Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Hàn Quốc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Năm 1978, khi Hàn Quốc đang được thế giới ca ngợi vì các thành công trong việc chuyển dịch nền kinh tế, trong việc thoát nghèo bằng cách xuất khẩu linh kiện - máy móc thuộc ngành công nghiệp nặng thì có một giáo sư đã viết một bài báo với tiêu đề là: "Cái chết được báo trước của nền kinh tế Đại Hàn Dân Quốc."

"Trước 1945, nền kinh tế của thế giới vận hành theo học thuyết thâu tóm và tích lũy, đây là con đường chết chóc, con người biết về thế giới càng nhiều thì mâu thuẫn và chiến tranh sẽ càng nhiều, và rồi sẽ chẳng còn gì cả ngoài những cái xác khô nằm trải dài trên đống của cải vô dụng.

Vậy nên thế giới đã cùng thay đổi, cùng biến học thuyết thâu tóm thành học thuyết lưu thông, cùng tạo ra cái gọi là toàn cầu hóa với mục tiêu tạo ra một thế giới phẳng, một nền kinh tế tự do lưu thông.

Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ, tự do lưu thông sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, sẽ tạo ra những cuộc chiến kinh tế với sự sụp đổ liên tục của hàng loạt những nền kinh tế nhỏ, và rồi thế giới sẽ quay về lại với thời cướp bóc, bóc lột. Thượng Đế không muốn chúng ta làm điều đó, và tôi tin rằng chúng ta cũng không muốn điều đó diễn ra với con cháu minh.

Tôi đoán là vài năm nữa thôi chiến tranh lạnh giữa hai khối tư sản và cộng sản sẽ kết thúc. Lúc đó thì hàng rào chướng ngại lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu coi như đã sụp đổ, chúng ta sẽ lao ra thế giới và bắt đầu kinh doanh như những tên hải tặc.

Việc đó là sai, tôi xin khẳng định một cách chắc chắn rằng việc đó là sai. Nó sẽ hủy hoại thế giới và hủy hoại chúng ta.

Cách duy nhất để chúng ta thành công đó là hãy cùng nhau bắt đầu một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, thứ có thể biến thế giới này hòa nhập lại với nhau và trở thành một khối thống nhất để cùng phát triển, nơi quyền quyết định không thuộc về riêng ai mà được trao đồng đều cho mọi người đang tham gia bên trong, nơi mà chúng ta có thể giàu cùng nhau, bảo vệ cho nhau, và cùng tích lũy cho nhau một nguồn lực thật lớn để có thể đối diện những thử thách sắp đến.

Ví như Đại Hàn Dân Quốc, họ đang phát triển, nhưng nếu thế giới này không có một nền kinh tế thị trường thì lúc chiến tranh lạnh kết thúc cũng sẽ là lúc nền kinh tế mới chớm của họ kết thúc. Vì sớm muộn thôi sẽ có một quốc gia có nhiều tài nguyên khoáng sản hơn họ, có giá nhân công rẻ hơn họ, có khao khát được sản xuất và xuất khẩu để làm giàu nhiều hơn họ. Khi đó thì máy móc của Đại Hàn Dân Quốc sẽ không cạnh tranh nổi nữa, sẽ không còn đủ đơn đặt hàng để vận hành nhà máy nữa, sẽ không còn đủ nội lực quốc gia để tìm lối thoát mới nữa.

Kinh tế toàn cầu lúc này đang là tự do lưu thông.

Nhưng nền kinh tế thị trường mà toàn cầu cần trong tương lai sẽ là "tự do lưu thông ĐA DẠNG theo thị trường", mỗi chúng ta sẽ không kinh doanh theo kiểu cá cược, dùng điểm mạnh của mình làm vật cược từ ván này qua ván khác đến ván cược thua thì sẽ thành ván cuối cùng, để chúng ta trong cạnh tranh quốc tế thì chỉ thay đổi lẫn nhau chứ không bóp chết lẫn nhau, chừa cho nhau nhiều đường sống, mỗi đường như vậy đều có thể trở thành đường phát triển. Là bù đắp cho nhau chứ không triệt tiêu nhau.

Như Đại Hàn Dân Quốc, họ ngay lúc này đã có lưu thông, nhưng nếu họ muốn mình vẫn còn có thể có tương lai thì cái họ cần chính là "Tự Do và Đa Dạng". Là điều mà chúng ta cần đặt nền tảng ngay lúc này thì thế giới mới có thể tốt đẹp hơn được.

Như mọi khi thôi, mỗi quan điểm hay mỗi đề xuất cải cách của vị giáo sư đó luôn bị các đồng nghiệp, các tri thức gia, các nhà hoạch định thành danh đương thời chỉ trích rất nhiều. Luôn là mơ mộng, hão huyền, xa xôi, viễn tưởng... để rồi sớm muộn gì thì bọn họ cũng sẽ từng chút bị thuyết phục và làm theo. Bí mật của vị giáo sư đó chính là sự im lặng, khi cái đúng cái tốt đã được đưa ra rồi thì hãy im lặng để nó tự chứng minh mình với tất cả, và để tất cả cùng đưa ra lựa chọn đúng và tốt của riêng mình.

Hai năm sau, năm 1989, tân tổng thống của Đại Hàn Dân Quốc gửi thư tay cho vị giáo sư kia, nội dung viết là: "Kẻ độc tài đã chết, chúng tôi đã có tự do rồi, xin giáo sư hãy chỉ cách để chúng tôi có thể ĐA DẠNG."

Vị giáo sư đã bỏ qua lá thư đó, vì bấy giờ ông ấy đang rất bận rộn, tiến trình dân chủ đa nhiệm và tiến trình kinh tế thị trường dựa trên nền dân chủ đa nhiệm đang trong giai đoạn hình thành mấu chốt ở châu Âu và nhiều nước khác, lúc này nó vẫn còn đang trong trứng nước, rất dễ bị chi phối rồi biến thành dân chủ tập trung và kinh tế thị trường tập trung, chỉ cần bất cẩn một chút thôi thì tất cả sẽ đổ sông đổ bể, khiến tiến trình của thế giới bị chậm đi đến cả trăm năm. Nhân loại không có thời gian cho chuyện đó, vì chắc chắn là sẽ không có thời gian hay cơ hội để chọn lại.

Vậy nên một lá thư là không đủ để ông ta bận tâm.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào một buổi sáng khi giáo sư đó đi bộ đến trường và nhìn thấy một người đàn ông và một người đàn bà Hàn Quốc đang bày hàng bán dạo trong công viên. Họ bày ra hai cái va ly hộp cứng rất lớn, với bên trong là hàng trăm thứ nhỏ nhặt và lỉnh kỉnh, mặc dù họ đã cố chào hàng rất siêng năng nhưng ràng là không có hiệu quả cho lắm, chủ yếu là vì những món hàng kia đều nhìn rất lạ mắt và không có nhãn dán cụ thể, hàng hóa đa dạng thì tốt nhưng hàng hóa đa dạng thì lại càng cần có nhóm đối tượng khách hàng nhắm tới càng cụ thể, kể cả đồ cũ hay đồ đạc xoong ngoài chợ trời dù lộn xộn nhưng chính bản thân hình thức bán đó cũng đã nhắm tới những đối tượng khách hàng riêng rồi.

Và nhìn hai người nam nữ Hàn Quốc kia thì rõ ràng họ đang không biết đối tượng của mình là ai, ví như giáo sư kia khi đi ngang qua thì họ lại đem đồ cột tóc, nước hoa và xi đánh giày ra để chào mời, và cách mà họ mời mua chính là "xin hãy mua đi, vì giá rất rẻ."

Giáo sư lắc đầu và bước đi. Ngay những người da màu nhập cư trái phép từ Bắc Phi chuyên bán giấy ăn và báo lá cải hay tạp chí khiêu dâm còn chào hàng chuyên nghiệp hơn họ, vậy nên cái nỗ lực sai ngay từ ban đầu kia không đáng để ông ta bận tâm. Làm sai nếu may mắn thì sẽ không có kết quả, nếu không may thì sẽ phá hoại mọi công sức bỏ ra, vậy nên tốt nhất là ta đừng dính vào nó.

Tuy nhiên, khi ông ta chợt quay đầu nhìn lại thì thấy bên hông của hai cái va ly kia có một dòng viết bằng tiếng Hàn, lý do mà ông ta đọc được không phải vì ông ta quan tâm tới Hàn Quốc, chính xác nữa là Bắc Triều Tiên. Dòng chữ đó viết là: "Đa dạng, đa dạng, đa dạng."

Ôi trời! Đó là lỗi thường gặp của các nhà chuyên môn, khi họ nói hay viết thì lúc nào cũng sẽ nghĩ rằng mình viết như vậy là đã đủ rõ ràng rồi, để rồi khi gửi đến người khác thì mười lần sẽ đủ mười là bị hiểu nhầm, hiểu sai theo một ý khác.

Vậy nên giáo sư kia muốn sửa chữa, nhưng ông làm biếng viết một bài để bổ sung cho bài cũ, thay vào đó thì ông quay lại và đưa danh thiếp của mình cho hai người kia, nói rằng họ hãy giúp chuyển đến ngài đại sứ của Hàn Quốc tại quốc gia sở tại này, chỉ cần một cuộc gọi thôi là đủ, như vậy sẽ tiện hơn.

Cũng là vì làm biếng thôi, giáo sư kia làm biếng đi tới đại sứ quán, làm biếng lật danh bạ để tìm số điện thoại, làm biếng đặt một cuộc hẹn... nói chung là nếu không liên quan đến con đường lớn thì cứ cái gì tiện thì làm, không được cũng không sao.

Rồi ngay trong giờ nghỉ trưa ngày hôm đó tại văn phòng của mình trong trường đại học, giáo sư được thông báo rằng ngài đại sứ Hàn Quốc cùng phu nhân đã đến theo lời mời. Và lúc mà họ đi vào, thì đây là một lần hiếm hoi trong đời mà vị giáo sư kia giật mình, vì ngài đại sứ cùng phu nhân chính là hai người nam nữ bán hàng rong trong công viên kia.

"Chúng tôi muốn được lưu thông đa dạng, xin giáo sư hãy giúp cho nền kinh tế của đất nước chúng tôi. Chúng tôi đã gửi hàng chục lá thư cho giáo sư rồi nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm, lúc này đây tôi cũng có đem theo một lá thư viết sẵn gửi cho giáo sư với danh nghĩa của chính phủ Hàn Quốc."

- Hình như tôi chỉ mới nhận được một lá thôi hay sao đó?

"Vì giáo sư thay đổi nơi làm việc quá nhiều, mà ngành tình báo của đất nước chúng tôi vẫn chưa được đầu tư đủ, là do chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ cũ."

- Không sao, không phải lỗi của các bạn, tôi mà để bị tìm ra thì đã chẳng còn ngồi được ở đây. Nói lại đi, tôi không quan tâm tới chính phủ Hàn Quốc, cũng không quan tâm tới ai ở Hàn Quốc, tôi chỉ quan tâm tới hai vị. Hãy nói cho tôi biết:"Hai vị muốn gì?"

"Chúng tôi muốn lưu thông đa dạng, chúng tôi muốn kinh tế thị trường, chúng tôi muốn toàn cầu hóa, chúng tôi muốn đất nước trở nên giàu có, giàu có thật bền vững, để công sức và xương máu mà bao năm qua người dân Hàn Quốc đã đổ ra không trở nên vô nghĩa."

- Được, nhưng với một điều kiện. Hãy liên lạc với văn phòng tổng thống đi, tôi muốn trong 3 năm tới, một nửa nền kinh tế Hàn Quốc phải vận hành theo kế hoạch của tôi, và một nửa còn lại thì không được ngăn trở tôi. Hai vị có thời gia tới cuối chiều để đưa cho tôi lựa chọn, bởi sau đó thì hai vị sẽ không tìm được tôi nữa.

Ngài đại sứ khẩn cấp rời đi, để lại phu nhân đứng trực ngoài cửa văn phòng của giáo sư để canh gác. Đến chiều, khi giáo sư đang cột dây để chuẩn bị đào tẩu bằng đường cửa sổ thì ngài đại sứ đã kịp thời quay lại với câu nói:"Toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc và cả hệ thống chính trị, sẽ vận hành theo kế hoạch của giáo sư."

Vào luận điểm chính

.

"Ngay lúc này trong những năm 80, các quốc gia giàu có trên thế giới đang có mọi thứ trong mọi thị trường, nhưng vẫn có một thứ mà họ chưa làm chủ được, chính là quảng cáo và thương hiệu. Đài truyền hình địa phương, báo chí địa phương, sóng vô tuyến địa phương, tất cả những thứ đó đang đóng khung thương hiệu quốc gia của họ ngay trên lãnh thổ của họ. Nhân loại có kinh nghiệm trong cuộc chiến cạnh tranh mặt hàng nhưng vẫn chưa có kinh nghiệm trong cuộc chiến thương hiệu. Đó là kẽ hở duy nhất để Hàn Quốc có thể vươn lên và giành được chiến thắng.

Bây giờ, các bạn có thể bán được máy móc cơ giới ra thế giới, đó là vì giá rẻ và vì được bảo hộ.

Nhưng sẽ tới lúc các bạn không thể bán rẻ được nữa, vì rẻ nữa sẽ làm người lao động - nhân dân suy kiệt, khiến sản xuất suy kiệt.

Cũng sẽ tới lúc các bạn không còn sự bảo hộ nữa, vì khi chiến tranh lạnh kết thúc thì cả thế giới này sẽ chia đều sự bảo hộ.

Đến lúc đó, các bạn sẽ không bán được hàng hóa, các bạn sẽ sản xuất ra chỉ để chất đống chứ không thể lưu thông, giống như cách mà đại khủng hoảng thập niên 30 đã diễn ra nhưng khác là nó chỉ diễn ra trên riêng đất nước của các bạn. Để rồi hậu quả nặng nề nhất không phải là nghèo đói hay vỡ nợ, mà chính là biến Hàn Quốc bị loại khỏi sự lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng hóa của thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, làm mất thị trường, mất năng lực cạnh tranh, mất tín nhiệm. Là sai một bước và chậm một thời đại.

Chuyện các bạn suy giảm việc xuất khẩu mặt hàng công nghiệp nặng là chuyện tất yếu sẽ diễn ra trong dòng chảy kinh tế chung của vài năm sắp tới, bởi vì thị phần trong thị trường này sẽ có vô số những nước mởi chen chân vào, và họ sẽ cạnh tranh theo những cách rất khốc liệt.

Việc chúng ta bàn ở đây không phải là chống lại hay ngăn cản quá trình suy thoái đó, việc đó vô nghĩa, đã là tất nhiên thì sẽ diễn ra.

Chúng ta phải cùng nhau làm được hai việc:

Một là, phải làm sao để khi ngành công nghiệp nặng đi xuống thì Hàn Quốc vẫn còn có nguồn hàng hóa thuộc các ngành khác có thể lưu thông trên thế giới, vẫn còn trong dòng chảy của sự lưu thông tiền tệ trên thị trường thế giới, để quốc gia không vỡ nợ, để công nhân có lương, để người dân có cái ăn, và để thế giới không quay lưng lại với Hàn Quốc.

Và hai là, phải làm sao để khi đợt suy thoái qua đi thì thế giới vẫn sẽ tiếp tục đặt hàng, tiếp tục mia sản phẩm ngành công nghiệp nặng của các bạn. Vì đó là xương sống của nền kinh tế Hàn Quốc, mất nó thì sẽ không còn một chỗ dựa nào đủ mạnh để chống đỡ cho quốc gia của các bạn.

Cách thức chỉ có một mà thôi, duy nhất một. Chính là thứ mà thế giới đang chập chững lần mò bước đi, chính là THƯƠNG HIỆU.

Thương hiệu sẽ khiến thế giới biết về Hàn Quốc, khiến thế giới làm bạn với Hàn Quốc, khiến thế giới mua đồ của Hàn Quốc, khiến thế giới công bằng, tự nguyện và ưu ái khi đưa ra quyết định mua sắm mà hàng hóa của Hàn Quốc là một trong những lựa chọn.

Hai mươi năm trước các bạn dám cắt dạ dày của người dân để đảm bảo rằng sẽ có một ngày họ được ăn no, thì hôm nay tôi muốn các bạn dám nghèo, dám đói, dám đánh mất, dám kiệt sức để khiến cả thế giới này biết đến "Thương hiệu quốc dân Hàn Quốc."

Mỹ có giấc mơ Mỹ, Anh có nữ hoàng Anh, Pháp có lãng mạn Pháp, Đức có tinh thần Đức, Nhật có võ sĩ Nhật, Úc có sống kiểu Úc... vậy thì tôi muốn Hàn Quốc cũng phải có một thương hiệu, và thương hiệu đó sẽ là "quốc dân Hàn". Là dùng chính người dân, dùng tinh thần dân tộc, dùng chính bộ mặt đất nước để làm thương hiệu, thành thì quốc gia thành, bại thì quốc gia tiêu, và không có đầu hàng hay bỏ cuộc.

Ai trong cái bàn họp này, dám để cho con mình đói vì tương lai của cháu mình, thì hãy ở lại để bàn tiếp. Còn không thì hoặc bỏ đi và đừng bao giờ quay lại, hoặc rút súng ra và bắn tôi đi. Vì một khi mà tôi đã soạn ra kế hoạch và bắt đầu, thì không bao giờ có chuyện tôi dừng lại giữa chừng, kể cả có khiến bạn hay con của bạn đói đến chết, thì tôi cũng sẽ không dừng lại."

(Hên quá, hôm đó trong phòng họp không có ai mang theo súng, vậy nên ông giáo sư vẫn còn sống.)

*

Kế hoạch 3 năm, chỉ có nhiêu đó thời gian thôi, vì tiếp đó sẽ là quá trình suy thoái của ngành công nghiệp nặng, nếu trong 3 năm mà không thành công thì kế tiếp sẽ không còn dư lực quốc dân nào để tiếp tục hay làm lại nữa.

Bước một: Công nghiệp nặng tạm thời vẫn vậy, nhưng để tránh lạm phát hàng hóa khi suy thoái thì chỉ lập ra kế hoạch tài chính cho từng năm thôi chứ không phải là 5 năm như trước, ký hợp đồng tới đâu thì sản xuất thêm 10% tới đó. Phải tiết kiệm, đã biết trước là sẽ lỗ thì không nên đổ vào đó quá nhiều.

Đầu tư vào công nghiệp nhẹ, nhưng khác là lần này sẽ không do nhà nước hay các tập đoàn chi phối nữa, thay vào đó thì trút ngân khố quốc gia ra để các doanh nghiệp vừa, nhỏ, cực nhỏ, hộ dân, cá nhân vay. Cho phép học không trả lãi, cho phép họ trả chậm, cho phép họ gia hạn vay hoặc vay thêm, điều kiện ràng buộc là phải có sản phẩm.

Quần, áo, giày, dép, xà bông, nước hoa, thủ công, cắt móng tay, son môi, kem dưỡng, móc khóa,... cái gì cũng được, nhưng phải có sản phẩm. Và đặc biệt ưu tiên ưu đại cho những sản phẩm mang tính truyền thống, mang bản sắc dân tộc Hàn Quốc (Triều Tiên).

Tiêu chí chính là "đẹp, đẹp, đẹp, lạ và rẻ". Đừng vội cap cấp, chưa có thị trường mà chọn con đường cao cấp thì tức là đổ tiền xuống biển.

Quốc dân, là toàn lực quốc dân, moi móc hết mọi ý tưởng, mọi kỹ năng hay siên năng, liều lĩnh của quốc dân ra.

Mục tiêu của giai đoạn này là số lượng, không tính bằng đơn vị cái hay chiếc, mà là tấn. Mốc hoàn thành là 10 000 tấn. Nhỏ, đẹp, rẻ, nhẹ, và phải được 10 000 tấn.

.

Bước hai: quảng cáo. Không thể bỏ tiền ra để thuê tạp chí hay đài truyền hình quốc tế được, bởi làm vậy thì có bán hết cả nước Hàn Quốc thì cũng không đủ, và quan trọng hơn là chắc chắn sẽ không hiệu quả, vì thị trường tiêu dùng cả trăm năm nay vẫn là do Mỹ và châu Âu nắm giữ, quảng cáo tới bít trời thì cũng không thể cạnh tranh được với họ

Phải quảng cáo bằng cách tặng quà. Là đem 10 000 tấn được tạo ra bởi ngân khố quốc dân và công sức người dân kia đi tặng, hoàn toàn miễn phí và van xin mọi người hãy nhận lấy.

Do biến động chính trị nên giai đoạn này ở Hàn Quốc mỗi tuần đón chưa tới 50 chuyến bay quốc tế, yêu cầu là mỗi chuyến bay như vậy thì phải tặng cho khách hàng trung bình là 2 kg quà tặng cho một người, đủ thể loại đủ chủng loại. Cứ nói rằng 'quốc dân Hàn Quốc xin phép được tặng cho quý khách'.

Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, phải yêu cầu mỗi công dân Hàn Quốc khi ra nước ngoài phải giảm khối lượng tư trang của mình xuống mức tối thiểu, thay vào đó là đem theo 10 000 tấn kia, mục đích là đi đến quốc gia nào thì đem ra tặng cho người dân ở quốc gia đó.

Vì Hàn Quốc còn nghèo nên người được ra nước ngoài còn ít, vậy nên không được bỏ sót một ai, tất cả đều phải cống hiến cho quốc dân, và nhớ rằng nếu có ai đó mà giữ lại dùng chứ không tặng thì coi như người đó đã phản bội lại công sức của nhân dân, còn nếu như bán, làm lộ kế hoạch, thì tức là đã bán rẻ, đã phản bội quốc gia, là kẻ thù của quốc gia.

Rồi trong giao thương quốc tế cũng vậy, cứ giao hàng là tặng, ký hợp đồng là tặng, tham khảo thị trường là tặng, đụng đâu cũng tặng, đẩy nhanh tiến độ này càng nhanh càng tốt.

Còn các nhà ngoại giao, các đại sứ ở các nước thì phải tìm đến để tặng những món sản phẩm có tính văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cho những người cùng cấp, đặc biệt ưu tiên thăm viếng các nhà phân tích thị trường, các chuyên gia kinh tế, các nhà báo chuyên về mảng kinh tế, mong họ nhẹ tay với kế hoạch một chút, có vạch thì vạch vừa vừa chứ đừng vạch trần.

Mục đích đơn giản thôi, chính là dùng sản phẩm quốc dân và sự thân thiện quốc dân để quảng cáo cho thương hiệu quốc gia. Là vì quốc gia chứ không phải vì sản phẩm, phải làm sao để ít nhất thì thế giới sẽ không đánh đồng Hàn Quốc với Nhật Bản nữa. Phải thoát khỏi cái bóng của Nhật Bảm, thoát được thì mới là thương hiệu của quốc gia mình. Phải quan sát văn hóa kinh doanh và văn hóa giao tiếp của Nhật, họ cúi đầu thẳng lưng thì mình cúi ít hơn và nhẹ nhàng hơn, giống như đang nhún nhẹ, phải khiến thế giới phân biệt được đâu là Hàn Quốc, đâu là Nhật Bản, chứ nếu khong thì sẽ thành ra quảng cáo không công cho họ.

Và nhất là không được để cho Nhật Bản phát hiện, bên đó có những người rất nguy hiểm, họ mà phát hiện ra rồi đâm sau lưng chúng ta thì cuộc chiến thương hiệu trong thị trường bán lẻ và tiêu dùng này coi như không còn chỗ cho chúng ta. Vì họ có nhiều tiền, nhiều nguồn lực hơn chúng ta, chỉ cần họ nhúc nhích ngón tay thôi là kế hoạch này sẽ đổ bể.

Sau đó thì bán thử, chỉ bán thử thôi, đây là phần cốt lõi nhất của kế hoạch.

Lập ra một đội bán hàng tiêu dùng tiêu chuẩn, phải đẹp, phải hiền, phải biết ngoại ngữ, phải giỏi giao tiếp, phải được đào tạp thật cẩn thận và bài bản, phải là tiêu chuẩn trong tiêu chuẩn, là chuẩn mực trong chuẩn mực, để sau này mỗi người trong số đó sẽ là đội trưởng của một đội bán hàng khác. Và phải dạy cho họ phân biệt được cách tương tác với từng tiêu chí khách hàng, gặp khách hàng Mỹ bán kiểu gì, khách Pháp bán kiểu gì, khách Ấn Độ hay khách HongKong thì bán kiểu gì. Phải lập thành các bộ quy tắc chuyên dụng, việc này phải làm tốt, bởi nếu dở thì các nhóm sau cũng sẽ dở.

Rồi bắt đầu chọn lọc, mỗi ngày sẽ lọc ra 10% loại hàng hóa bán thử bán được ít nhất để loại bỏ trả về nơi sản xuất, vì thời gian khong có nhiều nên chỉ cho nơi sản xuất đó 2 cơ họi cải tiến mẫu mã hay chất lượng trong 2 tuần, nếu bị loại đến lần thứ 3 thì vĩnh viễn, không còn trong cuộc chơi bán lẻ hàng tiêu dùng này nữa, và chính phỉ nếu muốn thì cứ tới cơ sở đó để siết nợ, rồi đưa thêm tiền cho những cơ sở có sản phẩm kinh doanh hiệu quả làm vốn đầu tư.

Là cạnh tranh trong nước trước, với kết quả do thị trường - khách hàng quốc tế quyết định, cạnh tranh loại bỏ và phải thật khốc liệt, ép khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của các doanh nghiệp lên đến mức cao nhất có thể. Đó là cách duy nhất để biến cái 10 000 tấn kia từ số lượng mà chuyển sang chất lượng. Phải cạnh tranh được trong nước, thì mới có cơ hội để ra được thế giới.

Mục đích là loại bỏ 60% các loại mẫu mã sản phẩm trong bước 1, để 40% còn lại coi như đại diện bước đầu cho Hàn Quốc trong thị trường tiêu dùng của thế giới. Phải chấp nhận sự đào thải đó thì mới có thể đặt được nền tảng đúng về sản phẩm đẹp, mới, lạ, hiệu quả và rẻ, mới có thể cạnh tranh được với Nhật Bản và HongKong trong sân chơi này.

Sau đó, tập trung vào 40% kia, bơm tiền cho các doanh nghiệp đó sản xuất, cố càng nâng cao chất lượng càng tốt. Và càng nhiều càng tốt.

.

Bước 3: Bán. Cùng một ngày, tại mọi thị trường, mọi vị trí có thể trên khắp thế giới, tất cả cùng mở bán. Đó không phải là một làn sóng, đó là một tia chớp, và nhờ 10 000 tấn quà tặng kia, nên tia chớp khi đánh xuống thì lại rất nhẹ nhàng, khiến lần đầu tiên người tiêu dùng trên thế giới mà đặc biệt là các khách hàng nữ - đối tượng chủ yếu của ngành bán lẻ, có khái niệm: "style Hàn Quốc". Đẹp, lạ, phù hợp và rẻ.

Cũng là lần đầu tiêu có một quốc gia thâm nhập vào thị trường tiêu dùng bình dân của hàng loạt quốc gia khác mà lại thông qua kênh bán lẻ trước, rồi sau này khi đã đạt được hiệu quả thì mới liên thông thêm với các kênh phân phối cao hơn. Ngược đời, hàng loạt, mạo hiểm, nhưng thành công.

.

Vậy nên 2 năm sau, khi ngành công nghiệp nặng của Hàn Quốc đi vào suy thoái, thì người lao động ở Hàn Quốc vẫn có doanh nghiệp hay nhà xưởng thuộc lĩnh vực khác để xin việc, để có lương. Dù suy thoái nhưng Hàn Quốc vẫn có nguồn thu ngoại tệ, chỉ bị thế giới hạ điểm tín dụng chứ không đánh cho rớt cấp hay đào thải.

Và quan trọng nhất, là khi dòng chảy mới bắt dầu, dòng chảy của nền kinh tế thị trường toàn cầu, Hàn Quốc vẫn giữ được một chỗ cho riêng mình trong quá trình thích nghi, vẫn khiến thế giới biết và nhớ về hàng hóa cũng như con người của 'quốc dân Hàn'.

Bạn có biết vì sao Hàn Quốc thành công hay không? Vì sao Hàn Quốc vượt qua được đợt khủng hoảng đó và có được thành công như ngày hôm nay?

Đó là vì một ngày trong quá trình bán thử hàng mẫu, khi các nhân viên trong đội tuyển chọng kia đứng giới thiệu hàng hóa ở cổng lên máy bay, khi mà cách mấy chục mét là các quan chức, những người trực tiếp tham gia vào kế hoạch này đang nhìn chăm chăm, và xa hơn một chút là các chủ doanh nghiệp có hàng hóa được bày bán với ống nhóm, để mỗi món hàng được bán đi dù chỉ là tăm bông hay đồ cột tóc, thỏi son môi, thì là một giọt nước mắt hạnh phúc, và ngược lại nếu có món hàng nào không bán được thì sẽ là đau khổ và vỡ nợ.

Có một cô gái trong đội bán hàng, cha của cô là chủ xưởng sản xuất, món hàng của gia đình cô đã 2 lần bị loại rồi, là món hàng mà chính tay cô từng đêm cũng đã tham gia vào quá trình tạo ra nó, và cha của cô thì đang đứng để nhìn xem lần cuối cùng cơ hội cuối cùng này nó có được khách hàng chọn hay không.

Nhưng cô vẫn công bằng, cô không cầm lên tay chỉ vào món hàng đó để hướng sự chú ý hay tăng thêm nhu cầu mua nó từ khách hàng, cô vẫn làm đúng với quy tắc bán hàng chung mà cô đã học.

Rồi cô ấy tươi cười để tiền khách hàng lên máy bay, khi bóng lưng của người khách cuối cùng đã khuất rồi thì cô ấy mới quý sụp xuống mà khóc, cha của cô ấy cũng chạy tới để ôm con gái và khóc. Họ đã pháp sản rồi, cơ hôi cuối cùng đã vụt qua. Trong những năm tháng đó nếu pháp sản mà không trả nợ được thì tương đương với đi tù, với việc người thân phải đi làm suốt đời để trả nợ. Là cô ấy đã đẩy doanh nghiệp gia đình đến bước phá sản, đẩy cha của mình vào tù.

Vị giáo sư kia đã chứng kiến hết cả quá trình đó, thật ra nếu như hồi nãy mà cô gái kia dám làm sai nguyên tắc ông đã lập ra thì món hàng đó vẫn sẽ bị loại, mọi thứ vẫn vậy và thêm cả việc cô gái đó bị đuổi khỏi nhóm bán hàng mẫu.

Chỉ là ngay từ đầu ông đã chắc chắn tuyệt đối rằng cô gái đó sẽ làm sai, vì con người là vậy và ai cũng sẽ vậy, huống hồ là một cô gái yêu đuối được đào tạo gấp gáp.

Thế mà cô gái ấy đã khiến cho ông bất ngờ, khiên ông ta phải tự kiểm điểm lại mình và kiểm điểm lại kế hoạch. Rằng nếu như một cô gái, một công dân bình thường mà có thể hy sinh và chịu đựng nhiều đến như vậy cho sự phát triển tương lai của đất nước thì tại sao một kẻ ngoài cuộc như ông lại không thể tàn nhẫn hơn để nâng cao tỉ lệ thành công của kế hoạch mà mình tạo ra?

Vậy nên ông ta đã nâng tỉ lệ đào thải trước khi mở bán từ 30% lên 60% đồng thời giữ nguyên phương pháp đào thải đó trong 2 năm kể từ khi mở bán chính thức. Tức nếu trên thị trường thế giới mỗi quý mà có 10% món hàng hóa nào bán được kém nhất, thì nhà sản xuất trong nước sẽ bị cắt giấy phép sản xuất, đóng cửa, đòi nợ và đi tù nếu không trả được. Là hình thành văn hóa 'luôn luôn lột xác luôn luôn đổi mới' cho Hàn Quốc, phải như vậy thì mới có thể cạnh tranh lâu dài với cái 'luôn luôn tốt hơn luôn luôn hiện đại hơn' của Nhật Bản.

Chiến tranh kinh tế tàn nhẫn cũng không kém gì chiến tranh súng đạn, một bên trúng đạn thì bị thương mà chết, còn một bên thì bước sai rồi đói nghèo mà chết từ từ. Kinh tế thị trường nó cũng giống với hòa bình cho thế giới, có được không dễ dàng và muốn thành công thì phải trả giá.

*

TLV

*

Chung quy lại thì cô gái kia chính là người xấu, là người đã làm hại tới rất nhiều doanh nghiệp thiếu khả năng cạnh tranh ở Hàn Quốc trong giai đoạn đầu của quá trình "Đa dạng lưu thông". Mọi người hãy ghét bỏ cô ấy đi.

Còn bây giờ, coi như đã xong phần kể chuyện cổ tích đầu giờ, riết rồi dạp lớp kinh tế vĩ mô mà cứ giống như dạy trẻ mầm non, toàn là bắt nghe kể chuyện xong thì mới chịu ăn với ngồi bô.

Vô bài nè:'Sự lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế thị trường'.

*"*"*

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

#nhânvăn