Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

ĐLĐCSVN PART 3

CÂU 7: Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị ?

Mở bài:

Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta đã có nhiều đổi mới góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

Thân bài:

- Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là một cơ cấu xã hội bao gồm Đảng cộng sản, nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội - chính trị hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước đại hội X, Đảng ta xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống. Nhận thức rõ hơn và đổi mới có hiệu quả hơn phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, khắc phục cả 2 khuynh hướng thường xảy ra là Đảng bao biện làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng.

- - Nhà nước pháp quyền là 1 tất yếu của lịch sử, là ản phẩm của nền văn minh nhân loại mà VN cần tiếp thu. Đại hội VIII,IX, X, Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và làm rõ thêm nội dung của nó. Đó là: Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội; người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở thích của mình trong phạm vi pháp luật cho phép.

CÂU 8: Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hóa ?

Mở bài:

Nước ta có một nền văn hóa đa dạng, phong phú đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hó là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảng ta đã có những chủ chương xây dựng và phát triển nền văn hóa sâu sắc, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, tinh hoa ngàn đời của cha ông ta.

Thân bài:

Nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc giữ gìn nền văn hóa truyền thống, bảo vệ các di sản văn hóa được để lại từ ngàn đời. Đảng đã chủ chương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vự trong đời sống xã hội. Đó là con đường để các giá trị văn hoá trở thành nền tảng tinh thần bền vững của XH trở thành động lực phát triển kinh tế XH. Nghị quyết trung ương 5, khóa VIII (tháng 7-1998) nêu ra quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nghị trung ương 9 Khóa IX (tháng 1-2004) xác định thêm "phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế". Tiếp theo, hội nghị trung ương 10 Khóa IX (tháng 7-2004) đặt vấn đề xây dựng, chỉnh đón Đảng là nhiệm vụ then chốt đi đôi với nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội. Đảng ta đã chủ trương bảo tồnvà phát triển các di sản văn hóa cho ngàn đời sau như kinh thành Huế, phố cổ Hội An, văn miếu Quốc Tử Giám, tháp rùa...

Kết luận:

Nhờ các biện chính sách, biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa sáng suốt của Đảng, nước ta đã giữ gìn được vốn bản sắc dân tộc thiêng liêng quý báu để lại cho con cháu ngàn đời sau.

CÂU 9: Đường lối đối ngoại Đại hội VII, IX, X ?

Mở bài:

Từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, tác đọng sâu sắc đến đời sống của người dân trên thế giới. Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Đảng ta đã có đường lối đúng đắn trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và tiến lên phát triển, củng cố vị thế nước ta tren trường quốc tế.

Thân bài:

Đang ta xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Độc lập tự chủ trong việc xác định đường lối quan hệ kinh tế hợp tác với các nước mà không phụ thuộc vào nước ngoài. Đây là giai đoạn mở cửa đơn phương, quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra một chiều.

-Ngay từ Đại hội VII (6/1991) đề ra chủ trương "hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình".

+ Cơ sở đưa ra đường lối nhận biết được lợi ích trong quan hệ không chỉ cho giai cấp mà còn có lợi cho toàn thể dân tộc, khu vực.

+ Phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đầu vì hoà bình, độc lập và phát triển"

Tóm lại: Phương châm và về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đảng ta là mục tiêu chung của thời đại, phấn đấu vì hoà bình và phát triển.

- Tại Đại hội IX (4-2001) đã phát triển phương trâm Đại hội VII là "Việt Nam muốn là bạn các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" thành "VN sắn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển".

+ Tháng 11/2001 Bộ Chính trị ra nghị quyết 07 về hội nhập kinh tế quốc tế với 9 nhiệm vụ và 6 phương pháp tổ chức hội nhập.

+ Ngày 5/1/2004 Hội nghị lần thứ 9 nhấn mạnh chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm ra nhập WTO Và kiên quyết đấu tranh với các lợi ích cục bộ kìm hãm quá trình hội nhập.

- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006) tiếp tục thực hiện quan điểm Đại hội IX đồng thời đề ra chủ trương:

+ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong việc quyết định đường lối chính sách lường trước những khó khăn, thử thách cũng như tận dụng thuận lợi.

+ Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là khẩn trương chuẩn bị điều chỉnh đổi mới bên trong sao cho phù hợp với nhiệm vụ và tình hình mới.

Kết Luận:

Chứng tỏ nền kinh tế VN sau 10 năm đổi mới (1986-1996) đến Đại hội X (4/2006) đã có bước phát triển đồng thời Đảng ta đã nhận thức được trong quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra một cách đồng bộ. Hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top