Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

nhung chuyen ve thoi ly

Put your story text here...Nhận định

Đời sau xem sử ba đời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông kế tục nhau, từ việc sửa trị, đánh dẹp các cát cứ trong nước tới việc diễu võ với phương bắc, ra uy với phương nam - những việc làm đó đều đặn thu được thành tựu, không hề thất bát, suy bại; vua sau đã thay nhưng vua trước như thể vẫn còn; nước Đại Cồ Việt trở thành Đại Việt tuần tự đi lên không bị suy sút, thua thiệt. Điều đó cho thấy một chính sách, tư tưởng nhất quán của các vua Lý. Cả ba vua đầu tiên của nhà Lý đều có tài văn võ kiêm toàn, kính Phật yêu dân, tuổi thọ cũng xấp xỉ nhau. Ba vị vua Lý này là những người đặt nền tảng cho một nhà Lý tồn tại bền vững hơn 200 năm, là triều đại đầu tiên truyền nối được lâu dài trong lịch sử Việt Nam, chấm dứt thời kỳ đất nước liên tục thay đổi, 6 dòng họ thay nhau cai trị thời thế kỷ 10. Nhà Lý xác lập được bộ máy nhà nước phong kiến quy củ, nề nếp, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển ổn định.

Lý Nhân Tông là vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (56 năm). Võ công đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tống trên sông Như Nguyệt thời Lý Nhân Tông thực chất là của những người phụ chính mà đội ngũ này được trưởng thành dưới thời Thánh Tông, do Thánh Tông cất nhắc, trọng dụng. Người theo thuyết nhân quả của đạo Phật có thể cho rằng việc làm thất đức của thái hậu Ỷ Lan (sát hại hoàng thái hậu Thượng Dương và các cung nữ của Thánh Tông) khiến vua con phải trả giá tuyệt tự.

Từ thời Nhân Tông trở về sau, liên tiếp các vua Lý kế nghiệp đều thơ ấu, đó cũng là điều không may cho nhà Lý. Nhờ nền móng vững chắc do ba đời vua đầu tiên xây dựng, cơ nghiệp nhà Lý tiếp tục được duy trì, nhưng các phụ chính đời sau như Đỗ Anh Vũ, Đỗ Kính Tu, Đàm Dĩ Mông không thể sánh được với thái hậu Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành. Tô Hiến Thành tài năng nhưng không thể sống mãi để dìu dắt vua Cao Tông trở thành một vua Nhân Tông thứ hai. Sau khi Hiến Thành mất, nhà Lý trượt dốc không có ai đứng ra cứu vãn được. Tới khi họ Trần vào triều phụ chính, việc nhà Lý bị thay thế trở nên không đảo ngược được. Do nhà Nam Tống khi đó cũng đã yếu mòn nên suốt thời gian suy vong của nhà Lý tới khi chuyển ngôi cho nhà Trần, Việt Nam không bị nước láng giềng lớn ở phương bắc nhòm ngó như các thời cuối Trần đầu Hồ và cuối Lê đầu Mạc sau này.

[sửa] Đền thờ

Hiện nay, 8 vị vua nhà Lý (Lý Bát Đế) được thờ tại Đền Đô thuộc xóm Đền, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền Đô được xây dựng từ thế kỷ 11, thời Lý Thái Tổ. Các vị vua được thờ ở đây: Lý Thái Tổ; Lý Thái Tông; Lý Thánh Tông; Lý Nhân Tông; Lý Thần Tông; Lý Anh Tông; Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Lý Chiêu Hoàng không được đưa vào đền thờ vì bị coi là đã có tội làm ngôi vua rơi vào tay họ Trần. Dân xây miếu thờ bà riêng một chỗ khác.

[sửa] Các vua nhà Lý

Miếu hiệu Niên hiệu Tên Sinh- Mất Trị vì Thụy hiệu Lăng

Lý Thái Tổ Thuận Thiên

(1010-1028) Lý Công Uẩn 974-1028 1009-1028 Thần vũ Hoàng đế Thọ Lăng

Lý Thái Tông Thiên Thành

(1028-1034)

Thông Thụy

(1034-1039)

Càn Phù Hữu Đạo

(1039-1042)

Minh Đạo

(1042-1044)

Thiên Cảm Thánh Vũ

(1044-1049)

Sùng Hưng Đại Bảo

(1049-1054) Lý Phật Mã 1000-1054 1028-1054 Thọ Lăng

Lý Thánh Tông Long Thụy Thái Bình

(1054-1058)

Chương Thánh Gia Khánh

(1059-1065)

Long Chương Thiên Tự

(1066-1068)

Thiên Thống Bảo Tượng

(1068-1069)

Thần Vũ

(1069-1072) Lý Nhật Tôn 1023-1072 1054-1072 Ứng thiên Sùng nhân Chí đạo

Uy khánh Long tường

Minh văn Duệ vũ

Hiếu đức Thánh thần Hoàng đế Thọ Lăng

Lý Nhân Tông Thái Ninh

(1072-1076)

Anh Vũ Chiêu Thắng

(1076-1084)

Quảng Hựu

(1085-1092)

Hội Phong

(1092-1100)

Long Phù

(1101-1109)

Hội Tường Đại Khánh

(1110-1119)

Thiên Phù Duệ Vũ

(1120-1126)

Thiên Phù Khánh Thọ

(1127-1127) Lý Càn Đức 1066-1127 1072-1127 Hiếu từ Thánh thần

Văn vũ Hoàng đế Thiên Đức Lăng

Lý Thần Tông Thiên Thuận

(1128-1132)

Thiên Chương Bảo Tự

(1133-1138) Lý Dương Hoán 1116-1138 1128-1138 Quảng nhân Sùng hiếu

Văn vũ Hoàng đế Thọ Lăng

Lý Anh Tông Thiệu Minh

(1138-1140)

Đại Định

(1140-1162)

Chính Long Bảo Ứng

(1163-1174)

Thiên Cảm Chí Bảo

(1174-1175) Lý Thiên Tộ 1136-1175 1138-1175 Thể thiên Thuận đạo

Duệ văn Thần võ

Thuần nhân Hiển nghĩa

Huy mưu Thánh trí

Ngự dân Dục vật

Quần linh Phi ứng

Đại minh Chí hiếu hoàng đế. Thọ Lăng

Lý Cao Tông Trinh Phù

(1176-1186)

Thiên Tư Gia Thụy

(1186-1202)

Thiên Gia Bảo Hựu

(1202-1204)

Trị Bình Long Ứng

(1204-1210) Lý Long Trát (Lý Long Cán) 1173-1210 1175-1210 chưa biết Thọ Lăng

Lý Huệ Tông Kiến Gia

(1211-1224) Lý (Hạo) Sảm 1194-1226 1211-1224 chưa biết Thọ Lăng

Lý Chiêu Hoàng Thiên Chương Hữu Đạo

(1224-1225) Lý Phật Kim (Lý Thiên Hinh) 1218-1278 1224-1225 chưa biét Cửa Mả Lăng

Chú thích: Về thụy hiệu của vua Thái Tông, Đại Việt sử ký toàn thư chép:

Thái tử lên ngôi ở trước linh cữu; đổi niên hiệu là Long Thụy Thái Bình năm thứ 1. Truy tôn tên thụy cho Đại Hành Hoàng Đế, miếu hiệu là Thái Tông,...

"Đại hành hoàng đế" là từ để chỉ vị vua mới mất, chứ không phải tên thụy. Như vậy

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: #longkk