Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

CHƯƠNG 37: LẮNG NGHE

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Khát vọng lớn lao và sâu thẳm trong trái tim của mỗi người là được lắng nghe và thấu hiểu"

Chương này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về sức mạnh của sự lắng nghe và cách lắng nghe hiệu quả. Chắc hẳn chúng ta đều quen với những viễn cảnh của cuộc nói chuyện mà cả hai bên đều muốn nói ra hết những suy nghĩ tình cảm của mình nhưng khổ nỗi chẳng có bên nào thật lòng lắng nghe khi trong đầu họ chỉ toàn những chuyện mà mình sắp nói thôi. Nếu đã vậy, sao chúng ta không chậm lại mà thử lắng nghe người đối diện một cách chân thành và chăm chú?

Có thể khi chúng ta đã học được cách lắng nghe người khác thì đó cũng là lúc mà mọi người đã sẵn lòng lắng nghe chúng ta. Bởi vì nếu bạn để ý thì đa số những người trò chuyện đều rất nhạy bén trong việc nhận ra cảm xúc của đối phương. Họ có đang hào hứng nghe kể chuyện không? Họ có đang lắng nghe thật lòng không? Họ có tập trung không?

Tôi tin chắc rằng mỗi người chúng ta chỉ cần liếc mắt tới người đang trò chuyện với mình một cái thôi cũng đủ để trả lời những câu hỏi trên rồi. Ví dụ đơn giản mà phổ biến nhất là khi chúng ta đang trò chuyện với cha mẹ/ bạn bè/ anh chị em nhưng họ chỉ mãi cắm đầu cắm cổ vào cái điện thoại cầm trên tay để chơi game, lướt Facebook, check tin nhắn,...thì bạn cảm thấy như thế nào? Tức giận pha lẫn thất vọng hay chán nản chẳng buồn nói chuyện nữa?

Tôi thì có đủ bộ các cảm xúc đó luôn. Nhiều khi đang nói chuyện với chị mà thấy cô ấy chỉ chăm chú vào chiếc điện thoại - 'vật bất ly thân' vừa nhắn tin vừa cười cười rồi đáp tả qua loa hay đôi khi hỏi lại một cách hời hợt:

"Em hồi nãy mới nói gì vậy?"

Tôi tức giận đỏ mặt luôn và mất hứng không muốn nói gì luôn. Tôi im lặng bỏ đi không trả lời sẵn tiện cho một cái liếc đầy giận dữ. Nhưng điều đáng xấu hổ là sau đó khi chị tôi tới bắt chuyện với tôi thì hóa ra tôi cũng đã hành xử y chang như vậy. Khi ấy vì tôi đang bận làm bài dở dang nên khi cô ấy kể chuyện tôi cũng không chăm chú nghe lắm dù chúng tôi vẫn đang mặt đối mặt bình thường. Tôi bắt đầu thấy hơi mất kiên nhẫn và bỗng dưng tôi nghe cố ấy nói:

"Thôi được rồi, em làm bài đi"

Tôi bỗng thấy hơi kinh ngạc và cố chút gì đó bối rối dẫu mong muốn của mình đã được toại nguyện mà sao tôi vẫn thấy bầu không khí lúc này có gì đó quen quen và còn cả cảm xúc trong lời nói của chị tôi nữa...

Sau đó trong một lần khác trò chuyện của chúng tôi, khi tôi đã chú tâm nghe cô ấy kể chuyện thì cô ấy cười nhẹ bảo:

"Uầy...Người nổi tiếng giờ có thời gian nói chuyện với tôi rồi cơ à?"

"Ủa nổi tiếng gì cơ?" Tôi khó hiểu hỏi

"Bữa thấy em ngồi nghe mà mắt cứ lia lịa tới cái bàn rồi hướng của cả người cứ như muốn quay sang đó luôn rồi, trông rất muốn đi làm việc khác cơ mà nên hiếm khi mỗi ngày chúng ta nói chuyện được tử tế đàng hoàng. Vậy đó chẳng phải nổi tiếng sao?" Chị tôi từ tốn bảo

Tôi ngớ người ra một hồi lâu mà vẫn chưa biết đáp lại như thế nào vì khi ấy có nhiều thứ dường như tôi vừa mới ngộ ra...

Điều đầu tiên,thật sự nhiều khi chúng ta cảm thấy rất tổn thương và bức xúc khi nói chuyện với một người mà họ bơ hay không thèm nghe mình. Chúng ta cảm thấy không được tôn trọng và công nhận và điều đó chẳng khác gì một đòn giáng vào lòng tự trọng của chúng ta cả. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là một câu hỏi khiến mỗi người phải suy ngẫm cẩn thận: "Liệu chúng ta có làm tổn thương người khác theo cách đó không?"

Khi chúng ta bực dọc hay than vãn về thái độ thiếu tôn trọng của người khác thì chúng ta cũng nên tự hỏi lại mình xem trong những lúc vô tình chúng ta có hành xử một cách bất lịch sự như vậy không? Tôi nghĩ rằng đôi khi chúng ta cũng sẽ hành xử như vậy và khi ấy có lẽ ta sẽ viện một số lí do nghe khá chính đáng cho hành động của mình là "Tôi đang bận việc" hay "Khi ấy tâm trạng không được tốt lắm",...

Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng thì quả thật là khi ấy tôi đang bận mà nhưng chúng ta đâu thể chú tâm vào hai việc cùng một lúc được (như trong chương Tập Trung tôi đã đề cập đến). Khi ấy chúng ta buộc phải đưa ra lựa chọn tiếp tục công việc của mình hay bảo với người đốii diện rằng "Xin lỗi nhé! Giờ tôi đang bận một tí. Một chút nữa chúng ta trò chuyện tiếp được không?". Tuy rằng lời như thế sẽ rất rất khó nói vì sợ sẽ mích lòng nhau nhưng sự thật đó lại là cách hữu hiệu nhất. 

Giống như câu chuyện của tôi ở trên vậy, tôi vừa muốn làm bài tập lại không muốn mích lòng chị nhưng kết quả thì sao? Tôi vừa không chăm chú nghe chị tôi nói mà lại chẳng thể hoàn thành bài tập thêm một chữ nào! Cay thế mới đau chứ! Chính vì thế mà theo tôi thì làm hai việc cùng một lúc chẳng khác nào "Một chân đạp hai thuyền" cả. 

Kết quả ư? Lọt tõm xuống sông đấy chứ, tôi đùa thôi là không có việc gì hoàn thành được cả mà còn mích lòng nhau nặng hơn vì cái cảm giác mình không được quan tâm, tôn trọng thật sự chẳng dễ chịu mấy (tôi cá là bạn cảm nhận ít nhất 1 lần trong đời rồi). Vì vậy, chúng ta hãy tuân theo như nguyên tắc vàng "Bắt đầu mọi thứ từ chính bản thân mình", chúng ta hãy bắt đầu luyện tập lắng nghe người đang trò chuyện với mình một cách chăm chú và chân thành.

Để được như vậy thì chúng ta cần tìm hiểu xem tại sao chúng ta lại hiếm khi có được những giây phút trò chuyện tử tế đàng hoàng cùng người thân, bạn bè. Theo tôi thì việc đó bắt nguồn từ ba nguyên nhân chính. Nguyên nhân đầu tiên là chúng ta cảm thấy cái điện thoại cuốn hút và hấp dẫn hơn nhiều nên chúng ta chỉ lo dán mắt vô đó. Nguyên nhân thứ hai là do nội dung của câu chuyện là thứ mà chúng ta không hề thích, ta thấy vừa tẻ nhạt vừa nhàm chán đến chẳng có hứng nghe gì cả. Nguyên nhân cuối cùng là chúng ta đang bận làm một việc gì đó khác. 

Sau khi đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến hành động thì việc tìm giải pháp là hoàn toàn trong khả năng. Tương ứng với các nguyên nhân thì giải pháp đầu tiên, chúng ta hãy tự đặt luật lệ cho mình là trong khi trò chuyện thì không chạm vào điện thoại hay ipad để thực hiện single-task. Chuyện này nghe đơn giản nhưng khi thực hiện thì lại khá khó khăn vì game đang đánh giữa trận hay phim truyện đến mức cao trào,... nhưng bạn hãy cứ thử làm một vài lần cho đến khi nhận thức được những gì mà trước kia chúng ta đa phần đã bỏ qua thì có lẽ bạn sẽ thấy lắng nghe là một điều thật thú vị và ly kỳ, hấp dẫn.

Giải pháp cho vấn đề thứ hai về sự không hề có hứng thú về nội dung thì chia theo hai trường hợp. Trường hợp 1 là những nội dung mà chúng ta nghe nhiều rồi nên chán còn trường hợp 2 là mấy thứ trên trời chúng ta hoàn toàn không muốn nghe. Đối với trường hợp 1 thì chúng ta hãy cứ tự nhủ "Có thể còn nhiều thứ mình chưa biết về vấn đề này. Để nghe thử xem ra sao đã!" và như vậy thì bản thân chúng ta sẽ chăm chú lắng nghe hơn, có thể là chúng ta góp nhặt thêm kiến thức mà mình chưa được biết đến hoặc là củng cố thêm kiến thức chúng ta đã biết sẵn, đều tuyệt vời cả mà phải không.

Hay đơn giản hơn, khi nghe những gì mà mình đã biết thì chúng ta có thể biến đó thành một cuộc đối thoại đầy lý thú vì người kể chuyện cũng sẽ rất hứng thú khi có người biết được câu chuyện mình đang định kể, vậy mới có thứ để 'tám' chứ và chính vì vậy mà thay vì một người tự độc thoại, chúng ta có thể trao đổi thêm thông tin với nhau và lắng nghe ý kiến của đối phương. Còn về trường hợp hai khi nội dung đó là thứ chúng ta không muốn nghe thì hãy tự hỏi mình: "Gượm đã, mình có ghét cay ghét đắng cái cuộc trò chuyện này không?" Nếu câu trả lời là không thì bạn có thể thử lắng nghe nội dung mà đối phương đang chia sẻ còn nếu câu trả lời là có thì chúng ta có thể uyển chuyển dẫn dắt họ chuyển đề tài.

Còn về giải pháp cho vấn đề cuối cùng thì chúng ta đã bàn ở trên rồi, đó chỉ đơn giản là sự lựa chọn công việc hay là cuộc trò chuyện. Bất kể chúng ta chọn cái gì đi chăng nữa thù cũng hãy làm trọn vẹn điều ấy: Nếu lựa chọn của bạn là trò chuyện thì hãy hoàn toàn chú tâm vào cuộc đối thoại của mình còn nếu là chọn làm việc thì làm việc hết mình và quẳng việc tám ra sau đầu là vừa rồi. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới đạt được lợi ích lớn nhất thôi vì cỡ Kiều cũng chọn "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn" mà với cả "Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai". Cuộc sống cũng như vậy nên người khôn ngoan sẽ chọn duy nhất một việc để làm trước.

Tôi tin rằng nếu làm như trên thì những mối quan hệ của chúng ta sẽ được cải thiện rõ rệt bởi lẽ sự tôn trọng, quan tâm và thấu hiểu là sợi dây gắn kết bền chặt nhất trong các mối quan hệ. Nhưng hơn cả thế, có lẽ qua việc lắng nghe người khác chân thành, chúng ta sẽ vỡ lẽ nhiều điều quý giá như học thêm từ kiến thức hay kinh nghiệm của người khác hoặc giả học cách đồng cảm và thấu hiểu với người khác.

It's our own journey! Let's get started

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top