Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

CHƯƠNG 36: Ý NGHĨA (3) - CÂU CHUYỆN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Câu chuyện mà mỗi người chúng ta nói với chính mình hình thành cuộc đời chúng ta"

Và trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về biểu hiện cuối cùng của một cuốc sống có ý nghĩa:

3) Câu chuyện

Như ở chương trước chúng ta đã được biết, lời nói của chúng ta ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mỗi người. Chính vì vậy mà cuộc sống này có ý nghĩa hay không và ý nghĩa của nó là gì hoàn toàn phụ thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận và nói với chính mình trong âm thầm. Ví dụ như khi bạn gặp một chuyện buồn nào đó như bị chấn thương như gãy tay thì lời mà bạn nói với chính mình sẽ quyết định việc đó mang ý nghĩa như thế nào.

Cụ thể hơn, nếu khi ấy bạn tự nhủ "Thôi rồi! Cuộc đời tôi coi như xong rồi." thì câu chuyện mà lời nói ấy truyền đạt sẽ trở thành sự thật nhưng nếu bạn thay đổi lời nóicủa mình thành: "Trước khi xảy ra vụ chấn thương này tôi thật sự sống mà chẳng hề quan tâm gì đến sức khỏe hay những gì tốt đẹp mà mình được ban cho. Sau việc này, tôi học được cách sống cuộc đời ý nghĩa hơn" thì kết quả của chúng sẽ là một cuộc đời tươi sáng với nhiều ý nghĩa mới đang chờ đợi.

Chính vì vậy mà có những người rất giàu có làm việc ở phố Wall trong những tòa nhà chọc trời của New York với mức lương cao ngất ngưỡng nhưng họ không hạnh phúc trong khi cũng rất nhiều người nông dân làm việc lam lũ sáng tối cực nhọc, vất vả những vẫn không đánh mất nụ cười trên môi. Tại sao vậy nhỉ? Là vì câu chuyện mà bản thân mỗi người chúng ta nói với chính mình hoàn toàn khác nhau.

Cũng giống như bộ phim "Một lít nước mắt" thật sự đã lấy đi tận mấy lít nước mắt của người xem vì sự thương xót và cảm phục đối với Kito Aya và quả thật những câu chữ trong nhật ký của cô đã lay động độc giả. Những câu chuyện, những câu nói mà cô tự nói với chính mình đã làm nên cuộc đời tuyệt đẹp của một cô gái trẻ - cuộc đời dù ngắn ngủi nhưng vẫn rạng ngời, chói lòa và ngập tràn trong hạnh phúc.

Cô đã từng viết rằng "Cái chết không đáng sợ, điều đáng sợ nhất là bỏ cuộc" và vì vậy mà cô vẫn luôn nỗ lực từng ngày để sống hết mình với những ngày tháng ngắn ngủi, những giây phút ít ỏi của cuộc đời. Đôi khi chúng ta cũng nên chú tâm và nhận thức được những câu chuyện mà ta nói với chính mình.

Có lẽ bạn sẽ nghi vấn tôi có nói gì với mình nhiều đâu nhỉ? Mà có nói nhiều thì trông giống tự kỷ quá rồi không phải sao? Thật sự thì mỗi người chúng ta đều độc thoại nội tâm rất nhiều trong một ngày hay có thể là diễn ra cả ngày luôn. Làm sao có thể diễn ra dài như vậy mà chúng ta không hề biết? Là vì những đoạn độc thoại này diễn biến trong vô thức một cách nhẹ nhàng, gọn lẹ.

Một ví dụ gần gũi là khi chúng ta đang bận rộn chơi game, lướt Facebook mà nghe tiếng ba mẹ la:

"Suốt ngày chỉ chơi, chơi với chơi. Học hành thì không tử tế mà chơi bời thì bỏ xa người ta mấy con phố. Không thấy ba mẹ đang bận làm việc nhà hay sao mà còn ngồi đây chơi thảnh thơi như vậy. Lo mà đi lau nhà đi!"

Và tôi tin chắc rằng khi ấy ít nhiều gì chúng ta sẽ nghĩ: "Thôi xong!" hoặc là đi tới thêm một bước nữa là nghĩ "Chán chết được! Mình học thì không bao giờ nghe khen mà hễ cứ chơi là bị chê. Phụ huynh đúng là vô lí bậc thầy rồi". Kết quả là chúng ta đã truyền tới não bộ một câu chuyện với kết thúc bi thảm phải đi làm việc nhà trong uất ức mà chẳng dám cãi lời nào.

Như bạn thấy đấy, những câu chuyện mà chúng ta nói với chính mình đơn giản chỉ là những suy nghĩ vu vơ, bất chợt thoáng qua trong não mà chúng ta không để ý đấy thôi nhưng những suy nghĩ này có thể sẽ xuất hiện bất cứ khi nào đấy, và vì vậy mà chúng có sức mạnh quyết định ý nghĩ cuộc đời mỗi người. 

Vậy thì sao? Biết như vậy thì làm được gì và có thể làm gì? Nếu biết được cách thức tạo dựng ý nghĩa của cuộc sống thì việc cần làm là nhận thức những suy nghĩ trong đầu mình hay nói cách khác là nhận thức những gì mà mình tự nhủ với bản thân. Vẫn là ví dụ trên, nếu như chúng ta cứ chấp nhận cái suy nghĩ "Ba mẹ thật chẳng công bằng gì cả" thì dám lắm là mối quan hệ gia đình sẽ mãi căng thẳng thôi và việc cần làm ở đây là thay đổi những lời nói và suy nghĩ này.

Điều đáng chú ý ở đây là chúng ta sẽ thay đổi những suy nghĩ này chứ không phải là phủ nhận đâu nhé. Vì có một nghịch lý là khi bản thân càng chối bỏ một suy nghĩ nào thì suy nghĩ đó càng đeo bám ta dai dẳng hơn như khi tôi ép buộc chính mình không nghĩ tới mấy bộ tiểu thuyết đang cày dở dang thì y như rằng những tình tiết của bộ tiểu thuyết đó cứ lặp lại như một thước phim tua đi tua lại vậy và điều đó cũng đúng đối với một bản nhạc mà chúng ta thường hay nghe.

Vậy thì thay đổi bằng cách nào đây? Câu trả lời là làm thành một đoạn đối thoại nội tâm với chính mình để tạo ra được kết quả mình mong muốn. Nếu như ở trên nhà phê bình trong chúng ta lên tiếng bảo rằng:

"Người lớn chỉ biết nghĩ đến họ thôi, không công bằng tẹo nào"

"Thật vậy à? Thế là phụ huynh hoàn toàn sai còn trẻ nhỏ mới đúng sao?" Nhà bảo hộ

"Ơ...ơ thì là vậy mà khoan đã! Cái này cũng không hoàn toàn chỉ là người lớn đôi khi sai thôi" Nhà phê bình 

"Vậy họ đã đúng ở chỗ nào cơ? Và bản thân tôi sai ở điểm nào?" Nhà bảo hộ

"Uầy..cái này hơi hơi khó chưa nghĩ tới bao giờ để tôi nghĩ đã....Ờm..." Nhà phê bình vắt óc nghĩ

Đơn giản như vậy thì chúng ta đã có một cú twist ngoạn mục đầy độc đáo rồi đó. Đôi khi chúng ta cũng hay cằn nhằn, phê bình người khác thì hãy nhận thức điều đó và cứ làm thành một đoạn đối thoại như vậy gồm hai phe phê bình và bảo hộ hay chủ quan và khách quan. Nhờ vậy mà có khi chúng ta sẽ nhận ra nhiều điều mà trước kia vì ôm khư khư cố chấp một quan điểm mà ta đã không nhận ra được.

Có thể như câu chuyện trên chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta thường hay soi mói chê trách cha mẹ hơn là nhìn những việc họ đã hy sinh hay làm cho mình. Hay ta có thể nhận ra rằng thật ra số lượng thời gian mình học quả thật không so nổi với lượng thời gian mình chơi bời và đi đến thỏa thuận rằng "Có lẽ mình thật sự nên xem xét lại chính bản thân mình". Rồi biết đâu được sau đó mối quan hệ giữ con cái và cha mẹ sẽ được cải thiện đáng kể do có sự lắng nghe, thông cảm và điều chỉnh giữa hai bên.

Có lẽ khi ấy không khí trong gia đình  ấm áp hơn, tuyệt vời hơn thay vì những trận cãi vã liên miên không có hồi kết khiến cả hai bên đều thân tâm mệt mỏi. Kết quả như thế nào thì mỗi người hãy cứ thử thôi. Giống như tôi khi xưa đã có những trận cãi vã sặc mùi thuốc súng với bố vì một số vấn đề nhỏ như cọng cỏ đại loại như:

"Đi tắm đi con! Mới đi học về người hôi rình rồi kìa"

"Dạ" Tôi vừa trả lời nhưng vẫn không dời mắt khỏi cái ipad đang cầm trên tay

...10 phút sau

"Sao còn chưa tắm nữa hả? Nói hoài vậy mà sao không biết tự giác là sao mà suốt ngày chỉ cắm đầu vô cái ipad" Ba tôi mặt như hung thần ác sát bảo

"Vậy thôi đừng nói nữa" Tôi thì thầm rồi đi tắm trong cơn tức giận.

Sau đó tình trạng vẫn không hề khá khẩm hơn khi tôi chuyển câu nói trên từ thầm thì thành nói thẳng mặt và bạn biết đấy...việc sau đó như Star War luôn rồi. May mắn thay sau đó việc này đã kết thúc khi tôi nhận ra rằng phần lỗi của mình trong đó cũng không hề nhỏ mà trước giờ tôi chỉ toàn than trách. 

Tôi cũng có rất nhiều những cuộc độc thoại nội tâm như trên và khi có thêm 'cái nhìn khách quan' nhập cuộc thì tôi đã hoàn toàn bớt than vãn lại mà ngoan ngoãn đi tắm và kỳ diệu thay, từ đó về sau tôi không còn nghe ba tôi cằn nhằn về cái vụ tắm rửa muôn thuở này nữa và series phim cãi vã đầy gây cấn của tôi và bố cũng kết thúc.

Câu chuyện trên tôi thấy rằng sức mạnh của câu chuyện mà mỗi người từ dàn dựng nên hay những lời nói chúng ta nói với chính mình. Nếu bạn muốn cuộc đời của chính mình ra sao thì hãy thay đổi hững từ ngữ mà mình nói với bản thân cho khớp với những mong đợi của bạn. Hãy để khoảng trống cho tâm trí bạn lên tiếng và lắng nghe những điều mà bạn nghĩ và một điều rất quan trọng là khoan hãy phủ nhận những suy nghĩ ấy.

Thay vào đó, hãy cứ bình tĩnh mà thực hiện những cú lội ngược dòng đầy ngoạn mục qua việc thêm vào 'nhà bảo hộ nội tâm' hay là 'cái nhìn khách quan' hoặc bất cứ tên nào mà bạn muốn sáng tạo. Tốt hơn hết là khiến những đoạn đối thoại trong im lặng này có thêm gia vị của sự hài ước hay thêm phần tấu hài vô trong đó cho cuộc sống nhẹ nhàng, đơn giản mà vẫn ngập tràn sắc màu vui tươi hơn.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top