Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

CHƯƠNG 43: TRÌ HOÃN (1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Nếu biết được nguyên nhân của vấn đề thì 90% là sẽ có giải pháp"

Chúng ta đã từng có một chương nói về vấn đề trì hoãn một cách hợp lí có thể cũng không tệ như chúng ta tưởng tượng mà mặt khác việc trì hoãn đó còn có thể đem lại lợi ích bất ngờ nữa. Nhưng chúng ta chỉ có thể thu được lợi ích khi trì hoãn theo một mức độ nào đó. Ví dụ như khi chúng ta được giao viết bài luận văn với deadline là 3 tuần mà khi trong tuần đầu tiên đã nộp cho xong sớm thì chất lượng của bài luận văn ấy có thể sẽ không bằng nếu bạn làm xong, xem lại và chỉnh sửa thêm và cuối cùng nộp vào tuần thứ 3.

Nhưng chất lượng của bài luận văn này chỉ có thể là tệ nếu chúng ta chờ đến ngày cuối cùng của tuần thứ 3 mới chạy dealine thì bài luận trên hơn 90% là không dám khen tặng. Ấy vậy mà chúng ta thường hay làm theo trường hợp cuối cùng hơn: những bài thi đợi đến trước ngày thi mới ôn, những dự án cứ lần lượt trì hoãn hay những lời hứa hẹn về ngày mai xa vời vợi,...Chắc mỗi người chúng ta cũng cảm nhận quá rõ ràng rồi. 

Để rồi đến khi chạy deadline sấp mặt thì cảm giác bất lực, mệt mỏi cùng hối hận xâm chiếm đầu óc chúng ta và chúng ta bắt đầu đặt giả thiết theo "If loại 3" trong tiếng Anh -  cấu trúc nói về mong ước cho những điều xảy ra trái với quá khứ. Có thể cảm giác ấy quen thuộc với chúng ta như cơm bữa luôn rồi và chương này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cho những nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ, trì hoãn cùng giải pháp cụ thể cho từng vấn đề nhé. Và vẫn cứ vững tin rằng cứ tìm thấy nguyên nhân là khả năng rất cao sẽ có giải pháp. 

Và bây giờ, chúng ta cùng nhau đi đến nguyên nhân phổ biến đầu tiên:

1) Cảm xúc tiêu cực sinh ra từ công việc

Cảm xúc tiêu cực thường hay đóng một vai trò chủ chốt trong việc trì hoãn của chúng ta. Thử hỏi nếu chúng ta đam mê học tập bằng 1/10 của việc chơi game, xem phim, đọc truyện thì chúng ta có trì hoãn không? Tôi cá là bay vô học liền dù phải lên núi đao xuống biển lửa luôn đấy chứ. Nhưng sự thật thì trái ngược hoàn toàn cơ. Vậy phải làm sao bây giờ? Chúng ta trước tiên hãy cùng xác định loại cảm xúc tiêu cực nào mà chúng ta phải đối mặt nhiều nhất trong các tình huống mà bản thân đã trì hoãn, kì kèo mãi không xong.

Tôi nghĩ chắc bạn đã có câu trả lời rồi. Vâng, đó chính là cảm xúc chán nản khi phải đối diện với những thứ mà mình không thích làm hoặc là đụng độ những đống deadline nhiều 'đổ nứt vách' khiến chúng ta mới nhìn thôi đã muốn rối loạn tiền đình rồi. Và một kết quả tất yếu là chúng ta thấy nhiều quá không biết bắt đầu từ đâu nên chúng ta đưa ra một lựa chọn mà bản thân cho khôn ngoan và sáng suốt nhất: Khỏi làm luôn đi chơi là hết mệt liền. (Nhưng hậu quả lúc sau thì...không ai biết cả)

Nếu bạn đã gặp trường hợp như trên thì cách làm tốt nhất là học theo cách mà dân marketing rất hay ứng dụng: Đó là chia nhỏ, cụ thể hóa công việc và từng bước làm ra. Lấy một ví dụ đơn giản là bây giờ bạn muốn học Ielts tại nhà nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Thì việc cần làm đầu tiên là viết ra một bản kế hoạch với những mục tiêu trước, rồi phân chia thời gian học ra sao cho càng cụ thể càng tốt.

Vậy trước tiên cứ lấy một tờ giấy A4 cùng một cây bút xanh ra đầu tiên, ghi lên mục tiêu của bạn là đạt bao nhiêu điểm Ielts. Giả sử như bạn muốn đạt được 6.5 Ielts thì tiếp tục chia nhỏ ra thành từng phần Listening, Speaking, Writing, Reading và xác định band điểm mà bạn mong muốn cho mỗi phần. Xác định xong rồi bạn hãy đi tìm một số bài đánh giá Ielts online hay Mock Test trên mạng để biết rõ trình độ mình đang ở đâu.

Vậy trình độ của bạn là mất căn bản ngữ pháp hay là vững ngữ pháp? Band điểm mà bạn đạt được khi thử bài test online là bao nhiêu? Khoảng cách giữa thực tại và mong muốn là bao xa? Biết được khoảng cách rồi thì tiếp theo là vạch một kế hoạch để lấp đầy khoảng cách đó. Lại ví dụ như trình độ của bạn là cỡ 3.5 mà bạn muốn đạt 6.5 thì việc xem xét các tiêu chí chấm điểm 4 tiêu chí đó là rất cần thiết.

Để đạt được 6.5 Reading và Listening bạn cần đúng bao nhiêu câu? Rồi các tiêu chí để được chấm Writing, Speaking là như thế nào? Làm sao để đáp ứng các tiêu chí đó? Tiếp đến là kiểm kê lại thời gian rảnh mà chúng ta đang có: Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho việc ôn luyện? Nếu đã biết vậy thì chúng ta chỉ cần phân bổ thời gian ra sao cho hợp lí với cụ thể từng phần. Và trong lúc ôn hãy chia thật cụ thể ra ngày thứ Hai bạn sẽ học gì (Có thể là Reading và Listening theo chủ đề Education)

Tiếp theo, đến thứ Ba sẽ học Listening và Writing task 1 (Có thể nghe những video trên Teded, Tedtalk hay BBC Learing English để quen với tốc độ nói của người bản ngữ rồi học các cách paraphrase của Writing task 1). Và những vấn đề như tập thể dục, học Toán, học nhảy, học vẽ hay học võ, nấu ăn cũng có thể áp dụng cách như thế vì chỉ khi mà chúng ta đã vạch ra được một kế hoạch cụ thể, rõ ràng thì cảm giác mơ hồ sẽ giống như một đám mây tự động tụ rồi tan thôi. 

Nếu chúng ta để ý thì vấn đề cụ thể hóa công việc này rất được xem trọng và đặc biệt là những quyển sách self-help hay những quyển sách, mẹo để lập kế hoạch hiệu quả đều không thể thiếu bước cụ thể hóa vấn đề này và định ra thời gian rõ ràng để hoàn thành mục tiêu. Khi bạn nắm bắt được cách giải quyết những vấn đề khó nhằn, nhiều vô số kể bằng cách chia nhỏ công việc này thì công việc sẽ bỗng dưng trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết vì khi bạn đã có kế hoạch cụ thể vì việc bạn cần làm không phải là một đống deadline, công việc và bài vở ngập mặt nữa mà chỉ là một phần của chúng thôi.

Có thể bạn sẽ nghĩ còn về vấn đề xúc cảm chán nản thì sao? Tôi tin rằng khi bạn biết cách chia nhỏ công việc ra thì cảm xúc chán nản sẽ giảm bớt được phần nào rồi và để hết cảm giác này hoàn toàn thì bạn cần làm một việc khá trái ngược với lẽ thường mà bạn vẫn hay làm là co giò bỏ chạy xa luôn. Việc này chính là bay vô làm cái vấn đề mà mình thấy chán như con gián này và có thể là bạn sẽ kinh ngạc nhận ra rằng "Úi chà! Cái này cũng không chán như mình tưởng ha...Nói thật thì cũng có nheièu điều thú vị thật đấy!"

Đã có bao giờ bạn nhận ra rằng một công việc nào đó không nhàm chán như mình tưởng? Một ai đó không tệ như mình đã nghĩ? Một hoạt động nào đó không có ám ảnh như mình vẫn luôn đánh giá? Tôi nghĩ chắc ai trong chúng ta cũng từng trải qua những cảm giác như vậy rồi nên việc tin vào cảm giác của mình một cách vô tội vạ là hoàn toàn không nên, đặc biệt là trong những trường hợp quan trọng mà lí trí của chúng ta đã lên tiếng cản trở "Cậu mà còn trì hoãn nữa là ăn cám luôn đấy".

Vì vậy mà sau khi đã chia nhỏ vấn đề, công việc thì bay vô thực hiện thôi và tôi chắc chắn rằng kiểu gì chúng ta cũng nằm trong hai trường hợp sau. Một là cảm thấy hóa ra công việc cũng không đến nỗi nào hoặc hai là sẽ không thấy gì cả vì bận làm việc rồi thì rỗi hơi đâu mà quan tâm đến tâm trạng cơ chứ, như vậy thì cách nào cũng thật tuyệt mà phải không vì thế mà mới bảo hành động không mệt, nghĩ mới mệt đấy vì khi hành động là dù cho con đường có mù mờ thì cũng kệ thôi, cứ đi vậy. Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với nguyên nhân thứ hai

2) Ước lượng và dự đoán kém chính xác về mặt thời gian

Việc này có nghĩa là sao? Là chúng ta hãy cùng nhìn lại những lần chạy deadline đến không kịp thở vào ngay ngày cuối cùng của mình và có thể chúng ta sẽ nhận ra một vấn đề quan trọng: Đó là chúng ta có xu hướng cho rằng mình còn thời gian mà và chúng ta lại tiên lượng khoảng thời gian dành để hoàn thành công việc ít hơn nhiều so với thực tế. Vấn đề nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian được biểu hiện cụ thể nhất qua hành động chúng ta hay kì kèo, delay và bảo "Thôi! Bài này mai làm cũng được, mai rảnh mà" hay "Để mai rồi mình giải quyết một lần cho xong luôn vậy"

Và ngặt nỗi là kết quả ngay ngày mai chúng ta cũng phán cho câu y xì vậy và ngày lại ngày qua...deadline đã cách không còn bao xa rồi chúng ta cuống cuồng lên như có lửa dưới mông vậy. Còn vấn đề về việc ước tính rằng khả năng của mình sẽ học xong hay xử lí vấn đề xong nhanh hơn mình tưởng thì biểu hiện cụ thể là cảnh tượng ngập đầu trong đống bài tập vào 12 giờ khuya khi mọi người đang chìm vào giấc ngủ ngon thì mình còn đang ngồi gào thét thầm trong lòng "Nhớ ít bài lắm mà sao làm hoài không hết vậy nè trời, chắc chết quá ông trời ơi độ con với!"

Vậy phương pháp giải quyết ở đây sẽ là gì? Mời các bạn đón xem tập sau sẽ rõ (Cái này là tôi xem phim nhiều quá bị nhiễm thói nhưng nói chứ một chương nói nhiều quá thì sẽ đọc mỏi mắt lắm nên cứ chờ chương sau nhé)

Good job! Let's get started by applying what we have learned together. We can do that!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top