Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

CHƯƠNG 34: Ý NGHĨA (1) - CỐNG HIẾN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Con người ta chỉ có thể hạnh phúc khi đem  tài năng và sức lực của mình để cống hiến cho người khác"

Chúng ta ai ai cũng luôn theo đuổi hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng liệu hạnh phúc thật sự sẽ là gì? Sẽ là cảm giác thỏa mãn khi có nhà cao cửa rộng, công việc như ý cùng một mối tình đẹp muôn thuở sao? Chắc chắn rồi nhưng liệu cảm giác thỏa mãn ấy sẽ tồn tại được lâu không hay chúng ta lại tiếp tục lo lắng bất an để tiếp tục cuộc hành trình truy tìm hạnh phúc? Vậy nên tôi nghĩ rằng hạnh phúc hơn hết chính là tìm được ý nghĩa của cuộc sống hay nói cách khác là sống một cách ý nghĩa.

Mà ý nghĩa của cuộc sống là gì? Rồi làm sao để sống có ý nghĩa? Những câu hỏi này có lẽ đã khiến chúng ta hoang mang, mơ hồ hay ngẫm nghĩ rất nhiều. Tôi đã từng xem một video trên Youtube định nghĩa về sống có ý nghĩa là:

1) Cảm thức cộng đồng 

"Cảm thức cộng đồng" của Alfred Adler mang nghĩa có cảm giác thuộc về một nơi nào nào, một chỗ nào đó hay một nhóm người nào đó. Và cảm giác đó phải do chính mỗi người tự tạo ra. Có lẽ nếu bạn hay tìm đọc hay nghe những tài liệu về vấn đề làm thế nào để sống hạnh phúc thì bạn sẽ không lạ lẫm với câu: Be You - Hãy làm chính mình. Nhưng giờ đây, chúng ta đã có thể mở rộng khái niệm đó ra thành Be Us - Hãy trở thành một phần trong cộng đồng và cống hiến sức lực và tài năng của mình.

Làm sao để làm được như vậy? Khi chúng ta chuyển từ sự quan tâm đến bản thân mình hay xem mình là trung tâm sang quan tâm đến người khác nhiều hơn, chúng ta sẽ cảm nhận được cảm thức cộng đồng. Điều đó có nghĩa là chúng ta hãy tập cho đi mà không mong muốn người khác làm lại điều gì cho mình cùng ghi nhớ kỹ khi được nhận một thứ gì đó. Hãy tự hỏi bản thân: "Mình có thể làm gì cho người khác?" thay vì "Những người này giúp được gì cho mình đây?"

Khi chúng ta bớt xem trọng những việc của chính mình mà quan tâm hơn đến mọi người xung quanh thì ta đã đạt được "cảm thức cộng đồng" rồi đấy - cảm giác được là một phần của cộng đồng và được cống hiến cho cộng đồng. Có một câu chuyện ngắn như sau:

Một buổi tối nọ thì đèn bỗng tắt ngúm cả do sự cố mất điện nên ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa và rồi ngọn nến cháy sáng lung linh. Nến mừng lắm vì ánh sáng lửa nhỏ nhoi của nó có thể thắp sáng của căn phòng tối ngòm. Mọi người trong phòng đều vui vẻ và trầm trồ cảm thán:

"Ồ nến sáng quá! May còn có cây nến này chứ không là toang mất rồi"

Nến nghe vậy càng mừang rỡ hơn để rồi dùng hết sức mình thắp sáng cho căn phòng. Thế nhưng sau 10 phút, những dòng sáp nóng bắt đầu chảy dài theo thân nến và nến bàng hoàng nhận ra một sự thật: Đó là mình càng ngày càng ngắn lại! Nến hốt hoảng lắm và giật mình nghĩ ngợi: "Chết thật! Nếu cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sau ta sẽ tàn lụi mất thôi...Ơ kìa, mà làm quái gì phải chịu thiệt thòi như vậy cơ chứ?"

Nghĩ vậy nên nến nương nhờ theo một làn gió thoang thoảng mà vụt tắt đi, chỉ để lài một làn khói mờ ảm đạm trong bóng tối đen kịt. Mọi người trong phòng sợ hãi nhìn nhau đặt nghi vấn:

"Nến tắt mất rồi...Vậy chúng ta phải làm sao bây giờ?"

Ngọn nến nghe vậy còn đang thầm tự hào về tầm quan trọng bậc nhất của mình, nến thấy hãnh diện vô cùng cho đến khi nghe lời đề nghị của một người trong phòng:

"Uầy...Tôi nghĩ ra rồi! Chúng ta có thể xài đèn dầu mà. Còn phần cái cây nến dỏm ẹt này thì vứt qua một bên là được rồi chứ khó gì đâu"

Mọi người gật gù tán thưởng cho sáng kiến này rồi lấy một cây đèn dầu ra và quẳng cây nến còn phân nửa vào ngăn tủ gần đó một cách không hề thương tiếc. Cây nến lo lắng băn khoăn nghĩ "Ơ..ơ sao sao lại như vậy cơ chứ...Thật vô lí quá mà". Thế là ngọn nến buồn thiu vì từ nay nó sẽ phải nằm trong ngăn kéo và không có dịp sáng cháy nữa. Nó bỗng nhận thức một sự thật là hạnh phúc của nó là được cháy sáng, tiêu hao và tan chảy vì mọi người chỉ đơn giản bởi vì nó là ngọn nến.

Tôi nghĩ rằng câu chuyện này sẽ gợi cho tất cả chúng ta rất nhiều sự suy ngẫm nghĩ ngợi. Bài học đầu tiên trong đây mà tôi nghiệm ra đó chính là đôi khi chúng ta vẫn thường xem mình là trung tâm của vũ trụ hay là quan trọng hóa chính mình lên. Nhưng sự thật thì cũng giống như cây nến trên, nếu lụi tàn thì còn xài được đèn dầu hoặc sống trong bóng tối một đem chờ đèn sáng được mà. Và như vậy mà tôi phải thừa nhận một sự thật khá đắng cay là "Bản thân thực sự không quan trọng như mình nghĩ"

Tôi cũng từng cho rằng mình rất quan trọng trong nhóm học tập môn Địa vì tôi thấy mình gánh team muốn còng lưng luôn. Ấy thế thôi chứ hóa ra sau đó thì tôi chuyển nhóm thì sản phẩm nhóm cũ vẫn đẹp chói lọi luôn dù không có tôi. Cảm giác lúc đó giống như mới vừa giác ngộ ra chân lí vậy. Tôi thầm nghĩ hóa ra thì không có tôi gánh cũng tốt thế cơ à. Ôi thôi! Biết vậy chẳng gánh đâu! Dốt thật đấy chứ.

Bài học quý giá đấy. Đôi khi chúng ta thường hay ôm rất nhiều việc vào người chẳng hạn như những công việc không thuộc trọng trách của mình rồi ca thán: "Haizzz...Cái đám vô dụng trong nhóm mình đúng là chẳng làm được tích sự gì hết! Xui xẻo thế nào mới phải gặp teammate kiểu này đây trời! Rồi bài tập deadline các kiểu chưa làm xong nữa. Chắc phải thức khuya làm mới được mất thôi. Tức chết đi được"

Kết quả là chúng ta làm việc trong bực bội. Vừa mệt mình lại vừa tổn hại tinh thần và sức khỏe. Nhưng đôi khi chúng ta lại cũng đánh giá quá cao chính mình cùng quá thấp về người khác. Vì thật sự cũng như chúng ta, nếu bị ép vào thế bức bách thì đứa nào mà chẳng co giò lên chạy deadline cơ chứ, chắc chắn cũng có một số ít đứa không quan tâm nhưng đó là hàng độc và hiếm lắm chứ không dễ gặp nhiều đâu.

Tin tôi đi, phần còn lại là những đứa lười thấy có người làm thì thôi quá đã rồi, động tay động chân cái gì nữa cho mệt mình mệt người cơ chứ. Nhưng khi vô thế rồi thì đứa nào cũng phải làm thôi không thôi hậu quả khó gánh nổi. Trong những trường hợp như thế, tôi cho rằng thay vì ôm việc hết vào mình, chúng ta có thể hỏi và giao việc cho những người khác một cách thoải mái tự nhiên như boss vậy và bảo rằng ai không có khả năng hoàn thành được thì báo sớm (để giao cho đứa khác làm)

Bản thân tôi áp dụng như vậy mà thấy rất nhẹ nhàng vì tôi chỉ việc làm tốt công việc của mình thôi. Dù cho đôi khi vẫn còn lo lắng những người khác làm việc không ra hồn gì nhưng qsự thật là họ làm còn ra đỉnh hơn tôi nữa. 

Bài học thứ hai từ câu chuyện cây nến trên là bái học về sự cống hiến. Tôi cho rằng mỗi người chúng ta cũng như cây nến nhỏ kia vậy, chúng ta sẽ và cũng chỉ tìm có thể thấy ý nghĩa cuôc đời mình khi chúng ta hết lòng cống hiến những điều tốt đẹp mình có cho thế giới để làm đẹp thêm cuộc sống mỗi ngày. Đôi khi chúng ta vẫn muốn giữ lại cho riêng mình để một mình tận hưởng như cây nến kia vậy, nhưng kết quả là ta nhận ra rằng được thắp sáng vì cuộc đời, vì cộng đồng là một điều thật tuyệt vời.

Khi xưa tôi cũng thích giữ lấy cho riêng mình hơn là chia sẻ với mọi người. Tôi nhớ có lần sắp đến kì lúc kiểm tra Toán 15 phút khi mấy đứa bạn hỏi tôi đi ôn bài chung thì tôi đã từ chối vì tôi nghĩ rằng "Ôn bài chung với tụi này thì chỉ có nước giảng bài cho họ mỏi mồm thôi. Chán chết được". Tôi từng cho rằng không có lí do gì mà để cho mình học sấp mặt còn người khác chơi bời la cà không học hành đàng hoàng rồi nghe giảng lại những kiến thức mà bản thân tôi đã dày công góp nhặt từ thầy cô, bạn bè hay Internet cả.

Và sau khi kiểm tra xong, tôi băn khoăn tự hỏi "Ủa vậy mình giữ đống kiến thức này lại một mình không phải là phí quá sao?". Vì ấy tôi bất chợt nhận ra rằng "Kiến thức nếu không chia sẻ với người khác thì có bao nhiêu cũng chỉ là đồ bỏ mà thôi" và ngược lại, nếu tôi chia sẻ kiến thức của mình với bạn bè trong lớp thì biết đâu được họ sẽ đạt được điểm cao đồng thời cải thiện lòng tự tin của họ cơ chứ.

Mãi về sau, tôi lại nhận ra một sự thật rằng nếu ai cũng mang suy nghĩ như tôi thì trên đời này vốn dĩ không có nghề nhà giáo! Nguy hiểm chết được vì nếu giáo viên mà nghĩ như tôi thì làm gì đào tạo ra được thế hệ tiếp nối tài giỏi cơ chứ. Khi ấy tôi cũng được những người đi trước mình dạy bảo về những kiến thức mới lạ ấy thôi thế mà tôi lại chối từ việc lạn rộng những kiến thức ấy cho bạn bè mới đau chứ!

Nhận thức được lỗi lầm của mình nên về sau tôi đã cảm thấy vui vẻ và sẵn lòng để chia sẻ những gì tôi biết hay kinh nghiệm của mình cho những người có hứng thú với chúng và nhờ thế mà tôi cũng nhận được nhiều lời khuyên hay nhân xét chân thành hơn. Và lại thêm một bài học quý giá nữa: Người khác sẽ không đối xử chân thành với bạn trừ khi họ cảm nhận được diều đó từ bạn. Vậy nên hãy cứ chân thành cho đi mà không toan tính được đền ơn chỉ đơn giản bởi vì cảm giác hạnh phúc khi cho đi một cách hồn nhiên, vô tư là một sự đền đáp quý giá nhất rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top