Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Chương 111: Chuyện cũ năm xưa đứt ruột đứt gan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Đốc đốc đốc."

Phác Thái Anh nghe thấy tiếng gõ cửa thì không có lên tiếng ngay, nàng bình tĩnh hạ nét bút cuối cùng rồi mới chậm rãi nói: "Người nào?"

Tứ Cửu: "Tiểu điện hạ, là lão nô."

Phác Thái Anh: "Vào đi."

Tứ Cửu bưng một cái khay vào thư phòng, hắn quỳ gối bên án thư, nâng khay qua đỉnh đầu: "Tiểu điện hạ, đây là tấu chương quan trọng mới được đưa tới, bệ hạ muốn người phê đỏ rồi trả chúng về. Xin người xem qua." Từ đầu đến cuối, ánh mắt của Tứ Cửu đều khéo léo tránh nhìn vào ngự án.

Phác Thái Anh tùy ý cầm cái khay đặt lên bàn, nàng cũng không ngẩng đầu lên, chỉ đáp: "Ta đã biết."

Tứ Cửu: "Lão nô cáo lui."

---

Phác Thái Anh xử lí những tấu chương cũ đâu vào đấy, sau đó mới cầm lấy những tấu chương mới lên xem.

Những tấu chương này đã được Trung thư lệnh Hình Kinh Phúc góp ý, cũng như là được Ngũ hoàng tử Phác Đạt phê. Nếu không có dị nghị, Phác Thái Anh chỉ cần cầm bút chu sa viết một chữ "chuẩn". Nếu như có dị nghị, nàng sẽ gạch bỏ ý kiến của hai người kể trên, lại viết xuống mệnh lệnh có tính chấp hành tối cao, gọi là: Phê đỏ.

Từ bao đời này, chỉ có hoàng đế ngự bút hạ lệnh, mới có thể gọi là phê đỏ.

Một tháng gần đây, sức khỏe của Phác Nhượng đột nhiên "chuyển biến tốt". Tuy Ngũ hoàng tử Phác Đạt vẫn giám quốc, nhưng quyền phê đỏ lại một lần nữa về tới tay Phác Nhượng.

Nhưng Phác Nhượng từng hạ một ý chỉ: Bởi vì nửa người hắn hành động không tiện nên hắn chuyển sang phê đỏ bằng tay trái. Nếu chữ có thay đổi thì chư vị công thần cũng không cần ngạc nhiên làm gì.

Không ít lão thần đều cảm động đến nỗi rơi nước mắt, bệ hạ quan tâm đến thiên hạ, dù lấy tay trái cầm bút vẫn không quên triều chính...

Sau khi Lạp Lệ Sa rời đi không bao lâu, mỗi ngày Phác Thái Anh đều bị Phác Nhượng gọi tới để "cùng nhau dùng ngọ thiện". Phác Thái Anh đã đọc hết tấu chương từ trước đến nay, một tháng trước, nàng bắt đầu phê duyệt tấu chương đầu tiên dưới sự giám sát của Phác Nhượng.

Đột nhiên, Phác Thái Anh run tay. Sau khi bần thần thật lâu, nàng đặt ngự bút lên gác bút kim long, ngừng viết sau hai canh giờ dài đằng đẵng.

Nàng thẳng lưng, hoạt động bả vai, cẩn thận cầm tấu chương trước mắt lên.

Tháng chín, năm Cảnh Gia thứ mười

Thần, Thị lang Công bộ Lạp Lệ Sa, quỳ tấu xin mời bệ hạ chứng giám...

Thời tiết khó lường, đê chống lũ ven bờ Lạc thủy đều bị hao tổn nghiêm trọng, dân chúng địa phương khổ cực vô cùng. Bắt đầu từ tháng ba, Tam hoàng tử điện hạ phụng chiếu, suất lĩnh quần thần chạy tới nơi gặp tai hoạ để sửa chữa đê điều.

Nhờ có thiên thời địa lợi, hồng phúc của bệ hạ và sự đồng lòng của bá tánh, chúng thần cũng thành công sau sáu tháng.

Thần, nhờ được thánh quân rủ lòng thương, may mắn có được vị trí Thị lang Công bộ. Tuy đã cẩn trọng, không dám chậm trễ một ngày, nhưng thần không có khả năng, thường cảm thấy mình chưa dốc hết sức, phụ lòng quân ân, cho nên sợ hãi vạn phần. May mà còn có Tam điện hạ, chư vị công thần và đồng liêu đề điểm trợ lực mới không có nhục mệnh.

Đến tháng chín, đê điều bị hư tổn ở các nơi đều đã được tu sửa xong, còn phải đợi mưa thu để kiểm tra.

Thần cả gan dự đoán, lần cứu tế này đã hoàn thành, may mắn không có nhục mệnh, quả thật là nhờ công thánh ân phù hộ.

Khóe miệng Phác Thái Anh không khỏi cong cong, nàng thầm mỉm cười rạng rỡ. Người viết tấu này tìm từ khiêm tốn, dùng từ nghiêm cẩn. Phác Thái Anh phảng phất thấy được dáng vẻ nghiêm trang của Lạp Lệ Sa khi nói chuyện.
Hơn nửa năm qua, nàng đã đọc mấy trăm tấu chương, không thể không nói: Tấu chương của Lạp Lệ Sa là tấu chương xuất sắc nhất trong số những nhân tài kiệt xuất. Tuy rằng hơi dong dài, nhưng lại khiến người đọc cảm thấy vô cùng thoải mái.

Rõ ràng là đạt được công lớn nhưng giữa những hàng chữ lại không thấy chút tranh công nào. Ngược lại Lạp Lệ Sa còn nhường tất cả công lao cho người khác, bản thân thì chỉ luôn kiểm điểm và biết ơn.

Đọc tấu chương hơn nửa ngày, Phác Thái Anh đã sớm mệt mỏi, nhưng tấu chương của Lạp Lệ Sa làm thể xác và tinh thần của nàng đều vui sướng.

Nàng bày tấu chương lên ngự án, đọc hết lần này đến lần khác nhưng vẫn khó có thể kiềm nén tình yêu trong lòng. Bàn tay xinh đẹp của nàng nhẹ nhàng xoa chữ viết trên đó, ánh mắt lưu luyến, biểu tình dịu dàng, tựa như đang vuốt ve khuôn mặt người viết ra những nét chữ này.
Nàng tựa giận tựa khen: "Người nhát gan ~! Vất vả lâu như vậy, ngay cả tấu chương tranh công mà ngươi cũng không dám viết?"

Phác Thái Anh lại lần nữa cầm lấy ngự bút, chấm đầu bút vào nghiên mực. Trên tấu chương của Lạp Lệ Sa đã có ý kiến phúc đáp của Trung thư lệnh và Ngũ hoàng tử.

Trung thư lệnh viết hai dòng, nội dung đại khái là: Lạp Lệ Sa chú ý kết thúc công việc, không thể lơi lỏng hay kiêu ngạo.

Ngũ hoàng tử Phác Đạt thì viết ba chữ: Ta đã biết.

Phác Thái Anh hừ nhẹ một tiếng, ánh mắt toát ra sự bất mãn. Nàng cầm ngự bút, gọn gàng gạch bỏ ý kiến của Trung thư lệnh đại nhân, tìm một chỗ trống rồi viết: Thưởng.

---

Lạp Lệ Sa mặc một bộ TSm màu trắng, nàng cẩn thận búi hết tóc lên đỉnh đầu. Làn da màu vàng nhạt của nàng tràn đầy sức sống, đôi mắt màu hổ phách thì dịu dàng nhìn chăm chú vào bà lão trước mặt.
Một bà lão bình thường ở Vị Quốc, trong trí nhớ của Lạp Lệ Sa cũng không có hình bóng người này.

Tế tổ đã xong, hai ngày sau sẽ tiếp tục trở về kinh.

Đối với đám người dị tộc ăn cắp dê, Lạp Lệ Sa sai người đào một cái hố sâu, tự mình nhìn thị vệ chôn sống bọn họ. Tuy nhiên, hai vị "mẫu tử" người Vị Quốc này lại được Lạp Lệ Sa tiếp đãi long trọng.

Bà lão nuốt nước miếng, nhìn chằm chằm một bàn sơn hào hải vị trước mặt nhưng lại không dám động thủ.

Lạp Lệ Sa cười mà không nói, tự mình múc một chén cháo trắng ngon lành đưa đến trước mặt bà ta: "Đại nương, ngươi đói lâu lắm rồi, bao tử yếu như vậy thì chưa thể ăn thịt cá được. Ngươi ăn một chén cháσ ɭóŧ dạ rồi hẵng ăn thịt."

Bà lão cầm chén cháo trắng, cũng mặc kệ cháo có nóng hay không, trực tiếp đổ vào miệng. Mãi đến khi chén cháo thấy đáy, bà mới nhớ ra phải nói cảm tạ: "Cảm ơn đại nhân, ta...dân phụ thất lễ."
Lạp Lệ Sa đạm nhiên cười, lại múc thêm nửa chén cho bà lão: "Đại nương ăn thêm một chút nữa đi."

Lão phụ nhân vội vã đồng ý. Sau khi ăn hết chén cháo, bà nhìn chằm chằm vào con gà nướng và chân giò trên bàn...

Lạp Lệ Sa không màng dầu mỡ, nàng tự mình xé một cái đùi gà và đặt vào đĩa của bà lão. Nhìn bà lão ăn ngấu nghiến, nàng lại gắp thêm một cái đùi gà, hai cái cánh và thịt ức gà vào đĩa bà. Nàng cầm khăn lau sạch dầu mỡ trên tay, rồi cầm đũa gắp thêm mười mấy miếng chân giò nữa.

Nhìn bà lão ăn ngấu nghiến như vậy, nàng chậm rãi nói: "Đại nương, để ta kể cho ngươi nghe một câu chuyện."

Bà lão vùi đầu ăn lia lịa: "Ừm ừm hừm!"

Lạp Lệ Sa hoàn toàn không để ý đến sự thất lễ của bà lão, nàng mỉm cười ôn hòa, bắt đầu kể một câu chuyện.


Rất lâu trước kia, có một nhà ba người sinh sống ở chốn bồng lai tiên cảnh. Nơi đó dê bò khắp nơi, dân phong thuần phác. Vào năm "nam hài" ba tuổi, phụ mẫu sinh cho nàng một muội muội. Nam hài vô cùng vui vẻ, liền thề rằng phải bảo vệ muội muội, mang đến cho muội muội những điều tốt nhất, che chở nàng bình an lớn lên, lại tìm cho muội muội một vị hôn phu dũng mãnh nhất, thiện lương nhất.
Nhưng vào năm nam hài tám tuổi, bọn cướp đã xông vào chốn bồng lai tiên cảnh. Phụ thân của nam hài không thể chống lại bọn chúng, nhưng người cũng không thể bỏ lại thê tử của mình. Vì vậy người đành phải chọn một gia phó vừa trung thành vừa dũng mãnh, để hắn dẫn hai người con rời đi, hy vọng các nàng có thể sống sót.

Hai huynh muội chạy trốn hơn nửa năm, nhưng cuối cùng kẻ thù vẫn đuổi kịp bọn họ. Vì để bảo vệ muội muội, ca ca chủ động để kẻ thù truy kích, muốn nhường cơ hội sống sót lại cho muội muội. Đáng tiếc...

"A..."

Lão phụ nhân đột nhiên dừng ăn, phảng phất như là bà ta đang bị cái gì đó làm cho nghẹn họng. Hai má bà ta phình lên, miệng bóng nhẫy, liều mạng mím môi không muốn nhả thức ăn trong miệng ra.

Ánh mắt Lạp Lệ Sa rất bình tĩnh, nàng chỉ lo nói: "Hai huynh muội cứ như vậy mà thất lạc nhau, ca ca cho rằng muội muội đã chết, không hề ôm hy vọng nữa. Nhưng có một ngày nọ, nàng vô tình phát hiện, bên hông một nữ hài điên điên khùng khùng có ấn ký của gia tộc..."
Mặt bà lão đỏ lên, trông bà ta vô cùng kinh ngạc. Bà ta trừng lớn hai mắt, nhìn chằm chằm Lạp Lệ Sa, trong cổ họng phát ra những tiếng "ạch ạch" thống khổ.

Lạp Lệ Sa mỉm cười, nàng kéo vạt áo ra, một hình xăm Lang Vương sống động như thật chợt xuất hiện.

Bà lão tựa như thấy quỷ, bà đánh đổ đĩa trên bàn xuống đất, hé miệng "oa" một tiếng để nôn thức ăn ra.

Nhưng thần sắc của bà ta vẫn rất thống khổ, bà ta bóp lấy yết hầu của mình, vẫn chưa thể tin được.

Lạp Lệ Sa đứng lên, chậm rãi chỉnh lại vạt áo, không thèm nhìn đến bà lão: "Trong cháo của đại nương có bỏ thêm 'ngọc thạch tán'. Đây là một loại dược liệu rất quý báu, người dùng sẽ có tình trạng trướng bụng, tứ chi sưng vù. Nếu như phối hợp với việc ăn uống quá độ...thì dù cho ngỗ tác có tới, cũng chỉ có thể tra ra là ăn no đến chết."
Bà lão ngã xuống đất, thống khổ run rẩy, nhìn chằm chằm Lạp Lệ Sa. Ánh mắt của bà ta là sợ hãi, là cầu xin, là khó hiểu...

Lạp Lệ Sa từ trên cao nhìn xuống bà lão, ánh mắt nàng trầm như nước.

Nhưng mà, khóe mắt nàng lại trào ra một giọt nước mắt, yên lặng chảy xuống.

Nàng nâng tay cung kính hành lễ: "Nhất định là đại nương cảm thấy ta lấy oán trả ơn đúng không? Ta, Khất Nhan A Cổ Lạp, chân thành cảm tạ ngươi vì đã coi muội muội ta như nữ nhi ruột thịt, che chở nàng không để cho nàng chịu nhiều khổ cực. Chỉ tiếc là ngươi đã nhìn thấy hình xăm bên hông nàng. Sau khi ăn no, ngươi hãy an tâm lên đường đi. Khất Nhan A Cổ Lạp đưa ma cho ngài, kiếp sau mong ngài đầu thai vào một nhà tốt..."

Sau khi co giật dữ dội, bà lão dần tắt thở.

Tháng mười, năm Cảnh Gia thứ mười

Sau mười hai năm ẩn nhẫn, đây là lần đầu tiên thảo nguyên vương tử Khất Nhan A Cổ Lạp tự mình kết thúc một sinh mạng, giết chết ân nhân đã cứu muội muội mình.
---

Hôm sau, vào ngày cuối cùng đội ngũ hồi kinh.

Lạp Lệ Sa tìm thị vệ hôm ấy tới, nhờ hắn bảo tất cả thị vệ bắt được người dị tộc đến đây để làm một việc cho nàng.

Lạp Lệ Sa cực kỳ hào phóng, vừa thấy mặt thì đã thưởng cho mỗi người hai mươi lượng bạc: "Các vị, vị đại nương này cũng thật đáng thương, ta vốn định cho nàng ăn ngon một bữa, không ngờ nàng ăn no đến chết... Còn phải mời các vị đi một chuyến, chúng ta đến ngoài thành chôn quan tài cho đại nương đi."

Thị vệ cầm bạc của Lạp Lệ Sa, bọn họ đã sớm vui như nở hoa: "Đại nhân yên tâm, việc nhỏ này cứ giao cho huynh đệ chúng ta là được."

Lạp Lệ Sa: "Lạp mỗ cảm thấy thẹn trong lòng, cho nên cũng muốn đi cùng các vị. Đại nương không có con cái, ta sẽ tự mình đỡ quan cho bà ấy."

Thị vệ khâm phục: "Đại nhân thật đúng là mang tâm địa Bồ Tát, có thể được quan viên chính tam phẩm làm đại lễ như thế, lão nương này chết cũng không tiếc."
---

Khi tới ngoài thành, vài thị vệ dùng sức đào hố. Lạp Lệ Sa đề nghị đào hố sâu hơn một chút. Bà lão này không có con cái nên không có ai phúng viếng, nên đào sâu tránh mưa to làm xối đất rồi để lộ quan tài ra ngoài.

Sau khi đào xong một cái hố lớn, bọn họ đặt quan tài của bà lão vào, thế nhưng bên dưới vẫn còn một khoảng trống to. Lạp Lệ Sa lấy một cái túi giấy từ hòm xiểng ra, bên trong là mười cái bánh nhân thịt thơm ngào ngạt. Nàng lại lấy thêm một bầu rượu, chia cho các thị vệ: "Các vị vất vả rồi, ăn chút gì đó rồi hẵng lấp đất."

---

Nửa khắc sau, tất cả thị vệ đều đổ máu, chết ngay tại chỗ.

Lạp Lệ Sa đá xác của bọn họ xuống hố sâu, cầm xẻng tự mình vùi lấp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

#notag