm lấy lại thế thượng phong. Tuy vậy, quân Đồng minh vẫn chiếm được lợi thế và tiến đến nước Đức.

---------------------------------------------------------
Ngày 24 tháng 12 năm 1944.
Bìa rừng Hurtgen, Ardennes, gần biên giới Bỉ.

Đêm Giáng Sinh năm đó thật lạnh lẽo và đầy bóng tối. Tuyết cứ rơi không ngừng xuống khu rừng rậm rạp nơi đây. Trong màn đêm tĩnh mịch đó, có 3 người và một quốc gia đang dìu nhau, bước trên nền đất đầy tuyết trắng. Một người lính bị trúng đạn và vết thương kinh khủng kia đang rỉ máu nặng nề, anh không hề hi vọng gì cho cuộc đời của mình nữa. Tuy vậy những người đồng đội tuyệt vời của anh vẫn cố động viên anh cố lên, thay nhau cõng thân xác tàn lụi này băng qua khu rừng đã ba ngày ba đêm. Họ mong rằng có thể tìm lại nơi đóng quân của mình.

Trong một căn nhà nhỏ nằm gần bìa rừng, cách xa thị trấn gần đấy bằng gỗ nâu đang sáng ánh nến, có một người mẹ Đức tên Elisabeth Vicken và một đứa con trai 12 tuổi kháu khỉnh mang tên Frizt. Hai mẹ con vì tránh bom đạn chiến trường nên mới chuyển đến nơi hoang vu này sống. Họ đang ngồi bên chiếc bàn nhỏ cùng với nến lung linh chờ đợi người chồng, người cha đang đi công tác từ thị trấn về để cả nhà có thể cùng nhau ăn mừng Giáng Sinh. Tuy vậy, bão tuyết bên ngoài rất lớn và tỉ lệ để người chồng ấy về gần như bằng không, cậu bé buồn ngủ lắm nhưng vẫn cố thức chờ cha mình về để có thể hôn chúc mừng Giáng Sinh cho ông.

Cậu bé nằm dài trên bàn, mắt đăm chiêu nhìn về phía cái lò sưởi nơi có ngọn lửa hồng đang nhảy múa, bất chợt, cậu hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ có bao giờ thấy người Mỹ chưa ạ?

Người mẹ đang bận khâu vá, nghe đứa con trai nhỏ tuổi của mình gọi thì ngẩng đầu lên.

- Rồi, con trai, lúc trước chiến tranh, lúc ấy có nhiều khách du lịch Mỹ đến đây lắm.

Cậu bé hồ hởi hẳn lên:

- Con cũng đã từng nhìn thấy người Mỹ rồi mẹ ạ. Đó là một người lính, nhảy khỏi chiếc máy bay đang bốc cháy của anh ta, khi ảnh đáp xuống đất, mấy người thợ giày trong thị trấn đã bắn chết anh ấy.

Người mẹ bỏ chiếc áo đang vá xuống, hoảng hốt nhìn cậu con trai.

- Tại sao họ làm vậy?

Cậu Frizt khó hiểu nhìn mẹ.

- Đó là nghĩa vụ của họ, mẹ à, họ làm thế vì Quốc Trưởng.

- Không, con trai!---- Elisabeth giận dữ. ---- Đó là giết người! Không phải nghĩa vụ gì ở đây.

- Nhưng mẹ ơi, nếu là con, con vẫn sẽ bắn chết anh ta. Con sẽ làm điều đó để chứng minh con đủ tư cách để bảo vệ Tổ Quốc.

Lúc này, Elisabeth càng giận thêm, bà gắt với chính đứa con của mình.

- Mẹ sẽ không để cho con tham gia vào cái Đoàn Thanh niên Hitler chết tiệt đấy đâu! Ta sẽ không về thị trấn nên con đừng mơ tưởng đến cái nhiệm vụ giết người không gớm máu đó.

Tiếng gõ cửa nhè nhẹ vang lên cách quãng, cắt ngang câu truyện của hai mẹ con, cậu bé Frizt mừng lắm, chạy đến giục mẹ cùng mình ra đón cha về. Người mẹ Elisabeth thận trọng, thổi tắt ngọn nến, từ từ bước đến cánh cửa chính, nhẹ nhàng đẩy nó ra. Trước mặt bà là cảnh hai người lính trong quân phục Mỹ đã bị nhàu nát, ướt đẫm nước mưa và bùn lầy. Phía sau họ là Mỹ đang cõng trên lưng một người thứ 4, máu từ vết thương anh chảy ra thấm đỏ hết cả phần tuyết dưới chân.

Bà Elisabeth hốt hoảng:

- Ôi trời, các anh là người Mỹ.

Những người lính Mỹ không hề hiểu tiếng Đức, họ lúng túng không biết phải làm thế nào. Nhưng may mắn thay, hai bên có thể giao tiếp bằng tiếng Pháp. Ban đầu, người mẹ vẫn còn ngập ngừng trong chốc lát vì bà biết rằng, che giấu kẻ thù sẽ bị kết vào tội phản quốc, cả nhà bà sẽ bị giết nếu có ai bắt gặp. Mỹ hiểu cho bà nhưng thật sự mạng sống của đồng đội anh đang ngàn cân treo sợi tóc, anh cúi đầu cầu khẩn:

- Thưa bà, làm ơn, bạn của tôi đang chết dần. Làm ơn xin bà hãy tỏ lòng thương xót cho chúng tôi tá túc đêm nay. Tôi xin bà! Sáng mai chúng tôi sẽ đi ngay, tôi sẽ đảm bảo không ai biết chuyện này, làm ơn, xin bà đó.

Người lính bị thương ngẩn đầu, lễ phép:

- Thưa bà, xin bà hãy cho chúng tôi tá túc.

Người mẹ động lòng, cho phép họ vào nhà để trú tạm đêm nay. Những người lính Mỹ mừng rỡ, cảm ơn bà Elisabeth khôn siết.

Vào trong ngôi nhà ấm cũng, những người đồng đội đỡ anh lính bị thương lên giường nghĩ ngơi. Bà Elisabeth xé chiếc ga giường thành nhiều mảnh nhỏ để giúp băng bó cho người lính bị thương. Sau một hồi sơ cứu, người lính ấy cũng cảm thấy khá hơn phần nào, những người trong nhà thở phào nhẹ nhõm. Elisabeth đi ra sau bếp pha chút trà nóng cho mọi người, Mỹ nhanh chóng theo để giúp như lời cảm ơn. Trà được mang ra, tỏa mùi thơm nhẹ nhàng khắp căn nhà nhỏ, những vị khách nhâm nhi tách trà và cảm nhận được tình người ấm áp bên trong. Bà Elisabeth ngồi xuống một chiếc ghế đẩu nhỏ bằng gỗ, nhẹ nhàng hỏi thăm:

- Đã có chuyện gì xảy ra với các anh vậy.

Mỹ bỏ chén trà xuống bàn, đáp lại người mẹ trước mặt:

- Thưa bà, chúng tôi bị lạc đường, không thể nào tìm được căn cứ. Tôi và những người bạn của tôi đã đi lang thang 3 ngày 3 đêm quanh khu rừng trong gió tuyết mà chẳng có thức ăn hay nước uống gì xấc. Như bà thấy đấy, người bạn của tôi đằng kia bị trúng đạn, nếu không nhờ đôi tay khéo léo ấm áp của bà chăm sóc thì tôi sợ là...

- Ổn rồi.---- Elisabeth đứng dậy.---- Các anh hãy nghỉ ngơi và uống trà, tôi sẽ đi chuẩn bị bữa tối cho tất cả.

- Thưa bà không cần đâu ạ! ---- Một người lính kêu lên.---- Bà cho chúng tôi tá túc đêm nay đã là rất quý rồi, bà không cần phải làm gì cả.

Những người lính Mỹ nghe vậy thì gật đầu tán thành, họ thật sự không muốn gây phiền hà nào cho vị ân nhân của mình nữa.

Bà mẹ đeo chiếc tạp dề, mỉm cười nhìn 4 người Mỹ ngồi ở góc nhà.

- Không phải lúc nãy cậu quốc kỳ đây bảo các anh chưa có gì bỏ bụng sao? Các anh cứ ngồi đấy, xong ngay mà. Dù gì thì tối nay cũng là Giáng Sinh, phải mở tiệc chứ.

Nghe Elisabeth nói thì những người đồng đội khó chịu quay sang Mỹ, chắc họ đang trách cái thói tham ăn của Mỹ đấy, người ta tốt bụng cho mình ở qua đêm rồi lại còn phiền đến người ta phải nấu cho ăn, mất mặt quá. Mỹ gượng cười rồi úp mặt vào tường gỗ cùng chén trà còn nóng.

Khi những vị khách đang dùng trà thơm, bà Elisabeth kêu cậu con trai đi lấy 6 củ khoai tây để chế biến món ăn, đồng thời bà cũng đem con gà trống béo tốt tên Hermann của mình đem nướng để đãi tiệc Giáng Sinh đêm nay.

Frizt vừa cắt khoai tây vừa hiếu kì nhìn những người lính Mỹ. Cậu bé không hiểu, những người Mỹ này không hề giống với cách đài phát thanh miêu tả, họ không phải những tên đốn mạt, xấu xa sẽ xuống tay với bất kì ai kể cả dân thường, mà là những con người yên tĩnh và rất đỗi tử tế. Mỹ để ý ánh nhìn của cậu, chàng ta đứng lên, đến hỏi thăm về gia đình và việc học. Sự quan tâm này càng làm cho Frizt khó hiểu hơn nữa, cậu đánh bạo hỏi:

- Các anh có thật sự là lính Mỹ không?

- Ô? Tất nhiên!---- Mỹ tò mò vì câu hỏi kì lạ này.---- Có chuyện gì sao cậu bé?

Frizt ngập ngừng một chút rồi nói tiếp:

- Em nghe người ta nói các anh rất độc ác và thô lỗ. Các anh sẽ tàn sát dân tộc em và hạ bệ Quốc Trưởng.

Mỹ không hề giận trước câu trả lời, cậu mỉm cười hỏi tiếp:

- Em nghe điều này từ đâu?

- Từ radio thưa anh.

- Nghe này, Frizt, điều cuối cùng em nghe từ đài phát thanh là đúng, bọn anh sẽ hạ bệ tên ấy và siết cổ hắn, khiến hắn quằn quại như một con gà bị cắt tiết, nhưng những điều trước đó không hề đúng chút nào. Em cứ cho anh là tên độc ác và thô lỗ, anh sẽ cố gắng chứng minh là em sai. Còn việc tàn sát dân tộc em, em phải tin là anh sẽ không làm điều đó. Tên Hitler đó là kẻ thù của bọn anh, không phải em, hay mẹ em, hay toàn bộ người dân vô tội trên đất nước này. Đừng quá tin vào đài phát thanh, không phải lúc nào họ cũng đúng.

Frizt gật đầu hiểu chuyện rồi quay lại làm công việc của mình.

Khi thức ăn đang được nấu nướng, bà mẹ lại nghe những tiếng gõ cửa chầm chậm và đều đều. Cả ngôi nhà im lặng, nghe ngóng âm thanh bên ngoài, Mỹ nhẹ nhàng cầm khẩu súng Colt trên tay để phòng trường hợp bất trắc xảy ra.

- Có thể là cha về, mẹ nhỉ?

- Mong là thế, con à.

Bà Elisabeth từ từ đi ra cửa, thận trọng xem xét tình hình rồi đẩy chiếc cửa gỗ đen ra. Trước hiên nhà của bà đây là 3 người lính Wehrmacht và một kì hiệu đang run rẩy vì cái lạnh khắc nghiệt bên ngoài. Schutzstaffel cúi đầu, nhẹ nhàng nói chuyện:

- Chúc mừng Giáng Sinh, thưa bà. Như bà thấy chúng tôi đang lạnh và đói, mong rằng bà có thể cho chúng tôi ngủ nhờ đêm nay để tránh cái giá rét. Chúng tôi hứa rạng sáng ngày mai chúng tôi sẽ đi ngay không làm phiền bà nhiều đâu, thưa bà.

Người mẹ khẽ run rẩy vì điều bà sợ hãi nhất đã thành hiện thực. Bà khép nép hồi hộp đáp lại cánh tay phải của Đức Quốc Xã.

- Thưa ông, ông và những người bạn của ông có thể vào nhà. Nhưng, hiện giờ, trong nhừ còn vài người khách nữa mà có thể các ông sẽ không xem là bạn bè. Xin các ông dung nạp cho họ.

SS ngờ ngợ hiểu ra, hắn đổi thái độ nhún nhường lúc nãy thành sự khó chịu in rõ trên mặt, hỏi:

- Kẻ địch à? Là bọn nào? Ô! Tên Mỹ!

Lúc nãy Mỹ hơi tò mò nên theo sau Elisabeth ra cửa xem xem là ai, không may là bị SS nhìn thấy. Khi vừa bị phát hiện, Mỹ nhanh chóng chạy vào trong để tìm vĩ khí, cùng lúc là cảnh báo đồng đội của mình. Thấy con mồi của mình định thoát thân, SS dí theo sau đến toang bắt quốc kỳ của đối phương. Những người lính Đức còn lại thì không thể làm được gì, thật sự cái đói và cái rét độc ác đã đày đọa thân xác họ, khiến nó không còn một chút sức lực. Định chạy vào nhà thì SS bị người mẹ chặn lại, bà cứng rắn nhìn vào đôi mắt của người trước mặt rồi hét lớn.

- Thưa ông, xin ông dừng tay lại, đêm nay là đêm Thánh, tôi sẽ không cho phép có bất kì một phát súng nào nổ ra trong nhà của tôi! Nếu các ông muốn vào nhà, hãy để vũ khí ngoài cửa cho!

SS nhếch mép, khá bất ngờ khi một phụ nữ cỏn con như Elisabeth dám ra lệnh cho một sĩ quan SS như hắn.

- Mày dám ra lệnh cho tao?

Nói rồi hắn rút súng chĩa vào Elisabeth, những người lính Mỹ trong nhà cùng những người lính Đức phía sau đều hốt hoảng trước cảnh này, cậu bé 12 tuổi Frizt bắt đầu khóc, nắm chặt cánh tay của mẹ mà run rẩy. Đứng trước nòng súng lạnh lùng như trời đêm đông, bà Elisabeth vẫn không tỏ ra một chút sợ hãi nào, bà thách thức.

- Nếu ông muốn bắn thì cứ bắn, thưa ông Schutzstaffel. Nếu ông làm điều đó thì ông không xứng đáng có được sự tha thứ của Chúa!

- Mày!

Mỹ cầm cây Thompson đã lên đạn trên tay, quát lớn, định chạy ra giao đấu với kẻ thù:

- Nếu mày dám bắn bà ấy tao sẽ sống chết với mày thằng khốn nạn!

- Cậu Mỹ, xin hãy bình tĩnh.---- Elisabeth gấp rút ngăn tên kia lại trước khi có chuyện không hay xảy ra. ---- Không phải tôi đã nói là sẽ không có tiếng súng nào trong nhà tôi đêm nay hay sao?

- Nhưng!

- Cậu Mỹ, cảm ơn cậu đã lo lắng cho tôi nhưng tôi có thể thu xếp được chuyện này, giờ hãy hạ súng xuống, những người này sẽ không bắn tôi đâu.

SS cười lớn, khẩu súng vẫn chĩa vào đầu Elisabeth, hắn nói:

- Vậy điều gì sẽ chắc chắn rằng tao không bắn mày? Chúa trời chắc?

Elisabeth đẩy nòng súng sang hướng khác, đắc thắng nhìn vào mắt đối phương.

- Súng của ông, thưa ông. Nó đã bị ướt, bẩn và có vẻ bị hỏng hóc nhiều chỗ, trên hết, hộp tiếp đạn đã bị mất, ông lấy đâu ra đạn để bắn tôi? Khẩu súng của ông đã vô dụng rồi, thưa ông.

SS hốt hoảng giật khẩu súng lại giấu đi trong cái áo khoác ướt sũng của mình. Đỏ mặt quay đi hướng khác. Thế là toang kế hoạch hù dọa người ta. Một cậu lính Đức trẻ tuổi cười.

- Vậy nãy giờ sếp chỉ hù người ta thôi hả sếp? Diễn cũng sâu lắm đấy sếp à.

- Im lặng! Cái tên này!

Elisabeth mỉm cười rồi một lần nữa mời mọi người vào nhà không quên kèm theo điều kiện.

- Các ông có thể vào nhà để giữ ấm và ngủ lại đêm nay, nhưng vũ khí phải để hết ở ngoài.

Cả 3 người Đức im lặng, họ không biết phải làm thế nào. Họ đang mệt, đói và lạnh, đúng vậy nhưng không dám nêu lên suy nghĩ của mình khi nỗi sợ người chỉ huy của mình vẫn ở đó. Ngay chính SS đây cũng không khác gì với những người đồng đội của mình, hắn cũng mệt, đói và lạnh, không giống như quốc gia, hắn chỉ là kỳ hiệu của một tổ chức quân đội nên không thể hưởng Thiên Phú, hắn đây, có thể nói là chẳng khác người bình thường là mấy.

SS khẽ liếc nhìn những người đồng đội đang vì cái tính xấu xa của mình mà bị đày đọa, hắn động lòng thương. Hắn xót xa và tự trách móc bản thân vì bất cẩn khiến cả đội bị lạc trong bão tuyết rồi không may vướng vào tình thế khó xử thế này. SS thở dài chán nản, bước đến bên đống củi khô trước hiên và đặt khẩu súng đã hỏng của mình trên đó, không quên cúi đầu xin phép chủ nhà.

- Xin lỗi bà, xin phép bà cho chúng tôi tá túc đêm nay. Đồng đội tôi đã rất mệt mỏi vì tôi rồi, tôi không muốn họ phải khổ sở nữa.

- Tất nhiên là các ông được chào đón. Mời vào nhà.

Những người lính Đức lê cái thân tàn đến bên đống củi, đặt vũ khí của mình xuống, lễ phép cúi đầu trước người mẹ khi bước vào căn nhà. Bên trong không khí căng thẳng ngột ngạt lắm, hai kẻ thù không đội trời chung nhìn nhau mà không biết nói gì. Họ chỉ thận trọng quan sát từng cử chỉ của đối phương và mong rằng phe kia sẽ không động thủ. Elisabeth biết mình cần làm điều để giảm bớt sự căng thẳng, bà nói:

- Nào mọi người, ta hãy giới thiệu về bản thân nào. Tôi là Elisabeth Vicken, đây là con trai tôi Frizt.

- Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.---- Mỹ lên tiếng giới thiệu.---- Đây là đồng đội của tôi Ralph Drum, Jimmy Rassi và người bị thương trong kia là Herbie.

- Tôi là Schutzstaffel, vâng, mọi người đã biết quá rõ, đây là trung úy Hans Klosterman, Marcus Mueller và Peter Heinrich.

Elisabeth đứng giữa Mỹ và SS, bà yêu cầu hai bên bắt tay để giảm bớt sự căng thẳng tột độ này. Lúc đầu, Mỹ không chịu, vẫn giữ khăng khăng khẩu Thompson trên tay, thấy vậy, Elisabeth nhéo má cậu chàng cứng đầu rồi ra lệnh:

- Đêm nay là đêm an lành, tôi không cho phép một thái độ thù địch nào ở đây hết. Mỹ, đưa súng cho tôi, rồi phiền cậu rót cho SS đây chén trà thơm nhé.

- Nhưng thưa bà, tôi không muốn-

- Vậy chắc cậu cũng không muốn dùng bữa tối nhỉ?

- Vâng thưa bà...tôi sẽ làm ngay....

SS nhìn điệu bộ tức cười của Mỹ thì khúc khích làm ai đó đỏ mặt mà xù lông. Thế là hai tên chỉ huy trẻ con đấu khẩu với nhau.

- Ồ cứ cười đi, SS.---- Mỹ lườm người đối diện.---- Vì tôi thấy chả có gì đáng cười cả. Dù sao thì chúng tôi sẽ là người cười cuối cùng.

SS bước thêm bước nữa, đắc thắng nhìn đối phương.

- Ồ, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, xin lỗi cậu nhưng chúng tôi mới là người nở nụ cười chế giễu các cậu khi chiến tranh kết thúc. Các cậu sẽ phải cong chân mà chạy rẽ đất như lũ người Anh và bọn Pháp đã làm ở Dunkrik.

- Các quý ông, thôi nào.---- Elisabeth chen ngang.---- Chúng ta đã thỏa thuận rằng sẽ không có thù địch đêm nay rồi, đúng chứ? Nào, bữa tối cũng gần xong rồi, mọi người hãy chuẩn bị ăn tối thôi.

- Để tôi giúp bà, Elisabeth.

Mỹ bỏ vào bếp phụ Elisabeth một tay, trong khi đó, SS ngồi bên đống lửa cùng cậu tân binh trẻ tuổi của mình. Jimmy Rassi, một anh lính Mỹ năng động và dễ thương, lấy tay gõ gõ xuống bàn tạo dự chú ý.

- Nào các chàng lính Đức, các anh không có gì để góp chung trong buổi tiệc Giáng Sinh này à? Người ta nói:" Không bao giờ đến một buổi tiệc mà trắng tay." đúng không nào?

- Ồ phải.---- trung úy Klosterman lên tiếng. ---- Để xem chúng ta có gì nào.

Người quân y Đức, Marcus Mueller, xin phép được coi qua vết thương của người lính Mỹ, ông ấy cẩn thận chữa trị, sát trùng vết thương, căn dặn chi tiết cho những người đồng đội của anh lính bị thương cách để giữ gìn vết thương của mình. Một tình bạn đẹp đã xuất hiện, khiến cho căn nhà càng ấm cúng thêm.

Cả hai bên Mỹ và Đức đều đem ra những loại đồ ăn được cấp phát của mình. Phía Đức có mấy lát bánh mì lúa mạch đen, vài cây xúc xích, 1 lọ hành tây ngâm, Truflles du Perigord và 1 gói bánh quy từ gia đình. Bên Mỹ thì có thịt hộp, đậu nướng, bánh mì, bơ đậu phộng và hai cái bánh pudding dứa. Những thứ đồ ăn này làm Elisabeth và cậu nhóc Frizt phải lấy làm bất ngờ, nhất là Frizt, cậu chàng sáng mắt lên khi nghe hai tiếng bánh quy. Mọi người chia nhau ra phụ một tay, để lại Frizt và SS ở lại chuẩn bị chén đĩa. Hắn hỏi cậu bé:

- Frizt, nhóc bao nhiêu tuổi rồi?

- 12 thưa ngài.

- Cha nhóc có tham gia Wehrmacht không?

- Vâng có ạ, ông ấy đang đi công tác ở thị trấn đến giờ chưa thấy về.

- Ồ.---- SS gật gù.---- Quả là hơi chán khi cha không về vào một ngày trọng đại như hôm nay. Nói ta nghe, Frizt, nhóc có anh hay chị nào không?

- Dạ có thưa ngài.---- Khuôn mặt Frizt bỗng dưng buồn bã.---- Cháu có một người anh nhưng đã hi sinh ở Stalingrad.

- Ta rất tiếc, nhưng đó là một vinh dự lớn để chết cho Tổ Quốc. Thôi nhóc vào trong kia phụ mẹ nhóc đi.

Frizt cúi đầu rồi rời đi, để lại một mình SS trong phòng khách. SS nhìn quanh để chắc là không có ai, hắn vừa cầm chiếc cốc vừa lau chùi vừa đi đến cửa sổ nhìn ra rừng cây đang thoắt ẩn thoắt hiện trong màn đếm đầy tuyết trắng. Không biết hắn đang nghĩ gì trong đầu. Lúc này, Ralph và Rassi đi vào để dọn thức ăn lên, nhận thấy ngay sự bất bình thường từ kẻ kia nên hai người bắt đầu đề phòng. SS không muốn dây dưa với họ nên đi vào bếp để tránh ánh mắt nghi ngờ của hai người lính Mỹ kia. Đợi tên kia đi mất, Ralph nói với Rassi:

- Chết tiệt, tên đó đúng là đang muốn liên lạc với bên ngoài mà, tên cáo già!

- Nhưng không phải ta đã thỏa thuận rồi sao?---- Rassi khó hiểu.---- Thỏa thuận không thù địch này như là một hiệp ước đình chiến-

- Và vâng cái hiệp ước đình chiến này như hiệp ước bất tương xâm của hắn và Liên Xô năm 1939.---- Ralph nhấn mạnh.---- Không có gì đảm bảo rằng hắn ta sẽ không nổ phát súng bắn chết hòa bình nơi đây như cách chủ của hắn đã xé bản hiệp ước năm đó. Rassi, nghe cho kĩ, họ có thể tử tế với cậu, nhưng cậu nên cẩn trọng thì hơn, chiến tranh vẫn còn đó chưa hòa bình đâu.

Khi câu chuyện của hai người vừa hết cũng là lúc lời giục của Mỹ vang lên. Cậu chàng tựa vào tường gỗ, cầm chiếc muỗng gõ gõ tạo tiếng động gây sự chú ý.

- Món gà nướng và khoai tây đặc biệt cho đêm Giáng Sinh kì lạ này đã sẵn sàng. Mau mau ra phụ một tay bày ra đi chứ bọn lười biếng này.

Mọi người ngồi cùng nhau trên chiếc bàn chật hẹp giữa nhà, cậu bé Frizt ngồi giữa một người Đức và một người Mỹ, cả hai vui vẻ kể cho cậu nhóc về khoảng thời gian hạnh phúc nhất của họ trong quân đội. Món ăn bày khắp bàn, mọi người chờ Elisabeth ra rồi vỗ tay chào mừng bà, lúc đầu người mẹ ấy cũng khá ngạc nhiên nhưng khi nhận ra trò đùa dễ thương này, bà cũng đưa tay lên chào hưởng ứng theo. SS kéo ghế ra, lịch sự mời Elisabeth ngồi, trong khi Mỹ lôi từ trong ba lô ra một chai rượu van được một người bán rượu ở Normandy tặng khi còn ở Pháp.

Mọi người im lặng để nghe lời cầu nguyện của Elisabeth vào buổi tối Giáng Sinh, bà nhắm mắt lại, và cầu nguyện:

"Cảm ơn ân điển của Chúa, ban cho chúng con niềm vui trong sự khủng khiếp của chiến tranh, được đoàn tụ một cách hoà bình trong căn nhà này. Trong đêm Giáng Sinh an lành, chúng con xin thề rằng sẽ không phân biệt thù địch, hữu ái bên nhau, cùng nhau chia sẻ bữa cơm Giáng Sinh đậm đà tình nghĩa này. Chúng con nguyện cầu cho chiến tranh mau kết thúc để mọi người bình yên trở về quê nhà."

Mọi người cảm động trước lời nguyện cầu đến từ trái tim ấy, mắt ai cũng long lanh những giọt lệ của sự hạnh phúc và hi vọng. Nhờ Elisabeth, mọi hận thù trong trái tim họ bị xóa đi phần nào và để lại nỗi nhớ nhà, quê hương, cả sự tha thứ cao thượng.

Mọi người quay quần bên bữa ăn như gia đình thật sự, họ nói đủ thứ chuyện trên đời nhưng đề tài gia đình được bàn đến nhiều nhất. Thấy trung úy Klosterman hơi trầm ngâm suy tư, Elisabeth hỏi:

- Trung úy, ngày có vẻ đang suy nghĩ vài điều. Ngài đang nghĩ về gia đình sao?

Nghe Elisabeth gọi tên, trung úy ngẩng mặt lên đáp lại:

- Ồ, đúng vậy, tôi nghĩ về anh trai của tôi. Anh ấy là một người tốt, người lính dũng cảm đã hi sinh khi đang bảo vệ Tổ Quốc, nhưng anh ấy đã làm cả gia đình tôi tự hào khi được trao tặng chiếc huân chương thập tự sắt cao quý. Bởi thế, sự hi sinh của anh chính là sự hi sinh cao thượng.

Elisabeth lắc đầu buồn bã, bà nhớ đến câu chuyện đau lòng của người cha quá cố.

- Cha tôi từng là một người đàn ông tuyệt vời và rất điển trai. Nhưng cuộc đời ông đã thay đổi khi hành quân đến Somme năm 1916, khuôn mặt ông bị thổi bay và bị biến dạng khủng khiếp. Ông bị ám ảnh bởi trận chiến ấy, hay la hét vào buổi đêm, đến rồi khi không chịu nổi nữa, ông tự kết thức cuộc đời khốn khổ của mình bằng cây súng ngắn trong căn phòng khách của chúng tôi. Từ cái chết của cha tôi, mẹ tôi đã thề rằng sẽ không cho phép một ai trong gia đình tham gia vào một cuộc chiến nào nữa.

SS nhâm nhi li rượu, hắn phản bác:

- Thưa bà, cái chết Tổ Quốc là một cái chết cao thượng.

- Schutzstaffel, con trai tôi đã hi sinh ở Stalingrad.---- Bà Elisabeth đau lòng nhớ lại.---- Và có thể mất cả chồng tôi. Ôi, xin ngài, đừng nói về hi sinh cao thượng trong chiến tranh với tôi, đó chỉ là những cái chết vô ích. Tôi không hề muốn nó đến với gia đình thân yêu của tôi hay bất kì ai trên thế giới này.

- Đúng vậy.---- Mỹ vừa ăn xong miếng bánh mì thì góp chuyện.---- Chiến tranh dù đem lại lợi ích nhưng nó thật kinh khủng. Dù sao thì cuộc chiến sắp kết thúc rồi, lúc đó chúng ta sẽ có thể về nhà. À đúng rồi! Hai cái pudding dứa cho nhóc Frizt và Peter đây.

Peter là một người lính Đức, năm nay anh 15 tuổi, thật sự không hiểu tiếng Anh nên chàng ta cứ ngồi thừ ra đấy. Frizt bật cười, dịch lại câu nói vừa rồi cho Peter, anh chàng nhanh chóng nói lời cảm ơn và thưởng thức món pudding ngon lành từ người bạn ngoại quốc.

Sau bữa tối, mọi người dọn đống chén đĩa trên bàn. Mỹ xin phép mọi người một mình ra ngoài đi vệ sinh, thấy vậy trung úy Klosterman khẽ nhắc SS, đang ngồi thưởng thức mấy miếng bánh quy còn lại, đi theo Mỹ để phòng tên này có giở trò gì không. Hai kẻ này cũng rảnh rỗi lắm, chiến nhau bất cứ nơi đâu. Khi đang làm chuyện "đại sự", Mỹ cao hứng hát bài ca Giáng Sinh bằng tiếng Anh, thấy vậy SS cũng hát bài Giáng Sinh ấy nhưng bằng tiếng Đức. Hai tên thi nhau hát, bên này cố hát lớn thì tên còn lại hát lớn hơn, kết quả thành một cuộc chiến âm nhạc nảy lữa giữa hai tên chỉ huy trẻ con này. Tiếng hát của họ vang vào tận trong căn nhà ấm áp, mọi người nghe thấy thì bật cười trước sự ngớ ngẩn của hai kẻ bên ngoài.

Tiếp sau "trận chiến" ấy là công việc trang trí cây thông, họ trang trí bằng tất cả thứ gì họ có. Và trên đỉnh cây thông, Mỹ đặt sợi dây thẻ lính bằng bạc của mình trên đó tượng trưng cho ngôi sao Giáng Sinh. SS thấy vậy thì cũng chẳng muốn thua thiệt chút nào, hắn treo chiếc huân chương thập tự sắt kiêu hãnh của mình trên đó, bên cạnh chiếc thẻ tên. Hai vậy tượng trưng cho hai phe cùng ngự trị trên đỉnh cây thông Giáng sinh, tượng trưng cho tình hữu nghị của hai người.

- Trông cũng không tệ nhỉ?---- Mỹ hài lòng nhận xét.

- Thật sự trông khá tốt đấy chứ!---- SS gật gù.---- Nhưng chiếc huân chương của ta đẹp hơn chiếc thẻ tên của ngươi nhiều.

- Xem lại đi, tên ngốc.

- Phát quà! Phát quà thôi!!

Cậu lính Rassi đem chiếc ba lô của mình đặt lên bàn, nghe tiếng "quà" cả Peter và Frizt đều sáng mắt lên, suy cho cùng họ vẫn chỉ là những đứa trẻ và mong chờ những món quà trong đêm Giáng Sinh. Rassi lấy trong ba lô ra hai thanh socola đen được bọc bằng giấy bạc.

- Đây, ông già Noel gửi một thanh socola cho cậu nhóc Frizt.

Frizt mừng rỡ nhận món quà, mong muốn mở ra ăn ngay thôi. Thanh socola còn lại dành cho Peter, lúc đầu cậu vẫn không hiểu Rassi nói gì sau nhờ Frizt dịch lại cậu mới hiểu ra, cúi đầu lễ phép nhận món quà nhỏ nhắn.

- Danke, Rassi.

Cậu lính nhiệt tình Jimmy Rassi còn có một món quà đặc biệt cho một người đặc biệt nữa. Cậu chàng lôi từ túi ra một món quà nhỏ được gói trong giấy trắng tinh. Rassi nhanh chóng chạy đến chỗ Elisabeth, chàng quỳ xuống lễ phép dâng món quà lên cho người mẹ, cậu ta dí dỏm:

- Món quà đặc biệt nhất cho người phụ nữa tuyệt vời nhất đêm nay. Đây, thưa bà Elisabeth, Giáng Sinh vui vẻ.

Bà Elisabeth mỉm cười, nhận món quà.

- Ôi cậu Rassi, cám ơn cậu. Gì đây nhỉ? Ôi, xà phòng Pháp, cảm ơn cậu Rassi.

- Tôi mua từ cửa hàng nổi tiếng nhất Paris đấy, thưa bà.---- Rassi hãnh diện.

- Mua ở chợ thì có, tên ba hoa này.---- Mỹ bên cạnh huých mạnh vào vai Rassi, "vạch trần" cậu, thật khiến người ta xấu hổ mà.

Mọi người rất vui vẻ trong phút phát quà, người mẹ nhìn một lượt khuôn mặt hạnh phúc của mọi người mà thấy vui lắm. Căn nhà thật ấm áp, yên bình cho dù bên ngoài bão tuyết vẫn hoành hành và chiến tranh vẫn chưa kết thúc. Ralph bỏ qua toàn bộ nghi ngờ về quân Đức, ông đến bên Mueller mời người bạn này một điếu thuốc rồi ngồi tâm sự với nhau.

Bỗng, mặt trung úy Klosterman biến sắc, Elisabeth nhận ra điều bất thường này, bà hỏi:

- Trung úy? Ngài không sao chứ?

Trung úy Klosterman đứng lên, đằng đằng sát khí, ghim đôi mắt giận dữ lên Rassi, trung úy quát:

- Mày lấy cái đó ở đâu? Cái huân chương thập tự sắt trong ba lô của mày, mày lấy nó ở đâu?!?

Rassi giật mình, liếc nhìn chiếc huân chương ló ra trong chiếc ba lô lính. Anh không hiểu vì sao Klosterman lại giận dữ như vậy nhưng vẫn cố gắng làm dịu bớt người kia.

- Bình tĩnh nào anh bạn, chiếc huân chương này tôi giao dịch với một người khác.

- Thằng khốn nạn mày đừng nói dối tao! Mày có thể lấy bất cứ thứ gì từ người lính, tiền bạc, đồ ăn, súng đạn nhưng mày không thể nào tước đoạt được chiếc huân chương này! Nếu mày có được nó hẳn mày phải giở trò kinh khủng đối với họ!

- Này anh bạn, tôi nói thật, đây là do tôi giao dịch nên có, tôi không cướp! Đừng vu khống tôi! Chỉ là một chiếc huân chương thôi mà!

- Chỉ là chiếc huân chương, mày nói hay lắm, bọn người Mỹ bọn mày đều khốn nạn như nhau!

- Đừng có thử tôi, nếu muốn đánh nhau thì đến đây!

Mỹ và SS nhận thấy điều bất ổn, mọi chuyện dần dần trở nên tệ hơn. Hai người nhào ra cản hai kẻ đang muốn sống chết với nhau đây. Khung cảnh hỗn loạn và ồn ào, Ralph và Mueller thấy vậy cũng chạy đến giúp ngăn hai tên kia. Elisabeth nhìn không khí căng thẳng mà không biết làm gì, chỉ ôm đứa con đang run rẩy mà cầu mong chuyện này sớm qua đi. Peter đứng đó như bị đóng băng, tay nắm chặt thanh socola sợ hãi.

Tiếng ồn ào làm Herbie, người lính bị thương đã hôn mê nãy giờ, tỉnh dậy. Anh lồm cồm bò ra xem xem đã có chuyện gì thì nhận ra SS. Nỗi ám ảnh về những chuyện kinh khủng đã xảy ra với đồng đội mình, anh vớ lấy khẩu Colt giơ lên định giết chết kẻ thù. Anh la lên:

- Chỉ..chỉ huy! Tên SS! Tôi nhận ra hắn, giết hắn đi, chết tiệt!

Ralph thấy thế thì buông Rassi ra, những người còn lại thì không còn gây sự nữa, mọi người im lặng nín thở dõi theo chuyển động của Herbie. Ralph thận trọng, từ từ trấn an chàng lính 21 tuổi này.

- Herbie, ổn rồi anh bạn, hắn không làm gì chúng ta, đưa tôi khẩu súng nào.

- Không! Hắn giết hết bạn bè chúng ta! Anh quên rồi sao?

- Thôi nào Herbie có gì thì từ từ nói.---- Ralph quay sang gọi khẽ.---- Rassi, đến đây giúp tôi. Nào Herbie, đưa tôi khẩu súng.

Thấy Herbie có dấu hiệu muốn bóp cò, Ralph và Rassi nhanh chóng chạy tới giật lấy khẩu súng làm cho nó văng ra xa. Hai người lính Mỹ cố gắng trấn an người đồng đội của mình cho đến khi anh ta bình tĩnh lại. Nhưng, lúc này, cây súng ấy một lần được giương lên, trung úy Klosterman, mắt đầy thù hận, chĩa súng vào cậu Rassi. SS đứng bên hông người đồng đội mình, ra sức khuyên nhủ:

- Trung úy, bỏ súng xuống, mọi chuyện đi quá xa rồi.

- Schutzstaffel à, huân chương thập tự sắt là thứ cao quý nhất của ta, bọn chúng dám nhạo báng niềm kiêu hãnh của ta đấy! Anh chịu được à?!?

- Có thể là hiểu lầm-

- Không, tôi sẽ bắn chết tên khốn đấy tại đây.

Rassi từ từ đứng dậy, bước đến trước mặt Klosterman.

- Tôi xin thề có Chúa những lời tôi nói là thật.

Klosterman không nghe, anh ta muốn bóp cò. Bất ngờ Elisabeth đứng chắn giữa Rassi và Klosterman, trung úy tức giận, quát:

- Tránh ra!

- Không thưa ông.---- Elisabeth vẫn giữ khuôn mặt nghiêm nghị.--- Ngài đang không suy nghĩ thông suốt, hãy cho chúng ta cơ hội để hiểu nhau. Nào, thưa ngài, đưa tôi cây súng.

Elisabeth căng thẳng từ từ đưa bàn tay đến gần cây súng lạnh lùng, mọi người xung quanh nín thở quan sát, trong lòng vẫn cồn cào một nỗi sợ hãi hữu hình. Cuối cùng, Klosterman cũng để yên cho Elisabeth lấy lại cây súng, đôi mắt trung úy long lanh, chứa đựng những giọt lệ đau khổ khôn xiết.

- Anh trai tôi, người anh yêu quý của rôi đã hi sinh.---- Klosterman rơi nước mắt khi nhớ lại chuyện ấy.---- Khi người ta tìm được xác ở một nơi kinh khủng, họ nói anh bị lột sạch quần áo, mất hết cả tư trang, trong đó có cả huân chương thập tự sắt. Anh tôi đã rất quý chiếc huân chương này vì những người lớn lao nhất mới được vinh dự nhận nó. Vì thế, để có được chiếc huân chương...bọn chúng chắc chắn đã... Ôi trời, xin lỗi mọi người.

Klosterman đau đớn quệt những hàng nước mắt mặn chát, tiến về phía lò sưởi mà nhìn đăm chiêu. Không khí náo nhiệt lúc nãy bị thổi bay, để lại nơi đây là một khung cảnh ảm đạm đầy tan thương. Rassi cảm thấy buồn và có lỗi khi nói những lời khó nghe, anh chàng cầm chiếc huân chương, nhẹ nhàng đi đến chỗ trung úy, anh hối lỗi:

- Trung úy, tôi xin lỗi về những lời lúc nãy. Nhưng, tôi thề có Chúa cao thượng chứng giám, tôi không hề nói dối. Tôi không biết đây là chiếc huân chương của ai nhưng bây giờ, tôi thật sự mong muốn một người Đức có thể giữ gìn vật quan trọng này, anh có thể giúp tôi không, Klosterman?

- Được, xin lỗi anh. Giáng sinh vui vẻ.

Rassi mỉm cười, ôm lấy trung úy như những người bạn thật sự.

- Giáng Sinh vui vẻ, Klosterman.

Mọi người dường như đã lấy lại sự bình yên cho căn nhà, tất cả quyết định cùng nhau bước ra ngoài trời ngắm sao Thánh. Tuyết đã ngừng rơi, trời thoáng đãng lộ ra hàng triệu ngôi sao lấp lánh kì diệu, mọi người im lặng, tận hưởng khoảng lặng của cuộc chiến. Mỹ đứng yên nãy giờ cũng chán, cậu xoay sang người bên cạnh để tâm sự.

- Ngươi đúng là đồ láo cá, SS à. Ta đã nghe đồng đội ta báo lại là ngươi hay nhìn ra ngoài trời và bây giờ cũng thế. Ngươi đang suy nghĩ gì đấy?

SS đang im lặng nhìn rừng cây, khi bị hỏi bất chợt, hắn giật mình đáp lại.

- Lúc trước, thú thật là ta đã nghĩ đến cách liên lạc với bên ngoài để gọi thêm người tới gom cổ các ngươi, nhưng bây giờ ta không còn đoái hoài đến nó nữa.

- Vậy, ngươi đang nghĩ gì?--- Mỹ tò mò.

- Là ngài Nazi và cậu chủ Germany. Ước gì ta có thể nói lời chúc mừng Giáng Sinh với họ.

- Hah, ngươi nghĩ giống ta đấy.---- Mỹ búng tay một cái, cậu phấn khởi hẳn.---- Ta cũng đang nghĩ đến Canada và ông già England. Không biết họ đang làm gì nhỉ? Mong rằng họ có thể đón Giáng Sinh trong cảnh yên bình giống với nơi đây.

- Ừ, ngươi nói đúng.

Hai người im lặng nhìn bầu trời đêm, lâu lâu có một vài ngôi sao sáng rạch ngang bầu trời. Không khí lành lạnh, tiếng đạn pháo đã yên, khiến chung quanh rừng cây tỏa ra một cảm giác kì diệu và đầy bí ẩn làm sao. Đêm Thánh là thế, nơi những điều đẹp đẽ nhất sẽ hiện hữu, cho dù nơi đó là nơi chiến trường đầy chết chóc. Mỹ mỉm cười, chúc mừng Giáng Sinh:

- Hey, SS, Giáng Sinh vui vẻ.

SS cũng khá bất ngờ, thật sự thì hắn không mong Mỹ nói lời chúc như vậy. Nhưng, cậu đã làm rồi đấy thôi, và điều này làm hắn cảm thấy vui và hạnh phúc lắm.

- Danke, Giáng Sinh vui vẻ.

Mỹ nghe thấy thì mỉm cười, quàng vai SS kéo hắn đến chỗ của Elisabeth. Đứng trước vị ân nhân thánh thiện của mình, Mỹ và SS thay mặt những chàng trai của mình nơi đây cúi đầu cảm tạ rồi chúc bà và bé Frizt Giáng Sinh an lành.

Những con người của chiến tranh say giấc mộng yên bình dưới một mái nhà. Quên đi những bộ quân phục cầu kì đang mặc, vượt lên trên rào cản ngôn ngữ và cả bất đồng lý tưởng, những người lính cùng chung sống với nhau, hòa bình thật sự hiện hữu nơi căn nhà gỗ khuất sau hàng cây.

Sáng hôm sau, những người lính Đức định đi sớm như đã hứa nhưng Elisabeth tốt bụng đã mời họ ở lại dùng bữa sáng. Khi trời đã sáng hẳn và những tia nắng ấm ban mai ghé xuống ngôi nhà nhỏ giản đơn, đó là lúc để nói lời tạm biệt. Những người lính Đức làm một cái cáng cho anh người Mỹ bị thương kia như một món quà Giáng sinh, Mỹ tặng lại cây Colt của mình cho SS để hắn có "đồ" khi đi dọa người ta, khiến mọi người có mặt ở đấy có tràng cười dài. Một người lính Đức kéo tay người lính Mỹ để bí mật đưa cho anh bản đồ có đánh dấu tất cả những nơi lính Đức đang đóng quân để những người bạn mới này không đi lạc vào những nơi ấy.

Họ ôm nhau, bắt tay nhau luyến tiếc từ biệt rồi hai bên chia nhau mỗi bên một hướng ra đi. Elisabeth và cậu nhóc Frizt đứng vẫy tay theo những người khách đặc biệt của mình, cầu mong sự may mắn sẽ đến với họ.

- Giáng Sinh vui vẻ, những người lính.

Người phụ nữ cùng trái tim của Chúa khẽ gửi gắm sự tốt đẹp cho từng người một trong ánh sáng ban mai của ngày Giáng Sinh an lành.

---------------------------------------------------------

Giáng Sinh vui vẻ mọi người nhé.

24 tháng 12 năm 2019.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top