Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Chương 5 : Chủ nhân nhà ta muốn gặp ngài

Tác giả: Phượng Lê Cửu Tích
Editor : Myosotis
Truyện chính thức được đăng tải trên wattpad của Myosotis, bất cứ trang khác đăng tải đều là ă.n.c.ắ.p!
----------------
Đáng tiếc đối tượng mà nàng nói lời này lại là Bạch Tư Hoa.

Lời này, tức khắc liền có chút chiếm tiện nghi.

Người như vậy, chỉ đụng tới một chút góc áo của y, cũng đủ để cho nhân tâm lay động. Nếu là thật sự làm ra được chút chuyện gì đó, chỉ sợ cũng là phúc khí của người nọ đã tu luyện mấy kiếp.

Bạch Tư Hoa lại bình đạm nói: "Không cần như thế."

Y từ chỗ đánh đàn cổ đứng dậy, nhẹ nhàng nói: "Ta đáp ứng ngươi là được."

Nguyễn Tô Ngọc nói: "Được."

Nàng đem nhị hồ cất kỹ , để sang một bên, nói: "Ván thứ ba, chúng ta liền so thơ từ, không hạn chế cách luật và đề tài. Còn thỉnh Bạch huynh chê cười."

Thơ từ?

Giữa mày Bạch Tư Hoa nhảy dựng, y thấy Nguyễn Tô Ngọc lộ ra một bộ dáng định liệu trước, tâm không khỏi nói:......Định đạo văn?

Nàng là chuẩn bị trực tiếp "Tham khảo" thơ từ của cổ nhân đã từng học?

Quả nhiên, giây tiếp theo, Nguyễn Tô Ngọc liền liếc mắt đưa tình mà nhìn y, ngâm nói:

"Bỉ Phần tứ nhu,
Ngôn thái kỳ mộ.
Bỉ ký chi tử,
Mỹ vô độ.
Mỹ vô độ.
Thù dị hồ công lộ."

Dịch nghĩa

Nơi đất có nước trũng thấp xuống ở sông Phần kia,
Nói là đi hái rau mộ.
Người kia ấy,
Đẹp thì đẹp thật, không thể lấy thước tấc mà đo lường được.
Tuy đẹp mà không đo lường được,
Nhưng rất khác xa với bực sang trọng làm quan công lộ (vì thói hà tiện, hẹp hòi, hấp tấp).

Dịch thơ :

Sông Phần chỗ nước trũng sâu,
Nói đi là hái những rau mộ này.
Người kia như thế ô hay!
Đẹp thì đẹp thật, chẳng tài nào đo.
Đẹp mà chẳng thể độ dò,
Với quan công lộ thật so khác nhiều.

"Bỉ Phần nhất phương,
Ngôn thái kỳ tang.
Bỉ ký chi tử,
Mỹ như ương (anh).
Mỹ như ương (anh),
Thù dị hồ công hàng."

Dịch nghĩa

Ở một chỗ trên sông Phần kia,
Nói là hái đậu,
Người kia ấy,
Đẹp đẽ như hoa.
Tuy đẹp đẽ như hoa,
Nhưng rất khác xa với bực sang trọng làm quan công hàng (vì thói hà tiện, hẹp hòi và nóng nẩy).

Dịch thơ :

Một nơi ở chốn sông Phần,
Nói là đi đến để cần hái dâu.
Người kia như thế, ôi chao!
Đẹp thì đẹp thật, khác nào như hoa.
Tuy như hoa đẹp thật là,
Nhưng so thì thật khác xa công hàng.

"Bỉ Phần nhất khúc,
Ngôn thái kỳ tục.
Bỉ ký chi tử,
Mỹ như ngọc.
Mỹ như ngọc,
Thù dị hồ công tộc."

Dịch nghĩa

Ở nơi một khúc quanh của dòng sông Phần,
Nói là hái rau tục.
Người kia ấy,
Người đẹp như ngọc.
Tuy là đẹp đẽ như ngọc,
Nhưng rất khác xa với bực sang trọng làm quan công tộc (vì thói hà tiện hẹp hòi, nóng nảy).

Dịch thơ

Sông Phần nơi một khúc cong,
Nói tìm rau tục hái dùng vậy thôi.
Người kia như thế, hỡi ôi!
Thật là như ngọc dáng người đẹp xinh.
Thật như ngọc quý rành rành,
Với quan công tộc, thì đành khác xa.

*Trích "Phần tứ nhu 1,2,3" trong 《Kinh thi》- 《Ngụy phong》 của Khổng Tử.

Thanh âm của nàng dịu dàng mềm mại mà kiều mị, người khác nghe được trong lòng đều tê dại, thơ này vừa ra, lầu trên lầu dưới đều rối loạn lên.

Một là bởi vì thơ từ tinh diệu, hai là bởi vì hàm nghĩa trong đó.

Vị cô nương vào lâu nữ giả nam trang này, lại là trực tiếp đối với một vị công tử thổ lộ cõi lòng!

Thật sự là cực kỳ lớn mật.

Ý tứ của Nguyễn Tô Ngọc đã thật sự rất minh bạch.

Nàng ngâm xong một bài thơ này, liền nói với Bạch Tư Hoa: "Thơ này là vì tỷ thí nên làm, ta còn có hai câu thơ muốn tặng cho Bạch huynh --"

"Nguyện đắc nhất tâm nhân,
Bạch đầu bất tương ly."
*Trích trong "Bạch đầu ngâm" của Trác Văn Quân

Dịch nghĩa :
Mong có được người một lòng không thay đổi,
Đến khi đầu bạc chẳng xa nhau.

"Ngài xem thơ từ của ta, thấy thế nào?"

Bạch Tư Hoa thở dài một tiếng, thần sắc lạnh lùng, y nói: "Cô nương trước tiên có thể vì tại hạ giải thích nghi hoặc được không?"

Nguyễn Tô Ngọc hô hấp nhẹ nhàng thông thuận, nàng cười cười nói: "Tất nhiên có thể, Bạch huynh mời nói."

"Khúc sông Phần quanh co của cô nương, cùng với việc hái rau mộ, và lá dâu đề cập trong đoạn thơ vừa rồi. Thiên hạ to lớn, khúc sông ấy là ở nơi nào?"

Nguyễn Tô Ngọc hơi hơi cứng đờ, theo hồi ức trong đầu của nàng, thật sự không có nổi nơi nào có một con sông tên Phần.

"Ngôn từ của thơ này đề cập đến việc đồng áng vốn dành cho nam tử ở phương Nam, không nói rau mộ, lá dâu, chỉ việc đi hái lá thôi, là vì nuôi tằm nên mới đi hái, mà đây vốn là việc dành cho nam tử."

"Người nuôi tằm, phần nhiều là người phương Nam. Mà Sở quốc ở phía Đông, phía Bắc có Hoa Đô, nước Yến phồn thịnh gần về phía Đông Bắc, tại đây vài dặm vẫn chưa có một gia đình nào nuôi tằm mà sinh sống, cũng không thấy ở nơi nào gần đây có mọc cây dâu."

"Đủ loại hành động hái lá của cô nương trong bài thơ vừa rồi, là từ nơi nào đến?"

"............" Nguyễn Tô Ngọc há mồm muốn đáp, lại trả lời không ra.

Bạch Tư Hoa nói: "Ta muốn hỏi lại một lần cuối cùng."

"Thơ này rốt cuộc do tay người nào làm, thỉnh cô nương báo cho."

Nguyễn Tô Ngọc đã hoàn toàn bị hỏi đến ngốc, làm sao có thể trả lời ra được?

Bạch Tư Hoa khi muốn nàng giải thích nghi hoặc, thanh âm vẫn chưa hạ thấp, người chung quanh đều nghe rõ lời này.

Vốn dĩ chưa từng nghĩ nhiều, chỉ tán thưởng với tình ý lớn mật của Nguyễn Tô Ngọc. Lại không ngờ nàng có tài nghệ biểu diễn thật sự làm người ta kinh diễm như vậy.

Thật là một vị nữ tử xuất chúng, tài ba.

Nhưng chờ đến khi Bạch Tư Hoa đem các hành động trong câu thơ nàng làm phân tích ra triệt triệt để để, đưa ra nghi vấn, mà sau đó Nguyễn Tô Ngọc lại không thể trả lời.

Bọn họ cũng phản ứng lại.

Sở quốc ở phía đông, hầu hết các hoạt động nuôi tằm là không có, chỉ có một vài địa phương nuôi tằm nhiều thì lại giáp ranh giới Nam Quốc, các địa phương khác, gia đình nuôi tằm không thấy nhiều lắm.

Người nuôi tằm phần nhiều là người Nam Quốc, tơ lụa gấm vóc của Nam quốc cũng thập phần nổi danh, thường có đông đúc thương nhân buôn bán.

Câu hỏi phía trước của Bạch Tư Hoa rất có đạo lý, nhưng mà còn phần quan trọng nhất y chưa nói ra --

Các vấn đề làm nông ở phương Nam, Nguyễn Tô Ngọc làm sao mà biết được?

Hái lá rau thì còn có thể giải thích, nhưng hai câu thơ có đề cập đến rau mộ và lá dâu thì thế nào?

Nàng làm sao mà biết được?

Nếu nói là bởi vì Nguyễn Tô Ngọc đã xem qua các tập ký, thư tịch ghi về các phong tục thú vị ở mọi nơi, cũng không thể.

Các tập ký ghi chép phong cảnh, kì trân dị bảo, hoặc các điều thú vị mà cá nhân đã đi qua, sẽ không đề cập đến các chi tiết nhỏ này. Đa số đều đề cập đến phong tục kì dị ở các nơi, các tập kí cũng sẽ phần nhiều ghi lại các cảnh đẹp đã đi ngang qua.

Rau mộ, lá dâu cho tằm ăn lại mọc ở chỗ trũng của một khúc sông, việc nhỏ như vậy, có ai sẽ viết ở bên trong đâu?

Trừ khi nàng tự mình dạo chơi phương Nam, hoặc gia thế là thương nhân, phụ huynh trưởng bối thường vào Nam ra Bắc, từng nói cho nàng một ít điều thú vị khi làm nông ở phương Nam.

Nếu có thể giả thân phận để tiến vào Xuân Mãn Lâu, người nào mà không phải nhân vật quyền quý giàu có?

Có mấy người sẽ biết được một ít chuyện về công việc làm nông hằng ngày?

Điểm đáng ngờ có thể nói quá nhiều.

Theo những lời phía trước của Bạch Tư Hoa, đã cũng đủ khiến mọi người nghĩ đến đây, thậm chí nghĩ càng sâu sắc hơn.

Rất nhiều người khi nghe người khác nói ra lập luận, sẽ luôn có một hai phần hoài nghi. Nhưng là đối với lập luận chính bọn họ nghĩ ra, ngược lại sẽ tin tưởng không chút nghi ngờ.

Bạch Tư Hoa chính là bắt lấy tâm lí này.

Y còn có chút tiếc nuối, nơi này từ cổ chí kim, đều không có 3 chức quan quốc lộ, công hành, công tộc.

Nếu không, cứ coi như Nguyễn Tô Ngọc có thể biện giải cho mình các vấn đề một, hai, ba, chỉ trong thơ của nàng có thần thái trào phúng đối với vương công quý tộc, liền cũng đủ làm nàng ăn trái đắng.

Trong Xuân Mãn Lâu nghị luận sôi nổi, mọi người tuy rằng đều đè thấp giọng, lại khó tránh khỏi có mấy người xem náo nhiệt không sợ muốn thêm dầu vào lửa, cất giọng cười sang sảng.

Nguyễn Tô Ngọc chỉ là hoảng loạn một lát, liền đã mất hết tiên cơ.

Nhưng mà nàng bình tĩnh lại thực mai, trong mắt đẹp bịt kín một tầng hơi nước, ai oán mà nhìn Bạch Tư Hoa rồi liếc mắt một cái, bi thương nói: "Nếu Bạch công tử  đối đãi với ta như thế, ta không lời nào để nói!"

Bạch Tư Hoa: "............"

Trong mắt Nguyễn Tô Ngọc nước mắt đã cuồn cuộn mà rơi xuống, càng làm khuôn mặt giống hoa sen trắng của nàng nhiều thêm một phần bi ai, khổ sở.

Nàng lớn giọng nói: "Nhưng thơ này xác thật là ta làm, ta không thẹn với lương tâm! Nữ tử đi không đổi tên, ngồi không đổi họ, ta là tam tiểu thư Nguyễn gia, nếu là đạo văn chương của người khác, ta sẽ bị thiên lôi bổ xuống đầu!"

Nàng nói xong câu đó, liền rưng rưng nhìn Bạch Tư Hoa, liếc mắt một cái, nước mắt lưng tròng chạy đi.

Bạch Tư Hoa nhanh chóng gọi hệ thống: "Người anh em, có thể bổ một đạo sấm sét xuống đầu nàng không?"

Nếu nàng chân trước vừa thề, sau lưng đã bị sét đánh, truyền ra thế gian chính là một chuyện gièm pha lớn. Nàng muốn làm ra chuyện gì lớn, muốn xuất đầu lộ diện, cũng so với quá khứ khó khăn rất nhiều.

Hệ thống: "............"

Hệ thống áy náy nói: "...... Xin lỗi, ký chủ. Hệ thống không có công năng về phương diện này."

Bạch Tư Hoa thở dài, hệ thống tức khắc vì chính mình vô dụng nên hổ thẹn không thôi.

Không thể đánh sét thì thôi, Bạch Tư Hoa vốn dĩ cũng không có hi vọng lớn trông cậy vào việc này. Y hướng mặt về phía bóng dáng Nguyễn Tô Ngọc chạy mất, khẽ lắc đầu, thần sắc bình tĩnh nói: "Đáng thương, đáng giận, đáng tiếc."

Y nói xong, cầm đàn trên tay, đi xuống, trong mắt mọi người nhìn chăm chú bước chân nhẹ nhàng mà rời đi.

Nguyễn Tô Ngọc cùng thương hộ công tử kia cùng nhau rời đi cũng tựa hồ như ở trong mộng mới tỉnh, vội vàng hô to một tiếng "Ngọc Nhi!" Hắn đẩy mọi người ra, chạy như điên đuổi theo nữ chủ

Bạch Tư Hoa không để tâm hai người bọn họ rời đi mất, y đi xuống dưới đài, đem đàn vừa ôm trong lòng ngực đưa cho cô nương vừa đi lên, chỉ một thoáng, đã bị vài cô nương vội vàng vây quanh, cùng nhau rời lâu trước.

Bạch Tư Hoa còn có tâm tư hỏi các nàng: "Hồng Tụ cô nương đã rời đi?"

"Công tử còn tìm Hồng Nương tử làm gì, hôm nay người cùng ngài tỷ thí  chính là nữ tử đã từng từ hôn Võ An Vương, nàng có người chống lưng, sợ là sẽ gây cho ngài phiền toái!"

Nói chuyện đúng là Bích Đàm.

Nàng vành mắt ửng đỏ, trong thanh âm chưa che giấu hoàn toàn nôn nóng, Bạch Tư Hoa đành phải an ủi nàng vài câu, lại nhíu mày nói: "Là ta suy xét không chu toàn, liên luỵ Xuân Mãn Lâu."

"Liên lụy cũng chưa nói tới." Một cô nương khác tiếng lời nhỏ nhẹ, nàng nói: "Xuân Mãn Lâu còn không sợ một tiểu thư quan gia như nàng, cũng không sợ người phía sau lưng nàng là ai. Chỉ là ngài......"

Sợ là sẽ có phiền toái.

Bạch Tư Hoa nói: "Không cần lo lắng, ta không có việc gì."

Lập trường thân phận của y, từ lúc bắt đầu chính là cùng Nguyễn Tô Ngọc đối lập, một ngày này là chuyện sớm hay muộn. Y cố ý vạch trần nàng đạo thơ từ, cũng chỉ là một sự kiện đối đầu nho nhỏ.

Trong mấy cô nương Xuân Mãn Lâu, một người nắm tay áo Bạch Tư Hoa giúp y dẫn đường, mấy cô nương khác đi sát bên người y, ngăn cản ánh mắt của người khác, một đường vừa đi vừa nói chuyện, đang đi lướt qua trung đình, lại đột nhiên có một người từ trên tường Đình viện nhảy xuống, lưu loát mà đứng chắn ở trước mặt mấy người.

Hắn chậm rãi rút ra bội kiếm, nói: "Chư vị cô nương chậm đã."

Đó là một thiếu niên.

Hắn dung mạo tuấn mĩ, thân mặc một bộ xiêm y màu đen, tay áo và eo đều bọc xà cạp, một bộ dáng người tập võ lâu năm.

Thoạt nhìn liền không phải người dễ đụng vào.

Mấy cô nương đều sắc mặt khẽ biến, chỉ Bạch Tư Hoa như cũ bất động như núi, đạm nhiên thong dong. Y đang muốn mở miệng dò hỏi, đã bị một người từ sau eo chọc chọc, rất tự mình hiểu lấy mà im lặng.

"Vị công tử này không có ai hầu hạ sao~?"

Một cô nương treo lên tươi cười, lắc lư vòng eo, muốn quyến rũ y, lại bị thiếu niên dùng vỏ kiếm chặn lại

Nụ cười của nàng tức khắc cứng lại, nói: "Công tử là người nhà ai? Nơi này chính là Xuân Mãn Lâu, ngài là muốn ở chỗ này động đao sao?"

Thiếu niên nói: "Không phải như thế, ta chỉ là phụng mệnh làm việc, còn thỉnh cô nương cho phép ta hành sự."

Hắn chưa thu hồi kiếm, chỉ là từ trong vạt áo móc ra một khối lệnh bài, đưa cho cô nương kia.

Cô nương kia tiếp nhận lệnh bài, lật xem mấy lần, thấy khối lệnh bày này này chất liệu đen bóng, là một loại gỗ quý, mặt sau có đồ án mãng xà, còn có ngọc thạch màu xanh ngọc bích được khảm, sờ vào mềm mại, mát lạnh, mặt trước có khắc hai chữ "Võ An", sắc mặt tức khắc càng kém.

Nàng thật cẩn thận đem lệnh bài trả lại cho thiếu niên kia, nói: "...... Ta không dự đoán được công tử là vì Vương gia làm việc, nô muốn hỏi một câu, ngài là phụng mệnh làm gì?"

Nàng vừa nói chữ "Vương gia", mấy cô nương còn lại cũng sôi nổi thay đổi sắc mặt.

Trong Xuân Mãn Lâu, Vương gia cùng hoàng gia là không được đụng đến. Nếu là nói đến người của Vương gia -- vậy đó là chỉ người trong vương phủ, nếu là nói chủ tử là hoàng đế, vậy đó là chỉ người trong hoàng cung.

Người này tự xưng là người của Vương gia -- vậy hắn muốn làm việc gì,  liền không phải các nàng có thể ngăn được.

Thiếu niên kia nói: "Thứ ta không thể nhiều lời, còn thỉnh nương tử tránh ra, chủ nhân của ta muốn gặp vị công tử này một lần."

Bạch Tư Hoa nói: "Chủ nhân của ngươi muốn gặp ta?"

Tức khắc có người gấp đến độ lôi kéo tay áo y, lại bị Bạch Tư Hoa bất động thanh sắc mà đem tay áo rút trở về.

Thiếu niên thấy y phối hợp, cũng nhẹ nhàng thở ra, hắn nói: "Chủ nhân thấy công tử khí độ bất phàm, đối ngài vừa gặp đã quen, bởi vậy phái ta đến, thỉnh ngài bớt chút thì giờ đến tâm sự."

Tác giả có lời muốn nói: Ngay từ đầu muốn viết như vầy:

Nguyễn Tô Ngọc: Ta nếu là gạt người vậy thì sẽ có thiên lôi đánh xuống!! --

Ầm vang một tiếng, một đạo sét đánh xuống dưới, làm nàng cháy đen thui như một khối than, nghiệp báo đã hiện.

Nhưng mà ngẫm lại như vậy giống như đối nàng quá tàn khốc......

Cho nên liền không có viết.

..................................................................................................................

Tác phẩm thơ nữ chủ đạo là từ đây

Kinh Thi · quốc phong · Ngụy phong 《 Phần tứ nhu 》

Có cách diễn giải khác, bài thơ này kỳ thật là ca tụng nhân dân lao động, khinh bỉ vương công quý tộc giống như ký sinh trùng, khiến nhân dân vất vả phải đi hái lá nuôi tằm (con tằm chính là vương công quý tộc bóc lột nhân dân), còn người trong lòng được ca ngợi đang đi hái lá chính là nhân dân lao động.

Cũng có người suy nghĩ nói rằng bài thơ này chỉ là ca ngợi người trong lòng của chính mình mà thôi.. Ca ngợi người trong lòng của chính mình anh tuấn tiêu sái, phong lưu phóng khoáng, kể cả quan lại so ra cũng kém.

Cho nên chúng ta...... có thể diễn giải theo cả 2 hướng như thế.

Tập kí cùng phong tục chí dị là ta tự viết lung tung, nhưng mà bên trong hai cuốn này phong tục đi hái rau mộ ta nhớ rõ xác thật không đề cập.

Cho nên ta cứ như vậy viết nếu không thích hợp thỉnh làm lơ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top