Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Sao Thủy 2

Lạy trúa , mấy cô vote cho tui ik

_____________________________________________________________

Bề mặt Sao Thủy có rất nhiều hố to nhỏ và lởm chởm như bề mặt Mặt Trăng, bao gồm các đồng bằng và hố va chạm lớn, cho thấy nó đã trải qua một thời gian yên tĩnh địa chất trong hàng tỷ năm. Những hiểu biết về địa chất Sao Thủy từng dựa trên những quan sát bằng kính thiên văn từ mặt đất và chuyến bay thám hiểm của tàu Mariner năm 1975, và các nhà khoa học có hiểu biết hạn chế về các . Khi các dữ liệu gửi về từ tàu MESSENGER được phân tích thì hiểu biết của chúng ta dần được tăng lên. Ví dụ như các hố va chạm bất thường với các rãnh tỏa tia được phát hiện mà các nhà khoa học gọi nó là "con nhện".

Các địa hình là những khu vực có độ phản xạ khác biệt đáng kể, như quan sát được từ kính thiên văn. Sao Thủy sở hữu các địa hình giống như các dãy núi xếp nếp, các giống như Mặt Trăng, núi, đồng bằng, các vách dốc đứng, và .

Lớp manti của Sao Thủy không đồng nhất về mặt hóa học, cho thấy hành tinh này đã trải qua thời điểm đầu của phóng thích trong lịch sử của nó. Sự kết tinh của các khoáng chất và sự đảo lộn đối lưu dẫn đến lớp vỏ phân ra nhiều lớp, không đồng nhất với những biến đổi lớn về thành phần hóa học đã được quan sát trên bề mặt hành tinh. Lớp vỏ Sao Thủy chứa lượng nhỏ nhưng lại có nhiều , do trên hành tinh có các điều kiện hóa học ban đầu có mạnh hơn so với các khác. Bề mặt chủ yếu là và đại diện cho và nghèo sắt, cùng với khoáng vật giàu natri và các khoáng chất hỗn hợp , và . Các vùng ít phản xạ của lớp vỏ Sao Thủy lại có hàm lượng cao mà có thể ở dạng .

Tên của các dạng địa hình này trên Sao Thủy được đặt theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Các tên đặt theo tên người chỉ hạn chế cho những người đã qua đời. Các hố va chạm, được đặt theo tên các nghệ sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, và các tác giả có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực của họ. Các dãy núi đặt theo tên các nhà khoa học có đóng góp trong việc nghiên cứu Sao Thủy. Tên các công trình kiến trúc đặt cho các miền võng. Các núi được đặt tên theo từ "hot" và các mang tên thần "Mercury" trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các vách dốc được đặt tên theo các con tàu của những đoàn thám hiểm khoa học. Tên gọi của các đài quan sát kính thiên văn vô tuyến đặt cho các thung lũng.

Sao Thủy đã bị bắn phá dữ dội bởi các và trong một khoảng thời gian ngắn sau khi nó hình thành cách đây 4,6 tỉ năm, và trong một giai đoạn khác cách nay 3,8 tỉ năm trước. Trong giai đoạn bắn phá thứ hai, trên toàn bộ bề mặt hành tinh xuất hiện rất nhiều hố va chạm việc này diễn ra càng thuận lợi hơn khi mà bầu khí quyển của hành tinh quá mỏng để có thể làm giảm sự ảnh hưởng bắn phá. Cũng trong giai đoạn này có hoạt động trên Sao Thủy; các bồn trũng như bị lấp đầy, tạo nên các đồng bằng phẳng tương tự như các "biển" (Lunar mare) trên Mặt Trăng.

Dữ liệu thu được từ tàu MESSENGER bay qua hành tinh tháng 10 năm 2008 giúp cho các nhà nghiên cứu đánh giá rõ hơn về mức độ xáo trộn tự nhiên trên bề mặt Sao Thủy. Bề mặt của Sao Thủy là không đồng nhất bằng bề mặt hoặc Mặt Trăng, cả hai đều có địa hình trải dài đáng kể, tương tự như "biển" và cao nguyên.

Hố và bồn địa va chạm[ | ]Ảnh màu tổ hợp của Mariner 10.Cận cảnh trên cao về hố va chạm Caloris."Địa hình kỳ lạ" hình thành tại điểm đối cực của hố va chạm Caloris.

Các hố va chạm trên Sao Thủy có đường kính từ những hốc nhỏ cho đến những hố nhiều vành rộng hàng trăm kilômét. Chúng đều ở trạng thái bị "phong hóa" dần, từ những hố tỏa tia tương đối mới cho đến những hố tồn tại từ lâu chỉ còn lại dấu vết mờ. Các hố va chạm trên Sao Thủy khác rõ rệt so với hố va chạm trên Mặt Trăng bởi phạm vi vật liệu bị bắn ra nhỏ hơn sau những cú va chạm của thiên thạch, đây là hệ quả của trường hấp dẫn mạnh hơn của Sao Thủy so với của Mặt Trăng. Theo quy ước của , những hố va chạm mới phát hiện phải được đặt tên theo những họa sĩ nổi tiếng từ hơn 50 năm trước, và đã qua đời hơn ba năm trước ngày đặt tên cho hố va chạm trên Sao Thủy.

Hố va chạm lớn nhất là có đường kính bằng 1.550 km. Cú va chạm tạo ra lòng chảo Caloris rất mạnh làm phun ra và để lại một bờ vành đồng tâm cao hơn 2 km bao quanh . Tại điểm đối cực của Bồn địa Caloris là một vùng diện tích lớn có địa hình đồi mà các nhà khoa học gọi là "Địa hình Kỳ lạ" ("Weird Terrain"). Nguồn gốc hình thành vùng này có thể là do sóng xung kích từ cú va chạm tạo ra Bồn địa Caloris lan truyền trên khắp hành tinh, hội tụ tại điểm đối cực của nó (ngược 180 độ). Kết quả của sự hội tụ nén sóng xung kích làm đứt gãy bề mặt hành tinh tại vùng này. Một giả thuyết khác cho rằng "Địa hình Kỳ lạ" hình thành do sự hội tụ của vật liệu bắn ra từ cú va chạm mạnh này.

Trên toàn bề mặt Sao Thủy đã được chụp ảnh có khoảng 46 lòng chảo va chạm. Lòng chảo Tolstoj đường kính 400 km có nhiều bờ vành với đặc trưng nổi bật đó là vật liệu bắn ra từ lòng chảo này kéo dài tới 500 km từ bờ vành và trong lòng chảo đã bị những vật liệu lấp đầy thành địa hình bằng phẳng. Bồn địa Beethoven có phạm vi vật liệu bắn ra tương tự và có đường kính bờ vành 625 km. Giống như , bề mặt Sao Thủy cũng chịu tác động của quá trình phong hóa không gian, bao gồm gió Mặt Trời và tác động của những thiên thạch nhỏ.

Đồng bằng[ | ]

Có hai vùng đồng bằng khác nhau về mặt địa chất trên Sao Thủy. Những đồng bằng liên miệng núi lửa / hố va chạm là những đặc điểm cổ nhất trên bề mặt, trước khi bề mặt hành tinh bị bắn phá bởi các thiên thạch. Những đồng bằng liên miệng núi lửa dường như bị làm mờ đi bởi những hố va chạm sớm hơn trước đó, và thường chỉ có các hố với đường kính dưới 30 km. Người ta vẫn không biết rõ chúng có nguồn gốc từ các hố va chạm hay là miệng núi lửa.

Những đồng bằng trơn phẳng là những vùng rộng lớn có cao độ thấp và hình dáng tương tự "biển" trên Mặt Trăng. Điển hình là, chúng chiếm đầy một vành rộng quanh Bồn địa Caloris. Không giống như biển trên Mặt Trăng, những đồng bằng trơn phẳng trên Sao Thủy có suất phản chiếu ánh sáng như của những đồng bằng liên miệng núi lửa cổ. Mặc dù thiếu đi những đặc điểm của sự hoạt động núi lửa, địa mạo giống thùy cục bộ ủng hộ giả thuyết cho rằng chúng có nguồn gốc núi lửa. Mọi đồng bằng trơn phẳng đều hình thành sau Bồn địa Caloris, bởi vì chúng có khá nhiều hố va chạm nhỏ so với vùng có vật liệu bắn ra từ Bồn địa. Nền của Bồn địa Caloris chứa nhiều địa hình phẳng phân biệt về mặt địa chất, ngăn cách bởi những dãy đất cao và những khe nứt gãy xếp thành hình đa giác. Các nhà khoa học không biết rõ là địa hình này do dung nham núi lửa lấp đầy hay do vật liệu nóng chảy xuất hiện từ các vụ thiên thạch rơi xuống.

Một đặc điểm khác thường trên bề mặt Sao Thủy đó là sự xuất hiện của nhiều vách núi cắt qua các đồng bằng. Khi lõi hành tinh lạnh đi, lớp vỏ của nó co lại và dẫn đến địa hình bề mặt bị biến dạng, sụt xuống tạo ra những vách đá này. Những nếp gấp này còn xuất hiện bên trên các hố va chạm hay ở đồng bằng trơn phẳng, và có lẽ những nếp gấp / vách đá này mới hình thành gần đây. Bề mặt Sao Thủy còn chịu sức hút của lực thủy triều từ Mặt Trời làm cho bề mặt như được dâng lên giống như lên xuống—lực thủy triều của Mặt Trời tác động lên Sao Thủy lớn gấp 17 lần lực thủy triều của Mặt Trăng lên Trái Đất.

Núi lửa[ | ]

Có bằng chứng về các từ các vùng núi lửa thấp, nằm nghiêng trên Sao Thủy. Có 51 mỏ vụn núi lửa đã được chụp ảnh, trong đó 90% trong số chúng được tìm thấy nằm trong các hố va chạm. Một nghiên cứu về trạng thái suy thoái của các hố va chạm có chứa các khoáng chất mảnh vụn núi lửa cho thấy rằng hoạt động mạt vụn núi lửa xảy ra trên Sao Thủy trong một khoảng thời gian dài.

Một "vùng trũng không vành" nằm bên trong bờ tây nam của lòng chảo Caloris gồm ít nhất 9 hố va chạm xếp chồng lên nhau, mỗi hố va chạm riêng biệt có đường kính lên đến 8 km. Do vậy, nó là một hệ thống "". Các đáy của miệng phun nằm thấp hơn bờ miệng hố một chút là 1 km và gần giống với hố va chạm được chạm trổ bởi các vụ phun trào hoặc biến đổi do bị suy sụp tạo thành các khoảng trống, hình thành bởi sự rút đi lượng trở theo một đường dẫn. Các nhà khoa học không thể ước tính tuổi của hệ thống núi lửa kép nhưng các nhà khoa học thông báo rằng có thể nó tới một tỷ năm tuổi.

Môi trường bề mặt và khí quyển[ | ]Ảnh radar chụp cực bắc Sao Thủy.
Ảnh của 25-26/7/1999.Ảnh radar chụp cực bắc Sao Thủy, nơi xác nhận tồn tại một lượng lớn băng nước vĩnh cửu trong những hố va chạm tối tăm ở đây.

Tại vĩ độ 0° kinh bắc và 0° kinh tây, nhiệt độ bề mặt của Sao Thủy dao động từ 100 K (-173 °C) đến 700 K (427 °C) do sự thiếu vắng bầu (khí quyển cực kỳ mỏng) và nhiệt độ biến đổi mạnh giữa xích đạo và các cực. Vùng được Mặt Trời chiếu sáng có nhiệt độ gần 700 K tại sau đó giảm xuống 550 K ở . Ở mặt tối của hành tinh này, nhiệt độ trung bình là 110 K. Cường độ bức xạ Mặt Trời trên bề mặt Sao Thủy nằm trong khoảng 4,59 đến 10,61 lần (1.370 W•m−2).

Mặc dù ban ngày trên bề mặt Sao Thủy nhìn chung cực kỳ cao, nhưng các quan sát cho rằng băng (nước) có tồn tại trên Sao Thủy. Đáy của các hố va chạm sâu ở các cực chưa bao giờ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt Trời, và nhiệt độ ở đây duy trì dưới 102 K; rất thấp so với nhiệt độ trung bình của hành tinh này. Băng nước phản xạ rất mạnh sóng , và các quan sát từ kính thiên văn đường kính 70 m và trong đầu thập niên 1990 đã tiết lộ rằng có những "miền" rất mạnh sóng ra đa ở gần các cực. Trong khi băng không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra sự phản xạ mạnh ở các vùng này, các nhà thiên văn học vẫn tin rằng điều này có khả năng xảy ra rất cao.

Các vùng đóng băng ước lượng chứa khoảng 1014–1015 kg băng, và có thể bị phủ bởi một lớp ức chế sự của chúng. So sánh với các hành tinh khác, các lớp băng ở trên Trái Đất có khối lượng khoảng 4×1018 kg, và chỏm băng ở cực nam của chứa khoảng 1016 kg nước. Các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ nguồn gốc băng trên Sao Thủy, nhưng hai nguồn có thể xảy ra là từ sự thoát hơi nước trong lòng hành tinh hoặc đến từ các rơi xuống Sao Thủy.

Với quá nhỏ, Sao Thủy không đủ sức bảo tồn bầu khí quyển của nó – các trong bầu khí quyển liên tục bị mất vào trong vì sức hút của quá yếu. Hành tinh có một "" rất mong manh chứa , , , , , và các nguyên tố khác. Vùng ngoại quyển này không ổn định, các nguyên tử liên tục bị mất và bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguyên tử hiđrô và heli có thể do mang đến, vào từ quyển của Sao Thủy trước khi thoát trở lại vào không gian. của các nguyên tố trong lớp vỏ của Sao Thủy là một nguồn khác cung cấp lượng heli, cũng như natri và kali. đã phát hiện một tỉ lệ lớn các nguyên tố canxi, heli, , , oxy, kali, và natri. cũng có mặt, được giải phóng từ nhiều quá trình kết hợp như: va quẹt vào bề mặt, hình thành từ sự kết hợp của từ gió Mặt Trời và từ trong đá, và thăng hoa từ các bể băng bị chôn vùi vĩnh cửu trong các hố va chạm tại hai cực tối. Việc phát hiện ra một lượng lớn nước liên quan đến các như O+, OH-, và H3O+ () là một điều rất ngạc nhiên đối với các nhà khoa học. Do số lượng các ion này xuất hiện trong môi trường không gian quanh Sao Thủy, các nhà khoa học phỏng đoán rằng các phân tử này có thể được thổi đi từ bề mặt hoặc ngoại quyển bởi gió Mặt Trời.

Các nhà khoa học cũng phát hiện sự tồn tại của natri, kali và canxi trong bầu khí quyển hành tinh vào thập niên 1980-1990, và họ cho đây là kết quả của sự bốc hơi các đá trên bề mặt khi các tiểu thiên thạch va chạm vào Sao Thủy. Năm 2008, thiết bị trên tàu MESSENGER phát hiện ra nguyên tố . Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự phát thải natri xuất hiện ở một số khu vực tương ứng với các cực từ của hành tinh này. Điều này có thể là kết quả của sự tương tác giữa từ quyển và bề mặt của Thủy Tinh.

Ngày 29 tháng 11 năm 2012, NASA công bố xác nhận rằng từ các hình ảnh chụp từ không gian của tàu MESSENGER đã phát hiện các hố va chạm ở cực bắc có chứa . Sean C. Solomon nói với tờ là lượng băng trên Sao Thủy "đủ để bao phủ Washington, D.C., trong một lớp băng dày hai dặm rưỡi."

__________________________________________________________

Hơn 2000 từ á , không tin thì tự đếm đi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: #chubby