Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

CHƯƠNG 28: TINH KHÔI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có anh lính đội mũ cối thủng một chỗ đi tới, mũ của anh che hết nửa khuôn mặt, anh đến đưa tôi bọc cơm nóng gói trong lá chuối, khi anh định rời đi thì tay tôi đã nhanh chóng níu lại.

"Ông nội...?"

"Đồng...đồng chí à, tôi không phải...ông nội...!"- 'ông nội' cố thoát khỏi tay tôi. Có lẽ trong lúc đi phát cơm sợ tôi để ý nên đã cố tình đội mũ cối, chẳng qua 'ông' không ngờ là tôi rất thân thuộc nên dù có nhắm mắt cũng nhận ra được tiếng bước chân của ông.

Tay tôi kéo mạnh, 'ông' theo đà ngã ngồi xuống phía sau ngay bên cạnh tôi. Tôi cởi bỏ chiếc mũ cối ném sang một bên. Đến Lân còn phải bất ngờ vì sự 'linh hoạt' của tôi.

"Cô gì ơi, xin cô tha cho tôi đi mà...Tôi..."

"Chân của ông đã đỡ hơn chưa?"- Tôi ngắt lời, 'ông' cũng quay sang bày tỏ nét mặt ngạc nhiên, 'ông' không hiểu vì sao tôi lại biết điều này- "Bệnh viêm khớp vẫn tái phát sao ạ?"

'Ông' lắc đầu:

"Tôi không biết cô đang nói gì hết."

Sao ngày xưa ông nội cũng là một kẻ cứng đầu như thế vậy, đúng là giống hệt tôi chẳng sai tí nào. Trong ấn tượng mơ hồ của mình, ông luôn là người nhẫn nại, dịu dàng và vô cùng cưng chiều các cháu, còn đứng trước mặt tôi giờ đây chỉ đơn giản là một cậu thiếu niên nhút nhát. Tôi ấn mạnh tay vào đầu gối 'ông', quả nhiên 'ông' kêu lên một tiếng, mặt mũi cũng biến sắc. Vì căn bệnh viêm khớp này đã hành hạ ông tôi từ khi tôi có thể nhớ được, ông đã uống rất nhiều thuốc, cuối cùng vẫn phải chống gậy do tuổi già, nhưng bước chân của ông thì dù trẻ hay già thì không thể lẫn đi đâu được.

"Bị nặng như vậy sao không đi khám? Sao còn hành quân? Sao vẫn làm việc? Ông có biết nếu như để lâu thì ông sẽ không đi được nữa không?"- Tôi tức giận chất vấn mà người thiếu niên trước mặt sớm đã chảy nước mắt. Sao ông tôi có thể dễ mau khóc vì tủi thân như thế chứ?

"Đồng chí Quỳnh, đừng mần cậu ấy hại." (Đồng chí Quỳnh, đừng làm cậu ấy sợ.)- Lân vỗ vai 'ông' rồi nhẹ nhàng buông tay tôi khỏi vạt áo, dẫn 'ông' đi khỏi.

Lân trầm ngâm rồi kể:

"Tôi không hiểu tại răng đồng chí lại gọi cậu ấy như rứa, nhưng việc cậu ấy bị viêm khớp tôi cụng biết. Lúc đầu khi cậu ấy xin làm bộ đội khai gian tuổi là chuyện thường, nhưng phải một thời gian sau tôi mới để ý cậu ấy có tật ở cẳng. Rứa nên mọi người trong đại đội không ai muốn để cậu đi chiến đấu, sợ sẽ vì rứa mà phải hy sinh, nhưng cậu lại không muốn về quê, nên tôi đã cho cậu ấy xuống bếp phụ các anh nuôi nấu cơm cho bộ đội. Tính cách cậu nhóc ấy hiền lành tốt bụng, hơi nhút nhát và mau khóc, nhưng cái ý chí của cậu ấy thì không nhỏ mô!"

(Tôi không hiểu tại sao đồng chí lại gọi cậu ấy như thế, nhưng việc cậu ấy bị viêm khớp tôi cũng biết. Lúc đầu khi cậu ấy xin làm bộ đội khai gian tuổi là chuyện thường, nhưng phải một thời gian sau tôi mới để ý cậu ấy có tật ở chân. Thế nên mọi người trong đại đội không ai muốn để cậu đi chiến đấu, sợ sẽ vì thế mà phải hy sinh, nhưng cậu lại không muốn về quê, nên tôi đã cho cậu ấy xuống bếp phụ các anh nuôi nấu cơm cho bộ đội. Tính cách cậu nhóc ấy hiền lành tốt bụng, hơi nhút nhát và mau khóc, nhưng cái ý chí của cậu ấy thì không nhỏ đâu!)

Tôi cười khổ, có lẽ chỉ được cái ngang bướng là rất giống nhau. Ông nội của tuổi 20 khác với ông nội lúc 94 tuổi khác một trời một vực. Ông của thời gian này là một cậu thiếu niên còn rất trẻ, nhưng trong ánh mắt vẫn ẩn chứa sự dũng cảm kiên cường và lý tưởng.

Năm ấy ông từng kể bà là mối tình đầu của ông, chắc thời gian gặp mặt của họ cũng nhanh chóng xảy ra thôi, tôi muốn trông thấy điều ấy, muốn nhìn ông bà hạnh phúc bên nhau trong năm tháng khói lửa mãnh liệt này. Phải chờ bao lâu tôi mới về đến Hà Nội, làm cách nào để tôi được gặp bà của mình?

"Báo cáo, có điện báo của sở chỉ huy ạ!"- Một anh bộ đội chạy ra từ lán có đường dây điện thoại, đây là phương thức liên lạc khá nhanh chóng và xịn xò thời bấy giờ.

"Anh đi đi, em phải về nhà với Trưởng bây giờ. Ngày mai em sẽ lại đến."

Lân gật đầu, phân phó cho cấp dưới đưa tôi về rồi rời đi.

Tôi được đi cùng một người chiến sĩ liên lạc, anh ấy giống như Nghiêm, cũng làm nhiệm vụ truyền tin báo.

"Ừm...đồng chí Quỳnh này, không biết đồng chí có nguời thương chưa?"- Anh đi trước tôi rụt rè hỏi.

Tôi nói, "Em chưa."

"Vậy đồng chí thấy tôi thế nào?"- Anh cười nhẹ nhàng cúi mặt xuống cố che đi hai má đỏ hồng.

"Em tưởng các anh không thích mấy cô gái to khỏe, suồng sã chứ?"- Tôi bị bất ngờ vừa đi vừa chống chế.

"Không có đâu. Những người khác thích mấy cô gái yểu điệu, thục nữ như ở quê tôi ấy. Còn tôi thì thấy đồng chí Quỳnh đây có sự mạnh mẽ, có gan dạ, có dũng cảm, tôi thích người như đồng chí, nếu lấy về làm vợ có thể một tay đảm đương mọi việc trong gia đình, phụng dưỡng mẹ cha."

Tôi dừng lại, miệng không còn nhoẻn cười, dẫu biết đây là một câu nói bình thường nhưng tôi vẫn phản đối,

"Nếu anh muốn tìm một người vợ để chăm lo nhà cửa, phụ giúp gia đình, đảm đang tháo vát thì tôi nghĩ anh hỏi nhầm người rồi. Xin đồng chí dừng bước, nhà tôi ở ngay kia, không làm phiền đồng chí nữa, tôi có thể tự về. Tạm biệt và cảm ơn đồng chí!"

Ngữ điệu của tôi thay đổi khiến anh ngơ ngác, không biết mình đã vạ miệng ở đâu, anh chỉ đứng đó nhìn đến khi tôi về, chắc anh cũng suy nghĩ lắm, nhưng đây là tính cách của tôi, tôi không hài lòng về điều gì, sẽ trực tiếp nói thẳng suy nghĩ của mình.

Tôi vào đến nhà thì thấy Trưởng bên ngoài gọi mình, có vẻ cô ấy đã đi tìm tôi 1 ngày trời. Nhìn bộ dạng của Trưởng tôi cảm thấy tội lỗi, đáng ra tôi phải về sớm để cô ấy bớt lo.

"Cậu đi đâu để mình tìm mãi từ sáng tới giờ rồi?"

Tôi cười trừ, "Xin lỗi Trưởng, tôi vừa mới từ rừng về."

"Từ rừng? Mình bảo cậu không được vào rừng mà, nguy hiểm đấy!"

Tôi chạm vào tay cô ấy, chúng tôi cùng ngồi xuống, tôi bắt đầu kể lại mọi chuyện cho cô ấy nghe.

"Vậy nếu đoàn dân công đến đây, cậu sẽ phải đi xa à?"

Tôi khẽ gật đầu, tôi nhìn được ánh buồn trong mắt của Trưởng, dù là quãng thời gian ngắn nhưng chúng tôi sớm đã coi nhau là bạn bè, là tri kỉ, tôi không nỡ rời xa cô ấy.

Sáng hôm sau, tôi đến bên đại đội của anh Lân, hôm qua mế của Trưởng hái được thuốc quý và dâu da rừng, mế bảo chúng tôi mang đến cho các anh, tôi mang trên vai chiếc gùi to, khi trước còn nghĩ đây là giỏ nhưng trên này họ gọi thứ giống giỏ có quai này là gùi.

Tôi giới thiệu Trưởng với các anh, họ đều vui vẻ làm quen, không những thế còn biểu diễn đánh đàn ca múa rất nhộn nhịp, cứ như đang mở hội. Tôi để Trưởng ngồi nghe các anh kể chuyện về thế giới bao la rộng lớn ngoài kia, mình tôi thì đến lán liên lạc tìm Lân.

"Đồng chí lên chỗ nớ à" (Đồng chí lên đấy à?)

"Anh tìm em ạ?"- Tôi chạm tay vào chiếc máy to, cắm chi chít dây điện, để vận hành đầu dây điện thoại thì cũng mất sức thế này đây.

"Ừ, tui vừa nhận được điện báo mới" (Ừm. Tôi vừa nhận được điện báo mới.)- Lân ngồi xuống đưa cho tôi bình nước: " Đoàn dân công 20/10 sẽ đến sớm thôi, nhưng khi nớ thì đồng chí nỏ phải đi cùng họ mô." (Đoàn dân công 20/10 sẽ tới nhanh thôi, nhưng khi ấy thì đồng chí không phải đi cùng họ đâu.)

Tôi bất ngờ "Tại sao ạ?"

"Đồng chí về hà nội hở. Họ chỉ viện trợ đến điểm tập kết rồi phải thực hiện nhiệm vụ mới." (Đồng chí về Hà Nội phải không? Đoàn dân công đâu có về Hà Nội. Họ chỉ viện trợ gạo đến điểm tập kết rồi phải thực hiện nhiệm vụ mới.)

Tôi gật đầu: "Em biết, được đồng hành thêm một đoạn đường nữa là vinh dự của em, dù sao cũng là điểm tập kết, phải tới đó mới là chia ly."

Lân cười đồng tình với ý kiến của tôi, "Nhưng tập kết ở mô được nựa" (Nhưng còn tập kết ở đâu được nữa.) - Anh nhìn sắc mặt ngơ ngác của tôi- "Khi nớ đã là điểm cuối?" (Khi đây đã là điểm cuối?)

"Sắp tới khi đoàn dân công viện trợ cho đại đội của tui thì cả tui và cả đoàn 20/10 đều sẽ phải ra đi. Nhưng đồng chí yên tâm, đoàn văn công 25/12 cũng gần đến chộ ni rồi. Lúc ấy đồng chí chỉ cần lên xe và theo họ về Hà Nội là được." (Sắp tới khi đoàn dân công viện trợ cho đại đội của tôi thì cả tôi và cả đoàn 20/10 đều sẽ phải rời đi. Nhưng đồng chí yên tâm, đoàn văn công 25/12 cũng sắp đến đây rồi. Lúc ấy đồng chí chỉ cần lên xe và theo họ về Hà Nội là được.)

Đoàn văn công? Tôi từng xem khá nhiều phim điện ảnh về thời kháng chiến chống Pháp, đã thấy đoàn văn công đứng giữa núi rừng Điện Biên cất lên tiếng hát hào hùng mà tươi đẹp. Thật muốn xem họ biểu diễn một lần.

Tôi lại ra bờ suối trầm ngâm, mãi mới tìm thấy ông nội mà bị bản thân dọa sợ, có lẽ ông đang cố tránh xa tôi lắm, sắp phải về rồi mà vẫn chẳng gặp được ông thêm lần nữa. Cũng phải ai mà chấp nhận cho được chuyện cháu gái đến từ tương lai để gặp mình thời trẻ đâu, mà kể cả là bây giờ có lẽ cũng chẳng tưởng tượng nổi ấy chứ! Tôi nhìn dòng nước xanh mát, chân tôi bước xuống không tự chủ, tôi vùi mặt xuống, thật mát mẻ!

Tôi chưa kịp nâng mặt lên thì có người đã túm lấy tay tôi rồi kéo vào bờ, giọng anh cao vút, nước vào tai nên tôi không nghe được anh ấy nói gì.

"Đồng chí bị sao vậy? Có túng quẫn cỡ nào mà dại dột thế!!!"

"Đồng chí có vấn đề à...!"

Tôi lau mặt bằng chiếc khăn cũ, mãi mới nhìn ra là khuôn mặt của ông nội. Tôi liền chộp lấy tay áo của 'ông' ngay lập tức, không động tác thừa. 'Ông' giật mình nhưng lần này đã không phản kháng nữa. Hai chúng tôi lặng yên nhìn con suối chảy, được một lúc, 'ông' bắt đầu hỏi tôi.

"Sao cậu có suy nghĩ tự tử thế?"

Tôi nhìn 'ông' cười thành tiếng:

"Đâu có ạ, suối mát cháu định rửa mặt thôi."

"Nhìn cậu cũng giống tôi đấy, nhưng tôi nhớ bố mẹ đâu có sinh em gái nhỉ?"- 'Ông' mở nắp hộp thiếc mời tôi ăn lạc. Thì ra thói quen tích lạc trong ống bơ cũng từ chiến trường mà ra cả.

"Thì đúng rồi, cháu là cháu gái chứ có phải em gái đâu?"- Tôi không câu nệ mà bốc một nắm để lên tay.

"Kỳ lạ thật đấy!"

"Nghe nhiều rồi!"- Tôi cười, chìa bàn tay nhiều lạc ra, ăn thế này mới là ăn cùng nhau, bà nội bảo vậy đấy.

"Tôi mới có 20 thôi, sao mà đã có con, rồi bằng cách nào mà con tôi đẻ ra cậu, lớn tướng thế này?"

Tôi cười ha hả, mọi phiền lo trong tôi lập tức chấm dứt. Đến 'ông' cũng phải cười theo sự giòn tan trong âm thanh ấy, giống như khoảng cách thời gian chẳng còn nữa, người ngồi cùng tôi bây giờ là ông tóc trắng râu dài bạc phơ. Tôi lại thấy nhớ rồi, sống mũi đã cay cay.

"Ôi, sao vừa mới cười mà đã khóc thế. Tôi đâu trêu gì cậu đâu nhỉ, đừng khóc, đừng khóc nhé!? Tôi cho cậu thêm lạc là được mà!"

Tôi nắm chặt tay 'ông':

"Cháu đến từ 70 năm nữa, trong tương lai."

"Ờ, thế hợp lý đấy."- 'Ông' đưa vào tay tôi một hạt lạc đã bóc vỏ, trông không có vẻ gì là đã tin lời tôi nói.

"Thật đấy, thật đấy, cháu không nói dối!"- Tôi bắt đầu lôi kéo áo 'ông' lắc lư biểu hiện thái độ không bằng lòng.

"Tôi tin mà! Tôi tin mà!"- 'Ông' cười cố thoát khỏi nanh vuốt của tôi- "Cậu biết đấy, mọi người trong đơn vị đều nói chúng ta giống nhau, nên tôi cũng để ý cậu nhiều. Soi mặt xuống nước thì mới biết, cậu giống tôi tới mức chỉ cần tóc tôi dài thì tôi và cậu không biết ai mới là ai. Thế nhưng việc cậu đến từ tương lai thì trong lòng tôi hơi nghi hoặc. Trên tất cả thì tôi sẽ tin cậu, dù sao 70 năm nữa tôi cũng có đứa cháu xinh đẹp vậy mà!"

Tôi mỉm cười, điều này thật tốt quá, chúng tôi cùng cười rất vui, tôi muốn khoảnh khắc này diễn ra mãi mãi. Tôi nói đùa,

"Cháu xinh đẹp hơn, xinh đẹp hơn ông nhiều!"

Chàng thiếu niên xua tay:

"Ấy, các anh trong đại đội đều bảo mặt tôi mới là xinh đẹp nhất đấy!"

Đúng vậy, tôi từng thấy trong những tấm ảnh cũ, khi ông nội thời trẻ mặc quân phục cầm súng đứng dưới nắng, sự oai dũng và chí khí cao ngút trời. Ông đẹp vẻ đẹp kinh diễm của con gái nhưng lại có nét mặt tuấn tú của đàn ông, dù thân hình nhỏ bé nhưng sức chiến đấu rất uy dũng.

"À, thì cậu đừng gọi tôi là ông nữa nhé, nghe già kinh. Bình thường gọi tôi là đồng chí xưng là tôi, vậy thì mọi người mới không nói là kỳ lạ chứ!"

Tôi lắc đầu, tôi không chắc nữa, tôi cũng không muốn sửa, họ nghĩ như nào đâu là vấn đề? 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top