Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

[nguyendan]triet

I/ CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1/quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

a/ phạm trù chất ,lượng

CHẤT

-khái niệm

Chất là phạm trù triết học dung để chỉ ttinhs quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng , là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó và phân biệt nó với cái khác.

-sự tạo thành chất của sự vật

*/tạo thành từ các thuộc tính cơ bản của sự vật

*/tạo thành bởi phương thức lien kết giữa các thuộc tính

LƯỢNG

-khái niệm

Lượng là phạm trù triết học dung để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng về mặt số lượng,quy mô,tốc độ của sự vận động , phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó

b/ mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

lượng và chất là hại mặt thống nhất, ko tách rời mà tác động qua lại với nhau trong mỗi sự vật hiện tượng

mối quan hệ ấy được thể hiện rõ:

-chất và lượng tồn tại thống nhất với nhau trong giới hạn nhất định gọi là độ

-lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định (điểm nút)sẽ làm cho chất của sự vật biến đổi

-chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng đã thay đổi của sự vật

VẬY:mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất sự thay đổi dần dần về luwowngjkhi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thong qua bước nhảy ,chất mới ra đời sẽ làm tác động trở lại sự thay đổi của lượng .quá trình tác động qua lại đó diễn ra lien tục làm cho sự vật ko ngừng phát triển.

c/ý nghia của phương pháp luận

-trong thục tiễn con người phải biết tích lũy về lượng để làm biến đổi chaats của sự vật

-cần có quyết tâm thực hiện bước nhảy khi đã có sự tích lũy đủ về lượng ,phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy tùy vào điều kiện ,hoàn cảnh cụ thể.

2/quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Vị trí của quy luật :chỉ ra nguồn gốc của sự vận động ,phát triển của mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội , tư duy

a/khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn

-mặt đối lập là những đặc điểm, những thuộc tính,những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau ,tồn tại khách quan..

-mâu thuẫn biện chứng :là sự thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập .

*/thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau ,đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập ,sự tồn tại của cái này là điều kiện , tiền đề cho sự tồn tại của mặt kia.

*/ đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ phủ định nhau của các mặt đối lập

b/ mâu thuẫn là nguồn gốc ,đọng lực của sự vận động và phát triển

bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới khách quan cũng đều chứa đựng những mâu thuẫn trong bản thân nó trong đó luôn diễn ra quá trình vừa thống nhất vừa đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sụ vật vận động và phát triển ko ngường

-sự thống nhất của các mặt đối lập gắn liền với sự ổn định của sự vật hiện tượng

-sự đấu tranh của các mặt đối lập gắn liền với sự vận động ,phát triển của sự vật mang tính tuyệt đối

VẬY QUY LUẬT ĐƯỢC PHÁT BIỂU:mọi sự vật hiện tượng đều chứa những mặt những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình, sự thống nhất và đấu tranh của caccs mặt đối lập là nguồn gốc của sự phát triển , làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời

c/ý nghĩa phương pháp luận

- muốn nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng cần phát hiện ra những mâu thuẫn tồn tại trong bản thân nó

- khi phân tích một vật hiện tượng cần tìm hiểu rõ mâu thuẫn của sự vật hiện tượng để tìm hiểu đúng xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng từ đó tìm được những điều kiện để giải quyết mâu thuẫn

- Phải tìm ra phương thức , phương tiện và lực lượng để kịp thời giải quyết mâu thuẫn ,chống sự ỷ lại ,thụ động cũng như chủ quan nóng vội .

3/quy luật phủ dịnh của phủ định

a/Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng

-Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.

-Phủ định biện chứng là phạm trù triết học chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu của quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới,tiến bộ hơn sự vật cũ.

Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản sau: tính khách quan và tính kế thừa.

*/ Phủ định biện chứng mang tính khách quan do: nguyên nhân của sự phủ định là những mâu thuẫn tồn tại bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết mâu thuẫn mà sự vật luôn luôn phát triển. Như vậy, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật mà không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người hay một lực lượng thần bí.

* Tính kế thừa thể hện ởchỗ: Cái mới ra đời trên nèn tảng cái cũ, chúng không thể từ hư vô. Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ.Chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt thích hợp

Như vậy, PĐBC là sự lien hệ giữa cáicũ và cái mới , là sự thống nhất giữa khảng định và phủ định , là mắt khâu tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật .,hiện tượng .

b/.Nôi dung của qui luật.

-Qui luạt phủ định của phủ định:là quá trình diễn ra có tính chu kỳ hình thành trong quá trình phát trrieenr của sự vật phải trải qua nhieeyf lần phủ định . Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật giữa mặt khẳng đinh và phủ định

-tính chất của quy luật

*/tính chu kỳ:sự vật mới ra đời lặp lại sự vật banđầu nhưng ở trình độ cao hơn

*/diễn ra vô tận các chu kỳ phát triển nối tiếp nhau làm cho khuynh hướng của sự phát triển diễn ra theo đường xoáy ốc .

=.>. Khuynh hướng phát triển theo đường "xoáy ốc" đã khái quát được tính chất biện chứng của sự phát triển bao gồm : tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên vô tận, đồng thời thể hiện tính quoanh co phức tạp đa dạng của quá trình phát triển.

c/.Ý nghĩa phương pháp luận

- xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. không diễn ra theo một đường thẳng mà quoang co, phức tạp gồm nhiều giai đoạn, quá trình khác nhau.bởi vậy phải nắm được xu thế phát triển tất yếu của nó

-Theo qui luật phủ định của phủ định trong thế giới khách quan cái mới phải tất yếu ra đời để thay thế cái cũ, Trong đời sống XH cái mới ra đời trên cơ sở hoạt động có mục đích, có ý thức tự giác và sáng tạo của con người.vì vậy cần có thái độ lạc quan trước cái mới ra đời.

-Mặt khác đối với cái cũ cần kế thừa phê phán, có chọn lọc

II/ LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG

1/thực tiễn nhận thức và vai trò của thực tiễn với nhận thức

a/ thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn

-thực tiễn là gì? Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích ,mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội

-có 3 hình thức cơ bản trong thực tiễn :

*/ hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất ,duy trì sự tồn tại và phát triển của mình,

*/hoạt động chính trị -xã hội : là hoạt động của các cộng đồng tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị -xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.

*/ thực nghiệm khoa học : là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra ,gần giống ,giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên -xã hội , nhằm xác định những quy luật biến đổi ,phát triển của đối tượng nghiên cứu.

Trong đó hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quyết định đối với các loại hoạt động thực tiễn khác.

b/ nhận thức và các trình độ nhận thức

nhận thức là một quá trình trải qua 2 giai đoạn :

-giai đoạn 1:nhận thức cảm tính là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức cơ bản là:cảm giác ,tri giác và biểu tượng .đây là giai đoạn phản ánh trực tiếp khách thể bằng các giác quan

+/ đặc điểm của giai đoạn nhận thức cảm tính

*/ phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác giác quan của chủ thể nhận thức

*/ phản ánh bề ngoài,chưa đem lại hiểu biết sâu sắc,khái quát trong chính chỉnh thể của sự vật

*/vừa gần sự vật vừa xa sự vật

-giai đoạn 2:nhận thức lí tính(tư duy trừu tượng)-là giai đoạn cao của quá trình nhận thức đó là giai đoạn phản ánh gián tiếp,khái quát sự vật

+/đặc điểm của giai đoạn nhân thức lí tính:

*/là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật hiện tượng

*/là quá trình đi sâu vào bản chất sự vật hiện tượng

*/các hình thức cơ bản của nhận thức lí tính:khái niệm,phán đoán,suy lí.

-mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính với thực tiễn

+nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính thường diễn ra đan xen nhau song chúng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

+Nhận thức dung thực tiễn làm tiêu chuẩn thước đo tính chân thực của những tri thức đạt được trong quá trình nhận thức

=>QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHÍNH LÀ QUÁ TRÌNH CON NGƯỜI,LOÀI NGƯỜI NGÀY CÀNG TIẾN DẦN ĐẾN CHÂN LÍ

C/ vai trò của thực tiễn với nhận thức

-thực tiễn là cơ sở của nhận thức:vì nhận thức được hình thành từ việc phải trả lời những câu hỏi về thế giới xung quanh mình

-là động lực của nhận thức:đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ cho nhận thức phát triển

-là mục đích của nhận thức :là nơi nhận thức luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình

-là tiêu chuẩn của chân lí

d/ý nghĩa phương pháp luận

-Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn,phải dựa trên cơ sở thực tiễn,đi sâu vào thực tiễn coi trọng công tác tổng kết thực tiễn

-việc nghiên cứu lí luận phải lien hệ với thực tiễn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top