Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

I - Chàng trai đi trong ánh sáng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

LOS ANGELES, CALIFORNIA
CỘNG HOÀ MỸ
DÂN SỐ: 20.174.282
——————————————————————————————————-
DAY
          MẸ NGHĨ LÀ TÔI ĐÃ CHẾT.
          Rõ ràng là tôi vẫn chưa chết, nhưng cứ để mẹ nghĩ thế thì sẽ an toàn hơn cho bà.
          Mỗi tháng ít nhất hai lần, tôi lại nhìn thấy ảnh của mình trong lệnh truy nã trên những màn hình khổng lồ rải rác khắp trung tâm Los Angeles. Trên đó nó trông hoàn toàn lạc lõng. Phần lớn những hình ảnh phát trên màn hình đều là những thứ vui vẻ: những đứa trẻ tươi cười đứng dưới bầu trời trong xanh, các du khách chụp ảnh dưới trước di tích Cầu Cổng Vàng, những quảng cáo màu Neon sặc sỡ của chính quyền Cộng hòa. Rồi cả những tuyên truyền chống lại Thuộc địa. "Thuộc địa muốn đất của chúng ta," mẩu quảng cáo tuyên bố. "Chúng muốn thứ chúng không sở hữu. Đừng để chúng xâm lược quê hương của các bạn! Hãy ủng hộ phe chính nghĩa!"
          Nhưng rồi đến lượt bản báo cáo tội phạm của tôi. Nó sáng lên trên những màn hình khổng lồ trong muôn vàn ánh hào quang rực rỡ:

LỆNH TRUY NÃ CỦA CHÍNH QUYỀN CỘNG HOÀ
HỒ SƠ SỐ: 462178-3233    "DAY"

TRUY NÃ VÌ TỘI HÀNH HUNG, TRỘM CẮP, PHÓNG HOẢ, PHÁ HOẠI TÀI SẢN CHÍNH PHỦ VÀ CẢN TRỞ NỖ LỰC CHIẾN TRANH.
THƯỞNG 200,000 ĐỒNG CỘNG HOÀ CHO NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN BẮT GIỮ TỘI PHẠM.
          Họ luôn đăng những tấm ảnh khác nhau trên lệnh truy nã tôi. Đôi khi là một cậu thiếu niên đeo kính, đầu đầy những lọn tóc xoăn dài hoe hoe màu đồng, đôi khi lại là một cậu choai choai có đôi mắt đen, đồ cạo trọc lóc. Có lúc tôi da đen, có lúc da trắng, có khi màu Oliu hoặc nâu, vàng, đỏ hay bất cứ màu gì khác mà họ có thể nghĩ ra.
          Nói cách khác, chính quyền cộng hòa không hề biết trông tôi như thế nào. Có vẻ như họ chẳng biết bất cứ điều gì về tôi, trừ việc tôi còn trẻ và khi quét dấu vân tay của tôi họ sẽ không tìm thấy kết quả nào trong hệ thống dữ liệu. Đó là lý do tại sao họ ghét tôi, tại sao tôi không phải là tội phạm nguy hiểm nhất đất nước nhưng lại là kẻ bị truy nã gắt gao nhất. Tôi khiến họ trông chẳng ra làm sao trong mắt dân chúng.
Mới chập tối nhưng bên ngoài đã tối đen như mực, có thể thấy hình ảnh phản chiếu của các màn hình khổng lồ trong những vũng nước trên đường. Tôi ngồi trên gờ cửa sổ ọp ẹp ở tầng ba, sau những trụ thép gỉ sắt. Đây từng là một tòa nhà chung cư nhưng từ lâu nó đã bị bỏ hoang. Những ô cửa giếng trời và mảnh kính vỡ vương vãi trên sàn nhà, trên tường là từng mảng sơn đang tróc ra. Ở một góc phòng, bức chân dung cũ nát của Cử tri Primo nằm ngửa mặt trên sàn. Tôi tự hỏi ai đã từng sống ở đây - không ai dở hơi đến nỗi để ảnh chân dung Cử tri lăn lóc trên sàn thế này cả.
         Như thường lệ, tôi giấu mái tóc bên dưới chiếc mũ đã cũ sờn của trẻ bán báo. Đôi mắt tôi dán chặt vào ngôi nhà nhỏ một tầng phía bên kia đường, tay mân mê mặt dây chuyền.
          Tess vừa tựa người vào khung cửa sổ còn lại vừa nhìn tôi. Tối nay tôi đang buồn chuồn, và như mọi khi, cô bé có thể cảm nhận được điều đó.
Bệnh dịch đã ồ ạt tràn vào khu Lake của chúng tôi. Dưới ánh sáng từ những màn hình khổng lồ, Tess và tôi có thể nhìn thấy bọn lính ở cuối phố đang lục soát từng ngôi nhà, áo choàng đen của chúng trông sáng bóng và thùng thình trong hơi nóng. Tên nào cũng đeo mặt nạ chống độc. Thỉnh thoảng, chúng bước ra và đánh một chữ X lớn màu đỏ tươi trên cánh cửa của một ngôi nhà. Sau đó thì không ai được phép ra vào căn nhà đó nữa - Ít nhất là khi vẫn còn có người đang để ý.
"Vẫn chưa nhìn thấy họ à?" Tess thì thầm với tôi. Nét mặt của cô bé bị che khuất trong bóng tối. Tôi cố làm mình sao nhãng bằng cách ngồi làm một khẩu súng cao su tự chế từ ống nhựa PVC cũ. "Họ chưa ăn tối, mấy tiếng rồi chưa thấy ai ngồi ở bàn ăn." Tôi đổi tư thế và duỗi chân bị thương ở đầu gối ra.
          "Có thể mọi người không ở nhà?"
          Tôi ném về phía Tess một cái nhìn khó chịu. Cô bé đang cố gắng xoa dịu tôi, nhưng tôi đang không có tâm trạng cho chuyện đấy. "Có người thắp đèn rồi, nhìn những ngọn nến kìa. Mẹ sẽ không bao giờ lãnh phí nến nếu không có ai ở nhà."
          Tess tiến lại gần tôi. "Chúng ta nên rời khỏi thành phố trong vài tuần, được không?" Cô bé cố giữ cho giọng thật bình tĩnh nhưng không sao giấu nổi sự sợ hãi. Bệnh dịch sẽ sớm cuốn gói, anh có thể trở lại thăm gia đình sau. Anh em mình thừa tiền mua 2 vé tàu mà."
Tôi lắc đầu. "Mỗi tuần 1 đêm, em nhớ chứ? Hãy để anh được biết tình hình của mọi người mỗi tuần 1 đêm thôi."
"Vâng. Tuần này anh mới chỉ hôm nào cũng đến kiểm tra tình hình thôi."
"Anh chỉ muốn chắc chắn là mọi người ổn thôi."
"Nếu anh bị ốm thì sao?"
"Anh sẽ chấp nhận thôi. Mà em cũng đâu cần phải đi với anh đâu. Em có thể đợi anh ở Alta mà."
Tess nhún vai. "Ai đó phải để mắt đến anh chứ." Ít hơn tôi 2 tuổi, mặc dù vậy, đôi khi giọng cô bé nghe chẳng khác gì người giám hộ của tôi.
          Chúng tôi yên lặng nhìn đám lính đến gần ngôi nhà của gia đình tôi. Mỗi khi chúng dừng lại ở 1 ngôi nhà, 1 tên lính đập cửa thình thình trong khi tên còn lại rút sẵn súng đứng bên cạnh. Trong vòng 10 giây nếu không có ai mở cửa, bọn lính sẽ đạp cửa xông vào. Tôi không nhìn thấy lúc chúng xộc vào mỗi nhà nhưng tôi biết trình tự của chúng: một tên lính sẽ lấy mẫu máu của mọi người trong nhà, rồi cắm vào chiếc máy đọc kết quả cầm tay để kiểm tra dịch bệnh. Toàn bộ quá trình đó diễn ra trong 10 phút.
           Tôi đếm số nhà nằm giữa chỗ bọn lính đang khám xét và nhà mình. Sẽ phải đợi thêm 1 tiếng nữa tôi mới biết số phận của gia đình mình ra sao.
          1 tiếng hét thất thanh chợt vang lên từ cuối phố.Mắt đảo ngay về phía có tiếng hét, theo bản năng tay tôi chộp lấy con dao gài ở thắt lưng. Tess hít 1 hơi sâu.
          Một người mắc bệnh dịch. Hẳn là người phụ nữ này đã bị căn bệnh hủy hoại nhiều tháng nay, vì da bà ta đầy những vết lở loét và máu. Tôi tự hỏi tại sao bọn lính lại có thể bỏ qua người này trong những đợt kiểm tra trước đó. Bà ta bước đi loạng choạng, mất phương hướng, lao người về phía trước rồi vấp, khuỵu xuống hai đầu gối. Tôi liếc nhìn về chỗ bọn lính. Giờ chúng đã phát hiện ra bà ta. Tên lính đã rút sẵn súng tiến ra ra giữa phố, còn 11 tên kia chỉ đứng nhìn. Một nạn nhân bị dịch bệnh không phải mối đe dọa lớn đối với chúng. Tên lính nhóc súng lên ngắm. Một chùm tia lửa sáng lên quanh người phụ nữ bị nhiễm dịch.
          Bà ta đổ sập xuống, nằm bất động. Tên lính thong dong quay lại chỗ đồng bọn.
Tôi chỉ ước chúng tôi được một lần chạm tay vào khẩu súng của bọn lính. Một thứ vũ khí đẹp như vậy bán ngoài thị trường cũng không đắt lắm - chỉ 480 đồng Cộng hòa, còn rẻ hơn một chiếc bếp. Giống như những loại súng khác, nó có tâm ngắm định hướng bằng điện và nam châm và có thể đánh chuẩn xác từ khoảng cách ba dãy nhà. Theo như bố tôi kể thì đó là công nghệ lấy cắp được của quân Thuộc địa. Tuy vậy, hiển nhiên chính quyền Cộng hòa sẽ chẳng bao giờ thừa nhận điều đó. Tôi và Tess có thể mua 5 khẩu nếu chúng tôi muốn... Nhiều năm nay, chúng tôi đã học cách dự trữ hoàn tiền ăn trộm được và cất giấu vào nơi an toàn. Nhưng vấn đề thực sự không phải nằm ở tiền bạc, mà là với khẩu súng đó thì chúng tôi sẽ dễ dàng bị lần ta. Mỗi khẩu súng đều có thiết bị cảm biến báo về hình dạng tay, dấu vân tay và vị trí của người dùng. Nếu cái đó mà còn không làm tôi bị lộ nữa thì chắc chẳng còn gì để mà nói rồi. Vậy nên tôi vẫn chỉ dùng khí tự chế, ná thun làm bằng ống PVC và những thứ rẻ tiền khác.
          "Chúng lại tìm thấy 1 nhà nữa rồi," Tess nói. Cô bé nheo mắt để nhìn rõ hơn.
           Tôi nhìn xuống thì thấy bọn lính bước ra từ một căn nhà khác. Một tên lắc bình xịt và sơn một chữ X khổng lồ màu đỏ tươi lên cánh cửa. Tôi biết căn nhà này. Gia đình sống ở đó từng có một đứa con gái bằng tuổi tôi.3 anh em tôi đã chơi với cô bé hồi còn nhỏ - trò đồ cứu và khúc côn cầu đường phố dùng que sắt và bóng giấy.
          Tess cố làm tôi sao nhãng bằng cách hất đầu về phía bọc vải gần chân tôi. "Anh mang gì cho mọi người thế?"
          Tôi cười rồi với tay tháo cái bọc ra. "Một vài thứ chúng ta tiết kiệm được tuần này. Nó sẽ là một món quà chúc mừng mọi người vượt qua cuộc kiểm dịch." Tôi lục cái đống nho nhỏ những thứ hay ho chứa trong bọc rồi rút ra một cặp kính bảo hộ. Tôi kiểm tra lại để chắc rằng mặt kính không bị nứt. "Cái này là cho anh John. Một món quà sinh nhật sớm." Cuối tuần này anh trai tôi sẽ tròn 19 tuổi. Một ngày anh làm việc tới 14 tiếng tại lò mài của nhà máy ở gần đây và luôn trở về nhà trong tình trạng phải dụi mắt vì khói. Cặp kính bảo hộ này là 1 món hời cuỗm được từ một đợt chuyển hàng tiếp viện quân sự.
          Tôi đặt nó xuống và lật tung đống đồ còn lại lên. Hầu hết là thịt và khoai tây trộn đóng hộp mà tôi lấy trộm được trong căng tin một khinh khí cầu, và một đôi giày cũ đế còn lành lặn. Tôi ước mình có thể ở trong căn phòng đủ mặt mọi người khi tôi đưa những thứ này tới. Nhưng John là người duy nhất biết tôi còn sống., Và anh đã hứa sẽ không kể với mẹ hoặc Eden.
Hai tháng nữa gia đình sẽ tròn 10 tuổi, điều đó cũng có nghĩa là hai tháng nữa thằng bé sẽ phải tham gia kỳ sát hạch. Tôi đã trượt kỳ sát hạch của mình khi tôi 10 tuổi. Đó là lý do tôi lo lắng cho nên, vì mặc dù thằng bé thông minh nhất trong ba anh em nhưng cách nó suy nghĩ lại chẳng khác gì tôi. Khi hoàn thành bài sát hạch, tôi đã tự tin về những câu trả lời của mình đến mức thậm chí còn chẳng buồn đi để ý họ chấm điểm thế nào. Nhưng rồi ban quản lý dẫn tôi đến một góc của sân vận động sát hạch cùng với một đám trẻ con khác. Họ đóng dấu gì đó vào bài kiểm tra của tôi và tống tôi lên một con tàu hướng thẳng về khu trung tâm. Tôi không được mang theo thứ gì trừ mặt dây chuyền đeo cổ đeo trên cổ mình. Tôi thậm chí còn không được nói lời tạm biệt.
Một vài điều khác biệt có thể xảy ra khi bạn tham gia thì sát hạch.
Bạn đạt điểm số tuyệt đối 1500 điểm. Chưa ai từng đạt nổi số điểm này - ờ thì, chỉ trừ mấy năm về trước có một đứa trẻ, nó đã làm quân đội om sòm cả lên. Ai mà biết chuyện gì sẽ xảy ra với đứa bé đạt điểm cao như vậy? Rất nhiều tiền và quyền lực chăng?
          Bạn được từ 1400 năm mươi đến 1499 điểm. Hãy tự chúc mừng mình đi vì bạn sẽ ngay lập tức được nhận vào học sáu năm ở trường trung học và rồi bốn năm ở một trong những trường đại học danh giá nhất của nước Cộng hòa: trường Stanford trường Drake và trường Brenan. Quốc Hội sẽ tuyển bạn vào làm và bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Sau đó là sung sướng và hạnh phúc. Ít nhất đấy là theo lời của chính phủ cộng hòa.
          Bạn được điểm số tốt từ 1250 Đến 1449 điểm. Bạn sẽ tiếp tục học lên trung học rồi được chỉ định vào một trường cao đẳng nhau đó. Thế cũng không tệ lắm.
          Bạn vừa đủ điểm số tối thiểu khoảng 1000 đến 1249. Quốc Hội sẽ cấm bạn học trung học. Bạn phải làm việc chân tay, như anh trai tôi, John. Và rồi có lẽ bạn sẽ chết đuối khi sửa chữa tua bin nước hoặc bị chết ngạt trong mấy cái nhà máy điện.
          Bạn trượt.
          Hầu hết những trường hợp này đều là lũ trẻ con đến từ khu ổ chuột. Nếu bạn thuộc nhóm không may mắn này, chính phủ Cộng Hòa sẽ cho người đến nhà bạn. Họ bắt bố mẹ bạn ký vào hợp đồng cho toàn quyền giám hộ bạn cho chính phủ. Hoặc nói rằng bạn đã được gửi đến trại lao động của chính phủ cộng hòa. Và gia đình sẽ không được phép gặp lại bạn. Bố mẹ bạn buộc phải gật đầu. Một số gia đình thậm chí còn ăn mừng vì viên chức nhà nước cho mỗi nhà 1000 đồng tiền cộng hòa coi như quà an ủi. Vừa bớt đi một miệng ăn vừa được cho tiền? Quả là một chính phủ chu đáo và ân cần.
          Chỉ trừ một việc, tất cả đều là dối trá. Một đứa trẻ thấp kém với mã gen xấu là gánh nặng cho đất nước. Nếu bạn may mắn, Quốc Hội sẽ để bạn Chết trước khi bị gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra các khiếm khuyết.
          Còn năm ngôi nhà nữa. Tess nhìn thấy vẻ căng thẳng trong ánh mắt của tôi và đặt một tay lên trán tôi. "Lại một cơn đau đầu nữa ạ?"
          "Không. Anh không sao." Tôi nhìn chăm chú vào khung cửa sổ mở nhà mình, rồi bỗng thấy một gương mặt thân quen. Eden bước qua, rồi nhòm ra ngoài cửa sổ nhìn đám lính đang tiến lại và chĩa một thiết bị tự tạo kì lạ bằng kim loại về phía chúng. Rồi thằng bé khom người lại và biến mất khỏi tầm nhìn. Những lọn tóc xoăn của nó ánh màu bạch kim dưới ánh đèn lập loè. Biết tính nó, tôi đoán chắc thằng bé làm cái máy đó để đo khoảng cách hoặc thứ gì đó tương tự.
          "Thằng bé có vẻ gầy đi," tôi lẩm bẩm.
          "Nó còn sống và vẫn đi lại được, em thấy thế là may mắn rồi." Tess nói.
          Vài phút sau, chúng tôi nhìn thấy mẹ tôi và John qua cửa sổ, đang say sưa trò chuyện. Tôi và John trông khá giống nhau, mặc dù trông anh rắn rỏi hơn sau những ngày dài làm việc trong nhà máy. Tóc anh, giống như mọi người sống trong khu này, dài qua vai và buộc đơn giản ra đằng sau. Anh mặc chiếc áo khoác lấm lem vết đất sét đỏ. Tôi có thể thấy mẹ đang mắng anh về điều gì đó, có thể vì để Eden ngó ra ngoài cửa sổ. Mẹ hất tay anh John ra khi cơn ho mãn tính hành hạ mình. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Vậy ít nhất cả ba người đều khỏe mạnh và đi lại được. Và kể cả nếu một người nhiễm dịch thì vẫn còn đủ thời gian để họ có thể hồi phục. Tôi không thể ngừng tưởng tượng những điều sẽ xảy ra nếu bọn lính đánh dấu X lên cửa nhà mình. Gia đình tôi sẽ chết lặng trong phòng khách một lúc lâu sau khi bọn lính rời đi. Rồi mẹ sẽ cố tỏ ra cứng cỏi như mọi khi, để rồi lại ngồi một mình thâu đêm, lặng lẽ lau những giọt nước mắt chảy dài. Sáng hôm sau, họ sẽ bắt đầu nhận vài khẩu phần thức ăn ít ỏi rồi chỉ ngồi chờ đến lúc khỏi bệnh, hoặc chờ chết.
          Tâm trí tôi trôi về số tiền ít hỏi mà tôi và Tess tích trữ được, 2500 đồng cộng hòa, đủ để chúng tôi ăn trong vài tháng... nhưng không đủ cho gia đình tôi mua những lọ thuốc chữa bệnh.
          Từng phút chậm chạp trôi qua. Tôi cất chiếc ná cao su đi và chơi oẳn tù tì với Tess để giết thời gian. (Tôi không hiểu sao Tess lại chơi cực giỏi trò này). Vài lần tôi nhìn về cửa sổ nhà mình, nhưng không thấy ai đi qua nữa. Mọi người chắc đang đứng tập trung ở cửa chính, sẵn sàng khi mở khi nghe tiếng đập cửa của bọn lính. Và rồi cũng đến lúc. Tôi ngồi trên gờ cửa sổ nhoài hẳn người về phía trước đến mức Tess phải giữ chặt tay tôi lại để tôi không ngã xuống dưới. Tên lính đập cửa. Mẹ tôi ra mở cửa ngay lập tức và mời bọn lính vào nhà, sau đó cánh cửa đóng lại. Tôi căng tai ra nghe ngóng tiếng nói chuyện, tiếng bước chân hay bất cứ tiếng động nào phát ra từ nhà tôi. Việc này xong càng sớm thì tôi càng sớm được lén gửi món quà của mình đến anh John.
          Sự yên lặng kéo dài. Tess thì thầm, "Không thấy tin gì thì lại là tin tốt phải không ạ?"
          "Đùa hay đấy."
          Tôi nhẩm đếm từng giây trong đầu. Một phút trôi qua, rồi lại hai phút, bốn phút và cuối cùng là 10 phút.
          Mười lăm phút rồi 20 phút đã trôi qua. Tôi nhìn về phía Tess, cô bé đáp lại bằng một cái nhún vai. "Có thể máy đọc kết quả bị hỏng," em nói.
          30 phút đã trôi qua. Tôi không dám rời mắt. Tôi sợ sẽ xảy ra một chuyện gì đó rất nhanh, khiến tôi không kịp nhìn thấy nếu tôi chớp mắt. Ngón tay tôi gõ từng nhịp đều trên cán dao.
          40 phút. 50 phút. Tròn một tiếng.
          "Đã có chuyện gì không hay rồi," tôi thì thầm.
           Tess mím môi. "Anh không thể biết được."
          "Có, anh biết. Làm sao có thể lâu như vậy được?"
          Test mở miệng định đáp trả, nhưng trước khi cô bé kịp nói thì bọn lính bước ra từ nhà tôi, từng tên một, khuôn mặt vô cảm. Khi tất cả bọn lính đã bước ra ngoài, tên cuối cùng đóng cửa lại và đưa tay lên thắt lưng để tìm thứ gì đó.  Đột nhiên tôi thấy choáng váng. Tôi biết chuyện gì sắp xảy ra.
          Tên lính vườn tay phun lên cánh cửa nhà chúng tôi một đường chiều dài màu đỏ tươi. Rồi lại phun thêm một đường chéo thứ hai tạo thành chữ X.
          Tôi tự rủa thầm trong bụng và chuẩn bị quay đi thì bốn tên lính lại làm một việc không ngờ đến, việc mà tôi chưa thấy bao giờ.
          Hắn xịt thêm một đứa sơn thứ ba trên cánh cửa nhà tôi, thẳng từ trên xuống dưới chia đôi chữ X.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

#marielu