Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10: Phân tích thực chất, động cơ của tích luỹ tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản?

a) Phân tích thực chất, động cơ của tích luỹ tư bản

* Thực chất của tích luỹ tư bản: tích luỹ tư bản là tư bản hoá một phần giá trị thặng dư.

            + Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không thể sử dụng hết giá trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân, mà dùng một phần giá trị thặng dư làm tư bản phụ thêm

            + Ví dụ: Một nhà tư bản có quy mô tư bản ban đầu là 6000 USD, với m’ = 100% sẽ thực hiện tích luỹ với quy mô như sau:c/v=4/1 

- Năm thứ nhất 4000c + 1000v + 1000m

+ Tiêu dùng cá nhân 500

+ Tích luỹ 500

- Năm thứ hai 4400c + 1100v + 1100m

+ Tiêu dùng cá nhân 550

+ Tích luỹ 550

            Kết luận:  Nguồn gốc duy nhất của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư. Thực chất của tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm động cơ của tích luỹ tư bản là nhằm thắng trong cạnh tranh và thu được nhiều giá trị thặng dư.

+ Nghiên cứu tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phép rút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

            Một là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. (C.Mác: “tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông tích luỹ ngày càng lớn”)

            Hai là , quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa.

* Động cơ thúc đẩy tích luỹ tư bản: 2 động cơ:

- Do tác động của quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư. Quy luật này chỉ rõ mục đích sản xuất của nhà tư bản là giá trị và sự tăng thêm giá trị. Để thực hiện mục đích đó các nhà tư bản không ngừng tích luỹ để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.

- Do tác động của quá trình cạnh tranh gay gắt trên thị trường buộc các nhà tư bản không ngừng tích luỹ, mở rộng quy mô sản xuất.

b) Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích luỹ tư bản: 2 nhân tố:  khối lượng giá trị thặng dư và tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng.

Phân tích: Chúng ta chia thành 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1:  Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia giữa tích luỹ và tiêu dùng. Nếu phần dành cho tích luỹ nhiều hơn thì quy mô tích luỹ tư bản sẽ tăng và ngược lại.

+ Trường hợp 2: Nếu tỉ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùng đã được xác định, thì quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư:

+ Trình độ bóc lột giá trị thặng dư (m’): m’ tăng => Mtăng=> quy mô tích luỹ tư bản tăng lên và ngược lại

+ Năng suất lao động: NSLĐ tăng lên thì giá trị TLSH và giá trị TLSX giảm, do đó cùng một khối lượng GTTD như cũ thì bây giờ nhà tư bản sẽ mua được nhiều hơn TLSX => thúc đẩy mở rộng quy mô tích luỹ tư bản.

+ Chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng (toàn bộ giá trị máy móc) và tư bản tiêu dùng (phần đã khấu hao vào sản phẩm): Máy móc hoạt động sẽ mất dần giá trị nhưng trong suốt thời gian hoạt động máy móc vẫn có tác dụng như khi đủ giá trị, từ đó tạo ra sự chênh lệch, được tích luỹ lại làm cho quy mô của tư bản ngày càng tăng

            + Đại lượng tư bản ứng trước: Quy mô của tư bản ứng trước càng lớn, nhất là tư bản khả biến càng lớn thì khối lượng GTTD thu được càng lớn, do đó tăng quy mô tích luỹ tư bản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top