Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Gồm: Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau
Diện tích:39734km vuông
Dân số:16.7tr người (2002)

Câu 1 : Ý nghĩa vị trí địa lí, xác định ranh giới của vùng ĐBSCL.

- Nằm ở vị trí liền kề phía Tây vùng ĐNB, Bắc giáp Campuchia, Nam giáp vịnh Thái Lan, Đông Nam giáp biển Đông
- Ý nghĩa:
+ Nằm ở cực Nam của đất nước, khí hậu cận xích đạo có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa lớn là điều kiên để phát triển nông nghiệp nhất là lúa nước.
+ Giáp ĐNB : vùng kinh tế năng động nhất.
+ Giáp Campuchia : thông qua tuyến đường thủy trên sông Mê Công giao lưu với các nước trong khu vực
+ Ba mặt là đường bờ biển dài, thềm lục địa rộng, nguồn dầu khí lớn
+ Có nhiều nguồn lợi hải sản dồi dào, điều kiện nuôi trồng và đánh bắt hải sản thuận lợi
+ Nhiều lợi thế giao lưu kinh tế văn hóa với các nước trong vùng với tiểu vùng sông Mê Công và các nước trong khu vực

Câu 2 : Các loại đất chính và sự phân bố ở ĐBSCL.

- Đất phù sa ngọt phân bố dọc theo sông Tiền và sông Hậu
- Đất phèn phân bố ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau
- Đất mặn phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan

Câu 3: Nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để sản xuất lương thực, thực phẩm.

- Diện tích tương đối rộng gần 4tr ha, đất phù sa ngọt ven sông Tiền,  sông Hậu gần 1.2tr ha thích hợp trồng lúa, cây công nghiệp và cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản trên bán đảo Cà Mau thích hợp nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn
- Khí hậu gần xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào
- Sông Mê Công và hệ thống kênh rạch chằng chịt, bù đắp phù sa, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Vùng nước mặn nước lợ cửa sông ven biển rộng lớn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Nguồn hải sản cá tôm, hải sản quí hết sức phong phú, biển ấm, ngư trường rộng, nhiều đảo, quần đảo

Câu 4 : Nêu khó khăn chính về mặt tự nhiên ở ĐBSCL

- Mùa khô kéo dài dẫn tới thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, nước biển xâm nhập sâu gây nhiễm mặn nhiều địa phương
- Nguy cơ cháy rừng
- Mùa lũ thiếu nước sạch dùng cho sản xuất và sinh hoạt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
- Khó khăn ở vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng bị lũ phá hoại

Câu 5: Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội.

- Địa hình thấp và bằng phẳng
- Diện tích gần 4 triệu ha, đất pguf sa ngọt 1.2 triệu ha, đất phèn đất mặn 2.5 triệu ha
- Rừng ngập mặn ven biển chiếm diện tích lớn
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào
- Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn, hệ thống kênh rạch chằng chịt, nước mặn nước lợ cửa sông ven biển rộng lớn
- Nguồn lợi hảu sản cá tôm và hải sản quý hết sức phong phú, biển ấm quanh năm, môi trường rộng lớn, nhiều đảo quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản

Câu 6: Ý nghĩa cải tạo đất phèn đất mặn ở ĐBSCL

- Đất phèn đất mặn chiếm diện tích lớn ở ĐBSCL, 2 loại đất này có thể sử dụng trong nông nghiệp, với điều kiện phải được cải tạo. Thao chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao vừa thoát nước vào mùa lũ vừa giữ nước ngọt vào mùa cạn , lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp với đất phèn, đất mặn vừa đạt hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường

Câu 7: đặc điểm dân cư xã hội ở ĐBSCL. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này

- Là vùng đông dân, chỉ đứng sau ĐBSH.  Có nhiều dân tộc sinh sống như người Kinh, Khơ-me , Chăm, Hoa
- Người dân cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa và lũ hàng năm
- ĐBSCL có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mưacs bình quân cả nước; GDP/người , mật độ dân số, tuổi thọ trung bình cao hơn mưac trung bình cả nước, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ,  tỉ lệ dân số thành thị thấp hơn mức trung bình cả nước
✴ Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này vì tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị của ĐBSCL hiện nay đang ở mức thấp so với mức trung bình cả nước.  Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới,  nhất là công cuộc xây dựng miền Tây Nam Bộ trở thành vùng động lực kinh tế

Câu 8: Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở ĐBSCL

- Diện tích trồng lúa chiếm 51.1% sản lượng lúa cả nước 51.4%
- Là vùng trọn điểm sản xuất lương thực lớn nhất nước
- Cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu cây trồng quan trọng nhất là cây lúa, sản lượng và năng suất cao
- Giữ vai trò hàng đầu trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực của cả nước
- Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

Câu 9: Tại sao ĐBSCL có thế mạnh nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?

- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm
- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm
- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thủy sản, lượng phù sa lớn
- Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi cá tôm hầu hết các địa phương

Câu 10: TP Cần Thơ có những đk thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ĐBSCL.

- Vị trí địa lí: cách TPHCM không xa về phía Tây Nam, khoảng 200km.  Cầu Mỹ Thuận và Cần Thơ sẽ nối liền TPHCM với các tỉnh miền Tây
- Cần Thơ là thành phố công nghiệp, dịch vụ quan trọng, trong đó Trà Nóc là khu công nghiệp lớn nhất trong toàn vùng, Đại Học Cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng đối với ĐBSCL
- Cảng Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cảng cửa ngỏ của tiểu vùng sông Mê Công
- Hiện nay TP Cần thơ là trung tâm trực thuộc trung ương, với số dân hơn 1tr người ( 2003 )

Câu 11 : ĐBSCL có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước

- Diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong các vùng của cả nước
- Đất đai màu mỡ, nhất là dải ohuf sa ngọt có diện tích 1.2 tr ha dọc sông Tiền và sông Hậu
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào
- Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt
- Nguồn lao động dồi dào,  người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa
- Hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh, giao thông vận tải thuận lợi
- Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực rộng khắp
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn

Câu 12: Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm.

- Nông sản ches biến được bảo quản, lưu kho dài hơn, khả năng xuất khẩu lớn hơn, nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông sản
- Giúp tiêu thụ nhiều sản phẩm nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển
- Góp phần cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: #điali9