Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

CHƯƠNG 20: BÌNH THƯỜNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Có một sự thật rằng đa số chúng ta đều là người bình thường"

Thật vậy, tôi tin rằng chúng ta ai lại chẳng mong mình đặc biệt hơn người như học giỏi, đạt giải thưởnng này nọ cơ chứ nhưng sự thật lại là số người đặc biệt vượt trội hơn mọi người rất hiếm hoi. Sự bình thường tôi nói ở đây không có ý ám chỉ mỗi người ai cũng giống ai đâu vì căn bản chúng ta vốn đâu có giống nhưng tôi đang muốn nói đến đến việc chúng ta đa số là những người bình thường không có nhất lớp, nhất khối hay chuyên các môn tự nhiên rồi đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố hay quốc gia hay xa hơn nữa là đạt giải Nobel như Marie Curie chẳng hạn.

Tức là chúng ta cũng chẳng hơn người bao nhiêu mà cũng chẳng thua người khác nhiều lắm. Vâng và theo tôi thì cuộc sống của mỗi người cũng bình thường bao gồm ăn, ngủ, học, chơi còn người lớn thì đi làm thôi. Chương này tôi muốn đề cập rằng thật ra làm một người bình thường không có gì nổi trội cũng chẳng sao cả vì cũng chẳng có mấy ai vượt trội hơn người. Nhưng chúng ta đừng vì ham muốn được đối xử đặc biệt mà "theo đuổi sự vượt trội".

Theo đuổi sự vượt trội là gì? Là mong muốn "đặc biệt ưu tú" về các mảng giao tiếp, học hành, cư xử, chơi thể thao,..hoặc "đặc biệt hư hỏng". Tuy hai thái cực này tưởng chừng như hoàn toàn đối lập với nhau nhưng chúng đều biểu thị khát vọng muốn được mọi người thừa nhận và đối xử đặc biệt. Một ví dụ gần gũi với đời sống thường nhật là thường có một số đứa trẻ cực kì lì lợm, thầy cô hay cha mẹ nói mãi cũng không chịu nghe hay thích quậy phá trong lớp để thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh và kết quả thì đúng là "vượt trội" thật, nhưng theo một cách tự hủy hoại chính mình.

Chính vì vậy mà chấp nhận sự "bình thường" của chính mình cũng là một dũng khí rất đáng khen ngợi. Bạn đừng lầm tưởng rằng chấp nhận sự "bình thường" của mình là không hề có chí tiến thủ, không bước về phía trước mà hiện tại là đủ rồi không cần cải thiện gì thêm mữa và sống một cuộc đời nhàm chán, tẻ nhạt đầy vô vị chẳng có gì đáng nói. Cái đó làm "tầm thường" mất rồi. Tôi tin rằng rằng mỗi chúng ta đều có thể "làm một người bình thường nhưng không hề tầm thường".

Nghĩa là chúng ta sẽ chấp nhận những điều mình không thể thay đổi như các điều kiện ngoại cảnh mà tôi đã đề cập ở chương trước nhưng không bao giờ chấp nhận chính mình chỉ biết lười biếng than thân trách phận và cho rằng mình chỉ có vậy thôi hay cuộc đời vậy là hết rồi. "Bình thường" ở đây nên mang nghĩa là không phải hoàn hảo tuyệt vời 100% với sự thông minh sắc sảo, dày dặn kinh nghiệm hay mang nét đẹp "Sắc đành đòi một tài đành họa hai" cỡ Thúy Kiều, mà là vẫn còn những khuyết điểm, vẫn phạm những sai lầm hay vẫn có những chuyện không thể xoay sở nổi. 

Và rồi... chuyện đó cũng chả có làm sao hết bởi vì chúng ta nhận thức và cố gắng vững bước trên bước đường hoàn thiện chính mình. Đó là sự bình thường mà tôi muốn nhắc đến, đó như một sự hòa trộn giữa những cái tốt và chưa tốt, những nét tích cực và tiêu cực, những điểm mạnh và điểm yếu hơn là  sự đặc biệt như cái gì cũng giỏi cũng chuyên. Thầy tôi từng bảo rằng: 

"Một học sinh học môn gì cũng giỏi tức là không giỏi môn nào cả vì mọi môn đều học giỏi "như nhau" thì cái nào cũng đều đều rồi chứ có cái nào nổi trội đâu" Nói xong thầy cười nhẹ để không gian cho cả lớp suy nghĩ

Tôi ngồi dưới mà suy ngẫm một lúc mà sao thấy chân lí này easy quá vậy. Thật ra những chân lí cuộc sống này thật sự rất đỗi đời thường và dễ hiểu nhưng chúng ta chỉ là chưa áp dụng mà thôi. Cỡ như tôi thì cũng muốn lúc học là điểm cao hết 12 môn luôn nên đều cố học hết cả nhưng điểm thì không cao hết thật mà cũng có một số môn thấp. Nghe thầy nói vậy tôi cũng tự hỏi lại cách học như vậy của mình có phải đúng không? Nếu sai thì là sai ở đâu cơ chứ?

Tôi nghĩ có lẽ rằng bản thân (hay cũng rất nhiều bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh khác) đã yêu cầu quá cao ở bản thân mình mà lại thiếu sự nhìn xa trông rộng. Vì khi học đại học hay ra làm việc cũng phân theo từng chuyên ngành chứ đâu phải như "hàng đa chức năng" đâu mà tự đòi hỏi mình "văn thao võ lược". Nghĩ vậy nên các kì thi sau những môn không thuộc chuyên ngành tôi muốn theo thì tôi không ôn kỹ lắm và kết quả là...cũng không sao thật vì sự thật là điểm tôi dư qua môn với thầy cô hay cha mẹ cũng không rảnh quan tâm mấy cái lặt vặt này cho lắm.

Thêm một bài học nữa về sự vượt trội. Chúng ta thường mong muốn vượt trội để được công nhận mà lại có sự thật phũ phàng là không nhiều người quan tâm lắm đến hàng chục tấm bằng khen học sinh giỏi hay các chứng chỉ Ielts các kiểu, nhiều lắm là tặng cho một chữ "Ồ! Wow" thôi. Có lẽ khi ấy những thứ chúng ta nhận lại là sự thất vọng vì chúng ta đang kỳ vọng người khác sẽ khen ngợi sự vượt trội, ưu tú của mình giống như tôi khi xưa mỗi khi top 3 lớp cũng muốn nghe khen lắm chứ nhưng thường thì mẹ tôi cũng chả để tâm lắm mà phán:

"Xịn đấy con"

Tôi mặt kiểu chỉ có vậy thôi à mà có vậy thôi thật. Nên sau đó tôi lại có thêm bài học nữa rồi: Đừng mong chờ người khác làm gì cho mình. Thật sự thì khao khát được mọi người công nhận như một bản chất của con người vậy nhưng mà sự thất vọng nó đem lại cũng lớn lao không kém vì chúng ta chẳng bao giờ có thể kiểm soát được suy nghĩ hay hành động của người khác cả và ta còn phải thừa nhận rằng việc kiểm soát suy nghĩ và hành vi của chính mình còn khó chứ nói chi mà xa vời thế. 

Vì thế mà bình thường cũng không sao, không có tài năng thiên bẩm trác tuyệt cũng chả hề hấng gì nhưng quan trọng là chúng ta phải chấp nhận, yêu quý chính bản thân mình để rồi đó làm động lực chính đáng cho chúng ta tiến tới, đạt được những mục đích tốt đẹp trong cuộc sống thay vì theo đuổi sự "vượt trội" hơn người bằng mọi cách để rồi sau khi thật sự "vượt trội" rồi thì ta sẽ thấy có gì đó trống rỗng vì khát vọng cả đời thực hiện được rồi thì còn cần cố gắng làm chi nữa hoặc trường hợp còn lại là ta sẽ thấy chán nản, thất vọng vì cả đời cũng chả đạt được cái sự "vượt trội" ấy (theo tôi thấy thì trường hợp sau xảy ra nhiều hơn).

Dám bình thường cũng là minh chứng cho việc bạn đã chấp nhận toàn bộ con người mình với tất cả những khuyết điểm và ưu điểm rồi đấy, khi ấy chúng ta sẽ thấy rằng có thiếu sót cũng không sao chứ vì chúng ta là người có phải thánh nhân đâu. Vì vậy mà chúng ta cũng không cần tự ti vì không bằng người khác về mảng học, tập hay kiến thức hay kỹ năng mềm các thứ vì chúng ta căn bản không có cùng một thước do, một tiêu chuẩn đánh giá. Chỉ có một người trên thế giới này xứng đáng để bạn so sánh: đó là bạn của ngày hôm qua.

Khi chúng ta không cần sư "vượt trội hơn người đời" thì chúng ta đỡ so sánh bản thân với người khác từ đó chúng cũng sẽ đỡ đố kị với những người hơn mình vì một đống người hơn mình mà thì đố kị vậy chắc mệt chết (thật đấy tôi thử rồi nên kinh nghiệm dày dặn lắm). Chúng ta sẽ dám đón nhận những thất bại như những bài học quý giá hay đối diện với những sai lầm, thiếu sót của mình mà sửa đổi thay vì che dấu.

Tôi kể một ví dụ của tôi nhé. Chắc bạn cũng biết khi xưa tôi đọc truyện rất nhiều nên tôi cho rằng mình cũng thuộc dạng "tay lão luyện" nhưng sự thật thì như một gáo nước lạnh tạt thẳng mặt vậy. Có lần một đứa bạn đang đọc cuốn tiểu thuyết kia thì tôi hớn hở sáp lại hỏi:

"Bà đọc quyển nào vậy kể tôi nghe với"

Cô ấy trả lời:

"Bình Hoa đó bà, nổi lắm luôn ấy bà đọc chưa vậy?"

"Rồi chứ, cái này nổi lắm luôn á". Tôi đáp như đúng rồi nhưng thật sự là tôi chỉ có nghe qua tên thôi chứ chưa mó tới bộ này cái gì cả. Đương nhiên khi ấy nói ra tôi sợ mất mặt vì truyện "nổi vậy mà cũng không biết hả" mà tôi không biết thật. Nhưng cô bạn tôi nào biết gì mà vẫn kể hăng say về tình tiết truyện mà cô ấy tâm đắc, tôi nghe xong mù tịt luôn mà thiếu điều ghi lên mặt hai chữ "Lạ vậy". Cô ấy tinh tế nhận ra vẻ mặt ngơ ngác của tôi mà hỏi với giọng điệu pha chút hoài nghi:

"Ủa bà có xem thật không vậy?"

Lần này tôi nín lặng luôn rồi cười gượng cho qua mà chuồn đi chỗ khác chứ nhục quá rồi, muốn thể hiện tí mà còn chỉ giỏi rước nhục thôi.

Bài học của câu chuyện trên là "cố tỏ ra thông thái hơn người" thì nhục là chính vì mong muốn quá cách biệt so với tài năng. Về sau này khi tôi dần nhận ra giả vờ biết tất này mệt chết và cứ thoải mái thừa nhận mình không biết để học hỏi từ người khác là một điều thật tuyệt vời luôn đấy chứ. Mỗi tội cứ đụng đến truyện mà tôi không biết thì lúc tôi hỏi thì y như rằng nhận lại một câu khiến tôi ngậm mồm liền:

"Uày cái này cậu bảo cậu đọc rồi mà"

Ặc...cái này là "quay đầu là bờ" nhưng lời lỡ gáy ra rồi thì không quay được. Vui tí thôi chứ sau đó tôi cũng thừa nhận là tôi chưa đọc và nhận thêm mấy ánh mắt hoài nghi của lũ bạn là được nghe kể chuyện liền. Vì vậy mà tôi cho rằng thẳng thắn, vui vẻ với sự bình thường của mình cũng là một nghệ thuật sống vì khi ấy chúng ta không cần ép buộc bản thân đạt cái danh hão "trên người này người kia" hay "giỏi cái này cái kia" mà chỉ tập trung vào việc cải thiện bản thân để tốt hơn chính mình hôm qua cùng học hỏi từ những người xung quanh vì mỗi người một thế mạnh. Chỉ cần như vậy thì chúng ta chính là "bình thường nhưng không tầm thường" rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top