Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Tập 24.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nàng màu tím ơi.

Mùng hai Tết mẹ sắp trôi sang, Phú Thạnh ấy có phải rất vui không.

Này em.

Kể từ ngày giao thừa chia tay, ngày nào cũng mong mỏi em gửi ra Huế này một vài tấm ảnh kỉ niệm khi ở Phú Thạnh. Để mỗi đêm, tôi còn có cái để ngắm miền Nam, và ngắm Trăng trong ảnh. Ngắm thôi, không mơ mộng.

Bức thư này tôi trao bưu điện gửi về miền Nam, còn kèm theo máy chụp hình cùng cuộn phim, chụp nhiều ảnh em nhé.

Tết rồi chắc em mặc đẹp, ngoài này có đào, hoa đào thì hồng lắm, hoa lựu, hoa lựu thì chi chít.

Những đồi hoa Sim bên dọc nhà của mạ, thì đẹp tựa như màu tím trong mắt của em tôi thấy.

Tôi về trước mùng tư và em về sau mùng bảy để học hành trên Tân Châu.

Thừa Thiên Huế trở lạnh, hoa nhiều, nên khi hai đứa chúng ta gặp lại, thì tôi chia sẻ em vài cánh hoa lên mái tóc em. Em đẹp xinh.

Mạ tôi có bí rợ cùng vài trầu, gửi theo bưu phẩm cho cha mẹ của em làm vui miệng.

Cũng quý lắm, em bé bỏng.

Em ở bên đấy đừng gieo nụ cười với một ai. Tôi non nớt muốn rằng khi hai đứa mình gần nhau thêm, chỉ hai ta, thì em hẳn mỉm chi thật xinh. Thái Anh nhé.

Mến em răm rắp.

Huế ngày Tết thiếu vắng.

Lạp Lệ Sa.

Năm 2000, Thừa Thiên Huế.

___

Bữa nay...là mùng 2 rồi. Tết bỗng cũng thơm sương mai, trong con tim của nhỏ đó cũng chẳng còn rỗng tuếch, vì khi Lạp Lệ Sa nó đi ra Trung, nó cũng gửi thư như lời hứa, cái lời hứa tưởng chừng chỉ ong bướm qua loa.

Gửi thư ? Đúng là người miền Trung có khác...rất trữ tình và thích văn thơ, văn thơ ấy cũng quá tốt, quá lai láng, nói năng bình thường Lệ Sa nó đã gây ấn tượng bởi lời nói khóe léo, lãng mạn, giọng nói Thừa Thiên Huế thì dễ sinh yêu quý lạ kỳ...nói chuyện được hết biết.

...mà thư gửi, là thư gì ? Thời này mà gửi thư cho người con gái nào đó, thì cũng gọi là mộng mơ rồi còn đâu, thương nhớ lắm rồi còn đâu ?

Gửi thư cho nhỏ. Mà người nhận, người cầm lấy đầu tiên...lại là má của con nhỏ này nữa.

Sáng sớm bả đi chợ, đi chợ rồi lại về nhai mức, đang chơi lô tô, ông chuyển hàng cho bưu điện chạy vô sân kêu "Ngoại ơi lấy phẩm, cho con về với vợ con, hề hề ~."

Con nhỏ kia thì đi viếng họ hàng tuốt ở ngoài Tiền Giang, thành ra bả nhận được trước nhất ai...rồi bả đọc thành tuồng luôn. Coi chừng mấy tuồng cải lương tình yêu nam nữ trên la-dô, không bằng cái bức thư này nữa, bả hát còn được nữa là.

Rồi...cái khi nhỏ về.

Đã thấy má ngồi ở bàn giữa, lép bép miếng kẹo dừa cay trong miệng, vừa thưa bả xong, thì bả lại nói :

-"Nhỏ nào gửi đồ cho mày kìa."

Thái Anh về mệt, liền tìm võng nằm đung đưa : -"Hữm, con nhớ có dặn ai đâu à."

...

Phác Thái Anh nhặt lá thư đơn côi, ngồi trong buồng mình ên, đèn dầu, cây quạt kêu ồ ồ, tiếng đài la-dô phát niệm Phật của cha vang vẳng trong lòng.

Đêm khuya thơm mùi nhang, mỗi lần như vậy, là i rằng sắp bước sang mùng ba.

Nhỏ ngồi ngắm nghía.

Không thể tin là...thư đã gửi về từ hôm qua, tức là mùng một. Mà má cũng chẳng nói một lời cho nhỏ hay biết...

Má cất vào một nơi sạch đẹp trong nhà. Má nói má đã đọc, thì lòng cũng có chút bồi hồi và không thể nào buồn bực má được.

Má là người để mình chia sẻ chuyện này mà....má xem thì đằng nào có thể ưng thuận được sự tình, rằng, Lệ Sa là người Huế không kiêu hãnh, còn đa tình văn vở thế nữa.

...cách gởi thư về miền Nam, cũng hiện lên chung thủy, lãng mạn và yêu thương đặc biệt.

Phác Thái Anh không cầu mong có tình cảm.

Chỉ mong sao...hai đứa có thể thành bạn chung kiến - tình yêu chung kiến mặn nồng hơn tình yêu bạn thân như đối với Trân Ni.

Vì trong con tim nhỏ, Lạp Lệ Sa là hạp lời ăn tiếng nói, là người đặc biệt làm tâm hồn xốn xang.

Vốn dĩ...đã chẳng thích một ai, chỉ đặc biệt mập mờ với người ta ấy, nhỏ ất không kiêu ca, vì miệng mồm hứa hẹn sẽ tròn đời góa phụ, chẳng chồng không cháu con. Ăn chay với niệm 6 chữ, đã là thực tế. Và cũng đã có tính nết trái dòng, khó khăn, ương ngạnh. Không ai thương yêu thực lòng. Chỉ có...người ta kia là ngu..ngu thấy sợ, thương gì mà dữ.

Ngắm nghía...chứ không nỡ bức ra xem.

Phong bì màu vàng tựa bị bám bụi ngày xưa, nhưng nhìn vào thì rất kỉ niệm, sạch sẽ và phong trần, đáng để trưng bày trong con tim. Có tem đã bị xé phỏng và nắp lá thư mở lỏng lẻo.

Rút lá thư ra...là một nếp gắp bé nhỏ, chứng tỏ, má của nhỏ khi đọc xong, đã cố gắng đặt nó về vị trí lúc đầu, cho nó toàn vẹn, đẹp đẽ như ban đầu mở, đến khi kết thúc, cất giấu không chút ẩu tả là phải.

Chỉ vì, tới bả đọc, còn rung động. Nên mới giữ gìn thế.

Chữ viết không đẹp, chữ xấu hoắc, nhưng nên thơ rất đẹp.

Phác Thái Anh tựa đầu vô vách, kề lưng bên tủ ở đầu giường hộp, môi trên môi dưới lép nhép theo lời mà bức thư trao, đôi mắt có ánh sao đêm mùng 2 lấp láy, hai cái má bầu bĩnh nóng hổi.

Vừa vào thư, đã thấy cách xưng hô này tế nhị, bất hợp lý, không phải bạn bè sao ?

Phác Thái Anh mím môi, đọc vài câu đã không thể chôn giấu mà cười khẽ ra ít tiếng nỉ non.....đậy lại bức thư và cất vào phong bao, áp lên nơi con tim đang đập vì gì đó.

...tựa đầu ra vách gỗ nhắm nghiền mắt, như tựa vào lòng ngực người ta xa, ấm áp, mà hạnh phúc đến độ nghiền mắt, cầm cái máy ảnh đã từng cùng nhau trong chợ Xuân Đồng Tháp, để dưới đùi rờ rẫm, bấm bụng một chút xíu.

Khóe mi hơi ẩm ướt, mắt nhắm lại, chảy ra cái dòng nước ấm nho nhỏ. Con nhỏ ấy liền đưa cùm tay quệt một lần, hít thở khi khóc thiệt khó.

...mùng hai mà khóc là xui, nhưng mấy khi phụ nữ yếu đuối, lại là bức tranh cảm xúc, bài thơ cảm xúc mà mùng hai cần có.

Chắc Mùa Xuân Nho Nhỏ của Viễn Phương, cần đến..

...

Đầu năm mới, đi mừng thọ cho lão.

Bữa nay là mùng ba. Bữa cuối nó ở lại nhà...

Cùng bác và bọ đi thăm người xa.

Con một mà mạnh khỏe như nó, gái mà săn chắc hơn trai, Lạp Lệ Sa phong cách trụ cột mai sau. Ngoài này không bảo thủ, không có khái niệm khinh nữ trọng nam. Lạp Lệ Sa được sanh ra, bọ mạ được đỡ đần nhiều lắm. Nhưng đôi khi nó không có hiếu với bọ mạ, vì Huế không ở, lại ở ngoài Nam, không gần gũi bọ mạ.

Giờ nó về, bọ mạ nhìn cũng chẳng ra con.

Nhà nó trong miền Trung này, cũng chống lũ quét lợi hại mấy năm rày. Tết rồi nên yên bình, màu sắc hẳn, nhưng Huế...thì không có em.

Sẵn tiện khi lên mừng thọ, sẽ mua nhiều quà mà chỉ Thừa Thiên Huế có. Hoa cũng nhiều, và châm cài là vài cái, một chút nước é làm mịn màng da mặt, không hề mua son phấn để về biếu cho em.

Nó thì chở bọ, chở bọ đi mừng thọ chừng 6-7 nhà, thì bọ uể oải, quả nhiên bọ muốn về nhà.

Lệ Sa cho lì xì trẻ con khắp khắp mấy nơi mừng thọ, mấy đứa be bé như cây măng lùn, mặt con gái thì hồng hào, mặt con trai thì sáng sủa, mặc đồ nhung gấm phi bóng, gái trai đều ôm lấy Lạp Lệ Sa tấp nập. Chú và cô là người sang giàu, không ai không dư dả nghèo rớt mồng tơi.

Họ hàng đều là họ tài phú. Nhà nó là gia giáo.

Về nhà cũng là xế chiều, đi xa về thì vào nhà, ôm mạ.

Ngôi nhà bờm trắng và bốn ngăn lầu sáng sủa.

Mạ ngồi ở nhà giữa uống trà cùng mức, cổ quấn khăn choàng, áo dài cách tân và tóc ngắn phồng ngôi.

Bọ đi tới cũng hôn lên đôi mắt của mạ, hôn xong bọ mạ nhìn nhau tình tứ.

Bọ mang áo cổ lọ nâu sồng cùng quân Tây vàng nhạt, mũ be-rét và ria mét dày đặc mạnh mẽ...

...

Lạp Lệ Sa trong ánh mắt sâu chỉ có những hoa ngoài vườn, ngồi ngoài vườn hoa, tay bợ vào má ngắm nghía hoa Sim. Hai năm trước mang đem vun trồng chỉ bằng hạt vừng, giờ đã trổ mã ra hoa, vào xuân càng tím rực rỡ, bên cạnh là thác nước kiểng có bầy cá bảy màu bé nhỏ ăn rêu.

Ngắm Sim mà nhớ em nhiều.

Nếu Sim biết được...có buồn không Sim ?

Màu tím vẫn trong con tim Thừa Thiên Huế, và con tim em ở Phú Thạnh.

Chắc là giờ này em đã yên giấc chiều, hay vui trò cùng đám em bé nhỏ ở làng.

Nhỏ khó ưa đó đẹp xinh, trong mái tóc bay bay, màu tím trong ngươi mắt em run rẩy, nhìn nhau chỉ thêm xúc động, ân hận vì em không thương lại, làm sao có thể chính thống ôm em vào trong lòng động và hôn lên trán Thái Anh mỗi khi buồn....cảnh tượng ở bến đò mỗi khi nhớ lại, Lạp Lệ Sa ngã mũ.

Nhìn vào hoàng hôn bên sông chiều, đèn trên mái vờm hành lang chợt bật lên màu sáng rạng rỡ.

Một thằng cu li chạy vào vườn, tay đỡ lá thư lên bàn của Lệ Sa...

-"Cái này, ai gửi cho chị hi." Cu li.

Lệ Sa đặt tay lên vai cu li, cho cu li nó nghía cùng, rồi nhặt thơ lên tay, tay vuốt tem bưu chánh, phong bì màu quốc dân... văn bản đặc thù chỉ một. Là từ bưu điện Phú Thạnh gửi ra Huế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top