Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

marketting

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cau 1:

1) Marketing là gì?

Bản chất của Marketing là giao dịch, trao đổi nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu và mong muốn của con người.

o Marketing  là  các  hoạt động  được thiết kế  để  tạo  ra  và  thúc đẩy bất kỳ  sự  trao  đổi  nào nhằm  thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người

Chủ thể Marketing có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, một đảng chính trị, một tổ chức phi lợi nhuận, và cả một chính phủ

Đối tượng được Marketing (được gọi là sản phẩm) có thể là:

1.   Một hàng hóa: ô tô Toyota Innova, sơ mi Việt Tiến...

2.   Một dịch vụ: Mega Vnn, chuyển phát nhanh DHL, ngành học PR...

3.   Một ý tưởng: phòng chống HIV, sinh đẻ có kế hoạch

4.   Một con người: ứng cử viên tổng thống, ứng cử viên quốc hội...

5.   Một địa điểm: khu du lịch Tuần Châu, Sapa...

6.   Và cả một đất nước: Vietnam  Hiden Charme...

Đối  tượng  tiếp  nhận  các  chương  trình  Marketing  có  thể  là  người  mua,  người  sử  dụng, người ảnh hưởng, người quyết định...

o Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức (theo Hiệp hội Marketing  Mỹ - AMA).

o Marketing là quá trình quản lý của doanh nghiệp nhằm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng  và  đáp  ứng  các  nhu  cầu  đó  một  cách  có  hiệu  quả  hơn  so  với  các  đối  thủ  cạnh  tranh (Chartered Institute of  Marketing).

1.2. Các định nghĩa về Marketing:

1.2.1. Định nghĩa cổ điển

v Marketing là các hoạt động kinh doanh nhằm hướng luồng hàng hoá  và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng ( vô danh )

v  " Marketing là một quá trình mà ở đó cấu trúc nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ được dự đoán và được thoả mãn thông qua một quá trình bao gồm nhận thức, thúc đẩy và phân phối" ( 1960 - 1985. Hiệp Hội Marketing Mỹ : American Marketing Association )

v  " Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua quá trình trao đổi" ( Philip Kotler )

1.2.2. Định nghĩa hiện đại

v " Marketing là sự dự đoán, sự quản lý, sự điều chỉnh và sự thoả mãn nhu cầu thông qua quá trình trao đổi." ( Hiệp Hội Marketing Mỹ AMA )

§   Dự đoán nhu cầu : Phải nghiên cứu NTD

§   Quản lý nhu cầu : Những cách thức thu hút NTD

§   Điều chỉnh nhu cầu : Những cách thức DN đáp ứng hiệu quả nhất nhu cầu NTD.

§   Thoả mãn nhu cầu : Tổ hợp nhiều yếu tổ để thoả mãn nhu cầu NTD ngày càng tốt hơn về hàng hoá, dịch vụ... và những yếu tố phi vật chất khác.

Cau 5 & cau 6:

Môi trường Marketing là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

 

1.2. Môi trường Marketing vi mô.(Microenvironment)

1.2.1. Khái niệm:

v  Môi trường Marketing vi mô bao gồm các yếu tố, bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động marketing, ảnh hưởng lớn đến khả năng đáp ứng sản phẩm và dịch vụ cho thoả mãn nhu cầu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

v  Đặc điểm của môi trường Marketing vi mô:

§   Có nhiều yếu tố và lực lượng.

§   Có ảnh hưởng trực tiếp

§   Doanh nghiệp có thể cải thiện môi trường này

1.2.2. Cấu trúc của môi trường Marketing vi mô.

v  Doanh nghiệp:

§   Tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp đều có trách nhiệm thực hiện và phối hợp thực hiện kế hoạch Marketing dưới sụ lãnh đạo của ban Giám đốc. Đó chính là môi trường Marketing của DN.

§  Ban Giám đốc: Đưa ra nhiệm vụ; mục tiêu; chiến lược; chính sách...

§   Bộ phận Marketing: Nghiên cứu thị trường; thiết lập kế hoạch Marketing

§   Các bộ phận khác thực hiện theo chức năng.

v Các nhà cung ứng và các trung gian

§   Các nhà cung ứng:

Là những tổ chức và cá nhân cung ứng các sản phẩm hoặc dịch vụ đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

§   Các nhà trung gian:

Là các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng cuối cùng.(Cầu nối giữa XS - TD)

§   Những yếu tố nào tác động đến SX-KD của DN?

§  Số lượng các nhà cung ứng và trung gian.

§   Tầm cỡ của họ.

§   Năng lực thực tế.

§   Quyền lực của họ.

§   Độ tin cậy.

§   Chính sách của họ

§  Triết lý kinh doanh của họ..." Buôn có bạn. Bán có phường"

v Đối thủ cạnh tranh.

§  Đối thủ cạnh tranh đó là các cá nhân hoặc tổ chức mà hoạt động Marketing của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

§   Có hai loại đối thủ cạnh tranh chủ yếu:

ü  Cạnh tranh hiện hữu.

ü  Cạnh tranh tiềm tàng.

§   Có 4 hình thức đối thủ cạnh tranh:

ü  Cạnh tranh thoả mãn mong muốn của khách hàng.

ü  Cạnh tranh về loại hàng hoá.

ü  Cạnh tranh về loại sản phẩm (mặt hàng).

ü  Cạnh tranh về thương hiệu sản phẩm

v Khách hàng:

§   Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp, là  nhân tố tạo nên thị trường.

§   Khách hàng bao gồm:

ü  Người tiêu dùng: Là cá nhân, hộ gia đình

ü  Nhà sản xuất: Mua sản phẩm dịch vụ để sản xuất.

ü  Trung gian: Mua hàng hoá dịch vụ để bán lại.

ü  Các cơ quan Nhà nước.

ü  Các tổ chức phi lợi nhuận.

ü  Khách hàng Quốc tế.

v Công chúng:

§   Công chúng là các tổ chức, hoặc nhóm người quan tâm thực sự, hoặc sẽ quan tâm đến doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, đến khả năng đạt tới những mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.

§   Công chúng có thể hỗ trợ hoặc chống lại những nỗ lực của doanh nghiệp đang phục vụ thị trường.

§   Công chúng vừa tác động đến doanh nghiệp vừa tác động đến tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường.

§  Công chúng bao gồm:

ü Giới tài chính.

ü  Giới truyền thông.

ü Giới công quyền.

ü  Công chúng và các tổ chức địa phương.

ü  Các tổ chức xã hội.

ü  Công chúng rộng rãi.

ü  Công chúng nội bộ doanh nghiệp.

1.3. Môi trường Marketing vĩ mô.(Macroenvironment)

1.3.1. Khái niệm:

v  Môi trường Marketing vĩ mô là những yếu tố thuộc tầm vĩ mô tác động trực tiếp hoặc gián tiếp một cách tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường Marketing vi mô của doanh nghiệp

Môi trường Marketing vĩ mô bao gồm các yếu tố như: dân số; kinh tế; tự nhiên; công nghệ; pháp luật; văn hoá.

1.3.2. Dân số:

v  Môi trường dân số bao gồm các yếu tố như:

-         Quy mô dân số.                - Mật độ dân số.

-          Tuổi tác và cơ cấu.          - Giới tính.

-          Chủng tộc.                        - Học vấn.

-          Cơ cấu gia đình                - Sự dịch chuyển dân số

v  Marketing quan tâm đến các yếu tố trên vì các yếu tố đó là cơ sở của thị trường, hình thành những nhu cầu cần được thoả mãn.

1.3.3. Kinh tế:

v  Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu của khách hàng và tạo ra sức mua của người tiêu dùng.

v  Có hai nhóm chỉ tiêu quan trọng:

§   Chỉ tiêu phát triển nền kinh tế:

-         Tốc độ tăng trưởng GDP         - Tình hình lạm phát.

-          Tỷ giá hối đoái                         - Tốc độ tăng đầu tư

-          Chỉ số tăng giá tiêu dùng        - Thất nghiệp.

-          Cơ sở hạ tầng .                       - Cơ sở dịch vụ.

§  Chỉ tiêu về thu nhập của dân cư.

-          GDP bình quân một người một năm.

-          Tốc độ tăng chỉ tiêu GDP/người /năm.

-          Phân bố GDP.

-          Cơ cấu thu nhập.

-          Cơ cấu chi tiêu.

-          Cơ cấu chi tiêu của giỏ hàng hoá.

v  Các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô và thu nhập của dân cư trực tiếp ảnh hưởng đến:

-          Hình thành nhu cầu tiêu dùng của dân cư

-          Hình thành xu thế tiêu dùng.

-          Sức mua cụ thể của từng nhóm dân cư đối với những hàng hoá cụ thể.

1.3.4. Môi trường tự nhiên.

v  Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố liên quan đến nguồn tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố đầu vào, những thuận lợi và rủi ro do các yếu tố tự nhiên mang lại ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

v  Những yếu tố của môi truờng tự nhiên

-          Nguồn nguyên vật liệu

-          Nguồn nước.

-          Nguồn năng lượng

-          Tình trạng ô nhiễm của môi trường tự nhiên.

-          Những rủi ro do yếu tố tự nhiên mang lại.

1.3.5. Môi trường khoa học - công nghệ.

v  Môi trường KH-CN bao gồm các yếu tố tạo khả năng áp dụng các thành tựu của khoa học ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tạo ra giá trị gia tăng ngày càng nhiều cho người tiêu dùng, cho danh nghiệp và cho xã hội.

v  Những yếu tố của môi trường KH-CN:

- Trình độ KH-CN của đất nước.

-          Khả năng tiếp cận ứng dụng KH-CN.

-          Trình độ dân trí.

-          Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật.

 Các chính sách khuyến khích của Chính phủ.

1.3.6. Môi trường pháp luật - Chính trị

v  Môi trường pháp luật và chính trị bao gồm hệ thống luật liên quan đến hoạt động của thị trường và sự ổn định của thể chế chính trị, sự điều hành của Chính phủ tác động vào thị trường.

v  Môi trường pháp luật gồm:

§   Hệ thống luật pháp: Hiến pháp; luật dân sự; luật doanh nghiệp; các luật thuế; luật đất đai; luật đầu tư

§   Hệ thống chính sách của Chính phủ: Chính sách tiền tệ; chính sách thuế; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách khuyến khích xuất khẩu...

§   Hệ thống điều hành và thực thi pháp luật

1.3.7. Môi trường văn hoá-xã hội.

v  Môi trường văn hoá-xã hội bao gồm niềm tin, nhận thức về các giá trị, chuẩn mực, truyền thống, hành vi và tác động xã hội đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

v  Các yếu tố thuộc môi trường van hoá - hội:

§   Tính bền vững các giá trị văn hoá cốt lõi.

§   Các nhóm văn hoá.

§   Sự biến đổi trong các giá trị văn hoá thứ cấp.

§   Các quan tâm của  xã hội trong giải quyết các vấn đề thuộc thị trường.

Cau 15

Sản phẩm là gì?

o Sản phẩm theo quan điểm của Marketing là tất cả các yếu tố có thể đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng, mang lại lợi ích cho họ, đồng thời có thể chào bán trên thị trường

o Một sản phẩm thành công nếu nó giải quyết được một vấn đề cho khách hàng, hay thoả mãn các nhu cầu của họ.

- Cấp độ này sẽ trả lời câu hỏi: Về thực chất sản phẩm này sẽ mang lại những lợi ích cốt lõi gì cho  khách hàng?

Nhiệm vụ của người tiếp thị là phải phát hiện ra các nhu cầu ẩn giấu đằng sau mỗi thứ hàng hoá và bán những lợi ích mà nó đem lại cho khách hàng

- Cấp này bao gồm những yếu tố phản ánh sự tồn tại của sản phẩm như: các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bên ngoài, nhãn hiệu, tên nhãn hiệu, bao bì.

Khách hàng phân biệt được sản phẩm của mình với sản phẩm cạnh tranh.

Căn cứ để lựa chọn các sản phẩm cùng loại

- Cấp độ này bao gồm các yếu tố dịch vụ khách hàng (customer service), và cao hơn nữa là chăm sóc khách hàng (customer care) nhằm giúp cho khách hàng tiện lợi hơn, hài lòng hơn. Đó là các  dịch  vụ  như  bảo  hành,  sửa  chữa,  hình  thức  thanh  toán,  giao  hàng  tại  nhà,  lắp  đặt,  huấn luyện...

                                                 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top