Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

DDDDDDDDDDDDDDD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Khái niệm quá trình sx, phân loại qtrình sx, các yếu tố cấu thành của qtrình sx? Ý nghĩa việc nghiên cứu quá trình sx?

a)K/n quá trình sx:

- QTSX là quá trình kết hợp 3 yếu tố: l.đ, đối tượng l.đ, công cụ l.đ. Trong đó, lđ là yếu tố quyết định số lượng, chất lg của sản phẩm đầu ra.

 Vì vậy quá trình sx là quá trình tạo ra 1 sf nhất định từ lúc lđ dùng công cụ lđ tác động lên đối tượng lđ đến khi sf hoàn thành. ht

-Thời gian kết hợp 3 yếu tố gọi là thời gian sx. Tuy nhiên khái niệm thời gian sx và thời gian lao động có sự phân biệt với nhau. Thời gian sx = thời gian lđ + thời gian ko lđ

b) Phân loại quá trình sx:

* Căn cứ vào nhiệm vụ sx:

- Quá trình sx chính: là qtsx thực hiện nhiệm vụ chính của DN

  VD: đối với DN vận tải, nhiệm vụ chính là vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách. Thường thì tên đơn vị gắn liền với với nhiệm vụ chính của nó

- Quá trình sx phụ: ngoài nhiệm vụ sx chính, DN còn tổ chức sx 1 số loại sf khác nhằm tăng thêm thu nhập, tận dụng lđ, máy móc thiết bị, mặt bằng tạm thời nhàn rỗi

- Quá trình phục vụ: là qtrình sx mang tính chất phục vụ, hỗ trợ và tạo đk thuận lợi hơn cho qtrình sx chính và phụ.

* Căn cứ vào tổ chức sx:

- Quá trình sx đơn chiếc: là quá trình sx thực hiện nhiều loại nhiệm vụ sx khác nhau, rất ít hoặc ko lặp lại. Đặc điểm của qtrình này là tại mỗi nơi làm việc sx ra nhiều loại sf khác nhau hoặc thực hiện nhiều bước công việc khác nhau ko lặp lại hoặc lặp lại với khoảng thời gian ko xđ

- Quá trình sx hàng loạt: là qtrình sx thực hiện nhiều nhiệm vụ sx với khối lg công việc nhất định các công việc được thực hiện lần lượt tại nơi làm việc.

Khái niệm tác nghiệp (bước công việc): là 1 bộ phận của qtrình sx do 1 hay 1 nhóm công nhân thực hiện trên 1 đối tượng lđ nhất định tại 1 nơi làm việc nhất định.

Căn cứ vào số lg tác nghiệp đc thực hiện tại nơi làm việc, ngưởi ta chia qtrình sx hàng loạt thành:

+ Qtrình sx hàng loạt nhỏ: số lg công việc 11-25 bước cv

+ Qtrình sx hàng loạt vừa:                          6-10

+ Qtrình sx hàng loạt lớn:                           3-5

- Quá trình sx khối lg lớn: thực hiện 1 khối lg công việc lớn và ổn định, các bước cv đc lặp đi lặp lại, thực hiện 1-2 bước cv

* Căn cứ vào công cụ và năng lg đc sd:

- Qt sx bằng tay: chỉ dùng sức lđ của con người, ko dùng máy móc. Thường thì trong TH này năng suất lđ ko đc cao

- Qt sx bằng máy tay: có kết hợp sức lđ của con người và thiết bị nhưng sức lđ của con người là chủ yếu

- Qt sx bằng máy: có sự kết hợp sức lđ của con người và máy móc thiết bị nhưng máy móc thiết bị là chủ yếu

- Qt sx tự động: hoàn toàn do máy móc đảm nhận, con người chỉ điều khiển máy móc ở 1 số công đoạn mà thôi

c) Cấu trúc của quá trình sx

- Ở góc độ chung nhất, qtsx bao gồm qt lđ và qt công nghệ

- Trên góc độ lđ, qtsx bao gồm qtlđ và qt phi lđ xen kẽ với nhau

- Ở góc độ công nghệ, qsx bao gồm qt công nghệ và qt phi công nghệ, các qt này có mối liên quan chặt chẽ với nhau theo 1 trình tự nào đó

* Qt công nghệ: trong qt đó đối tg lđ bị thay đổi về hình dáng, kích thước, về tĩnh chất lí hóa, thay đổi về vị trí trong ko gian

 Phân loại:

+ Công nghệ thủ công: ko sd máy móc thiết bị

+ Công nghệ cơ giới: sd máy móc thiết bị

+ Công nghệ tự động

*Qt phi công nghệ: là quá trình trong đó đối tượng lđ ko bị thay đổi. Bên cạnh quá trình công nghệ thì QTSX còn chứa đựng quá trình phi công nghệ mà bắt buộc phải có như qt kiểm tra sf, qt tổ chức và phục vụ nơi làm việc

Khi xét riêng quá trình công nghệ người ta cho rằng các bước công việc là bộ phận cấu thành chủ yếu của quá trình công nghệ.

d) Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc quá trình sx trong công tác định mức lđ

- Trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc quá trình sx trong công tác định mức lđ, chúng ta biết đc:

+ Hao phí thời gian

+ Xác định nguyên nhân gây lãng phí thời gian

Từ đó làm căn cứ để xđ thời gian hoàn thành công việc

 

 

 

Câu2: Khái niệm, yêu cầu, nhiệm vụ , vai trò của công tác ĐMLĐ

1.      Khái niệm định mức lao động

-ĐMLĐ là việc quy định số lg LĐ cần thiết để hoàn thành 1 khối lg công việc nhất định theo những tiêu chuẩn quy đinh, chất lg quy định, quy trình công nghệ hợp lý trong những điều kiện về tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lí và kinh tế XH

- Mức LĐ là số LĐ cần thiết để hoàn thành 1 khối lg công việc nhất định

- Việc xây dựng ĐMLĐ là việc xác định hay đưa ra các mức lao động

- Bản chất của ĐMLĐ: ĐMLĐ là nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức SX thông qua đó để xác định sự tham gia của cá nhân ng LĐ vào quá trình SX

- Thực chất của ĐMLĐ:

+ Là việc nghiên cứu các điều kiện về tổ chức, kĩ thuật và quy trình công nghệ đang áp dụng, kinh nghiệm người LĐ… Từ đó dự kiến các chế độ làm việc và quy định lượng thời gian cần thiết cho 1 nội dung công việc.

+ Nghiên cứu cường độ LĐ: phù hợp hay tương ứng với khả năng làm việc

-Kết luận: ĐMLĐ là việc quy định hao phí LĐ cần thiết để hoàn thành công việc nào đó trong những điều kiên nhất định và hợp lí

- Ý nghĩa:

+ ĐMLĐ cho phép nghiên cứu về QTSX, xác định thời gian quá trình LĐ từ đó xđ thời gian cần thiết SX 1 sp làm căn cứ XD kế hoạch SX

+ ĐMLĐ làm cơ sở xđ chi phí tính giá thành sp

+ Xác định kết cấu nghề nghiệp và trình độ lành nghề của người LĐ

2.      Yêu cầu của công tác định mức

-ĐMLĐ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ ĐMLĐ kô phải là 1 đại lượng cố định, vì các yếu tố kinh tế- kĩ thuật luôn luôn biến động và thường xuyên tác động đến các định mức. Vì vậy, phải theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện và kô ngừng điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các định mức kinh tế- kĩ thuật

+ ĐMLĐ phải phù hợp với các điều kiện tổ chức- kỹ thuật của từng thời kì kế hoạch. Khi có sự thay đổi các điều kiện SX KD phải kịp thời điều chỉnh các định mức đã banhành và bổ sung thêm những định mức mới cho phù hợp với điều kiện SX cụ thể đã thay đôi ở từng lúc, từng nơi

+ Xây dựng ĐMLĐ phải thể hiện đc việc tổ chức SX, LĐ hợp lý, vận dụng những thành tựu khao học kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến vào SXKD.

+ ĐMLĐ đc xây dựng phải phản ánh đúng trình độ thực tế cảu SX, KD theo phương hướng phấn đấu có thể đạt đc về các mặt, cải tiến SX, LĐ, quản lí ở các đơn vị cơ sở. Định mức XD quá thấp hoặc quá cao là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thừa ( hoặc thiếu ) LĐ 1 cách giả tạo

+ Giữa các loại ĐMLĐ đc xây dựng và phg pháp xây dựng định mức phải đảm bảo thống nhất. Định mức phải đc xây dựng từ các đơn vị cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế - kỹ thuật của từng đơn vị

+Cần thống nhất phương pháp XD ĐMLĐ do nhà nước ban hành ở các ngành, các cấp nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả kinh tế định mức trong SX KD

+ ĐMLĐ đc xây dựng phải đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, bảo đảm tính quần chúng, quyền làm chủ tập thể của ng LĐ và quyền tự chịu trách nhiệm của các đơn vị cơ sở và ĐMLĐ mang tính pháp lệnh

3.      Nhiệm vụ của công tác ĐMLĐ

-Định mức phải xây dựng và áp dụng những mức có căn cứ kĩ thuật và gắn với những điều kiện nhất định

- ĐMLĐ là căn sứ để xây dựng kế hoạch

- Định mức phải chỉ ra đc khả năng tăng NSLĐ do việc tổ chức hợp lý hóa QTSX

- Hoàn thiện hệ thống định mức đã ban hành và mở rộng phạm vi áp dụng

4.      Vai trò của công tác định mức

-ĐMLĐ là 1 trong những công tác chủ yếu của quản lý DN. ĐMLĐ là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tổ chức LĐ, tổ chức SX. Nó là cơ sở vững chắc để XD chỉ tiêu LĐ, thực hiện chế độ tiền lg đúng đắn và để thực hiện chế độ hạch toán kinh tế 1 cách chính xác

- Định mức là 1 biên pháp có hiệu lực để tiết kiệm LĐ, vật tư

- ĐMLĐ còn đc sd trong công tác kế hoạch hóa giá thành, kế hoạch tài chính

- ĐMLĐ là thước đo trình độ tiến bộ của kỹ thuật SX và trình độ tổ chức quản lý của các đơn vị

- ĐMLĐ là căn cứ để đánh giá hiệu quả sử dụng LĐ, thực hiện kế hoạch SX

- ĐMLĐ là cơ sở để lập kế hoạch SXKD trong DN

- ĐMLĐ là cơ sở để thực hiện tổ chức LĐ khoa học

 

 

 

CÂU 3: Cấu trúc chi phí thời gian làm việc của người lđ và thời gian sử dụng thiết bị?

1). Chi phí thời gian làm việc của người lđ

- Thời gian làm việc trong 1 ngày Tca = 8h bao gồm:

+ Thời gian làm việc     + Thời gian ko làm việc

a). Thời gian làm việc

Là khoảng thời gian người lđ hoàn thành nhiệm vụ sx, bao gồm:

-T/g làm việc bằng tay: là t/g làm việc ko có sự tham gia của máy móc thiết bị, chỉ dùng sức lđ của người lđ.

- Thời gian làm việc máy tay: là t/g làm việc có sự kết hợp của máy móc và sức lđ của con người

- Thời gian quan sát: là khoảng t/g mà người lđ đứng quan sát máy móc thiết bị làm việc theo 1 chế độ nhất định. Căn cứ vào tính chất quan sát, thời gian quan sát bao gồm:

+ Quan sát tích cực: là t/g người lđ luôn có mặt tại nơi làm việc để quan sát, theo dõi liên tục quá trình làm việc của máy móc thiết bị

+ Quan sát thụ động: ko nhất thiết phải theo dõi, quan sát 1 cách liên tục, người quan sát có thể có thể rời khỏi vị trí khi máy móc thiết bị đã hđ ổn định

Tất cả các chi phí trên lại đc chia thành:

*) Thời gian làm việc có hiệu quả: là chi phí t/g người lđ hoàn thành nhiệm vụ đc giao và đc quy định, bao gồm:

- Thời gian chuẩn kết ( Tck)

+ Đó là chi phí t/g để người lđ làm các công việc chuẩn bị để thực hiện nhiệm vụ và sau khi kết thúc công việc, bao gồm:

·        Thời gian kiểm tra tình trạng máy móc thiết bị

·        Thời gian làm vệ sinh công nghiệp

·        Thời gian bàn giao ca

·        Thời gian di chuyển công cụ, dụng cụ đến nơi sx

+ Thời gian chuẩn kết chỉ xuát hiện ở đầu và cuối ca làm việc, nó ko phụ thuộc vào khối lg công việc, khối lg sf hoàn thành trong ca               Tck = Tc+ Tk

+ Tỷ trọng chi phí chuẩn kết phụ thuộc vào loại hình sx

-Thời gian tác nghiệp ( Ttn)

+ Là chi phí thời gian để buộc 1 nhóm công nhân hoàn thành tác nghiệp – t/g trực tiếp tham gia vào quá trình sx.

+ Thời gian tác nghiệp bao gồm:

·        Thời gian tác nghiệp cơ bản

·        Thời gian tác nghiệp bổ trợ           Ttn =  +

+ Thời gian tác nghiệp cơ bản: là chi phí thời gian mà người lđ tác động trực tiếp lên đối tg lđ

+ Thời gian tác nghiệp bổ trợ: là chi phí thời gian để thực hiện những công việc nhằm tạo đk cho thực hiện những công việc làm trong thời gian tác nghiệp cơ bản

-Thời gian phục vụ (Tpv)

+ Là chi phí thời gian để người lđ chuẩn bị các đk cho nơi làm việc hđ ddc liên tục, bình thường

+ Thời gian phục vụ bao gồm:

·        Thời gian phục vụ về kỹ thuật

·        Thời gian phục vụ về tổ chức            Tpv =  +

+ Thời gian phục vụ về kỹ thuật: là chi phí thời gian để làm những công việc về máy móc thiết bị như kiểm tra máy móc, thiết bị....

+ Thời gian phục vụ về tổ chức: là chi phí thời gian sắp xếp công cụ phục vụ cho sx

*) Thời gian làm việc ko có hiệu quả: là chi phí t/g người lđ có làm việc nhưng làm công việc của người khác hoặc làm việc riêng ko có trong quy định

b) Thời gian ngừng việc:  Là chi phí t/g người lđ ko làm việc vỉ 1 lý do nào đó

*) Thời gian ngừng việc trong chế độ

- Đó là thời gian ngừng việc đc phép và đc quy định, bao gồm:

+ Nghỉ theo nhu cầu tự nhiên

+ T/g nghỉ ngời tái sx sức lđ

+ T/g nghỉ do công tác tổ chức sx hoặc nghỉ do quy trình công nghệ

+ T/g nghỉ do ko có việc

*) Nghỉ ko theo chế độ

- Bao gồm:

+ T/g lãng phí do bản thân người công nhân người ( VD: công nhân đi muộn về sớm)

+ T/g lãng phí do kỹ thuật (VD: mất điện, máy móc hỏng...)

+ T/g lãng phí do tổ chức (VD: thời gian chờ đợi nguyên nhiên vật liệu)

Tất cả các chi phí thời gian trên lại đc chia thành 2 nhóm:

*) Nhóm 1: chi phí thời gian đc định mức

- Là những chi phí t/g thực sự cần thiết và cần phải có

- Bao gồm:

+ Chi phí t/g làm việc có hiệu quả

+ Nghỉ có chế độ

*) Nhóm 2: chi phí thời gian ko đc định mức

- Là những chi phí t/g lãng phí, t/g ko cần thiết

- Bao gồm: t/g nghỉ ko có chế độ

2) Chi phí thời gian sd thiết bị: là chi phí làm việc người lđ đc sd máy móc, thiết bị, t/g làm việc sd máy móc thiết bị bao gồm:

a) Thời gian làm việc: đó là t/g để máy móc thiết bị thực hiện nhiệm vụ, bao gồm:

- T/g vận hành có phụ tải

- T/g vận hành ko có phụ tải

b) Thời gian ngừng việc: đó là t/g máy móc thiết bị ko làm việc tùy theo nguyên nhân nào đó, người ta phân ra:

- T/g máy ngừng hđ do các nguyên nhân về tổ chức

- T/g máy ngừng hđ do kỹ thuật

- T/g máy ngừng hđ do vi phạm kỷ luật của người lđ

- T/g máy ngừng công nghệ

- T/g máy ngừng để công nhân thỏa mãn các nhu cầu tự nhiên...

Câu 4:  Phân loại mức LĐ: theo nội dung, theo thời gian, theo phương pháp xác định

a). Phân loại mức LĐ theo nội dung

*) Mức thời gian ( Ttg )

- Là lượng thời  gian cần thiết quy định cho 1 hoặc 1 nhóm công nhân hoàn thành 1 khối lg công việc nhất định trong 1 thời gian cụ thể

- Đơn vị đo: Người/ giờ

- Mức thời gian thường đc tính mức LĐ cho cán bộ kĩ thuật ( BCVT), sửa chữa định kỳ máy móc kĩ thuật LĐ trực tiếp, nhận phát BPBK, tiếp xúc khách hàng

*) Mức sản lượng ( H­sp)

- Mức sản lượng là số lượng đơn vị tác nghiệp ( hay khối lg công việc) cần phải hoàn thành trong 1 đơn vị thời gian do 1 hoặc 1 nhóm công nhân thực hiện trong những điều kiện nhất định

- Mức thời gian và mức sản lượng có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau:

               Hsp = Tp.N / Ttg

Tp : Độ dài thời gian tinh mức sản lượng ( 1 tiếng, 1h, 1 ca, 1 ngày làm việc)

N: Số lượng LĐ ( công nhân)

N=1 => Hsp . Ttg = Tp

 ( Tp=1 => Hsp = 1 / Ttg )

*) Mức tiêu hao lao động

- Mức tiêu hao lao động là số lượng LĐ sống cần thiết quy định cho 1 hoặc 1 nhóm công nhân hoặc 1 nghề nào đó phải hòan thành 1 khối lượng công việc nhất định

                 H­th = t.N

  t : thời gian làm việc ( ngày công, giờ công )

  N: số LĐ

*) Mức thời phục vụ

- Tương tự như mức thời gian nhưng đc tính cho phục vụ 1 số lg thiết bị nhất định hoặc 1 đơn vị diện tích

*) Mức phục vụ

- Mức phục vụ là số lượng máy móc thiết bị hoặc số vị trí làm việc do 1 hoặc 1 nhóm công nhân phục vụ hoặc ngược lại số lượng công nhân cần thiết để phục vụ 1 đơn vị thiết bị trong 1 đơn vị thời gian

*) Mức biên chế (Hn)

- Số lượng LĐ có trình độ có tay nghề để hoàn thành 1 chức năng SX nào đó

                      HN = Q/ ( Hsp.F)   ( người)

 Q: Khối lượng công việc bình quân trong tháng hoặc trong năm

 F: Quỹ thời gian làm việc của LĐ trong tháng hoặc trong năm

b). Phân loại theo thời gian sử dụng

- Mức cố định: là mức đc lập ra và áp dụng trong thời gian dài. Áp dụng đối với công việc lặp đi lặp lại nhiều lần

- Mức tạm thời: lập đối với các công việc đnag trong quá trình thử nghiệm

- Mức tạm thời cá biệt: Áp dụng đối với những công việc mang tính chất đột xuất kô có trong kế hoạch SX

c). Phân loại theo phạm vi áp dụng

- Mức thống nhất: Áp dụng chung cho nhiều ngành nghề khác nhau

- Mức nội bộ ngành: chỉ áp dụng riêng cho 1 ngành nào đó

- Mức nội bộ DN: Áp dụng cho từng DN và cho DN xây dựng

Trong TH ko có định mức thống nhất và định mức ngành thì DN tự xây dựng định mức nội bộ còn nếu đã có định mức thống nhất, định mức nội bộ ngành DN phải đối chiếu, so sánh để đưa ra định mức nội bộ

d). Phân loại theo phương pháp xây dựng

- Định mức có căn cứ khoa học: là định mức đc xây dựng bằng phương pháp có căn cứ khoa học như phương pháp tính toán, phân tích, điều tra phân tích...

- Định mức theo kinh nghiệm: là định mức đc xây dựng = phương pháp thống kê kinh nghiện, tức là người ta dùng các số liệu thống kê kết hợp với kinh nghiệm xây dựng định mức để xđ.

 

 

Câu 5: Các phương pháp ĐMLĐ

a). Phương pháp thống kê kinh nghiệm

- Là phương pháp định mức lđ ko dựa trên việc phân chia QTSX và nghiên cứu các bước công việc của nó cũng như đk về mặt tổ chức – kỹ thuật mà đc xây dựng trên cơ sở những tài liệu thống kê của những năm trước của công việc tương tự hoặc dựa vào kinh nghiệm của những người làm định mức để xác định

- Ưu điểm: xây dựng định mức nhanh,tốn ít công sức, tiết kiệm chi phí

- Nhược điểm: Độ chính xác kô cao do ko nghiên cứu về QTSX, ko nghiên cứu về kinh nghiệm SX, điều kiện SX. Vì sd tài liệu thống kê của năm trước nên ko ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật mới và kinh nghiệm sx của công nhân, ko phát huy đc tính sáng tạo trong lđ. Mức xây dựng bằng phương pháp này ko đáp ứng đc yêu cầu của sx

- Áp dụng: phương pháp này áp dụng với những công việc giản đơn

b). Phương pháp phân tích

- Là phương pháp dựa trên cơ sở phân chia QTSX ra thành các bộ phận cấu thành. Nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành bước công việc, nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm của những công nhân tiên tiến và thành tựu khoa học kỹ thuật.

- Phương pháp này bao gồm  2 phương pháp:

1). Phương pháp phân tích tính toán

- Phương pháp này căn cứ vào các tiêu chuẩn, chế độ làm việc để xây dựng định mức, gồm:

+ Tiêu chuẩn về t/g làm việc của người lđ

+ Tiêu chuẩn về t/g làm việc của máy móc thiết bị

-Nội dung phương pháp:

+ Phân chia QTSX và các bước công việc thành những bộ phận cấu thành, xác định kết cấu hợp lý cũng như nhân tố a/h đến t/g thực hiện các bước công việc và toàn bộ QTSX

+ Nghiên cứu loại bỏ thao tác, động tác thừa, xđ trình tự hợp lý các bộ phận của QTSX, dự kiến các đk tổ chức kỹ thuật, xđ các loại trang thiết bị cần thiết để hoàn thành công việc

+ Dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật để xđ mức thời gian hoàn thành từng bộ phận của bước công việc và của cả QTSX

+ Phạm vị sd: chủ yếu tiến hành trogn phòng làm việc, dùng để xđ định mức cho tất cả các ngành

2). Phương pháp phân tích khảo sát

- Phương pháp này xđ mức lđ có căn cứ kĩ thuật cho từng bộ phận và từng bước công việc trên cơ sở tài liệu khảo sát trực tiếp về chi phí lđ và hao phí t/g trong quá trình tác nghiệp

- Phương pháp này đc tiến hành tại nơi làm việc ở phân xưởng

- Nội dụng:

+ Phân chia QTSX thành các yếu tố cấu thành

+ Xác định các thao tác, động tác thực sự cần thiết như trình tự thực hiện các bước công việc

+ Sử dụng các phương pháp đo ghi thời gian để xác định thời gian hoàn thành từng tác nghiệp ( từng bước công việc)

+ Kiểm tra lại xem các bước công việc đã hợp lý chưa cả về kết cấu và trình tự thực hiện từ đó xđ t/g hoàn thành cả bước công việc

-         Ưu điểm: mức độ chính xác cao, phản ánh đúng QTSX,

-         Nhược điểm: đòi hỏi nhiều công sức, người định mức phải có trình độ cao, tốn nhiều thời gian.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top