Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

mach quet ngang

2.8 Mạch quét ngang

2.8.1 Mục đích yêu cầu

 Mạch quét ngang tạo tín hiệu quét ngang có tần số 15750Hz (hệ FCC) hay 15625Hz (hệ OIRT hay CCIR) đồng bộ với đài phát nhờ xung đồng bộ.

 Tạo dòng Iq trong cuộn lệch ngang (H.YOKE) có dạng răng cưa tuyến tính. Mà cuộn lệch ngang được quấn nhiều vòng có tính thuần cảm L nên để tạo Iq dạng răng cưa tuyến tính thì vq phải có dạng chữ nhật.

hình

vq = Vq = Cte (xung chữ nhật)

 Mạch quét ngang tạo điện áp đại cao thế cung cấp cho Anode.

với điện áp 9KV ÷ 18KV đối với trắng đen

và 18KV ÷ 30KV đối với màu

 Tạo điện áp xung Parabol đốt tim đèn hình

 Tạo điện áp trung thế từ 100V 400V để cấp cho các phần sau đây:

o Video output (xuất hình)

o Lưới màn (screen)

o Lưới hội tụ Focus

o Katode của đèn hình

o Đôi khi cung cấp cho phần quét dọc và xuất âm

 Cung cấp tín hiệu cho mạch AGC khoá

 Cung cấp tín hiệu cho mạch AFC

 Cung cấp tín hiệu đưa vào cực E của BJT video output để làm tắt BJT trong thời gian xóa ngang.

2.8.2 Sơ đồ khối mạch quét ngang

Đối với các máy thu hình bán dẫn, người ta thường sử dụng dao động Blocking làm dao động ngang vì nó tạo ra xung hình chữ nhật lý tưởng, đồng thời có tần số ổn định.

Trong các máy thu hình hiện nay, người ta sử dụng mạch dao động thạch anh có tần số chuẩn bằng 500KHz. Sau đó, sử dụng mạch chia xuống (Countdown) để tạo ra tần số dao động ngang bằng 15625Hz hoặc 15750Hz, và tiếp tục chia xuống để có tần sô dao động dọc bằng 60Hz hoặc 50Hz. Do đó, các xung dao động ngang và dọc đều có dạng xung vuông lý tưởng, vấn đề còn lại là sử dụng mạch so pha với xung đồng bộ ngang và dọc để giữ đồng pha và đồng tần số so với đài phát.

2.8.3 Sơ đồ tương đương của mạch khuếch đại công suất ngang

2.8.4 Hoạt động của mạch khuếch đại công suất ngang H.OUTPUT

Gọi C: là tụ điện tương đương với toàn bộ tụ điện trong khu vực

L: là cuộn dây tương đương với toàn bộ cuộn dây trong khu vực

 Trong khoảng thời gian 0 ÷ t1:

Xung kích vào vBEQ4 ở mức 1  Q4 bảo hoà  vL = -V. Dòng iL tăng tuyến tính (muốn vậy V phải ổn định).

 Trong khoảng thời gian t1 ÷ t2:

Xung kích vào vBEQ4 ở mức 0  Q4 tắt, xuất hiện điện áp cảm ứng có chiều dương ở cực C của Q4, iL vẫn không đổi chiều nhưng giảm dần, dòng này chọn trong vòng L, C và nạp điện cực đại và tụ bắt đầu phóng điện ngược trở lại cuộn dây L cho nên dòng iL đổi chiều iL và tăng dần chiều âm như hình vẽ.

Vì L có giá trị lớn và lớn nên điện áp cảm ứng vL rất lớn (có thể bằng 8 ÷ 10 lần điện áp tăng cường V) vL đặt lên cực CE của Q4  Q4 phải có điện áp chịu đựng cao khoảng1000V).

 Trong khoảng thời gian t2 ÷ t3:

Xung kích ở mức 1 làm Q4 từ tắt chuyển nhanh sang bão hoà và điện áp trên L bằng -V như trong giai đoạn 0 ÷ t1.

Chú ý: trong khoảng thời gian t2 ÷ t3 Q4 bão hoà lại nhưng lúc đó trong cuộn dây và tụ điện vẫn còn tích trữ năng lượng L là V V chứ không phải là không đổi dòng iL thực chất là không tăng tuyến tính mà uốn lượn  Để khắc phục ta dùng diode Damper D.

D triệt năng lượng còn dư trong cuộn LC khi Q4 bảo hòa lại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top