Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Hồi thứ hai - LINH MIÊU

   Tương truyền có một cô gái xinh đẹp, vốn là con nhà nghèo nhưng nhan sắc mặn mà lắm. Một ngày kia có người giàu có từ phương xa mang hậu lễ tới xin cưới cô gái về làm vợ, cha mẹ cô gái mong con mình sung sướng nên vui vẻ đồng ý. Ngờ đâu khi về nhà chồng, cô gái mới mới biết người ta chỉ cưới cô về làm lẽ. Vợ cả không sinh được con nên chủ nhân muốn tìm vợ lẽ để có con nối dõi tông đường. Cô gái khóc than thân mình, nhưng rồi cũng đành chịu phận.

   Khi cô gái mang thai, người vợ cả ngoài mặt tỏ ra vui vẻ, ân cần, nhưng trong lòng đố kị. Bà ta lén lút trộn thuốc phá thai vào thức ăn của người vợ lẽ, kết quả là cái thai bị chết yểu. Lần mang thai thứ hai, người vợ lẽ vẫn ngây thơ không biết gì, khiến cái thai một lần nữa bị vợ cả hãm hại. Chỉ đến lần mang thai thứ ba thì người vợ lẽ mới phát hiện ra tâm địa độc ác của bà vợ cả, bèn giấu kín việc này.

   Nhưng cái thai lớn dần lên thì không thể giấu đươc nữa. Bà vợ cả lồng lộn tức giận. Bà ta mua chuộc một cô hầu, sai cô ta trộn thuốc phá thai vào các thang thuốc dưỡng thai của người vợ lẽ. Đứa trẻ chưa ra đời đã phải chịu cái chết oan uổng tàn khốc, khiến người mẹ đau đớn khóc than đến kiệt sức. Người vợ lẽ uất hận tột cùng, dùng chút hơi tàn cuối cùng cất lời nguyền: Nếu được đầu thai vào khiếp sau ta sẽ ăn thịt hết con của ngươi và giết chết cả ngươi!

   Khi chết đi, người vợ lẽ đầu thai làm một con mèo đen, còn vợ cả đầu thai làm một 

pcon gà mái, sống chung một mái nhà. Qủa nhiên gà mái đẻ ra quả trứng nào đều bị mèo đen rình ăn sạch. Lứa trứng thứ hai cũng chung số phận. Đến hết lứa trứng thứ ba thì mèo đen vồ gà mái ăn tươi nuốt sống.

   Ở khiếp sau nữa, mèo đen lại hóa khiếp thành nai, gà mái hóa kiếp làm beo (thú dữ gần với báo nhưng nhỏ hơn, có bộ lông màu nâu đỏ), sống chung trong một cánh rừng. Nai mẹ mỗi lần đẻ được nai con đều bị beo tới bắt ăn thịt. Ăn hết lứa con thứ ba thì con beo ngoạm cổ nai mẹ rồi ăn thịt.

   Kiếp tiếp theo, nai mẹ đầu thai thành một loài miêu quỷ dữ tợn, lông lá móng vuốt kinh dị, còn gọi là hắc dạ xoa. Con beo thì hóa khiếp thành một người đàn bà xinh đẹp, lấy chồng và sinh con. Nhưng hai đứa con đầu đều bị hắc dạ xoa hại chết. Khi đẻ đứa con thứ ba, vợ chồng nhà kia bế con chạy trốn. Hắc dạ xoa biết được, hóa thành một cô gái đuổi theo.

   Người mẹ biết quỷ giả dạng người để bắt con mình, nên bế con chạy vào nơi Phật Thích Ca Mâu Ni đang thuyết pháp xin cứu giúp. Hắc dạ xoa trong hình dạng cô gái cũng đuổi tới nơi. Phật gọi cả hai người lại, giải thích mối ân oán truyền khiếp mà hai bên đang phải chịu, khiến cho nỗi đau khổ, oán hận không bao giờ chấm dứt. Đức Phật khuyên: "Lấy oán báo oán, oán oán chất chồng - lấy ân báo oán, oán oán tiêu tan". Nghe xong, miêu quỷ bỗng thức tỉnh, phát tâm đại bi, dần dần rũ bỏ được lốt quỷ, trở lại hình người và cuối cùng tu thành chính quả.

   Bản ấy nhỏ lắm, thậm chí còn chẳng có ai nghĩ đến chuyện đặt tên, bởi người ngoài ít ai biết đến, mà người trong bản cũng không mấy khi ngao du với bản làng khác. Bản chỉ lưa thưa đôi chục nóc nhà quây quần với nhau, lọt thỏm giữa lòng thung lũng. Xung quanh là núi với rừng bao bọc dày đặc, bản biệt lập hẳn với bên ngoài.

   Người ở đâu phong tục chất phác, bình dị, không có nghi lễ cầu kỳ. Người ta có thói quen là mỗi khi tới ngày rằm, cả bản tụ tập lại đốt lửa, quây quần dưới trăng, cùng nướng thịt chung vui ở ngôi nhà sàn cao lớn, rộng rãi chính giữa bản. Dân trong bản vẫn quen gọi nhà ấy là "nhà lớn". Khi ấy đàn ông thì uống rượu, đàn bà thì ngồi kể chuyện, trẻ con thì la hét nô đùa, người già hạnh phúc nhìn con cháu, cuộc sống cứ đơn sơ như thế, trải qua hàng trăm năm.

   Săn bán là nghiệp sống còn của bản ấy. Xung quanh bản là rừng rậm âm u tăm tối, cơ man (số lượng nhiều, không biết chính xác là bao nhiêu) vật linh, thú lạ. Bản có phường săn độ chừng ba chục tráng đinh (người con trai đến tuổi thành niên, khoẻ mạnh, có thể đi lính và tham gia các việc lao dịch khác thời trước), thạo nghề, giỏi việc. Không những thế, bọn họ còn là những đô vật giỏi, thường xuyên rèn luyện trong lúc rỗi rãi để phòng khi có sự chảng lành. Thung lũng phì nhiêu màu mỡ, trông trọt canh tác thuận lợi, người trong bản lấy cây ngô làm lương thực chủ yếu. Bọn họ, từ lương thực, quần áo, nông cụ đều tự sản xuất lấy, về cơ bản có thể tự cung cấp. Duy chỉ có mối thì không thể tự làm ra. 

   Thứ hàng mật thiết ấy xem ra thiếu thốn lắm. Vào đời nhà Lý, thường thì các bản vùng thượng du không đến nỗi khó kiếm muối như thế, bởi các lái buôn hay đến tận những hang cùng ngõ hẻm để đổi muối lấy nông lâm sản. Thế nhưng, từ xưa đến nay, chưa có lái buôn nào đến bản cả.

   Bởi đó là một bản hủi.

   Người hủi xưa kia vốn bị kỳ thị xa lánh. Người ta sợ hủi như sợ tà, mỗi khi ở đâu có người bệnh thì nhà cửa của họ thường bị đốt trụi để tránh lây lan. Không những thế, thân nhân của họ, nặng thì bị thiêu sống, nhẹ cũng bị xua đuổi. Họ biết thân biết phận tụ nhau lại ở một nơi hẻo lánh, lấy nhau, sinh con đẻ cái. Nhân khẩu của bản vì thế dần đông đảo, số người bị hủi thực sự chỉ chừng hơn hai chục. 

   Bởi không có lái buôn đến bản, người ta phải tự lập ra phường buôn. Việc thông thương với bên ngoài thường giao cho những người lành lặn. Họ tránh các bản làng lân cận, xuôi rất xa xuống mạn kinh thành. Ở nơi ấy thương dân khắp nơi tụ tập buon bán, không khí tấp nập xô bồ, cũng chẳng ai chú ý họ từ đâu tới. Họ mang những lâm sản như sừng tê, tay gấu, da hổ, trầm hương, hổ phách xuống miền xuôi để đổi lấy vải vóc, công cụ, nhưng chủ yếu vẫn là muối.

   Cuộc sống như vậy tính ra cũng không quá nghiệt ngã. Hoặc giả (từ biểu thị điều sắp nêu ra là một giả thiết về một khả năng mà người nói cho là có thể có, để qua đó tự rút ra hoặc để người nghe rút ra một kết luận nào đó), sự nghiệt ngã những ngàu đầu lập bản cũng đã dần qua. Có điều, vì trong bản quanh đi quẩn lại cũng chỉ có hơn trăm người, qua nhiều đời, nhà nhà hầu như đều có họ hàng với các nhà khác, mối quan hệ như thế qua thời gian ngày càng chằng chịt dây mơ rễ má.

   Nghiệt một nỗi, thanh niên nam nữ trong bản, không thể lấy vợ hay chồng ở nơi khác, bởi chỉ cần nghe đến bản hủi, người ta đã xua như xua tà. Thành ra, họ chỉ có thể phối ngẫu với nhau, anh chị em họ lấy nhau, chú họ lấy cháu gái, nhiều khi bà trẻ lấy cháu họ... Những đời về sau, càng ngày càng xuất hiện nhiều đứa trẻ chết yểu hay mang hình hài dị dạng.

   Người trong ản lo lắng lắm, nhà nào có thai phụ cũng lo ngay ngáy sinh phải quái thai. Họ đều biết sự hôn phối cận huyết dễ sinh ra dị thai, nhưng đa mang tiếng bản hủi, thì làm gì có người ngoài nào dám lai vãng (lui tới,qua lại) tới, nói gì đến chuyện kết hôn.

   Ngày ấy trưởng bản là Lỗ Đạt, gã vốn khỏe như lợn rừng, nhanh như báo gấm, là đô vật v địch trong bản vứi miếng đánh Xé gân gà. Gã đứng đầu phường săn, tay nghề săn bắn khng ai qua được. Chẳng những thế, do đầu óc sắc bén, Lỗ Đạt còn là một tay buôn bán sành sỏi. Ai ai cũng kính ngưỡng hắn, bởi vậy nên tuy mới chỉ hai lăm tuổi, gã đã trở thành người đứng đầu bản.

   Năm đó vợ Lỗ Đạt thụ thai lần đầu. Lỗ Đạt lo lắm, gã sợ vợ mình sẽ sinh ra những tảng máu thịt khong trọn vẹn tay chân, ngũ quan thiếu khiết, yểu mệnh hay điên khùng. Gã ngày ngày luẩn quẩn nghĩ suy, đêm đêm âm thầm cúng bái thần hổ, thần cây phù hộ.

   Khi vợ Lỗ Đạt có thai được bốn tháng, gã xuôi kinh buôn bán. Chuyến đi ấy xảy ra một sự lạ lùng: đoàn buôn bị lạc đường. Khu rừng quanh bản vốn rất rập rạp âm u, đường đi lối lại có phần cổ quái. Trong rừng lại có một loại cây leo thân mềm, trên mỗi lá có một đốm đỏ, nhìn từ xa rất giống mắt người, người bản thường gọi đó là cây "mắt người". Loại cây này mọc lan rất nhanh, những chiếc lá hình con mắt dễ gây các ảo giác, người đi rừng không cẩn thận rất dễ bị lạc. Bởi vậy nên kẻ lạ muốn vào bản thực là chuyện khó khăn nguy hiểm vô cùng.

   Nhưng khó khăn ấy chỉ là đối với người ngoài, còn người trong bản vốn đã quá quen thuộc, làm sao có thể lẫn lộn? Con đường trong rừng ấy họ đã đi lại không biết bao nhiêu lần, nhắm măts cũng có  thể tránh từng tảng đá cành cây, sao có thể có chuyện nhầm lối hoang đường như thế?

   Ấy vậy mà sự lạ vẫn xảy ra. Ngày hôm ấy mưa tuôn xối xả, đường đi lầy lội mù mịt, người trước người sau khó nhìn thấy nhau, chẳng hiểu Lỗ Đạt dẫn đường thế nào mà đến khi trời sẩm tối, mưa ngớt gió ngừng, gã nhận ra mình đã lạc đường.

   Bấy giờ rừng rậm đêm khuya là nơi rình rập của thú dữ, phường buôn không thể phơi thân ngoài chốn hiểm nguy ấy. Vậy nên đoàn người quyết định tìm một chỗ trú chân. Mấy người được cử đi xem xét xung quanh báo về, rằng có một cái hang ở chân núi cách đó mấy dặm có thể làm chỗ tạm lánh. Người ngựa xe cộ bèn kéo nhau về chỗ ấy.

   Đến gần, mọi người thấy có khói bốc lên trước cửa hang. Lỗ Đạt quay lại đưa mắt nhìn mấy người thám mã, họ lắc đầu tỏ ý nói lúc nãy không thấy cột khói này.

   Người bản hủi vốn bị người ta kỳ thị đuổi bắt, chà đạp nhiều nên tinh thần cảnh giác rất cao, theo thói thường sẽ tìm nơi khác nghỉ ngơi. Nhưng bấy giờ trời đã tối đen như mực, họ đều là tráng đinh khỏe mạnh, vũ khí sẵn bên mình nên mạnh dạn tiến về phía hang đá.

   Tới nơi, Lỗ Đạt thấy có hai người đàn ông đang ngồi bên bếp lửa. Trên bếp là một cái chảo  lớn bốc khói nghi ngút, mùi thức ăn tỏa ra thơm ngào ngạt. Đi bộ cả ngày đường, đoàn thương khách bụng đói ngấu, trong hành trang chỉ mang theo lương khô, so với chảo thức ăn thơm ngon béo ngậy kia thì khác gì cuội sỏi so với ngọc quý. Ai nấy bụng sôi sùng sục, nước miếng tuôn không ngừng.

   Lỗ Đạt bấy giờ tiến tới trước hai người đàn ông kia, chắp tay nói:

   _ Chúng toi là dân buôn bán, lỡ bước lạc đường mà trời thì tối quá, nếu hai vị không phiền, có thể cho chúng tôi nghỉ lại nơi đây đêm nay được không?

   Lỗ Đạt thấy bên đối phương chỉ có hai người, nghĩ rằng họ sẽ sợ hãi đoàn người ngựa tráng kiệt của mình nên giọng cất lên hết sức từ tốn nhẹ nhàng, vốn là không có ý làm mất hòa khí hai bên.

   Nào ngờ hai ngườ kia thản nhiên như không, một người đáp lại, giọng rất hồ hởi:

   - Các vị tới đây dùng bữa ướng rượu cùng chúng tôi cho có bạ, thực là duyên kỳ ngộ, xin mời, xin mời.

   Đoàn người nghe thế thì hả lòng hả dạ lắm, lục đục kéo tới bên đống lửa. Bấy giờ mới thấy rõ hai người kia một tuổi độ tứ tuần (tầm 40 tuổi), có vẻ là chủ, một chừng lục tuần (ngoài 60 tuổi), có vẻ là tớ. Người chủ vận áo giao lĩnh bằng lụa quý chứ không phải vải thanh cát bình thường, mặt mũi hiền hòa, râu dài đến ngực, ánh mắt đen láy, chính là người vừa nói khi nãy. Người thứ hai ăn mặc bình thường, quần áo thô kệch nhưng sạch sẽ, đang chăm chú bỏ gia vị vào chảo, dường như không quan tâm tới chuyện khác.

   Lỗ Đat vốn đi giang hồ nhiều, thấy chỉ có hai người đàn ông mà dùng một cái nồi lớn mấy chục người ăn thì trong lòng cảm thấy hoài nghi. Gã đưa mắt cho mọi người để đề phòng có mai phục. Nào ngờ người ăn mặc sang trọng nhất bắt được ánh mắt của hắn, cười lớn nói: 

   - Xin các vị chớ cả lo, bọn chúng tôi quả thật có nhiều người, nhưng chỉ có hai chúng tôi là đàn ông, còn lại là đám con gái tôi, vì đêm tối nên không tiện ra mắt.

   Lỗ Đạt thấy người kia nói thế thì lại càng nghi ngờ. Một người có đến cả đám con gái, đêm hôm dắt díu nhau đi rừng, chẳng phải là quái đản hay sao? Bất giác tay gã nắm chặt chuôi đao, mặt lộ vẻ căng thẳng.

   Người sang trọng thấy thái độ Lỗ Đạt như thế thì bật cười lớn, nói:

   - Các vị có nghi ngờ cũng là phải. Thế này vậy, để tôi gọi chúng ra mắt các vị.

   Nói đoạn, người ấy cất tiếng gọi lớn. Chợt thấy trong hang rộ lên tiếng cười rúc rích. Một lúc sau, có một bầy con gái kéo ra trình diện. Trước sau có đến mấy chục cô, người nào người nấy trắng trẻo nõn nà, xinh đẹp như bông như hoa. 

   Đám người đi buôn thấy gái đẹp tự nhiên ồ lên một tiếng. Có vài gã trẻ tuổi không kìm được buông mấy lời trêu ghẹo.

   Lỗ Đạt thấy quả là người đàn ông này thực bụng không có ý giấu giếm gì, lại nghe mấy kẻ trong đoàn mình buông lời ong bướm liền cảm thấy có chút áy náy. Gã quay lại nạt (mắng to) mấy kẻ kia, rồi nói với người đàn ông sang trọng:

   - Chúng tôi thực là thất lễ, mong ngài thứ lỗi cho.

   Người kia cười hào sảng đáp: 

   - Đàn ông con trai thấy gái đẹp mà tâm không động thì chẳng phải là thầy tu hay sao. Mời các vị ngồi xuống đây ăn cơm uống rượu với chúng tôi cho vui.

   Đoàn người buôn vốn sống trên núi cao, bản tính chân thành chất phác, thấy được mời thì ngồi xuống ngay, không hề khách sáo. Người sang trọng sai con đi lấy rượu dâng lên, lại giục gia nô lấy thêm mấy tảng thịt lớn xắt ra cho vào chảo. Thứ thịt này bọn Lỗ Đạt chưa từng ăn qua, hỏi ra thì đó là thịt dê núi xứ Lạng. Trong cơn đói khát lại còn có thức ngon rượu thơm bày sẵn, chủ khách bèn cùng nhau an uống ngon lành, trò chuyện vui vẻ.

   Qua vài tuần rượu, bọn Lỗ Đạt mới biết người đàn ông kia tên Thân Lợi, chủ một điền trang (ruộng đất của quý tộc, vương hầu do chiêu tập dân nghèo khai hoang) lớn ở vùng bên cạnh. Y có đến mười người vợ nhưng người nào cũng chỉ sinh hạ được toàn con gái. Đám mỹ nữ kia đều là con đẻ của y, cô nhỏ nhất mười bốn, cô lớn nhất hai mươi.

   Dịp này nghe tin mẹ của vợ cả quy tiên, Thân Lợi đưa toàn bộ con cái về tang. Bây giờ là lúc hiếu sự xong xuôi nhưng ngặt vì đại phu nhân còn đau lòng quá, mới xin ở lại nhà mẹ đẻ thêm mấy ngày. Thân Lợi bận việc, lại thấy bầy con mình đông đúc, sợ làm phiền nhà ấy, mới đem họ về trước. Bởi vì nghĩ rằng đường sá thuận lợi, đi về trong ngày nên Thân Lợi chỉ mang theo một nô bộc hầu hạ, ai ngờ trời đổ mưa lớn nên phải trú tạm nơi này.

   Lỗ Đạt thấy người này tính tình hào sảng, rộng rãi, lại không câu nệ lễ giáo tiểu tiết, bèn nảy sinh lòng quý mến.

   Sau độ canh giờ , cơm no rượu say, ai nấy đều lăn ra ngủ ngon lành. Lỗ Đạt thấy vậy giật mình nghĩ: 

   - Bây giờ mầ bị đánh lén, thì chảng phải nguy sao?

   Lỗ Đạt toát mồ hôi lạnh, nhưng chính gã đầu óc cũng đang quay cuồng vì rượu, không chịu được, bèn gục mặt thiếp đi.

   Đến nữa đêm, Lỗ Đạt chợt thấy nhói đau ở ngực. Gã choàng tỉnh, nghe trong hang có tiếng la hét gào khóc thảm thiết, tựa như có một cuộc ác đấu đang diễn ra. Lỗ Đạt giật mình nhìn quanh, thấy Thân Lợi cùng ông lão gia nô vẫn đang mê man say ngủ. Gã với vội thanh đao đặt bên cạnh, chạy nhanh vào trong hang.

   Trước mặt Lỗ Đạt, một cảnh tượng kinh hoàng đang diễn ra. Toàn bộ đám khách buôn đang cưỡng bức những người con gái của Thân Lợi. Đám người này bấy giờ như điên như dại hò hét vang trời, dớt dãi chảy ròng ròng, ánh mắt đục ngầu một màu máu. Cảnh tượng này diễn ra dưới ánh lửa bập bùng sáng tối, lại thêm tiếng vang trong hang động vọng ra khiến cho nó càng thêm phần man dại.

   Lỗ Đạt đột nhiên thấy nhói đau dữ dội từ phía bụng dưới. Cơn đau ấy chuyển thành một luồng khí nóng, bốc lên đầu gã. Lỗ Đạt giật mình một cái, ngã phịch xuống đất. Gã lại thấy đầu óc quay cuồng. Từ hạ đan điền (chỉ một vài trung tâm khí lực hay là các huyệt đạo trên con người), luồng khí nóng chuyển biến thành cơn sóng dục, dần dần lan tỏa khắp cả cơ thể. Chân tay Lỗ Đạt tê chồn.

   Cơn sóng dục này bỗng chốc thúc đẩy, dồn cả lên đầu khiến Lỗ Đạt bị thu hút bởi cảnh tượng truy hoan trước mắt. Trong phút chốc, gã mất dần tâm trí. Điều cuối cùng Lỗ Đạt còn nhận biết được là khi gã vụt đứng dậy, bước nhanh vào phía trong hang động, ôm choàng lấy một cô gái.

                                                                     *********


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top