Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

CHƯƠNG 27: THƯƠNG NHỚ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi nhìn lên thì thấy có người đang nhìn mình, là bộ đội, anh ta chưa có biểu đạt gì, chỉ lướt qua tên địch rồi cúi chào. Có lẽ vì trên người tôi còn đang mặc quân phục nên anh cũng không đề phòng. Anh ta kiểm tra người của hắn, gật đầu,

"Cảm ơn đồng chí!"

Tôi cười, nhìn về phía rừng xa xăm, tôi mong rằng tiểu đoàn 5 cũng đang ở đây, dẫu biết điều đó là không thể.

"Đơn vị cụa đồng chí cụng ở chộ ni à?" (Đơn vị của đồng chí cũng ở đây à?)

Tôi lắc đầu:

"Em không phải bộ đội...."

"Rứa là dân công rồi. Đồng chí có ở gần đây sao!?" (Vậy là dân công rồi. Đồng chí ở gần đây sao?)

Tôi tháo chiếc giỏ đầy ắp măng và mấy con cá quả vẫn đang vẫy đuôi:

"Cho anh. Chúc các anh nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua!"

Anh ấy nhìn tôi ngơ ngác, lại nhìn tên Pháp đang ở dưới chân:

"Cảm ơn đồng chí...."

Tôi xin phép ra về, nhưng anh ấy gọi với lên:

"Từ từ đạ đồng chí ơi. Đại đội của tui đóng quân ở mé rừng bên tê bờ suối thôi. Nếu không rầy thì mời đồng chí về bên nớ phụ tui đưa tên địch về đơn vị luôn. Dù răng đồng chí cụng là người bắt được hấn mờ" (Khoan đã đồng chí ơi. Đại đội của tôi đóng quân ở mé rừng bên kia bờ suối thôi. Nếu tiện thì mời đồng chí về bên này, phụ tôi đưa tên địch về đơn vị luôn. Dù sao đồng chí cũng là người bắt được hắn mà.)

Có lẽ sẽ không tốn nhiều thời gian, vậy thì cùng anh ấy đi một đoạn. Tôi nhặt chiếc giỏ đeo lên vai, băng qua suối. Tôi chưa đi xa khỏi nhà sàn của Trưởng, không ngờ bên bờ suối cũng có hẳn một rừng cây ngút ngàn như thế. Tên của anh là Lân, anh trong đại đội C4 của tiểu đoàn 45 thuộc trung đoàn tác chiến 344- trung đoàn pháo binh. Đến nơi, cảm giác trong tôi rất thân thuộc, hầu như đơn vị nào cũng như vậy, dựng lán, nấu cơm, đi tuần, làm nhiệm vụ, được nghỉ thì sẽ ngồi cùng nhau mà hát. Bất giác tôi lại nhớ đến các anh của tôi, có lẽ giờ này họ cũng đang trên đường thực hiện nhiệm vụ mới, rồi lại sinh hoạt bình thường như bao người.

" Báo cáo, chỉ huy sở gọi anh lên lán."- Một anh bộ đội đến chỗ chúng tôi, thuần thục bắt lấy tên Pháp, rồi đeo chiếc giỏ nặng trĩu của tôi. Anh bộ đội không hỏi tôi là ai, chỉ đơn giản là giúp đỡ ngẫu nhiên.

Lân gật đầu, gọi những người khác giới thiệu tôi với họ rồi mới chạy đi. Tôi mỉm cười, đã đến đây rồi thì tôi muốn thử hỏi xem cách liên lạc với đoàn dân công 20/10 tôi bị lạc mất.

"Đồng chí ở đâu về thế?"

- Em ở đoàn dân công 20 tháng 10.

"Quê đồng chí ở đâu nhỉ?"

"Đồng chí tên là gì?"

"Đồng chí xinh quá!"

"Có tiểu đoàn nữ chiến sĩ à đồng chí?"

Tôi nhận được nhiều câu hỏi, y như lần đầu tôi đến tiểu đoàn 5, nỗi nhớ bùng lên trong tôi mãnh liệt. Tôi cùng các anh đi thăm quan mọi chỗ, đến lán bếp nhỏ đầu suối, tôi thấy anh nuôi đang tất bật nấu cơm cho bộ đội, bên cạnh còn có một anh lính trẻ tuổi lóng ngóng, mặt mũi bị nhọ nồi làm đen thui. Tôi đi xuống gửi lời chào,

"Con chào bác ạ. Con có ít măng và ít cá mới bắt được dưới suối, con xin biếu đại đội ta."

Lúc này anh nuôi mới ngừng tay cười tươi chào lại. Bác nhìn tôi, gật đầu khe khẽ:

"Cảm ơn cô"- Rồi bác lại thở dài.

Tôi ngồi xuống canh lửa bếp cùng bác, gặng hỏi:

"Bác không vui ạ?"

Anh nuôi lặng lẽ nhìn nồi cơm đang nghi ngút khói, bác bảo:

"Cả đơn vị tôi đã chiến đấu cả ngày hôm qua, cơm tôi nấu đã gần xong rồi mà không thằng nào về ăn được..."

Nói đến đây bác bật khóc:

"Hôm qua có ít cá khô, chúng nó bảo- nào là 'bố ơi đừng cắt phần cơm của con bố nhá', nào là 'bố nấu nhiều cơm để bọn con ăn với cá khô'. Thế mà hôm nay... hy sinh nhiều quá, chẳng thằng nào về ăn cơm tôi nấu..."

Tôi nhìn bếp Hoàng Cầm, khói dưới đất màu trắng mờ ảo như bức tranh có sương sớm, tôi khẽ quay sang 1 góc, nước mắt đã lã chã rơi từ lúc câu chuyện của anh nuôi kết thúc. Các anh gọi những người như bác là anh nuôi, những người tần tảo với khói bếp, nồi gang, chăm lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đã ngồi chờ cả ngày dài để đợi họ về ăn cơm, về nơi ấm áp khói lửa bập bùng, về với đồng đội như gia đình lớn quây quần. Tuy vị anh nuôi già không trực tiếp chiến đấu trên mặt trận, nhưng công việc của bác rất quan trọng, như người giữ lửa khăng khít kết nối những người lính. Chiến tranh gian khổ, gạo thì thiếu cơm lại thừa, xót xa thay!

Tôi ngồi trước bờ suối, loanh quanh thì muốn ở một mình ghi nhật ký. Chỉ có mấy tờ giấy mà Trưởng cho tôi, tôi không muốn lãng phí, tôi định viết thư gửi cho Hiếu, vẽ một bức tranh thật đẹp cho anh Hoàng và tiểu đoàn 5.

Tôi đang mơ mộng thì bỗng thấy có người cũng xuống đây, anh chàng này là người lóng ngóng trên bếp kia mà, chắc anh xuống đây rửa mặt. Nhưng không những vậy, dường như anh còn đang khóc, anh khóc âm thầm, giống như đang rất ấm ức, đôi vai run rẩy, anh đè nén âm thanh trong cổ họng, tôi thật không thể nhìn nổi bộ dạng này của anh nữa. Tôi chạm vào vai anh rồi ngồi xuống bên cạnh, khoảnh khắc khi mắt tôi chạm vào gương mặt anh, tôi tá hỏa.

Đây là, tôi bị nghẹn ứ trong họng không thể phát ra tiếng, tình huống này làm người ta rất ngạc nhiên, càng khiến tôi hoảng hốt. Khuôn mặt non trẻ và xinh đẹp này là của ông nội tôi hồi trẻ mà. Tôi ngậm miệng rồi cố gắng bình tĩnh, tôi nắm chặt vai áo của anh ấy,

"Ông ơi...."- Tôi cảm thấy mình sắp òa khóc đến nơi, cục tạ bấy lâu đè nặng tâm trí tôi cuối cùng cũng đang được trút bỏ.

"Ơ, ơ.....đồng chí ơi...."- Ông nội cố phản kháng lại hành động thất lễ của tôi.

Mặt của tôi nóng bừng, mắt thì đỏ ngầu, hơi thở gấp rút, tim tôi đập rất nahnh, tôi chẳng còn nghĩ được nữa, ôm chặt cổ 'ông nội' khóc ầm lên. Lân chạy xuống đến nơi thì giật mình, anh cố gỡ tay của tôi khỏi áo của 'ông nội'.

"Đồng chí Quỳnh , bình tịnh mồ, đồng chí cứ bình tĩnh lại mồ" (Đồng chí Quỳnh, bình tĩnh lại, đồng chí mau bình tĩnh lại.)

Tôi vật vã trên đất, như chết đi sống lại, tôi rất nhớ ông, nhớ bà, nhớ gia đình của tôi. Nước mắt làm nhòa mọi thứ diễn ra trước mắt, tôi không thể xác định nổi lối đi, giống như người mù trước giông bão, lòng nhẫn nại bấy lâu đều bị cảm xúc đánh bay mất. Tôi hiện giờ chỉ còn là con bé nghịch ngợm năm ấy, rất cần sự chở che của ông nội. Tôi không dám buông ta, tôi sợ ông sẽ lại đi mất. Tim tôi đập quá nhanh cũng khiến tôi ngất xỉu.

Lúc tỉnh thì đã là ban chiều, tôi dùng tay xoa trán, mắt nhắm mắt mở nhận lấy bình nước dơ ra trước mặt. Có vẻ như giấc ngủ này đã khiến tôi còn nghĩ mình đang ở cùng tiểu đoàn 5.

"Đồng chí không sao chứ?"- Lân ngồi cạnh tôi, anh lấy củ sắn mới chín, đưa cho tôi.

"Em cảm ơn anh, em không đói ạ."

Lân cười, anh không hỏi gì về chuyện sáng nay, nhưng tôi đoán nó đã ầm ĩ ra cả đại đội.

"Đừng lo lắng chi cả, nỏ có chi mô, đồng chí nỏ cần phải lo lắng" (Đừng lo lắng gì cả, không sao, nên đồng chí không cần phải lo lắng.)

Đến cả an ủi người chiến sĩ nào cũng đều dịu dàng như vậy, họ giỏi trấn an, nói được làm được, dũng cảm kiên định. Tôi cố rặn ra một nụ cười nhưng tuyến lệ đã phản bội tôi, nước mắt còn rơi trước khi tôi kịp mở miệng.

"Thằng cu nớ khiến đồng chí nhớ đến ai?" (Cậu nhóc đó khiến đồng chí nhớ đến ai?)

Môi dưới tôi run rẩy, bây giờ nói người đó là ông nội em thì có kỳ lạ quá không?

"Đồng chí nói mình ở đoàn dân công 20 tháng 10 phải ko hề, hôm nay liên lạc vs sở chỉ huy, tui cụng đã hỏi cho đồng chí rồi, họ nói có bị lạc mất 1 người bị lũ cuốn trồi" (Đồng chí nói mình ở đoàn dân công 20 tháng 10 phải không, hôm nay khi liên lạc với sở chỉ huy, tôi cũng đã hỏi cho đồng chí rồi, họ nói có bị lạc một người do bị nước lũ cuốn trôi.)

Tôi nhìn Lân, ấy thế mà anh lại là đội trưởng đại đội C4, những cuộc gặp gỡ như thế này đúng là có duyên.

"Tui cụng nỏ ngờ đồng chí là nữ dũng sĩ đánh hổ trong lời đồn đó, còn đc nghe kể toàn chiến công của đồng chí nựa tê, bọn tui nghe mà phải cố gắng nhiều. Mà lại đoàn trưởng đoàn dân công 20/10 có nhắn tui bảo đồng chí là, đoàn dân công sẽ đến đón đồng chí sớm thôi nên nỏ vướng vào nguy hiểm nữa mô."

(Tôi cũng không ngờ đồng chí là nữ dũng sĩ đánh hổ trong lời đồn, còn nghe kể vô số chiến công của đồng chí nữa, chúng tôi nghe mà còn thấy mình phải cố gắng nhiều. Với lại đoàn trưởng đoàn dân công 20/10 có nhắn tôi bảo đồng chí rằng, đoàn dân công sẽ đến đón đồng chí sớm thôi nên không được vướng vào nguy hiểm nữa!)

Tôi cười gật đầu.

"Đằng mô chúng tôi cụng ở đây đợi gạo viện trợ để trở về phát cho các tiểu đoàn khác. Rứa thì đồng chí đợi cùng bọn tui cho đến lúc đoàn dân công 20/10 đến nhá. Tui cụng sẹ cố gắng bảo vệ đồng chí. Nỏ cho đồng chí làm điều nguy hiểm như lệnh của đoàn trưởng nựa nhá"

(Đằng nào chúng tôi cũng ở đây đợi gạo viện trợ để trở về phân phát cho các tiểu đoàn khác, vậy thì đồng chí cũng đợi cùng chúng tôi cho đến lúc đoàn dân công 20/10 đến. Tôi cũng sẽ cố gắng bảo vệ đồng chí, không cho đồng chí làm điều nguy hiểm như lệnh của đoàn trưởng nhé?)

Tôi nhớ đến Trưởng vẫn còn ở nhà, không thấy tôi về cô ấy sẽ lo lắng.

- Em phải thông báo với mế và Trưởng. Khi em bị cuốn trôi tới đây, gia đình họ đã cứu em.

Lân ngạc nhiên nhìn tôi:

"Ở đây vẩn đang có nhà của đồng bào nựa à?"( Ở đây còn có nhà của đồng bào sao? )

Tôi uống một hụm nước:

"Vâng, chỉ có họ thôi. Họ là người Thái nhưng đã bỏ làng đến đây sinh sống anh à."

"Đồng chí bị nác sông cuốn trôi, nhưng tôi chộ ở gần đây nỏ có con sông mô cả. Nếu muốn cứu đồng chí từ con sông thì cụng phải đi mất 2,3 tiếng mì đến nơi tại con sông nớ cách xa chỗ ni lắm. Mần răng mà một người có thể đi ngái như rứa chỉ vì muốn cứu đồng chí?" (Đồng chí bị nước sông cuốn trôi, nhưng tôi thấy ở gần đây không có con sông nào cả. Nếu muốn cứu đồng chí từ con sông thì cũng phải đi mất 2,3 tiếng mới tới nơi bởi con sông ấy cách rất xa chỗ này. Làm thế nào mà một người có thể đi xa như thế chỉ bởi muốn cứu đồng chí?)

Thật ra lúc đi loanh quanh khu nhà của Trưởng tôi cũng rất tò mò, nếu cô ấy là người cứu tôi thì ít ra con sông đã mang tôi đến phải ở gần đây, nhưng thứ duy nhất mà tôi thấy là bờ tre xanh tít tắp. Tôi từng đề phòng, cũng hoài nghi qua, nhưng tôi không phải người không có não. Tôi nhìn thấy xe kéo, thấy những cọng rơm lởm chởm buộc thành từng bó chất trên xe như một tấm đệm, hơn nữa mế của Trưởng làm rẫy cũng có con trâu để cày cuốc. Có vẻ Trưởng đã tới bờ sông kia để tìm rau rừng, thảo mộc, hoặc đơn giản cô ấy đi lạc và vô tình cứu được tôi. Và cứ thế, một người dẫn đi, một trâu kéo xe, mang tôi về nơi cô ấy ở, không chút đề phòng, tận tình chăm sóc. Nếu nói đúng ra là tôi đã nghi ngờ vớ vẩn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top