Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

CHƯƠNG 25: TIỀM THỨC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Dường như đa số hoạt động của cơ thể chúng ta là do tiềm thức chủ trì nhưng sức mạnh của nó thì ít được coi trọng"

Tâm thức của con người được chia theo hai chủ thể: ý thức và tiềm thức. Chương này tôi muốn đề cập đến sức mạnh tuyệt diệu của tiềm thức và cách để đưa ý muốn của mình đi qua cánh cổng tiềm thức để thực hiện những gì chúng ta muốn. Đầu tiên thì hãy đi đến với khái niệm tiềm thức. "Tiềm" ở đây là ngụ ý cái tiềm tàng, ẩn dấu bên trong mà chúng ta không biết hay đôi khi ít để tâm tới, còn "thức" là cái sự hiểu biết như "thức" trong "nhận thức". Vì vậy, "tiềm thức" có nghĩa là cái sự hiểu biết bên trong, được ẩn giấu.

Định nghĩa này là do thầy tôi chỉ dạy trong lần cuối gặp mặt mà sau khi nghe xong sao tôi cứ có cảm giác thấy mình như là triết học tiềm ẩn vậy. Mà có thể ai trong chúng ta cũng là nhân tài tiềm ẩn thật, chỉ có một vấn đề là nó ẩn cả đời hoặc được khai thác ra thôi. Lảm nhảm tí, giờ thì quay lại với khái niệm của tiềm thức. Một biểu hiện rõ rệt cho sức mạnh quyền năng của tiềm thức đó là sức mạnh của thói quen.

Có bao giờ bạn đã đi một con đường để về nhà quen thuộc đến mức mà khi khi chuyển nhà thì trong vô thức bạn vẫn về căn nhà cũ không? (Chắc chắn là trong trường hợp bạn biết lái xe nhé) Hay bạn đã tập nhảy một điệu nhạc nào đó đến khi mà bật lên là cơ thể bạn tự chuyển động mà chẳng cần suy nghĩ "Động tác tiếp theo là gì nhỉ?" Đấy là những khi mà những kĩ năng này đã trở thành một phần của tiềm thức bạn rồi và bạn có thể hành động theo kiểu "nhẹ tựa lông hồng".

Hay lấy một ví dụ khác, bình thường trong lúc ngủ bạn nghĩ cơ thể bạn sẽ như thế nào? Nghỉ ngơi ư? Câu trả lời là không phải vì khi bạn đang ngủ thì gan, thận, dạ dày vẫn hoạt động miệt mài theo từng khung giờ nhất định của chúng, thứ nghỉ ngơi chỉ là ý thức của chúng ta thôi. Nhưng như chúng ta thấy đấy, ý thức nghỉ ngơi thì mọi hoạt động của cơ thể vẫn diễn ra như đúng rồi chứ nào có dừng lại đâu?

Máu vẫn được bơm lên não, tim chúng ta vẫn đập bình thường (cái này ngưng một phát là có chuyện đấy), các cơ quan trong cơ thể vẫn siêng năng hơn bình thường nên khi mà chúng ta thức khuya quá nhiều sẽ dẫn đến một số bệnh như sỏi thận, da dẻ không đẹp, ảnh hưởng hệ miễn dịch,..vì đơn giản là chúng ta "tăng ca" trong giờ làm việc của mấy cơ quan này. Nhưng khi chúng ta không có ý thức thì tất cả những hoạt động này diễn ra là nhờ vào tiềm thức, tất tần tật.

Hoặc giả không cần ngủ mà như việc hít thở bình thường chúng ta có ý thức được không? Khi nào bạn đang hít vào và khi nào thì thở ra? Tôi tin chắc là đại đa số chúng ta đều không để ý đến việc này. Vậy ý thức và tiềm thức có liên quan gì đến nhau? Chúng tồn tại song song độc lập hay là tương khắc tương hỗ? Chắc chắn là vế sau rồi vì thứ trú ngụ trong tiềm thức của chúng ta là ý nghĩ và bằng mọi giá thì tiềm thức sẽ khiến cho ý nghĩ ấy thành hiện thực.

Nhưng ý nghĩ này phải được lọc thông qua ý thức vì tiềm thức tuy quyền năng nhưng lại ngây thơ như em bé vậy, mọi niền tin bất kể tốt hay xấu được gieo vào đầu và lặp đi lặp lại là y như rằng suy nghĩ ấy sẽ được di chuyển đến tiềm thức. Nói đơn giản hơn thì ý thức chính là người gác cổng chuyên nhiệm vụ lọc thông tin, xem xét những ý nghĩ có tốt hay không tốt còn tiềm thức lại là ông vua bất cần đời - bất cứ ý nghĩ lặp lại với tần suất cao nào mà được ý thức - người gác cổng thông qua thì đến tiềm thức - ông vua sẽ làm tất cho.

Và chính vì vậy mà sự tự ám thị hay là việc lặp đi lặp lại một câu nói nào đó mà bạn hòan toàn tin tưởng sẽ có khả năng rất cao thành sự thật. Ví dụ như bạn điểm thấp môn Toán và bạn tự nhủ rằng: "Ôi! Cái môn chết tiệt này không độ mình mà" thì thật sự là nó không độ bạn dài dài luôn. Lí do là vì sao? Phân tích theo khái niệm ở trên nhé: Bạn bắt đầu bằng việc tin rằng "Mình và Toán khắc mệnh nhau", ý thức bạn duyệt cho qua cái niềm tin này dựa trên bằng chứng hẳn hoi là những con điểm thấp, thế là bạn đã dần dần hình thành một niềm tin mới.

Tiếp theo, sau một số lần lặp lại nhất định thì bạn đã tin sái cổ rằng việc học Toán với mình chẳng kahsc nào nước đổ đầu vịt rồi và Bingo! Niềm tin ấy chuyển vào tiềm thức của bạn - ông vua đầy quyền lực. Tiếp đến có thể là vì đã giữ niềm tin như thế nên "ông vua" sẽ ra lệnh cho bạn rằng:

"Uầy! Mày dở môn Toán xưa giờ mà nên có học cũng không có điểm cao hơn bao nhiêu đâu, vứt quách đi cho rồi"

Bạn thấy tiếng lòng mình sao chuẩn thế và rồi buông tập vở đi chơi. Kết quả là điểm Toán thì vẫn không lên nhưng niềm tin "Mình dốt Toán" ngày một mãnh liệt và mạnh mẽ. Đấy là cách thực hiện của tiềm thức đấy. Nhưng chúng ta khoan hãy sợ hãi tiềm thức của mình vì ví dụ tôi nêu trên chỉ là kết quả của một niềm tin sai lệch thôi chứ những niềm tin đúng đắn sẽ tạo ra những kết quả tích cực. Để tôi lấy ví dụ nhé: tôi đã từng bắt gặp một bài Toán hack não hứ thiệt trong lúc làm bài tập.

Nhưng khi ấy tôi muốn giải được bài này bằng bất cứ giá nào nên tôi ngồi nghĩ lên bờ xuống ruộng luôn...nhưng vẫn "công dã tràng" - chưa ra gì cả ngoại trừ một mớ cảm xúc từ chán nản đến tức giận hồi cuối là mệt mỏi bất lực. Sau đó tôi vẫn làm việc mà đa số mọi người sẽ làm - vứt quyển tập đi rồi đi chơi chứ sao. Nhưng mà tôi vẫn không chịu buông cái bài ấy nên tắm hay đi chơi gì thì não tôi vẫn cứ nghĩ tới, giải trong đầu như vậu đấy.

Thế là bỗng nhiên một hôm đẹp trời nọ, khi tôi sắp ngủ thì câu trả lời đến một cách hú hồn. Tôi như ngộ ra chân lí và thấy cách giải này sao quá sức là dễ đi. Tôi vỗ đùi cái "Bét" bảo với vẻ mặt đăm chiêu:

"Úi trời hóa ra là như vậy"

Mẹ tôi nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ lạ như nhìn một đứa nào từ trên trời rớt xuống vậy.

Câu chuyện trên thì tôi không ngừng truyền tải thông điệp muốn giải cho ra bài toán này đến với ý thức nên lúc tôi tỉnh thì ý thức tôi cũng hoạt động liên tục nhưng khát vọng muốn giải xong bài Toán này mạnh đến mức nó được chuyển đến tiềm thức nên lúc tôi mơ màng sắp ngủ là lúc mà tôi "thông minh đột xuất". Tôi tin chắc rằng bạn cũng có những lần như vậy, khi suy nghĩ quá mệt mỏi về một vấn đề nào đó và quyết định buông bỏ đi làm cái khác thì đột ngột câu trả lời hiện đến trong não như một phép màu.

Đó là bởi vì khi ý thức bạn buông xuôi thì tiềm thức vẫn luôn hoạt động giống như "người gác cổng" nghỉ mệt còn "ông vua" thì sáng sớm phải lo việc triều chính đến tối muộn lại phải nghĩ chuyện hậu cung vậy. Vì vậy mà chúng ta đã đi đến cách thức hiệu quả để tiềm thức làm việc cho mình rồi đấy - Tự ám thị. Hai ví dụ trên đều là về cách thức tự ám thị này cả nhưng tùy suy nghĩ khác nhau thì sẽ tạo ra kết quả khác nhau.

Thế thì cứ suy nghĩ gì lặp lại sẽ đi vào tiềm thức à? Tôi ảo tưởng suốt ngày mà sao có thấy hiện thực quỷ quái gì ngoài sự tàn khốc đâu? Rất tiêc là không phải bất cứ suy nghĩ nào cũng có thể đi sâu vào tiềm thức vì trước "ông vua" thì có "người gác cổng" rồi! Đơn giản là nếu suy nghĩ đó mà ý thức bạn không chấp nhận hay gán cho cái mác "viễn vông" thì tiềm thức nghe và hoàn toàn tin tưởng đó chỉ là "mơ tưởng". Kết cục ra sao ư? Quá rõ rồi đấy, tất cả chỉ là giấc mộng Nam kha thôi!

Vậy thì giải quyết bằng cách nào đây? Làm thế nào cho ý thức chấp nhận? Và hãy cùng nhớ lại chương Niềm Tin nào, để cho ý thức của bạn chấp nhận thì cần có bằng chứng rõ ràng hay cơ sở thực tế vì ý thức đóng vai trò "người gác cổng khôn ngoan" còn tiềm thức là "ông vua mù quáng". Ví dụ như khi bạn muốn mình lạc quan lên thì bạn phải tìm ra bằng chứng rằng mình đang sống lạc quan bằng cách chú ý và tìm ra những điều tích cực ngay cả trong chính những trải nghiệm tiêu cực, bất như ý để tiềm thức của bạn chấp nhận niềm tin mới này.

Vậy thì khi bạn bắt đầu nhìn nhận những mặt tốt của sự việc, ý thức của bạn như bắt được thông tin mới "Nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan" và khi bạn liên tục hành động thì thông tin ấy hay giờ đã thành niềm tin được chuyển giao đến tiềm thức và tiềm thức lại tiếp tục ra lệnh cho cơ thể bạn chú tâm vào những điều tích cực và cứ vòng lặp như thế thì bạn hình thành thói quen. 

Trong quá trình hành động tìm ra bằng chứng làm mạnh lên niềm tin của mình thì đừng quên tự ám thị với bản thân để khiến cho quá trình ấy diễn ra trơn tru mượt mà hơn bằng cách mỗi tối trước khi đi ngủ hãy thì thầm một cách thậm chậm rãi, đầy cảm xúc (tích cực nhá tôi không bảo tiêu cực đâu) với bản thân rằng: "Mỗi ngày trôi qua, tôi đang đến gần mục tiêu của mình hơn" (Đây là cách tôi thấy rất hiệu quả trong cuốn "Sức mạnh tiềm thức" của tiến sĩ Joseph Murphy, nếu bạn hứng thú và muốn biết nhiều hơn về sức mạnh của tiềm thức và cách vận dụng nó, bạn có thể tìm đọc cuốn sách này)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top