Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

CHƯƠNG 44: TRÌ HOÃN (2)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương trước chúng ta đã đề cập đến vấn đề bản thân hay ảo tưởng mình còn nhiều thời gian cùng việc chúng ta dự tính thời gian cần cho công việc ngắn hơn so với thực tế. Thì chương này chúng ta sẽ đi đến với giải pháp cho vấn đề này. Trước tiên chúng ta phải phân tích và hiểu được rằng lí do nào mà bản thân lại đưa ra những dự đoán kém chính xác như vậy? Theo tôi đa phần là bởi vì chúng ta chỉ phỏng đoán một cách sơ sài dựa trên những kinh nghiệm đã có sẵn trong quá khứ.

Ví dụ như bạn cần phải làm một cái powerpoint cho môn Địa Lý về các nền công nghiệp ở Việt Nam thì bạn nhớ lại lần làm powerpoint cho môn Sinh Học chỉ tốn cỡ 3 tiếng nên bạn ước lượng rằng "Vậy thì dễ ẹt rồi. Đợi tới gần ngày đó rồi làm vẫn chưa muộn mà. Còn bây giờ thì...nghỉ xả hơi chơi xả láng cái đã cho có tinh thần cái coi". 

Và việc dự đoán như thế có khả năng sai lệch rất nhiều vì chúng ta còn chưa tính tới những yếu tố ngoại cảnh, những vấn đề bất ngờ có thể xảy ra như bạn tìm mãi không thấy cái theme nào phù hợp hay download một cái font chữ mãi mà không xuống được cái laptop rồi đến việc đang làm ngon lành cái mẹ bảo phụ việc giúp mẹ lau dọn quét tước, giặt giũ nấu cơm hay có thể là đang plan cho nội dung của dự án thì 'vô tình' bắt gặp tin nhắn của đứa bạn thế là bay vô 'tám' xong mới nhớ ra chuyện vẫn còn chưa làm xong! 

Hoặc đơn giản hơn là lúc đang chạy deadline sấp mặt không có thời gian thở thì ông Tào Tháo ổng rượt làm chạy vô WC muốn chết đi sống lại luôn vậy hay chẳng may ác cái nhà cúp điện ngay hôm đó cái là "Ôi nghe qua như sét đánh ngang tai" liền luôn khỏi bàn cãi. Như chúng ta thấy đấy, hàng ngàn vấn đề bất ngờ có thể nên việc tính toán thời gian hao hụt là rất cần thiết. Vậy làm thế nào để biết được sẽ hao hụt cỡ bao nhiêu thời gian? 

Vẫn là mẹo cũ: Chia nhỏ công việc và dự đoán từ từ. Nếu một đống deadline nằm đó bảo chúng ta đoán thời gian cùng lượng hao hụt đi thì sai số có thể sẽ cực kì lớn nhưng nếu chúng ta chia vấn đề ra thành những công việc nhỏ và sắp đặt lịch hẹn dần dần cho chúng thì tính toán việc thất thoát thời gian cũng trở nên đơn giản hơn. 

Lấy một ví dụ đơn giản là bạn cần giải xong 3 đề Toán để hỗ trợ cho việc ôn thi HKII thì bạn hãy chia nhỏ thành từng đề ra rồi đến với từng câu hay thậm chí từng ý/ yêu cầu đề bài trong một câu rồi xem xét mình sẽ mất khoảng bao lâu để làm câu này. Tiếp đến, bạn hãy cộng lại và ước tính trung bình bạn cần bao lâu để hoàn thành mọt đề ôn. Sau cùng, bạn có thể trừ hao 15 phút thất thoát do nhiều lí do khác nhau để hoàn thành một đề ôn đó.

Như vậy 3 đề là bạn sẽ có thêm 45 phút để trừ hao cho những việc ngoài ý muốn rồi và rồi bạn có thể chia nhỏ công việc cho từng ngày thì sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Hoặc giả nếu còn dư thời gian thì chúng ta có thể làm những việc mình muốn như chơi game, xem phim, cày truyện lướt Face hay bất cứ chuyện gì đi chăng nữa. Vậy là vừa hoàn thành xong bài lại vừa có thời gian chơi rồi, lí tưởng quá luôn rồi phải không. Đừng quên ứng dụng thử đấy nhé.

Tiếp tục chúng ta hãy cùng đi đến nguyên nhân thứ 3 cho việc delay này

3) Không đủ động lực, chưa đúng tâm trạng

Tôi nghĩ các ban mới nhìn cái nguyên nhân này là đã bắt đầu thấy quen quen rồi đấy vì đây chính xác là một trong những nguyên nhân rất phổ biến của chúng ta và khung cảnh quen thuộc hơn bao giờ hết là "Đến giờ làm bài tập theo như dự định rồi nhưng sao...mình không tìm thấy được một cọng hứng thú gì hết trơn vậy nè! Haizzz..cuộc sống không có thú vui thì còn gì là sống nữa chứ. Cứ để tí nữa xem mình có tìm được cái nguồn động lực đó hay không".

Và bạn biết kết quả đấy, động lực thì không thấy đâu nhưng bài vở thì chất chồng như núi Thái Sơn luôn rồi. Điều này không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không có động lực gì để làm việc nhưng chỉ khổ nỗi là đợi cái động lực tìm đến thì không biết năm nào tháng nào thôi hay đau đớn hơn là lỡ khi cái động lực gõ cửa tìm đến chúng ta thì chúng ta lại bảo "Úi giời! Sao đến vào cái thời điểm chẳng đúng lúc gì hết trơn hết trọi vậy nè trời. Đợi tui chơi xong ván này cái đã, trời ơi đang hot lắm nè!" 

Thế là...kết quả cũng chẳng khá khẩm hơn được bao nhiêu. Còn về việc tâm trạng thì cũng là một vấn đề tương tự. Chắc hẳn mấy cái lí do "Giờ tôi không có tâm trạng làm gì cả, để tôi yên tĩnh một chút đi" hay câu "Đợi khi nào tma trạng tôi tốt hơn tôi sẽ làm việc này. Có thể là sau chuyến đi chơi nhưng tôi biết chắc chắn không phải là bây giờ" chắc cũng rất quen thuộc với chúng ta rồi nhưng một lần nữa, chúng ta thật sự không hề giỏi trong việc dự đoán cảm xúc của chính bản thân mình.

Bạn có bao giờ tự ngẫm nghĩ rằng "Haizzz...Học mệt thiệt chứ, nghỉ hè sướng biết chừng nào...Í mà để coi còn bao lâu nữa mói tới hè...Gì!!!??? 9 tháng hả??? Ôi là trời" rồi khi tới hè - quãng thời gian mà bạn nghĩ sẽ như chốn bồng lai tiên cảnh thì sự thật lại là một câu than ngắn thở dài khác "Ôi trời ơi! Phim truyện gì cày tới lần thứ 5 luôn rồi mà còn chưa hết hè, nhớ dám bạn quá đi mất" (Đó chính xác là hoàn cảnh lúc trước của tôi đấy).

Tôi đoán rằng chúng ta đều từng có những lần dự đoán rằng chuyến đi chơi này sẽ thật tồi tệ nhưng sự thật lại vui ngoài mong đợi hoặc cũng có thể là trường hợp ngược lại hoàn toàn. Bạn thấy đấy, chúng ta phỏng đoán cảm giác hay trải nghiệm của bản thân trong tương lai dựa vào kinh nghiệm của quá khứ thì độ đáng tin của những dự đoán này gần như là ít hơn 30%. Có thể bạn đang nghĩ "Ờm..Vậy thì sao cơ chứ? Không phải đang nói về vấn đề trì hoãn sao? Lôi gì mấy cái cảm giác đúng sai rồi quá khứ tương lai một nùi vô đây?"

Vâng, liên quan đấy vì những điều trên chứng minh một sự thật rằng câu "Khi có cảm hứng hay khi nào tâm trạng tôi tốt hơn tôi sẽ hoàn thành việc này" là gần đồng nghĩa với việc "Tôi sẽ không làm đâu" rồi đấy vì có quỷ mới biết khi nào chúng ta có cảm hứng hay ngày nào mới có tâm trạng phơi phới rồi biết đâu khi có chúng ta lại bỏ qua một cách vô tình nhưng hữu ý như ví dụ trên tôi dã đưa ra. Và như thế đấy, chờ cái tâm trạng tốt được như thế có mà chờ cả đời cỡ như 'hòn vọng phu' ấy.

Vậy thì gặp vấn đề này nên gỉai quyết ra sao đây? Có ba phương pháp cho việc này. Đầu tiên, nếu như đã bắt gặp được nguồn cảm hứng mà chúng ta luôn mong mỏi bấy lâu dưới dạng thức một ý niệm "Hay mình đi làm bài đi nhỉ?" thì thực hiện liền trong vòng 5 giây. Tôi không nói đùa đâu, là 5 giây đấy vì có một định lý 5 giây như sau: Nếu có một ý tưởng đột phá hay trái với lẽ thường nào hiện lên trong đầu bạn mà trong 5 giây kế tiếp bạn không thực hiện thì Bingo! 

Hơn 90% là sau này bạn cũng chẳng bao giờ thực hiện hóa suy nghĩ đó luôn hay nói cách khác là sau 5 giây thì bộ não bạn được lập trình chấp nhận những gì nó cho là quen thuộc tự động đạp bay cái suy nghĩ đó ra sao Hỏa ở luôn rồi. Vì vậy mà cách thức đầu tiên là thực hiện một ý tưởng nào đó lóe lên trong đầu bạn ngay trong 5 giây đầu tiên. Nếu có ý niệm đi học thì hãy bay đến bàn học và an tọa ở tọa 5 giây sau khi bạn vừa nghĩ tới việc học. Đương nhiên phương pháp này cũng có một số điểm hạn chế nhất định như khi chúng ta đang di chuyển bên ngoài đường hay đang trong nhà vệ sinh hoặc đang đi chơi thì dù có ý niệm học cũng phải bó tay thôi.

Vậy nên chúng ta đến với phương pháp thứ 2: Hai phút thần kỳ. Quay tắc này có nghĩa là nếu một ý định nào đó vừa mới nảy ra trong đầu bạn mà điều đó có thể làm được trong 2 phút kế tiếp thì khỏi cần chần chừ nữa mà bay vô làm liền. Ví như bạn nghĩ đến việc đi nấu cơm mà bạn đang ở nhà chơi game thì tạm gác game qua mà đi nấu cơm cái đã, vậy mới thiên thời địa lợi nhân hòa được chứ. 

Cũng có câu "Đêm dài lắm mộng" nên những chuyện gì cần nhanh mà có thể thực hiện ngay thì không cần quá nhiều đắn do đâu bạn thân mến, chúng ta cùng nhau triển luôn cho nóng vì cảm hứng mà nguội lạnh thì bản thân lại chẳng biết cách hâm nóng nó nữa nhưng tôi chắc rằng là cứ bay vô làm việc cũng là một cách tìm kiếm cảm hứng hiệu quả và cũng là một cách thức dễ dàng.

Cách cuối cùng để đối đầu với vấn đề không có động lực này là tưởng tượng ra hoàn cảnh áp lực chồng chất để lấy cảm hứng từ nỗi sợ. Nghe thôi đã thấy sợ rồi nhưng sự thật là nỗi sợ cũng có thể khen là một thuyền trưởng chèo lái tâm trí vĩ đại đối với những trường hợp chúng ta cực kỳ lười biếng đấy. Nếu bạn hay bị nhiễm thói 'chây lười' thì tôi cá rằng những công việc làm đúng hẹn hay những deadline nộp đúng giờ đều có sự góp mặt chủ chốt của nỗi sợ trong đấy cả.

Vậy nên biện pháp này chúng ta hãy thử cùng tưởng tượng cảnh áp lực khi không hoàn thành bài vở rồi bị thầy cô la rầy, bố mẹ phàn nàn, cằn nhằn hay tịch thu điện thoại, laptop rồi tệ hơn nữa là cắt giảm tiền sinh hoạt, cấm túc không cho đi ra ngoài chơi với bạn bè. Ôi thôi! Liệt kê ra thôi đã thấy sợ hãi rồi phải không. Vậy là cách này hữu dụng rồi đó.Khi bạn phải đối diện với căn bệnh trì hoãn bên trong mình, đừng quên áp dụng những cách trên để tìm ra phương thức phù hợp với bản thân nhất nhé!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top