Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

ND va quan diem cong tac BHLD

Câu 2. Những nội dung và quan điểm trong công tác BHLĐ ?

BÀI LÀM :

·         Nội dung :

·         Bảo hộ lao động gồm 4 phần:

1) Luật pháp bảo hộ lao động: là những quy định về chế độ, thể lệ bảo hộ lao động như:  Giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ cho công nhân. Chế độ lao động đối với nữ công nhân viên chức. Tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động.

→Luật lệ bảo hộ lao động được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tế của quần chúng lao động, căn cư vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ khoa học được sửa đổi, bổ sung dần dần thích hợp với hoàn cảnh sản xuất trong từng thời kỳ kinh tế của đất nước.

2) Vệ sinh lao động: nhiệm vụ của vệ sinh lao động là:  Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động sản xuất lên cơ thể con người.  Đề ra những biện pháp về y tế vệ sinh nhằm loại trừ và hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố phát sinh những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong sản xuất.

3) Kỹ thuật an toàn lao động:

 Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chấn thương, sự phòng tránh tai nạn lao động trong sản xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ lao động cho công nhân. Đề ra và áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cần thiết nhằm tạo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động để đạt hiệu quả cao nhất. 

4) Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy:

 Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ trên công trường.

Tìm ra biện pháp phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả nhất.

 Hạn chế sự thiệt hại thấp nhất do hoả hoạn gây ra.

- Các khái niệm các thuật ngữ dưới đây đã được quốc tế hoá và được sử dụng trong các văn bản trên: 1) An toàn lao động: tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất. 2) Điều kiện lao động: tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. 3) Yêu cầu an toàn lao động: các yêu cầu cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn lao động. 4) Sự nguy hiểm trong sản xuất: khả năng tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động. 5) Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất: khả năng tác động của gây chấn thương cho người lao động trong sản xuất. 6) Yếu tố có hại trong sản xuất: khả năng tác động của gây bệnh cho người lao động trong sản xuất. 7) An toàn của thiết bị sản xuất: tính chất của thiết bị bảo đảm được tình trạng an toàn khi thực hiện các chức năng đã quy định trong điều kiện xác định và trong thời gian quy định. 8) An toàn của quy trình sản xuất: tính chất của quy trình sản xuất bảo đảm được tình trạng an toàn khi thực hiện các thông số đã cho trong suốt thời gian quy định. 9) Phương tiện bảo vệ người lao động: dùng để phòng ngừa hoặc làmgiảm tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động. 10) Kỹ thuật an toàn: hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. 11) Vệ sinh sản xuất: hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. 12) Tai nạn lao động: tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. 13) Chấn thương: chấn thương gây ra đối với người lao động trong sản xuất do không tuân theo các yêu cầu về an toàn lao động. Nhiễm độc cấp tính được coi như chấn thương. 14) Bệnh nghề nghiệp: bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động.

·         Quan điểm :

- Bảo hộ lao động là chính sách lớn của Đảng và Nhà Nước Việt Nam. Các quan điểm cơ bản đã được thể hiện trong sắc lệnh 29/SL ngày 12/03/1947, trong Hiến pháp năm 1958 và 1992, Pháp lệnh Bảo hộ lao động năm 1991 và trong Bộ luật Lao đông năm 1994. Cụ thể là:

     + Con người là vốn quý nhất của xã hội: người lao động vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển xã hội. Bảo hộ lao động là một phần quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Lao động là sức chính của sự tiến bộ con người.

    + Bảo hộ lao động phải thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất: khi nào và ở đâu có hoạt động lao động sản xuất thì khi đó và ở đó phải có tổ chức công tác Bảo hộ lao động.

    + Công tác bảo hộ lao động phải thể hiện đầy đủ 3 tính chất: khoa học kỹ thuật, luật pháp và quần chúng mới đạt hiệu quả cao.

    + Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính trong việc bảo hộ lao động cho người lao động: Nhà nước bảo đảm quyền được bảo hộ của người lao động và lợi ích hợp pháp người lao động thông qua pháp luật về bảo hộ lao động.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: #atld