Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Thương Vợ - TX.


Hình tượng người phụ nữ trong thơ ca VIệt Nam từ xưa tới nay vẫn luôn là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà văn thơ lớn. Mỗi nhà thơ, nhà văn lại mang đến những góc nhìn riêng, hướng ngòi bút cảm thông đến những thân phận người phụ nữ khác nhau. Trong quan niệm của xã hội cũ, người phụ nữ vẫn luôn không được đề cao. Họ nhỏ bé, yếu mềm, tựa như cái bóng bên cạnh người đàn ông. Dù tài hoa, thông minh tới đâu thì họ cũng không có cơ hội được phát huy. Chính Tú Xương cũng cảm thấy bất lực điều này, thông qua bài thơ "thương vợ" của ông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được hình ảnh bà Tú vất vả biết mấy.

"quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng."

Mở đầu bài thơ, TX đã trực tiếp nói về hoàn cảnh và nỗi vất cả của BT. Ông sử dụng từ "quanh năm" – cụm từ chỉ một khoảng thời gian rất dài, lặp đi lặp lại, đặt vào tình cảnh của Bà Tú lại là cảnh đầu tắt mặt tối, mặc kệ nắng mưa, không có lấy một ngày được nghỉ ngơi. Công việc của bà tại "mom sông", nơi mỏm đất nhô ra, ba bề được bọc bởi sông nước, là cái thế đất chơi vơi nguy hiểm. Theo cách hiểu của nhà thơ Xuân Diệu, đó lại là nơi cheo leo chênh vênh, chứ không phải là ở cái bến ngang sông tấp nập bình thường. Với giọng thơ hóm hỉnh cùng tài năng trong nghệ thuật thơ trào phúng, câu thơ thứ hai như chính lời lên án gay gắt cái xã hội đầy định kiến đã khiến những người đàn ông vốn phải là trụ cột gia đình thành kẻ vô tích sự của TX.

Theo quan niệm của xã hội phong kiến cũ, những việc lớn như đảm đương trọng trách kinh tế gia đình vẫn luôn là đánga nam nhi, ấy nhưng trong thương vợ, người đảm đương việc ấy lại chính là Bà Tú – người vẫn luôn bị xã hội cho là thấp kém, không làm được việc lớn. Biết bao hàm ý toát lên trong cụm từ "nuôi đủ", nó thể hiện sự chăm lo tận tụy chuyện cơm ăn áo mặc lại vừa hàm ý sức chịu đựng phi thường của BT. Càng đau đớn hơn khi bà Tú lặn lội mưu sinh không chỉ vì "năm con" mà còn vì "một chồng". TX thương vợ và cũng ý thức được hoàn cảnh của mình, một kẻ "ăn lương vợ". Ông đã tự chễ giễu bản thân bằng cách đặt "mình" và "năm con" lên bàn cân, thể hiện nỗi tủi hổ, xót xa khi nhận ra mình cũng là một trong những gánh nặng của vợ.

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông."

Cò là hình ảnh quen thuộc trong ca dao gắn liền với thân phận ng phụ nữ vn tần tảo chăm lo cho gia đình. Tú Xương như có như không, tô đậm bức chân dung của bà Tú, sáng tối đi đi về về "lặn lội", bươn chải như "thân cò" nơi "quãng vắng". Ngôn ngữ tắng cấp kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ đã nhấn mạnh được nỗi cơ cực nhọc nhằn của người vợ, làm cho hình ảnh ấy càng trở nên cụ thể và sâu sắc hơn. Nếu như câu mở đầu của phần thực gợi lên nỗi cực nhọc lầm lũi, dáng vẻ gầy gò của người phụ nữ thì câu kết lại là sự vật lộn với cuộc sống bán buôn đông đúc. Một lần nữa, bằng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ với từ láy tượng thanh "eo sèo", Tú Xương đã gợi ra được sự tấp nập, ồn ã để nhấn mạnh cảnh tượng thường tình nơi chợ búa buổi "đò dông". Hai câu thực đù đối nhau về từ ngữ "buổi đò dông" – "khi quãng vắng" nhưng lại bổ trợ cho nhau, làm nổi bật sự gian truân lam lũ của người phụ nữ nhỏ bé nhưng đầy kiên định cùng tình yêu thương này.

"một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mươif mưa dám quản công."

Hai cau thơ trên như lời than thở mà Tú Xương thay vợ dãi bày. "Duyên" chính là duyên số, là cái "nợ" mà bà Tú phải cam chịu. Qua cái nhìn của tác giả, hai chữ này liền trở nên nặng nề, là lời than vãn khi duyên chỉ có một mà nợ lại có hai. Chính điều đó đã khiến cho sự vất vả của bà Tú được nâng lên thành định mệnh của cả một kiếp người. Đó là vì duyên, vì số nên chỉ có thể chấp nhận, cam chịu "âu đành phận", không "dám quản công".

Việc tác giả sử dụng cặp thành ngữ song song với nhau "một duyên hai nợ" – "năm nắng mười mưa" và các số từ theo thứ tự: một, hai, năm, mười được sắp xếp theo sự tăng tiến và đã khiến cho câu thơ trầm lắng trước nỗi khổ tâm và sự khó khăn chồng chất trên đôi vai của bà Tú.

Kết thúc bài thơ, Tú Xương đã chửi rủa cái bạc bẽo của người chồng, chửi cả sự vô tích sự của bản thân đối với gia đình, nhất là đối với bà Tú.

"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không."

Tú Xương có văn tài, nhưng công danh dở dang, thi cử lận đận. Ông hận thói đời "bạc bẽo" thối nát lúc bấy giờ, nhưng ồng càng hận chính mình hơn khi để vợ phải lam lũ nuôi bản thân, ấy nhưng đường danh lợi lại chẳng đi được tới đâu. TX coi mình là một người "hờ hững" trong trách nhiệm của một kẻ làm cha, làm chồng. Thế nhưng khi nhìn lại, bản thân ông lại đáng thương hơn là đáng trách. Bởi suy cho cùng, chính cái xã hội kia mới là thứ đẩy ông tới bước đường này.

Thương vợ được khép lại bằng lời chửi mình, chửi người, lên án xã hội sâu sắc. Ông thấu hiểu nỗi niềm của bà Tú, nhưng ngặt vì định kiến xã hội, ông không thể làm thầy đồ vì không hợp tính cách, không thê rphuj vợ hàng quán vì định kiến trói buộc kẻ sĩ. Thương Vợ là bài thơ trữ tình đặc sắc của nền văn học Việt Nam nói về người vợ, người phụ xữ xưa với biết bao nhiêu đức tính tốt đẹp. Bài thơ không chỉ cho ta thấy được tấm lòng của nhà thơ với vợ, mà còn chứng tỏ được tài năng dụng bút của một thi sĩ dân gian. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top