Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Chapter 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chào mừng đến nhà Nordics, ở đây chúng ta có gì?

lạnh...

Viking...

Thần thoại Bắc Âu...

...

Ờ, hoa?

...

Hoa?

Khó liên tưởng nhỉ?

Hỏi ngoài lề: Nếu nói đến nhà Nordics thì bạn nghĩ đến hoa ? (゜-゜)

Thôi về lại phần chính.

Chúng ta bắt đầu với Denmark, nếu bạn còn nhớ chuyện của Russia, vụ quốc hoa và hoa tượng trưng khác nhau ấy, chuyện tương tự xảy ra với Denmark:

Quốc hoa: Cúc Marguerite

Hoa tượng trưng: Cỏ ba lá đỏ (red clover)

Một suy luận vừa được nghĩ ra: Các quốc gia nào quốc hoa thuộc họ cúc thì sẽ thêm một loài hoa tượng trưng (chúng ta sẽ kiểm chứng lại khi sang châu Á).

Okay, chúng ta nói quốc hoa trước:

Quốc hoa của Denmark là hoa cúc marguerite, với danh pháp Argyranthemum Frutescens

Và câu chuyện rối rắm nhà Cúc bắt đầu:

Tên tiếng Việt: hoa cúc

Tên tiếng Anh: daisy, bắt nguồn từ tiếng Anh cổ dæges-eage, nghĩa là 'day's eye' (mắt của ngày), vì hoa cúc nở vào ban ngày và khép nụ vào ban đêm.

Tên tiếng Pháp: marguerite, bắt nguồn từ một từ trong Hy Lạp margarita nghĩa là 'ngọc trai', có lẽ vì màu trắng của cánh hoa.

(Tương tự với tiếng Ý: margherita, Tây Ban Nha: margarita)

Cúc marguerite, khác với ví dụ trên, nhưng đôi khi người ta nhầm lẫn khi dịch nên thành cúc thường (daisy).

Và cuối cùng là mình chẳng biết mọi người có đang nói về cùng một loại hoa hay không nữa, nên phần quốc hoa của Denmark có thể bị nhầm lẫn với loài cúc khác. Dính tới đại gia đình nhà hoa cúc là lộn tùm lum, có khi chúng ta đang nói đến loài cúc trắng nào khác cũng nên.

====================

Quay lại vấn đề chính, quốc hoa của Denmark.

Hoa cúc thì có từ lâu đời, rất đa dạng và cũng xuất hiện trong văn hoá trên toàn thế giới, một loài hoa không xa lạ gì ở Đan Mạch, nhưng phải qua một vài sự kiện nhất định thì loài hoa này mới trở thành quốc hoa.

Ví dụ:

Vào năm 1940, công chúa Margrethe ra đời. Tên Margrethe của cũng nghĩa tên hoa cúc marguerite, vậy những người thợ hoàng kim đã làm những món trang sức dựa trên loài hoa này để dành tặng công chúa.

(Mẫu trang sức nhưdưới, họ thường làm vòng cổ, nhẫn hoặc hoa tai)

Một sự kiện khác:

Thời điểm công chúa ra đời cũng lúc Đức Quốc xâm chiếm Đan Mạch, lúc này cúc marguerite trở thành biểu tượng của chủ nghĩa hoà bình, từ đó nhanh chóng trở nên nổi tiếng.

Một chuyện khác không biết có thật không:

Công chúa Margrethe, hiện Nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch rất thích hoa cúc này. Mặc không biết thật vậy không, nếu tên của bạn tên một loài hoa thì xác suất bạn thích loài hoa đó bao nhiêu?

Bao nhiêu thì không biết nhưng khả năng bạn được tặng những món đồ liên quan đến loài hoa đó thì cao. Khá chắc là nhiều trang sức của Nữ hoàng làm hình hoa cúc, chưa kể đây còn là quốc hoa nữa.

Để mình kiếm cho bạn một hình để chứng minh:

Ngoài bông tai thì nhẫn và khuy cài áo của bà cũng hình hoa cúc luôn kìa.

Ừa Nữ hoàng Đan Mạch thật đó. ( ͡° ͜ʖ ͡°)

À, nhân tiện nếu bạn chưa biết về Nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch, Nữ hoàng chất lắm:

Tui thích Nữ hoàng Đan Mạch ghê.

Một chứng minh khác:

Nữ hoàng Margrethe trong ngày cưới, mang khuy cài áo hình hoa cúc (nạm kinh cương :3), vẫn được dùng trong nhiều dịp, và bó hoa ngày ấy cũng xen kẽ hoa cúc trắng.

(Tui đang được hỏi liệu hoa cúc marguerite phải chỉ hoa cúc trắng không?)

Vì nói đến hoa cúc trắng thì... chúng ta có khá nhiều chuyện để nói đây.

Từ phần này chúng ta nói đến cúc trắng nói chung (có lẽ là Bellis perennis, một loại cúc trắng bản địa của vùng Địa Trung Hải) chứ không chỉ riêng cúc marguerite (Argyranthemum Frutescens).

Nhưng đang nói về quốc hoa của Đan Mạch nên chúng ta bắt đầu từ vùng này trước.

Theo thần thoại Bắc Âu, hoa cúc loài hoa linh thiêng tượng trưng cho Freya, Nữ thần của Tình yêu, sắc đẹp sinh nở, vậy hoa cúc tượng trưng cho sự ra đời của một đứa trẻ, tình mẫu tử một khởi đầu mới. Hoa cúc cũng thường được tặng cho những người mới làm mẹ, như một món quà tôn vinh.

Còn theo truyền thuyết của người Celtic, khi một đứa trẻ mất, những vị thần sẽ trải những thảm hoa cúc để làm vơi bớt nỗi buồn cũng những bậc cha mẹ.

Một truyền thuyếtvùng phía nam (thật ra La )

Vertumnus, vị thần của mùa màng đem lòng yêu Belides, một tiên nữ. Nàng từ chối tình yêu sự theo đuổi của Vertumnus, cuối cùng tự biến biến thành loài hoa cúc. Về sau người ta lấy tên nàng đặt làm danh pháp cho hoa cúc, Bellis.

Cơ mà danh pháp của quốc hoa Đan Mạch là Argyranthemum Frutescens mà nhỉ?

...

Có vẻ chúng ta đi hơi lố rồi ._.

Chúng ta còn quốc hoa là hoa cúc nữa nên theo cứ tạm dừng ở đây đã.

Quay lại với loài hoa thứ hai của Đan Mạch: Cỏ ba lá đỏ (Red Clover - Trifolium pratense)

Nói đơn giản thì đây là một loại cỏ ba lá có hoa màu đỏ, như thế này:

(Chuyện ngoài lề, có nhiều loại cỏ ba lá, và các giống cây ba lá thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ cây lớn thứ sau họ Cúc (Asteraceae) và họ Lan (Orchidaceae))

Loài ba lá đỏ nói trên phân bố chủ yếu ở châu Âu (và châu Mỹ), về mặt ý nghĩa thì tương tự với cỏ ba lá mình thường thấy, còn về công dụng thì loài này đa dạng hơn, trong đó chủ yếu là thức ăn cho gia súc (nên loài này còn có thêm khác là cowgrass) và khi y học phát triển, loài cây này trở thành một thảo dược được ưu thích.

Một vụ trao đổi lớn trong lịch sử:

Từ khi tìm ra châu Mỹ, người ta hốt khá nhiều thứ bên đó về: cà chua, khoai tây, bí, hoa hướng dương, bơ, cacao... (vài thứ kể trên trở thành biểu tượng cho vài quốc gia châu Âu luôn :v)

Và người ta mang thứ gì qua châu Mỹ?

England: Hoa hồng.

America: Cha nội lầy từ phần 2 tới giờ luôn đấy à?

...

Okay hoa hồng được đưa từ châu Âu sang châu Mỹ, nhưng đó là sau này, lúc đầu thì họ mang gia súc qua châu Mỹ, cùng với lúa mạch, lúa mì, lúa... khuyến mãi thêm dịch bệch luôn ._. (Vụ này sẽ bàn bữa khác)

Mà mang gia súc sang thì phải mang thêm đồ ăn cho tụi nó nữa, và trong đó có cỏ ba lá đỏ.

Thế là cỏ ba lá đỏ đến châu Mỹ, sinh sôi nảy nở. và người ta thích nó đến nỗi phong nó làm quốc hoa cho bang Vermont (1/2/1895).

À mà thật ra loài cây này không chỉ là thức ăn gia súc mà còn là một loại thảo dược có nhiều công dụng nữa:

dụ như thích hợp cho việc luân canh ( cỏ ba cũng thuộc họ đậu -> các nốt sần tạo nitơ)

một số công dụng như chống viêm da, điều trị các chứng tiền mãn kinh, đặc biệt giàu "isoflavones" được chuyển đổi trong thể thành "phytoestrogens" tương tự như hormone estrogen, thể coi thảo dược cho phụ nữ :3

Cỏ ba đỏ thể được chiết xuất lấy tinh dầu hoặc làm trà.

Note nhỏ: Nghe nói cỏ ba bình thường cũng ăn được, ăn sống cũng được nhưng luộc lên thì tốt cho bụng hơn.

Mà nói đến trà thì quốc hoa tiếp theo cũng khá nổi tiếng.

Nhưng mà trước đó chúng ta có một câu chuyện buồn thế này:

Chuyện buồn về quốc hoa: Là quốc hoa của mình nhưng không nổi như ở quốc gia khác.

Mặc dù chuyện này xảy ra khá thường xuyên, chẳng hạn France nổi về hoa hồng nhưng đó là quốc hoa của England (với America) , hay vụ hoa huớng dương giữa Russia và Ukraine.
Chuyện tương tự cũng xảy ra với quốc hoa của Norway, là quốc hoa của mình, nhưng hàng xóm của ổng là Scotland mới là quốc gia nổi tiếng với loài hoa này. Thành ra là quốc hoa của Norway nhưng phần này Scotland góp mặt hơi nhiều.

Xin giới thiệu, quốc hoa của Norway, hoa thạch nam tím (hay thạch thảo, tiếng Anh là 'heather', tiếng Na Uy là 'Røsslyng'):

... và cũng là một biểu tượng của Scotland.

Ngoài mấy cánh đồng hoa thạch nam trải dài thì Scotland kiêm luôn mấy sản phẩm làm từ loài hoa này, bao gồm mật ong (với vị đặc trưng), rượu (với công thức lâu đời) và trà (có thể trị ho hay cảm lạnh, mất ngủ...), thành ra cũng nổi tiếng lắm, phần cũng nhờ đứa em nghiện trà.

Trà Heather từ Scotland

những câu chuyện về loài hoa này cũng không ít. Riêng ở Scotland, hoa thạch nam trắng biểu tượng cho sự bảo vệ may mắn, nên người ta thường dùng hoa thạch nam trắng trong đám cưới những người lính sẽ mang theo những bông hoa trắng này như bùa hộ mệnh. Tương truyền rằng, mảnh đất nào đã nhuốm máu thì hoa thạch nam trắng không bao giờ mọc lên nữa, thay vào đó chỉ hoa màu tím.

Tiếp đến phải nói đến danh pháp của thạch nam.

Calluna vulgaris, trong đó Calluna bắt nguồn từ một tiếng Hy Lạp (kallune) có nghĩa là 'làm sạch' hoặc 'chổi', vulgaris trong tiến La tinh nghĩa là 'thông thường'.

=> Gộp lại ta có 'cây chổi thông thường'.

...

Ờ... thật là một cái tên... chân thật?

...

*Đặc trưng của việc đặt tên theo danh pháp: Đặt tên rất chân thật.

À không phải người ta nhìn ra cây chổi đâu 'v'

Bởi vì đây là một trong những công dụng khác của cây thạch nam, những nhành cây sẽ được buộc lại thành cây chổi. Chưa kể những nhành cây còn có mùi hương đặc trưng, nên có thể nói là càng quét càng thơm :v

Ngoài ra một vài phần của loài cây này còn được phơi khô làm ruột nệm hoặc gối, và cũng có hương thơm không kém, vài phần khác (rễ, thân...) dùng làm dây thừng, rỗ, giỏ các loại. Lá non thì làm thức ăn gia súc...

Loài hoa này còn dùng để làm các màu nhuộm nâu, đỏ, vàng.

Hình chụp năm 1900, một người thợ làm chổi từ cây thạch nam

...

người Scotland.

...

Cơ mà đang nói quốc hoa cùa Norway cơ mà.

Có lẽ Norway cũng thấy đều này, khi mà quốc hoa của mình cũng là hoa biểu tượng của nước khác, mà còn lại là tên hàng xóm nữa, nên ổng quyết định chọn thêm cái nữa vào năm 1935:

Bergfrue (Saxifraga cotyledon), và lần này chắc cú là không trùng với quốc gia nào nữa, vì ẻm chỉ mọc ở vùng núi đá cao, nên về cơ bản chỉ có ở Na Uy, một tí ở Iceland với phía tây của núi Apls, hoặc nơi núi cao lạnh nào đó ở châu Âu.

Bergfrue, quốc hoa của Norway, còn được gọi Fjelldronning, nghĩa "Nữ hoàng của vùng núi", chắn chắn không đụng hàng.

==============

Chuyện buồn quốc hoa thường hay xảy ra, nhưng may mắn hơn ông anh của mình, quốc hoa của Iceland cũng phân bố khá rộng, tuy chủ yếu ở các vùng gần Bắc cực, nhưng chưa ai dùng làm quốc hoa, nên ổng lấy làm quốc hoa luôn.

Kể ra thì Iceland chọn quốc hoa khá trễ so với hầu hết các quốc gia khác...

- Một ngày tháng Mười năm 2004 -

Iceland: Nhất thiết phải chọn quốc hoa à?

4 quốc gia Bắc Âu còn lại gật đầu lia lịa.

Iceland nhìn ra khu vườn của mình rồi chọn Holtasóley làm quốc hoa của mình.

Hết.

Nói vậy thôi chứ hầu hết mấy vụ này sẽ được tổ chức bình chọn đàng hoàng.

Và không chỉ dựa trên loài hoa phổ biến hay đẹp, họ chọn những loài hoa họ gắn với văn hoá và lịch sử của họ.

Ví dụ như hoa lupine, loài hoa đã phủ xanh bao cánh đồng ở Iceland.

Đây cũng một loài hoa nổi tiếng ở Iceland, chỉ điều hoa này được nhập từ năm 1945 từ Bắc Mỹ, với mục đích chóng xói mòn đấthòn đảo này, nên không lọt làm quốc hoa được.

=============

Quay lại với quốc hoa của Iceland, Holtasóley, tên tiếng Anh là Mountain Avens, thuộc họ hoa hồng, là một loài thực vật phân bố ở các vùng cận Bắc Cực (từ Bắc mỹ tới phía Bắc nước Nga và các nước khác như Nauy hay Scotland, nên cũng có một lịch sử dài).

Riêng phần danh pháp cũng có kha khá chuyện rồi: Dryas octopetala, rất đậm chất Hy Lạp.

*Từ đây mọi người thể thấy cho đi đâu thì tên danh pháp của hoa cũng hầu như đều đặc theo tên Latin hoặc Hy Lạp, dùng luôn các vật dụng hay nhân vật thần thoại Hy Lạp để đặc tên, cho bạn một bộ thành thoại Bắc Âu hoàng tráng không kém. Cũng trường hợp ngoại lệ, để bàn sau.

Một phần nguyên nhân, xin giới thiệu:

Carl Linnaeus (23 tháng 5 năm 1707 - 10 tháng 1 năm 1778), cũng được biết đến với quý danh Carl von Linné, một nhà thực vật học, một bác kiêm nhà động vật học người Thụy Điển, người đã đặt nền móng cho hệ thống danh pháp hiện đại.

(Là người Thuỵ Điển nhưng gia đình ông nói tiếng Latinh thường xuyên, nhờ vậy ông thông thạo tiếng La tinh từ nhỏ, cũng một phần vậy ông đặt danh pháp theo tiếng La tinh, nhưng mình thắc mắc sao lại dựa theo thần thoại Hy Lạp nhiều chứ không thần thoại Bắc Âu ._.)

Ông được biết đến như cha đẻ của hệ thống phân loại hiện đại ngày nay. Ông cũng được tôn vinh một trong những người tiên phong của ngành sinh thái học hiện đại được tôn vinh "Hoàng tử của giới thực vật học". Nhiều tác phẩm của ông được viết bằng tiếng La tinh, trong đó ông lấy tên theo kiểu La tinh Carolus Linnæus (hay Carolus a Linné sau năm 1761).

===========

Vì vậy cho dù có nói về quốc hoa của nước nào, chúng ta vẫn có giờ kể chuyện của Greece :)

Trong thần thoại Hy Lạp có các nữ thần cây được gọi là Dryad, có nguồn gốc từ một từ Hy Lạp (Δρυάς) nghĩa là 'cây sồi'.

Từ ý tưởng trên, nhà sinh vật học Linnaeus đã đặt danh pháp cho hoa Holtasóley là Dryas vì lá của chúng giống những lá sồi nhỏ, và octopetala trong tiếng Lating nghĩa là '8 cánh', vì hoa có 8 cánh.

(Từ đây rút ra bài học nếu bạn muốn làm nhà thực vật học, bạn phải biết Thần thoại Hy Lạp, Thần thoại La , học tiếng Latinh cả tiếng Hy Lạp,

cho dùng bạn từ đâu đến ;v;)

Về lại tên bình thường, tên loài hoa này trong tiếng Iceland nếu dịch từng từ sẽ kiểu thế này:

holt -> ngọn đồi

sól -> Mặt Trời

ey -> đảo

Mọi người tự ghép nhé :v

Đó là gần đây, hồi xưa thì loài hoa này từng được gọi là Thief's Root (tạm dịch là 'gốc rễ trộm cắp').

Một phần là vì người ta cho rằng loài hoa mang lại thịnh vượng (bằng một cách không đàng hoàng lắm).

Cách làm:

1. Chôm tiền của một goá phụ nghèo khó (Note nhỏ: chôm lúc đông người)

2. Chôn mấy đồng tiền đó xuống dưới những bông hoa 'Thief's Root'

3. Chờ tài sản của mình được nhân đôi.

Lưu ý: Nếu bị bắt quả tang, thì cho dù có trộm tiền của goá phụ nghèo khó hay bất kì ai thì người ta cũng sẽ treo cổ bạn phía trên mấy bông hoa này.

(có khi đây mới là nguồn gốc cho tên Thief's Root)

Nhưng để thành quốc hoa thì lợi ích trong lịch sử cũng gốc phần lớn:

Quốc hoa của Iceland đã được dùng như: Thuốc kháng khuẩn, dùng để cầm máu, chống đau họng và sốt...

Tính ra hầu như loài nào cũng là thảo dược.

Quốc hoa vùng Bắc Âu, còn tiếp...


Chuyện ngoài lề:

Mình vừa nhận ra mình lầy phần Quốc hoa này tới gần 2 năm rồi, hic.

giờ đang me me làm thêm phần Quốc thú nữa, hiuhiu, mình nên hoàn thành xong quốc hoa rồi qua phần mới hay quất luôn phần quốc thú luôn, kiểu nào mình cũng lầy thôi ;v;

Ngoài ra mình làm một phần Hetalia Random nữa, nói chung một nồi thập cẩmbển, mọi người ngó qua rồi góp ý cho mình với, đều là lấy thông tin trên mạng nên mình sợ sai nhiều cái thứ.

Cám ơn mọi người <3 <3 <3

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top