Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Nhật Bản

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhật_Bản

Địa lý Nhật Bản

Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á. Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska. Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và đẹp. Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ (Fujisan 富士山) cao 3776 mét. Giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.

Vì nằm ở tiếp xúc của một số đĩa lục địa, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều thiệt hại. Động đất ngoài khơi đôi khi gây ra những cơn sóng thần. Vùng Hokkaido và các cao nguyên có khí hậu á hàn đới, các quần đảo ở phương Nam có khí hậu cận nhiệt đới, các nơi khác có khí hậu ôn đới. Mùa đông, áp cao lục địa từ Siberi thổi tới khiến cho nhiệt độ không khí xuống thấp; vùng Thái Bình Dương có hiện tượng foehn- gió khô và mạnh. Mùa hè, đôi khi nhiệt độ lên đến trên 30 độ C, các khu vực đô thị có thể lên đến gần 40độ C. Không khí mùa hè ở cácbồn địa nóng và ẩm. Vùng ven Thái Bình Dương hàng năm chịu một số cơn bão lớn.

Nhật Bản được chia làm 9 vùng địa lý lớn.

Vị trí

Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.

Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hãy lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi làKarafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km.

Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau:

Điểm cực Đông: 24 độ 16 phút 59 giây Bắc, 153 độ 59 phút 11 giây Đông. Điểm cực Tây: 24 độ 26 phút 58 giây Bắc, 122 độ 56 phút 01 giây Đông. Điểm cực Bắc: 45 độ 33 phút 21 giây Bắc, 148 độ 45 phút 14 giây Đông. Điểm cực Nam: 20 độ 25 phút 31 giây Bắc, 136 độ 04 phút 11 giây Đông.

Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung. Tương tự, vùng lãnh hải của Nhật Bản không phải hoàn toàn có đường viền cách bờ biển 12 hải lý. Đường bờ biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km.

[sửa]

Diện tích

Trên đất liền: 377906,97 km², rông thứ 60 trên thế giới. (Xem thêm Danh sách quốc gia theo diện tích) Lãnh hải: 3091 km².

[sửa]

Tự nhiên

Theo lý thuyết đĩa lục địa (plate tectonics), Nhật Bản nằm trên chỗ tiếp xúc giữa 4 đĩa lục địa là Á-Âu, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và biển Philippines. Các quần đảo của Nhật Bản hình thành do vài đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm. Xét về mặt địa chất học, như vây là rất trẻ.

Chính vì vậy, Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên khiến cho nó nổi tiếng thế giới đó là nhiều núi lửa, lắm động đất.

Mỗi năm Nhật Bản chịu vào khoảng 1000 trận động đất. Các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung vào vùng Kanto, nơi có thủ đô Tokyo và người ta cho rằng cứ 60 năm Tokyo lại gặp một trận động đất khủng khiếp. Động đất với mức 7 hoặc 8 trong thang Richter đã từng xảy ra ở Nhật Bản. Động đất cấp 3, 4 xảy ra thường xuyên. Trận động đất xảy ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1923, với cường độ 8,2 trên thang Richter, đã tàn phá phần lớn hai thành phố Tokyo và Yokohama. Động đất là mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ Nhật mỗi năm đã phải bỏ ra hàng tỉ Yên Nhật để tìm kiếm một hệ thống báo động sớm về động đất, và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ nhất trên thế giới nhưng kết quả của các nghiên cứu và các dụng cụ báo động cho tới nay chưa được coi là đáng tin cậy.

Nhật Bản có 186 núi lửa còn hoạt động trong đó có núi Phú Sĩ. Đi kèm với núi lửa là các suối nước nóng cũng có rất nhiều ở Nhật Bản.

[sửa]

Địa hình

Địa hình Nhật Bản

Địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của sông không lớn. Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương.

Điểm cao nhất ở Nhật Bản là đỉnh núi Phú Sĩ, cao tuyệt đối 3776m. Điểm thấp nhất ở Nhật Bản là một hầm khai thác than đá ở Hachinohe, -135m.

[sửa]

Núi non

Nhật Bản có nhiều dãy núi lớn, nổi tiếng nhất là ba dãy núi thuộc Alps Nhật Bản. Các dãy núi phần nhiều là từ đáy biển đội lên và có hình cánh cung. Núi cao trên 3000m ở Nhật Bản có đến hơn một chục ngọn. Trên Alps Nhật Bản tập trung khá nhiều đỉnh có độ cao trên 2500m. Số núi lửa đang hoạt động có khoảng gần 200.

Một số núi sau ở Nhật Bản cao từ 3000 hoặc hơn. Đó là các đỉnh núi:

Núi Phú Sĩ (tiếng Nhật: 富士山, độ cao tuyệt đối: 3776m) Kitadake (北岳, 3193m) Hotakadake (穂高岳, 3190m) Ainodake (間ノ岳, 3189m) Yarigatadake (槍ヶ岳, 3180) Akaishidake (赤石岳, 3120m) Núi Ontake (御嶽山, 3067m) Shiomidake (塩見岳, Đỉnh phía Đông 3047m, Đỉnh phía Tây 3052m) Arakawadake (荒川岳, 3141m) Shenjougatake (仙丈ヶ岳, 3033m) Notoridake (農鳥岳, 3026m) Norikuradake (乗鞍岳, 3026m) Tateyama (立山, 3015m) Hijiridake (聖岳, 3013m)

[sửa]

Bình nguyên

Nhật Bản có gần 60 bình nguyên nằm ở ven biển (đồng bằng ven biển), nơi có sông đổ ra. Tổng diện tích các bình nguyên bằng khoảng 20% diện tích cả nước. Các bình nguyên nhìn chung đều hẹp. Bình nguyên lớn nhất là bình nguyên Kanto.

[sửa]

Bồn địa và cao nguyên

Nhật Bản có trên 60 bồn địa- những vùng đất trũng giữa các núi, và khoảng gần 40 cao nguyên và cụm cao nguyên (những cao nguyên liền kề nhau).

Sông hồ

Một dòng sông ở thành phố Nikko, Nhật Bản

Sông

Các sông chính ở Nhật Bản từ Bắc xuống Nam là:

Vùng Hokkaidō

Ishikari (tiếng Nhật: 石狩川) - sông dài thứ ba Teshio (天塩川) Tokachi (十勝川) Chitose (千歳川) Bifue (美笛川) Okotanpe (オコタンペ川) Ninaru (ニナル川)

Vùng Tohoku

Mogami (最上川) Omono (雄物川) Yoneshiro (米代川) Iwaki (岩木川) Oirase (奥入瀬川) Mabechi (馬淵川) Kitakami (北上川) Abukuma (阿武隈川)

Vùng Kanto

Tone (利根川) - sông có lưu vực rộng nhất và đồng thời là sông dài thứ hai Arakawa (荒川) Tama (多摩川) Sagami (相模川)

Vùng Chubu Sông chảy vào biển Nhật Bản:

Agano (阿賀野川) Shinano (信濃川) hoặc Chikuma (千曲川) - sông dài nhất Nhật Bản Seki (関川) Hime (姫川) Kurobe (黒部川) Jōganji (常願寺川) Jinzū (神通川) Shō (庄川) Oyabe (小矢部川) Tedori (手取川) Kuzuryū (九頭竜川)

Sông đổ ra Thái Bình Dương:

Fuji (富士川) Abe (安倍川) Ōi (大井川) Tenryū (天竜川) Toyokawa (豊川) Yahagi (矢作川) Shōnai (庄内川) Kiso (木曽川) Nagara (長良川) Ibi (揖斐川)

Vùng Kansai

Yodo (淀川), Seta (瀬田川) hoặc Uji (宇治川) Yamato (大和川) Kinokawa (紀ノ川) Mukogawa (武庫川) Hồ Tagokura

Vùng Chugoku

Sendai (千代川) Gōnokawa (江の川) Takahashi (高梁川) Ōta (太田川)

Vùng Shikoku

Yoshino (吉野川) Shimanto (四万十川)

Vùng Kyushu

Chikugo (筑後川) Kuma (球磨川)

[sửa]

Hồ

Sau đây là danh sách một số hồ lớn nhất ở Nhật Bản xếp theo diện tích từ lớn xuống nhỏ. (Đây chưa phải là danh sách đầy đủ toàn bộ hồ ở Nhật Bản)

Thứ tựTênTỉnhDiện tích

(km²)Độ cao

(m)Độ sâu

tối đa

(m) 1 Biwa Shiga 670,3 85 103,8 2 Kasumigaura Ibaraki 167,6 0 7,1 3 Saroma Hokkaido 151,9 0 19,6 4 Inawashiro Fukushima 103,3 514 93,5 5 Nakaumi Shimane 86,2 0 17,1 6 Kussharo Hokkaido 79,3 121 117,5 7 Shinji Shimane 79,1 0 6,0 8 Shikotsu Hokkaido 79,1 247 360,1 9 Tōya Hokkaido 78,4 84 179,7 10 Hamana Shizuoka 70,7 0 13,1 11 Ogawara Aomori 65,0 0 24,4 12 Towada Aomori, Akita 62,2 400 326,8 13 Notoro Hokkaido 61,0 0 23,1 14 Fūren Hokkaido 58,4 0 13,0 15 Kitaura Ibaraki 35,2 0 7,0 16 Abashiri Hokkaido 32,3 0 16,1 17 Akkeshi Hokkaido 32,3 0 11,0 18 Hachirōgata Akita 27,7 0 12,0 19 Tazawa Akita 25,8 249 423,4 20 Mashū Hokkaido 19,2 351 211,4 21 Jūsan Aomori 18,1 0 1,5 22 Kutcharo Hokkaido 13,3 0 3,3 23 Akan Hokkaido 13,0 420 44,8 24 Suwa Nagano 12,9 759 7,6 25 Chūzenji Tochigi 11,8 1.269 163,0 - Kizaki Nagano 1,4 764 29,5

[sửa]

Biển và bờ biển

Một góc bờ biển ở Kinkasan, Miyagi, Nhật Bản

Xung quanh Nhật Bản là một loạt các biển thông nhau. Phía Đông và phía Nam là Thái Bình Dương. Phía Tây Bắc là biển Nhật Bản. Phía Tâylà biển Đông Hải. Phía Đông Bắc là biển Okhotsk. Vùng biển xung quanh các quần đảo Izu, Ogasawara, Nansei của Nhật Bản chính là biển Philippines theo cách gọi của thế giới, song các văn kiện của chính phủ Nhật Bản vẫn chỉ gọi đó là Thái Bình Dương. Vùng biển nằm giữa Honshu và Shikoku gọi là biển Seito Naikai.

Từ phía Nam, Nhật Bản có hải lưu Kuroshio chảy qua. Từ phía Bắc xuống có hải lưu Oyashio.

Nhật Bản có bờ biển dài với nhiều loại địa hình. Bờ biển Sanriku, Shima, Wakasa, Seto Naikai, Tây Kyushu nhiều chỗ ăn sâu vào đất liền và có nhiều cửa sông. Trong khi đó bờ biển Hokkaido, Shimokitahonto, Kashimanada, Enshunada, và bờ biển Nhật Bản lại ít thay đổi, có nhiều bãi cát và cồn cát.

[sửa]

Khí hậu

Do địa thế và lãnh thổ trải dài 25 độ vĩ tuyến, khí hậu của Nhật Bản cũng phức tạp. Tại miền bắc của đảo Hokkaido, mùa hè ngắn nhất, mùa đông dài với tuyết rơi nhiều; trong khi đó, đảo Ryukyu (Lưu Cầu) có khí hậu bán nhiệt đới; và do ở gần lục địa châu Á, Nhật Bản cũng chịu các ảnh hưởng thời tiết của lục địa này. Vào mùa đông từ tháng 12 tới tháng 2, gió lạnh và khô của miền Siberia thổi về hướng Nhật Bản, đã gặp không khí ẩm và nóng của Thái Bình Dương, tạo ra các trận tuyết lớn trên các phần đất phía tây. Miền đông của Nhật Bản ít bị tuyết hơn nhưng cũng rất lạnh. Vào tháng giêng, thành phố Tokyo lạnh hơn thành phố Reykjavik của Iceland nhưng tuyết rơi ít hơn.

Phía nam của đảo Kyushu và các đảo Nansei vào mùa đông ít lạnh hơn, đây là nơi mùa xuân tới trước tiên với hoa Anh Đào, một sự kiện rất quan trọng đối với người Nhật Bản. Vào cuối tháng 3, hoa Anh Đào bắt đầu nở trên đảo Kyushu và nở dần lên tới phía bắc của đảo Hokkaido vào tuần lễ thứ hai của tháng 5. Mùa hoa Anh Đào là mùa tốt đẹp nhất để du khách viếng thăm Nhật Bản. Sau khi hoa đã tàn là các trận mưa thất thường trước khi mùa mưa (tsuyu) đến và kéo dài trong hai tháng.

Hoa Anh Đào (Sakura 桜)

Tên khoa học là Prunus

Mùa hè tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 với các luồng khí từ Thái Bình Dương thổi tới, làm cho phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nóng và ẩm. Đầu mùa hè cũng có các trận mưa, bắt đầu từ miền nam và lâu vài tuần lễ rồi chuyển dần lên mạn bắc. Độ nóng của mùa hè cao nhất vào tháng 8 với thời tiết ngột ngạt, rất khó chịu, khiến cho nhiều người trốn sức nóng mà chạy lên miền núi mát mẻ hơn. Vào cuối mùa hè, Nhật Bản gặp khoảng 3 tới 4 trận cuồng phong lớn vào tháng 9 và các trận nhỏ vào tháng 8. Tại miền nam và tại miền bờ biển Thái Bình Dương, nhiều trận gió mạnh làm đổ nhà cửa, lật úp tầu thuyền. Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của gió mùa, chịu các trận sóng thần (tsunami) do các vụ động đất ngầm dưới đáy biển. Tới tháng 10 và tháng 11, thời tiết trở nên dịu đi, lá cây bắt đầu đổi màu, đây cũng là thời gian tốt đẹp cho khách du lịch.

Mùa hè và mùa đông tại Nhật Bản là hai thái cực trong khi mùa xuân và mùa thu có thời tiết tương đối dịu hơn, với ít mưa và các ngày quang đãng. Thủ đô Tokyo của Nhật Bản nằm trên cùng vĩ độ với các thành phố Athena của Hy Lạp, Teheran của Iran và Los Angeles của Hoa Kỳ. Vào mùa đông tại Tokyo, trời lạnh vừa với độ ẩm thấp và đôi khi có tuyết, trái với mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao.

[sửa]

Động vật, thực vật và tài nguyên

Các hải đảo Nhật Bản trải dài 25 vĩ độ vì thế đất nước này có nhiều loại thực vật và động vật. Tại nhóm hải đảo Ryukyu và Ogasawara ở về phía nam, thời tiết thuộc loại bán nhiệt đới nên động vật và thực vật giống như của bán đảo Mã Lai; trong khi tại phần đất chính của Nhật Bản hay tại các đảo Honshu, Kyushu vàShikoku, thời tiết giống như Trung Hoa và Triều Tiên; còn miền trung và miền bắc của đảo Hokkaido có khí hậu gần cực, rất lạnh nên có nhiều rừng thông loại lá lớn.

Thực vật và động vật tại Nhật Bản qua nhiều thế kỷ đã bị ảnh hưởng do sự du nhập từ các quốc gia khác. Trong thời kỳ Minh Trị (Meiji 明治, 1858-1912), đã có từ 200 tới 500 loại cây được đưa vào Nhật Bản, phần lớn từ châu Âu rồi về sau này từ Hoa Kỳ. Ngày nay do nạn phá rừng và mở mang các thành phố, rừng cây của Nhật Bản đã bị ảnh hưởng xấu, thêm vào là sự ô nhiễm và các trận mưa axít.

Nhật Bản vào thời cổ xưa đã được nối với châu Á nhờ thế đã có các thú vật di cư từ Triều Tiên và Trung Hoa qua. Nhật Bản có các loại thú đặc biệt, chẳng hạn như loài gấu nâu (higuma 羆) của đảo Hokkaido cao tới 2 mét và nặng 400 kilôgam và loài gấu nâu châu Á (tsukinowaguma ツキノワグマ) nhỏ hơn, cao tới 1,4 mét và nặng 200 kilôgam. Một giống thú đặc biệt khác là loài khỉ cỡ trung bình, cao khoảng 60 phân và có đuôi ngắn, thường thấy trên các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu.

Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Trên các đảo Hokkaido và Kyushu có các mỏ than và kỹ nghệ khai mỏ lên tới cực điểm vào năm 1941, ngày nay hầu như các hầm mỏ này không hoạt động. Tất cả khoáng sản khác, kể cả dầu thô, đều phải nhập cảng từ nước ngoài.

Tại Nhật Bản, cây rừng cũng là một nguồn tài nguyên. Gỗ được dùng cho kỹ nghệ xây nhà và làm giấy nhưng việc sản xuất nội địa đã giảm hẳn vì Nhật Bản ưa nhập cảng loại gỗ rẻ tiền hơn từ các quốc gia nhiệt đới thuộc vùng Đông Nam Á.

Những con khỉ Nhật Bản (danh pháp hai phần: Macaca fuscata) đang ngâm mình trong một suối nước nóng để tránh rét.

Một tài nguyên khác của Nhật Bản là cá biển. Nhật Bản có các hạm đội tầu đánh cá rất lớn, hoạt động trong các hải phận quốc tế. Nhật Bản cũng khai thác mạnh ngành du lịch với các khách sạn, các sân golf và loại kỹ nghệ này càng bành trướng, lại càng làm ô nhiễm môi trường sống trong khi người dân Nhật vẫn quý trọng thiên nhiên. Do sự phát triển đô thị, do các loại kĩ nghệ và việc bành trướng du lịch, môi trường sống của một số sinh vật đã bị ảnh hưởng xấu. Loại hạc (tancho タンチョウ) rất đẹp của hòn đảo Hokkaido đã từng làm đề tài cho các bức danh họa nhiều thế kỷ trước, nay đã bị tuyệt chủng. Sự ô nhiễm các dòng sông đã làm chết đi các loại cá chép và cá hồi. Loại gấu màu nâu cũng biến đi dần. Loại khỉ macaca chỉ còn thấy tại khu vực Nagano. Các khu giải trí dưới mặt nước cũng làm hư hỏng các vùng biển san hôthiên nhiên.

Để bảo vệ môi trường thiên nhiên, Nhật Bản có 28 công viên quốc gia (kokuritsu koen 国立公園) và 55 công viên bán công (kokutei koen 国定公園) với công viên Iriomote tại phía cực nam và công viên Sarobetsu ở mỏm cực bắc của hòn đảo Hokkaido. Các công viên quốc gia được quản trị trực tiếp và các công viên bán công được cai quản gián tiếp bởi Cơ quan Môi trường thuộc Văn phòng Thủ tướng.

Miền phía bắc đảo Honshu và đảo Hokkaido là hai nơi thưa dân, nên có nhiều công viên quốc gia lớn trong khi công viên lớn nhất là Công viên Quốc gia Nội Hải (Seto Naikai Kokuritsu Koen 瀬戸内海国立公園) trải dài 400 kilômét từ đông sang tây, nơi rộng nhất 70 kilômét và bao gồm hơn 1000 đảo nhỏ.

[sửa]

Các vùng địa lý của Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993. Sắc dân nước ngoài đông nhất là Triều Tiên nhưng nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói tiếng Nhật không khác gì người Nhật Bản cả. Sắc dân này trước kia bị kỳ thị tại nơi làm việc và tại một số phương diện trong đời sống hàng ngày. Sắc dân ngoại quốc thứ hai là người Trung Hoa rồi về sau còn có một số dân lao động gồm người Philippines và người Thái.

Theo Bộ Nội Vụ của Nhật Bản, dân số Nhật Bản vào cuối năm 2000 là 126.434.470 người, đứng hàng thứ bảy sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Indonesia,Brasil và Nga. Mức gia tăng dân số lên tối đa vào năm 1974 với tỉ lệ sinh 1,27%, đã giảm xuống còn 0,35% vào năm 1992. Tuy thế, Nhật Bản vẫn có thể có dân số lên tới 129,5 triệu người vào năm 2010 rồi sau đó mới giảm bớt.

Do dân số đông, mật độ dân số của Nhật Bản lên tới 327 người/km², ngang hàng với các nước có mật độ cao như Bỉ, Hà Lan và Triều Tiên. Khoảng 49% dân Nhật tập trung quanh ba đô thị lớn là Tokyo, Osaka và Nagoya cùng với các thành phố phụ cận. Tokyo vẫn là nơi đông dân nhất, với khoảng 1/3 tổng dân số. Lý do của sự tập trung này là vì Tokyo là trung tâm của khu vực dịch vụ. Vào năm 1991, Nhật Bản có 13% dân số trên 65 tuổi, con số này thấp hơn so với của Thụy Điển là 18% và Anh là 15%. Tuổi thọ trung bình tại Nhật Bản là 81 đối với phụ nữ và 75 với nam giới.

Bữa ăn sáng truyền thống của người Nhật

Do sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiều thế kỷ cho tới thời kỳ mở cửa vào năm 1868, Nhật Bản đã có các nét riêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa... trong đó gia đình đã giữ một vai trò trọng yếu. Trước Thế Chiến thứ Hai, phần lớn người Nhật sống trong loại gia đình gồm ba thế hệ. Sự liên lạc gia đình đã theo một hệ thống đẳng cấp khắt khe theo đó người cha được kính trọng và có uy quyền. Người phụ nữ khi về nhà chồng phải tuân phục chồng và cha mẹ chồng nhưng sau khi Luật Dân Sự năm 1947 được ban hành, người phụ nữ đã có nhiều quyền hạn ngang hàng với nam giới về mọi mặt của đời sống và đặc tính phụ quyền của gia đình đã bị bãi bỏ. Phụ nữ Nhật đã tham gia vào xã hội và chiếm 40,6% tổng số lực lượng lao động của năm 1990.

Các phát triển nhanh chóng về kinh tế, kỹ thuật và đô thị cũng làm gia tăng loại gia đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và các con, khiến cho loại đại gia đình giảm từ 44% vào năm 1955 xuống còn 13,7% vào năm 1991. Số người con trong gia đình cũng giảm từ 4,7 vào năm 1947 xuống còn 1,5 vào năm 1991 vì việc làm nơi thành phố và do cuộc sống trong các căn nhà chung cư chỉ thích hợp với loại gia đình trung bình là 2,9 người.

Cùng với sự thay đổi về số người trong gia đình, nếp sống hiện nay của người Nhật Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia dụng, do sự phổ biến các loại thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo may sẵn và các phương tiện hàng ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ khỏi các ràng buộc về gia chánh, cho phép mọi người có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động giải trí, giáo dục và văn hóa. Các tiến bộ về công bằng xã hội cũng làm mất đi tính kỳ thị về giai cấp, về quá trình gia đình, và đại đa số người Nhật Bản thuộc giai cấp trung lưu, căn cứ vào lợi tức của họ.

Ngày nay mặc dù Nhật Bản đã là một quốc gia tân tiến nhưng trong xã hội Nhật, vai trò và các liên hệ nam nữ đã được ấn định rõ ràng. Thời xưa, Nhật Bản theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò lớn hơn nam giới. Từ khi thời kỳ samurai phát triển, người đàn ông lại chiếm vai trò độc tôn. Dù rằng tinh thần giải phóng phụ nữ đã được du nhập vào Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19 nhưng hiện nay trong đời sống công cộng, người phụ nữ vẫn ở vị thế thấp hơn nam giới và bên ngoài xã hội, người nam vẫn giữ vai trò lớn hơn một chút. Theo căn bản, người nữ vẫn là người của "bên trong" (uchi no) và người nam vẫn là người của "bên ngoài" (soto no). Phạm vi của người phụ nữ là gia đình và các công việc liên hệ, trong khi người chồng là người đi kiếm sống và đưa hết tiền lương về cho người vợ. Thời xưa, người phụ nữ trên 25 tuổi mà chưa có chồng thường bị nam giới coi như "có khuyết điểm nào đó". Nhưng nay Nhật Bản lại là nước có phụ nữ lấy chồng rất muộn, thậm chí là sống độc thân mà không có chồng (Nhật Bản hiện nay là nước có phụ nữ lấy chồng rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhất Châu Á. Tại các công ty, nhà máy, cửa hàng... người phụ nữ thường được thuê mướn để chào đón các khách mới đến. Ngày nay, vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên nhiều trong xã hội, nhất là tư duy của lớp thanh niên trẻ - những người thường không có quan niêm phân biệt và suy nghĩ bảo thủ, cổ hủ.

Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách gập người xuống (ojigi) và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng. Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó. Trong việc giao thiệp, người Nhật thường không thích sự trực tiếp và việc trung gian đóng một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn. Cũng như đối với nhiều người châu Á khác, người ngoại quốc tới Nhật Bản cần phải bình tĩnh trước mọi điều không vừa ý, không nên nổi giận và luôn luôn nên nở nụ cười.

CÁC LỄ HỘI NHẬT BẢN

Lễ hội Ashinokami Ayu:

Lễ hội này được tổ chức vào ngày 1-5/8 hàng năm tại tỉnh Wakamatsu . Ayu là 1 địa danh nằm gần con sông Okawa thơ mộng. Nơi này là 1 trong những thắng cảnh du lịch nổi tiếng vào mùa xuân. Tại lễ hội này, mọi người sẽ có dịp thưởng thúc kawara-yaki (món thịt nướng chả), và đuợc ngắm các vũ công xinh đẹp trong điệu vũ bon-odori, tất nhiên là không thể thiếu đuợc màn bắn pháo hoa hằng đêm.

Lễ hội Ava odori:

Đây là lễ hội múa dân gian ở Tokusima diễn ra vào giữa tháng 8 và lễ hội ở Nikko diễn ra vào giữa tháng 10.

Lễ hội Aoi:

Aoi Matsuri nổi danh là lễ hội cổ xưa nhất thế giới. Nó được tổ chức vào ngày 15 tháng Năm giữa lúc những bông anh đào cuối cùng sắp rụng và những bông diên vĩ đầu tiên sắp nở. Cao điểm của lễ hội là đám rước Hoàng gia, diễn ra với trang phục của thời kì Heian, với những chiếc xe bò của Nhật hoàng được sơn phết đẹp đẽ. Mọi người mặc những bộ Kimono gấm thêu có tay áo rộng thùng thình, những cái mũ đen ngộ nghĩnh ngự trên đầu những người tùy tùng, những bộ yên cương trang trí cầu kì, cùng cái lọng khổng lồ được trng trí bằng hoa đã làm cho Aoi Matsuri trở thành 1 cảnh tượng lóa mắt.

Lễ hội Bon:

Mục đích của lễ Bon ,hay O-Bon,là việc dâng những lời cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ múa hát trong tháng Đức Phật ,là tháng mà người ta cho là các hồn ma của người chết quay trở lại trái đất .Từ thế kỉ 14 đến nay,phong tục này đã trở thành 1 lễ hội ca múa và đèn lồng của mùa hè.

Những chiếc đèn lồng và các ngọn nến được thả rơi trên các dòng sông (ngày nay bổ sung thêm pháo hoa) để hướng dẫn các linh hồn trở lại nơi cư ngụ của chúng ở thiên đường hay địa ngục.Tại các đền miếu và nghĩa địa ,nhưng ngọn đèn lập lòe mang 1 không khí lễ hội mê tín kì lạ và đầy cảm xúc.

Tại các bãi đất trống trong làng ,người ta dựng lên các ngọn tháp.Ở đó những người đánh trống ,hoặc thêm 1 ban nhạc ,họ dựng sân khấu và nhảy múa suốt thâu đêm .Nắm tay nhau thành 1 vòng tròn quanh các ngọn tháp ,họ lập đi lập lại những cử động đơn giản hết giờ này đến giờ khác ,mê mệt như bị thôi miên.

Lễ hội Bandai:

Đây là 1 lễ hội vô cùng sống động, lễ hội này được tổ chức tại Inawashiro vào 2 ngày 25-26/8 hằng năm . Lễ hội đuợc bắt đầu bằng 1 buổi cầu nguyện cho linh hồn những nạn nhân của thảm hoạ núi lửa từng xảy ra vào năm 1888 . Ngoài ra, sẽ có 1 cuộc diễu hành bao gồm nghi thức sau: những ngọn đuốc nhỏ sẽ đuợc chuyền tay từ người này sang người khác để cùng nhau thắp sáng ngọn đuốc trung tâm rong tiếng trống và tiếng sáo trúc dặt dìu.

Lễ hội Chichibu:

Diễn ra vào ban đêm tại tỉnh Saitama vào ngày 2-12. Trong buổi hoà nhạc dân gian , kịch rối Kabuki sẽ đuợc diễn trên những sân khấu đặc biệt, đó là các kiệu hoa lộng lẫy. Vào buổi chiều tối, 4 chiếc kiệu hoa sẽ đuợc thắp sáng. Nguời ta sẽ bắn lên trời đúng 18000 phát phaó hoa. Đuờng kính của 1 hình pháo hoa to nhất là 310m.

Lễ hội Daimonji:

Mỗi năm khi lễ hội O_Bon vào tháng của các hồn ma lên đến đỉnh điểm vào đêm đốt lửa mừng và thắp đèn lồng trên toàn Nhật Bản, người dân Kyoto và các quận xung quanh im lặng theo dõi ngọn núi Nyoigatake. Vào tối ngày 16 tháng Tám ,ngọn lửa mừng được thắp lên và từ từ lan ra thành 1 chữ dai trên sườn núi .Chữ dai giống như 1 người đang dang tay dang chân ra. Những ngọn lửa mừng bao trùm trên 1 vùng khoảng 30.000 km2 . Rồi lửa bắt đầu được đốt lên tại các sườn đồi khác, cái nào cũng là chữ dai .Nó là sự kết thúc đẹp mắt tháng của lễ hội chào đón các hồn ma đến từ thế giới khác.

Lễ hội Gion:

Diễn ra vào ngày 17-7. Đây là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất Nhật Bản . Lễ hội này đã được tổ chúc từ hơn 1100 năm nay. nguồn gốc của lễ hội này là để xua tan những ý nghĩ độc ác và những tệ nạn ra khỏi xã hội. Ngày 17/7 là cao điểm của lễ hội. Một tá những xe kiệu hoa lộng lẫy sẽ diểu hành trên đuờng phố. Những ngôi nhà cổ ở Kyoto sẽ treo các tấm mành che dát vàng bên cửa sổ , đây là những di sản quí giá nhất của cố đô.

Lễ hội Hina (Ngày hội các bé gái):

Ngày 3/3 là ngày Tết dành cho các em bé gái, còn gọi là “Tết ngẫu nhân” ( ngẫu là những pho tượng hình người). Mục đích của ngày Tết này là cầu chúc cho hạnh phúc sẽ đến với các em trong tương lai. Vào ngày đó, gia đình có các em bé gái sẽ tiến hành một số nghi lễ phong tục. Họ sẽ mua về những bộ búp bê thật đẹp. Thường phải có đến trên 10 con búp bê, 2 con búp bê vua và hoàng hậu được bày ở hàng cao nhất. Búp bê thường được bày cùng với những đồ đạc và thức ăn đồ chơi cũng thanh tú và tinh xảo như những con búp bê vậy.

Một loại kẹo đặc biệt cùng với sake nhẹ được mang ra để uống. Và các cô bé gái đóng vai chủ nhà tiếp đãi các chú bé trai và bạn bè đến chơi nhà cùng chiêm ngưỡng những con búp bê. Hina matsuri là ngày của chúng.

Lễ hội Hanami (Ngày hội ngắm hoa anh đào):

Khoảng từ tháng 3 đến tháng 4 là mùa hoa anh đào nở, và Nhật Bản đã chọn khoảng thời gian từ 15/3 đến 15/4 làm “ Tết anh đào”. Đến đầu tháng 4 hàng năm, tại Tokyo, chính phủ có cử hành lễ hội thưởng thức hoa anh đào, họ mời các quan chức, những người có tên tuổi trong xã hội Nhật và các vị khách quốc tế tới cùng tham dự, và đích thân Thủ tướng Nhật phải chủ trì lễ hội này. Do sự khác nhau về khí hậu giữa miền Nam và miền Bắc, nên ở Nhật hoa anh đào nở dần từ phía Nam lên phía Bắc, kết thúc ở 4 hòn đảo ở biển Bắc. Vì thế thời gian hoa anh đào nở kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7. Trong khoảng thời gian ấy, nhân dân trong nước khắp nơi nơi đều cử hành các hoạt động thưởng thức hoa anh đào truyền thống, hầu hết tất cả mọi người, từ người già cho tới các em nhỏ đều đến công viên hoặc một nơi nào đó để thưởng hoa. Tại công viên Thượng Dã ở Tokyo hàng năm có tới hàng chục vạn người tới để xem hoa anh đào. Mọi người tụ họp dưới gốc cây ngửa mặt lên trời ngắm hoa. uống rượu và nhảy múa náo nhiệt thâu đêm suốt sáng.

Lễ hội Hirosa (Lễ hội trồng lúa):

Diễn ra vào ngày CN đầu tiên của tháng 6. Tại Nhật Bản, tháng 6 là tháng để bắt đầu 1 vụ mùa mới. Có rất nhiều lễ hội trồng lúa đã được tổ chúc tại Nhật Bản. Tại khu phố Mibu, các cô gái Satome sẽ hát những bài dân ca Nhật Bản về vụ mùa lúa và hi vọng rằng sẽ có 1 vụ mùa bội thu vào cuối tháng.

Lễ hội Higashiyama Bon-odori:

Lễ hội này được xem như là nơi tụ họp của các vũ công Bon-odori nổi tiếng nhất Nhật Bản . Llễ hội này đuợc tổ chức tại tỉnh Wakamatsu từ ngày 13-20/8 hằng năm . Nhửng pháo đài đầy màu sắc sẽ đuợc dưng lên cạnh bờ sông Yugawa , các vũ công sẽ nhảy múa suốt cả ngày đêm trong tiếng nhạc dặt dìu của 1 bài hát dân tộc, bài Aizu Bandai-san.

Lễ hội Hanamatsu:

Lễ hội đền Suwa ở Hanamatsu tại Shizuokakhông giống như các lễ hội đền khác. Nó bao gồm cả Hanamatsu Odakoage-1 cuộc thi chọi diều trên bãi biển Nakatajima. Có tới khoảng 60 đội chơi tham dự, họ điều khiển hết sức khéo léo những con diều khổng lồ và cố gắng xoay sở để cắt đứt dây diều đối phương bằng cách cọ đứt nó bằng dây diều của mình trong 1 không khí rất náo nhiệt và vui vẻ.

Lễ hội Hakone Torii:

Đây là lễ hội được tổ chức bởi những du lịch ở hồ Hakone. Lễ hội được bắt đầu bằng việc thả 1 cái cổng chào (Torii) giả bằng giấy trên 1 cái bè xuống mặt hồ để cầu được bình yên lúc đi du lịch. Nó cứ trôi bồng bềnh như thế cho đến ngày lễ hội và làm lóa mắt người xem bằng 1 cảnh tượng chói lọi khi người ta thắp sáng cái cổng chào có kích thước to như thật bằng hàng ngàn chiếc đèn lồng trang trí ở trên đó.

Lễ hội Hanagasha Odori:

Là 1 trong những lễ hội lớn nhất tại Tohoku, tổ chức ở Yamagata từ mùng 8 đến 16 tháng Tám. Vũ điêu Hanagasha (Cái nón vẽ hoa) tràn ngập những cô gái múa những chiếc nón trên đầu vòng xuống đầu gối thành 1 hình tròn trong giai điệu đều đều của tiếng nhạc cùng hàng ngàn giọng nói cùng hét lên thật đều: “ Yassho! Masako! Yassho! Masako! ”

Lễ hội Karatsu Kunchi:

Tháng 11 là tháng của lễ hội Karatsu Kunchi. Lễ hội này đuợc tổ chức hơn 300 năm nay. Những tác phẩm nghệ thuật thủ công khổng lồ đuợc làm tỉ mỉ , tinh xảo và đuợc mạ vàng hình sư tử , cá heo , cá vàng... sẽ đuợc diễu hành khắp thị trấn.

Lễ hội Kaze no bon:

Diễn ra từ 20-8 đến 3-9. Bài hát Owara là bài dân ca nổi tiếng nhất của vùng Toyama. Nhịp điệu bài hát rất hay, tinh xảo và mọi nguời nhảy múa với những động tác khéo léo như đồng loạt vẫy tay tạo thành con sóng nhỏ. Nguời dân địa phương mặc những bộ áo kimono bằng cotton và nhảy múa khắp thị trấn.

Lễ hội Kurofune 

Được tổ chức vào ngày 17 tháng Năm, kỉ niệm ngày Đô đốc Perry đổ bộ lên Shimoda ở bán đảo Izu. Kuro nghĩa là “đen”, và fune nghĩa là “con tàu”.

Lễ hội Nebuta:

Diễn ra từ mùng 3 đến mùng 5 tháng Tám tạiAomori. Nebuta matsuri là lễ hội mùa hè tại Nhật Bản. Lễ hội đựơc tổ chức để xua đi sự oi bức và buồn chán của mùa hè. Những vũ công sẽ hét lên "Rassena, Rassena , Rasse, Rasse..." và những chiếc đèn lồng khổng lồ sẽ diểu hành dọc trên đuờng phố.

Lễ hội Nada Fighting:

Diễn ra vào ngày 14 tháng Mười tại Hyogo. Lễ hội này diễn ra như sau: 1 chiếc kiệu hoa Danjiri xuất hiện cùng với 1 cái trống to. Nguời ta vừa đánh trống vừa tổ chức khênh 3 bàn thờ nhỏ đến thánh đưòng. Những nguời đàn ông khênh 3 bàn thờ nhỏ này sẽ phải chạy và tông thẳng vào nhau. Nguời ta nghĩ rằng càng tông vào nhau nhiều thì thần linh sẽ càng vui và sẽ mang đến sự thịnh vuợng cho thị trấn.

Lễ hội Namahage:

Được tổ chức tại ngôi đền Akagami ở thành phố Oga. Sau khi cầu nguyện trước ngọn lửa mừng, các thanh niên chưa vợ khoác lên người những bộ quần áo làm bằng rơm cùng với những cái mặt nạ gớm ghiếc. Họ đi từng nhà gõ cửa và hỏi: “Ngoào! Ngoào! Đứa trẻ hư trong nhà đâu nào?” rồi được mời vào nhà, ăn bánh gạo và uống sake rồi lại kéo nhau sang nhà khác.

Lễ hội Okunchi:

Diễn ra ở Nagasaki vào tháng Mười là một ngày hội nổi tiếng với điệu múa rồng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các xe diễu hành về những chiêc thuyền buồm thời Edo , các voi phun nước và những hình tượng khác đi diễu hành trong khắp thành phố.

Lễ hội Onbashira:

Lễ hội này đuợc tổ chức 6 năm 1 lần , vào năm Dần(cọp) và năm Thân (khỉ) theo lịch của Trung Hoa. Nguời ta đốn những cái cây to nhất từ đỉnh đồi để dựng thành 4 cái cột quanh 4 góc của thánh đường Sawa. Quang cảnh thú vị nhất của lễ hội là khi những người đàn ông ngồi trên những cái cây to để truợt xuống từ đỉnh đồi.

Lễ hội O-Taeu:

Lễ hội này được tổ chức tại thánh đuờng Isamushi thuộc tỉnh Takada vào ngày 12/7 hằng năm . Đây là 1 trong 3 lễ hội trồng lúa lớn nhất tại Nhật Bản đề cập đến 1 Tại lễ hội này , các cô thôn nữ sẽ múa điệu vũ "sa-otome" . Ngoài ra, sẽ có 1 đám rước diễu hành qua thành phố gồm những biểu tượng của cây lúa và những người đàn ông sẽ đội trên đầu những chiếc mũ được làm từ giấy trắng với những đường rua dài.

Lễ hội Segazu (Lễ hội năm mới):

Bắt đầu từ 27-12 người Nhật Bản đã lo chuẩn bị đón Tết và gọi 3 ngày chuẩn bị này là “3 ngày trước Tết”. Họ làm các loại bánh để ăn trong những ngày Tết nhưng ngày 29 thì tuyệt đối không ai làm bánh cả vì theo tiếng Nhật “chín” phát âm giống chữ “khổ”. Họ cho rằng hôm đó mà làm bánh thì sẽ là thứ “bánh khổ”. Ai ăn phải chiếc “bánh khổ” cả năm sẽ gặp toàn chuyện rủi ro. Vì vậy người Nhật Bản rất kiêng làm bánh vào ngày 29.

Nhà nào nhà nấy đều lo dọn dẹp, dựng cổng chào kado-matsu (cổng gồm 3 cây tre trang hoàng thêm những cành thông nhỏ) trước nhà. Chắn ngang qua cổng là những sợi shimenawa (rơm bện với những giải băng giấy ngũ sắc dán xung quanh). Trong nhà, phòng nào cũng được trang trí thêm những vật trang sức bằng rơm rạ. Đồ trang trí phải bày biện trước 30 tết và tới mùng 7 tháng 1 mới dọn đi. Trong 7 ngày đó, người Nhật đi thăm viếng người thân, bạn bè. Ba ngày đầu, nhà nào cũng uống rượu sake ngọt, ăn bánh canh bột gạo và chúc nhau mạnh khỏe.

Trước cửa nhà sẽ đặt một chiếc khay để đựng thiệp chúc mừng của hàng xóm, người quen, bạn bè. Ngoài ra người ta còn chúc miệng nhau những lời chúc tốt lành. Thường còn gửi cả thiệp mừng tân xuân cho người cao tuổi, thân thích, họ hàng kèm theo quà tặng (gọi là oto shidama) nếu họ ở xa.

Mùng 2 tết là khai trương nếp sinh hoạt thường nhật của năm mới. Mọi thứ vào ngày hôm đó đều diễn ra lần đầu: quét dọn, làm lụng, vui chơi. Giấc ngủ đầu tiên trong năm mới gọi là hatsuyume. Ngày xưa, trước lúc ngủ, người ta thường đặt dưới gối bức vẽ những chiếc thuyền chở đầy vàng bạc, châu báu để đem lại may mắn cho năm mới.

Mùng 7, cả nhà sẽ quây quần bên mâm cháo nấu bằng 7 thứ rau để trừ ma. Ngày nay, người Nhật thường dùng các thứ rau đậu dễ kiếm như: mùi tây(seri), rau hakobe, rau tề (nazuna), tía tô đốm trắng (hotokenoza), cải củ (suzuna), củ cải đen (suzuhiro), rau khúc (hahakogusa). Hồi trước gia đình nào cũng ăn mừng rất thịnh sọan, cắt đồ, gia vị vào nồi cháo chỉ chủ nhà mới được làm, còn kẻ dưới thì chỉ đứng nhìn, tay khoanh trước ngực rất mực cung kính. Hiện giờ lệ đó hầu như không còn nữa.

Ngày nay, việc đón mừng năm mới của người Nhật không còn cầu kỳ, trang trọng như trước, một số nghi lễ được bỏ qua, đặc biệt ở các đô thị. Tuy nhiên nhiều điều vẫn được duy trì như đi chùa cầu an, khai bút đầu xuân.... và hiển nhiên, trong các ngày tết, phụ nữ Nhật sẽ mặc kimono truyền thống.

Lễ hội Sanja:

Lễ hội Sanja là lễ hội tiêu biểu của phố chợTokyo. Lễ hội này đã đuợc tổ chứv từ hơn 200 năm nay. người ta sẽ khênh trên vai 3 bàn thờ tổ chính và bắt đầu diểu hành từ thánh đuờng Sensou , sau đó 80 bàn thờ tổ khác cũng sẽ đuợc khênh diễu hành qua 44 quận của vùng Asakusa.

Lễ hội Shiraoi-no-Iomante:

Đây là lễ hội săn bắn trọng thể của người Ainu, những cư dân bản địa của Nhật Bản mà giờ đây chỉ còn sinh sống ở Hokkaido.

Lễ hội Tana bana:

Lễ hội Tana bana được tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng Bảy, một vài địa phương khác lại tổ chức vào ngày 7 tháng Tám. Lễ hội Tana bana có nguồn gốc từ truyền thuyết dân gian Trung Quốc về cuộc gặp gỡ thơ mộng mỗi năm một lần của hai vì sao trong dải Ngân hà là Ngưu Lang (Altair) và Chức Nữ (Vega). Trong lễ hội này người ta viết những ước mong của mình lên những băng giấy màu và treo chúng lên cành tre.

Lễ hội Tenjin:

Trong lễ hội Tenjin, nguyên cũng là một nghi lễ tôn giáo , vô vàn những con thuyền nhỏ mang trống và búp bê hộ tống các thuyền diễu hành trang hoàng rực rỡ đi dọc theo các con sông của vùng Osaka .

Lễ hội Toshogu:

Đây là lễ hội tôn giáo phóng túng của Thần đạo. Ba bình đựng hài cốt được rước quanh rất nhiều lọ đựng hài cốt khác trong ngôi đền Toshogu quanh co bởi 1 đám rước của hàng ngàn người mặc trang phục của thời Tokugawa,theo sau là đám đông ăn mặc lòe loẹt nhiều màu giả trang thành khỉ , sư tử , samurai , người nuôi chim ưng và tiên nữ... Có đủ mọi thứ cho mọi người :các điệu múa tôn giáo ,các điệu múa đặc biệt khác được các nhà sư biểu diễn và thậm chí còn biểu diễn tài bắn cung.

Lễ hội Tooku Ebisu :

Diễn ra vào ngày 10 tháng 1 ở Osaka. Naniwa là 1 khu phố buôn bán sầm uất tại Osaka. Lễ mừng năm mới ở Naniwa thường bắt đầu bằng lễ hội này. Những thiếu nữ may mắn đuợc chọn sẽ ngồi trên kiệu diễu hành qua những con đuờng lớn và tung những thanh tre với lời nguyện cầu 1 năm mới buôn bán thành công tốt, thuận lợi cho mọi nguời.

Lễ hội Ura-Bandai Hi no Yama:

Đây là lễ hội lớn nhất tại Ura-bandai , nơi đuợc mệnh danh là vùng đất của sông hồ và núi lửa. lễ hội này đuợc tổ chức tại khu phố Kitashiobara vào ngày 21/7 hằng năm. Những vũ công sẽ khoác trên người bộ áo Yukata (áo kimono bằng cotton) và trình diễn vũ điệu "bon-odori" nổi tiếng. Những chiếc đèn lồng nhỏ với những ngọn nến lung linh sẽ được thả trôi lênh đênh theo dòng nước, mang theo ước vọng của mọi nguời về 1 cuộc sống an bình, hạnh phúc.

Lễ hội Yuky (Lễ hội tuyết):

Diễn ra ở Sapporo vào đầu tháng 2. Tại lễ hội này, nguời ta sẽ đặt 170 nguời tuyết lớn dọc theo những con đuờng chính của thành phố. Đây là lễ hội tuyết lớn nhất tại Nhật Bản . Người tuyết to nhất sẽ có chiều cao khoảng 15m. Vào buổi tối, các nguời tuyết đuợc thắp sáng bằng các bóng đèn diện và tạo nên những cảnh tượng đẹp tuyệt vời.

Kinh tế Nhật Bản

Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền kinh tế này theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. [1]

Trải qua nhiều biến động trong suốt lịch sử, cuối cùng, kinh tế Nhật Bản đã và đang tăng trưởng, nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề. Vào thế kỉ 16 - 17, kinh tế Nhật Bản chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và đánh bắt cá.

Công nghiệp bắt đầu phát triển sau cuộc Phục hưng Minh Trị vào giữa thế kỉ 19 (năm 1868). Bước sang thế kỉ 20, ngành công nghiệp của Nhật Bản đã phát triển rõ rệt. Trong suốt đầu thế kỉ 20, các ngành công nghiệp được ưa chuộng và phát triển nhất là sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất xe cộ. Nhờ các ngành này mà quân đội Nhật Bản bành trướng ra ngoài. Trong số những vùng mà Nhật chiếm được, đáng chú ý nhất là Mãn Châu Lý của Trung Hoa và Triều Tiên.

Mặc dù ưu thế ban đầu nghiêng về Nhật Bản. Tuy nhiên, đến năm 1945, nước này nằm trong tầm ném bom của đối phương. Máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá nhiều thành phố. Đáng chú ý nhất là vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki đã gây ra sức tàn phá lớn trên quy mô rộng. Sau vụ ném bom, các thành phố và nhà máy bắt đầu tái thiết lại.

Vận mệnh của Nhật thay đổi sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950. Mỹ muốn Nhật sản xuất vũ khí để cung cấp cho lực lượng ủng hộ Nam Triều Tiên. Sản lượng công nghiệp, đặt biệt trong các lĩnh vực như sắt thép và đóng tàu, tăng nhanh chóng. Nhờ sự hỗ trợ tài chính của Mỹ và quyết tâm khôi phục lại đất nước, đến khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã được xây dựng. Sau sự bùng nổ kinh tế, các hãng điện tử hàng đầu thế giới đã xuất hiện như Sony, Panasonic hay Honda.

Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển chưa được bao lâu thì bỗng nhiên suy thoái. Trong những năm gần đây, rất nhiều công ty bị phá sản - hơn 17.000 công ty. Đây cũng là điều dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng. So với các nước phương Tây thì tỉ lệ thất nghiệp của Nhật ít hơn nhiều, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì con số đó lại cao - 5,2% vào năm 2003. Trong số những người bị thất nghiệp, rất nhiều người đã phải ngủ ngoài đường vì không có nhà, hay thậm chí là tự tử. Trước tình hình đó, Nhật Bản đang cố khắc phục để xây dựng lại nền kinh tế tốt hơn.

Một bức ukiyo-e vẽ vào năm 1856, miêu tả một đường phố Mitsukoshi.

Lịch sử kinh tế Nhật Bản

Với sự tăng trưởng thần kỳ qua ba giai đoạn, Nhật Bản là một trong số các quốc gia được nghiên cứu nhiều nhất về lịch sử kinh tế. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ sự thành lập thành phố Edo (năm 1603) dẫn đến sự phát triển toàn diện của kinh tế nội địa. Giai đoạn thứ hai chính từ cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân (năm 1868) đưa nước Nhật trở thành cường quốc đầu tiên ở Châu Á sánh được với các quốc gia Châu Âu. Trong giai đoạn cuối cùng, từ sự thất trận trong Thế Chiến thứ hai (năm 1945) đảo quốc này đã vươn mình trở nên kinh tế lớn thứ hai thế giới.

[sửa]

Giao lưu với Châu Âu (thế kỉ 16)

Bài chi tiết: Mậu dịch Nam Man

Những người châu Âu thời Phục Hưng đã thán phục Nhật khi họ đến đây vào thế kỷ 16. Đảo quốc này được đánh giá là có rất nhiều kim loại quý, chủ yếu dự trên những tính toán của Marco Polo về các lâu đài và đến thờ được mạ vàng, về sự phong phú của các quặng mỏ lộ thiên từ các miệng núi lửa khổng lồ. Các quặng này được khai thác triệt để và trên quy mô lớn và Nhật đã từng là nhà xuất khẩu lớn các kim loại chì và bạc vào thời kỳ Công nghiệp.

Nước Nhật thời Phục Hưng cũng được đánh giá là một xã hội phong kiến phức tạp với một nền văn hóa đặc sắc và nền kỹ thuật tiền công nghiệp mạnh mẽ. Đất nước tập trung đông dân số ở thành thị và thậm chí có những trường Đại học Phật Giáo lớn hơn cả các học viện ở phương Tây như Salamanca hoặc Coimbra. Các nhà nghiên cứu Châu Âu về thời đại này có vẻ đồng ý rằng người Nhật "chẳng những vượt trội tất cả các dân tộc phương Đông mà còn ưu việt hơn cả người Tây Phương" (Alessandro Valignano, 1584, "Historia del Principo y Progresso de la Compania de Jesus en las Indias Orientales).

Những du khách Tây Phương đầu tiên đã rất ngạc nhiên về chất lượng của hàng thủ công và dụng cụ rèn đúc. Điều này xuất phát từ việc bản thân nước Nhật khá khan hiếm những tài nguyên thiên nhiên vốn dễ tìm thấy ở Âu Châu, đặc biệt là sắt. Do đó, người Nhật nổi tiếng tiết kiệm đối với tài nguyên nghèo nàn của họ, càng ít tài nguyên họ càng phát triển các kỹ năng để bù đắp.

Các tàu Bồ Đào Nha đầu tiên (thường khoảng 4 tàu kích cỡ nhỏ mỗi năm) đến Nhật chở đầy tơ lụa, gốm sứ Trung Hoa. Người Nhật rất thích những thứ này, tuy nhiên họ lại bị cấm giao dịch với Trung Quốc do các Hoàng đế Trung Hoa muốn trừng phạt các Oải Khấu thường xuyên cướp bóc duyên hải nước mình. Sau đó, người Bồ Đào Nha, được gọi là Nanban (Nam Man) chớp lấy cơ hội này đóng vai trò trung gian thương mại ở châu Á.

[sửa]

Thời kỳ Edo (1603–1868)

Trong những thập kỷ cuối cùng của mậu dịch Nam Man, nước Nhật đã có tương tác mạnh mẽ với các cường quốc Tây Phương về mặt kinh tế và tôn giáo. Khởi đầu của thời kỳ Edo trùng với những thập kỷ này khi Nhật đã đóng những chiến thuyền vượt đại dương theo kiểu Tây phương đầu tiên như thuyền buồm 500 tấn San Juan Bautista chuyên chở phái bộ ngoại giao Nhật do Hasekura Tsunenaga dẫn đầu đến Mỹ rồi sau đó đến Châu Âu. Cũng trong giai đoạn đó, chính quyền Mạc Phủ đã trang bị khoảng 350 chu ấn thuyền có ba cột buồm và được vũ trang để phục vụ việc mua bán ở Châu Á. Các nhà phiêu lưu người Nhật, như Yamada Nagamasa đi lại rất năng động khắp Á Châu.

Để loại trừ ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo, Nhật tiến vào một thời kỳ cô lập gọi là sakoku với nền kinh tế ổn định và tăng trưởng nhẹ.

Phát triển kinh tế trong suốt thời kỳ Edo bao gồm đô thị hóa, gia tăng vận tải hàng hóa bằng tàu, mở rộng thương mại nội địa và bắt đầu mua bán với nước ngoài, phổ biến thương nghiệp và thủ công nghiệp. Thương mại xây dựng rất hưng thịnh song hành với các cơ sở ngân hàng và hiệp hội mậu dịch. Các lãnh địa chứng kiến sự tăng mạnh dần trong sản xuất nông nghiệp và sự lan rộng của ngành thủ công ở nông thôn.

Khoảng giữa thế kỷ 18, dân số Edo đã đạt hơn 1 triệu người trong khi Osaka và Kyoto mỗi nơi cũng có hơn 400,000 cư dân. Nhiều thành thị xây xung quanh các thành quách cũng phát triển. Osaka và Kyoto trở thành những trung tâm thương mại và thủ công đông đúc nhất trong khi Edo là trung tâm cung ứng thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người tiêu dùng thành thị.

Lúa gạo là nền tảng của nền kinh tế, các lãnh chúa phong kiến (daimyo) thu thuế từ nông dân dưới dạng gạo với thuế suất cao khoảng 40% vụ thu hoạch. Gạo được bán ở các chợ fudasashi ở Edo. Để sớm thu tiền, các đại danh sử dụng các hợp đồng tương lai để bán gạo chưa được thu hoạch. Những hợp đồng này tương tự như loại hợp đồng tương lai thời hiện đại.

Dưới thời này, Nhật Bản dần dần tiếp thu khoa học và công nghệ phương Tây (gọi là Lan học, hay "rangaku"“học vấn của người Hà Lan”) qua thông tin và những cuốn sách của thương nhân Hà Lan ở Dejima. Lĩnh vực học tập chính là địa lý, dược học, khoa học tự nhiên, thiên văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, cơ học ví dụ như nghiên cứu về các hiện tượng điện, và khoa dược học, với ví dụ về sự phát triển của đồng hồ Nhật Bản, hay wadokei, chịu ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây.

Hiroshima sau vụ đánh bom năm 1945.

[sửa]

Trong chiến tranh

Trong suốt những thập niên đầu thế kỷ 20, Nhật Bản bành trướng ra bên ngoài. Quân đội Nhật đã chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn, đáng chú ý nhất là Triều Tiên và Mãn Châu Lý của Trung Quốc. Đến tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu cảng, Hawaii. Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai, chống lại Nhật và Đức. Ban đầu, ưu thế nghiêng vệ Nhật Bản, nhưng đến năm 1945, các thành phố của nước này đã ở trong tầm ném bom của đối phương. Phần lớn các ngành công nghiệp Nhật Bản trở thành mục tiêu ném bom của quân Đồng Minh. Máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá các thành phố lớn như Tokyo, Niigata, Osaka, Fukuoka, Hiroshima và Nagasaki. Năm 1945, sau khi Nhật Bản bại trận, các nhà công nghiệp của nước này bắt đầu quá trình tái tiết các nhà máy.

Tokyo, thành phố không ngủ đêm.

Sau chiến tranh (từ cuối thế kỉ 19 đến nay)

Sau chiến tranh, Nhật Bản bắt đầu hồi phục kinh tế. Từ năm 1950, Chiến tranh Triều Tiên nổ ra cũng là lúc mà ngành công nghiệp của Nhật Bản phát triển đến kinh ngạc. Mỹ muốn Nhật sản xuất vũ khí để ủng hộ Nam Triều Tiên. Sản lượng công nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực đóng tàu và sản xuất sắt thép tăng nhanh chóng. Sau khi cuộc chiến kết thúc, Nhật bắt đầu xây dựng các nhà máy và khu công nghiệp mới.

Ngoài kỹ năng về lao động và quản lý, Nhật Bản còn có những lợi thế khác. Nước này có nhiều nhà máy cho năng suất cao, đem lại lợi nhuận và nằm ở những vị trí vô cùng thuận lợi. Các nhà máy quy mô lớn ở miền duyên hải có thể nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn từ vùng nào có giá nguyên liệu rẻ nhất. Sản lượng và doanh thu từ thép tăng vọt. Đóng tàu và các ngành công nghiệp khác cũng phát đạt. Trong đó, có một số ngành mới như điện tử, sản xuất ô tô, đồ điện cũng bắt đầu phát triển. Từ những ngành công nghiệp trên, các nhãn hiệu hàng đầu thế giới bắt đầu xuất hiện như Sony, Panasonic và Honda.

Nhưng nền kinh tế của Nhật Bản đang phát triển thịnh vượng bỗng nhiên bộc lộ ra những điểm yếu của nó. Sau thời kì kinh tế "bong bóng" 1986-1990, từ năm 1991 kinh tế Nhật Bản phát triển ì ạch. Trong những năm 1992-1995 tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 1,4%, năm 1996 là 3,2%.

Đặc biệt, từ 1997, và nhất là từ đầu 1998, kinh tế Nhật bị lâm vào suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1974đến nay với những biểu hiện khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, đồng Yen, chứng khoán giảm giá mạnh, nợ xấu khó đòi tăng cao, sản xuất trì trệ và tỉ lệ thất nghiệp hoàn toàn đạt con số kỷ lục trong 45 năm nay (5,5% tháng 12 năm 2002). Năm 1997, GDP thực chất - 0,7%, năm 1998 là -1,8%. Cuộc suy thoái kinh tế lần này của Nhật chủ yếu mang tính chất cơ cấu liên quan đến mô hình phát triển của Nhật đang bị thách thức với một môi trường đã thay đổi khác trước. Vấn đề phục hồi kinh tế thông qua đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế, tài chính, ngân hàng đang là một vấn đề cấp bách đặt ra trước mắt đối với chính phủ Nhật.

Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6%.

Nông nghiệp

Bài chi tiết: Nông nghiệp Nhật BảnLúa, một loại cây trồng quan trọng của Nhật Bản.

Sườn núi ở Nhật Bản thường quá dốc để có thể canh tác trong khi phần lớn đồng bằng giờ đây lại được sử dụng để phát triển đô thị hay cho mục đích công nghiệp. Với những nơi đất đai có độ dốc vừa phải, người ta phải tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Nhật Bản có lượng mưa lớn và thời tiết ở hầu hết các đảo ngoại trừ Hokkaido đều ấm áp, thế nhưng đất nước này lại phải hứng chịu các trận bão vào đầu mùa thu và tuyết rơi dày trong mùa đông. Ở miềnduyên hải, các vùng đồng bằng có thể đương đầu với nguy cơ sóng thần đôi lúc xảy ra và một vài vùng núi là nạn nhân của những đợt núi lửa phun trào.

Dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, trồng trọt vẫn giữ vai trò rất quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp là việccanh tác lúa nước. Tuy nhiên, nhiều trang trại có quy mô nhỏ. Hầu hết nông dân làm việc bán thời gian và phần lớn việc đồng áng do phụ nữ đảm nhận.

Hầu hết các ruộng lúa ở Nhật đều được gieo cấy và thu hoạch bằng máy móc hiện đại.

Lúa nước cần có những điều kiện đặc biệt để sinh trưởng. Thóc thường được gieo trong nhà kính cho đến khi nảy mầm thành mạ. Sau đó, mạ sẽ được cấy với điều kiện rễ mạ phải các mặt nước ít nhất 10cm. Ngoài ra còn cần tới các công trình thủy nông để đáp ứng việc tưới tiêu cho các cánh đồng. Cuối cùng, sang thu lúa chín và trước khi được gặt về lúa ngả màu nâu vàng như lúa mì. Lúa nước trồng được khắp nơi trên Nhật Bản. Tuy nhiên, lúa hầu hết được tròng ở miền cực nam và tại đây có nhiều vùng chuyên canh tác lúa như Niigata. [2]

Mặc dù lúa nước rõ ràng là cây trồng quan trọng nhất ở Nhật Bản, nhưng người Nhật canh tác cả các loại ngũ cốc khác, như là lúa mạch để cung cấp rượu bia. Rất nhiều loại rau quả, như cà chua, dưa chuột, khoai lang, rau diếp, táo, củ cải và quả anh đào cũng được gieo trồng. Chè cũng được trồng nhiều ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các thửa ruộng bậc thanh trên sườn núi. Sản phẩm chính từ chè là trà xanh hay ocha, được người dân khắp nơi trong nước sử dụng. Chè được trồng chủ yếu ở phía nam đảo Honshu.

Ngư nghiệp

Chợ cá Tsukiji ở Tokyo, Nhật Bản. Tại đây có các phiên đấu giá cá ngừ thu hút rất đông khách du lịch. Để có thể xem được các phiên đấu giá, người ta phải có mặt từ 5 giờ sáng. Sản lượng đánh bắt cá ở Nhật Bản so với toàn cầu

Suốt trong nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng lớn cá và các hải sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng như các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát triển khác đều phải chứng kiến tình trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa bờ.

Ngư nghiệp Nhật Bản tuột dốc do trữ năng lượng cá ở các vùng nước ven biển cạn kiệt và những quy định quốc tế về hạn chế đánh bắt cá ở các vùng biển sâu. Hiện nay ngư nghiệp nước này chỉ còn xếp thứ ba trên thế giới. Để bù đắp sản lượng cá thiếu hụt, Nhật Bản phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Nước này còn tăng số lượng hàng thuỷ hải sảnnhập khẩu, năm 2002 đạt 3,88 triệu tấn. Cá vẫn đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật – con số này cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây.

Sự sụt giảm số tàu đánh cá đã tác động mạnh tới nhiều cộng đồng ngư dân. Trong vòng 30 năm qua, số việc làm trong ngành ngư nghiệp đã giảm gần một nửa và đến năm 2002 chỉ còn 243.330 việc làm. Các cộng đồng ngư dân chịu ảnh hưởng nhiều vấn đề, từ sự phản đối của các tổ chức bảo vệ môi trường cho đến ô nhiễm nước. Tuy nhiên vấn đề chính là do sự đánh bắt bừa bãi ở ven bờ. Cá bị đánh bắt quá nhiều dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái. Hệ quả là số tàu đánh cá giảm, kéo theo sự hình thành những khu thất nghiệp ở một số vùng ven bờ.

Công nghiệp

Bài chi tiết: Công nghiệp Nhật BảnÔ tô, một trong những sản phẩm chính trong công nghiệp của Nhật Bản.

Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất Nhật Bản. Trong công nghiệp, các ngành được ưa chuộng và phát triển nhất bao gồm : đóng tàu, điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô tô và kim loại màu. Từ những năm vào cuối thế kỉ 20, ngành công nghiệp của Nhật đã phát triển rõ rệt. Bước sang thế kỉ 21, công nghiệp Nhật Bản luôn thay đổi. Các khu công nghiệp lớn tập trung ở Vành đai Thái Bình Dương bao gồm : Keihin (Ở vùng đồng bằngKanto), Chukyo (Tập trung quanh Nagoya), Hanshin (Osaka), Setouchi (Bao quanh Hiroshima) và Kitakyushu (Bao quanh Kitakyushu và Fukuoka). Trong đó, vùng Keihin là quan trọng nhất và chiếm 42% sản lượng công nghiệp Nhật Bản. Vùng này có nhiều ngành công nghiệp truyền thống như hóa dầu, thép và sản xuất ô tô. Đồng thời đây cũng có ngành dệt may. Song hành cùng các ngành truyền thống là những khu công nghiệp điện tử và công nghệ cao. Các công ty có trụ sở ở đây bao gồm : NEC, Hitachi, Canon, Intel và Sanyo. [3]

Các khu công nghiệp còn lại là ChukyoHanshinSetouchi và Kita-Kyushu. Trong đó, các khu ChukyoHanshin và Setouchi chủ yếu là các ngành công nghiệp truyền thống như : dầu mỏ, dệt may, in ấn và sắt thép. Còn Kita-Kyushu lại là nơi có nhiều ngành công nghiệp nặng lâu đời. Trước kia, vùng này là mỏ than địa phương nằm trên đồi. Ngày nay, Kita-Kyushu là khu công nghiệp với các ngành sắt thép, đóng tàu và dầu mỏ.

Ngoài các khu công nghiệp trên, còn có nhiều khu công nghiệp khác nằm ngoài Vành đai Thái Bình Dương bao gồm một số khu công nghiệp nhỏ nằm ở phía bắc Kanto và nằm ven bờ biển Nhật Bảnnhư khu Hokuriku (Nằm ở Niigata và Nagano, Chubu).

Thương mại và dịch vụ

Thương mại và dịch vụ là hai ngành quan trọng của Nhật Bản, riêng ngành dịch vụ chiếm 73,3% GDP của nước này.

Thương mại

Nhật Bản là một trong những quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Từ năm 1945, thương mại xuất khẩu tăng trưởng đáng kể và đến năm 2003 đạt giá trị 54,55 nghìn tỷ yên. Hiện nay lợi nhuận mà Nhật Bản thu được từ xuất khẩu đã lớn hơn chi tiêu cho nhập kẩu và thặng dư thương mại vào năm 2003 đạt 10,19 nghìn tỷ yên. Sự mất cân bằng trong cán cân thương mại với Nhật đã khiến nhiều nước lo ngại. Các nước này cho rằng Nhật Bản đã dựng lên các rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia khác. Nhật Bản đã có một số động thái tích cực để giải quyết vấn đề này, ví dụ như trong vòng 20 năm qua hỗ trợ tài chính của chính phủ cho nông dân đã giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với việc người nông dân trồng lúa ở các nước khác có thể bán được sản phẩm của họ ở Nhật.

[sửa]

Dịch vụ

Một khu trung tâm mua sắm ở Yokohama.

Lao động trong các ngành bán lẻ và dịch vụ của Nhật tăng rất nhanh. Trong khi đó, số người làm việc trong ngành công nghiệp chế tạo và nông nghiệp giảm xuống. Sự chuyển dịch về lực lượng lao động nói trên một phần là do những tiến bộ về công nghệ. Giờ đây ở các nông trang và trong các nhà máy, các loại máy móc tinh vui và robot đảm nhiệm một cách nhanh chóng và hiệu quả những công việc có tính lặp đi lặp lại, đơn giản và nguy hiểm. Đồng nghĩa với những công việc như vậy ngày càng giảm. Tốc độ đô thị hoá tăng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ như giao thông, viễn thông và những ngành dịch vụ công cộng. Ngành giải trí và du lịch tăng trưởng mạnh mẽ.

Mua sắm

Số lượng lớn những người làm việc trong các ngành dịch vụ là sự phản ánh về xã hội tiêu dùng của Nhật Bản. Người Nhật rất thích mua sắm; trên thực tế, việc mua sắm đang được xem như một thứ tôn giáo hiện đại của nước này. Vào mỗi Chủ nhật, tại nhiều đại lộ, ô tô không được lưu thông để những đoàn người mua sắm có thể đi lại dễ dàng hơn. Dù vậy, vào giờ nghỉ trưa của các ngày chủ nhật, việc mua bán tại siêu thị có thể bị chậm lại.

Nỗi ám ảnh mua sắm kể trên là kết quả từ sự thịnh vượng của Nhật Bản – khi đất nước trở nên phồn vinh hơn thì người dân có nhiều tiền để tiêu xài hơn. Trong thập niên 1960, ba thứ tài sản quý giá, tính trên bình quân số hộ là máy giặt, tủ lạnh và ti vi. Đến thập niên 1980, ba thứ này nhường chỗ cho xe hơi, máy điều hoà và ti vi màu. Những hàng hoá khác như piano, giường kiểu phương Tây, điện thoại di động và máy tính xách tay đã trở nên phổ biến. Mặc dù trang phục truyền thống như áo kimono đã thông dụng trở lại nhưng người Nhật bây giờ hầu hết là mặc trang phục phương Tây như quần jeans, áo khoác và áo thun.

Ngành du lịch

Người Nhật là một trong những dân tộc ưa thích du lịch nhất trên thế giới và dành một phần đáng kể trong thu nhập khả dụng của họ cho các kỳ nghỉ ở nước ngoài. Thế nhưng ngành du lịch trong nước của Nhật Bản lại không mấy thu hút khách nước ngoài. Năm 2003, có đến 13,30 triệu lượt người Nhật đi du lịch nước ngoài trong khi chỉ có 5,21 triệu du khách đến Nhật Bản. Năm 2002, nước này xếp thứ 32 trên thế giới về du lịch nội địa, thấp hơn so với nhiều quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á như Singapore và Malaysia. Hiện nay, hầu hết khách du lịch tới Nhật Bản là người Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc và Anh.

Giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Tàu shinkansen của Nhật Bản có thể chạy với vận tốc 300km/h.

Cảnh quan địa lý của Nhật Bản, cùng với nhiều hiểm hoạ thiên nhiên của nước này là một thách thức đáng kế đối với sự phát triển của mạng lưới thông tin liên lạc. Mặc dù vậy, người Nhật đã đầu tư rất nhiều tiền của để cải thiện cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải. Hệt thống vận tải nổi tiếng nhất của Nhật Bản là mạng lưới tàu cao tốc, được gọi là shinkansen.

Bản đồ mạng lưới shinkansen dày đặc ở Nhật Bản.

Chính phủ Nhật thấy phải có một hệ thống tàu cao tốc. Những đường ray mới được thiết kế để cho phép có thêm nhiều tuyến chạy thẳng trong cả nước và những đoàn tàu tốc hành được sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ. Các con tàu này hội đủ các yếu tố về tốc độ, đúng giờ, đáng tin cậy và thoải mái. Tàu shinkansen vẫn là một trong những đoàn tàu nhanh nhất thế giới và mới đây mới bị tàu TGV của Pháp vượt qua.

Tuy nhiên, những loại tàu cao tốc khác không phải là shinkansen vẫn được đầu tư đáng kể, chẳng hạn như tàu siêu tốc Sonic chạy trên tuyến đường ngoằn nghoèo ở đông Kyushu, nối Hakata và Oita. Hệ thống vận tải đô thị cũng được cải thiện. Mỗi thành phố lại có các hệ thống vận tải khác nhau – xe điện ở Okayama và Hiroshima, tàu điện ngầm ở Kyotovà xe lửa chạy trên một đường ray ở Kita-Kyushu.

Những thách thức về kinh tế

Vào cuối thập niên 1980, những người làm việc cho các tập đoàn lớn đã trải qua một thời kỳ đặc biệt. Quan hệ chủ thợ tốt đẹp. Giới chủ trả lương tăng lên theo tuổi tác và còn các khoản phúc lợi khác như tiền hưu trí và chăm sóc y tế. Đổi lại, nhân viên trung thành, hợp tác với người chủ và làm việc chăm chỉ.Năng suất nhờ đó được nâng cao, khiến cho Nhật Bản có thể cạnh tranh với các nước có chi phí lao động thấp hơn.

Tuy nhiên, nền kinh tế đã trì tệ trong suốt thập niên 1990. Kể từ năm 1996, GNP của Nhật sụt giảm và đến nay vẫn chưa hồi phục. Trái lại, các vụ phá sản và gánh nặng nợ nần của các tập đoàn lại tăng lên. Tình trạng đó buộc các công ty phải cắt giảm chi phí. Song, sa thải lao động không phải là biện pháp ứng phó truyền thống của Nhật Bản mỗi khi khó khăn về kinh tế.

Những chỉ số vệ tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản.

Tác động của nạn thất nghiệp

Những người vô gia cư ở quận San’ya, Tokyo.

Kể từ năm 1990, số người thất nghiệp đã tăng gấp đôi. Con số này vẫn thấp hơn nhiều nếu đem so với các tiêu chuẩn phương Tây, nhưng nếu xét theo các tiêu chuẩn của Nhật Bản, tình trạng thất nghiệp gia tăng đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. Số vụ tự tử tăng lên rõ rệt. Tổng chi phí phúc lợi xã hội tăng từ 47.220 tỷ yên lên tới 81.400 tỷ yên vào năm 2001. Các vụ phạm pháp cũng tăng khá nhanh, từ 1.637.000 vụ vào năm 1990 lên đến 2.790.000 vụ vào năm 2003.

Những cái lều tạm, trong đó có hàng chục người vô gia cư với số phận hẩm hiu của họ.

Những người vô gia cư

Thất nghiệp là thảm hoạ đối với một số người ở Nhật Bản. Trong một xã hội coi trọng tính hữu ích và tỷ lệ thất nghiệprất thấp, một số người đã không thể bày tỏ với gia đình về số phận bi đát của họ. Để giữ được sự tôn trọng của mọi người, họ tiếp tục rời nhà vào mỗi sáng và trở về khi trời tối mịt, cho đến khi tiền tiết kiệm của họ hết nhẵn và họ buộc phải giãi bày tình cảnh của mình với những người thân. Những người khác lại gia nhập vào đội ngũ “những kẻ sa cơ lỡ vận” ở những khu như Airin ở khu thương mại của Osaka, tại đó họ sống dựa vào sự bố thí của các tổ chức từ thiện. Một số người ngủ trên đường phố hoặc trong công viên ở các thành phố lớn như Tokyo chẳng hạn. Công viên Hibaya ở Tokyo là một ví dụ. Những nơi trú ngụ khác là các cây cầu ở Kyoto, các bến tàu và các ga điện ngầm ở các thành phố lớn. Một vài kẻ kém may mắn đó chỉ có một vài dụng cụ thiết yếu, song một số người vô gia cư lại được sống trong ngôi nhà tạm dựng bằng vải bạt với khá nhiều dụng cụ gia dụng – một số trong số đó còn có cả điện. Thế nhưng còn có những số phận bi đát hơn nhiều. Nghiện ngập, hoặc thậm chí là tự tử là những hậu quả khi người ta mất đi kế sinh nhai, tài sản và sự tôn trọng của mọi người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top