Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah (Từ chương 51 đến chương 58)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 51

''NOT SURE!'' - THE STANDARD OF THE NOBLE ONES – "KHÔNG CHẮC CHẮN!"– TIÊU CHÍ CỦA BẬC THÁNH NHÂN

Chương 52

WHOLEHEARTED TRAINING – RÈN LUYỆN TOÀN TÂM TOÀN Ý - TU TẬP TẬN TÂM

Chương 53

RIGHT RESTRAINT – KIÊNG CỮ ĐÚNG ĐẮN

Chương 54

SUFFERING ON THE ROAD - NHỮNG KHÓ KHỔ TRÊN ĐƯỜNG TU

Chương 55

OPENING THE DHAMMA EYE - MỞ CON MẮT GIÁO PHÁP

Chương 56

THE PATH TO PEACE - ĐƯỜNG ĐI ĐẾN BÌNH AN

Chương 57

TOILETS ON THE PATH – NHÀ VỆ SINH TRÊN CON ĐƯỜNG

Chương 58

A MESSAGE FROM THAILAND - LỜI NHẮN GỬI TỪ THÁI LAN

***

Chương 51

''NOT SURE!'' - THE STANDARD OF THE NOBLE ONES – "KHÔNG CHẮC CHẮN!"

– TIÊU CHÍ CỦA BẬC THÁNH NHÂN

There was once a Western monk, a student of mine. Whenever he saw Thai monks and novices disrobing he would say, ''Oh, what a shame! Why do they do that? Why do so many of the Thai monks and novices disrobe?'' He was shocked. He would get saddened at the disrobing of the Thai monks and novices, because he had only just come into contact with Buddhism. He was inspired, he was resolute. Going forth as a monk was the only thing to do, he thought he'd never disrobe. Whoever disrobed was a fool. He'd see the Thais taking on the robes at the beginning of the Rains Retreat as monks and novices and then disrobing at the end of it... ''Oh, how sad! I feel so sorry for those Thai monks and novices. How could they do such a thing?''

Trước đây có một Tỳ kheo người Mỹ, là một đệ tử của tôi. Mỗi khi thấy có một Tỳ kheo hay sa-di người Thái bỏ y hoàn tục là thầy ấy nói: ''Chà, thiệt đáng xấu hỗ! Tại sao họ làm như vậy? Tại sao quá nhiều Tỳ kheo và sa-di người Thái cứ bỏ y hoàn tục như vậy?''. Thầy ấy ngạc nhiên lắm. Thầy ấy thấy buồn lòng khi nhìn cảnh mấy Tỳ kheo và sa-di người Thái bỏ y bỏ tu như vậy, bởi thầy ấy cũng mới vừa bước vào đạo Phật. Khi theo đạo Phật, thầy ấy rất hứng khởi, rất quyết tâm tu. Xuất gia để trở thành một tu sĩ là việc duy nhất để làm, thầy ấy nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ bỏ y bỏ cuộc; [chắc như vậy luôn, thật đáng khen]. Ai bỏ y bỏ tu là người ngu dại. Thầy ấy nhìn thấy những người Thái thụ giới thành Tỳ kheo và sa-di ngay đầu Hạ an cư rồi lại bỏ y bỏ tu ngay lúc cuối Hạ.... Thầy ấy nói: ''Chà, buồn thiệt! Tôi cảm thấy đáng tiếc cho các Tỳ kheo và sa-di Thái đó. Sao họ có thể làm như vậy được?''.

Well, as time went by some of the Western monks began to disrobe, so he came to see it as something not so important after all. At first, when he had just begun to practice, he was excited about it. He thought that it was a really important thing, to become a monk. He thought it would be easy.

Rồi qua thời gian... một số tu sĩ người Âu Mỹ cũng bắt đầu bỏ y hoàn tục, nên lúc này thầy ấy không còn coi chuyện bỏ y hoàn tục đó là quan trọng nữa. Trước kia, khi mới tu thầy ấy rất hứng khởi về việc tu. Thầy ấy nghĩ đó là việc thực sự quan trọng để trở thành một Tỳ kheo. Thầy ấy nghĩ việc đó cũng dễ làm.

When people are inspired it all seems to be so right and good. There's nothing there to gauge their feelings by, so they go ahead and decide for themselves. But they don't really know what practice is. Those who do know will have a thoroughly firm foundation within their hearts - but even so they don't need to advertise it.

Khi người ta đang có hứng khởi thì tất cả mọi thứ đều như đang đúng đắn và tốt lành. Chẳng có gì ngăn chặn những cảm giác đó của họ, do vậy họ cứ tiến tới và quyết định đi tu. Nhưng họ vẫn chưa thực sự biết được tu là gì. Ai đã biết tu là gì thì họ có một nền tảng thấu suốt trong tim họ rồi— nhưng họ không cần phải nói ra hay quảng bá về điều đó.

As for myself, when I was first ordained I didn't actually do much practice, but I had a lot of faith. I don't know why, maybe it was there from birth. The monks and novices who went forth together with me, come the end of the Rains, all disrobed. I thought to myself, ''Eh? What is it with these people?'' However, I didn't dare say anything to them because I wasn't yet sure of my own feelings, I was too stirred up. But within me I felt that they were all foolish. ''It's difficult to go forth, easy to disrobe. These guys don't have much merit, they think that the way of the world is more useful than the way of Dhamma.'' I thought like this but I didn't say anything, I just watched my own mind.

Ngay bản thân tôi, khi tôi mới thọ giới tôi thực sự chẳng tu tập gì nhiều, nhưng tôi có được nhiều niềm tin thành tín. Tôi không hiểu sao, có thể nó đã có sẵn từ lúc sinh ra. Những Tỳ kheo và sa-di cùng thọ giới với tôi, tất cả họ đều bỏ y hoàn tục vào cuối kỳ Hạ an cư năm đó. Tôi tự nghĩ: ''Trời đất, điều gì xảy ra với mấy người đó vậy''. Tuy nhiên, tôi chẳng dám nói gì với họ bởi tôi cũng không dám chắc chắn về cảm giác của mình là đúng hay sai, chỉ tại tôi bị xúc động quá thôi. Bề ngoài không dám nói, nhưng bên trong tôi nghĩ họ thực sự là những kẻ ngu dại. ''Xuất gia đi tu thì khó, bỏ y hoàn tục thì quá dễ. Mấy người đó chắc không có nhiều phước đức, họ nghĩ quay về sống đời thế tục sẽ hay hơn đi tu''. Tôi nghĩ họ đã nghĩ như vậy, nhưng tôi chẳng dám nói gì, tôi chỉ lo quan sát cái tâm mình.

I'd see the monks who'd gone forth with me disrobing one after the other. Sometimes they'd dress up and come back to the monastery to show off. I'd see them and think they were crazy, but they thought they looked snappy. When you disrobe you have to do this and that... I'd think to myself that that way of thinking was wrong. I wouldn't say it, though, because I myself was still an uncertain quantity. I still wasn't sure how long my faith would last.

Tôi đã nhìn thấy những tu sĩ cùng xuất gia đi tu với tôi đã lần lượt bỏ y hoàn tục. Có người sau này ăn mạc chải chuốt quay lại chùa để khoe mình bây giờ ngon lành ra sao. Tôi nhìn họ và nghĩ họ thật đúng điên khùng, nhưng họ nghĩ họ trông đàng hoàng, khôn ngoan. Khi họ bỏ y giờ họ phải cố làm bộ này bộ nọ như vậy... Tôi tự nghĩ cách họ suy nghĩ như vậy là sai lạc. Nhưng dù vậy tôi cũng không nói ra, bởi bản thân tôi vẫn còn nhiều điều không chắc chắn. Tôi còn chưa chắc niềm tin của tôi còn có được đến lúc nào đây.

When my friends had all disrobed I dropped all concern, there was nobody left to concern myself with. I picked up the pātimokkha and got stuck into learning that. There was nobody left to distract me and waste my time, so I put my heart into the practice. Still I didn't say anything because I felt that to practice all one's life, maybe seventy, eighty or even ninety years, and to keep up a persistent effort, without slackening up or losing one's resolve, seemed like an extremely difficult thing to do.

Khi các bạn đồng tu của tôi bỏ ý hoàn tục, tôi cũng trút bỏ được hết mọi quan tâm, chẳng còn ai để tôi quan tâm nữa. Tôi tìm quyển Giới Luật Tỳ Kheo (Pātimokkha) để chú tâm vào học. Chẳng còn ai ở lại để làm tôi xao lãng và làm phí thời giờ của tôi nữa, nên tôi đặt toàn tâm vào việc tu học. Tôi vẫn không dám nói gì bởi tôi cảm thấy việc tu tập là chuyện cả một đời, có thể mất năm, sáu, bảy hay thậm chí tám chục năm, và cảm thấy việc duy trì nỗ lực kiên định để không lay chuyển và không bị thoái tâm... dường như là việc rất khó làm.

Those who went forth would go forth, those who disrobed would disrobe. I'd just watch it all. I didn't concern myself whether they stayed or went. I'd watch my friends leave, but the feeling I had within me was that these people didn't see clearly. That Western monk probably thought like that. He'd see people become monks for only one Rains Retreat, and get upset.

Ai đã quyết đi tu thì đi tới, ai bỏ y thì bỏ y. Tôi chỉ ngồi quan sát tất cả những chuyện đó. Chỉ quan sát chứ không còn quan tâm hay lo gì. Tôi không còn lo họ ở tu hay bỏ đi. Tôi nhìn các bạn tu bỏ đi, nhưng cảm giác trong tôi là những người đó đã không nhìn rõ ràng, họ không biết nhìn. Vị đệ tử người phương Tây của tôi có lẽ cũng nghĩ như vậy. Thầy ấy nhìn thấy người ta thụ giới thụ y thành Tỳ kheo chỉ được một mùa Hạ rồi bỏ đi, nên thầy ấy thấy thất vọng.

Later on he reached a stage we call... bored; bored with the Holy Life. He let go of the practice and eventually disrobed.

Nhưng ai ngờ... sau này thầy ấy cũng đi tới giai đoạn mà chúng tôi hay gọi là... 'chán chường', ...chán nản với Đời Sống Thánh Thiện trong thiền môn. Rồi thầy ấy cũng bỏ bê việc tu và cuối cùng cũng bỏ y hoàn tục, như những người trước đó...

''Why are you disrobing? Before, when you saw the Thai monks disrobing you'd say, 'Oh, what a shame! How sad, how pitiful.' Now, when you yourself want to disrobe, why don't you feel sorry now?''

He didn't answer. He just grinned sheepishly.

''Sao thầy lại bỏ y? Trước kia khi thấy mấy người Thái bỏ ý, thầy nói 'Chà, thật đáng xấu hỗ! Đáng buồn quá, tội nghiệp quá'. Giờ tới phiên thầy cũng bỏ y, vậy thầy có thấy đáng xáu hỗ, đáng buồn đáng tiếc cho mình không?''.

Thầy ấy không trả lời, chỉ cười nhăn răng như một con cừu.

When it comes to the training of the mind it isn't easy to find a good standard if you haven't yet developed a ''witness'' within yourself. In most external matters we can rely on others for feedback, there are standards and precedents. But when it comes to using the Dhamma as a standard... do we have the Dhamma yet? Are we thinking rightly or not? And even if it's right, do we know how to let go of rightness or are we still clinging to it?

Khi đi tới sự tu tập cái tâm, bạn khó tìm ra một chuẩn mực tốt nếu bạn vẫn chưa phát triển một ''nhân chứng'' bên trong mình. Đối với những việc bên ngoài, chúng ta có thể nhờ người khác giải đáp, bên ngoài đã có những chuẩn mực và tiền lệ. Nhưng khi chúng ta lấy Giáo Pháp làm chuẩn mực tu tập... thì chúng ta đã có được Giáo Pháp chưa? Ta đang nghĩ đúng hay sai? Thậm chí là nghĩ đúng, nhưng chúng ta đã biết cách buông bỏ cái sự đúng đó chưa, hay ta vẫn còn dính chấp vào nó?

You must contemplate until you reach the point where you let go, this is the important thing... until you reach the point where there isn't anything left, where there is neither good nor bad. You throw it off. This means you throw out everything. If it's all gone then there's no remainder; if there's some remainder then it's not all gone.

Chúng ta phải suy xét cho đến khi chúng ta đạt tới chỗ ta buông-bỏ, đây là việc làm quan trọng... cho tới khi ta được đến chỗ 'không còn lại thứ gì', 'không còn xấu không còn tốt'. Ta quăng bỏ hết. Có nghĩa là quăng bỏ tất cả mọi điều. Nếu tất cả đều đã chấm dứt thì chẳng còn lại gì; nếu vẫn còn ít nhiều hơi hướng thì vẫn chưa sạch hết.

So in regard to this training of the mind, sometimes we may say it's easy. It's easy to say, but it's hard to do, very hard. It's hard in that it doesn't conform to our desires. Sometimes it seems almost as if the angels were helping us out. Everything goes right, whatever we think or say seems to be just right. Then we go and attach to that rightness and before long we go wrong and it all turns bad. This is where it's difficult. We don't have a standard to gauge things by.

Khi nói về vấn đề tu tập, đôi lúc chúng ta nói nó dễ. Nói thì dễ, nhưng làm thiệt thì khó, rất khó. Khó ở chỗ là nó không theo ý muốn của chúng ta, (bởi tu là đi ngược lại những tham muốn của mình). Đôi khi mọi sự dường như có các thiên thần phù hộ giúp chúng ta. Lúc đó mọi thứ đều đi đúng đắn, mọi sự chúng ta nghĩ hay nói luôn là đúng. Rồi chúng ta lại đi dính chấp vào cái sự đúng đó, nên mọi sự trở nên sai lạc, trước cả khi chúng ta thực sự làm điều gì gọi là sai. (Tức là: khi dính chấp vào sự đúng là ta đã sai lạc, chưa cần tới lúc chúng ta làm điều gì sai lạc). Đây chính là chỗ khó khăn. Chúng ta chưa có một chuẩn-mực nào để đo lường mọi sự.

People who have a lot of faith, who are endowed with confidence and belief but are lacking in wisdom, may be very good at samādhi but they may not have much insight. They see only one side of everything, and simply follow that. They don't reflect. This is blind faith. In Buddhism we call this saddhā-adhimokkha, blind faith. They have faith all right but it's not born of wisdom. But they don't see this at the time, they believe they have wisdom, so they don't see where they are wrong.

Những người được phú cho niềm tin (người tín căn) nhưng thiếu trí khôn có thể rất giỏi trong việc tu định (samādhi), họ giỏi tu thiền định, nhưng họ không có nhiều trí tuệ thâm sâu. Họ chỉ nhìn thấy một mặt của mọi thứ, và họ cứ y bài theo đó. Họ không suy xét, không quán chiếu. Đây là kiểu niềm tin mù quáng. Trong Phật giáo đó được gọi là saddhā-adhimokkha- sự tin mù quáng. Họ có niềm tin thành tín, điều đó là tốt lành, nhưng niềm tin đó không phát khởi từ trí tuệ hiểu biết. Nhưng họ không biết như vậy: họ nghĩ rằng họ có trí tuệ hiểu biết; họ nghĩ vậy nên họ đâu nhìn thấy họ sai chỗ nào.

Therefore they teach about the five powers (bala): saddhā,viriya, sati, samādhi, paññā. Saddhā is conviction; viriya is diligent effort; sati is recollection; samādhi is fixedness of mind; paññā is all-embracing knowledge. Don't say that paññā is simply knowledge - paññā is all-embracing, consummate knowledge.

Do vậy, các thầy tổ đã dạy về năm năng lực (ngũ lực, bala), đó là: niềm tin (saddhā), viriya (nỗ lực), chánh niệm (sati), chánh định (samādhi), trí tuệ (paññā). [Tín, lực, niệm, định, tuệ]. Saddhā là niềm tin chắc chắn, là sự cam kết; viriya là nỗ lực siêng năng; sati là nhớ, niệm, chánh niệm; samādhi là sự định tâm, chánh định; paññā là sự hiểu biết bao trùm, trí tuệ. Đừng hiểu paññā chỉ đơn giản là sự hiểu biết— paññā ở đây có nghĩa là sự hiểu biết bao trùm, toàn diện; đó là loại trí tuệ thâm sâu (trí tuệ bát-nhã).

The wise have given these five steps to us so that we can link them, firstly as an object of study, then as a gauge to compare to the state of our practice as it is. For example, saddhā, conviction. Do we have conviction, have we developed it yet? Viriya: do we have diligent effort or not? Is our effort right or is it wrong? We must consider this. Everybody has some sort of effort, but does our effort contain wisdom or not?

Bậc hiền trí ngày xưa đã truyền lại cho chúng ta năm bước để chúng ta có thể liên kết chúng lại, trước tiên như là một đối tượng nghiên cứu, sau đó như là một thước đo để đo lường tình trạng tu tập của chúng ta đang tốt xấu ra sao, đúng như nó đang là. Ví dụ, saddhā: sự tin chắc. Chúng ta có sự tin chắc không, chúng ta đã phát triển nó chưa?. Viriya: sự nỗ lực chuyên cần, chúng ta đã có sự nỗ lực chuyên cần hay chưa?. Sự nỗ lực của chúng ta đang đi đúng hay sai? Chúng ta phải suy xét kỹ điều này. Ai cũng có ít nhiều sự nỗ lực, nhưng loại nỗ lực của chúng ta có chứa đựng trí tuệ hay không?

Sati is the same. Even a cat has sati. When it sees a mouse, sati is there. The cat's eyes stare fixedly at the mouse. This is the sati of a cat. Everybody has sati, animals have it, delinquents have it, sages have it.

Tương tự như vậy, Sati: sự chú tâm, tức chánh niệm. Ngay cả một con mèo cũng có sự chú tâm. Khi nó rình con chuột, sự chú tâm có mặt ngay đó. Hai mắt con mèo nhắm cố định vào con chuột. Đó là sự chú tâm của một con mèo. Ai cũng đều có sự chú tâm, những động vật cũng đều có, dân trộm cướp cũng có sự chú tâm, các tu sĩ cũng có sự chú tâm. Nếu người tu biết chú tâm một cách đúng đắn thì đó là sự chú tâm đúng đắn, được gọi là chánh niệm.

Samādhi, fixedness of mind - everybody has this as well. A cat has it when its mind is fixed on grabbing the mouse and eating it. It has fixed intent. That sati of the cat's is sati of a sort; samādhi, fixed intent on what it is doing, is also there. Paññā, knowledge, like that of human beings. It knows as an animal knows, it has enough knowledge to catch mice for food.

Samādhi: sự định tâm. Mọi người cũng đều có khả năng này. Con mèo có sự định tâm (tập trung) vào việc chụp lấy con chuột và ăn thịt nó. Nó đã có sự định tâm, đã có ý định cố định, tâm đã nhất định bắt lấy con chuột và ăn thịt. Nói rõ hơn chỗ này, sự chú tâm của con mèo là một dạng của niệm (sati); sự định tâm (cố định tâm) của nó là ý định nhất tâm về việc chụp lấy con chuột và ăn thịt, đó là một dạng định. Còn Paññā: trí tuệ. Trí tuệ của con mèo là gì, đó là một sự hiểu biết cũng giống y như loại hiểu biết của con người vậy. Nó cũng biết như một con vật biết, nó đủ hiểu biết để bắt chuột làm thức ăn để sinh tồn. Đó là trí của nó.

These five things are called powers. Have these five powers arisen from right view, sammā-ditthi, or not? Saddhā, viriya, sati, samādhi, paññā - have these arisen from right view? What is right view? What is our standard for gauging right view? We must clearly understand this.

Năm thứ đó gọi là năm năng lực (bala). Năm năng lực này có được từ sự chánh kiến (sammā-ditthi), đúng vậy phải không? Saddhā, viriya, sati, samādhi, paññā [tín, lực, niệm, định, tuệ]– năm năng lực này khởi sinh từ chánh kiến phải không?. Chánh kiến là gì? Lấy chuẩn-mực nào để đo lường sự chánh kiến của chúng ta?. Chỗ này chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng.

Right view is the understanding that all these things are uncertain. Therefore the Buddha and all the Noble Ones don't hold fast to them. They hold, but not fast. They don't let that holding become an identity. The holding which doesn't lead to becoming is that which isn't tainted with desire. Without seeking to become this or that there is simply the practice itself. When you hold on to a particular thing is there enjoyment, or is there displeasure? If there is pleasure, do you hold on to that pleasure? If there is dislike, do you hold on to that dislike?

Chánh kiến là sự hiểu biết đúng đắn, đó là sự hiểu biết rằng: tất cả mọi thứ đều không chắc chắn. Bởi vậy Phật và các Thánh Nhân không nắm giữ chặt điều gì. Họ có nắm, nhưng không chặt. Họ không để sự nắm giữ đó trở thành một 'cái gì', hay một 'thứ gì' cả. Sự nắm giữ đó không dẫn đến sự trở thành (sinh thành, nghiệp hữu), nhờ đó đó không bị dính nhiễm tham muốn. Không tìm kiếm để trở thành thứ này thứ nọ, đó chính là tu. Vấn đề là: khi ta nắm giữ cái gì, lúc đó có sự thích hay sự không thích? Khi có sự thích, ta có nắm giữ khoái thích đó không? Khi có sự không thích, ta có chấp giữ sự ghét đó không?

Some views can be used as principles for gauging our practice more accurately. Such as knowing such views as that one is better than others, or equal to others, or more foolish than others, as all wrong views. We may feel these things but we also know them with wisdom, that they simply arise and cease. Seeing that we are better than others is not right; seeing that we are equal to others is not right; seeing that we are inferior to others is not right.

Một số cách nhìn có thể được dùng làm nguyên lý để đo lường sự tu tập của chúng ta một cách chính xác hơn. Ví dụ, những quan điểm so sánh như: ai hơn những người khác, ai hay ai bằng người khác, hoặc ai ngu hơn người khác... đều là những quan điểm sai lạc. Chúng ta có thể cảm nhận những điều đó, nhưng chúng ta phải hiểu biết bằng trí tuệ rằng những cảm nhận đó chỉ đơn giản khởi sinh và biến qua. Coi mình tốt giỏi hơn người khác là không đúng đắn. Coi mình bằng người khác là không đúng đắn. Coi mình là thấp kém hơn người khác cũng không đúng đắn.

The right view is the one that cuts through all of this. So where do we go to? If we think we are better than others, pride arises. It's there but we don't see it. If we think we are equal to others, we fail to show respect and humility at the proper times. If we think we are inferior to others we get depressed, thinking we are inferior, born under a bad sign and so on. We are still clinging to the five khandhas, it's all simply becoming and birth.

Cách nhìn đúng đắn là cách nhìn tránh bỏ tất cả quan điểm đó. Tại sao phải tránh bỏ những quan điểm đó? Bởi vì, nếu chúng ta nghĩ mình hơn người khác, tánh tự cao sẽ nổi lên. Có đó, không nhiều cũng ít, do chúng ta không nhìn thấy đó thôi. Nếu chúng ta nghĩ mình bằng người khác, thì chúng ta sẽ không tôn trọng và không khiêm tốn trong những lúc cần nên khiêm nhường. Nếu chúng ta nghĩ mình thấp kém hơn người khác, thì chúng ta sẽ ta sẽ buồn lòng, sẽ nghĩ mình thua kém thấp hèn, nghĩ mình sinh ra dưới một ngôi sao xấu chiếu mệnh, và vân vân... Nghĩ kiểu gì như trên chúng ta vẫn còn dính chấp vào cái thân năm uẩn, nhưng tất cả năm uẩn62 đó chỉ là sự trở thành và tái sinh mà thôi.

This is one standard for gauging ourselves by. Another one is: if we encounter a pleasant experience we feel happy, if we encounter a bad experience we are unhappy. Are we able to look at both the things we like and the things we dislike as having equal value? Measure yourself against this standard. In our everyday lives, in the various experiences we encounter, if we hear something which we like, does our mood change? If we encounter an experience which isn't to our liking, does our mood change? Or is the mind unmoved? Looking right here we have a gauge.

Cách nhìn đúng đắn là tránh bỏ tất cả những quan điểm kiểu đó- đó là một tiêu chuẩn để đo lường bản thân chúng ta tu tập đến đâu. Một tiêu chuẩn khác là: khi chúng ta có một trải nghiệm sướng chúng ta thấy sướng, khi chúng ta gặp trải nghiệm xấu chúng ta thấy khổ. Liệu chúng ta có thể nhìn cả hai như nhau hay không?; có thể nhìn cái ta thích và cái ta không thích có giá trị như nhau hay không? Chúng ta có thể coi sướng và khổ đều là như nhau, hay không?. Hãy dùng tiêu-chuẩn này để đo lường chính mình. Trong sự sống hàng ngày, trong những trải nghiệm khác nhau ta gặp phải, nếu ta thấy điều gì mình thích, tâm trạng của ta có thay đổi theo nó hay không? Nếu ta gặp thứ mình không thích, tâm trạng của ta có thay đổi theo nó hay không? Hay lúc đó tâm của ta chỉ bất động, không dính theo những trải nghiệm thích và không thích đó?. Nếu biết nhìn thẳng vào chỗ này, ta sẽ có một thước đo.

Just know yourself, this is your witness. Don't make decisions on the strength of your desires. Desires can puff us up into thinking we are something which we're not. We must be very circumspect.

Chỉ cần biết chính mình, đây mới là nhân chứng của ta. Đừng quyết định theo sức mạnh của những tham muốn của ta. Những tham dục có thể đẩy chúng ta nghĩ rằng ta là thứ gì đó khác với chính mình. Chúng ta phải nên rất cẩn trọng chỗ này.

There are so many angles and aspects to consider, but the right way is not to follow your desires, but the Truth. We should know both the good and the bad, and when we know them to let go of them. If we don't let go we are still there, we still ''exist,'' we still ''have.'' If we still ''are'' then there is a remainder, there are becoming and birth in store.

Có nhiều góc độ và phương diện để xem xét, nhưng cách đúng đắn là đừng chạy theo những tham muốn của ta, chỉ nên chạy theo Sự Thật. Chúng ta nên biết rõ mặt tốt lẫn mặt xấu, và khi biết rõ chúng, ta buông thả chúng. Nếu chúng ta không buông thì chúng ta vẫn còn ''hiện hữu'': chúng ta vẫn còn ''có''. Nếu chúng ta vẫn còn ''là ta'', thì vẫn còn thứ dính lại: vẫn còn sự trở thành và sự tái sinh đầy ắp.

Therefore the Buddha said to judge only yourself, don't judge others, no matter how good or evil they may be. The Buddha merely points out the way, saying ''The truth is like this.'' Now, is our mind like that or not?

Do vậy Phật dạy chỉ nên phán xét chính mình, đừng phán xét người khác dù họ có thiện hay ác. Phật chỉ chỉ ra cách thức, Phật nói ''Sự thật là như vầy''. Còn tâm, tâm chúng ta có thích sự thật như vậy hay không?

For instance, suppose a monk took some things belonging to another monk, then that other monk accused him, ''You stole my things.'' ''I didn't steal them, I only took them.'' So we ask a third monk to adjudicate. How should he decide? He would have to ask the offending monk to appear before the convened Sangha. ''Yes, I took it, but I didn't steal it.'' Or in regard to other rules, such as pārājika or sanghādisesa offenses: ''Yes, I did it, but I didn't have intention.'' How can you believe that? It's tricky. If you can't believe it, all you can do is leave the onus with the doer, it rests on him.

Chẳng hạn, giả như có một Tỳ kheo này lấy thứ gì đó của Tỳ kheo kia, nên Tỳ kheo kết tội Tỳ kheo này: ''Thầy đã ăn cắp đồ của tôi''. Tỳ kheo này trả lời: ''Tôi không ăn cắp đồ của thầy, tôi chỉ lấy nó''. Rồi họ đến gặp một Tỳ kheo thứ ba để phân xử đúng sai. Tỳ kheo thứ ba nói sao? Có lẽ Tỳ kheo thứ ba lại yêu cầu Tỳ kheo thứ nhất nói rõ trước Tăng đoàn. Tỳ kheo đó đứng ra nói: ''Đúng tôi có lấy nó, nhưng tôi không ăn cắp nó''. Hoặc Tỳ kheo đó là chiếu theo các điều luật pārājika hoặc sanghādisesa63 và nói: ''Đúng, tôi có lấy nó, nhưng tôi không có ý hành ăn cắp''. Nói vậy làm sao chúng ta tin được? Ai mà biết được trong ruột người nói ra sao. Nếu chúng ta không thể tin, chúng ta chỉ còn biết để cho người làm tự xử lấy, tùy tâm người đó.

But you should know that we can't hide the things that arise in our minds. You can't cover them up, either the wrongs or the good actions. Whether actions are good or evil, you can't dismiss them simply by ignoring them, because these things tend to reveal themselves. They conceal themselves, they reveal themselves, they exist in and of themselves. They are all automatic. This is how things work.

Nhưng, các thầy nên biết rằng chúng ta không thể che dấu những điều khởi sinh trong tâm ta. Chúng ta không thể che đậy chúng, dù là những nghiệp tốt hay xấu. Dù là nghiệp tốt hay nghiệp xấu, chúng ta không thể bỏ qua chỉ bằng cách giả lơ chúng, bởi chúng có xu hướng tự hiển lộ ra. Chúng tự hiển lộ, chúng tự bộc lộ, chúng có mặt bên trong chúng và tự thể hiện ra chúng. Tất cả chúng đều tự động. Đó là cách mọi sự diễn ra.

Don't try to guess at or speculate about these things. As long as there is still avijjā (unknowing) they are not finished with. The Chief Privy Councilor once asked me, ''Luang Por, is the mind of an anāgāmī pure yet?''

''It's partly pure.''

''Eh? An anāgāmī has given up sensual desire, how is his mind not yet pure?''

Đừng cố phỏng đoán hay dự đoán về những thứ đó. Hễ khi nào còn sự ngu mờ [vô minh] thì chúng còn có mặt. Vị bộ trưởng Hội đồng Cơ mật Thái Lan đã từng hỏi tôi rằng: ''Thưa sư ông, tâm của bậc thánh Bất Lai (anāgāmī)64 có tinh khiết hết chưa?''

Tôi trả lời: ''Đã tinh khiết một phần''

Ông ấy hỏi tiếp: ''Ụa? Một bậc thánh Bất Lai đã từ bỏ tất cả tham dục, vậy sao tâm của vị ấy vẫn chưa sạch hết?''

''He may have let go of sensual desire, but there is still something remaining, isn't there? There is still avijjā. If there is still something left then there is still something left. It's like the bhikkhus' alms bowls. There are 'a large-sized large bowl, a medium-sized large bowl, a small-sized large bowl; then a large-sized medium bowl, a medium-sized medium bowl, a small-sized medium bowl; then there are a large-sized small bowl, a medium-sized small bowl and a small-sized small bowl'.... No matter how small it is there is still a bowl there, right? That's how it is with this... sotāpanna, sakadāgāmī, anāgāmī... they have all given up certain defilements, but only to their respective levels. Whatever still remains, those Noble Ones don't see. If they could they would all be arahants. They still can't see all. Avijjā is that which doesn't see. If the mind of the anāgāmī was completely straightened out he wouldn't be an anāgāmī, he would be fully accomplished. But there is still something remaining.''

Tôi trả lời: ''Vị ấy đã dẹp bỏ mọi tham dục, nhưng vẫn còn những tàng dư khác. Vẫn còn vô minh (avijjā). Nếu còn tàng dư thì vẫn còn tàng dư. Giống như những bình bát của các Tỳ kheo. Có bình bát lớn, có bình bát trung, có bình bát nhỏ; rồi có bình bát trung lớn, có bình bát trung vừa, có bình bát trung nhỏ, có bình bát nhỏ nhỏ... Dù nhỏ cỡ nào cũng là bình bát, đúng không? Cũng giống như bốn tầng thánh quả... tất cả những người chứng đắc đều đã trừ bỏ hầu hết số lượng ô nhiễm, nhưng cao thấp khác nhau là chỉ còn ở mức độ tàng dư của các ô nhiễm mà thôi. Những gì còn tàng dư thì các bậc Thánh Nhân đó không nhìn thấy. Vì nếu họ nhìn thấy hết thì họ đã là những A-la-hán luôn rồi (theo định nghĩa về các thánh quả). Họ vẫn còn chưa nhìn thấy hết tất cả. Vô minh là thứ họ chưa nhìn thấy hết. Nếu tâm của một người Nhập Lưu (anāgāmī, Tu-đà-hoàn) đã hoàn toàn chánh thẳng thì coi như vị ấy đã hoàn thành con đường tu. Nhưng ở thánh quả đó vẫn còn một số tàng dư trong tâm''.

''Is his mind purified?''

''Well, it is somewhat, but not 100%.''

How else could I answer? He said that later on he would come and question me about it further. He can look into it, the standard is there.

Ông ấy hỏi tiếp: ''Vậy tâm người Nhập Lưu đó có tinh khiết không?''

Tôi trả lời: ''Có, gần như vậy, nhưng chưa phải hoàn toàn 100%''

Tôi chỉ biết trả lời ổng như vậy, chứ biết trả lời sao nữa? Ổng nói sau này ổng lại đến và hỏi tôi thêm nữa. Ổng có thể nhìn ngay chỗ đó để hiểu, tiêu-chuẩn là chỗ đó.

Don't be careless. Be alert. The Lord Buddha exhorted us to be alert. In regards to this training of the heart, I've had my moments of temptation too, you know. I've often been tempted to try many things but they've always seemed like they're going astray of the path. It's really just a sort of swaggering in one's mind, a sort of conceit. Ditthi, views, and māna, pride, are there. It's hard enough just to be aware of these two things.

Đừng lơ là, lãng tâm. Hãy luôn tỉnh thức. Phật khuyên chúng ta nên tỉnh thức. Nói về việc tu tập cái tâm, tôi cũng đã có những lúc ham muốn, các thầy biết không. Tôi thường bị cám dỗ cố làm nhiều thứ- nhưng thứ nào cũng dường như đi lệch khỏi con đường đạo. Sự đó chỉ là một kiểu tự ta, tự tin trong tâm, muốn cố làm này nọ- giống một dạng tính tự cao. Ditthi là quan điểm, kiến chấp; māna là tự cao, ngã mạn- hai thứ đó đang có trong tâm. Nội chỉ lo tỉnh thức về hai thứ đó là cũng đủ khó rồi.

There was once a man who wanted to become a monk here. He carried in his robes, determined to become a monk in memory of his late mother. He came into the monastery, laid down his robes, and without so much as paying respects to the monks, started walking meditation right in front of the main hall... back and forth, back and forth, like he was really going to show his stuff.

Trước kia có một người muốn vô đây tu. Anh ta mang theo y cà-sa đến đây để thành tu sĩ, để tưởng nhớ đền ơn người mẹ mới mất. Anh ta bước vô chùa này, khoát sẵn y cà-sa, không thèm lễ chào các vị tăng sĩ ở đây, rồi thực hiện việc đi-thiền ngay trước sảnh đường... đi qua, đi lại, đi tới, đi lui, giống kiểu anh ta thực sự muốn biểu diễn cho mọi người thấy việc anh ta đang làm.

I thought, ''Oh, so there are people around like this, too!'' This is called saddhā adhimokkha - blind faith. He must have determined to get enlightened before sundown or something, he thought it would be so easy. He didn't look at anybody else, just put his head down and walked as if his life depended on it. I just let him carry on, but I thought, ''Oh, man, you think it's that easy or something?'' In the end I don't know how long he stayed, I don't even think he ordained.

Tôi chợt nghĩ: ''Trời đất, quanh đây cũng có những loại người như vậy sao!''. Kiểu cách đó của anh ta có thể gọi là một kiểu đức tin mù quáng (saddhā adhimokkha). Chắc anh ta muốn thiền và đốn ngộ trước khi mặt trời lặn hay sao đó; chắc anh ta nghĩ tu thiền giác ngộ là dễ lắm hay sao đó. Anh ta chẳng thèm nhìn ai, cứ cúi đầu và bước đi như thể nếu không làm vậy anh ta sẽ chết ngay vậy. Tôi cứ để yên cho anh ta làm vậy, nhưng tôi nghĩ rằng: ''Ôi người ơi, anh tưởng tu là dễ dàng như vậy sao?''. Tôi cũng không biết anh ta ở tu được bao lâu; thậm chí không biết sau đó anh ta có thọ giới thành Tỳ kheo hay không nữa. Thiệt hết biết luôn, không có chuẩn mực tôn ti gì hết ráo.

As soon as the mind thinks of something we send it out, send it out every time. We don't realize that it's simply the habitual proliferation of the mind. It disguises itself as wisdom and waffles off into minute detail. This mental proliferation seems very clever, if we didn't know we would mistake it for wisdom. But when it comes to the crunch it's not the real thing.

When suffering arises where is that so-called wisdom then? Is it of any use? It's only proliferation after all.

Mỗi khi tâm nghĩ gì, chúng ta gửi nó ra ngoài, gửi đi mỗi lần nghĩ. Chúng ta không nhận ra rằng đó chỉ là thói phóng dật của tâm. Nó tự giả dạng thành trí tuệ... Sự phóng tâm này dường rất khôn lanh ranh mãnh, nếu chúng ta không biết rõ chúng ta sẽ nhận lầm đó là trí tuệ. Nhưng đến lúc quan trọng thì nó chẳng phải là thứ gì thực cả. Khi khổ khởi sinh thì cái được cho là trí tuệ đâu rồi? Nó có công dụng gì không? Rốt cuộc, nó chỉ là sự phóng tâm mà thôi.

So stay with the Buddha. As I've said before many times, in our practice we must turn inwards and find the Buddha. Where is the Buddha? The Buddha is still alive to this very day, go in and find him. Where is he? At aniccam, go in and find him there, go and bow to him: aniccam, uncertainty. You can stop right there for starters.

Do vậy, hãy an trú cùng Phật. Như tôi đã nói nhiều lần trước đây, trong tu tập chúng ta phải hướng vào bên trong để tìm thấy Phật. Phật ở đâu? Phật vẫn còn sống cho đến ngày hôm nay, vào trong đó và tìm Phật. Phật ở đâu? Ở chỗ tính vô thường (aniccam), đi vào trong đó và tìm thấy Phật trong đó, vào đó và kính lễ Phật: lẽ vô-thường, sự không- chắc-chắn. Ta có thể dừng lại ngay trong đó, và từ chỗ đó ta bắt đầu chuyến đi. Ta bắt đầu chuyến đi ngay từ lẽ cái vô-thường.

If the mind tries to tell you, ''I'm a sotāpanna now,'' go and bow to the sotāpanna. He'll tell you himself, ''It's all uncertain.'' If you meet a sakadāgāmī go and pay respects to him. When he sees you he'll simply say, ''Not a sure thing!'' If there is an anāgāmī go and bow to him. He'll tell you only one thing... ''Uncertain.'' If you meet even an arahant, go and bow to him, he'll tell you even more firmly, ''It's all even more uncertain!'' You'll hear the words of the Noble Ones... ''Everything is uncertain, don't cling to anything.''

Nếu tâm cố nói với bạn: ''Giờ ta đã là một bậc Nhập Lưu'', hãy đến đó và kính lễ bậc Nhập Lưu. Bậc ấy sẽ tự nói với mình: ''Điều đó hoàn toàn không chắc''. Nếu bạn gặp một bậc Nhất Lai, đến đó và tôn kính bậc ấy. Khi bậc đó nhìn thấy bạn, bậc ấy chỉ đơn giản nói: ''Điều đó không chắc chắn!''. Nếu thấy một bậc Bất Lai, đến đó và kính lễ bậc ấy. Bậc ấy sẽ nói với bạn chỉ một điều: ''Không chắc''. Ngay cả nếu bạn gặp một bậc A-la-hán, đến đó và kính chào bậc ấy, bậc ấy sẽ nói với bạn thậm chí dứt khoát hơn: ''Tất cả đều không chắc!''. Bạn sẽ nghe những bậc Thánh Nhân đều nói: ''Mọi thứ đều không chắc chắn, mọi thứ đều vô thường- đừng dính chấp vào thứ gì''.

Don't just look at the Buddha like a simpleton. Don't cling to things, holding fast to them without letting go. Look at things as functions of the apparent and then send them on to transcendence. That's how you must be. There must be appearance and there must be transcendence.

Đừng nhìn Phật theo cách của kẻ ngu. Đừng dính mắc vào thứ gì, đừng chụp lấy mọi thứ mà không buông bỏ chúng. Nhìn vào mọi thứ theo những lẽ thực rõ ràng không gì chối cãi, và tiễn chúng đi để mình vượt trên chúng. Đó là cách bạn phải nên làm. Hễ thứ gì có mặt, hễ có hình tướng thứ gì, thì có sự vượt qua thứ đó.

So I say, ''Go to the Buddha.'' Where is the Buddha? The Buddha is the Dhamma. All the teachings in this world can be contained in this one teaching: aniccam. Think about it. I've searched for over forty years as a monk and this is all I could find. That and patient endurance. This is how to approach the Buddha's teaching... aniccam: it's all uncertain.

Do vậy tôi nói: ''Đi đến Phật''. Phật ở đâu? Phật là Giáo Pháp. Tất cả mọi giáo lý trên đời đều có thể nằm trong một giáo lý này: đó là lẽ vô-thường, aniccam. Hãy nghĩ về điều này. Tôi đã tìm tòi suốt 40 năm đời tu sĩ và đây là điều tôi có thể tìm ra. Điều đó cộng với sự chịu khó kiên nhẫn. Đó là công thức (cách) chúng ta tiếp cận giáo lý của Phật...Lẽ vô-thường, aniccam: tất cả mọi thứ đều không chắc chắn.

No matter how sure the mind wants to be, just tell it, ''Not sure!'' Whenever the mind wants to grab on to something as a sure thing, just say, ''It's not sure, it's transient.'' Just ram it down with this. Using the Dhamma of the Buddha it all comes down to this. It's not that it's merely a momentary phenomenon. Whether standing, walking, sitting or lying down, you see everything in that way. Whether liking arises or dislike arises you see it all in the same way. This is getting close to the Buddha, close to the Dhamma.

Dù tâm có nghĩ chắc chắn cỡ nào, cứ nói với thẳng với nó rằng: ''Không chắc!''. Hễ khi tâm muốn nắm giữ thứ gì như thứ chắc chắn, ta chỉ cần nói: ''Nó không chắc, nó là vô thường''. Cứ đè bẹp nó ngay bằng "câu chú" đó. Nếu biết vận dụng Giáo Pháp của Phật, thì tất cả mọi sự đều có thể được xử lý êm xuôi như vậy. Đó không phải chỉ là một hiện tượng khởi sinh trong từng giây khắc (sát-na). Dù đang đứng, đang đi, đang ngồi, hay đang nằm- bạn có thể nhìn thấy mọi thứ theo cách như vậy. Dù sự thích khởi lên hay sự ghét khởi lên, bạn sẽ nhìn thấy tất cả theo cùng một cách như vậy. Đây là cách tiếp cận đến Phật, tiếp cận đến Giáo Pháp.

Now I feel that this is a more valuable way to practice. All my practice from the early days up to the present time has been like this. I didn't actually rely on the scriptures, but then I didn't disregard them either. I didn't rely on a teacher but then I didn't exactly ''go it alone.'' My practice was all ''neither this nor that.''

Giờ tôi cảm thấy đây là cách tu quý giá hơn. Tất cả mọi sự tu tập của tôi từ những ngày đầu cho đến bây giờ đều như vậy. Tôi thực sự không dựa nhiều vào kinh điển, nhưng tôi cũng không coi nhẹ kinh điển. Tôi không thực sự dựa vào sư phụ, nhưng chính xác tôi cũng không ''tu riêng một mình''. Tất cả sự tu tập của tôi là ''không hẳn theo một kiểu tu hay một pháp môn nào''.

Frankly it's a matter of ''finishing off,'' that is, practicing to the finish by taking up the practice and then seeing it to completion, seeing the apparent and also the transcendent.

Nói thực, việc chính là đi tới chỗ ''làm xong': đó là tu thiệt với mục tiêu đi đến chỗ hoàn thành để sau đó nhìn thấy sự tu tập đó đi đến chỗ hoàn thành, để nhìn thấy sự rõ ràng và nhìn thấy sự chuyển hóa trong tâm mình.

I've already spoken of this, but some of you may be interested to hear it again: if you practice consistently and consider things thoroughly, you will eventually reach this point... At first you hurry to go forward, hurry to come back, and hurry to stop. You continue to practice like this until you reach the point where it seems that going forward is not it, coming back is not it, and stopping is not it either! It's finished. This is the finish. Don't expect anything more than this, it finishes right here. Khīnāsavo - one who is completed. He doesn't go forward, doesn't retreat and doesn't stop. There's no stopping, no going forward and no coming back. It's finished. Consider this, realize it clearly in your own mind. Right there you will find that there is really nothing at all.

Tôi đã từng nói điều này, các thầy có thể thích nghe lại: nếu chịu tu tập một cách đều đặn và quán xét mọi sự một cách thấu đáo, cuối cùng các thầy sẽ đạt đến chỗ đó... Ban đầu các thầy thường vội đi tới, vội đi lui, và vội dừng lại. Không sao, các thầy cứ tiếp tục tu tập như vậy cho đến khi các thầy đạt đến một điểm, lúc đó sự đi tới cũng không phải đi tới, sự đi lui cũng không phải đi lui, sự dừng lại cũng không phải dừng lại! Đến đó là làm xong. Chỗ đó là đích hoàn thành. Đừng kỳ vọng hay mong cầu chỗ nào hơn nữa- nó đã viên thành ngay tại đó. Khīnāsavo– người đã làm xong, người đã hoàn thành việc tu tập. Người ấy không còn đi tới, không còn đi lui, không còn dừng lại. Không có dừng, không đi tới, và không đi lui. Đã xong. Hãy suy xét về điều này, hãy nhận biết rõ và xác định rõ điều này trong tâm của mình! Đến lúc đó, các thầy sẽ nhìn thấy thực sự là chẳng-có-gì-cả, không-có-gì-cả, chỗ đó chỉ là một sự trống-không.

Whether this is old or new to you depends on you, on your wisdom and discernment. One who has no wisdom or discernment won't be able to figure it out. Just take a look at trees, like mango or jackfruit trees. If they grow up in a clump, one tree may get bigger first and then the others will bend away, growing outwards from that bigger one. Why does this happen? Who tells them to do that? This is nature. Nature contains both the good and the bad, the right and the wrong. It can either incline to the right or incline to the wrong. If we plant any kind of trees at all close together, the trees which mature later will branch away from the bigger tree. How does this happen? Who determines it thus? This is nature, or Dhamma.

Điều này nghe thấy cũ hay thấy mới là tùy nơi các thầy, tùy theo trí tuệ và cảm quan nhận biết của các thầy. Người không có trí tuệ, không có cảm quan nhận biết thì khó mà hình dung ra điều này. Chỉ cần nhìn vào cây cối, chẳng hạn cây xoài hay cây mít. Nếu chúng mọc sát nhau, một cây to sẽ mọc thẳng đứng, còn các cây khác sẽ mọc cong hướng né khỏi cây to đó. Tại sao xảy ra như vậy? Ai kêu chúng mọc kiểu như vậy? Đó là tự nhiên. Tự nhiên gồm cả tốt lẫn xấu, cả đúng và sai. Có thể nó nghiêng về đúng hoặc nghiêng về sai, thiên về hướng này hay hướng kia. Nếu chúng ta trồng cây cối trong một lùm, những cây mọc sau sẽ mọc cong hướng về phía xa để tránh những cây to đã mọc trước bên trên chúng. Làm sao xảy ra như vậy? Ai quyết định chúng mọc kiểu cong như vậy? Đó là tự nhiên, đó là Giáo Pháp. Mọi thứ đều sinh diệt theo lẽ tự nhiên của nó. (Những cây kia phải tự tìm hướng để vươn cao lên, theo sự tác động của điều kiện tự nhiên: đó là ánh sáng).

Likewise, tanhā, desire, leads us to suffering. Now, if we contemplate it, it will lead us out of desire, we will outgrow tanhā. By investigating tanhā we will shake it up, making it gradually lighter and lighter until it's all gone. The same as the trees: does anybody order them to grow the way they do? They can't talk or move around and yet they know how to grow away from obstacles. Wherever it's cramped and crowded and growing will be difficult, they bend outwards.

Tương tự như vậy, dục vọng (tanhā) dẫn dắt chúng ta đến khổ đau. Giờ nếu chúng ta biết quán xét về nó sẽ dẫn dắt chúng ta thoát ra khỏi dục vọng: chúng ta sẽ vượt tránh khỏi dục vọng (giống như những cây nhỏ biết mọc tránh cây lớn đang ngăn che chúng khỏi ánh sáng mặt trời). Bằng cách quán xét về dục vọng, chúng ta có thể làm suy yếu nó, có thể làm cho dục vọng càng lúc càng trở nên nhẹ 'đô' hơn... cho đến một lúc dục vọng sẽ không còn nữa. Tương tự như cây cối: có ai lệnh cho chúng mọc cong theo cách như vậy không? Chúng không thể nói, không thể phàn nàn, không thể di chuyển mình đến chỗ khác, nhưng chúng biết cách mọc cong ra hướng khác để tránh chướng ngại bóng cây to đang phủ trên đầu chúng. Hễ khi nào gặp chỗ kẹt, đông đúc, khó mọc lên, chúng sẽ tự bẻ cong mình để mọc lên theo hướng khác.

Right here is Dhamma, we don't have to look at a whole lot. One who is astute will see the Dhamma in this. Trees by nature don't know anything, they act on natural laws, yet they do know enough to grow away from danger, to incline towards a suitable place.

Chỗ này là Giáo Pháp, chúng ta không cần phải nhìn hết cả vùng cây cỏ chen nhau. Người nhạy bén khôn khéo sẽ nhìn thấy Giáo Pháp ở đây. Cây cối tự nhiên vốn chẳng biết gì, chúng chỉ sinh diệt theo lẽ tự nhiên, nhưng chúng cũng đủ biết cách lớn lên và tránh xa nguy hiểm, khổ đau, chúng biết mọc lên theo hướng thích hợp để sống còn và tránh khỏi chướng ngại, khó khổ. (Chúng đáng để ta học theo, hay ta đáng để chúng học theo?)

Reflective people are like this. We go forth into the homeless life because we want to transcend suffering. What is it that makes us suffer? If we follow the trail inwards we will find out. That which we like and that which we don't like are suffering. If they are suffering then don't go so close to them. Do you want to fall in love with conditions or hate them?... they're all uncertain. When we incline towards the Buddha all this comes to an end. Don't forget this. And patient endurance. Just these two are enough. If you have this sort of understanding this is very good.

Những người biết quán chiếu cũng giống như cây. Họ xuất gia đi tu bởi họ muốn tránh bỏ và vượt qua những khổ đau. Điều gì làm chúng ta khổ đau? Nếu chúng ta chịu khó lần mò vào bên-trong chính mình, chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời. Điều làm ta khổ là thứ ta thích và thứ ta không thích. Khổ là từ đó. Nếu thói tâm thích và không thích là nhân gây ra khổ thì ta đừng đi gần với chúng. Tại sao chúng ta phải mê thích hay ghét bỏ những thứ có điều kiện?...chúng chỉ là giả hợp và không chắc chắn. Khi chúng ta đi hướng theo Phật thì mọi sự ưa ghét đều đi đến chấm dứt. Đừng quên lý tu chỗ này. Và cả sự chịu khó kiên nhẫn. Chỉ cần hai điều này là đủ. Nếu chúng ta hiểu được như vậy thì rất tốt.

Actually in my own practice I didn't have a teacher to give as much teachings as all of you get from me. I didn't have many teachers. I ordained in an ordinary village temple and lived in village temples for quite a few years. In my mind I conceived the desire to practice, I wanted to be proficient, I wanted to train. There wasn't anybody giving any teaching in those monasteries but the inspiration to practice arose. I traveled and I looked around. I had ears so I listened, I had eyes so I looked. Whatever I heard people say, I'd tell myself, ''Not sure.'' Whatever I saw, I told myself, ''Not sure,'' or when the tongue contacted sweet, sour, salty, pleasant or unpleasant flavors, or feelings of comfort or pain arose in the body, I'd tell myself, ''This is not a sure thing!'' And so I lived with Dhamma.

Thực ra trong đời tu của tôi tôi không có được nhiều sự chỉ dạy từ sư phụ của tôi, không được nhiều như những gì các thầy nhận được từ tôi và các sư thầy khác. Tôi không có nhiều sư thầy. Tôi thụ giới ở một ngôi chùa làng và sống trong một chùa làng khác trong nhiều năm. Trong tâm tôi, tôi đã quyết chí tu tập, tôi muốn tu giỏi, tôi muốn tu. Trong những chùa đó không ai chỉ dạy giáo lý gì cả, nhưng khát vọng tu tập của tôi vẫn dâng cao. Tôi đi đây đó và tìm tòi. Tôi có tai và tôi lắng nghe, tôi có mắt và tôi nhìn. Mỗi khi nghe thấy ai nói gì, tôi tự nhắc mình: ''Không chắc''. Mỗi khi nhìn thấy gì, tôi tự nhắc mình: ''Không chắc''; hoặc mỗi khi lưỡi tôi nếm thấy vị ngọt, vị chua, mặn, ngon, dở; hoặc mỗi khi tôi cảm thấy dễ chịu hay khổ đau trong thân này, tôi đều tự nhắc mình: ''Đó là không chắc!''. Và nhờ vậy tôi sống được với Giáo Pháp.

In truth it's all uncertain, but our desires want things to be certain. What can we do? We must be patient. The most important thing is khanti, patient endurance. Don't throw out the Buddha, what I call ''uncertainty'' - don't throw that away.

Sự thật thì tất cả đều không chắc chắn, nhưng dục vọng của chúng ta muốn mọi thứ là chắc chắc. Vậy ta làm gì được? Ta phải biết kiên nhẫn. Điều quan trọng nhất là khanti: tính chịu khó kiên nhẫn. Đừng đánh mất Phật trí, Phật trí tôi gọi ở đây là cái thuộc tính ''không chắc chắn'' trong tất cả mọi thứ mọi sự– đừng lãng quên chân-lý này, đừng bỏ quên lẽ-thực này.

Sometimes I'd go to see old religious sites with ancient monastic buildings, designed by architects, built by craftsmen. In some places they would be cracked. Maybe one of my friends would remark, ''Such a shame, isn't it? It's cracked.'' I'd answer, ''If that weren't the case then there'd be no such thing as the Buddha, there'd be no Dhamma. It's cracked like this because it's perfectly in line with the Buddha's teaching.'' Really down inside I was also sad to see those buildings cracked but I'd throw off my sentimentality and try to say something which would be of use to my friends, and to myself. Even though I also felt that it was a pity, still I tended towards the Dhamma.

Có lúc tôi đi thăm những di tích và chùa chiền cổ xưa được thiết kế bởi những kiến trúc sư và nghệ nhân thời hoàng kim thưở xưa. Một số nơi đã bị nứt, bị đổ. Bạn tu của tôi đi cùng có thể nói: ''Thiệt là đáng trách, sao những chỗ linh thiêng đẹp đẽ này lại bị nứt đổ như vậy''. Tôi bèn nói rằng: ''Nếu mọi thứ không vô thường, không nứt đổ, không tàn hoại như vậy thì đâu có Phật hay Phật giáo hay Phật Pháp để làm gì. Mọi thứ đều vô thường và tàn hoại là đúng với giáo lý của Đức Phật''. Thực tình, một mặt nào đó lòng tôi cũng thấy u buồn buâng khuâng với cảnh tàn tạ nứt bể của các di tích, nhưng tôi cố gạt cái cảm xúc đó qua một bên và nói ra lẽ thật như vậy, nói vậy sẽ có ích hơn cho những người bạn của tôi, và cho chính bản thân tôi. Dù trong lòng tôi cũng thăm thẳm buồn trước cảnh tàn tích tiêu điều đó, nhưng tôi vẫn giữ mình ngã theo cái lẽ thực của Giáo Pháp.

''If it wasn't cracked like that there wouldn't be any Buddha!''

I'd say it really heavy for the benefit of my friends... or perhaps they weren't listening, but still I was listening.

This is a way of considering things which is very, very useful. For instance, say someone were to rush in and say, ''Luang Por! Do you know what so and so just said about you?'' or, ''He said such and such about you...'' Maybe you even start to rage. As soon as you hear words of criticism you start getting these moods every step of the way. As soon as we hear words like this we may start getting ready to retaliate, but on looking into the truth of the matter we may find that... no, they had said something else after all.

''Nếu không nứt đổ như vậy thì có lẽ không có Phật!''

Nếu mọi thứ không vô thường thì đâu cần có Phật để chỉ dạy về lẽ vô thường. Tôi nói mạnh như vậy vì lợi ích của các bạn của tôi...có lẽ họ chẳng lắng nghe, nhưng tôi vẫn đang tự lắng nghe điều mình nói.

Đây là một cách để coi xét mọi sự, cách này rất rất hữu ích. Chẳng hạn, có người nhảy vô nói rằng: ''Này sư ông, thầy biết gì không, họ nói thầy như vầy, như vậy'', hoặc ''Ông kia nói thầy như này, như nọ''... Nhiều người vừa nghe vậy có thể nổi tức lên. Ngay sau khi nghe người ta chê hay phê bình mình, nhiều người nổi giận càng lúc càng mạnh. Nhiều lúc mới nghe đã muốn trả đũa, trả thù... nhưng nếu như chịu suy xét thì có thể nhận ra rằng: có thể họ nói với một ý nghĩa khác chứ không phải chê bai mình.

And so it's another case of ''uncertainty.'' So why should we rush in and believe things? Why should we put our trust so much in what others say? Whatever we hear we should take note, be patient, look into the matter carefully... stay straight.

Và đó cũng là một trường hợp về sự ''không chắc chắn''. Chưa biết chắc, tại sao ta phải vội tin theo những lời như vậy? Tại sao chúng ta đặt lòng tin quá nhanh vào những lời người khác nói như vậy? Khi nghe thấy gì, chúng ta cứ ghi nhận, nhẫn nhịn, nhìn lại vào vấn đề đó một cách kỹ càng... cứ thẳng thắn với mình.

It's not that whatever pops into our heads we write it all down as some sort of truth. Any speech which ignores uncertainty is not the speech of a sage. Remember this. As for being wise, we are no longer practicing. Whatever we see or hear, be it pleasant or sorrowful, just say ''This is not sure!'' Say it heavy to yourself, hold it all down with this. Don't build those things up into major issues, just keep them all down to this one. This point is the important one. This is the point where defilements die. Practicers shouldn't dismiss it.

Không phải bất cứ thứ gì nhảy vào đầu chúng ta thì chúng ta có thể ghi nó ra thành sự thật. Cứ nghĩ sao nói vậy là chưa chắc đúng. Lời nói ra mà không xét đến sự không chắc chắn thì không phải là lời nói của một người tu hành. Hãy nhớ lấy điều này!. Vì đối với người có trí thì họ không cần phải tu tập chỗ này nữa. Khi nhìn thấy hay nghe thấy điều gì, khi cảm thấy vui hay buồn, ta chỉ cần nói: ''Điều này không chắc!''. Cứ nói mạnh miệng với mình như vậy. Đừng đặt sự gì lên cao, đừng quá coi trọng sự gì, cứ 'đè thấp'mọi sự xuống bằng câu 'thần chú' đó!. Ngay điểm này là điểm quan trọng. Ngay điểm này là nơi những ô nhiễm chết đi. Ngay điểm này người tu không được bỏ qua, không được quên.

If you disregard this point you can expect only suffering, expect only mistakes. If you don't make this a foundation for your practice you are going to go wrong... but then you will come right again later on, because this principle is a really good one.

Nếu người tu không coi trọng điểm này thì người đó chỉ có thể trông chờ khổ đau mà thôi, họ chỉ đi sai đi lạc mà thôi. Nếu người tu không lấy điểm này làm nền-tảng cơ-sở để tu tập thì người tu sẽ tu sai lạc...Nếu đã lạc rồi thì sau này người tu có thể quay lại ngay điểm này, bởi lý tu chỗ này rất hay, là thực sự đúng đắn.

Actually the real Dhamma, the gist of what I have been saying today, isn't so mysterious. Whatever you experience is simply form, simply feeling, simply perception, simply volition, and simply consciousness. There are only these basic qualities, where is there any certainty within them?

Thực ra cái Giáo Pháp đích thực—cái cốt lõi của những lời tôi nói bữa nay-- là không có gì huyền bí. Những gì chúng ta trải nghiệm đơn giản chỉ là các sắc, chỉ là cảm giác, chỉ là nhận thức, chỉ là ý nghĩ, và chỉ là tâm thức [sắc, thọ, tưởng, hành, thức]. Đó chỉ là những tính chất cơ bản như vậy, nên làm gì có sự chắc chắn hay có tự tính cố định nào bên trong chúng?

If we come to understand the true nature of things like this, lust, infatuation and attachment fade away. Why do they fade away? Because we understand, we know. We shift from ignorance to understanding. Understanding is born from ignorance, knowing is born from unknowing, purity is born from defilement. It works like this.

Nếu chúng ta đi đến hiểu biết bản chất tự nhiên của mọi thứ như vậy thì nhục dục, sự mê muội và những ràng buộc sẽ phai biến mất. Vì sao chúng phai biến? Bởi do chúng ta hiểu rõ, do chúng ta biết rõ. Chúng ta chuyển hóa từ vô minh qua hiểu biết, từ ngu mờ qua sáng tỏ. Sự hiểu biết hay trí tuệ này được sinh ra từ sự ngu mờ vô minh, sự biết sinh ra từ sự không biết, sự tinh khiết sinh ra từ sự ô nhiễm. Nó xảy ra theo cách như vậy đó.

Not discarding aniccam, the Buddha - this is what it means to say that the Buddha is still alive. To say that the Buddha has passed into Nibbāna is not necessarily true. In a more profound sense the Buddha is still alive. It's much like how we define the word ''bhikkhu''. If we define it as ''one who asks'', the meaning is very broad. We can define it this way, but to use this definition too much is not so good - we don't know when to stop asking! If we were to define this word in a more profound way we would say: ''Bhikkhu - one who sees the danger of samsāra.''

Đừng bỏ quên lẽ vô-thường, aniccam—đó chính là Phật—đó là ý nghĩa khi nói rằng Phật vẫn còn sống. Nếu nói Phật đã qua đời nhập vào Niết-bàn gì gì đó là chưa thực đúng pháp. Trong một ý nghĩa sâu sắc hơn, Phật đang còn sống. Điều này cũng giống như cách chúng ta định nghĩa chữ ''Tỳ kheo'' (bhikkhu). Nếu chúng ta định nghĩa Tỳ kheo là người khất thực hay ''khất sĩ''65 thì nghĩa rất vô chừng. Chúng ta có thể định nghĩa như vậy, nhưng dùng định nghĩa này hoài thì cũng không tốt lắm—chúng ta không biết khi mới hết xin ăn! Nếu gọi một cách sâu sắc hơn, chúng ta có thể định nghĩa rằng: ''Tỳ kheo là người nhìn thấy sự hiểm nguy của vòng luân hồi sinh tử''.

Isn't this more profound? It doesn't go in the same direction as the previous definition, it runs much deeper. The practice of Dhamma is like this. If you don't fully understand it, it becomes something else again. It becomes priceless, it becomes a source of peace.

Nghe sâu sắc hơn phải không? Nó khác định nghĩa chung, nó mang ý nghĩa thâm sâu hơn. Việc tu hành cũng như vậy. Nếu bạn không hoàn toàn hiểu biết về nó, nó sẽ trở thành khác đi. Việc tu hành là vô giá, nó trở thành nguồn gốc của sự bình an.

When we have sati we are close to the Dhamma. If we have sati we will see aniccam, the transience of all things. We will see the Buddha and transcend the suffering of samsāra, if not now then sometime in the future.

Khi chúng ta có sự chánh niệm (sati), chúng ta đến gần Giáo Pháp. Nếu chúng ta có chánh niệm, chúng ta nhìn thấy tính vô thường (aniccam) của tất cả mọi thứ. Chúng ta sẽ nhìn thấy Đức Phật và vượt khỏi khổ đau của vòng sinh tử, nếu không làm được bây giờ thì cũng làm được một lúc nào đó sau này.

If we throw away the attribute of the Noble Ones, the Buddha or the Dhamma, our practice will become barren and fruitless. We must maintain our practice constantly, whether we are working or sitting or simply lying down. When the eye sees form, the ear hears sound, the nose smells an odor, the tongue tastes a flavor or the body experiences sensation... in all things, don't throw away the Buddha, don't stray from the Buddha.

Nếu chúng ta giục bỏ các phẩm hạnh của những bậc Thánh Nhân, của Phật hay của Giáo Pháp, thì sự tu hành của chúng ta sẽ trở nên cằn cỗi và không kết quả. Chúng ta phải duy trì sự tu tập một cách đều đặn, dù chúng ta đang ngồi, đang đi hay đang nằm. Khi mắt nhìn thấy hình sắc, tai nghe thấy âm thanh, mũi ngửi thấy mùi hương, thân trải nghiệm một cảm nhận... trong tất cả mọi cảm nhận, đừng bỏ quên Phật, đừng rời xa Phật.

This is to be one who has come close to the Buddha, who reveres the Buddha constantly. We have ceremonies for revering the Buddha, such as chanting in the morning Araham Sammā Sambuddho Bhagavā... This is one way of revering the Buddha but it's not revering the Buddha in such a profound way as I've described here. It's the same as with that word ''bhikkhu.'' If we define it as ''one who asks'' then they keep on asking... because it's defined like that. To define it in the best way we should say ''Bhikkhu - one who sees the danger of samsāra.''

Ai làm được như vậy thì người đó đã đến gần Phật, trở thành người tôn kính Phật một cách đều đặn. Chúng ta có những nghi lễ để tôn kính Phật, chẳng hạn như lễ tụng kinh buổi sáng, chúng ta tụng: Kính lễ Đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác...[Namo Araham Sammā Sambuddho Bhagavā...]. Đây là một cách tôn kính Phật, nhưng đây không phải là cách tôn kính Phật một cách sâu sắc theo cách tôi đã nói. Chỗ này tương tự như cách gọi chữ ''Tỳ kheo'' là ''khất sĩ'' vậy, gọi vậy giống như họ cứ suốt đời chỉ biết đi xin ăn chứ chẳng được làm việc gì hay ho to tát hơn...; định nghĩa như vậy là 'chết' luôn cái tên 'Tỳ kheo' rồi. Cách định nghĩa tốt nhất đó là: "Tỳ kheo là người nhìn thấy sự hiểm nguy của vòng luân hồi sinh tử".

Now revering the Buddha is the same. Revering the Buddha by merely reciting Pāli phrases as a ceremony in the mornings and evenings is comparable to defining the word ''bhikkhu'' as ''one who asks.'' If we incline towards annicam, dukkham and anattā whenever the eye sees form, the ear hears sound, the nose smells an odor, the tongue tastes a flavor, the body experiences sensation or the mind cognizes mental impressions, at all times, this is comparable to defining the word ''bhikkhu'' as ''one who sees the danger of samsāra.'' It's so much more profound, cuts through so many things. If we understand this teaching we will grow in wisdom and understanding.

Giờ thì việc tôn kính Phật cũng giống vậy. Nếu tôn kính Phật chỉ bằng cách tụng một tràng tiếng Pali trong lễ tụng kinh buổi sáng và buổi chiều như vậy là chưa đủ sâu sắc; đọc tụng như vậy cũng giống như gọi Tỳ kheo chỉ là khất sĩ vậy. Chúng ta cần phải ngã hẳn (tâm mình) theo hướng của lẽ-thực "vô thường, khổ, và vô ngã" [annicam, dukkham, anattā: mọi thứ đều luôn thay đổi, bất toại nguyện, và không có chủ thể hay tự tính gì cả]. Chúng ta phải luôn tâm niệm rõ rệt về cái lẽ-thực này của sự sống ngay mỗi khi mắt nhìn thấy hình sắc, tai nghe thấy âm thanh, mũi ngửi thấy mùi hương, lưỡi nếm thấy mùi vị, thân cảm thấy một cảm nhận, và ngay khi tâm nhận biết những nhận thức. Luôn luôn tâm niệm rõ rệt điều đó mọi lúc mọi nơi. Tâm niệm và hiểu rõ bản chất của tất cả mọi sự sống, hiểu như vậy cũng giống như cách nhìn sâu sắc rằng: "Tỳ kheo là người nhìn thấy sự hiểm nguy của vòng luân hồi sinh". Cách nhìn đó thâm sâu thấu suốt hơn nhiều, nó giúp nhìn xuyên thấu rất nhiều vấn đề. Nếu chúng ta hiểu biết giáo lý này thì chúng ta sẽ trưởng thành trong sự hiểu biết và trí tuệ.

This is called patipadā. Develop this attitude in the practice and you will be on the right path. If you think and reflect in this way, even though you may be far from your teacher you will still be close to him. If you live close to the teacher physically but your mind has not yet met him you will spend your time either looking for his faults or adulating him. If he does something which suits you, you say he's no good - and that's as far as your practice goes. You won't achieve anything by wasting your time looking at someone else. But if you understand this teaching you can become a Noble One in the present moment.

Điều này được gọi là patipadā: bước đi theo con đường chánh đạo. Nếu ta biết nghĩ và biết quán chiếu theo cách như vậy, thì dù ta có đang ở xa Thầy, xa Phật, ta vẫn thực sự đang ở gần với Thầy, với Phật. Nếu sống gần thầy nhưng tâm chưa gặp gỡ với thầy thì bạn sẽ luôn luôn nghi ngờ, luôn tìm lỗi nơi người thầy, hoặc nếu không là chỉ đang nịnh hót thầy mà thôi. Nếu thầy làm điều gì đó thích hợp với với bạn, nhưng bạn lại nói thầy không tốt—vậy là việc tu của bạn đã đi lạc quá xa. Nếu bạn cố đi tìm thầy khác để tu thì bạn cũng chẳng đạt được điều gì, chỉ uổng phí thời gian mà thôi. Nhưng nếu bạn hiểu được giáo lý này (hiểu sâu sắc về lý tu tập của mình) thì bạn có thể tu thành bậc Thánh Nhân ngay trong giây phút hiện tại.

That's why this year I've distanced myself from my disciples, both old and new, and not given much teaching: so that you can all look into things for yourselves as much as possible. For the newer monks I've already laid down the schedule and rules of the monastery, such as: ''Don't talk too much.'' Don't transgress the existing standards, the path to realization, fruition and Nibbāna. Anyone who transgresses these standards is not a real practicer, not one who has a pure intention to practice. What can such a person ever hope to see? Even if he slept near me every day he wouldn't see me. Even if he slept near the Buddha he wouldn't see the Buddha, if he didn't practice.

Đó là lý do tại sao năm nay66 tôi đã tách ly ở xa khỏi các học trò cũ và mới ở đây, tôi không thuyết giảng gì nhiều cho họ: như vậy để các thầy có thể thời gian nhìn vào chính mình càng nhiều càng tốt. Đối với các Tỳ kheo mới, tôi đã để lại thời-biểu và các chuẩn-mực tu tập và các thanh-quy ở trong chùa, ví dụ như quy tắc ''Không nói nhiều'' trong chùa. Các thầy đừng nên bỏ quá hay đi tắt khỏi những chuẩn mực tu tập ở đây, đừng đi trệch khỏi con đường tu dẫn đến giác ngộ, thánh quả và Niết-bàn. Bất cứ ai lơ là, bỏ quá hay không tu tập theo các chuẩn mực ở đây đều không phải là tu sĩ đích thực, không phải là người có một ý nguyện trong sạch để tu hành. Người như vậy thì hy vọng nhìn thấy được gì? Dù người đó có nằm ngủ sát bên tôi mỗi ngày, người đó cũng không thấy tôi. Ngay cả khi nằm sát bên Đức Phật, người đó cũng không bao giờ nhìn thấy Phật. Không tu tập đàng hoàng thì chẳng nhìn thấy gì.

So knowing the Dhamma or seeing the Dhamma depends on practice. Have confidence, purify your own heart. If all the monks in this monastery put awareness into their respective minds we wouldn't have to reprimand or praise anybody. We wouldn't have to be suspicious of or favor anybody. If anger or dislike arise just leave them at the mind, but see them clearly!

Do vậy, sự hiểu biết Giáo Pháp hay nhìn thấy Giáo Pháp là tùy thuộc vào sự tu tập. Hãy có lòng tự tin, hãy làm trong sạch cái tâm của mình. Nếu tất cả các Tỳ kheo trong chùa này đều đặt sự ý thức tỉnh giác vào trong tâm của mình thì có lẽ chúng ta không cần phải quở rầy hay khen ngợi bất cứ ai ở đây. Chúng ta không cần phải nghi ngờ về ai hay ưu ái ai. Nếu có sân giận hay bực tức khởi sinh, cứ để mặc chúng trong tâm, nhưng phải nhìn thấy chúng một cách rõ ràng!

Keep on looking at those things. As long as there is still something there it means we still have to dig and grind away right there. Some say, ''I can't cut it, I can't do it'' - if we start saying things like this there will only be a bunch of punks here, because nobody cuts at their own defilements.

Cứ liên tục nhìn vào những điều đó. Chừng nào còn thứ gì thì có nghĩa chúng ta còn cần phải đào nó lên và nghiền nát nó ngay tại đó. Một số thầy than rằng: ''Tôi không thể cắt bỏ nó, tôi làm không nỗi''— nếu chúng ta cứ than như vậy thì rốt cuộc chúng ta chỉ là một đống toàn kẻ vô dụng, bởi chẳng có ai có thể cắt bỏ những ô nhiễm của chính mình.

You must try. If you can't yet cut it, dig in deeper. Dig at the defilements, uproot them. Dig them out even if they seem hard and fast. The Dhamma is not something to be reached by following your desires. Your mind may be one way, the truth another. You must watch up front and keep a lookout behind as well. That's why I say, ''It's all uncertain, all transient.''

Các thầy phải cố gắng. Nếu vẫn chưa bứng bỏ được thì hãy đào sâu thêm. Đào ngay những ô nhiễm đó, nhổ hết gốc chúng lên. Cứ phải đào moi gốc rễ nó lên cho dù việc đó rất khó và cần phải làm thật nhanh nhạy. Giáo Pháp không phải là thứ có thể đạt đến bằng cách chạy theo những tham muốn của mình. Tâm của bạn có thể đi một đằng, còn sự thật nằm ở một nẻo. Chúng ta cần phải nhìn kỹ đằng trước, quan sát kỹ đằng sau. Bởi vậy nên tôi mới luôn nói: ''Tất cả mọi thứ đều không chắn chắn, tất cả đều vô thường''.

This truth of uncertainty, this short and simple truth, at the same time so profound and faultless, people tend to ignore. They tend to see things differently. Don't cling to goodness, don't cling to badness. These are attributes of the world. We are practicing to be free of the world, so bring these things to an end. The Buddha taught to lay them down, to give them up, because they only cause suffering.

Lẽ thật của sự "không chắc chắn", đây là một lẽ thực ngắn gọn và đơn giản, nhưng nó thực là sâu sắc và hoàn hảo, là một chân lý- nhưng người ta thường hay làm ngơ nó. Họ có thói tâm nhìn mọi thứ một cách khác đi, khác với sự thật. Đối với người tu, đừng nên chấp tốt, đừng nên chấp xấu. Đừng chấp thiện, đừng chấp ác. Đừng chấp khổ, đừng chấp sướng. Đó là những thuộc tính của thế gian. Chúng ta tu hành để thoát khỏi thế gian mà, bởi vậy chúng ta không chấp vào những điều đó mà phải đưa chúng đến chỗ chấm-dứt. Đức Phật đã dạy chúng ta phải bỏ chúng xuống, từ bỏ chúng, dẹp bỏ đối đãi về chúng, bởi chúng chỉ toàn gây ra khổ đau mà thôi.



Chương 52

WHOLEHEARTED TRAINING – RÈN LUYỆN TOÀN TÂM TOÀN Ý - TU TẬP TẬN TÂM

In every home and every community, whether we live in the city, the countryside, the forests or the mountains, we are the same in experiencing happiness and suffering. So many of us lack a place of refuge, a field or garden where we can cultivate positive qualities of heart. We experience this spiritual poverty because we don't really have commitment; we don't have clear understanding of what this life is all about and what we ought to be doing. From childhood and youth until adulthood, we only learn to seek enjoyment and take delight in the things of the senses. We never think that danger will threaten us as we go about our lives, making a family and so on.

Trong mọi nhà và mọi cộng đồng, dù chúng ta đang sống ở nông thôn, trong thành, trong rừng hay trên núi, chúng ta cũng đều trải nghiệm những sự sung sướng và khổ đau. Quá nhiều người trong chúng ta thiếu một nơi nương tựa, thiếu một miếng đất, thiếu một khu vườn để chúng ta có thể vun trồng những phẩm hạnh thiện lành của trái tim chúng ta. Chúng ta quá nghèo nàn về mặt tâm linh bởi chúng ta không thực sự có cam kết thực hành, bởi chúng ta không có được sự hiểu biết rõ ràng cuộc sống này nghĩa là gì và chúng ta cần phải làm những gì. Từ nhỏ đến lớn, chúng ta chỉ biết mỗi một việc là đi tìm sự hưởng thụ và thích thú của những khoái lạc giác quan. Chúng ta chẳng bao giờ nghĩ đến những mối hiểm họa khi đang sống trôi giạt trong kiếp sống này, trong những việc gia đình, xã hội...

If we don't have land to till and a home to live in, we are without an external refuge and our lives are filled with difficulty and distress. Beyond that, there is the inner lack of not having sīla and Dhamma in our lives, of not going to hear teachings and practice Dhamma. As a result there is little wisdom in our lives and everything regresses and degenerates. The Buddha, our supreme teacher, had mettā (loving-kindness) for beings. He led sons and daughters of good family to be ordained, to practice and realize the truth, to establish and spread the Dhamma to show people how to live in happiness in their daily lives. He taught the proper ways to earn a livelihood, to be moderate and thrifty in managing finances, to act without carelessness in all affairs.

Chúng ta không có một miếng đất để vun trồng và một ngôi nhà thực sự để ở, chúng ta không có một nơi nương tựa nào bên ngoài, và sự sống của chúng ta đầy những khó khăn và sầu não. Còn bên trong tâm này thì nghiêm trọng hơn, chúng ta cũng thiếu giới hạnh (sīla) và Giáo Pháp trong đời sống của mình, chúng ta cũng thiếu đi nghe học giáo lý và thiếu thực hành Giáo Pháp. Hậu quả là chúng ta có rất ít trí tuệ trong đời sống, và mọi thứ cứ diễn ra theo chiều xuống dốc và suy đồi. Đức Phật, vị thầy của chúng ta, có đầy lòng từ ái (mettā) dành cho mọi chúng sinh. Phật đã hướng dẫn những người con của những gia đình tốt có thể xuất gia đi tu và chứng ngộ chân lý,họ đi tu để thiết lập truyền bá Giáo Pháp vì hạnh phúc và ích lợi của số đông nhiều người. Phật đã dạy mọi người những cách làm ăn chân chính, dạy mọi người biết sống chừng mực và tiết kiệm tiền của, dạy họ biết cẩn trọng về sự đúng và sai trong tất cả mọi hành động của mình.

But when we are lacking in both ways, externally in the material supports for life and internally in spiritual supports as well, then as time goes by and the number of people grows, the delusion and poverty and difficulty become causes for us to grow further and further estranged from Dhamma. We aren't interested in seeking the Dhamma because of our difficult circumstances. Even if there is a monastery nearby, we don't feel much like going to listen to teachings because we are obsessed with our poverty and troubles and the difficulty of merely supporting our lives. But the Lord Buddha taught that no matter how poor we may be, we should not let it impoverish our hearts and starve our wisdom. Even if there are floods inundating our fields, our villages and our homes to the point where it is beyond our capability to do anything, the Buddha taught us not to let it flood and overcome the heart. Flooding the heart means that we lose sight of and have no knowledge of the Dhamma.

Nhưng chúng ta thường thiếu cả hai, thiếu nơi nương tựa ở bên ngoài để hỗ trợ cho một đời sống vật chất chân chính và thiếu nơi nương tựa bên trong để hỗ trợ một đời sống tâm linh đúng đắn. Ở khắp nơi tình trạng là như vầy: thời gian trôi qua và mọi người càng già đi nhưng họ càng ở xa Giáo Pháp. Nguyên nhân là do ngu si và do họ còn sống trong những cảnh nghèo khó. Chẳng ai muốn học đạo khi đang đối diện với nghèo khó, nghèo không đủ miếng ăn mà nghĩ gì đến đạo. Ngay cả khi họ sống gần chùa họ cũng chẳng muốn đến đó để nghe dạy về đạo lý, bởi họ vẫn còn dính kẹt trong nghèo đói và đầy rắc rối. Nhưng Phật vẫn khuyên dạy rằng, dù chúng ta có quá nghèo khó về vật chất, chúng ta cũng không nên để nó làm nghèo nàn trái tim và cái tâm của mình, đừng để mình thiếu đói sự hiểu biết và trí tuệ. Dù lũ lụt đang tràn ngập ruộng đồng, làng mạc và nhà cửa đến mức tai ương chết chóc, nhưng chúng ta đừng để chúng tràn ngập và tàn phá cái tâm và trái tim của chúng ta. (Phật coi tâm này là ưu tiên nhất, hơn cả thân này và mạng sống này). Tràn ngập và tàn phá cái tâm có nghĩa là chúng ta để mất sự nhìn thấy và hiểu biết về Giáo Pháp.

There is the ogha (flood) of sensuality, the flood of becoming, the flood of views and the flood of ignorance. These four obscure and envelop the hearts of beings. They are worse than water that floods our fields, our villages or our towns. Even if water floods our fields again and again over the years, or fire burns down our homes, we still have our minds. If our minds have sıla and Dhamma we can use our wisdom and find ways to earn a living and support ourselves. We can acquire land again and make a new start.

Có những cơn lũ (ogha) của nhục dục, lũ của sự trở thành (nghiệp hữu), lũ của tà kiến, và lũ của sự vô minh. Bốn thứ này che tối và bao phủ cái tâm của tất cả mọi người. Chúng còn tệ hại hơn những cơn lũ tràn vào tàn phá ruộng đồng, làng mạc, thành thị của chúng ta. Dù cho nước lũ tàn phá đồng ruộng và làng mạc bao nhiêu lần, dù cho bão lửa có thiêu rụi thành thị và nhà cửa chúng ta, chúng ta vẫn luôn còn cái tâm của mình. Nếu tâm chúng ta có giới hạnh (sıla) và Giáo Pháp (Dhamma), chúng ta có thể dùng trí tuệ hiểu biết để tìm cách tạp lập công việc sinh nhai một cách chân chính, nhờ đó hỗ trợ đời sống tâm linh của mình. Chúng ta có thể có lại một miếng đất và bắt đầu vun trồng.

Now when we have our means of livelihood, our homes and possessions, our minds can be comfortable and upright, and we can have energy of spirit to help and assist each other. If someone is able to share food and clothing and provide shelter to those in need, that is an act of loving-kindness. The way I see it, giving things in a spirit of loving-kindness is far better than selling them to make a profit. Those who have metta aren't wishing for anything for themselves. They only wish for others to live in happiness.

Giờ thì chúng ta đã có những phương tiện làm ăn kiếm sống rồi, có nhà cửa và ít nhiều của cải; giờ thì tâm trí của chúng ta có thể được thư thả và chánh trực, và giờ chúng ta có thể có ít nhiều năng lượng về tâm linh, và chúng ta có thể muốn phát huy nó và giúp đỡ lẫn nhau cùng tu dưỡng năng lượng đó. Nếu ai có khả năng chia sẻ thức ăn, quần áo, hay chỗ ở cho những người thiếu tốn thì đó là một hành động từ thiện. Theo cách tôi nhận biết, cho đi vài thứ sẽ tốt hơn nhiều so với bán chác để thu lợi. Những người có tâm từ thường ít nghĩ về quyền lợi của bản thân mình. Họ chỉ mong cho người khác được sống hạnh phúc hơn.

If we really make up our minds and commit ourselves to the right way, I think there shouldn't be any serious difficulty. We won't experience extreme poverty - we won't be like earthworms. We still have a skeleton, eyes and ears, arms and legs. We can eat things like fruit; we don't have to eat dirt like an earthworm. If you complain about poverty, if you become mired in feeling how unfortunate you are, the earthworm will ask, ''Don't feel too sorry for yourself. Don't you still have arms and legs and bones? I don't have those things, yet I don't feel poor.'' The earthworm will shame us like this.

Nếu chúng ta thực sự quyết định và tâm nguyện làm những việc đúng đắn, tôi nghĩ điều đó sẽ không khó làm. Hiện thời chúng ta đâu bị lâm vào những hoàn cảnh quá khốn khổ -- chúng ta cũng đâu đến nông nỗi như con trùn phải ăn đất. Chúng ta vẫn còn có bộ xương, có mắt, tai, tay, chân. Không có cao lương mỹ vị, chúng ta vẫn còn ăn được những thứ như rau và trái cây; chúng ta đâu đến nông nỗi phải ăn bùn dơ dáy như con trùn dưới đất. Nếu quý vị cứ than nghèo than khó, nếu quý vị cứ than mình khốn khổ xấu số, con trùn có thể sẽ hỏi quý vị: ''Ông bà than trách gì nữa. Ông bà còn có xương, có tay, có chân. Tôi còn không có những thứ đó, nhưng tôi đâu thấy mình nghèo''. Con trùn có thể chửi chúng ta như vậy. Chúng ta chỉ lo nhìn lên mà không biết nhìn xuống.

One day a pig farmer came to see me. He was complaining, ''Oh man, this year it's really too much! The price of feed is up. The price of pork is down. I'm losing my shirt!'' I listened to his laments, then I said, ''Don't feel too sorry for yourself, Sir. If you were a pig, then you'd have good reason to feel sorry for yourself. When the price of pork is high, the pigs are slaughtered. When the price of pork is low, the pigs are still slaughtered. The pigs really have something to complain about. The people shouldn't be complaining. Think about this seriously, please.''

Một lần có người nuôi heo đến gặp tôi và than vãn đủ thứ. "Thưa thầy, năm nay tệ quá. Giá cám heo tăng cao mà giá thịt heo lại xuống thấp. Con bị lỗ mất tiền. Con lại mới bị mất cái áo..." Tôi lắng nghe lời than vãn, rồi nói với ông rằng: "Đừng tiếc cho mình như vậy, này ông. Nếu ông là con heo, ông mới có lý do cảm thấy đau xót cho mình. Khi giá thịt heo lên, đám heo bị giết. Khi giá thịt heo xuống thấp, đám heo vẫn bị giết. Thực ra chỉ có đám heo mới có lý do than khóc. Còn người ta không nên than tiếc như vậy. Hãy nghiêm túc suy nghĩ về điều này, này ông."

He was only worried about the prices he was getting. The pigs have a lot more to worry about, but we don't consider that. We're not being killed, so we can still try to find a way to get by.

Ông ta chỉ lo lắng về giá tiền mà mình thu được. Những con heo có nhiều lý do hơn để lo lắng, nhưng chúng ta có bao giờ nghĩ giùm chúng đâu. Chúng ta vẫn còn chưa bị giết, vậy ta vẫn còn có nhiều cách để vượt qua những khó khăn đó mà. Chỉ có heo thì không. (Được mất là cái chúng ta quan tâm; còn thiện ác là thứ chúng ta không quan tâm. Đó là kiểu nhìn nhận của chúng ta. Nếu ta biết nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn hơn, ta sẽ thấy mình không mất gì, hoặc thấy những gì ta đạt được chỉ là sự tổn phí của kẻ khác. Nên nhìn thấy rằng: nghĩa hạnh phúc không phải chỉ bằng cái giá và mạng sống của heo).

I really believe that if you listen to the Dhamma, contemplating it and understanding it, you can make an end of your suffering. You know what is right to do, what you need to do, what you need to use and spend. You can live your life according to sīla and Dhamma, applying wisdom to worldly matters. But most of us are far from that. We don't have morality or Dhamma in our lives, so our lives are filled with discord and friction. There is discord between husbands and wives, discord between children and parents. Children don't listen to their parents, just because of lack of Dhamma in the family. People aren't interested in hearing the Dhamma and learning anything, so instead of developing good sense and skillfulness, they remain mired in ignorance, and the result is lives of suffering.

Tôi thực sự tin rằng, nếu quý vị lắng nghe Giáo Pháp, suy xét về nó và hiểu biết về nó, thì quý vị có thể chấm dứt sự khổ đau của mình. Quý vị có thể biết làm điều đúng đắn, làm điều cần nên làm, tiêu dùng những thứ cần dùng. Quý vị có thể sống đời sống của mình theo giới hạnh và Giáo Pháp, có thể ứng dụng trí tuệ hiểu biết vào những chuyện khác nhau trong đời thế tục. Nhưng đa số chúng ta vẫn còn đứng quá xa những điều đó. Chúng ta không có giới hạnh đạo đức hay một chút Giáo Pháp nào trong đời sống của chúng ta; do vậy đời sống của chúng ta cứ đầy những sự bất hòa, đụng chạm và xung khắc. Bất hòa giữa vợ chồng do thiếu đạo lý trong gia đình. Người ta không thích nghe về đạo lý, không muốn học hiểu về Giáo Pháp. Cho nên thay vì tu dưỡng cách nhìn nhận tốt lành thì họ chỉ chìm dính trong sự u tối vô minh, và hậu quả là sự sống chỉ toàn là khổ.

The Buddha taught Dhamma and set out the way of practice. He wasn't trying to make our lives difficult. He wanted us to improve, to become better and more skillful. It's just that we don't listen. This is pretty bad. It's like a little child who doesn't want to take a bath in the middle of winter because it's too cold. The child starts to stink so much that the parents can't even sleep at night, so they grab hold of the child and give him a bath. That makes the child mad, and he cries and curses the father and mother.

hòa, đụng chạm và xung khắc. Bất hòa giữa vợ chồng do thiếu đạo lý trong gia đình. Người ta không thích nghe về đạo lý, không muốn học hiểu về Giáo Pháp. Cho nên thay vì tu dưỡng cách nhìn nhận tốt lành thì họ chỉ chìm dính trong sự u tối vô minh, và hậu quả là sự sống chỉ toàn là khổ.

The parents and the child see the situation differently. For the child it's too uncomfortable to take a bath in the winter. For the parents the child's smell is unbearable. The two views can't be reconciled. The Buddha didn't simply want to leave us as we are. He wanted us to be diligent and work hard in ways that are good and beneficial, and to be enthusiastic about the right path. Instead of being lazy, we have to make efforts. His teaching is not something that will make us foolish or useless. He teaches us how to develop and apply wisdom to whatever we are doing, working, farming, raising a family, managing our finances, being aware of all aspects of these things. If we live in the world, we have to pay attention and know the ways of the world. Otherwise we end up in dire straits.

Cha mẹ và những đứa trẻ nhìn việc đó theo cách khác nhau. Đối với đứa trẻ, tắm trong ngày lạnh thì sợ lạnh quá. Đối với cha mẹ, sự dơ dáy và bốc mùi là không thể chịu được. Hai cách nhìn này không hợp với nhau. Phật cũng không muốn bỏ mặc chúng ta làm theo cách nghĩ của chúng ta. Phật muốn chúng ta siêng năng và nỗ lực tu tập theo cách tốt lành và lợi lạc cho chúng ta, Phật muốn chúng ta nhiệt thành với con đường chánh đạo. Thay vì để nhân loại lười nhác cam phận, Phật muốn chúng ta nỗ lực thay đổi. Giáo lý của Phật không phải làm cho chúng ta ngu si hay vô dụng. Phật dạy cách để phát triển và ứng dụng trí tuệ hiểu biết vào mọi việc chúng ta đang làm; khi làm việc, trồng trọt, nuôi gia đình, quản lý tiền bạc, chúng ta phải luôn ý thức tỉnh giác về mọi mặt của những việc đó. Khi chúng ta sống trên thế gian, chúng ta cần phải biết chú tâm và hiểu biết những đường lối của thế gian. Nếu không thì cuối cùng chúng ta sẽ đi vào ngõ cụt bi thảm.

We live in a place where the Buddha and his Dhamma are familiar to us. But then we get the idea that all we need to do is go hear teachings and then take it easy, living our lives as before. This is badly mistaken. How would the Buddha have attained any knowledge like that? There would never have been a Buddha.

Chúng ta đang sống trong một cõi mà Phật và Giáo Pháp có mặt ở đây. Có lúc chúng ta cũng quyết định tới chùa nghe học giáo lý, nhưng sau khi về nhà thì coi không, chẳng tu được gì, cứ lao vào sống như cách sống từ trước giờ. Điều đó là sai lầm tệ hại. Phật đâu có tu theo kiểu đó. Tu kiểu cho có thì làm sao có Phật giác ngộ như vậy.

He taught about the various kinds of wealth: the wealth of human life, the wealth of the heaven realm, the wealth of Nibbāna. Those with Dhamma, even though they are living in the world, are not poor. Even though they may be poor, they don't suffer over it. When we live according to Dhamma, we feel no distress when looking back on what we have done. We are only creating good kamma. If we are creating bad kamma, then the result later on will be misery. If we haven't created bad kamma, we won't suffer such results in the future. But if we don't try to change our habits and put a stop to wrong actions, our difficulties go on and on, both the mental distress and the material troubles. So we need to listen and contemplate, and then we can figure out where the difficulties come from. Haven't you ever carried things to the fields on a pole over your shoulders? When the load is too heavy in front, isn't that uncomfortable to carry? When it's too heavy in back, isn't that uncomfortable to carry? Which way is balanced and which way is imbalanced? When you're doing it, you can see. Dhamma is like that. There is cause and effect, there is common sense. When the load is balanced, it's easier to carry. We can manage our lives in a balanced way, with an attitude of moderation. Our family relations and our work can be smoother. Even if you aren't rich, you can still have ease of mind; you don't need to suffer over that.

Phật đã dạy về nhiều loại tài sản khác nhau, đó là: tài sản ở cõi người, tài sản ở cõi trời, tài sản Niết-bàn. Những người có Giáo Pháp thì ngay khi họ đang sống trên thế gian họ cũng không nghèo nàn. Dù họ có nghèo tiền nghèo bạc nhưng họ vẫn không khổ lụy vì nó. Nếu sống đúng theo Giáo Pháp thì chúng ta đâu phải bị sầu khổ hay mặc cảm mỗi khi nhìn lại những hành động mình đã làm trong quá khứ. Bởi vì sao? Bởi nếu biết giáo pháp chúng ta chỉ làm những nghiệp tốt. Nếu chúng ta chỉ tạo những nghiệp tốt thì nghiệp quả cũng tốt lành. Nếu hiện tại ta không làm những nghiệp xấu thì sau này chúng ta đâu phải nếm trải nghiệp quả xấu. Nếu từ giờ chúng ta không chịu dừng tất cả nghiệp xấu ác thì sau này chúng ta gặp nhiều khó khổ cả về mặt vật chất và tâm linh. Do vậy chúng ta cần biết lắng nghe và suy xét, và sau đó chúng ta có thể tìm ra những khó khổ đó phát sinh ra từ chỗ nào. Quý vị đã từng gánh lúa hay gánh gạch chưa? Nếu đầu trước quá nặng thì rất khó gánh đi, đúng không? Nếu đầu sâu quá nặng thì cũng khó gánh đi, đúng không? Đó là sự mất cân bằng, và đâu là chỗ cân bằng? Khi nào quý vị tự thân gánh đòn gánh thì quý vị sẽ tự biết sự mất cân bằng là sao và biết làm sao để có sự cân bằng để đi được. Giáo Pháp cũng giống như vậy đó. Có nguyên nhân và tác động, có nhân và quả: đó nguyên lý chung. Khi hai đầu gánh được cân bằng thì chúng ta mới bước đi dễ dàng. Tương tự, chúng ta cũng có thể thu xếp cuộc sống của chúng ta theo một cách cân bằng, với một thái độ trung dung, biết chừng biết mực. Làm như vậy những quan hệ gia đình và công việc của chúng ta sẽ trơn tru ổn thỏa hơn. Ngay cả khi quý vị không giàu có quý vị vẫn được thư thái trong tâm; quý vị đâu cần phải chịu khổ vì những chuyện đó.

If a family is not hard working then they fall on difficulty and when they see others with more than they have, they start to feel covetousness, jealousy and resentment, and it may lead to stealing. Then the village becomes an unhappy place. It's better to work at benefiting yourselves and your families, for this life and also for future lives. If your material needs are met through your efforts, then your mind is happy and at ease, and that is conducive to listening to Dhamma teachings, to learn about right and wrong, virtue and demerit, and to keep on changing your lives for the better. You can learn to recognize how doing wrong deeds only creates hardship, and you will give up such actions and keep improving. Your way of working will change and your mind will change too. From being someone ignorant you will become someone with knowledge. From being someone with bad habits you will become someone with a good heart. You can teach what you know to your children and grandchildren. This is creating benefit for the future by doing what is right in the present. But those without wisdom don't do anything of benefit in the present, and they only end up bringing hardship upon themselves. If they become poor, they just think about gambling. Then that finally leads them to becoming thieves.

Nếu một gia đình có những người không siêng làm ăn thì họ sẽ rớt vào cảnh khó khăn. Khi họ nhìn những gia đình khác nên ăn làm ra nhiều hơn họ, họ cảm thấy thèm muốn, ghen tỵ và ganh ghét, và thậm chí có thể dẫn đến việc đi ăn cắp. Làng xóm trở thành nơi bất an bất ổn. Vậy tốt nhất nên siêng năng làm ăn để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình, cho đời này và đời sau. Nếu chúng ta nỗ lực để có thu nhập ổn định về vật chất thì cái tâm cũng thấy hạnh phúc và thư thái. Khi thân tâm đã tạm an ổn thì quý vị mới thấy muốn đi chùa nghe học giáo lý, học biết đạo lý đúng sai, học biết những điều đạo đức và thất đức, và biết thay đổi cách sống cho tốt lành hơn. Quý vị có thể học cách nhận biết: khi làm việc xấu thì chỉ tạo ra hậu quả xấu, và nhờ đó quý vị từ bỏ những việc xấu ác và cải thiện tâm tính của mình. Nhờ đó, cách làm của quý vị sẽ thay đổi và tâm cũng thay đổi theo. Từ một kẻ ngu mờ, quý vị trở thành người hiểu biết. Từ một kẻ với những thói tính xấu ác, quý vị trở thành một người có trái tim thiện lành. Rồi quý vị có thể dạy những điều mình đã biết cho con cháu của mình. Đây chính là cách tạo ra những lợi lạc cho tương lai bằng cách làm những việc đúng đắn trong hiện tại. Người không có hiểu biết thì không làm điều gì an lạc trong hiện tại, họ toàn làm những việc mang lại những khó khổ cho chính mình. Nếu họ nghèo nàn, họ chỉ biết nghĩ đến việc đi đánh bạc. Đánh bạc chẳng bao giờ giàu có nên cuối cùng họ phải đi ăn trộm ăn cắp mà thôi.

We haven't died yet, so now is the time to talk about these things. If you don't hear the Dhamma when you are a human being there won't be any other chance. Do you think animals can be taught the Dhamma? Animal life is a lot harder than ours, being born as a toad or a frog, a pig or a dog, a cobra or a viper, a squirrel or a rabbit. When people see them, they only think about killing or beating them, catching them or raising them for food.

We have this opportunity as humans. It's much better! We're still alive, so now is the time to look into this and mend our ways. If things are difficult, try to bear with the difficulty for the time being and live in the right way until one day you can do it. Practicing the Dhamma is like that.

Chúng ta chưa chết, nên giờ vẫn còn thời gian để nói về những chuyện này. Kiếp này hiếm thay được làm người mà không chịu lắng nghe Giáo Pháp thì đâu còn cơ hội nào nữa. Quý vị nghĩ những con vật có thể nghe học Giáo Pháp không? Đời sống súc sinh thì quá khổ hơn chúng ta; chúng bị sinh ra thành ếch, nhái, heo, bò, gà, vịt, chó, bò sát, rắn, rít, thú rừng. Khi người ta nhìn thấy chúng họ chỉ muốn bắt, đánh, giết hoặc nhốt nuôi để ăn thịt.

Chúng ta có cơ hội làm người. Thật là quá tốt! Vậy mà không biết nghĩ. Giờ chúng ta còn sống, giờ là lúc chúng ta nghĩ lại điều đó và cố tu sửa bản thân mình. Nếu hoàn cảnh quá nghèo khó, hãy cố chịu khó trong giai đoạn này, khi quá nghèo khó cũng cố sống chân chính lương thiện, rồi cũng đến lúc có điều kiện thư thả hơn sẽ tu học nhièu hơn. Việc sống tu theo Giáo Pháp là như vậy đó, trong giai đoạn khó khăn nhất chúng ta vẫn cố làm vậy.

I'd like to remind you all of the need for having a good mind and living your lives in an ethical way. However you may have been doing things up to now, you should take a look and examine to see whether that is good or not. If you've been following wrong ways, give them up. Give up wrong livelihood. Earn your living in a good and decent way that doesn't harm others and doesn't harm yourself or society. When you practice right livelihood, then you can live with a comfortable mind.

Tôi muốn nhắc nhở tất cả quý vị về sự cần thiết phải có một cái tâm tốt và phải sống một cuộc sống có đức hạnh. Tuy nhiên, sống cả đời chắc quý vị cũng đã làm quá nhiều nghiệp rồi, giờ quý vị hãy ngồi coi lại những việc mình đã làm là tốt thiện hay xấu ác. Sau khi coi lại, nếu thấy mình đã làm nhiều nghiệp xấu, phải từ bỏ chúng ngay. Nếu thấy mình đang làm ăn bất thiện, hãy từ bỏ nghề nghiệp đó. Hãy làm ăn kiếm sống bằng công việc và nghề nghiệp chân chính để không làm hại người khác và xã hội. Khi quý vị làm nghề nghiệp đúng đắn (chánh mạng), thì quý vị có thể sống với một cái tâm thanh thản.

We monks and nuns rely on the layfolk for all our material needs. And we rely on contemplation so that we are able to explain the Dhamma to the lay people for their own understanding and benefit, enabling them to improve their lives. Whatever causes misery and conflict, you can learn to recognize and remove it. Make efforts to get along with each other, to have harmony in your relations rather than exploiting or harming each other.

Những tăng và ni sống nhờ vào các Phật tử tại gia giúp đỡ thức ăn và những thứ vật chất khác. Chúng tôi cũng muốn những thứ quý vị cúng dường là những thứ có được từ những công việc và nghề nghiệp lương thiện. Và chúng tôi nhờ vào sự quán xét Giáo Pháp để chúng tôi có khả năng giảng giải Giáo Pháp cho quý Phật tử được hiểu biết và lợi lạc, và giúp quý Phật tử cải thiện cách sống của mình. Những việc làm nào gây khổ đau và xung khắc, quý vị nên học cách nhận biết nó và từ bỏ nó. Hãy cố gắng sống và làm việc trong sự hòa hợp thân ái với mọi người, hòa hợp chứ không xung khắc, lấn lướt, hơn thua, lợi dụng lẫn nhau.

These days things are pretty bad. It's hard for folks to get along. Even when a few people get together for a little meeting, it doesn't work out. They just look at each other's faces three times and they're ready to start killing each other. Why is it like this? It's only because people have no sīla or Dhamma in their lives.

Thực ra thời buổi bây giờ cũng khó sống hòa hợp như vậy. Chỉ vài người bàn bạc là đủ thứ xung đột bất đồng rồi. Họ ngồi nhìn mặt nhau cứ muốn cắn giết nhau rồi. Chả ai hiểu ai, chả ai nhường ai, chả ai nghe ai, chả ai tin ai. Vì sao có điều này? Vì mọi người không có giới hạnh đạo đức và không có Giáo Pháp trong đời sống của họ. Họ không có đạo đức và đạo lý thì làm sao biết tôn trọng, biết nghe hay tin người khác.

In the time of our parents it was a lot different. Just the way people looked at each other showed that they felt love and friendship. It's not anything like that now. If a stranger shows up in the village as evening comes everyone will be suspicious: ''What's he doing coming here at night?'' Why should we be afraid of a person coming into the village? If a strange dog comes into the village, nobody will give it a second thought. So is a person worse than a dog? ''It's an outsider, a strange person!'' How can anyone be an outsider? When someone comes to the village, we ought to be glad: they are in need of shelter, so they can stay with us and we can take care of them and help them out. We will have some company.

Thời cha ông ta ngày xưa thì khác nhiều. Thời đó không hiện đại nhưng mọi người sống khác, họ mời nhau ăn đám ăn giỗ, họ nhìn nhau tôn trọng và quý mến, họ chia sẻ niềm vui và khó khăn với nhau. Họ có đạo lý, và họ gặp nhau như đạo hữu. Thời bây giờ không còn gì vậy nữa. Thời bây giờ nếu có người nào đến làng buổi tối thì ai cũng nghi ngờ: ''Tối thui mà nó còn vô làng làm gì?''. Tại sao cả làng phải đi sợ một người như vậy? Nếu một con chó lạ chạy vô làng thì chẳng ai để ý gì. Còn một người bước vào làng thì còn thua một con chó. Thời buổi này mọi người không có đạo đức và do đó không có lòng tin. Người lạ là sao? Ừ thì lạ. Nhưng chúng ta phải nên vui vẻ hiếu khách, chắc người đó cần chỗ ở trọ qua đêm và làng có thể cho (hoặc cho thuê) người đó chỗ ở. Rồi làng có thể cho (hoặc bán) thức ăn cho người đó. Như vậy người đó có thể ở lại làng một đêm và có thể thành bạn của chúng ta. Chúng ta sẽ có cơ hội giúp đỡ người. Giúp đỡ là điều xấu không đáng làm hay sao?

But nowadays there's no tradition of hospitality and good will anymore. There is only fear and suspicion. In some villages I'd say there aren't any people left - there are only animals. There's suspicion about everything, possessiveness over every bush and every inch of ground, just because there is no morality, no spirituality. When there is no sīla and no Dhamma, then we live lives of unease and paranoia. People go to sleep at night and soon they wake up, worrying about what's going on or about some sound they heard. People in the villages don't get along or trust each other. Parents and children don't trust each other. Husband and wife don't trust each other. What's going on?

Nhưng thời bây giờ đâu còn sự hiếu khách và thiện chí như vậy nữa, chỉ có nghi ngờ và sợ sệt. Có nhiều làng chẳng còn mấy ai ở, tôi có thể nói vậy, chỉ có súc vật ở nhiều. Nhiều làng người ta nghi ngờ đủ kiểu, họ sợ mất từng cái cây, từng tấc đất, chỉ vì họ không biết đạo lý, họ không có giới hạnh, không có tâm linh. Khi không có giới hạnh và Giáo Pháp, họ sống trong khổ sở và đa nghi. Mọi người đi ngủ cứ chập chờn thức giấc, họ lo sợ tiếng động xung quanh, họ sợ có người trộm cướp. Còn những người trong làng thì không hòa thuận hay tin tưởng nhau. Cha mẹ và con cái không tin nhau. Chồng và vợ không tin nhau. Điều gì đang diễn ra vậy?

All of this is the result of being far from the Dhamma and living lives bereft of Dhamma. So everywhere you look it's like this, and life is hard. If a few people show up in the village and request shelter for the night now they're told to go find a hotel.

Tất cả là kết quả của việc sống thiếu đạo lý, sống xa Giáo Pháp. Khắp nơi đều như vậy, cuộc sống thiệt quá khổ. Giờ có ai đến làng xin ở nhờ qua đêm họ sẽ hỏi sao không lên chợ mướn khách sạn mà ở.

Everything is business now. In the past no one would think of sending them away like that. The whole village would join in showing hospitality. People would go and invite their neighbors and everyone would bring food and drink to share with the guests. Now that can't be done. After people eat their dinner, they lock the doors.

Thời bây giờ mọi thứ đều vì làm ăn tiền bạc. Ngày xưa ông bà ta đâu nỡ đuổi một người lỡ bước ra khỏi làng trong đêm tối. Cả làng có thể cho ở nhờ, hỏi han và cho họ cơm nước để ăn qua đêm. Thậm chí họ còn rủ nhau uống vài ly rượu để trò chuyện với những lữ khách đò chiều. Giờ thì khác rồi. Trong làng sau bữa ăn chiều, họ khóa cửa khóa cổng ở trong nhà.

Wherever we look in the world now, this is the way things are going. It means that the non-spiritual is proliferating and taking over. We people are generally not very happy and we don't trust anyone very much. Some people even kill their parents now. Husbands and wives may cut each other's throats. There is a lot of pain in society and it's simply because of this lack of sīla and Dhamma. So please try to understand this and don't discard the principles of virtue. With virtue and spirituality, human life can be happy. Without them we become like animals.

Kể chuyện dong dài về làng quê như vậy ý tôi muốn cho quý vị thấy rằng thời bây giờ sự thiếu-tâm-linh đã lan rộng khắp nơi. Nói chung mọi người không vui vẻ hòa thuận với nhau, niềm tin bội bạc, không ai còn tin ai nhiều nữa. Tình làng nghĩa xóm cũng không còn nhiều, vì đạo lý tâm linh đang thiếu hụt. Có nơi họ hàng, chồng vợ còn cắt cổ nhau như báo chí đã đăng. Có quá nhiều nỗi đau thương trong xã hội thời nay, mỗi ngày giở một trang báo ra thấy hàng chục hàng trăm vụ phạm tội, chém giết, cướp giựt. Tất cả đều do sự suy tàn và thiếu vắng của đạo đức và đạo lý. Tôi hay nói là thiếu giới hạnh và Giáo Pháp. Do vậy, quý vị hãy hiểu biết tình trạng này và đừng đạp bỏ những nguyên tắc đạo đức. Nếu có đức hạnh và tâm linh, đời sống con người sẽ đàng hoàng và hạnh phúc hơn nhiều. Không có hai thứ đó, chúng ta giống như những con vật mà thôi.

The Buddha was born in the forest. Born in the forest, he studied Dhamma in the forest. He taught Dhamma in the forest, beginning with the Discourse on the Turning of the Wheel of Dhamma. He entered Nibbāna in the forest.

Phật đã được sinh ra nơi rừng cây. Được sinh ra trong rừng, rồi sau này xuất gia đi tu Phật học hiểu Giáo Pháp ở trong rừng. Sau đó Phật cũng khai dạy Giáo Pháp ở nơi rừng cây, ở khu Vườn Nai Ipsantana. Phật kết thúc cuộc đời và Niết-bàn cũng ở bên cây rừng, ở nơi rừng cây Sala Long Thọ.

It's important for those of us who live in the forest to understand the forest. Living in the forest doesn't mean that our minds become wild, like those of forest animals. Our minds can become elevated and spiritually noble. This is what the Buddha said. Living in the city we live among distraction and disturbance. In the forest, there is quiet and tranquility. We can contemplate things clearly and develop wisdom. So we take this quiet and tranquility as our friend and helper. Such an environment is conducive to Dhamma practice, so we take it as our dwelling place; we take the mountains and caves for our refuge. Observing natural phenomena, wisdom comes about in such places. We learn from and understand trees and everything else, and it brings about a state of joy. The sounds of nature we hear don't disturb us. We hear the birds calling, as they will, and it is actually a great enjoyment. We don't react with any aversion and we aren't thinking harmful thoughts. We aren't speaking harshly or acting aggressively towards anyone or anything. Hearing the sounds of the forest gives delight to the mind; even as we are hearing sounds the mind is tranquil.

Điều quan trọng đối với những người ở gần rừng như chúng ta phải hiểu biết về rừng cây. Sống ở miền rừng núi không có nghĩa tâm chúng ta sẽ thành hoang dại, giống như mấy con thú rừng. Tâm chúng ta có thể tiến cao hơn và có thể trở thành thánh thiện. Đó là Phật nói. Sống ở nơi thành thị đông đúc, chúng ta sống với đủ thứ hấp dẫn và quấy động. Đó là Phật đã nói. Trong rừng có yên lặng và tĩnh lặng. Do đó chúng ta có thể quán xét mọi điều một cách rõ ràng và có thể phát triển trí tuệ hiểu biết. Vậy chúng ta nên lấy sự yên lặng và tĩnh lặng làm bạn hữu và làm người giúp đỡ của chúng ta. Môi trường yên tĩnh là rất tốt để tu tập Giáo Pháp, vậy chúng ta nên lấy nó làm nơi an trú; chúng ta lấy núi rừng và hang động làm nơi nương tựa của chúng ta. Sau khi quán sát những hiện tượng tự nhiên, trí tuệ sẽ phát sinh từ những chỗ đó. Chúng ta học hỏi từ cây cỏ, chúng ta hiểu biết cây cỏ và vạn vật xung quanh ta; và chính điều đó tạo ra sự khoan khoái trong tâm ta. Những âm thanh của tự nhiên không làm quấy nhiễu tâm ta. Chúng ta nghe chim kêu gọi nhau, thực sự đó là niềm vui rất đẹp. Chúng ta không phải phản ứng sân giận ác cảm này nọ với thiên nhiên và chúng ta không phải nghĩ những ý nghĩ xấu ác nào cả. Chúng ta không phải nói những lời gắt gao hoặc làm những điều gay gắt với bất cứ ai hoặc thứ gì. Âm thanh của núi rừng tạo ra niềm hạnh phúc trong tâm; và thậm chí ngay khi chúng ta đang nghe những âm thanh đó tâm chúng ta cũng trở nên tĩnh lặng.

The sounds of people on the other hand are not peaceful. Even when people speak nicely it doesn't bring any deep tranquility to the mind. The sounds that people like, such as music, are not peaceful. They cause excitement and enjoyment, but there is no peace in them. When people are together and seeking pleasure in this way it will usually lead to mindless and aggressive, contentious speech, and the condition of disturbance keeps increasing.

Đó là âm thanh núi rừng thiên nhiên; còn âm thanh của con người thì không được bình yên như vậy. Ngay cả khi có người đang nói một cách dễ thương dễ mến, tâm cũng không được tĩnh lặng như vậy. Những âm thanh tiếng động mà con người thích, ví dụ như ca nhạc, thì thực sự không mang lại sự tĩnh lặng. (Ngay cả nghe nhạc nhẹ nhạc tình, bạn có thể thấy êm dịu và thư giãn, nhưng đó không phải là sự tĩnh lặng thực thụ của tâm, bởi tâm đang chạy theo những cảm xúc này nọ khi nghe nhạc). Những âm thanh âm nhạc tạo ra sự xúc động, kích thích và khoái cảm, nhưng không có sự bình an ở trong đó. Khi người ta tụ họp, đi nghe nhạc, hay đi tìm những khoái cảm theo cách đó, nó thường dẫn đến những suy nghĩ và lời nói thiếu chú tâm, quá khích, xúc động, và trạng thái động vọng càng tăng theo thời gian. Đó không có sự tĩnh lặng.

The sounds of humans are like this. They do not bring real comfort or happiness, unless words of Dhamma are being spoken. Generally, when people live together in society, they are speaking out of their own interests, upsetting each other, taking offense and accusing each other, and the only result is confusion and upset. Without Dhamma people naturally tend to be like that. The sounds of humans lead us into delusion. The sounds of music and the words of songs agitate and confuse the mind. Take a look at this. Consider the pleasurable sensations that come from listening to music. People feel it's really something great, that it's so much fun. They can stand out in the hot sun when they're listening to a music and dance show. They can stand there until they're baked to a crisp, but still they feel they're having fun. But then if someone speaks harshly, criticizing or cursing them, they are unhappy again. This is how it is with the ordinary sounds of humans. But if the sounds of humans become the sounds of Dhamma, if the mind is Dhamma and we are speaking Dhamma, that is something worth listening to, something to think about, to study and contemplate.

Những âm thanh nhân tạo là như vậy. Nó không mang lại sự thư thái và hạnh phúc thực sự trong tâm, trừ khi đó là những lời nói về Giáo Pháp từ những bậc chân tu. Thói thường trong đời, người ta sống chung trong xã hội nhưng họ nói theo ý muốn, hiểu biết và quyền lợi của họ; họ tranh cãi tranh luận với nhau, thậm chí họ nói phải nói trái với nhau, họ chửi bới nhau và kết tội nhau, và kết quả chỉ toàn là những sự thù ghét, sân giận và ngu si. Khi con người làm gì không đúng theo đạo lý và Giáo Pháp, mọi chuyện thường xảy ra như vậy. (Giờ thì tình trạng này đang chiếm ngự trong từng ngõ ngách phố phường, trên khắp mọi xứ sở. Người ta còn cho rằng có tranh đấu cãi nhau thì mới có tiến bộ. Đạo lý suông không giúp cho sự tiến bộ). Những âm thanh nhân tạo chỉ dẫn chúng ta đến tình trạng ngu si và thiếu tĩnh lặng. Âm nhạc và những ca từ của các bài hát chỉ làm buồn lòng, làm kích động và làm mờ rối thêm cái tâm mà thôi. Hãy nhìn kỹ chỗ này. Hãy nhìn xem những cảm nhận thích thú khi nghe âm nhạc. Người nghe cảm giác đó là thứ thực sự tuyệt vời, thực sự hay, thực sự giải trí. Thực sự thì nó không hề giải tỏa tâm trí. Tui nghe nói ở những đại nhạc hội thời bây giờ, người ta đứng bu dưới nắng nóng để nghe và nhảy múa theo sô ca nhạc. Họ có thể đứng đó đến khi bị năng thiêu đốt, nhưng họ lại thấy vui, thấy đó là giải tỏa tâm trí. Nhưng cũng ngay chỗ đó, nếu có ai chen lấn, trêu chọc, cãi vả hay chửi bới họ, họ sẽ lập tức hết vui ngay, họ sân si lên ngay. Đó là vấn đề của những âm thanh nhân tạo, nó chẳng bao giờ thực sự giải tỏa tâm trí và đi đến sự tĩnh lặng. Những âm thanh tự nhiên của Giáo Pháp thì khác, nó mang lại sự tĩnh lặng và bình an thực sự trong tâm. Nó mang lại niềm vui và hạnh phúc thực sự trong tâm. Nếu tâm biết Giáo Pháp, nó sẽ nói tiếng của Giáo Pháp; đó là thứ âm thanh đáng để lắng nghe, đáng để suy nghĩ, đáng để học hiểu và quán chiếu.

That kind of sound is good, not in any excessive, unbalanced way, but in a way that brings happiness and tranquility. The ordinary sounds of humans generally only bring confusion, upset and torment. They lead to the arising of lust, anger and confusion, and they incite people to be covetous and greedy, to want to harm and destroy others. But the sounds of the forest aren't like that. If we hear the cry of a bird it doesn't cause us to have lust or anger.

Loại âm thanh nào là tốt ở trên đời, đó là những âm thanh không quá khích, không làm mất cân bằng. Đó là những âm thanh mang lại sự cân bằng, niềm vui và sự tĩnh lặng của tâm. Những âm thanh tiếng ồn ngoài phố thị thường chỉ mang lại sự rối trí, sự hỗn độn, sự bực dọc và như sự tra tấn. Chúng dẫn đến khởi sinh tham, sân, si. Chúng khiến mọi người tham lam hơn, khiến mọi người muốn tranh đấu hơn và thậm chí hãm hại nhau để đứng cao hơn trong cái dòng chảy bất tận của xã hội hiện đại. Nhưng những âm thanh tự nhiên của núi rừng thì không giống vậy. Dù tiếng mưa rào, dù tiếng thác đổ có lớn cỡ nào, dù tiếng chim hót ca liên tục suốt ngày, những âm thanh đó không làm chúng ta tham sân gì hết.

We should be using our time to create benefit right now, in the present. This was the Buddha's intention: benefit in this life, benefit in future lives. In this life, from childhood we need to apply ourselves to study, to learn at least enough to be able to earn a living so that we can support ourselves and eventually establish a family and not live in poverty. But we generally don't have such a responsible attitude. We only want to seek enjoyment instead. Wherever there's a festival, a play or a concert, we're on our way there, even when it's getting near harvest time. The old folks will drag the grandchildren along to hear the famous singer.

''Where are you off to, Grandmother?''

''I'm taking the kids to hear the concert!''

Chúng ta nên dùng thời gian còn sống để tạo ra sự an lạc ngay bây giờ, ngay trong hiện tại. Đó là ý chỉ của Đức Phật: lợi lạc trong cuộc sống này, lợi lạc cho cuộc sống tương lai. Trong cuộc sống này, ngay từ nhỏ chúng ta đã cần phải ứng dụng bản thân vào việc học hành, ít nhất cũng học đủ có thể mưu sinh kiếm sống để nuôi nấng bản thân và gia đình, để sau đó có thể lập gia đình nhỏ và sống không nghèo khó. Dù để làm nông dân, thợ nề, thợ mộc hay thầy giáo, bác sĩ... tất cả đều phải nên học thì mới làm được ít nhiều. Nhưng thường thì nguwòi ta cũng không học hành nghiêm túc để có chút kỹ năng nghề nghiệp như vậy. Từ nhỏ chúng ta cũng chỉ lo chơi bời, lo tìm vui thú đủ kiểu. Mỗi khi trong làng hay trên chợ có lễ hội đông vui chúng ta liền bỏ việc lao tới đó, cho dù đã gần đến ngày gặt lúa. Chúng ta chỉ thích tìm chỗ vui thú. Những ông già trong làng thậm chí còn lôi xấp nhỏ đi qua làng khác để coi hát hoặc chơi lễ hội suốt ngày suốt đêm.

''Ụa bà bỏ việc đi đâu vậy nội?''

''Tao đang dắt xấp nhỏ lên chợ huyện coi hát!''

I don't know if Grandma is taking the kids, or the kids are taking her. It doesn't matter how long or difficult a trip it might be. And they go again and again. They say they're taking the grandchildren to listen, but the truth is they just want to go themselves. To them, that's what a good time is. If you invite them to come to the monastery to listen to Dhamma and learn about right and wrong, they'll say, ''You go ahead. I want to stay home and rest,'' or, ''I've got a bad headache, my back hurts, my knees are sore, I really don't feel well.'' But if it's a popular singer or an exciting play, they'll rush to round up the kids and nothing bothers them then.

Tôi không biết bà nội đang dắt xấp nhỏ hay lũ nhỏ đang phải dìu dắt bà nội bước đi. Đường lên chợ huyện cũng xa xôi khó đi. Nhưng họ cứ đi, mỗi khi khai hội khai tuồng là họ đi ngay. Mấy ông bà già cứ đỗ thừa mình dắt mấy đứa nhỏ đi coi, nhưng thực ra là chính ổng bả muốn đi coi hát, muốn đến nơi đông vui ở chợ. Đối với họ đó là thời gian vui nhất trong năm. Nếu lúc đó quý vị rủ họ đi chùa nghe pháp học đạo thì họ sẽ nói: ''Chị đi đi. Tôi bận ở nhà và mệt quá phải nằm nhà'', hoặc ''Chị đi đi, sao tui nhức đầu quá, lưng tôi đau quá, đầu gối tôi quỵ rồi, tôi thấy đau nhức quá''. Mấy ổng mấy bả than thở vậy, chứ vừa nghe có cô đào chú kép nổi tiếng nào đó mới về hát, họ lật đật mang râu đội mũ chạy đến chỗ tụ hợp xướng ca đó liền.

That's how folks are. They make such efforts yet all they're doing is bringing suffering and difficulty on themselves. They're seeking out darkness, confusion and intoxication on this path of delusion. The Buddha is teaching us to create benefit for ourselves in this life, ultimate benefit, spiritual welfare. We should do it now, in this life. We should be seeking out the knowledge that will help us do that, so that we can live our lives well, making good use of our resources, working with diligence in ways of right livelihood.

Người đời đời là vậy đó, đến lúc già vẫn còn vậy, vẫn còn chạy theo những vui thú, hơn là chạy đến với đạo lý, giáo pháp. Họ chỉ thích làm những việc mang lại khổ lụy và khó khăn cho mình. Họ chỉ thích tìm sự u tối, lập lờ, sự ngu mờ, và họ không cần biết gì về sự sống và bản thân mình là gì hết. Phật dạy chúng ta nên tạo những ích lợi cho chính mình trong kiếp sống này, đó là những lợi lạc rốt ráo, những phúc lợi về mặt tâm linh. Chúng ta nên làm theo ngay từ bây giờ, ngay trong kiếp sống này. Chúng ta nên tìm ra sự hiểu biết (tri kiến) giúp chúng ta làm được lợi ích đó, nhờ đó chúng ta có thể sống an lành, ứng dụng tốt các năng lực của bản thân mình, làm việc được tháo vát với công việc nghề nghiệp chân chính.

After I was ordained, I started practicing - studying and then practicing - and faith came about. When I first started practicing I would think about the lives of beings in the world. It all seemed very heartrending and pitiful. What was so pitiful about it? All the rich people would soon die and have to leave their big houses behind, leaving the children and grandchildren to fight over the estate. When I saw such things happening, I thought, hm It got to me. It made me feel pity towards rich and poor alike, towards the wise and the foolish - everyone living in this world was in the same boat.

Sau khi xuất gia đi tu, tôi bắt đầu tu tập –vừa học vừa tu—và lòng tin cũng khởi sinh. Hồi đó tôi thường nghĩ về những sự sống và lẽ sống của chúng sinh ở cõi đời này. Nhìn mọi người đang sống tôi thấy cuộc đời thật đau lòng, đáng thương và vô nghĩa. Tại sao đáng thương? Vì tôi thấy lẽ thực rằng mọi người giàu nghèo gì rồi cũng phải chết và bỏ lại nhà cửa tài sản; để lại con cháu tranh giành gia sản ruộng đồng. Điều đó làm tôi thấy thương hại cho kẻ giàu và kẻ nghèo, họ đều như nhau—tất cả mọi người sống trên thế gian đều đang trên một chiếc thuyền.

Reflecting on our bodies, about the condition of the world and the lives of sentient beings, brings about weariness and dispassion. Thinking about the ordained life, that we have taken up this way of life to dwell and practice in the forest, and developing a constant attitude of disenchantment and dispassion, our practice will progress. Thinking constantly about the factors of practice, rapture comes about. The hairs of the body stand on end. There is a feeling of joy in reflecting on the way we live, in comparing our lives previously with our lives now.

Khi suy xét về thân thể này của chúng ta, về tình cảnh của thế gian, và về sự sống của những chúng sinh hữu tình, chúng ta thấy mọi thứ đều phũ phàng, thấy không còn mê đắm và thấy chán bỏ đối với thế giới này. Nghĩ lại đời sống xuất gia, chúng tôi đã chấp nhận cách sống này, sống trong rừng, tu trong rừng, chúng tôi phát triển một thái độ không-mê-đắm và chán-bỏ đối với thế gian, nhờ đó việc tu tập của chúng tôi tiến triển. Đó là đường hướng và lý tu hành. Khi nghĩ về những yếu tố tu tập, niềm hoan hỷ khởi sinh trong tâm chúng tôi. Khi thiền quán về những sự bất toại và phũ phàng của thế gian, tâm chúng tôi được hoan hỷ và đạt định. Sự sảng khoái của tâm làm cho lông tóc dựng ngược lên. Thực sự có một niệm khoan khoái hoan hỷ khi chúng ta thực hành (thiền) quán niệm về lẽ sống của con người, đặc biệt khi chúng tôi quán xét so sánh lẽ sống của chúng tôi trước đó và lẽ sống xuất gia từ bỏ của chúng tôi sau đó. Sự so sánh đó giúp chúng tôi càng có thêm niềm hạnh phúc của sự thoát ly. Do vậy niềm hoan hỷ hạnh phúc đã khởi sinh trong chúng tôi.

The Dhamma caused such feelings to fill my heart. I didn't know who to talk to about it. I was awake and whatever situations I met, I was awake and alert. It means I had some knowledge of Dhamma. My mind was illumined and I realized many things. I experienced bliss, a real satisfaction and delight in my way of life.

Giáo Pháp đã tạo ra những cảm nhận như vậy trong tim tôi. Tôi không biết có ai để chia sẻ cảm nhận đó. Tôi đã trở nên tỉnh thức, và dù tôi có đang trong tình cảnh nào tôi vẫn luôn tỉnh thức và tỉnh giác. Điều đó có nghĩa là tôi đã có được ít nhiều Giáo Pháp trong tâm tôi. Tâm tôi đã tỏ sáng và tôi nhận biết được nhiều thứ. Tôi trải nghiệm niềm khoan khoái và hạnh phúc trong cách sống tu hành của mình.

To put it simply, I felt I was different from others. I was a fully grown, normal man, but I could live in the forest like this. I didn't have any regrets or see any loss in it. When I saw others having families, I thought that was truly regrettable. I looked around and thought, how many people can live like this? I came to have real faith and trust in the path of practice I had chosen and this faith has supported me right up to the present.

Nói đơn giản hơn, tôi cảm thấy mình khác người khác. Tôi thấy mình trưởng thành, một người bình thường nhưng có thể sống trong rừng như vậy. Tôi chẳng có chút tiếc nuối hay thấy mình bị thua thiệt hơn người chút nào hết. Khi tôi nhìn thấy cảnh những người khác sống gia đình, tôi nghĩ đó là điều đáng tiếc. Tôi nhìn quanh và tự hỏi không biết có bao nhiêu người có gia đình bận rộn mà có thể tu hành được? Tôi nghĩ rất hiếm! Từ đó, tôi đi đến có được một lòng tin và niềm tin tưởng vào con đường xuất gia tu tập mà tôi đã chọn. Và chính niềm tin đó đã hỗ trợ tôi cho đến tận bây giờ.

In the early days of Wat Pah Pong, I had four or five monks living here with me. We experienced a lot of difficulties. From what I can see now, most of us Buddhists are pretty deficient in our practice. These days, when you walk into a monastery you only see the kutis (monks' dwellings), the temple hall, the monastery grounds and the monks. But as to what is really the heart of the Buddha's way (Buddhasāsanā), you won't find that. I've spoken about this often; it's a cause for sadness.

Hồi mới đầu ở chùa Wat Pah Pong này, tôi chỉ có bốn, năm Tỳ kheo sống tu cùng với tôi. Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Giờ nhìn lại tôi thấy rằng, hầu hết những Phật tử chúng ta đều thiếu hụt về thực hành. Đến thời bây giờ cũng vậy, khi quý vị bước đến một ngôi chùa hay thiền viện, quý vị chỉ thấy những kuti (chòi, cốc), thấy có thiền đường, thấy có điện thờ, vườn chùa và đầy những tu sĩ. Thấy vậy nhưng không thấy cái gì là cốt lõi của đạo Phật (Buddha-sāsanā), quý vị không tìm thấy nó. Thời bây giờ ngay cả trong chùa cũng khó tìm thấy người tu tập nhiệt thành, khó tìm thấy những bậc chân tu. Tôi thường nói về điều này; đó chính là lý do đáng buồn.

In the past I had one Dhamma companion who became more interested in study than in practice. He pursued the Pāli and abhidhamma studies, going to live in Bangkok after a while, and last year he finally completed his studies and received a certificate and titles commensurate with his learning. So now he has a brand name. Here, I don't have any brand name. I studied outside the models, contemplating things and practicing, thinking and practicing. So I didn't get the brand label like the others. In this monastery we had ordinary monks, people who didn't have a lot of learning but who were determined to practice.

Ngày trước tôi cũng có một đạo hữu, thầy ấy thích nghiên cứu kinh điển hơn là thực hành. Thầy ấy học thông thạo kinh điển Pali và cả phần Vi Diệu Pháp (abhidhamma). Thầy ấy bỏ lên thủ đô Bangkok theo con đường hàn lâm chính quy, năm ngoái thầy ấy học xong và nhận nhiều bằng cấp chứng chỉ cho học vị của mình. Do vậy thầy ấy có tên tuổi, có 'thương hiệu'. Còn tôi tu ở vùng xa vùng sâu này chẳng có học vị hay 'thương hiệu' nào hết. Tôi tự học 'ngoài luồng', quán xét mọi thứ và thực hành, suy xét và thực hành. Người tu như tôi chẳng có thương hiệu nhãn hiệu nào hết. Trong chùa này, chúng ta có rất nhiều tu sĩ không học nhiều kinh điển nhưng họ đã tận tâm tu tập rất nhiệt thành.

I originally came to this place at the invitation of my mother. She was the one who had cared for me and supported me since my birth, but I hadn't yet gotten an opportunity to repay her kindness, so I thought this would be the way to do that, coming here to Wat Pah Pong. I had some connection with this place. When I was a child, I remember hearing my father say that Ajahn Sao came to stay here. My father went to hear the Dhamma from him. I was a child, but the memory stayed with me; it stuck in my mind always.

Ngày xưa lần đầu tôi đến chùa này, tôi đã đi theo lời mời gọi của chính mẹ tôi. Bà là người chăm sóc và dưỡng dục tôi từ khi mới sinh ra, nhưng tôi đã chưa có cơ hội nào trả hơn trả hiếu cho mẹ cha; do vậy tôi nghĩ đi tu là một cách để trả hiếu cho cha mẹ, và do vậy tôi đã đến chùa Wat Pah Pong này. Tôi đã có mối liên hệ kết nối với cái chùa này từ lúc đó. Tôi nhớ khi còn nhỏ, tôi thường nghe cha tôi nói về sư ông Ajahn Sao11 đã đến sống tu ở đây. Cha tôi có đến nghe sư ông giảng pháp. Lúc đó tôi còn nhỏ xíu, nhưng chuyện đó đã ăn sâu trong trí nhớ tôi.

My father was never ordained, but he told me how he went to pay respects to this meditation monk. It was the first time he saw a monk eating out of his bowl, putting everything together in the one almsbowl - rice, curry, sweet, fish, everything. He'd never seen such a thing, and it made him wonder what kind of monk this might be. He told me about this when I was a little child; that was a meditation monk.

Cha tôi không phải người xuất gia, nhưng ông luôn khuyên tôi phải nên đến chùa tôn kính những vị tu sĩ tu thiền. Lần đầu tiên cha tôi nhìn thấy một tu sĩ ăn cơm, vị tu sĩ bỏ tất cả mọi thứ thức ăn—cơm, cà ri, chè ngọt, đủ thứ loại mà người ta cho—vào trong một bình bát để ăn. Lần đầu tiên cha tôi thấy vậy và ông ngạc nhiên tự hỏi không hiểu vị tu sĩ đó thuộc loại tăng gì mà ăn uống kiểu đó. Cha tôi kể lại chuyện đó lúc tôi còn nhỏ: đó là một vị tăng tu thiền.

Then he told me about getting Dhamma teachings from Ajahn Sao. It wasn't the ordinary way of teaching; he just spoke what was on his mind. That was the practice monk who came to stay here once. So when I went off to practice myself, I always retained some special feeling about this. When I would think back to my home village, I always thought about this forest. Then, when the time came to return to this area, I came to stay here.

I invited one high-ranking monk from Piboon district to come stay here too. But he said he couldn't. He came for a while and said, ''This is not my place.'' He told this to the local people. Another Ajahn came to stay here for a while and left. But I remained.

Rồi cha tôi có nói tôi nghe mấy giáo lý mà ông học được từ sư ông Ajahn Sao. Cách dạy của sư Ajahn Sao rất khác thường; sư ông chỉ nói những gì có từ trong tâm của ông, sư không nói về giáo lý, giáo khoa. Đó là một vị tăng chỉ biết tu tập thực hành, ông đã từng đến sống tu ở chùa này. Vì vậy, khi tôi đi đến đâu để tự tu tập một mình tôi cũng luôn đạt được một số cảm nhận đặc biệt trong tâm về cách dạy đó. Thời tôi đi tu ở nhiều nơi xa, mỗi khi tôi nghĩ về làng quê tôi luôn nhớ về vùng rừng núi này. Rồi cũng đến lúc, khi đến lúc phải quay về vùng quê này, tôi đã về sống tu ở đây luôn.

Lúc đó tôi có mời một vị cao tăng trên quận về đây để tu. Thầy ấy đến ở mấy bữa rồi nói: ''Đây không phải nơi của tôi''. Ổng nói với những dân làng như vậy. Một sư thầy (Ajahn) khác cũng tới ở được ít lâu rồi cũng bỏ đi. Chỉ có tôi là trụ lại đây đến giờ.

In those days this forest was really remote. It was far from everything and living here was very hard. There were mango trees the villagers had planted here and the fruit often ripened and went bad. Yams were growing here too and they would just rot on the ground. But I wouldn't dare to take any of it. The forest was really dense. When you arrived here with your bowl, there wouldn't be any place to put it down. I had to ask the villagers to clear some spaces in the forest. It was a forest that people didn't dare enter - they were very afraid of this place.

Thời đó vùng rừng núi này rất xa xôi. Nó cách xa mọi nơi khác và đời sống lúc đó rất khó khăn. Có nhiều xoài được trồng trong rẫy gần bên, trái cứ chín rục và rụng xuống đất. Họ cũng trồng khoai sọ ở gần đây, nhưng củ lớn lên rồi cũng thúi rục dưới đất. Tôi không dám đụng vào thứ gì không được cho, mặc dù rất thiếu thốn thức ăn. Thời đó rừng cây ở đây còn dày đặc cây cỏ. Khi mới đến đây, bưng bát cơm mà cũng không có chỗ trống để đặt xuống. Tôi phải nhờ mấy người dân làng phát quang cho vài chỗ trống. Lúc đó còn là rừng rậm nên chẳng mấy ai dám đến vô thăm—ai cũng rất sợ chỗ rừng núi hoang vu này.

Nobody really knew what I was doing here. People didn't understand the life of a meditation monk. I stayed here like this for a couple of years and then the first few monk disciples followed me here.

We lived very simply and quietly in those days. We got sick with malaria, all of us nearly dying. But we never went to a hospital. We already had our safe refuge, relying on the spiritual power of the Lord Buddha and his teachings. At night it would be completely silent. Nobody ever came in here. The only sound you heard was the sound of the insects. The kutis were far apart in the forest.

Không ai biết được tôi đang làm gì ở đây lúc đó. Người dân ít biết về đời sống của một người tu thiền. Tôi cứ ở tu trong rừng được vài năm, sau đó mới có một vị đệ tử theo sống tu với tôi trong này.

Ngày đó chúng tôi sống giản dị và yên lặng. Chúng tôi bị sốt rét và tất cả đều sắp chết. Nhưng chúng tôi không bao giờ chạy ra nhà thương. Chúng tôi đã có nơi nương tựa thực sự rồi, chúng tôi dựa vào sức mạnh tâm linh về Phật và Pháp. Ban đêm ở đây hoàn toàn vắng lặng. Không một ai đến đây. Thứ âm thanh duy nhất ta có thể nghe là tiếng côn trùng. Mấy cái chòi (kuti, cốc) thì ở khuất sâu trong rừng.

One night, about nine o'clock, I heard someone walking out of the forest. One monk was extremely ill with fever and was afraid he would die. He didn't want to die alone in the forest. I said, ''That's good. Let's try to find someone who isn't ill to watch the one who is; how can one sick person take care of another?'' That was about it. We didn't have medicine.

Một buổi tối khoảng 9 giờ, tôi nghe tiếng người đi ra từ trong rừng cây. Chúng tôi đều bị sốt rét, trong số đó có một tu sĩ bị rất nặng, sốt rất cao và đang sợ chết. Thầy ấy không muốn chết một mình trong rừng. Cũng tốt thôi, hãy tìm người không bị bệnh ở gần để người ấy chăm sóc người bị bệnh. Vậy đó. Chúng ta chẳng có thuốc men gì.

We had borapet (an extremely bitter medicinal vine). We boiled it to drink. When we talked about ''preparing a hot drink'' in the afternoon, we didn't have to think much about it; it only meant borapet. Everyone had fever and everyone drank borapet. We didn't have anything else and we didn't request anything of anyone. If any monks got really sick, I told them, ''Don't be afraid. Don't worry. If you die, I'll cremate you myself. I'll cremate you right here in the monastery. You won't need to go anywhere else.'' This is how I dealt with it. Speaking like this gave them strength of mind. There was a lot of fear to deal with.

Chúng tôi có borapet (loại thuốc ký ninh rất đắng). Chúng tôi nấu sôi nó để uống. Mọi người đều uống thứ này. Tôi đã nói với họ rằng: "Đừng sợ. Đừng có lo. Nếu các thầy chết, tôi sẽ tự tay thiêu xác các thầy. Tôi sẽ thiêu xác ngay trong chùa này. Xác của quý thầy không cần phải mang đi đâu cả". Chỉ bằng cách nói như vậy, tôi đã làm tâm của họ mạnh mẽ lên. (Ngoài cái xác bệnh tật và chết đi, chẳng còn gì để đáng lo hay sợ sệt nữa).

Conditions were pretty rough. The lay people didn't know much. They would bring us plah rah (fermented fish, a staple of the local diet), but it was made with raw fish, so we didn't eat it; I would stir it and take a good look at it to see what it was made from and just leave it sitting there.

Điều kiện sống lúc đó thiệt khó khăn. Những Phật tử tại gia cũng không hiểu nhiều. Họ mang đến cho mấy món mắm địa phương (plah rah), nhưng nó làm từ cá sống nên chúng tôi không ăn, chúng tôi đói nhưng không ăn vì sợ phạm vào giới luật.

Things were very hard then and we don't have those kinds of conditions these days - nobody knows about it. But there is some legacy remaining in the practice we have now, in the monks from those days who are still here. After the rains retreat, we could go tudong (wandering) right here within the monastery. We went and sat deep in the quiet of the forest. From time to time we would gather, I would give some teaching and then everyone returned into the forest to continue meditating, walking and sitting. We practiced like this in the dry season; we didn't need to go wandering in search of forests to practice in because we had the right conditions here. We maintained the tudong practices right here.

Lúc đó cái gì cũng hiếm khó, đâu có được những điều kiện như thời bây giờ - chẳng ai biết thời đó đói khổ đến mức nào. Nhưng chính nhờ đó mà giờ ở đây mới có một di sản, di sản về tu tập thực hành, di sản đó đã được thiết lập ở đây bởi những tu sĩ từ thời khổ cực đó. Sau những kỳ An Cư Mùa Mưa, chúng tôi bắt đầu đi tu đây đó trong rừng theo truyền thống tudong (tu du hành) ở quanh khu vực chùa này. Chúng tôi không trụ trong khu vực chùa mà vô tận trong rừng sâu tìm chỗ im lặng để ngồi tu. Dần dần số tu sĩ cũng khá hơn, tôi lấy kinh nghiệm chỉ dạy ít nhiều cho mấy sư đệ và sau đó họ tự mình quay vô rừng để tiếp tục thực tập việc ngồi thiền, đi thiền. Chúng tôi tu tập như vậy trong mùa khô; chúng tôi không cần phải đi bộ tới các miền xa để tìm rừng núi để tu, bởi chúng tôi đang ở ngay trong rừng, gần sát bên rừng sâu. Chúng tôi thực hiện những bài tu tập của lối tu du hành (tudong) ngay tại vùng này.

Now, after the rains everyone wants to take off somewhere. The result is usually that their practice gets interrupted. It's important to keep at it steadily and sincerely so that you come to know your defilements. This way of practice is something good and authentic. In the past it was much harder. It's like the saying that we practice to no longer be a person: the person should die in order to become a monk. We adhered to the Vinaya strictly and everyone had a real sense of shame about their actions. When doing chores, hauling water or sweeping the grounds, you didn't hear monks talking. During bowl washing, it was completely silent. Now, some days I have to send someone to tell them to stop talking and find out what all the commotion is about. I wonder if they're boxing out there; the noise is so loud I can't imagine what's going on. So again and again I have to forbid them to chat.

Còn đến thời bây giờ, sau kỳ An Cư mọi người đều muốn tỏa đi khắp nơi. Kết quả là việc tu tập của họ thường không được liên tục. Điều quan trọng là phải duy trì tu tập một cách đều đặn và tận tâm nhờ đó quý vị mới nhìn thấy được những ô nhiễm của mình. Cách tu như vậy mới là thực tốt và uyên nguyên. Hồi xưa điều kiện tu hành khó hơn nhiều. Hồi đó giống tu khổ đến mức như không còn là người: giống như phải chịu khổ đến chết mới trở thành một Tỳ kheo đích thực vậy. Hồi đó chúng tôi kiêng giữ Giới Luật (Vinaya) một cách nghiêm ngặt và mọi người đều cảm thấy xấu hỗ về những hành động phạm giới của mình. Khi làm những việc lặt vặt trong chùa, khi kéo nước, khi lau nhà, quý vị không nghe các tăng nói chuyện gì cả. Tất cả đều im lặng. Khi đang rửa chén cũng hoàn toàn im lặng. Còn bây giờ nhiều lúc tôi phải nhờ một thầy tới nhắc nhở các thầy khác phải giữ im lặng khi đang làm đang ăn và coi thử họ nói năng liên tục vì chuyện gì. Nhiều lúc tôi nghe như họ đang đánh nhau ngoài đó; tiếng nói ồn ào không thể tưởng tượng chuyện gì đang xảy ra. Không còn gì là cái chùa nữa. Do vậy, tôi cứ phải liên tục nhắc nhở và cấm họ nói chuyện, tán gẫu.

I don't know what they need to talk about. When they've eaten their fill they become heedless because of the pleasure they feel. I keep on saying, ''When you come back from almsround, don't talk!'' If someone asks why you don't want to talk, tell them, ''My hearing is bad.'' Otherwise it becomes like a pack of barking dogs. Chattering brings about emotions, and you can even end up in a fistfight, especially at that time of day when everyone is hungry - the dogs are hungry and defilements are active.

Tôi không hiểu họ cần nói về chuyện gì. Đến khi họ ăn no thì họ trở nên thất niệm bởi họ đang cảm giác khoái sướng vì được ăn no. Tôi vẫn luôn nói họ: ''Sau khi khất thực về đến chùa, không được nói chuyện!''. Nếu có ai hỏi sao anh không thích nghe tôi nói, cứ nói người đó là tai mình bị điếc, nghe không được. Người này phải nhắc người kia như vậy, nếu không cả chùa trở thành như một đàn chó. Nói chuyện qua lại sẽ phát sinh nhiều cảm xúc này nọ, không chừng sẽ đi đến cải lộn và đánh nhau như ở ngoài đời; nhất là lúc đang đói khát chưa ăn, chó thường cắn xé nhau dữ lắm; lúc đói khát con người cũng lòi nhiều tính ô nhiễm. Vậy nên sau khi khất thực về đến chùa mọi người nên im lặng và ăn trong im lặng, không nói chuyện.

This is what I've noticed. People don't enter the practice wholeheartedly. I've seen it changing over the years. Those who trained in the past got some results and can take care of themselves, but now hearing about the difficulties would scare people away. It's too hard to conceive of. If you make things easy then everyone is interested, but what's the point? The reason we were able to realize some benefit in the past is that everyone trained together wholeheartedly.

Đây là điều tôi đã để ý: mọi người không nhập tâm vào việc tu một cách tận tâm. Những người tu tập vào thời khổ cực ngày xưa đã đạt được nhiều kết quả và giờ họ có thể tự thân tu tập và tự lo cho bản thân mình. Nhưng những người sau này khi nghe kể lại người xưa khổ cực mà tu như vậy, thì họ thấy sợ. Nhiều khi tôi kể chuyện tu ngày trước có thể làm nhiều người sợ tu. Họ khó mà tưởng tượng được. Nếu tôi chỉ kể những chuyện dễ dàng dễ tu thì ai cũng khoái, nhưng làm vậy để làm gì? Nếu đi tu mà chọn cách dễ tu thì tu để làm gì? Còn ở đây, chúng ta nhận thấy được những ích lợi mà người tu đi trước đã tu và đạt được là lý do để chúng ta phấn đấu tu tập tận tâm để được như họ.

The monks who lived here then really practiced endurance to the utmost. We saw things through together, from the beginning to the end. They have some understanding about the practice. After several years of practicing together, I thought it would be appropriate to send them out to their home villages to establish monasteries.

Những tu sĩ thời trước sống tu ở đây họ đã tu tập sự chịu khó chịu khổ đến mức cao nhất. Chúng ta nên nhìn nhận cả một quá trình từ đầu tới cuối để tạo ra di sản tu hành thực sự ở nơi chùa này. Những người đó đã tu và hiểu biết được cách tu tập. Bởi vậy tôi đã nghĩ, sau nhiều năm tu tập với nhau, tôi có thể gửi các thầy ấy quay về mở chùa dạy tu ở những nơi làng quê của họ.

Those of you who came later can't really imagine what it was like for us then. I don't know who to talk to about it. The practice was extremely strict. Patience and endurance were the most important things we lived by. No one complained about the conditions. If we only had plain rice to eat, no one complained. We ate in complete silence, never discussing whether or not the food was tasty. Borapet was what we had for our hot drink.

Các thầy mới tới sau này không thể tưởng tượng cảnh tu cơ cực thời đó. Tôi không biết phải kể cho ai mới hiểu về cảnh khổ thời đó. Đã khổ cực nhưng sự tu tập thì cực kỳ nghiêm ngặt. Sự kiên nhẫn và chịu đựng là điều quan trọng nhất để sống tu lúc đó. Vậy mà chẳng ai lên tiếng than van về sự khổ cực đó. Nếu chỉ có một chén cơm không, chúng tôi vẫn ăn vui vẻ. Chúng tôi ngồi ăn trong im lặng hoàn toàn, chưa bao giờ nói hay thậm chí mở miệng khen cơm ngon hay canh ngon. Nước ký ninh (borapet) là thứ chúng tôi dùng để uống thay trà.

One of the monks went to central Thailand and drank coffee there. Someone offered him some to bring back here. So we had coffee once. But there was no sugar to put in it. No one complained about that. Where would we get sugar? So we could say we really drank coffee, without any sugar to sweeten the taste. We depended on others to support us and we wanted to be people who were easy to support, so of course we didn't make requests of anyone. Like that, we were continually doing without things and enduring whatever conditions we found ourselves in.

Hồi đó có một thầy đi xuống miền Trung Thái Lan và uống cà phê ở đó. Ai đó tặng cho thầy cà phê đem về. Chúng tôi có cà phê để uống, nhưng lúc đó lại không có đường. Vậy là chúng tôi uống cà phê đắng không, cũng không ai phàn nàn về điều đó. Chúng tôi nói rằng chúng tôi đã uống cà phê nguyên nhất của nó, không có tí đường. Chúng tôi sống dựa vào những người giúp đỡ chúng tôi có miếng ăn để nuôi thân tu hành, vì vậy chúng tôi cũng muốn chúng tôi là những người dễ dàng để họ dễ giúp; cho cái gì ăn cũng được, không làm khó thí chủ. Và dĩ nhiên chúng tôi không hề được đòi hỏi bất cứ điều gì từ thí chủ. Chúng tôi cứ tu tập mặc dù không có đủ thứ gì và chúng tôi chịu đựng được những điều kiện mà chúng tôi đang có lúc đó.

One year the lay supporters Mr. Puang and Mrs. Daeng came to be ordained here. They were from the city and had never lived like this, doing without things, enduring hardship, eating as we do, practicing under the guidance of an Ajahn and performing the duties outlined in the rules of training. But they heard about their nephew living here so they decided to come and be ordained. As soon as they were ordained, a friend was bringing them coffee and sugar. They were living in the forest to practice meditation, but they had the habit of getting up early in the morning and making milk coffee to drink before doing anything else. So they stocked their kutis full of sugar and coffee. But here, we would have our morning chanting and meditation, then immediately the monks would prepare to go for alms, so they didn't have a chance to make coffee. After a while it started to sink in. Mr. Puang would pace back and forth, thinking what to do. He didn't have anywhere to make his coffee and no one was coming to make it and offer it to him, so he ended up bringing it all to the monastery kitchen and leaving it there.

Một năm nọ, những người ủng hộ cư sĩ là ông Puang và bà Daeng đã xuất gia ở đây. Họ đến từ thành phố và chưa bao giờ sống như thế này, ngoài những gì đang làm, chịu đựng khó khăn, ăn uống như chúng ta, thực hành dưới sự hướng dẫn của một Ajahn và thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong các quy tắc đào tạo. Nhưng họ nghe nói về cháu trai của họ sống ở đây nên họ quyết định đến và được xuất gia. Ngay sau khi họ xuất gia, một người bạn đã mang cà phê và đường đến cho họ. Họ sống trong rừng để tập thiền, nhưng họ có thói quen dậy sớm vào buổi sáng và pha cà phê sữa để uống trước khi làm bất cứ điều gì khác. Vì vậy, họ dự trữ kutis của họ đầy đường và cà phê. Nhưng ở đây, chúng tôi sẽ tụng kinh và thiền định buổi sáng, sau đó ngay lập tức các nhà sư sẽ chuẩn bị đi khất thực, vì vậy họ không có cơ hội pha cà phê. Sau một thời gian nó bắt đầu chìm vào. Ông Phổ đi tới đi lui, suy nghĩ phải làm sao.Ông không có nơi nào để pha cà phê và không có ai đến pha cà phê và dâng cho ông, vì vậy cuối cùng ông đã mang tất cả đến nhà bếp của tu viện và để nó ở đó.

Coming to stay here, actually seeing the conditions in the monastery and the way of life of meditation monks, really got him down. An elderly man, he was an important relative to me. That same year he disrobed; it was appropriate for him, since his affairs were not yet settled.

Một người họ hàng quan trọng của tôi lúc đó cũng đến tu. Nhìn thấy những điều kiện sống trong vùng này và cách sống của các Tỳ kheo thời đó, ông ấy rất nản lòng. Năm đó ông ấy cũng bỏ y và hoàn tục, vì khổ quá ổng chịu không nỗi. Nhưng hoàn tục là điều đúng với ông ấy, bởi ông ấy còn nhiều chuyện trần đời chưa bỏ hết được.

After that we first got ice here. We saw some sugar once in a while too. Mrs. Daeng had gone to Bangkok. When she talked about the way we lived, she would start crying. People who hadn't seen the life of meditation monks had no idea what it was like. Eating once a day, was that making progress or falling behind? I don't know what to call it.

Sau này chúng tôi mới có nước đá ở đây. Chúng tôi cũng bắt đầu thấy có ít đường ăn. Một người đến tu ở đây tên cô Daeng. Cô ấy xuống Bangkok và kể về đời sống của chúng tôi ở đây mà như muốn khóc. Nhiều người chưa hề biết cuộc sống của những người tu thiền là ra sao. Ăn một bữa một ngày, không biết chế độ ăn uống như vậy là tiến bộ hay đi lùi? Tôi không biết gọi là gì.

On almsround, people would make little packages of chili sauce to put in our bowls in addition to the rice. Whatever we got we would bring it back, share it out and eat. Whether we had different items that people liked or whether the food was tasty or not was never something we discussed; we just ate to be full and that was it. It was really simple. There were no plates or bowls - everything went into the almsbowl.

Khi đi khất thực, dân làng thường gói thêm một gói muối ớt nhét vô trong chỗ cơm họ cho. Chúng tôi nhận được gì thì đem về cùng chia nhau ăn. Dù đồ ăn có ngon hay dở, hợp hay không hợp, dễ nhìn hay khó nhìn, chúng tôi không nghĩ bàn gì về nó; chúng tôi chỉ biết ăn cho no. Ăn uống thì giản đơn như vậy. Cũng không có dĩa hay chén—mọi thứ đều nhận vào bình bát khất thực và ăn từ bình bát.

Nobody came here to visit. At night everyone went to their kutis to practice. Even dogs couldn't bear to stay here. The kutis were far apart and far from the meeting place. After everything was done at the end of the day, we separated and entered the forest to go to our kutis. That made the dogs afraid they wouldn't have any safe place to stay. So they would follow the monks into the forest, but when they went up into their kutis, the dogs would be left alone and felt afraid, so they would try to follow another monk, but that monk would also disappear into his kuti.

Lúc đó chẳng ai đến thăm nơi này. Đến tối mọi người tự đi về chòi của mình để tu tập. Ngay cả chó sống ở đây cũng không nỗi. Những cái chòi (cốc, kuti) thì ở cách xa nhau trong rừng, cách xa chỗ chúng tôi ngồi họp mặt hàng ngày. Cuối ngày, khi một ngày đã xong, mỗi người tự đi về chòi của mình trong rừng. Mấy con chó cũng không dám ở đây, vì chúng sẽ thấy quá hẻo lánh và không an toàn, cho nên chúng lẻo đẻo đi theo mấy vị Tỳ kheo đi vào trong rừng. Nhưng vào trong rừng mấy vị Tỳ kheo lại biến mất vào trong chòi, nên mấy con chó cũng bị bỏ rơi; chúng lại chạy theo vị Tỳ kheo khác, nhưng cũng lại bị bỏ rơi sau khi vị ấy biến mất vào trong cái chòi nhỏ bé của mình trong rừng tối.

So even dogs couldn't live here - this was our life of practicing meditation. I thought about this sometimes: even the dogs can't bear it, but still we live here! Pretty extreme. It made me a little melancholy too.

Vậy đó, ngay cả chó cũng không sống nỗi ở đây—đó là cảnh sống tu thiền của chúng tôi thời đó. Nhiều lúc tôi nghĩ: chó còn sống không nỗi, nhưng chúng tôi phải sống được! Quá xá cực. Nhiều lúc nghĩ vậy tôi cũng thấy hơi buồn tủi.

All kinds of obstacles we lived with fever, but we faced death and we all survived. Beyond facing death we had to live with difficult conditions such as poor food. But it was never a concern. When I look back to that time compared to the conditions we have now, they are so far apart.

Chúng tôi sống chung với bệnh sốt rét nguy hiểm, chúng tôi đối mặt với cái chết, nhưng tất cả chúng tôi đều sống sót. Bên cạnh việc đối diện với cái chết, chúng tôi sống với đủ thứ điều kiện khắc nghiệt, khó khăn, ví dụ như thức ăn nghèo nàn, dường như chẳng có gì. Nhưng nghèo khó không phải là mối lo âu của chúng tôi. Khi nghĩ lại thời đó và nhìn những điều kiện sống trong chùa bây giờ, mọi thứ khác quá xa.

Before, we never had bowls or plates. Everything was put together in the almsbowl. Now that can't be done. So if one hundred monks are eating, we need five people to wash dishes afterwards. Sometimes they are still washing when it's time for the Dhamma talk. This kind of thing makes for complications. I don't know what to do about it; I'll just leave it to you to use your own wisdom to consider.

Thời đó chúng tôi sống không có chén dĩa gì hết. Mọi thứ đều nhét vào bình bát. Giờ thì khác, trong chùa có một trăm tăng sĩ ăn, chúng tôi cần đến năm người để rửa chén dĩa. Đôi lúc họ rửa cả buổi chưa xong, đến giờ Pháp thoại họ vẫn còn phải ở dưới bếp rửa chén. Việc này cũng tạo ra nhiều phức tạp. Nhưng tôi chẳng biết phải làm gì về điều này; tôi cứ để yên cho mọi người tự mình dùng trí tuệ hiểu biết để suy xét.

It doesn't have an end. Those who like to complain will always find something else to complain about, no matter how good the conditions become. So the result is that the monks have become extremely attached to flavors and aromas. Sometimes I overhear them talking about their ascetic wandering. ''Oh boy, the food is really great there! I went tudong to the south, by the coast, and I ate lots of shrimp! I ate big ocean fish!'' This is what they talk about. When the mind is taken up with such concerns, it's easy to get attached and immersed in desire for food. Uncontrolled minds are roaming about and getting stuck in sights, sounds, smells, tastes, physical sensations and ideas, and practicing Dhamma becomes difficult. It becomes difficult for an Ajahn to teach people to follow the right way, when they are attached to tastes. It's like raising a dog. If you just feed it plain rice, it will grow strong and healthy. But give it some tasty curry on top of its rice for a couple of days and after that it won't look at the plain rice anymore.

Mọi chuyện không bao giờ hết. Những người hay phàn nàn thì luôn luôn có chuyện để than, cho dù điều kiện bây giờ đã quá tốt quá sướng hơn hồi đó. Bây giờ nhiều tu sĩ cực kỳ dính mắc vào mùi hương và mùi vị của thức ăn. Nhiều lúc tôi nghe họ nói về việc đi tu du hành (tudong); họ kể chuyến đi du hành về các vùng miền Nam gần biển, ở đó họ được cúng dường thức ăn nấu rất ngon. Rất nhiều món ngon!. Họ nói vậy đó. Khi tâm dính đến những món ngon như vậy, nó dính chìm trong tham dục ăn uống. Cái tâm không được kiềm chế thường lang thang, lăng xăng và dính theo những thứ cảnh sắc, âm thanh, mùi vị, mùi hương, những cảm nhận tiếp xúc của thân, và những ý nghĩ liên tục này nọ. Lúc đó việc tu hành trở nên khó khăn. Lúc đó các sư thầy cũng khó chỉ dạy họ cách tu tập đúng đắn, bởi tâm họ đang dính nặng theo những món ăn ngon và trần cảnh như vậy. Điều đó giống như việc nuôi một con chó. Chỉ cần cho nó ăn cơm không, nó lớn lên khỏe mạnh. Nhưng nếu bỏ thêm cà ri thơm ngon lên cơm, được vài ngày con chó cũng không nhìn tới cơm trắng nữa. Nó đã ăn dính món cà ri ngon nên nó quên cơm tráng luôn rồi.

Sights, sounds, smells and tastes are the undoing of Dhamma practice. They can cause a lot of harm. If each one of us does not contemplate the use of our four requisites - robes, almsfood, dwelling and medicines - the Buddha's way cannot flourish. You can look and see that however much material progress and development there is in the world, the confusion and suffering of humans increase right along with it. And after it goes on for some time, it's almost impossible to find a solution. Thus I say that when you go to a monastery you see the monks, the temple and the kutis, but you don't see the Buddhasāsana. The sāsana is in decline like this. It's easy to observe.

Những hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị cản trở nhiều cho việc tu tập cái tâm. Chúng có thể gây ra nhiều nguy hại cho việc tu. Nếu chúng ta không biết quán niệm về bốn loại thứ yếu [y phục, bình bát, chỗ ở, và thuốc thang] thì con đường đạo Phật sẽ khó được tu dưỡng trong tâm chúng ta. (Chúng ta phải hiểu rõ và luôn nhớ quán niệm cái ý nghĩa của việc sử dụng bốn thứ thiết yếu đó—theo kinh nói về "Bảy Cách Quán Chiếu").

Quý vị có thể suy xét và nhìn thấy mặc dù con người đã tạo ra rất nhiều tiến bộ về tiện nghi vật chất, nhưng những khổ đau và dục vọng theo đó cũng tăng theo vô vàn. Và những tiến bộ đó có đi đến đâu thì cũng không thể nào mang lại giải pháp tốt lành thực sự cho vấn nạn khổ đau của sự sống con người. Vì vậy tôi thường nói rằng, khi quý vị đến một cái chùa, quý vị chỉ nhìn thấy các tăng sĩ, thấy điện thờ và thấy những thất tu (cốc, chòi, kuti), nhưng các thầy không nhìn thấy Phật Pháp (Buddha-sāsana) ở đó. Đạo pháp (sāsana) của Phật đang suy thoái rồi. Rất dễ nhìn thấy sự suy thoái đó.

The sāsana, meaning the genuine and direct teaching that instructs people to be honest and upright, to have loving-kindness towards each other, has been lost and turmoil and distress are taking its place. Those who went through the years of practice with me in the past have still maintained their diligence, but after twentyfive years here, I see how the practice has become slack. Now people don't dare to push themselves and practice too much. They are afraid. They fear it will be the extreme of self-mortification. In the past we just went for it. Sometimes monks fasted for several days or a week. They wanted to see their minds, to train their minds: if it's stubborn, you whip it. Mind and body work together. When we are not yet skilled in practice, if the body is too fat and comfortable, the mind gets out of control. When a fire starts and the wind blows, it spreads the fire and burns the house down. It's like that. Before, when I talked about eating little, sleeping little and speaking little, the monks understood and took it to heart. But now such talk is likely to be disagreeable to the minds of practitioners. ''We can find our way. Why should we suffer and practice so austerely? It's the extreme of self-mortification; it's not the Buddha's path.'' As soon as anyone talks like this, everyone agrees. They are hungry. So what can I say to them? I keep on trying to correct this attitude, but this is the way it seems to be now.

Chữ sāsana có nghĩa là giáo lý nguyên thủy và trực chỉ của Phật hướng dẫn mọi người tu tập để trở nên chân thật và chánh thẳng, để trở nên từ bi đối với mọi người và chúng sinh khác. Giáo lý đó đã ngày càng mất đi và nhường chỗ cho những động vọng và sầu não trong tâm nhân loại. Những người từng đi tu với tôi trong những năm tháng khó khăn ngày trước, họ đã có được sự siêng năng và nhiệt thành tu tập. Nhưng bây giờ sau hai mươi lăm năm ở đây, tôi thấy sự tu tập của các tăng sĩ là rất ì ạch, lơ là. Thời bây giờ mọi người không dám thúc đẩy và nỗ lực hết mình tu tập. Họ sợ. Họ sợ họ dính vô cực đoan hành xác khổ thân. Ngày trước chúng tôi tu đâu nghĩ đến đó là sự khổ thân hành xác. Đôi khi chúng tôi nhịn ăn mấy ngày hay cả tuần cũng đâu sao.

Hồi đó chúng tôi tu là muốn nhìn thấy cái tâm của mình: nếu nó bướng bỉnh, chúng tôi lấy roi quất nó, răn đe nó, kiểm soát nó. Tâm và thân cùng làm việc với nhau. Khi chúng ta còn chưa được thiện khéo trong tu tập, lúc đó nếu thân ăn no sung sướng thì tâm sẽ không còn được kiểm soát. Khi lửa bắt cháy và gió thổi, nó sẽ cháy bùng lan rộng và đốt cháy nhà cửa. Giống vậy đó. Trước kia tôi khuyên dạy các Tỳ kheo phải nên ăn ít, ngủ ít, và nói ít, họ hiểu rõ lý do và ý nghĩa của sự kiềm chế đó và họ đã đưa giới hạnh đó vào trong tim. Nhưng thời bây giờ những người tu hình như không thích nghe về những giới kiềm chế đó. Họ nói: "Chúng tôi sẽ tìm cách tu. Tại sao chúng tôi phải chịu khổ sở như vậy, tại sao chúng tôi phải tu kiểu kham khổ như vậy? Đó giống như việc hành xác khổ thân; đó không phải là con đường Trung Đạo của Đức Phật". Ngay khi có ai nói như vậy, các thầy tu khác đều hùa theo đồng ý. Họ đúng là đói khát. Vậy thì tôi biết nói gì thêm đây? Tôi đã luôn cố chỉnh sửa cái thái độ đó của các tu sĩ, nhưng hình như bây giờ họ cũng làm vậy thôi.

So all of you, please make your minds strong and firm. Today you have gathered from the different branch monasteries to pay your respects to me as your teacher, to gather as friends in Dhamma, so I am offering some teaching about the path of practice. The practice of respect is a supreme Dhamma. There can be no disharmony, people will not fight and kill each other when there is true respect. Paying respects to a spiritual master, to our preceptors and teachers, causes us to flourish; the Buddha spoke of it as something auspicious.

Vậy đó, tôi mong tất cả các thầy và quý vị hãy cố tu tập để làm cho tâm mình mạnh mẽ và vững chắc. Hôm nay các thầy và quý vị đã tề tựu về đây từ nhiều nơi và nhiều thiền viện khác nhau để chào tôi như một người thầy, các thầy và quý vị đã tề tựu về đây như những đạo hữu, do vậy tôi mới chỉ ra một số giáo lý về con đường tu tập. Việc tu tập tính tôn trọng, biết tôn sự kính huynh, là một pháp cao thượng. Trên đời sẽ không có bất hòa, tranh giành và giết hại nhau nếu ai cũng có lòng tôn trọng lẫn nhau. Tôn kính sư phụ, sư thầy, người thụ giới và hướng dẫn mình tu sẽ làm cho bản thân mình phát triển; trọng thầy mới đáng làm thầy; Phật đã nói hành động đó là một phúc lành cao quý nhất. (Như kinh "Điềm Lành" (Mangala Sutta) đã ghi).

People from the city may like to eat mushrooms. They ask, ''Where do the mushrooms come from?'' Someone tells them, ''They grow in the earth.'' So they pick up a basket and go walking out into the countryside, expecting the mushrooms will be lined up along the side of the road for them to pick. But they walk and walk, climbing hills and trekking through fields, without seeing any mushrooms. A village person has gone picking mushrooms before and knows where to look for them; he knows which part of which forest to go to. But the city folk only have the experience of seeing mushrooms in their plate. They heard they grow in the earth and got the idea that they would be easy to find, but it didn't work out that way.

Người thành thị cũng thường thích ăn nấm. Họ thường hỏi nấm có từ đâu. Và người khác có thể nói họ nấm mọc từ đất. Rồi họ mang rổ và đi ra ngoại thành, nghĩ rằng có thể lấy nấm mọc ở hai bên đường. Nhưng họ cứ đi, đi nữa, lên đồi xuống ruộng, nhưng không thấy nấm đâu. Người dân làng đã đi lấy nấm trước đó. Họ biết nấm mọc ở đâu, ở khu rừng nào. Còn người thành thị thì chỉ có kinh nghiệm nhìn thấy nấm ở trên bàn ăn. Họ chỉ nghe nói nấm mọc trên đất và đi tìm, nhưng không tìm thấy nấm.

Training the mind in samādhi is like this. We get the idea it will be easy. But when we sit, our legs hurt, our back hurts, we feel tired, we get hot and itchy. Then we start to feel discouraged, thinking that samādhi is as far away from us as the sky from the earth. We don't know what to do and become overwhelmed by the difficulties. But if we can receive some training, it will get easier little by little.

Tu tập sự định tâm (samadhi) cũng giống như vậy. Chúng ta nghĩ rằng nó dễ làm. Nhưng khi ngồi thiền, chân bị đau, lưng nhức mỏi, ta cảm thấy mệt, nóng nực và ngứa ngáy. Rồi ta thấy nản chí, nghĩ rằng thiền định là điều xa vời, như chuyện trên trời trên mây vậy. Ta chẳng biết làm gì nữa và trong đầu toàn thấy những khó khăn. Nhưng nếu ta được chỉ dẫn thì có thể sẽ dễ dàng hơn.

So you who come here to practice samādhi feel it's difficult. I had my troubles with it, too. I trained with an Ajahn, and when we were sitting I'd open my eyes to look: ''Oh! Is Ajahn ready to stop yet?'' I'd close my eyes again and try to bear a little longer. I felt like it was going to kill me and I kept opening my eyes, but he looked so comfortable sitting there. One hour, two hours, I would be in agony but the Ajahn didn't move. So after a while I got to fear the sittings. When it was time to practice samādhi, I'd feel afraid.

When we are new to it, training in samādhi is difficult. Anything is difficult when we don't know how to do it. This is our obstacle. But training at it, this can change. That which is good can eventually overcome and surpass that which is not good. We tend to become fainthearted as we struggle - this is a normal reaction and we all go through it. So it's important to train for some time. It's like making a path through the forest. At first it's rough going, with a lot of obstructions, but returning to it again and again, we clear the way. After some time we have removed the branches and stumps, and the ground becomes firm and smooth from being walked on repeatedly. Then we have a good path for walking through the forest.

Khi mới bắt đầu, tu tập thiền định là việc khó. Bất cứ việc gì cũng đều khó nếu ta không biết cách làm. Nhưng nếu chịu tập luyện thì sẽ có thay đổi. Việc gì hữu ích thì cũng đáng làm hơn những thứ vô ích. Chúng ta thường sợ phấn đấu—đó là thói thường, và chúng ta cần phải vượt qua nó. Do vậy, sự học tu và tập luyện một thời gian là điều cần thiết. Cũng giống như mở một con đường băng qua rừng rậm. Lúc đầu thật khó khăn, gặp nhiều chướng ngại, vật cản. Nhưng cứ quay lại làm tiếp, phát hoang, chặt bỏ cây cối, di dời đá núi, đắp đường, làm cầu...dần dần người ta sẽ mở ra được con đường. Đó cũng giống như cách tu tập cái tâm. Cứ tu tập kiên trì, tâm sẽ được phát quang, phát sáng. Đức Phật và các vị đại đệ tử ngày xưa cũng là những người bình thường, nhưng họ đã tu tập bản thân để tiến triển đến những tầng giác ngộ. Họ làm được nhờ tu tập, luyện tập.

This is what it's like when we train the mind. Keeping at it, the mind becomes illumined. For example, we country people grow up eating rice and fish. Then when we come to learn Dhamma we are told to refrain from harming: we should not kill living creatures. What can we do then? We feel we are really in a bind. Our market is in the fields. If the teachers are telling us not to kill, we won't eat. Just this much and we are at our wits' ends. How will we feed ourselves? There doesn't seem to be any way for us rural people. Our marketplace is the field and the forest. We have to catch animals and kill them in order to eat.

Điều đó giống như việc tu tập cái tâm. Cứ liên tục tu tập, duy trì tu tập, rồi đến lúc cái tâm sẽ bừng sáng. Ví dụ như người dân làng từ nhỏ đến lớn mỗi ngày thường ăn cơm với cá. Khi họ tới học Phật Pháp, họ được dạy đừng sát sinh, giết hại: chúng ta không nên giết hại chúng sinh nào. Nghe vậy người dân không biết phải làm gì. Họ cảm thấy bị bó buộc. Chợ chính là nơi đồng ruộng ao hồ để họ bắt cá bắt tôm về ăn. Giờ mấy ông sư thầy lại nói đừng bắt giết vật sống, đừng giết chúng ăn thịt. Vậy chúng ta phải làm gì, nếu chúng ta nghe theo mấy ông thầy thì lấy gì mà ăn?. Mới bấy nhiêu đã thấy bí đường. Đối với dân thường chúng ta hình như chẳng có đường nào để tu hết. Chợ thức ăn chính là ao hồ rừng núi, không bắt cá tôm hay con vật nào làm thức ăn thì ta lấy gì ăn.

I've been trying to teach people ways to deal with this issue for many years. It's like this: farmers eat rice. For the most part, people who work in the fields grow and eat rice. So what about a tailor in town? Does he eat sewing machines? Does he eat cloth? Let's just consider this first. You are a farmer so you eat rice. If someone offers you another job, will you refuse, saying, ''I can't do it - I won't have rice to eat''?

Tôi đã cố khuyên dạy mọi người những cách để giải quyết vấn đề chỗ này. Là như vầy: nông dân thì ăn cơm. Nhiều vùng nông thôn người trồng nông thì ăn cơm. Vậy ở thành thị thì thợ may ăn gì, ăn máy may luôn hả? Hay ăn vải? Phải suy xét về điều này trước. Nếu mình là nông dân thì mình ăn cơm, ăn trái cây. Nếu có ai kêu mình làm nghề khác, mình trả lời là không, làm nghề khác không cớ cơm cà trái cây để ăn.

Matches that you use in your home - are you able to make them? You can't; so how do you come to have matches? Is it only the case that those who can make matches have matches to use? What about the bowls you eat from? Here in the villages, does anyone know how to make them? But do people have them in their houses? So where do you get them from?

Nhưng diêm quẹt thì mình đâu làm được, vậy mình phải đi mua, đúng không? Còn những thứ chén dĩa muỗng đũa mình dùng để ăn mình cũng phải đi mua, chứ mình đâu làm được chúng, đúng không?

There are plenty of things we don't know how to make, but still we can earn money to buy them. This is using our intelligence to find a way. In meditation we also need to do this. We find out ways to avoid wrongdoing and practice what is right. Look at the Buddha and his disciples. Once they were ordinary beings, but they developed themselves to progress through the stages of Stream Entry on up to arahant. They did this through training. Gradually wisdom grows. A sense of shame towards wrongdoing comes about.

Rất nhiều thứ chúng ta không làm được, nhưng vẫn có thể mua bằng tiền. Đó là dùng trí khôn để kiếm tiền và mua chúng. Trong việc thiền tập cũng vậy, chúng ta cũng cần biết làm như vậy. Chúng ta tìm những cách để tránh những điều sai xấu và tu tập những điều đúng đắn. Hãy nhìn Phật và các vị đệ tử. Trước kia họ cũng là những người thường như chúng ta, nhưng nhờ biết tìm cách và biết khéo tu tập nên họ đã dần dần nhập lưu vào dòng Thánh Đạo và sau đó trở thành những bậc thánh A-la-hán. Họ làm được nhờ biết tìm cách tu tập khéo léo. Dần dần trí tuệ khởi sinh. Sự xấu hỗ (hiri) và sợ sệt (ottappa) về điều xấu ác (như sát sinh) đã khởi sinh trong tâm họ.

I once taught a sage. He was a lay patron who came to practice and keep precepts on the observance days, but he would still go fishing. I tried to teach him further but couldn't solve this problem. He said he didn't kill fish; they simply came to swallow his hook.

Trước kia tôi có dạy cho một người tu, thực ra ông là một người tại gia đến ở lại thiền viện để học tu thiền và sống giữ tám giới (Bát trai giới) trong những ngày lễ Phật giáo ở chùa Wat Pah Pong, nhưng 'cái tội' là ông vẫn còn thích đi câu cá.

I kept at it, teaching him until he felt some contrition over this. He was ashamed of it, but he kept doing it. Then his rationalization changed. He would put the hook in the water and announce, ''Whichever fish has reached the end of its kamma to be alive, come and eat my hook. If your time has not yet come, do not eat my hook.'' He had changed his excuse, but still the fish came to eat. Finally he started looking at them, their mouths caught on the hook, and he felt some pity. But he still couldn't resolve his mind. ''Well, I told them not to eat the hook if it wasn't time; what can I do if they still come?'' And then he'd think, ''But they are dying because of me.'' He went back and forth on this until finally he could stop.

Tôi đã dạy, đã giải thích cho ông về việc câu cá là không đúng. Ông ta cũng thấy một số điều đúng sai, nhưng lại vẫn đi câu. Tôi lại khuyên, nhưng ông vẫn cứ đi câu. Ông nói rằng ông không giết cá, tại cá đến ăn mồi câu của ông (!). Ông lại biện hộ: "Con cá nào đã hết nghiệp làm cá, hãy đến ăn mồi câu của ta. Con cá nào còn chưa hết nghiệp làm cá, đừng đến ăn câu của ta"(!). Nhưng cá vẫn ăn câu, và ông ta thì biết gì về con cá nào và nghiệp nào. Sau đó, ông bắt đầu nhìn kỹ vào miệng cá cắn câu, chảy máu, ngáp thở, đuối sức, sắp chết, và chết. Ông cảm thấy xót thương cho kẻ bị mình giết hại. Và từ đó ông mới thôi câu cá.

But then there were the frogs. He couldn't bear to stop catching frogs to eat. ''Don't do this!'' I told him. ''Take a good look at them. . . . okay, if you can't stop killing them, I won't forbid you, but please just look at them before you do that.'' So he picked up a frog and looked at it. He looked at its face, its eyes, its legs. ''Oh man, it looks like my child: it has arms and legs. Its eyes are open, it's looking at me.'' He felt hurt. But still he killed them. He looked at each one like this and then killed it, feeling he was doing something bad. His wife was pushing him, saying they wouldn't have anything to eat if he didn't kill frogs.

Nhưng ông ta cũng câu ếch. Ông cứ đi câu ếch về ăn thịt. Tôi đã bảo ông "Đừng làm những việc đó nữa. Nếu không ngừng được, ông hãy nhìn vào con ếch trước khi giết nó". Khi ông nhìn vào con ếch sắp bị giết, ít nhiều ông cũng liên tưởng đến những sinh linh, những sinh vật hữu tình, và chắc lòng từ bi khởi sinh. Khi ông đến tu viện, tôi khuyên dạy ông như vậy, nhưng về nhà thì vợ ông thuyết giảng khác. "Nếu không giết ếch thì không có gì để ăn." Ông cảm thấy khổ đau, sư thầy thì cấm giết, vợ thì bắt phải giết. Đời đúng là khổ.

Finally he couldn't bear it anymore. He would catch them but wouldn't break their legs like before; previously he would break their legs so they couldn't hop away. Still, he couldn't make himself let them go. ''Well, I'm just taking care of them, feeding them here. I'm only raising them; whatever someone else might do, I don't know about that.'' But of course he knew. The others were still killing them for food. After a while he could admit this to himself. ''Well, I've cut my bad kamma by 50 percent anyhow. Someone else does the killing.''

Nhưng sau đó vợ ông cũng nghe theo. Ông đi cày ruộng, hễ gặp cá, ếch ông đều tìm cách thả xuống kênh rạch. Gặp cá bị mắc lưới, ông cũng thả cá ra. Một hôm ông đến chơi nhà người bạn, nhìn thấy trong lu toàn ếch bị nhốt chờ giết thịt. Ông nhìn xung quanh không thấy ai, ông thả hết ra. Vợ người bạn biết ông là người thả nên nói rằng: "Chính thằng cha Từ Bi thả chứ không ai". Nhưng dường như còn sót một con. Người vợ đó giết, sát muối ớt rồi đem đi nướng ăn. Bà nói rằng, từ bi là gì, ai cũng cần phải ăn để sống. Nhìn cảnh đó, ông đã quyết định đi tu luôn.

This was starting to drive him crazy, but he couldn't yet let go. He still kept the frogs at home. He wouldn't break their legs anymore, but his wife would. ''It's my fault. Even if I don't do it, they do it because of me.'' Finally he gave it up altogether. But then his wife was complaining. ''What are we going to do? What should we eat?''

Điều này bắt đầu khiến anh phát điên, nhưng anh vẫn chưa thể buông tay. Anh vẫn giữ ếch ở nhà. Anh ấy sẽ không đánh gãy chân họ nữa, nhưng vợ anh ấy sẽ làm. "Đó là lỗi của tôi. Ngay cả khi tôi không làm điều đó, họ làm điều đó vì tôi". Cuối cùng anh đã từ bỏ nó hoàn toàn. Nhưng rồi vợ anh phàn nàn. "Chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta nên ăn cái gì?"

He was really caught now. When he went to the monastery, the Ajahn lectured him on what he should do. When he returned home, his wife lectured him on what he should do. The Ajahn was telling him to stop doing that and his wife was egging him on to continue doing it. What to do? What a lot of suffering. Born into this world, we have to suffer like this.

Bây giờ anh ta thực sự bị bắt. Khi ngài đến tu viện, ngài Ajahn giảng giải cho ngài về những gì ngài nên làm. Khi ông trở về nhà, vợ ông giảng giải cho ông về những gì ông nên làm. Ajahn đã bảo anh ta ngừng làm điều đó và vợ anh ta đang thúc giục anh ta tiếp tục làm điều đó. Phải làm gì Thật là rất nhiều đau khổ. Sinh ra trong thế giới này, chúng ta phải chịu đựng như thế này.

In the end, his wife had to let go too. So they stopped killing frogs. He worked in his field, tending his buffaloes. Then he got the habit of releasing fish and frogs. When he saw fish caught in nets he would set them free. Once he went to a friend's house and saw some frogs in a pot and he set them free. Then his friend's wife came to prepare dinner. She opened the lid of the pot and saw the frogs were gone. They figured out what had happened. ''It's that guy with the heart of merit.''

Cuối cùng, vợ anh cũng phải buông tay. Vì vậy, họ ngừng giết ếch. Ông làm việc trên cánh đồng của mình, chăm sóc trâu của mình. Sau đó, anh có thói quen thả cá và ếch. Khi thấy cá bị mắc vào lưới, ông sẽ thả chúng tự do. Một lần anh ta đến nhà một người bạn và nhìn thấy một số con ếch trong chậu và anh ta thả chúng tự do. Sau đó, vợ của bạn anh đến để chuẩn bị bữa tối. Cô mở nắp nồi và thấy những con ếch đã biến mất. Họ đã tìm ra những gì đã xảy ra. "Đó là người có tấm lòng công đức."

She did manage to catch one frog and made a chili paste with it. They sat down to eat and as he went to dip his ball of rice in the chili, she said, ''Hey, heart of merit! You shouldn't eat that! It's frog chili paste.''

This was too much. What a lot of grief, just being alive and trying to feed oneself! Thinking about it, he couldn't see any way out. He was already an old man, so he decided to ordain.

Cô ấy đã bắt được một con ếch và làm tương ớt với nó. Họ ngồi xuống ăn và khi anh ta đi nhúng cơm nắm vào ớt, cô ấy nói, ''Này, trái tim công đức! Bạn không nên ăn cái đó! Đó là tương ớt ếch.''

Điều này là quá nhiều. Thật là rất nhiều đau buồn, chỉ cần còn sống và cố gắng nuôi sống bản thân! Nghĩ đến đây, hắn không thấy có lối thoát. Ông đã là một ông già, vì vậy ông quyết định xuất gia.

He prepared the ordination gear, shaved his head and went inside the house. As soon as his wife saw his shaved head, she started crying. He pleaded with her: ''Since I was born, I haven't had the chance to be ordained. Please give me your blessing to do this. I want to be ordained, but I will disrobe and return home again.'' So his wife relented.

Ngài chuẩn bị dụng cụ xuất gia, cạo trọc đầu và đi vào trong nhà. Ngay khi vợ anh nhìn thấy cái đầu cạo trọc của anh, cô bắt đầu khóc. Ông nài nỉ bà: "Kể từ khi tôi được sinh ra, tôi đã không có cơ hội xuất gia. Xin hãy ban cho tôi phước lành của bạn để làm điều này. Tôi muốn được xuất gia, nhưng tôi sẽ cởi áo choàng và trở về nhà một lần nữa." Thế là vợ anh mủi lòng.

He was ordained in the local monastery and after the ceremony he asked the preceptor what he should do. The preceptor told him, ''If you're really doing this seriously, you ought to just go to practice meditation. Follow a meditation master; don't stay here near the houses.'' He understood and decided to do that. He slept one night in the temple and in the morning took his leave, asking where he could find Ajahn Tongrat** Ajahn Tongrat was a well-known meditation teacher during Ajahn Chah's early years. .

Ngài được thụ phong linh mục trong tu viện địa phương và sau buổi lễ, ngài hỏi vị thầy nên làm gì. Vị giáo sĩ nói với anh ta, "Nếu bạn thực sự làm điều này một cách nghiêm túc, bạn chỉ nên đi thực hành thiền. Đi theo một thiền sư; Đừng ở đây gần nhà". Anh hiểu và quyết định làm điều đó. Ngài ngủ một đêm trong chùa và buổi sáng xin nghỉ, hỏi ngài có thể tìm thấy Ajahn Tongrat ở đâu** Ajahn Tongrat là một thiền sư nổi tiếng trong những năm đầu của Ajahn Chah. .

He shouldered his bowl and wandered off, a new monk who couldn't yet put on his robes very neatly. But he found his way to Ajahn Tongrat.

''Venerable Ajahn, I have no other aim in life. I want to offer my body and my life to you.''

Ajahn Tongrat replied, ''Very good! Lots of merit! You almost missed me. I was just about to go on my way. So do your prostrations and take a seat there.''

The new monk asked, ''Now that I'm ordained, what should I do?''

Hắn vác bát lên rồi đi lang thang, một tu sĩ mới chưa thể mặc áo choàng rất gọn gàng. Nhưng ông đã tìm được đường đến với Ajahn Tongrat.

"Hòa thượng Ajahn, tôi không có mục đích nào khác trong cuộc sống. Tôi muốn dâng thân xác và cuộc sống của tôi cho bạn."

Ajahn Tongrat trả lời, "Rất tốt! Rất có công lao! Bạn gần như nhớ tôi. Tôi chỉ chuẩn bị lên đường. Vì vậy, hãy lễ lạy và ngồi ở đó.''

Nhà sư mới hỏi: "Bây giờ tôi đã xuất gia, tôi nên làm gì?"

It happened that they were sitting by an old tree stump. Ajahn Tongrat pointed to it and said, ''Make yourself like this tree stump. Don't do anything else, just make yourself like this tree stump.'' He taught him meditation in this way.

Chuyện xảy ra là họ đang ngồi bên một gốc cây cổ thụ. Ajahn Tongrat chỉ vào nó và nói, "Hãy làm cho mình giống như gốc cây này. Đừng làm gì khác, chỉ cần làm cho mình giống như gốc cây này." Ngài đã dạy Ngài thiền định theo cách này.

So Ajahn Tongrat went on his way and the monk stayed there to contemplate his words. ''Ajahn taught to make myself like a tree stump. What am I supposed to do?'' He pondered this continuously, whether walking, sitting or lying down to sleep. He thought about the stump first being a seed, how it grew into a tree, got bigger and aged and was finally cut down, just leaving this stump. Now that it is a stump, it won't be growing anymore and nothing will bloom from it. He kept on discussing this in his mind, considering it over and over, until it became his meditation object. He expanded it to apply to all phenomena and was able to turn it inwards and apply it to himself. ''After a while, I am probably going to be like this stump, a useless thing.''

Vì vậy, Ajahn Tongrat tiếp tục con đường của mình và nhà sư ở lại đó để suy ngẫm về những lời của mình. "Ajahn đã dạy phải làm cho mình giống như một gốc cây. Tôi phải làm gì đây?'' Ông liên tục suy ngẫm về điều này, dù là đi, ngồi hay nằm ngủ. Hắn nghĩ đến gốc cây đầu tiên là một hạt giống, nó lớn lên thành cây như thế nào, càng lúc càng già nua, cuối cùng cũng bị đốn hạ, vừa mới rời khỏi gốc cây này. Bây giờ nó là một gốc cây, nó sẽ không phát triển nữa và sẽ không có gì nở hoa từ nó. Ông tiếp tục thảo luận về điều này trong tâm trí của mình, xem xét nó nhiều lần, cho đến khi nó trở thành đối tượng thiền định của ông. Ông đã mở rộng nó để áp dụng cho tất cả các hiện tượng và có thể biến nó vào bên trong và áp dụng nó cho chính mình. "Sau một thời gian, có lẽ tôi sẽ giống như gốc cây này, một thứ vô dụng."

Realizing this gave him the determination not to disrobe.

His mind was made up at this point; he had the conditions come together to get him to this stage. When the mind is like this, there won't be anything that can stop it. All of us are in the same boat. Please think about this and try to apply it to your practice. Being born as humans is full of difficulties. And it's not just that it's been difficult for us so far - in the future there will also be difficulty. Young people will grow up, grown-ups will age, aged ones will fall ill, ill people will die. It keeps on going like this, the cycle of ceaseless transformation that never comes to an end.

Nhận ra điều này đã cho anh quyết tâm không cởi áo choàng.

Tâm trí của anh ta đã được tạo ra vào thời điểm này; Anh ấy đã có điều kiện để đưa anh ấy đến giai đoạn này. Khi tâm như vậy, sẽ không có bất cứ điều gì có thể ngăn chặn nó. Tất cả chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền. Hãy suy nghĩ về điều này và cố gắng áp dụng nó vào thực hành của bạn. Được sinh ra làm người đầy khó khăn. Và nó không chỉ là khó khăn cho chúng tôi cho đến nay - trong tương lai cũng sẽ có khó khăn. Người trẻ sẽ lớn lên, người lớn sẽ già đi, người già sẽ ngã bệnh, người bệnh sẽ chết. Nó tiếp tục diễn ra như thế này, chu kỳ biến đổi không ngừng không bao giờ kết thúc.

So the Buddha taught us to meditate. In meditation, first we have to practice samādhi, which means making the mind still and peaceful. Like water in a basin. If we keep putting things in it and stirring it up, it will always be murky. If the mind is always allowed to be thinking and worrying over things, we can never see anything clearly. If we let the water in the basin settle and become still, then we can see all sorts of things reflected in it. When the mind is settled and still, wisdom will be able to see things. The illuminating light of wisdom surpasses any other kind of light.

Vì vậy, Đức Phật đã dạy chúng ta thiền định. Trong thiền định, trước tiên chúng ta phải thực hành samādhi, có nghĩa là làm cho tâm tĩnh lặng và bình an. Giống như nước trong chậu. Nếu chúng ta tiếp tục đặt mọi thứ vào đó và khuấy động nó, nó sẽ luôn âm u. Nếu tâm trí luôn được phép suy nghĩ và lo lắng về mọi thứ, chúng ta không bao giờ có thể nhìn thấy bất cứ điều gì rõ ràng. Nếu chúng ta để nước trong lưu vực lắng xuống và trở nên tĩnh lặng, thì chúng ta có thể thấy tất cả mọi thứ được phản chiếu trong đó. Khi tâm ổn định và tĩnh lặng, trí tuệ sẽ có thể nhìn thấy mọi thứ. Ánh sáng soi sáng của trí tuệ vượt trội hơn bất kỳ loại ánh sáng nào khác.

What was the Buddha's advice on how to practice? He taught to practice like the earth; practice like water; practice like fire; practice like wind.

Practice like the 'old things,' the things we are already made of: the solid element of earth, the liquid element of water, the warming element of fire, the moving element of wind.

Lời khuyên của Đức Phật về cách thực hành là gì? Ngài dạy phải thực hành như trái đất; thực hành như nước; thực hành như lửa; Thực hành như gió.

Thực hành như 'những điều cũ', những thứ chúng ta đã được tạo thành: nguyên tố rắn của đất, nguyên tố lỏng của nước, yếu tố nóng lên của lửa, yếu tố chuyển động của gió.

If someone digs the earth, the earth is not bothered. It can be shoveled, tilled, or watered. Rotten things can be buried in it. But the earth will remain indifferent. Water can be boiled or frozen or used to wash something dirty; it is not affected. Fire can burn beautiful and fragrant things or ugly and foul things - it doesn't matter to the fire. When wind blows, it blows on all sorts of things, fresh and rotten, beautiful and ugly, without concern.

Nếu có ai đào xới đất, đất chẳng thấy phiền hà. Nó có thể chịu bị cày, bị xới, bị làm ngập nước. Những thứ thúi rửa có thể được chôn trong đất. Nhưng đất vẫn bàng quan, chẳng than phiền gì. Nước thì có thể bị đông lạnh ngắt, hay bị nấu sôi sục, hoặc bị dùng để rửa những thứ dơ bẩn, nhưng nó chẳng hề gì. Lửa có thể dùng để đốt cháy những thứ đẹp, thứ xấu, thứ thơm tho, thứ bẩn thỉu. Nó cũng chẳng phiền hà gì. Khi gió thổi, nó thổi bay tất cả mọi thứ, thứ tươi đẹp và thứ xấu xí, thứ hữu ích và thứ vô ích. Nó chẳng để ý gì đến những thứ đó.

The Buddha used this analogy. The aggregation that is us is merely a coming together of the elements of earth, water, fire and wind. If you try to find an actual person there, you can't. There are only these collections of elements. But for all our lives, we never thought to separate them like this to see what is really there; we have only thought, ''This is me, that is mine.'' We have always seen everything in terms of a self, never seeing that there is merely earth, water, fire and wind. But the Buddha teaches in this way. He talks about the four elements and urges us to see that this is what we are. There are earth, water, fire and wind; there is no person here. Contemplate these elements to see that there is no being or individual, but only earth, water, fire and wind.

Đức Phật đã dùng ví dụ này. Cái đống thân của ta chỉ đơn giản là sự kết hợp của bốn yếu tố tứ đại đất, nước, khí nhiệt. Nếu ta muốn tìm thấy có 'ai' trong đó, ta chẳng tìm thấy gì. Đó chỉ là tập hợp của bốn yếu tố tứ đại. Nhưng cả đời chúng ta chẳng bao giờ hiểu được đống thân này chỉ là những yếu tố đó, chẳng bao giờ phân tách ra như vậy. Chúng ta chỉ nghĩ rằng "Đây là ta. Đây là thân của ta". Chúng ta luôn nhìn mọi thứ với một cái 'ta', cái 'ngã', một 'con người', mà chẳng hề nhìn ra thân này chỉ là đất, nước gió, lửa. (Ngay cả khi nhìn một xác chết đang tan rã và thối nát, chúng ta vẫn không nghĩ ra đó chỉ thực sự là một đống đất, nước, gió, lửa). Đức Phật đã dạy về điều này. Phật dạy về bốn yếu tố tứ đại và mong chúng ta nhìn ra rằng thân chỉ là vậy, chẳng có 'ai' ở bên trong cái đống thân đó cả. Hãy quán niệm (suy xét) về những yếu tố này của thân để thấy được không có một 'ai' hay một 'người' nào bên trong nó, đó chỉ là đất, nước, gió, lửa.

It's deep, isn't it? It's hidden deep - people will look but they can't see this. We are used to contemplating things in terms of self and other all the time. So our meditation is still not very deep. It doesn't reach the truth and we don't get beyond the way these things appear to be. We remain stuck in the conventions of the world and being stuck in the world means remaining in the cycle of transformation: getting things and losing them, dying and being born, being born and dying, suffering in the realm of confusion. Whatever we wish for and aspire to doesn't really work out the way we want, because we are seeing things wrongly.

Điều này thật sâu sắc, phải không? Đó là điều sâu sắc đang bị che giấu—người ta nhìn nhưng chẳng mấy ai thấy được điều đó. Chúng ta chỉ quen nghĩ về cái 'ta', về 'con người ta', về 'thân tướng của ta' hoặc 'của ai đó'. (Chúng ta cứ coi thân này là một 'con người', mỗi người mỗi thân tướng, mỗi thân là mỗi 'người'). Nếu còn nghĩ về một cái 'ta' và 'thân của ta' như vậy thì sẽ rất khó mà tu thiền cho được thâm sâu. Nó không nhìn ra lẽ thật và không đạt đến chân lý, và do vậy chúng ta không thể vượt qua vẻ về ngoài (giả danh) của mọi thứ. Chúng ta còn bị dính kẹt vào những quy ước của thế gian; và khi còn dính kẹt vào những quy ước thế gian có nghĩa là vẫn còn dính trong vòng luân chuyển luân hồi: Có rồi mất, sinh rồi tử, tử rồi sinh, vẫn còn chịu khổ trong cảnh giới ngu mờ vô mình. Những gì chúng ta muốn và ước không bao giờ xảy ra theo ý ta, bởi vì chúng ta nhìn mọi thứ một cách sai lầm.

Our grasping attachments are like this. We are still far, very far from the real path of Dhamma. So please get to work right now. Don't say, ''After I'm aged, I will start going to the monastery.'' What is aging? Young people have aged as well as old people. From birth, they have been aging. We like to say, ''When I'm older, when I'm older'' Hey! Young folks are older, older than they were. This is what 'aging' means. All of you, please take a look at this. We all have this burden; this is a task for all of us to work on. Think about your parents or grandparents. They were born, then they aged and in the end they passed away. Now we don't know where they've gone.

Với loại gông cùm chấp thủ (ngã chấp, thân kiến) như vậy, chúng ta vẫn còn ở rất xa với con đường chứng ngộ giáo pháp.

Vậy hãy bắt tay vào tu tập. Đừng có nói: "Khi nào tui già tui sẽ vô chùa tu". Già là lúc nào? Người trẻ cũng già đi hàng ngày như người già. Từ lúc sinh ra đến giờ, họ đã luôn luôn già đi. Có người còn nói để khi nào già hơn, già hơn chút nữa tui sẽ đi tu. Ê này! Những người trẻ mỗi ngày cũng đang già hơn. "Già" có nghĩa là vậy, đâu cần phải nhiều tuổi đi hết nỗi mới gọi là già. Tất cả quý vị nên ghi nhớ điều này. Tất cả chúng ta đều có gánh nặng; đây chính là trách phận mà tất cả chúng ta phải làm. Hãy nghĩ về ông nội bà nội của mình. Họ đã được sinh ra, lớn lên, già đi và cuối cùng cũng chết. Giờ chúng ta không biết họ đang ở đâu!.

So the Buddha wanted us to seek the Dhamma. This kind of knowledge is what's most important. Any form of knowledge or study that does not agree with the Buddhist way is learning that involves dukkha. Our practice of Dhamma should be getting us beyond suffering; if we can't fully transcend suffering, then we should at least be able to transcend it a little, now, in the present. For example, when someone speaks harshly to us, if we don't get angry with them we have transcended suffering. If we get angry, we have not transcended dukkha.

Do vậy Phật muốn chúng ta tìm thấy Giáo Pháp. Loại hiểu biết về Giáo Pháp là quan trọng nhất. Mọi hình thức hiểu biết hay học hỏi không đúng theo lý của Phật giáo thì chỉ là những sự học hỏi liên quan đến khổ đau thế tục mà thôi. Sự tu tập của chúng theo Giáo Pháp là để chúng ta vượt qua sự khổ đau, chúng ta phải vượt qua ít nhiều khổ đau ngay trong hiện tại. Ví dụ, khi có ai chửi bới chúng ta, nếu chúng ta không khởi tâm tức giận thì chúng ta đã vượt qua ít nhiều sự khổ rồi. Nếu chúng ta tức giận thì ta không vượt qua sự khổ được.

When someone speaks harshly to us, if we reflect on Dhamma, we will see it is just heaps of earth. Okay, he is criticizing me - he's just criticizing a heap of earth. One heap of earth is criticizing another heap of earth. Water is criticizing water. Wind is criticizing wind. Fire is criticizing fire.

Khi có ai chửi mắng ta, nếu ta biết soi chiếu vào giáo pháp, chúng ta sẽ thấy rằng chỉ có cái đống thân này bị chửi. Ừ, ai chửi thì cứ chửi—thực sự họ chỉ đang chửi một đống đất. Một đống đất này đang chửi một đống đất khác. Nước đang chửi nước. Gió đang chửi gió. Lửa đang chửi lửa. Chẳng có 'ai' đang chửi 'ai' cả.

But if we really see things in this way then others will probably call us mad. ''He doesn't care about anything. He has no feelings.'' When someone dies we won't get upset and cry, and they will call us crazy again. Where can we stay?

Nếu chúng ta hiểu được như vậy, ta không hề thấy bị xúc phạm hoặc phản ứng lại khi bị chửi mắng: có lẽ họ sẽ cho rằng ta là đồ điên. "Thằng đó bị chửi mắng mà chẳng nói gì. Nó chắc không có cảm giác!". Đến khi có ai đó chết, ta cũng không cảm giác tuyệt vọng, đau đớn và khóc than: có lẽ họ cũng cho rằng ta là đồ điên dại và trơ tráo.

It really has to come down to this. We have to practice to realize for ourselves. Getting beyond suffering does not depend on others' opinions of us, but on our own individual state of mind. Never mind what they will say - we experience the truth for ourselves. Then we can dwell at ease.

Hãy tu tập để nhìn nhận, nhìn thấy cái 'bản thân' của chúng ta đích thực là gì. Hãy tu hành để vượt qua khổ đau của kiếp người, việc đó không phụ thuộc vào ý kiến người khác nghĩ về ta ra sao. Vượt qua được khổ đau hay không là tùy thuộc vào trạng thái tâm của ta, tùy thuộc vào việc ta có tu tập các trạng thái tâm của ta được hay không. Đừng chấp nê những gì người đời nói về mình—nếu ta có thể chứng ngộ được sự thật cho chính mình, thì chúng ta có thể sống bình an và thư thái.

But generally we don't take it this far. Youngsters will go to the monastery once or twice, then when they go home their friends make fun of them: ''Hey, Dhamma Dhammo!'' They feel embarrassed and they don't feel like coming back here. Some of them have told me that they came here to listen to teachings and gained some understanding, so they stopped drinking and hanging out with the crowd. But their friends belittled them: ''You go to the monastery and now you don't want to go out drinking with us anymore. What's wrong with you?'' So they get embarrassed and eventually end up doing the same old things again. It's hard for people to stick to it.

Nhưng thường thì chúng ta không biết nghĩ xa như vậy. Những người trẻ chỉ tới chùa một hay hai lần, đến khi về nhà chúng hay bị bạn bè chọc ghẹo là thầy tu, thầy chùa. Chúng thấy quê và do vậy chẳng muốn đi chùa nữa. Một số người trẻ khác thì nói với tôi chúng đến chùa đã học được nhiều đạo lý hay, biết được điều đúng sai, và nhờ đã bỏ uống bia rượu và không ra đường tụ tập liu lỏng nữa. Nhưng đám bạn bè vẫn cứ chọc quê, đại khái như: "Ê ông Bụt, sao ông đi chùa xong về không chịu đi ăn nhậu với tụi này vậy?". Cứ bị chọc như vậy, những người đó cũng không dám đi chùa nữa. Thiệt là khó cho những người cứ dính mắc vào người khác như vậy.

So rather than aspiring too high, let's practice patience and endurance. Exercising patience and restraint in our families is already pretty good. Don't quarrel and fight - if you can get along, you've already transcended suffering for the moment and that's good. When things happen, recollect Dhamma. Think of what your spiritual guides have taught you. They teach you to let go, to give up, to refrain, to put things down; they teach you to strive and fight in this way to solve your problems. The Dhamma that you come to listen to is just for solving your problems.

Người phàm tu khó thiệt. Vậy thay vì tâm nguyện cao xa, quý vị chỉ cần tu tập tính kiên nhẫn và chịu khó. Thực hành sự nhẫn nhịn và kiềm chế trong gia đình là cũng tốt lắm rồi. Đừng cãi cọ, đừng tranh đấu, đừng gây gỗ nhau – nếu quý vị làm được vậy thì quý vị đã chuyển hóa được ít nhiều khổ đau trong cuộc sống tại gia rồi, và điều đó là rất tốt. Lúc nào gặp khó khăn, hãy quán chiếu (soi xét, suy xét, quán niệm, tưởng nhớ) về Giáo Pháp. Suy xét về những điều các bậc sư thầy đã chỉ dạy chúng ta. Họ dạy ta buông bỏ, kiềm chế và tự chủ, đặt mọi thứ xuống; họ đã dạy chúng ta như vậy để giải quyết những khó khăn chúng ta gặp trong tiến trình tu tập. Giáo pháp chúng ta đã nghe học là được dùng để xử lý và đối trị những khó khăn trong tu tập.

What kind of problems are we talking about? How about your families? Do you have any problems with your children, your spouses, your friends, your work and other matters? All these things give you a lot of headaches, don't they? These are the problems we are talking about; the teachings are telling you that you can resolve the problems of daily life with Dhamma.

Những khó khăn nào? Gia đình? Ta đang có những thứ khó khăn nào? Về con cái, vợ hoặc chồng, bạn bè, hay về công việc? Những thứ này đôi lúc cũng gây nhức đầu, đúng không? Đó cũng là những khó khăn trong đời tu tập. Lời dạy của các sư thầy chỉ cho chúng ta cách áp dụng giáo pháp để giải quyết những khó khăn hàng ngày.

We have been born as human beings. It should be possible to live with happy minds. We do our work according to our responsibilities. If things get difficult we practice endurance. Earning a livelihood in the right way is one sort of Dhamma practice, the practice of ethical living. Living happily and harmoniously like this is already pretty good.

Chúng ta được sinh ra làm người. Chúng ta có trách nhiệm làm sao để sống với cái tâm hạnh phúc. Chúng ta làm mọi việc theo hướng có trách nhiệm đó. Khi gặp thứ gì khó khăn, chúng ta tập tính chịu đựng. Làm những công việc nghề nghiệp chân chính (chánh mạng) là một cách thực hành Giáo Pháp, thực hành lối sống đạo đức. Sống một cách hạnh phúc và hòa hợp như vậy đã là điều khá tốt.

But we are usually taking a loss. Don't take a loss! If you come here on the observance day to take precepts and then go home and fight, that's a loss. Do you hear what I am saying, folks? It's just a loss to do this. It means you don't see the Dhamma even a tiny little bit - there's no profit at all. Please understand this.

Now you have listened to the Dhamma for an appropriate length of time today.

Tuy nhiên chúng ta thường để mất. Đừng để mất! Nếu ta đến chùa hay thiền viện để tu tập, rồi sau đó về nhà đánh lộn, cãi nhau thì đó là sự để-mất. Quý vị có nghe rõ điều tôi nói không? Làm tu tập mà làm vậy thì tu chỉ để mất chứ chẳng được gì. Nếu cứ làm vậy có nghĩa là quý vị chẳng nhìn thấy một chút nào của Giáo Pháp—chẳng được chút lợi lạc nào. Mong quý vị hiểu rõ chỗ này.

Thôi cả cả buổi hôm nay quý vị đã nghe Giáo Pháp đủ nhiều rồi, chúng ta tạm ngừng ở đây.


Chương 53

RIGHT RESTRAINT – KIÊNG CỮ ĐÚNG ĐẮN

At the time of the Buddha, there lived a monk who yearned to find the true way to enlightenment. He wanted to know for certain what was the correct way and what was the incorrect way to train his mind in meditation. Having decided that living in a monastery with a large group of monks was confusing and distracting, he went off wandering looking for quiet places to meditate on his own. Living alone, he practised continuously, sometimes experiencing periods of calm when his mind gathered itself in concentration (samādhi), at other times not finding much calm at all. There was still no real certainty in his meditation. Sometimes he was very diligent and put forth great effort, sometimes he was lazy. In the end, he became caught up in doubt and scepticism due to his lack of success in trying to find the right way to practise.

Vào thời Đức Phật, có một tu sĩ hết mực muốn tìm ra con đường đích thực để đi đến giác ngộ. Người đó muốn biết chắc đâu là cách thiền tập đúng đắn và đâu là cách thiền tập sai lầm. Sau khi nhất quyết rằng sống trong tu viện đông đúc chỉ làm rối trí và xao lãng, người đó bỏ đi tìm nơi vắng vẻ để tự mình thiền tập. Sống một mình và thực tập liên tục, nhiều lúc trải nghiệm tới những giai đoạn tâm tĩnh lặng và đạt định (samādhi), nhưng nhiều lúc chẳng được tĩnh lặng chút nào. Vẫn còn chưa chắc về việc thiền tập của mình. Nhiều lúc người đó rất thấy siêng năng và nỗ lực tu tập, nhiều lúc lại thấy lười biếng tu. Cuối cùng, người đó cứ nghi ngờ và dính kẹt trong sự nghi hoặc, bởi không tìm thấy sự thành công mặc dù đã hết sức nỗ lực để tìm cách tu đúng đắn.

During that time in India there were many different meditation teachers, and the monk happened to hear about one famous teacher, ''Ajahn A'', who was very popular and had a reputation for being skilled in meditation instruction. The monk sat down and thought it through, and decided that just in case this famous teacher really knew the correct way to enlightenment, he would set off to go and find him and train under his guidance. Having received teachings, the monk returned to meditate on his own again and found that while some of the new teachings were in line with his own views, some were different. He found that he was still constantly getting caught into doubt and uncertainty. After a while he heard of another famous monk, ''Ajahn B'', who also was again reputed to be fully enlightened and skilled in teaching meditation; this news simply fuelled further doubts and questions in his mind. Eventually his speculation drove him to go off in search of the new teacher. Having received fresh teachings, the monk left and went away to practise in solitude once more. He compared all the teachings he had absorbed from this latest teacher with those from the first teacher, and found that they weren't the same. He compared the different styles and characters of each teacher, and found that they were also quite different. He compared everything he had learnt with his own views about meditation and found that nothing seemed to fit together at all! The more he compared, the more he doubted.

Thời đó ở Ấn Độ có nhiều thầy dạy thiền và vị tu sĩ đó cũng nghe được tên tuổi của mấy thiền sư đó. Ví dụ nghe nói có thầy "Ajahn A", rất nổi tiếng về cách dạy thiền rất khéo léo. Vị tu sĩ đó ngồi nghĩ đi nghĩ lại và cho rằng biết đâu vị thiền sư đó biết cách tu đúng đắn để giác ngộ, nghĩ vậy vị tu sĩ đó lên đường đi tầm sư học đạo. Sau khi được chỉ dạy, vị tu sĩ đó quay về tự thiền tập, và sau đó thấy trong những giáo lý mới học đó, có cái giống như mình nghĩ, có cái khác với mình nghĩ. Rồi vị tu sĩ đó thấy mình vẫn còn dính trong sự nghi ngờ và vẫn còn chưa chắc chắn về cách tu nào.

Thời gian sau, vị tu sĩ đó lại nghe đồn về một thiền sư khác, ví dụ thầy "Ajahn B", người cũng rất nổi tiếng là người giác ngộ và khéo dạy về thiền tập; tin này càng làm vị tu sĩ đó thêm nghi ngờ và nghi vấn. Nhưng rồi vị ấy cũng lên đường tìm vị thầy mới để học tu. Sau khi tiếp nhận những lời dạy mới, vị tu sĩ quay về chốn ẩn dật của mình để thiền tập. Rồi vị ấy đem so sánh những giáo lý của vị thầy này với giáo lý của vị thầy trước, và thấy rằng chúng chẳng giống nhau. Vị ấy cũng đem so sánh những tính cách và cách thể hiện của hai ông thầy, và thấy hai ông thầy cũng rất khác nhau. Rồi vị tu sĩ lại đem so tất cả các giáo lý của hai ông thầy với những gì mình đã tự học được trước kia, và nhận thấy tất cả cũng đều khác nhau! Càng so sánh, vị tu sĩ càng thấy hoài nghi, chẳng biết đâu là đúng, đâu là sai.

Not long after that, the monk heard excited rumours that ''Ajahn C'' was a really wise teacher. People were talking about the new teacher so much that he couldn't stand it any more and felt compelled to seek him out and try training with him. The monk was willing to listen and to try out whatever the new teacher suggested. Some things he taught were the same as other teachers, some things not; the monk kept thinking and comparing, trying to work out why one teacher did things a certain way and another teacher did it differently. In his mind, he was churning over all the information he had accumulated on the diverse views and styles of each teacher and when he put it together with his own views, which were completely different, ended up with no samādhi at all. The more he tried to work out where each teacher was at, the more he became restless and agitated, burning up all his energy until he became both mentally and physically drained, utterly defeated by his endless doubting and speculation.

Rồi một thời gian không lâu sau đó, vị tu sĩ đó lại nghe tin về một vị thiền sư khác, ví dụ thầy "Ajahn C" mới đích thực là một vị thầy thông thái. Người ta đồn đại nhiều về vị thầy này đến nỗi vị tu sĩ nôn nóng đi tìm thầy để học ngay. Vị tu sĩ quyết tâm lắng nghe và làm theo đúng những gì vị thầy mới này chỉ dạy. Nhưng, có những điều vị thầy mới nói giống một hay hai vị thầy trước; có những điều hoàn toàn khác hẳn. Vị tu sĩ cứ liên tục nghĩ suy và so sánh, cố gắng suy xét coi tại sao ông thầy này làm cách này, còn ông thầy kia cứ làm cách khác. Vậy cách nào là đúng? Vị tu sĩ cứ tiếp tìm thấy sự khác biệt trong giáo lý của các ông thầy; và lại gom hết những giáo lý đó so sánh với những gì mình đã tự học trước kia, và thấy rằng tất cả đều khác nhau. Cuối cùng, vị tu sĩ đó tu hoài cũng chẳng đạt được định (samādhi). Càng suy xét về những cách dạy của mấy ông thầy, vị ấy càng thêm bất an và động vọng, cứ như vậy cho đến khi mọi sức lực và nỗ lực đều bị đốt cháy vào những nghĩ suy đó cho đến lúc thân và tâm trí đều kiệt sức. Cuối cùng, vị ấy đã bị đánh bại bởi chính những nghi ngờ và phỏng đoán bất tận của mình.

Eventually the monk heard the fast spreading news that a fully enlightened teacher named Gotama had arisen in the world. Immediately his mind was completely overwhelmed and started racing twice as fast as ever, speculating about the teacher. Just as before, he could not resist the urge to go and see the new teacher for himself, so he went to pay respects to the Buddha and listen to him expound the Dhamma. The Buddha explained to him that ultimately, it's impossible to gain true understanding and transcend doubt simply through seeking out and receiving teaching from other people. The more you hear, the more you doubt; the more you hear, the more mixed up you become. The Buddha emphasised that other people's wisdom can't cut through your doubts for you. Other people cannot let go of doubt for you. All that a teacher can do is explain the way doubts arise in the mind and how to reflect on them, but you have to take his or her words and put them into practice until you gain insight and know for yourself. He taught that the place of practice lies within the body. Form, feeling, memories, thoughts and sense consciousness are your teachers; they already provide you with the basis for insight. What you still lack is a basis in mental cultivation (bhāvanā) and wise reflection.

Cuối cùng, vị tu sĩ nghe được tin truyền nhanh về một vị thầy đã giác ngộ tên là Gotama (Cồ-đàm) mới có mặt trên thế gian. Lập tức vị tu sĩ ấy nôn nao và mong muốn chạy đi tìm gặp người thầy mới, trong lòng cứ suy đoán đủ thứ về vị thầy mới sẽ ra sao... Rồi vị ấy cũng gặp được Phật, kính chào và lắng nghe Phật thuyết giảng về Giáo Pháp cho mình. Phật giải thích rằng, về mặt rốt ráo, một người không thể nào đạt đến sự hiểu biết và vượt qua nghi ngờ chỉ bằng cách nghe lời dạy của người khác. Càng nghe thì càng nghi ngờ; càng nghe thì càng lẫn lộn quẫn trí. Phật nói rằng trí tuệ của người khác thì không thể cắt đứt nghi ngờ của ta. Người khác không thể dẹp bỏ nghi ngờ trong tâm của ta. Chỉ có trí tuệ của chính ta và chính ta mới có thể tự hiểu biết và tự dẹp bỏ được nghi ngờ của mình. Những gì người thầy có thể làm là chỉ ra cách những nghi ngờ khởi sinh và cách để ta quán xét về chúng. Nhưng sau khi học biết những cách đó, chính ta phải tự mình thực hành cho đến khi tự mình đạt được trí tuệ và tự mình thấy biết sự thật. Phật dạy rằng nơi tu tập chính là trong thân này. Sắc thân, cảm giác, nhận thức, ý nghĩ và tâm thức [sắc, thọ, tưởng, hành, thức- (rūpa, vedanā, saññā, sankhārā, viññāna)] chính là những người thầy của người tu; năm tập hợp (uẩn) đó cung cấp cho người tu một cơ sở để phát sinh trí tuệ hiểu biết. Cái người tu vẫn còn thiếu đó là một cơ sở để thiền tập (bhāvanā) và để quán chiếu (suy xét) một cách khôn khéo.

The Buddha taught that the only way to truly end doubt is through contemplation of your own body and mind - ''just that much''. Abandon the past; abandon the future - practise knowing, and letting go. Sustain the knowing. Once you have established the knowing, let go - but don't try to let go without the knowing. It is the presence of this knowing that allows you to let go. Let go of everything you did in the past: both the good and the bad. Whatever you did before, let go of it, because there is no benefit in clinging to the past. The good you did was good at that time, the bad you did was bad at that time. What was right was right. So now you can cast it all aside, let go of it. Events in the future are still waiting to happen. All the arising and cessation that will occur in the future hasn't actually taken place yet, so don't attach too firmly to ideas about what may or may not happen in the future. Be aware of yourself and let go. Let go of the past. Whatever took place in the past has ceased. Why spend a lot of time proliferating about it? If you think about something that happened in the past then let that thought go. It was a dhamma (phenomenon) that arose in the past. Having arisen, it then ceased in the past. There's no reason to mentally proliferate about the present either. Once you have established awareness of what you are thinking, let it go. Practise knowing and letting go.

Phật đã dạy rõ cách duy nhất để thực sự chấm dứt nghi ngờ là quán xét thân này và tâm này của chúng ta – "chỉ cần làm bấy nhiêu!". (Cao xa gì cũng chỉ làm việc đó). Dẹp bỏ quá khứ, dẹp bỏ tương lai–chỉ cần tu tập cái sự-biết và sự buông-bỏ. Duy trì sự-biết. Một khi đã thiết lập được sự-biết thì buông bỏ–nhưng đừng cố buông bỏ mà không có sự-biết. Chính sự có mặt của sự-biết giúp ta buông bỏ. Buông bỏ mọi thứ ta đã làm trong quá khứ: cả điều xấu lẫn điều tốt. Bất cứ điều gì đã làm ta buông bỏ hết, bởi dính líu với chuyện đã qua thì đâu có ích lợi gì. Việc tốt đã làm là tốt lúc đó, việc xấu đã làm là xấu lúc đó. Cái gì tốt thì đã tốt, cái gì xấu thì đã xấu. Giờ chúng ta có thể dẹp bỏ chúng, buông bỏ chúng. Ngay cả tương lai cũng là chưa xảy ra. Cái gì khởi sinh và biến mất trong tương lai thì vẫn chưa thực xảy ra, cho nên đâu ích gì phải đi phỏng đoán này nọ về cái sẽ xảy ra hay không xảy ra trong tương lai. Cứ tỉnh giác về bản thân mình và buông bỏ. Buông bỏ quá khứ. Những gì xảy ra trong quá khứ đã xong rồi. Tại sao phải tốn thời giờ để khai triển này nọ về về chúng? Nếu chúng ta có nghĩ gì về điều đã xảy ra trong quá khứ thì hãy buông bỏ cái ý nghĩ đó luôn. Đó chỉ là một thứ (hiện tượng, pháp, dhamma) khởi sinh trong quá khứ. Sau khi khởi sinh nó đã ngừng diệt trong quá khứ. Ngay cả việc khai triển cái ý nghĩ này nọ về hiện tại cũng không ích gì. Khi ta đã thiết lập sự tỉnh-giác về cái ta đang nghĩ, thì ta buông bỏ nó luôn. (Ta tỉnh giác biết rõ cái ta đang nghĩ và buông bỏ nó để nó biến qua luôn). Chỉ cần tu tập sự-biết và sự buông-bỏ mà thôi.

It's not that you shouldn't experience any thoughts or hold views at all: you experience thoughts and views and then let go of them - because they are already completed. The future is still ahead of you: whatever is going to arise in the future, will end in the future also. Be aware of your thoughts about the future and then let go. Your thoughts and views about the past are uncertain, in just the same way. The future is totally uncertain. Be aware and then let go, because it's uncertain. Be aware of the present moment, investigate what you are doing right here and now. There is no need to look at anything outside of yourself.

Điều đó không có nghĩa là ta không nên trải nghiệm bất kỳ ý nghĩ nào hoặc không nắm quan điểm nào: ta cứ trải nghiệm những ý nghĩ và những quan điểm, và rồi buông bỏ chúng ngay – bởi chúng đã xong. Tương lai thì còn ở trước: những gì khởi sinh trong tương lai sẽ chấm dứt trong tương lai. Cứ tỉnh giác biết rõ những ý nghĩ của ta về tương lai, và buông bỏ chúng luôn. Những ý-nghĩ và quan-điểm của ta về trong quá khứ là không chắc chắn, đúng thiệt là như vậy. Những ý-nghĩ và quan-điểm của ta về tương lai thì hoàn toàn không chắc chắn. Cứ tỉnh giác biết rõ và buông bỏ, bởi những thứ (ý nghĩ và quan điểm) đó là không chắc chắn. Tỉnh giác biết rõ về khoảng khắc hiện tại, điều tra suy xét về điều ta đang làm ngay bây-giờ và tại-đây. Không cần phải nhìn vào những thứ bên ngoài ta; không cần nhìn những thứ đã qua hoặc chưa tới.

The Buddha didn't praise those who still invest all their faith and belief in what other people say, neither did he praise those who still get caught up in good and bad moods as a result of the things other people say and do. What other people say and do has to be their own concern; you can be aware of it, but then let go. Even if they do the right thing, see that it's right for them, but if you don't bring your own mind in line with right view, you can never really experience that which is good and right for yourself, it remains something external. All those teachers are doing their own practise - whether correctly or incorrectly - somewhere else, separate from you. Any good practise they do doesn't actually change you; if it's correct practise, it's correct for them, not you. What this means is that the Buddha taught that those who fail to cultivate their minds and gain insight into the truth for themselves are not worthy of praise.

Phật không khen những người chỉ biết đặt niềm tin và đức tin vào những gì người khác nói; Phật cũng không khen những người cứ chạy theo những trạng thái tốt và xấu, đúng và sai, người chỉ biết dựa theo những gì người khác làm hay nói. Những gì người khác làm và nói là thuộc về họ; chúng ta có thể tỉnh giác biết về chúng, nhưng rồi buông bỏ. Ngay cả khi họ làm điều đúng đắn, họ nhìn thấy đó là điều đúng đối với họ, nhưng điều đó chưa chắc là đúng đối với ta. Nếu ta không có chánh kiến trong tâm thì ta đâu biết được điều đó là đúng với ta hay không; khi ta tự mình trải nghiệm có thể ta thấy điều đó không đúng và không tốt với ta; bởi vì trước mắt vẫn chỉ đang là điều bên ngoài và của người ngoài. Những sư thầy đều tự tu tập cho mình – dù họ đang tu đúng hay tu sai – họ tu ở chỗ họ, đâu dính líu gì ta. Nếu họ có tu tốt thì điều đó cũng đâu thay đổi ta; nếu họ tu đúng thì cũng là đúng cho họ, chứ đâu đúng hay tốt cho ta. Đây là lý do Phật không khen những người không biết tự mình tu tập để tự mình đạt đến trí tuệ và thấy biết sự thật.

I emphasise the teaching that the Dhamma is opanayiko - to be brought inside oneself - so that the mind knows, understands and experiences the results of the training within itself. If people say you are meditating correctly, dont be too quick to believe them, and similarly, if they say you're doing it wrong, don't just accept what they say until you've really practised and found out for yourself. Even if they instruct you in the correct way that leads to enlightenment, this is still just other people's words; you have to take their teachings and apply them until you experience results for yourself right here in the present. That means you must become your own witness, able to confirm the results from within your own mind. It's like the example of the sour fruit. Imagine I told you that a certain fruit tasted sour and invited you to try some of it. You would have to take a bite from it to taste the sourness. Some people would willingly take my word for it if I told them the fruit was sour, but if they simply believed that it was sour without ever tasting it, that belief would be useless (mogha), it wouldn't have any real value or meaning. If you described the fruit as sour, it would be merely going by my perception of it. Only that. The Buddha didn't praise such belief. But then you shouldn't just dismiss it either: investigate it. You must try tasting the fruit for yourself, and by actually experiencing the sour taste, you become your own internal witness. Somebody says it's sour, so you take it away and, by eating it, find out that it really is sour. It's like you're making double sure - relying on your own experience as well as what other people say. This way you can really have confidence in the authenticity of its sour taste; you have a witness who attests to the truth.

Tôi nhấn mạnh Giáo Pháp là hướng thẳng vào bên trong (opanayiko) – là hướng nội – để tâm thấy biết, hiểu biết và trải nghiệm kết quả tu tập ngay bên trong nó. Nếu có ai nói ta thiền tập đúng đắn, đừng vội tin lời họ; và tương tự có ai nói ta đang tu tập sai lạc, đừng vội chấp nhận lời họ nói cho đến khi tự mình thực sự thực tập và tìm thấy điều đó. Ngay cả khi họ chỉ dẫn cho bạn một cách tu đúng đắn để giác ngộ thì đó cũng mới chỉ là lời nói của họ; còn ta phải nhận lấy lời chỉ dạy đó và tự mình ứng dụng thực tập cho đến khi nào tự mình trải nghiệm kết quả ở ngay-tại-đây trong hiện tại thì kết quả đúng đắn đó mới đích thực là của mình. Điều này nghĩa là ta phải tự mình làm nhân chứng của mình, tự mình có thể xác nhận kết quả tu tập đúng đắn ngay trong tâm mình. Ví dụ như tôi nói trái chanh này chua và mời mọi người hãy thử nếm để biết, nhưng họ chỉ tin lời tôi nói là chanh chua, chứ họ không tự nếm để tự biết nó thực sự vị chua ra sao. Sự tin kiểu đó là vô dụng (mogha), nó chẳng có giá trị thực hay ý nghĩa gì. Khi tôi nói chua đó là cảm nhận của tôi, đâu phải là cảm nhận của họ mà họ biết và tin. Vậy đó. Phật không khen sự tin kiểu đó. Nhưng chúng ta cũng không nên chối bỏ nó: chúng ta phải điều tra suy xét về điều đó. Để điều tra đúng sai, chúng ta phải tự mình nếm trái chanh đó, và bằng cách tự mình nếm trải nó, chúng ta trở thành nhân chứng cho chính sự trải nghiệm của mình. Ai nói chanh chua ra sao, ta cứ lấy ăn thử thì sẽ tự mình biết chắc họ nói đúng. Đó là cách biết chắc hai lần—thứ nhất tin chanh là chua và thứ hai tự mình nếm biết chanh chua ra sao. Cách như vậy giúp ta tự tin chắc chắn vào điều mình biết; ta là nhân chứng sự thật trong tâm ta.

Venerable Ajahn Mun referred to this internal witness that exists within the mind as sakkhibhūto. The authenticity of any knowledge acquired merely from what other people say remains unsubstantiated, it is only a truth proven to someone else - you only have someone else's word to go on that the fruit is sour. You could say that it's a half-truth, or fifty percent. But if you actually taste the fruit and find it sour, that is the one hundred percent, whole truth: you have evidence from what other people say and also from your own direct experience. This is a fully one hundred percent substantiated truth. This is sakkhibhūto: the internal witness has risen within you.

Thầy Ajahn Mun, sư phụ của tôi, đã gọi nhân chứng bên trong này là sakkhibhūto. Sự xác thực một sự-biết nào chỉ dựa vào lời người khác nói thì không phải là thực, nó chỉ là thực với người nói mà thôi – còn bạn, bạn chỉ nghe người khác nói chua là bạn khẳng định theo. Như vậy chưa đúng. Có thể nói đó mới là một nửa hoặc năm mươi phần trăm sự thật mà thôi. Nếu bạn tự mình nếm trái chanh và biết rõ nó chua ra sao, thì đó mới là một trăm phần trăm, đó là sự thật trọn vẹn: bạn có bằng chứng từ lời nói của người khác và từ sự nếm trải trực tiếp bởi chính mình. Đây mới là thực một trăm phần trăm. Đây chính là sakkhibhūto: cái 'nhân chứng bên trong' đã khởi sinh trong tâm bạn.

The way to train is thus opanayiko. You direct your attention inwards, until your insight and understanding become paccattam (knowing and experiencing the truth for yourself). Understanding gained from listening to and watching other people is superficial in comparison with the deep understanding that is paccattam; it remains on the outside of paccattam. Such knowledge doesn't arise from self-examination; it's not your own insight - it's other people's insight. That doesn't mean you should be heedless and dismissive of any teachings you receive from other sources, they should also become the subject for study and investigation. When you first come across and begin to understand some aspect of the teaching from the books, it's fine to believe it on one level, but at the same time to recognize that you haven't yet trained the mind and developed that knowledge through your own experience. For that reason you still haven't experienced the full benefit of the teaching. It's as if the true value of your understanding is still only half complete. So then you must cultivate the mind and let your insight mature, until you completely penetrate the truth. In that way your knowledge becomes fully complete. It is then you go beyond doubt. If you have profound insight into the truth from within your own mind, all uncertainty about the way to enlightenment disappears completely.

Cách tu tập như vậy là opanayiko: hướng vào trong, hướng vào trong tâm mình. Ta hướng sự chú tâm vào bên trong, cho đến khi sự hiểu biết và trí tuệ trở thành paccattam [paccattam nghĩa là: sự tự mình biết và trải nghiệm sự thật]. Sự hiểu biết từ sự nghe và nhìn ở người khác chỉ là bề ngoài, sự hiểu biết đó chưa đúng thực như sự hiểu biết của paccattam; sự hiểu biết từ người khác thì nằm ngoài cái sự tự thân hiểu biết của paccattam. Sự hiểu-biết từ sự nghe và thấy không phải là sự hiểu-biết khởi sinh từ sự việc tự mình quán xét, cho nên đó không phải là trí tuệ của chính mình—đó chỉ mới là trí tuệ hiểu biết của người khác. (Người khác nói ta nghe về một chân lý hay một trí tuệ thì chân lý đó và trí tuệ đó vẫn là của họ, chưa phải là của ta, đó chưa phải là trí tuệ của của ta. Ta chỉ mới nghe thấy điều đó; nhưng ta chưa tự mình chứng thấy điều đó bên trong tâm của ta). Điều này không có nghĩa là chúng ta không nên chú tâm lắng nghe hoặc bỏ lơ những lời khuyên dạy từ người khác, nhưng chúng ta nên nhận lấy những lời dạy đó làm đề-mục đề tài để điều tra và suy xét. Lần đầu mới đọc kinh sách, các thầy bắt đầu hiểu vài khía cạnh của giáo lý trong đó, và nếu tin vào những điều đó thì cũng tốt, nhưng cũng nên lập tức nhớ rằng mình chưa tu tập cái tâm và chưa tự mình trải nghiệm những điều đó. Vì chưa thực tập điều đó nên các thầy vẫn chưa thực sự nếm trải trọn vẹn ích lợi của giáo lý đó. Mới đọc và tin thì chỉ có giá trị một nửa. Do vậy các thầy cần phải tu tập cái tâm để chín chắn trí tuệ, đến lúc đó các thầy có thể hoàn toàn soi chiếu và thấy rõ sự thật của những giáo lý đó. Đó là cách làm cách tu cho sự hiểu-biết của chúng ta trở nên trọn vẹn. Rồi lúc đó các thầy có thể vượt qua nghi ngờ. Nếu các thầy đã có được trí tuệ sâu sắc nhìn thấu sự thật từ bên trong cái tâm này, thì tất cả mọi hoài nghi và sự không chắc chắn về đạo và đạo quả sẽ hoàn toàn biến mất.

When we speak of practising with the paccuppanna dhamma it means that whatever phenomenon is immediately arising into the mind, you must investigate and deal with it at once. Your awareness must be right there. Because paccuppanna dhamma refers to the experience of the present moment - it encompasses both cause and effect. The present moment is firmly rooted within the process of cause and effect; the way you are in the present reflects the causes that lay in the past - your present experience is the result. Every single experience you've had right up until the present has arisen out of past causes. For instance, you could say that walking out from your meditation hut was a cause, and that you sitting down here is the result. This is the truth of the way things are, there is a constant succession of causes and effects. So what you did in the past was the cause, the present experience is the result. Similarly, present actions are the cause for what you will experience in the future. Sitting here right now, you are already initiating causes! Past causes are coming to fruition in the present, and these results are actually forming causes that will produce results in the future.

Chúng ta hay nói tu tập các pháp hiện tại (paccuppanna dhamma, hiện pháp) nghĩa là gì? Nghĩ là khi bất thứ gì đang khởi sinh trong tâm chúng ta phải điều tra, suy xét và xử lý nó ngay. Sự tỉnh-giác của ta phải có mặt sẵn ngay đó. Paccuppanna dhamma – hiện pháp – là chỉ cái sự trải nghiệm của giây khắc khắc hiện tại – đó hàm chứa cả nhân và quả. Giây khắc hiện-tại được cắm rễ chắc chắn bên trong tiến trình nhân-quả; cách ta đang ở trong hiện tại phản ảnh những nhân trong quá khứ – sự trải nghiệm của hiện tại chính là quả của những nhân trong quá khứ. Tất cả từng trải nghiệm bạn có cho đến giây khắc hiện tại này đều khởi sinh từ những nhân trong quá khứ. Chẳng hạn, các thầy có thể nói việc đã rời khỏi cốc thiền của mình là nguyên nhân, và các thầy đang ngồi đây là kết quả. Đây là sự thật đường lối diễn ra của tất cả mọi thứ, đó là một chuỗi nhân-quả liên tục. Do vậy, những gì ta làm trong quá khứ là nhân, trải nghiệm hiện tại là quả. Tương tự như vậy, những hành động hiện tại là nhân, những gì ta trải nghiệm trong tương lai là quả. Việc đang ngồi đây đang khởi tạo nguyên nhân cho những sự xảy ra sau này! Quá khứ là nhân tạo quả là hiện tại, và hiện tại là nhân tạo ra quả là tương lai. Quá khứ là nhân của hiện tại, hiện tại là nhân của tương lai; tương lai là quả của hiện tại, hiện tại là quả của quá khứ. (Tất cả mọi thứ đều khởi sự từ nhân, nên Phật đã nói mọi sự đều có nhân của nó).

What the Buddha saw was that you must abandon both the past and the future. When we say abandon it doesn't mean you literally get rid of them. Abandoning means the focus of your mindfulness and insight is right here at this one point - the present moment. The past and the future link together right here. The present is both the result of the past and the cause of what lies ahead in the future. So you must completely abandon both cause and result, and simply abide with the present moment. We say abandon them, but these are just words used to describe the way of training the mind. Even though you let go of your attachment and abandon the past and future, the natural process of cause and effect remains in place. In fact, you could call this the halfway point; it's already part of the process of cause and result. The Buddha taught to watch the present moment where you will see a continuous process of arising and passing away, followed by more arising and passing away.

Cái Phật nhìn ra là: chúng ta cần phải biết buông bỏ cả quá khứ và tương lai. Khi nói buông bỏ không phải là ta đơn giản dẹp bỏ chúng. Sự buông-bỏ có nghĩa là chánh-niệm và trí-tuệ có mặt ngay tại một điểm—đó là thời-điểm hiện-tại. Quá khứ và tương lai nối kết ngay tại điểm đó—nối kết ngay thời-điểm hiện-tại. Hiện tại vừa là quả của quá khứ, vừa là nhân của tương lai. Vậy là chúng ta phải buông bỏ cả nhân và quả, và chỉ đơn thuần an trú vào cái thời khắc hiện-tại. Chúng ta nói buông bỏ chúng, nhưng đó chỉ là lời nói để diễn tả cái cách tu tập cái tâm. Cho dù chúng ta có dẹp bỏ những dính mắc và buông bỏ quá khứ và hiện tại, thì cái tiến trình nhân-quả vẫn đang có mặt ở ngay đó, nó vẫn đang diễn tiến ở ngay đó. Đúng thực, chúng ta có thể gọi đây là điểm giữa-đường hay điểm trung-chuyển; bởi nó cũng là một phần của tiến trình nhân-quả. Phật đã dạy phải quán sát giây khắc hiện tại, ngay đó ta sẽ nhìn thấy cái tiến trình 'khởi sinh và biến diệt' đang diễn ra, theo sau là sự' khởi sinh và biến diệt khác', liên tục và liên tục nói tiếp nhau diễn ra.

Whatever arises in the present moment is impermanent. I say this often, but most people don't pay much attention. They're reluctant to make use of this simple little teaching. All that is subject to arising is impermanent. It's uncertain. This really is the easiest, least complicated way to reflect on the truth. If you don't meditate on this teaching, when things actually do start to show themselves as uncertain and changeable you don't know how to respond wisely and tend to get agitated and stirred up. Investigation of this very impermanence brings you insight and understanding of that which is permanent. By contemplating that which is uncertain, you see that which is certain. This is the way you have to explain it to make people understand the truth - but they tend not to understand and spend the whole time lost, rushing here and there. Really, if you want to experience true peace, you must bring the mind to that point where it is fully mindful in the present moment. Whatever happiness or suffering arises there, teach yourself that it's transient. The part of the mind that recollects that happiness and suffering are impermanent is the wisdom of the Buddha within each of you. The one who recognizes the uncertainty of phenomena is the Dhamma within you.

Mọi thứ khởi sinh trong thời khắc hiện tại đều là vô thường. Tôi thường nói đi nói lại về điều này, nhưng mọi người thường ít để ý. Họ do dự không muốn ứng dụng cái giáo lý nhỏ này để thực hành. Giáo lý đó là: Tất cả mọi thứ khởi sinh đều là vô thường. Mọi thứ đều là không chắc chắn. Đây thực sự là cách dễ nhất và ít phức tạp nhất để quán chiếu về sự thật. Nếu các thầy không thiền quán về giáo lý này, thì khi mọi thứ khởi sinh là vô thường và luôn biến đổi, các thầy sẽ không biết cách xử lý một cách khôn khéo và có xu hướng bị động vọng ngay trong tâm. Việc điều tra suy xét về tính vô-thường mang lại cho chúng ta trí tuệ và hiểu biết về một chân lý thường hằng, chắc chắn. (Đó là chân lý về tính vô-thường). Bằng cách suy xét những thứ vô thường và không chắc chắn, chúng ta nhìn ra một lẽ thực chắc chắc thường hằng—đó là tính vô-thường. (Bản chất vô-thường và không-chắc-chắn là bản chất không thể chối cãi của tất cả mọi thứ và mọi sự trong thế gian. Cái bản chất đó là bao trùm). Đây là cách các thầy phải lý giải ra để mọi người hiểu rõ sự thật—nhưng mọi người có thói không chịu hiểu, họ cứ bỏ thời gian ra chạy qua chạy lại khắp nơi để tìm sự thật. Thực vậy, nếu chúng ta muốn trải nghiệm một sự bình-an thực thụ thì chúng ta phải mang cái tâm vào cái điểm nơi nó hoàn toàn chú tâm chánh niệm vào giây-khắc hiện-tại. Dù sướng hay khổ khởi sinh ở đó, hãy dạy mình nó là vô- thường. Cái vai trò của tâm chánh niệm về những thứ sướng và khổ chính là cái trí biết [Phật trí] bên trong mỗi chúng ta. Cái 'người giác ngộ' tính vô-thường trong tất cả mọi thứ chính là Giáo Pháp bên trong ta.

That which is the Dhamma is the Buddha, but most people don't realise this. They see the Dhamma as something external, out there somewhere, and the Buddha as something else over here. If the mind's eye sees all conditioned things as uncertain, then all of your problems that arise out of attaching and giving undue importance to things will disappear. Whatever way you look at it, this intrinsic truth is the only thing that is really certain. When you see this, rather than clinging and attaching, the mind lets go. The cause of the problem, the attachment, disappears, resulting in the mind penetrating the truth and merging with the Dhamma. There is nothing higher or more profound to seek for other than the realisation of this truth. In that way the Dhamma is equal to the Buddha, the Buddha is equal to the Dhamma.

Cái gì là Giáo Pháp cũng chính là Phật, nhưng đa số mọi người không hiểu được điều này. Họ cứ nghĩ Giáo Pháp là thứ bên ngoài, ở đâu đó bên ngoài, còn Phật là thứ khác đang ở đây. Nếu con mắt của tâm nhìn thấy tất cả mọi thứ có điều kiện (mọi pháp hữu vi) là vô thường, thì tất cả mọi sự khổ đau do sự dính chấp gây ra đều biến mất. Dù chúng ta có suy xét theo cách nào đi nữa, lẽ thực này [tính vô thường] là điều duy nhất thực sự chắn chắn. Khi ta nhìn thấy sự thật này, tâm ta buông bỏ ngay, nó không còn vì dính chấp ràng buộc với mọi thứ khởi sinh trên đời. Nguyên nhân của khổ – đó là sự dính chấp ràng buộc – đã biến mất; hệ quả là tâm đã nhìn thấu vào sự thật và hợp nhất với Giáo Pháp. Không có điều gì cao xa, sâu sắc hơn, đáng tìm kiếm hơn sự chứng ngộ sự thật này. Theo cách đó, Giáo Pháp là như Phật, Phật như Giáo Pháp.

This teaching that all conditioned things are uncertain and subject to change is the Dhamma. The Dhamma is the essence of the Buddha; it isn't anything else. The purpose of cultivating awareness through continuous recitation of ''Buddho'', ''Buddho'' - that which knows - is to see this truth. When the mind becomes one-pointed through the recitation of ''Buddho'', this supports the development of insight into the three characteristics of impermanence (anicca), suffering (dukkha) and nonself (anattā); the clarity of awareness brings you to view things as uncertain and changeable. If you see this clearly and directly the mind lets go. So when you experience any kind of happiness, you know it's uncertain; when you experience any kind of suffering, you know it's uncertain just the same. If you go to live somewhere else, hoping it will be better than where you are already, remember that it's not a sure thing whether you will really find what you are looking for. If you think it's best to stay here, again, it's not sure. That's just the point! With insight, you see that everything is uncertain, so wherever you go to practise you don't have to suffer. When you want to stay here, you stay. When you want to go elsewhere, you go and you don't make any problems for yourself. All that doubting and vacillation about what is the right thing to do ends. It is the way of training in fixing mindfulness solely on the present moment that brings the doubts to an end.

Cái giáo lý rằng "tất cả mọi thứ có điều kiện đều là vô thường và luôn biến đổi" [Mọi pháp hữu vi đều vô thường] chính là Giáo Pháp. Giáo Pháp là cốt lõi của Phật; nó không phải là thứ gì khác. Mục đích của việc tu tập sự tỉnh-giác bằng cách niệm chữ "Buddho", "Buddho" [Đức Phật] – như các thầy đã biết – là để nhìn thấy sự thật này. Khi tâm trở thành nhất-điểm nhờ cách niệm chữ "Buddho", điều này hỗ trợ cho việc phát triển trí-tuệ nhìn thấu rõ ba đặc tính của mọi sự sống, đó là "vô thường, khổ, và vô ngã"; sự rõ-ràng (minh sát) của sự tỉnh giác đưa chúng ta đến nhìn thấy mọi thứ đều là luôn biến đổi và không chắc chắn, mọi thứ đều là giả hợp và vô thường. Nếu chúng ta tự mình nhìn thấy điều này một cách rõ rệt và trực tiếp, thì tâm sẽ buông bỏ. Vậy là, mỗi nào có trải nghiệm sướng, biết nó là không chắc chắn; mỗi khi có trải nghiệm khổ, biết nó là không chắc chắn. Ngay đây tôi nói luôn: Khi các thầy đi đến sống tu ở nơi khác, các thầy đang mong đợi nơi đó sẽ tốt hơn ở chùa này các thầy đã ở trước giờ; nhưng hãy nhớ rằng "mọi chuyện đều không chắn chắn", do vậy bây giờ các thầy chưa thể biết chắc rằng nơi đến của các thầy có tốt hơn theo mình muốn hay không. Nếu các thầy nghĩ ở lại đây là tốt nhất, điều đó cũng lại không chắc chắn. Đó chỉ là một ý kiến! Nhưng nếu có trí tuệ hiểu biết, các thầy nhìn thấy mọi thứ đều không chắc chắn, và nhờ hiểu biết như vậy nên khi đi đến đâu và gặp phải điều gì các thầy cũng không thấy bị khổ. Nếu muốn ở lại đây, các thầy cứ ở. Khi nào muốn đi nơi khác, các thầy cứ đi; nhưng nhớ đừng tạo ra sự khó khổ cho mình. Mọi sự nghi ngờ và phân tâm về 'điều gì mới là đúng' đã chấm dứt rồi; đâu có điều gì là 'luôn thực đúng hay luôn thực sai', mọi thứ đều chỉ là vô thường; đâu còn nghi ngờ gì nữa. Chính cách tu cố định sự chánh-niệm vào duy nhất thời-khắc-hiện-tại đã giúp ta chấm dứt những nghi ngờ.

So don't worry about the past or the future. The past has already ceased. Whatever occurred in the past has already taken place and is over and done with; it's finished. Whatever is going to arise in the future is also going to end in the future - let go of that too. Why get worried about it? Observe the phenomena (dhamma) arising in the present moment and notice how they are changing and unreliable. As ''Buddho'' - the knowing - matures and penetrates deeper, you gain a more profound awareness of the essential truth that all conditioned phenomena are of an impermanent nature. This is where insight deepens and allows the stability and tranquillity of samādhi to strengthen and become more refined.

Vậy chúng ta không còn lo lắng về quá khứ hay tương lai. Quá khứ đã chết rồi. Những gì xảy ra trong quá khứ đã xảy ra và đã kết thúc; nó đã xong. Những gì sẽ xảy ra trong tương lai thì sẽ kết thúc trong tương lai—buông bỏ chúng luôn. Tại sao cứ lo nghĩ tương lai? (Hiện tại chính là nhân của tương lai, sao không lo chú tâm vào hiện tại?). Quán sát mọi thứ (hiện tượng, pháp) đang khởi sinh ngay trong giây khắc hiện-tại và nhận biết cách chúng biến đổi và bản chất không đáng tin cậy của chúng. Khi cái Phật trí [Buddho] – cái người biết – được chín chắn và thâm nhập sâu hơn, người tu càng có sự tỉnh giác sâu sắc hơn và thấy biết rõ hơn về bản chất sự thật: "mọi thứ có điều kiện (hữu vi) đều thuộc bản chất vô thường". Đây là lúc trí tuệ minh sát càng thâm sâu và giúp cho sự vững chắc và tĩnh lặng của định (samādhi) càng mạnh mẽ hơn và càng được thanh lọc tinh tế hơn.

Samādhi means the mind that is firm and stable, or the mind that is calm. There are two kinds. One kind of calm comes from practising in a quiet place, where there are no sights, sounds or other sensual impingement to disturb you. The mind with such calm is still not free from the defilements (kilesa). The defilements still cover over the mind, but during the time when it is calm in samādhi they remain in abatement. It's like pond water that is temporarily clear after all the dirt and dust particles have settled on the bottom; as long as the sediment hasn't been stirred up the water remains clear, but as soon as something does disturb it, the dirt rises up and the water becomes cloudy again. You are just the same. When you hear a sound, see a form or the mind is affected by a mental state, any reaction of disliking clouds over the mind. If no aversion is stimulated you feel comfortable; but that feeling of comfort comes from the presence of attachment and defilement rather than wisdom.

Định (samādhi) có nghĩa là tâm vững chắc và ổn định, tức tâm được tĩnh lặng. Có hai loại. Một loại tĩnh lặng có được từ việc tu tập ở một nơi yên tĩnh, nơi không có hình sắc, âm thanh, hoặc những đối tượng giác quan nào tác động ta. Cái tâm được tĩnh lặng như vậy thì vẫn chưa thoát khỏi những ô nhiễm (kilesa). Những ô nhiễm vẫn còn che phủ trong tâm, nhưng tạm thời trong trạng thái định (samādhi) chúng chỉ tạm lắng lặn xuống mà thôi. Giống như một ao nước, nó chỉ tạm lắng trong khi những rác rưởi bùn dơ đang lắng xuống đáy ao; nhưng khi có gì quậy lên, những thứ bùn dơ ô nhiễm lại nổi lên làm vẫn đục cả ao nước ngay. Chúng ta cũng y hệt như ao nước. Khi chúng ta nhìn thấy một hình sắc, nghe thấy một âm thanh, hoặc tâm bị tác động bởi một trạng thái, một phản ứng không-thích (sân) nào cũng làm mờ cái tâm. Đó là thói tâm sân. Nếu tính sân không bị kích thích, ta thấy thư thái dễ chịu; nhưng cái cảm giác dễ chịu đó khởi sinh trong tình trạng các ô nhiễm và dính chấp vẫn còn có đó; sự cảm giác dễ chịu (bình an) đó không phải phát sinh từ trí tuệ. Ví dụ, ta muốn có cái máy thu thanh. Sau khi đã có được nó, ta cảm thấy vui lòng và thỏa mãn, đúng không? Vậy ta sẽ được hài lòng nếu ta mua được cái máy thu thanh. Nhưng nếu ta bị dính vào cái cảm giác hài lòng nếu có máy, thì ta sẽ bị khổ. Ta đã tạo ra nhân khổ cho mình. Ta vô tình tạo nhân khổ, nhưng ta không ý thức được như vậy. Điều này là do sự hài lòng của ta là phụ thuộc vào sự có được cái máy thu thanh, nên chừng nào ta còn chưa có được cái máy, ta sẽ khổ. Khi ta có được cái máy, ta sẽ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn. Nhưng lỡ có ai lấy trộm cái máy, ta lại rớt vào cảm giác khổ. Cứ như vậy. Có máy thì vui, không có máy thì khổ. Cứ như vậy trong một khoảng thời gian. Cũng giống như vậy, trạng thái định (samādhi) là phụ thuộc vào những điều kiện tĩnh lặng; khi các điều kiện giúp tĩnh lặng đó không còn, định cũng không còn. Định đó là không chắc chắn, nó cũng giống như niềm vui sướng khi ta có được thứ mình muốn. Khi có được cái máy thu thanh thì ta cảm thấy vui sướng. Nhưng nguyên nhân đích thực của cảm giác vui sướng đó là gì? Cảm giác vui sướng phát sinh bởi vì tham muốn của ta mới được thỏa mãn. Chỉ vậy thôi. Đó là loại hạnh phúc có điều kiện, nó được tạo tác bởi những thói tâm ô nhiễm đang kiểm soát ta. Nhưng ta không biết như vậy. Hạnh phúc đó dựa vào thứ bên ngoài, khi cái máy bị mất trộm ta lại khổ.

For example, suppose you wanted this tape recorder. As long as this desire was unfulfilled you would feel dissatisfaction. However, once you had gone out looking and found one for yourself, you would feel content and satisfied, wouldn't you? However, if you attached to the feeling of contentment that arose because you managed to get your own tape recorder, you would actually be creating the conditions for future suffering. You would be creating the conditions for future suffering, without being aware of it. This is because your sense of satisfaction would be dependent on you gaining a tape recorder, so as long as you still didn't possess one, you would experience suffering. Once you acquired a tape recorder you would feel content and satisfied. But then if, perhaps, a thief were to steal it, that sense of satisfaction would disappear with it and you would fall back into a state of suffering again.

This is the way it is. Without a tape recorder you suffer; with one you're happy, but when for some reason you lose it, you become miserable again. It goes on like this the whole time. This is what is meant by samādhi that is dependent on peaceful conditions. It's uncertain, like the happiness you experience when you get what you want. When you finally get the tape recorder you have been looking for, you feel great. But what's the true cause of that pleasant feeling? It arises because your desire has been satisfied. That's all. That's as deep as that kind of happiness can reach. It's happiness conditioned by the defilements that control your mind. You aren't even aware of this. At any time somebody could come along and steal that tape recorder causing you to fall right back into suffering again.

Định (samādhi) có nghĩa là tâm vững chắc và ổn định, tức tâm được tĩnh lặng. Có hai loại. Một loại tĩnh lặng có được từ việc tu tập ở một nơi yên tĩnh, nơi không có hình sắc, âm thanh, hoặc những đối tượng giác quan nào tác động ta. Cái tâm được tĩnh lặng như vậy thì vẫn chưa thoát khỏi những ô nhiễm (kilesa). Những ô nhiễm vẫn còn che phủ trong tâm, nhưng tạm thời trong trạng thái định (samādhi) chúng chỉ tạm lắng lặn xuống mà thôi. Giống như một ao nước, nó chỉ tạm lắng trong khi những rác rưởi bùn dơ đang lắng xuống đáy ao; nhưng khi có gì quậy lên, những thứ bùn dơ ô nhiễm lại nổi lên làm vẫn đục cả ao nước ngay. Chúng ta cũng y hệt như ao nước. Khi chúng ta nhìn thấy một hình sắc, nghe thấy một âm thanh, hoặc tâm bị tác động bởi một trạng thái, một phản ứng không-thích (sân) nào cũng làm mờ cái tâm. Đó là thói tâm sân. Nếu tính sân không bị kích thích, ta thấy thư thái dễ chịu; nhưng cái cảm giác dễ chịu đó khởi sinh trong tình trạng các ô nhiễm và dính chấp vẫn còn có đó; sự cảm giác dễ chịu (bình an) đó không phải phát sinh từ trí tuệ. Ví dụ, ta muốn có cái máy thu thanh. Sau khi đã có được nó, ta cảm thấy vui lòng và thỏa mãn, đúng không? Vậy ta sẽ được hài lòng nếu ta mua được cái máy thu thanh. Nhưng nếu ta bị dính vào cái cảm giác hài lòng nếu có máy, thì ta sẽ bị khổ. Ta đã tạo ra nhân khổ cho mình. Ta vô tình tạo nhân khổ, nhưng ta không ý thức được như vậy. Điều này là do sự hài lòng của ta là phụ thuộc vào sự có được cái máy thu thanh, nên chừng nào ta còn chưa có được cái máy, ta sẽ khổ. Khi ta có được cái máy, ta sẽ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn. Nhưng lỡ có ai lấy trộm cái máy, ta lại rớt vào cảm giác khổ. Cứ như vậy. Có máy thì vui, không có máy thì khổ. Cứ như vậy trong một khoảng thời gian. Cũng giống như vậy, trạng thái định (samādhi) là phụ thuộc vào những điều kiện tĩnh lặng; khi các điều kiện giúp tĩnh lặng đó không còn, định cũng không còn. Định đó là không chắc chắn, nó cũng giống như niềm vui sướng khi ta có được thứ mình muốn. Khi có được cái máy thu thanh thì ta cảm thấy vui sướng. Nhưng nguyên nhân đích thực của cảm giác vui sướng đó là gì? Cảm giác vui sướng phát sinh bởi vì tham muốn của ta mới được thỏa mãn. Chỉ vậy thôi. Đó là loại hạnh phúc có điều kiện, nó được tạo tác bởi những thói tâm ô nhiễm đang kiểm soát ta. Nhưng ta không biết như vậy. Hạnh phúc đó dựa vào thứ bên ngoài, khi cái máy bị mất trộm ta lại khổ.

So that kind of samādhi only provides a temporary experience of calm. You have to contemplate the nature of the calm that arises out of serenity (samatha) meditation to see the whole truth of the matter. That tape recorder you obtain, or anything else you possess is bound to deteriorate, break up and disappear in the end. You have something to lose because you gained a tape recorder. If you don't own a tape recorder you don't have one to lose. Birth and death are the same. Because there has been a birth, there has to be the experience of death. If nothing gets born, there is nothing to die. All those people who die had to be born at some time; those who don't get born don't have to die. This is the way things are. Being able to reflect in this way means that as soon as you acquire that tape recorder, you are mindful of its impermanence - that one day it will break down or get stolen, and that in the end it must inevitably fall apart and completely disintegrate. You see the truth with wisdom, and understand that the tape recorder's very nature is impermanent. Whether the tape recorder actually breaks or gets stolen, these are all just manifestations of impermanence. If you can view things in the correct way, you will be able to use the tape recorder without suffering.

Trạng thái thiền định cũng vậy, khi ở trong trạng thái định thì hạnh phúc, khi xả thiền hoặc thoát ra khỏi định thì ta quay lại thế giới khổ. Loại định đó chỉ mang lại trải nghiệm bình an tạm thời. Các thầy phải quán xét bản nhất bình an tĩnh lặng của trạng thái định (samādhi) có được từ thiền định (samatha) để thấy rõ sự thật của nó. Trạng thái định đó là có điều kiện, là hữu vi, nó có đó rồi mất đó. Cái máy thu thanh có đó, sau đó cũng cũ đi, hư hoại, hoặc mất đi. Ta có thứ để mất bởi ta đang có cái máy đó. Nếu ta không có gì thì ta không có thứ để mất. Sinh và tử cũng vậy. Bởi có sinh nên có tử. Nếu không có gì được sinh thì đâu có gì để chết. Tất cả mọi người nếu không được sinh thì không phải bị chết; nhưng đã có sinh thì có diệt. Nếu biết suy xét quán chiếu theo cách như vậy thì khi có cái máy thu thanh, ta phải chánh niệm rằng mọi thứ đều vô-thường, để đến khi nó bị mất hoặc trước sau rồi cũng bị hư, ta sẽ không bị khổ tâm. Chúng ta nhìn thấy sự thật bằng trí tuệ, và hiểu rõ bản chất vô thường của mọi thứ. Dù bị mất hay bị hư, điều đó cũng chỉ là thể hiện của lẽ vô thường. Nếu biết hiểu như vậy, khi ta dùng máy thu thanh hoặc thứ gì, ta không không bị khổ theo nó.

You can compare this with setting up some kind of business in the lay life. If at first you needed to get a loan from the bank to set up the business operations, immediately you would begin to experience stress. You would suffer because you wanted somebody else's money. Looking for money is both difficult and tiring, and as long as you were unsuccessful in trying to raise some, it would cause you suffering. Of course, the day you successfully managed to get a loan from the bank you would feel over the moon, but that elation wouldn't last more than a few hours, because in no time at all the interest payments on the loan would start to eat up all your profits. You wouldn't have to do so much as raise one finger and already your money would be draining away to the bank in interest payments. Can you believe it! You would be sitting there suffering again. Can you see this? Why is it like this? When you didn't have any money you would suffer; when you finally receive some you think your problems are over, but before long the interest payments would start eating away at your funds, just leading you to more suffering. This is the way it is.

Cũng giống như ta muốn có tiền để làm ăn, nhưng vay mượn không ai cho nên ta khổ. Ta đi vay ngân hàng họ cũng không cho, ta thất vọng và khổ. Chừng nào còn chưa có tiền, ta còn khổ, khổ vì muốn có tiền và muốn làm ăn. Nhưng sau đó ngân hành lại cho vay tiền, ta vui sướng như bay trên mây, mang tiền về nhà và ngồi lắc lư trên ghế thưởng thức cái cảm giác hạnh phúc. Nhưng cảm giác vui sướng đó chỉ được vài giờ, ta bắt đầu thấy lo bởi ngân hàng đã tính tiền lời từ bữa nay. Làm ăn chưa thấy mà đã thấy bắt đầu phải trả tiền lời cho ngân hàng. Đúng không! Ta ngồi đó và bắt đầu thấy khổ. Thấy không? – Đó là tại sao? Khi không có tiền, ta thấy khổ; ngay sau khi có tiền ta lại thấy khổ, nghĩ tới việc phải làm ăn ra sao để có lời để trả nợ ngân hàng là ta khổ; khổ và khổ cho đến tận cái ngày ta trả được hết tiền cho ngân hàng. Thực đúng là "sướng luôn đi kèm với khổ. Sướng cũng chính là khổ".

The Buddha taught that the way to practise with this is to observe the present moment, and develop insight into the transient nature of the body and mind; to see the truth of the Dhamma - that conditioned things simply arise and pass away, and nothing more. It's the nature of the body and mind to be that way, so don't attach or cling firmly on to them. If you have insight into this, it gives rise to peace as the result. This is peace that comes from letting go of defilements; it arises in conjunction with the arising of wisdom.

Đức Phật dạy cách tu tập là quan sát giây-phút hiện- tại, và phát triển trí tuệ nhìn thấy bản chất vô-thường của thân và tâm. (Không cần quan sát những thứ khác); chỉ nhìn vào thân tâm để nhìn thấy sự thật của Giáo Pháp: rằng tất cả mọi thứ chỉ khởi sinh và biến diệt, chẳng là gì hơn. Bản chất của thân và tâm là như vậy, vậy nên đừng dính chấp ràng buộc theo chúng làm gì. Nếu có trí tuệ nhìn thấy điều đó thì sẽ phát sinh sự bình-an. (Nhìn thấy sự thật là nhân; sự bình an là quả. Bình an là kết quả cứ sự nhìn thấy sự thật). Đây là sự bình-an có được từ sự trừ bỏ mọi ô nhiễm dính chấp trong tâm; sự bình-an đó khởi sinh theo sự khởi sinh trí tuệ; đó là sự bình-an có được từ trí tuệ minh sát.

What causes wisdom to arise? It comes from contemplating the three characteristics of impermanence, suffering and nonself, which brings you insight into the truth of the way things are. You have to see the truth clearly and unmistakably in your own mind. That is only way to really gain wisdom. There has to be continuous clear insight. You see for yourself that all mental objects and moods (ārammana) that arise into consciousness pass away and after that cessation there is more arising. After more arising there is further cessation. If you still have attachment and clinging suffering must arise from moment to moment, but if you are letting go, you won't create any suffering. Once the mind is clearly seeing the impermanence of phenomena, this is what is meant by sakkhibhūto - the internal witness. The mind is so firmly absorbed in its contemplation that the insight is self-sustaining. So in the end, you can only accept as partial truths all the teachings and wisdom that you receive from others.

Nhưng, cái gì làm khởi sinh trí tuệ? Như vầy: trí tuệ có được từ việc quán xét ba đặc tính của sự sống [vô thường, khổ, và vô ngã]; sự quán xét đó mang lại trí tuệ minh sát để nhìn thấy sự thật đường lối diễn ra của tất cả mọi thứ. Các thầy phải nhìn thấy sự-thật đó một cách rõ ràng, một cách không lầm lẫn, ngay trong tâm mình. Đó là cách duy nhất để thực sự có được trí tuệ. Đó phải là trí tuệ minh sát liên-tục. Các thầy tự mình nhìn thấy tất cả mọi đối tượng của tâm và trạng thái tâm (ārammana) khởi sinh vào trong tâm thức và biến mất; chúng cứ tiếp tục khởi sinh và biến mất... Nếu còn dính chấp thì khổ sẽ khởi sinh trong từng giây khắc, nhưng nếu biết buông bỏ thì ta không tạo ra khổ nữa. Khi tâm đã nhìn thấy rõ ràng tính vô thường của mọi thứ và mọi hiện tượng, điều đó được gọi là đã có được cái 'nhân chứng bên trong' – đó là sakkhibhūto. Tâm được hút sâu trong sự quán xét miên mật của nó nên trí tuệ minh sát tự nó được duy trì.

Nói đi nói lại, chúng ta chỉ nên tin một phần về những lời nói, lời dạy, và các trí tuệ mà ta nhận nghe được từ người khác.

On one occasion the Buddha gave a discourse to a group of monks, and afterwards asked Venerable Sāriputta, who had been listening:

''Sāriputta, do you believe what I have been teaching you?''

''I still don't believe it, Bhante,'' Sāriputta replied. The Buddha was pleased with this response and continued,

''That is good Sāriputta. You shouldn't believe any teaching people give you too easily. A sage must contemplate thoroughly everything he hears before accepting it fully. You should take this teaching away with you and contemplate it first.''

Even though he had received a teaching from the Buddha himself, Venerable Sāriputta didn't immediately believe every single word of it. He was heedful of the right way to train his mind, and took the teaching away with him to investigate it further. He would only accept the teaching if, after reflecting upon the Buddha's explanation of the truth, he found that it stimulated the arising of wisdom in his own mind and this insight made his mind peaceful and unified with the Dhamma (Truth). The understanding that arose must lead to the Dhamma becoming fixed within his own mind. It had to be in accordance with the truth of the way things are. The Buddha taught his disciples to accept a point of Dhamma only if, beyond all doubt, they found it to be in line with the way things are in reality - as seen both from one's own and other people's experience and understanding.

Một lần Phật đang giảng pháp cho tăng đoàn, Phật quay qua hỏi ngài Xá-lợi-phất có tin những gì Phật mới nói hay không. Ngài Xá-lợi-phất trả lời: "Con vẫn chưa tin, thưa Thế Tôn". Phật khen ngợi câu trả lời đó, và Phật nói:

"Lành thay, này Xá-lợi-phất. Thầy không dễ dàng tin những gì người khác nói với mình. Một người tu hành phải biết suy xét thấu suốt về mỗi điều mình nghe được trước khi chấp nhận nó. Thầy nên nhận giáo lý này về và suy xét nó trước." Ngay cả khi ngài nhận được lời dạy của chính Đức Phật nhưng ngài vẫn không tin ngay. Ngài đã biết chú tâm và biết cách đúng đắn để tu tập cái tâm, và biết nhận lấy những giáo lý đó về để tự mình điều tra suy xét, trước khi tự mình chấp nhận nó. Ngài chỉ chấp nhận lời dạy của Phật là đúng sau khi suy xét nó và thấy nó có tác dụng làm khởi sinh trí tuệ trong tâm mình, và trí tuệ đó làm cho tâm bình-an và hợp-nhất với Giáo Pháp [Sự Thật]. Sự hiểu biết đã khởi sinh sẽ giúp Giáo Pháp trở thành cố định bên trong tâm. Sự hiểu-biết là đúng là hợp lẽ với sự thật đường lối sinh diệt của tất cả mọi thứ. Phật dạy các đệ tử chỉ nên công nhận một điểm nào đó của Giáo Pháp sau khi mình đã tự mình nhìn thấy được nó là đúng là hợp lẽ đường lối tự nhiên của mọi thứ trong thực tại – nhìn thấy nó là đúng là hợp lẽ dựa vào trải nghiệm và sự hiểu biết mình và của người.

In the end, the important thing is to simply investigate the truth. You don't have to look very far away, just observe what's happening in the present moment. Watch what is happening in your own mind. Let go of the past. Let go of the future. Just be mindful of the present moment, and wisdom will arise from investigating and seeing clearly the characteristics of impermanence, suffering and nonself. If you are walking see that it's impermanent, if sitting see that it's impermanent, if lying down see that it's impermanent - whatever you are doing, these characteristics will be manifesting the whole time, because this is the way things are. That which is permanent is this truth of the way things are. That never changes. If you cultivate insight to the point where the way you view things is completely and unwaveringly in line with this truth, you will be at ease with the world.

Rốt cuộc, việc tu quan trọng chỉ đơn giản là điều tra quán xét về sự thật. Các thầy không cần phải nhìn xa trông rộng quá đâu, chỉ cần quán sát cái đang xảy ra ngay trong khoảng khắc hiện tại. Quan sát cái đang xảy ra ngay trong tâm này. Dẹp bỏ quá khứ. Dẹp bỏ tương lai. Chỉ cần chú tâm chánh niệm vào giây phút hiện tại, và trí tuệ sẽ khởi sinh từ việc điều tra và nhìn thấy rõ ràng những đặc tính của vô thường, khổ, và vô ngã. Khi đang đi ta thấy nó vô thường; khi đang ngồi ta thấy nó vô thường; khi đang đứng ta thấy nó vô thường; khi đang nằm ta thấy nó vô thường – khi đang làm bất cứ điều gì, những đặc tính đó luôn luôn thể hiện, bởi đó là đường lối và bản chất tự nhiên của mọi thứ. Điều đó không bao giờ thay đổi. (Đó là lẽ tự nhiên). Nếu các thầy tu tập trí tuệ đến lúc cách-nhìn của mình về mọi thứ mọi sự đã là hoàn toàn và nhất quán đúng theo lẽ thật tự nhiên của chúng, thì lúc đó các thầy được thư thái tự tại với thế giới.

Will it really be that peaceful going to live alone up in the mountains somewhere? It's only a temporary kind of peace. Once you start to feel hungry on a regular basis and the body lacks the nourishment that it's used to, you'll become weary of the whole experience again. The body will be crying out for its vitamins, but the hill-tribe people who provide your alms-food don't know much about the level of vitamins needed for a balanced diet. In the end you'll probably come back down and return here to the monastery. If you stay in Bangkok you'll probably complain that the people offer too much food and that it's just a burden and lots of hassle, so perhaps you will decide it is better to go and live way out in seclusion in the forest somewhere. In truth, you must be pretty foolish if you find living on your own causes you suffering. If you find living in a community with lots of people is a lot of suffering, you are equally foolish. It's like chicken shit. If you are walking on your own somewhere carrying chicken shit, it stinks. If there is a whole group of people walking around carrying chicken shit, it stinks just the same. It can become habitual to keep lugging around that which is rotten and putrid. This is because you still have wrong view, but for someone with right view, although they might be quite correct to think that living in a large community isn't very peaceful, they would still be able to gain much wisdom from the experience.

Có thiệt phải lánh trần hoặc lên núi ở tu một mình thì mới được bình an? Không, đó chỉ là sự bình an tạm thời. Đến khi đói bụng, cơ thể cần dưỡng chất như nó vẫn thường cần phải có, ta sẽ thấy chán nản với loại bình an kiểu đó. Thân bắt đầu kêu la vì thiếu dưỡng chất [vitamin], những người tộc thiểu số trên rừng cũng dường cơm, họ đâu biết gì về dinh dưỡng trong miếng cơm họ cúng dường cho tu sĩ trên núi. Rồi chịu không nỗi, ta lại xuống núi trở lại chùa để được có mấy thứ thức ăn và tiện nghi tối thiểu để nuôi thân mà tu hành. Nhưng nếu các thầy đến sống tu ở Băng-cốc thì thức ăn luôn luôn dư giả, có lẽ các thầy lại phàn nàn sao các Phật tử cúng nhiều thức ăn quá; Nhưng lại phàn nàn sao ở thủ đô ồn ào náo nhiệt quá, cho nên các thầy lại muốn lánh xa thành phố lên rừng vô núi sống ẩn dật trở lại. Chuyện thiệt là như vậy. Ta cứ luôn tháy mình ngu ngốc khi bỏ lên núi vô rừng tu một mình; thấy quá khổ-thân nên bỏ rừng, xuống núi. Sau đó lại thấy mình ngu ngốc khi quay lại sống tu với tăng đoàn đông đúc hoặc ở nơi thành thị đông người; thấy có quá nhiều phức tạp và khổ tâm. Tu ẩn dật thiếu thốn đủ thứ cũng thấy mình ngu, thấy khổ thân; tu với chỗ đông người với nhiều tiếp xúc va chạm phức tạp cũng thấy mình ngu, thấy rối tâm. Mọi người đều như vậy; chúng ta cứ giống người đang mang theo cứt gà trong người, đi đâu nó cũng hôi thúi, đi đâu cũng thấy khó chịu. Cứt gà giống như cách nhìn sai-lầm hay tà kiến, đi đâu ta cũng mang theo nó thì ở đâu mà chẳng gặp khó khổ. Còn người có cách nhìn chánh-kiến, cho dù họ sống tu với tăng đoàn hoặc chỗ đông người với nhiều tiếp xúc va chạm phức tạp, họ vẫn tu được và vẫn phát huy trí tuệ từ đó.

For myself, teaching large numbers of both monks, nuns and lay people has been a great source of wisdom for me. In the past I had fewer monks living with me, but then as more lay people came to visit me and the resident community of monks and nuns grew in size, I was exposed to much more because everybody has different thoughts, views and experiences. My patience, endurance and tolerance matured and strengthened as it was stretched to its very limits. When you keep reflecting, all such experience can be of benefit to you, but if you don't understand the truth of the way things are, at first you might think that living alone is best and then after a while you might get bored with it, so then you might think that living in a large community is better. Or perhaps you might feel that being in a place where there is only a little food offered is the ideal. You might decide that a plentiful supply of food is actually the best and that little food is no good at all, or you might change again and conclude that too much food is a bad thing. In the end, most people just remain forever caught up in views and opinions, because they don't have enough wisdom to decide for themselves.

Đối với tôi, việc chỉ dạy cho số đông tăng sĩ và Phật tử tại gia cũng là một nguồn trí tuệ đối với tôi. Thời trước tôi chỉ có số ít tăng sống tu với tôi, nhưng giờ thì quá nhiều Phật tử tại gia đến gặp để học tu, và số lượng tăng sĩ ở đây cũng gia tăng rất nhiều, tôi càng phơi tâm mình ra nhiều, bởi tôi phải gặp quá nhiều người với rất nhiều ý nghĩ, quan điểm, và kinh nghiệm khác nhau. Nhưng nhờ đó sự kiên nhẫn, nhẫn nhục, và chịu khó của tôi càng chín chắn hơn và vững mạnh hơn, bởi các cuộc gặp gỡ nhiều đến mức gần như đã chiếm hết công suất của tôi. Khi quán xét lại điều đó, tất cả những kinh nghiệm như vậy có thể tạo ra ích lợi và trí tuệ cho ta; nhưng nếu ta không hiểu biết sự thật đúng theo đường lối của mọi thứ, ta sẽ bị lầm lạc và dính mắc đủ thứ. Trước tiên ta hay nghĩ sống tu ẩn dật một mình là tốt nhất; nhưng rồi thấy buồn tủi và buồn chán với cách sống đó. Ta lại nghĩ ta nên sống tu cùng với Tăng đoàn thì sẽ tốt hơn nhiều. Sống tu ở một vùng quê mùa lạc hậu hiếm có thức ăn tiện nghi, ta nghĩ sống đời tu tri túc như vậy là tốt nhất. Rồi chẳng bao lâu, ta lại thấy sống tu ở chỗ có nhiều thức ăn và tiện nghi thì sẽ tốt hơn, ít khổ thân hơn. Rồi sau đó lại thấy chán nhán, lại cho rằng sống tu ở nơi có nhiều thức ăn và tiện nghi quá thì cũng không tốt, thấy rối tâm. Rốt cuộc là gì?, rốt cuộc mấy ông thầy tu không lo tu mà suốt ngày suốt đời cứ dính mắc vào những quan điểm và ý kiến này nọ, bởi mấy người đó không có đủ trí không để tự quyết định cho mình điều gì là đúng đắn và phù hợp.

So try to see the uncertainty of things. If you are in a large community, it's uncertain. If you are living with just a small group, it's also not a sure thing. Don't attach or cling to views about the way things are. Put effort into being mindful of the present moment; investigate the body, penetrating deeper and deeper inside. The Buddha taught monks and nuns to find a place to live and train where you are at ease: where the food is suitable, the company of fellow practitioners (kalyānamitta) is suitable and the lodgings are comfortable. But actually finding a place where all these things are just right and suited to your needs is difficult, so at the same time, he also taught that wherever you go to live you might have to encounter discomfort and put up with things that you don't like. For instance, how comfortable is this monastery? If the lay people made it really comfortable for you, what would it be like? Every day they would be at your service to bring you hot and cold drinks as you wished and all the sweets and treats that you could eat. They would be polite and praise you, saying all the right things. That's what having good lay support is like isn't it? Some monks and nuns like it that way: ''The lay supporters here are really great, it's really comfortable and convenient.'' In no time at all the whole training in mindfulness and insight just dies. That's how it happens.

Vậy sao không lấy ngay điều đó để tu. Sao không lấy ngay cái sự không-chắc-chắn đó để quán xét và tu. Sống tu ở đâu cũng vậy thôi, tất cả đều không phải là 'thực đúng hay thực sai'—tất cả đều không chắn chắn. Sống tu với Tăng đoàn nhiều người là tốt ư—điều đó là không chắc chắc. Sống tu với tăng đoàn ít người là tốt hơn ư—điều đó không chắc chắn. Sống tu một mình ở nơi ẩn dật là tốt nhất ư—điều đó cũng không chắc chắn. Đừng có dính mắc vào những quan điểm cho rằng cách này là tốt, cách kia là tốt hơn. Đừng có luận có kết điều gì là chắc chắc hết. Chỉ cần tu một việc: đó là chỉ cần chú tâm chánh-niệm vào giây-phút hiện-tại; chỉ cần điều tra quán xét thân này, soi chiếu và hiểu biết sâu hơn và sâu hơn về nó. Phật dạy các Tăng hoặc các Ni nên tìm một nơi thích hợp để sống và tu; nơi nào mà họ thấy dễ chịu: nơi (i) có thức ăn thích hợp, (ii) có những bạn tu (kalyānamitta) thích hợp, và (iii) có chỗ ở thích hợp thoải mái. Nhưng để tìm ra một nơi có đầy đủ ba điều kiện đó thì quá khó. Cho nên Phật cũng đồng thời dạy rằng, khi ta đi đến sống tu ở đâu, có thể ta sẽ gặp phải những khó khăn và va chạm, gặp phải những thứ mình không thích hoặc không thích hợp với mình. Ví dụ, chùa này có thoải mái không? Nếu các Phật tử tại gia trang bị nhiều tiện nghi cho chùa, nó sẽ ra sao? Như ngày nào họ cũng mang đến đầy đủ hai nước uống nóng ấm và nước uống mát lạnh như các thầy muốn và những thứ thức ăn ngon các thầy có thể ăn. Như các Phật tử luôn luôn lễ phép và khen ngợi quý thầy, họ nói những lời các thầy nghe thấy đúng đắn. Nếu như được tất cả như vậy thì sẽ ra sao? Một số tăng sĩ cho rằng, mọi sự giúp đỡ của Phật tử tại gia ở đây thiệt là tốt, ở đây thực sự tiện nghi và thoải mái. Lúc đó thì sao? Chắc lúc đó mọi sự tu tập, tu chánh niệm, tu trí tuệ đều bị chết ngắt, bởi lúc đó đâu ai còn lo tu nữa, họ chỉ lo thụ hưởng chùa cốc đẹp đẽ, cơm nước ngon lành. Nó sẽ vậy đó. (Ở nơi chùa to, chùa đẹp, chùa giàu, chùa tổ, chùa trung tâm đô thị, chùa nỗi tiếng...có đầy đủ tiện nghi và thức ăn, chưa chắc họ thực sự tu tập gì đâu).

What is really comfortable and suitable for meditation can mean different things to different people, but once you know how to make your own mind content with what you have, then wherever you go you will feel at ease. If you have to stay somewhere that would perhaps not be your first choice, you still know how to remain content while you train there. If it's time to go elsewhere then you are content to go. You don't have any worries about these external things. If you don't know very much, things can be difficult; if you know too much it can also bring you a lot of suffering - everything can be a source of discomfort and suffering. As long as you don't have any insight you will constantly be caught into moods of satisfaction and dissatisfaction stimulated by the conditions around you and potentially every little thing can cause you to suffer. Wherever you go, the meaning of the Buddha's teaching remains correct, but it is the Dhamma in your own mind that is still not correct. Where will you go to find the right conditions for practice? Maybe such and such a monk has got it right and is really practising hard with the meditation - as soon as the meal is finished he hurries away to meditate. All he does is practise developing his samādhi. He's really dedicated and serious about it. Or maybe he isn't so dedicated, because you can't really know. If you really practise wholeheartedly for yourself, you are certain to reach peace of mind. If others are really dedicated and genuinely training themselves, why are they not yet peaceful? This is the truth of the matter. In the end, if they aren't peaceful, it shows that they can't be really that serious about the practice after all.

Điều kiện thực sự thích hợp và thoải mái cho việc tu thiền có thể khác nhau đối với mỗi người, nhưng một khi các thầy biết làm cho tâm hài lòng với những gì mình có, thì dù sống tu ở đâu các thầy cũng thấy thoải mái để tu! Khi các thầy có đến sống tu ở một nơi không phải là chỗ mình thích nhất, các thầy cũng nên biết cách giữ tâm hài-lòng khi sống tu ở đó. Khi nào đến lúc đi chỗ khác, ta sẽ vui lòng đi. Khi ở thì ta vui lòng ở. Ta không phàn nàn, không lãng tâm tu tập bởi do những thứ bên ngoài. Nếu không biết gì, mọi thứ có thể khó khăn; nếu biết quá nhiều, mọi thứ có thể cũng tạo ra khổ — tất cả mọi thứ đều có thể là nguồn gốc gây ra sự khó chịu và khổ. Khi nào ta chưa trí tuệ hiểu biết, ta cứ luôn bị dính theo những trạng thái vui, buồn, hài lòng, bất mãn...do những điều kiện xung quanh tác động, và nếu vậy thì chuyện nhỏ nhặt nào cũng có thể gây ra khổ cho ta. Dù có đến tu ở đâu, ý nghĩa giáo lý của Phật vẫn đúng đắn, nhưng cái Giáo Pháp trong tâm ta vẫn còn chưa được đúng. Nếu cứ tìm chỗ có đầy đủ điều kiện tiện nghi để tu thì tìm ở đâu ra?. Có nhiều thầy hiểu biết rõ cái lẽ bất toại nguyện, và biết hài lòngm, và biết thực sự tu tập siêng năng—sau khi ăn cơm một chút các thầy đó liền thực tập đi-thiền. Các thầy đó chỉ lo tập trung để tu thiền đạt định (samādhi). Các thầy ấy biết dồn tâm dồn sức để tu. Hoặc có thể các thầy đó không tu thiệt trong tâm, chúng ta cũng đâu biết được. Nếu ai chịu tu thiệt, tu nhiệt thành, người đó sẽ chắc chắn đạt đến sự bình-an của tâm. Nếu ai chưa tu thiệt, chưa thực sự thành tâm tu tập, đừng hỏi tại sao họ vẫn chưa được bình an? Sự thật của vấn đề nằm ở chỗ đó. Rốt cuộc, nếu ai không được bình an, điều đó cho thấy rằng họ đã chưa thực sự tu tập một cách nghiêm túc và thành tâm.

When reflecting on the training in samādhi, it's important to understand that virtue (sīla), concentration (samādhi) and wisdom (paññā) are each essential roots that support the whole. They are mutually supporting, each having its own indispensable role to play. Each provides a necessary tool to be used in developing meditation, but it's up to each individual to discover skilful ways to make use of them. Someone with a lot of wisdom can gain insight easily; someone with little wisdom gains insight with difficulty; someone without any wisdom won't gain any insight. Two different people might be following the same way of cultivating the mind, but whether they actually gain insight into the Dhamma will depend on the amount of wisdom each has. If you go to observe and train with different teachers you must use wisdom to put what you see in perspective. How does this Ajahn do it? What's that Ajahn's style like? You watch them closely but that's as far as it goes. It's all just watching and judging on the external level. It's just looking at their behaviour and way of doing things on the surface. If you simply observe things on this level you will never stop doubting. Why does that teacher do it this way? Why does this teacher do it another way? In that monastery the teacher gives lots of talks, why does the teacher in this monastery give so few talks? In that other monastery the teacher doesn't even give any talks at all! It's just crazy when the mind proliferates endlessly, comparing and speculating about all the different teachers. In the end you simply wind yourself up into a mess. You must turn your attention inward and cultivate for yourself. The correct thing to do is focus internally on your own training, as this is how right practice (sammā patipadā) develops. You simply observe different teachers and learn from their example, but then you have to do it yourself. If you contemplate at this more subtle level, all that doubting will stop.

Khi xét về việc tu định (samādhi), điều quan trọng phải hiểu được rằng giới, định, tuệ mỗi thứ là cái gốc căn bản để hỗ trợ cho tổng-cuộc tu tập. Chúng hỗ trợ lẫn nhau và không thể thiếu cái nào. Mỗi thứ là một công cụ cần thiết dùng để phát triển thiền tập, nhưng tùy ở mỗi người tu biết khéo léo ứng dụng chúng ra sao. Một số người căn-trí có thể nhanh đạt đến trí tuệ; một số người ít-căn-trí thì chậm đạt đến trí tuệ hơn; còn người không có chút căn trí nào thì không đạt đến trí tuệ nào hết. Cả hai có thể cùng tu tập đúng bài, đúng cách, đúng mức độ như nhau, nhưng để lâu mau đạt đến trí tuệ là tùy vào mức độ căn-trí của mỗi người. Nếu có ai trong các thầy đã theo tu với những sư phụ khác nhau, các thầy phải biết dùng trí khôn để đưa những gì mình đã nhìn thấy vào tầm nhìn của mình. Cách của sư phụ này ra sao? Cách của sư phụ khác là sao? Các thầy quan sát họ một cách sâu sát, nhưng đó chỉ là sự quan sát và phán đoán bề ngoài. Đó chỉ là nhìn thấy những hành vi và cách làm bề ngoài của họ mà thôi. Nếu chỉ biết đứng nhìn và quan sát bề ngoài như vậy, thì ta sẽ không bao giờ hết nghi ngờ. Tại sao ông sư phụ làm như vậy? Tại sao sư ông làm như kia? Ở chùa này sư phụ nói dạy nhiều, sao ở chùa kia mấy sư phụ họ lại ít khi nói hay dạy gì nhiều? Có chùa thì vị sư ở đó chẳng bao giờ nói hay dạy điều gì hết! Tâm cứ liên tục phóng đoán, so sánh và nghi vấn về mấy ông sư, ông thầy. Cuối cùng tâm trở thành một đống rối beng. Vậy là coi như hư đường hư bột. Do vậy, các thầy cần phải biết hướng sự chú-tâm của mình vào bên-trong mình và tự mình tu tập cho mình. Cách đúng đắn là hướng vào bên-trong chính mình để tu tập, bởi đó mới là cách tu tập đúng đắn (sammā patipadā). Ai cũng có thể để ý, quan sát, và học hỏi theo gương của các vị sự thầy, nhưng khi tu là mình phải tự tu cho chính mình. Nếu biết quay lại vào bên-trong để tu và biết suy xét cái vấn đề tinh-tế ngay chỗ này, thì các thầy mới hết nghi ngờ.

There was one senior monk who didn't spend a lot of time thinking and reflecting about things. He didn't give much importance to thoughts about the past or the future, because he wouldn't let his attention move away from the mind itself. He watched intently what was arising into his awareness in the present moment. Observing the mind's changing behaviour and different reactions as it experienced things, he wouldn't attach importance to any of it, repeating the teaching to himself: ''Its uncertain.'' ''Its not a sure thing.'' If you can teach yourself to see impermanence in this way, it won't be long before you gain insight into the Dhamma.

Xưa có một vị sư già không bao giờ bỏ thời gian ra để suy xét bất cứ điều gì hết. Thầy đó chẳng hề quan trọng những ý nghĩ về quá khứ và tương lai, bởi thầy ấy chẳng bao giờ để sự chú-tâm rời khỏi tâm mình. Thầy ấy chỉ chú tâm quan sát những gì đang khởi sinh vào trong sự tỉnh giác của mình ngay trong thời khắc hiện-tại. Chỉ cần quán sát những hành vi biến đổi và phản ứng khác nhau của tâm ngay khi nó đang trải nghiệm mọi thứ, chỉ cần quan sát chứ không quan trọng những biến đổi và phản ứng đó là 'cái gì', chỉ cần luôn tự nhắc mình: "Đó là không chắc chắn", "Đó là thứ không chắc". Nếu các thầy có thể dạy bản thân mình nhìn thấy sự vô-thường theo cách như vậy, chẳng bao lâu các thầy sẽ đạt đến trí tuệ minh sát nhìn thấy Giáo Pháp.

In fact, you don't have to run after the proliferating mind. Really, it just moves around its own enclosed circuit; it spins around in circles. This is the way your mind works. It's samsāra vatta - the endless cycle of birth and death. This completely encircles the mind. If you tried pursuing the mind as it spins around would you be able to catch it? It moves so fast, would you even be able to keep up with it? Try chasing after it and see what happens... What you need to do is stand still at one point, and let the mind spin around the circuit by itself. Imagine the mind was a mechanical doll, which was able to run around. If it began running faster and faster until it was running at full speed, you wouldn't be able to run fast enough to keep up with it. But actually, you wouldn't need to run anywhere. You could just stand still in one place and let the doll do the running. If you were to stand still in the middle of the circuit, without chasing after it, you would be able to see the doll every time it ran past you and completed a lap. In fact, if you did try running after it, the more you tried to chase after and catch it, the more it would be able to elude you.

Về thực hành, các thầy không nên chạy theo cái tâm chạy nhảy, phóng túng liên tục. Đúng vậy, tâm nó cứ chạy lòng vòng xung quanh cái vòng lẩn quẩn bất tận của nó; nó xoay tít lòng vòng như con dụ. Đó là cách cái tâm hoạt động. Đó là cái vòng luân hồi sinh tử bất tận (samsāra vatta). Vòng sinh tử bao trùm quanh cái tâm. Nếu chúng ta cố chạy theo cái tâm trong khi nó cứ xoay tít như con dụ xung quanh cái vòng lẩn quẩn sinh diệt đó, thì làm sao chúng ta bắt kịp nó được? Nó xoay tít rất rất rất nhanh, làm sao ta có thể chạy theo kịp với nó? (Điều đó chẳng khác nào chạy theo bắt một chiếc lá nhỏ xíu đang bị cuốn tít trong cơn gió bão). Không tin thì cứ thử tiếp tục chạy theo nó và coi điều gì xảy ra... Điều chúng ta cần làm là đứng yên một chỗ, và để cho cái tâm tự xoay vòng xoay tít theo ý nó. Tưởng tượng cái tâm như một con búp bê máy, nó xoay quanh và chạy chạy xung quanh. Khi nó chạy xeo xeo hết tốc độ xung quanh ta, ta không thể nào bắt kịp theo nó. Nhưng thực ra ta không cần chạy đâu theo nó hết. Ta chỉ cần đứng yên một chỗ, cứ để cho con búp bê máy đó chạy lòng vòng, kệ nó. Ta chỉ cần đứng yên một chỗ, con búp bê chạy hết một vòng thì nó tự quay lại, và ta lại thấy nó chứ đâu cần phải chạy theo nó. Thực ra, nếu ta cố chạy theo nó để bắt kịp nó, càng cố chạy theo nó càng tuột mất khỏi ta. (Giống như người đang ngồi coi vòng đua xe siêu tốc vậy. Họ đâu cần phải chạy theo xe với tốc độ 200km/giờ, nếu có làm vậy thì cũng đâu bắt kịp nó. Họ chỉ cần ngồi một chỗ trên khán đài, họ vẫn có thể quan sát và nhìn thấy các xe chạy qua sau mỗi vòng).

As far as going on thudong is concerned, I both encourage it and discourage it at the same time. If the practitioner already has some wisdom in the way of training, there should be no problem. However, there was one monk I knew who didn't see it as necessary to go on thudong into the forest; he didn't see thudong as a matter of travelling anywhere. Having thought about it, he decided to stay and train in the monastery, vowing to undertake three of the dhutanga practices and to keep them strictly, without going anywhere. He felt it wasn't necessary to make himself tired walking long distances with the heavy weight of his monk's almsbowl, robes and other requisites slung over his shoulder. His way was quite a valid one too; but if you really had a strong desire to go out wandering about the forests and hills on thudong, you wouldn't find his style very satisfying. In the end, if you have clear insight into the truth of things, you only need to hear one word of the teaching and that will bring you deep and penetrating insight.

Khi nói về cách tu du hành đầu-đà [tiếng Thái là thudong], tôi luôn khuyến khích và đồng thời cũng không khuyến khích. Nếu người tu đã có ít nhiều trí tuệ về cách tu tập này thì sẽ không mấy khó khăn. Người chưa có trí khôn hiểu biết về sự tu tập thì tu ở đâu và tu cách gì cũng gặp khó khăn. Ví dụ trước đây có một Tỳ kheo cho rằng việc đi tu du hành [thudong] ở trong rừng là không cần thiết; vị ấy nghĩ vấn đề tu không phải nằm ở chỗ đi đây đi đó, mà là ở chỗ "biết cách tu". Sau khi nghĩ như vậy, vị Tỳ kheo đó ở lại chùa và tu tại chỗ, tâm nguyện lấy 3 trong 13 hạnh đầu-đà (dhutanga) và tự tu giữ theo đó một cách nghiêm túc—không cần đi đâu hết. Vị đó nghĩ rằng không cần thiết phải hành thân khổ sở với sự du hành đường xa, mang theo hành trang và bình bát nặng nề trên vai. Cách này cũng là một cách tu được; nhưng nếu các thầy thực sự muốn đi du hành đây đó kiểu thudong, thì các thầy sẽ khó chấp nhận theo cách tu tại chỗ của vị Tỳ kheo nói trên. Rốt cuộc, nếu chúng ta có trí tuệ hiểu biết về "sự tu tập đích thực là gì" thì cách tu nào cũng làm được. Rốt cuộc, nếu các thầy có trí tuệ minh sát rõ ràng để nhìn thấy sự thật của mọi thứ, thì các thầy chỉ cần nghe một chữ gì đó của giáo lý thì nó cũng có thể mang lại trí tuệ thâm nhập sâu sắc.

Another example I could mention is that young novice I once encountered who wanted to practise living in a cemetery completely alone. As he was still more or less a child, hardly into his teens, I was quite concerned for his well-being, and kept an eye on him to see how he was doing. In the morning he would go on alms round in the village, and afterwards bring his food back to the cremation ground where he would eat his meal alone, surrounded by the pits where the corpses of those who hadn't been burned were buried. Every night he would sleep quite alone next to the remains of the dead. After I had been staying nearby for about a week I went along to check and see how he was. On the outside he seemed at ease with himself, so I asked him:

''So you're not afraid staying here then?''

''No I'm not afraid,'' he replied.

''How come you're not frightened?''

''It seems to me unlikely that there's anything much to be afraid of.'' All it needed was this one simple reflection for the mind to stop proliferating. That novice didn't need to think about all sorts of different things that would merely complicate the matter. He was ''cured''straight away. His fear vanished. You should try meditating in this way.

Một ví dụ khác, tôi đã từng gặp một chú sa-di trẻ muốn sống tu một mình trong nghĩa địa. Có thể nói chú ấy còn trẻ như một vị thành niên, nên tôi rất lo lắng về tình trạng của chú ấy, nên tôi đã để mắt đến chú ấy một chút. Buổi sáng sau khi đi khất thực, chú ấy mang thức ăn đến nghĩa địa nơi người ta mang xác đến để chờ thiêu, và ngồi đó ăn một mình, xung quanh những xác chết đang chờ được thiêu hoặc chôn. Đêm đêm chú ấy ngủ một mình bên những xác chết. Sau khi ở gần chú ấy hơn một tuần, tôi hỏi chú ấy tại sao chú không thấy sợ khi ở nghĩa địa một mình. Chú ấy trả lời: "Không, con không sợ. Dường như đối với con không có thứ gì phải sợ hết". Tất cả việc phải làm chỉ cần quán chiếu [thiền quán], để cái tâm không còn chỗ phóng tâm này nọ. Chú sa-di đó không cần phải nghĩ suy gì về mọi thứ này nọ vốn chỉ làm phúc tạp cái tâm. Chú ấy đã được "trị liệu" thẳng luôn. Nỗi sợ biến mất. Các thầy hãy thử thiền tập cái tâm theo cách đó coi sao—tức là quán chiếu sao cho tâm đừng nghĩ này nghĩ nọ, sao cho nó dừng phóng tâm, nếu được vậy thì đâu còn gì để sợ hãi. (Vì sự sợ hãi về cái gì chỉ là do cái tâm nghĩ này nghĩ nọ, phóng này phóng nọ mà thôi). Các thầy hãy cố thiền tập cách đó thử.

I say that whatever you are doing - whether standing, walking, coming or going - if you sustain mindfulness without giving up, your samādhi won't deteriorate. It won't decline. If there's too much food you say that it's suffering and just trouble. What's all the fuss about? If there is a lot, just take a small amount and leave the rest for everybody else. Why make so much trouble for yourself over this? It's not peaceful? What's not peaceful? Just take a small portion and give the rest away. But if you are attached to the food and feel bad about giving it up to others, then of course you will find things difficult. If you are fussy and want to have a taste of this and a taste of that, but not so much of something else, you'll find that in the end you've chosen so much food that you've filled the bowl to the point where none of it tastes very delicious anyway. So you end up attaching to the view that being offered lots of food is just distracting and a load of trouble. Why get so distracted and upset? It's you who are letting yourself get stirred up by the food. Does the food itself ever get distracted and upset? It's ridiculous. You are getting all worked up over nothing.

Tôi nói, dù các thầy có đang làm gì—đang đứng, đang ngồi, đang đi, hay đang nằm—nếu các thầy biết duy trì sự chánh-niệm một cách liên-tục không-gián-đoạn, thì sự định- tâm (samādhi) sẽ không bị 'bể' hay trồi sụt gì hết. Nó không bị rớt định hay bớt định.

Còn nữa, nếu các thầy ăn nhiều quá cũng không tốt, ăn nhiều chỉ gây ra khổ và rắc rối cho việc tu mà thôi. (Ăn quá nhiều khi thiền sẽ gây buồn ngủ, hôn trầm). Nếu có nhiều thức ăn thì ăn ít thôi, sang sẻ cho người khác. Tại sao phải rước khổ vô thân mình khi đang mình đang thiền tập? Làm vậy thì đâu được bình an. Cái gì là không bình an? Hãy chọn ăn một phần thích hợp và chừa thức ăn cho người khác. Nếu đi tu đến giờ này mà vẫn còn thèm khát thức ăn hoặc còn thấy không vui khi nhường thức ăn cho người khác, thì dĩ nhiên việc tu tập là khó khăn rồi. Nếu các thầy vẫn còn thích nếm món này, muốn ăn món kia, không muốn ăn ít món, vì vậy các thầy lấy đủ loại thức ăn đổ vào bình bát; rốt cuộc nhiều vị quá chẳng có vị nào là còn ngon lành nữa. Vì lẽ đó, các thầy nên rút ra rằng: nếu mình được cúng dường quá nhiều thức ăn thì điều đó chỉ làm xao lãng cái tâm và mang lại nhiều rắc rối mà thôi. Tại sao bị xao lãng và rắc rối? Đó là do ta để cho cái tâm bị quấy động bởi thức ăn. Bản thân thức ăn có bao giờ bị xao lãng hay rắc rối không? Buồn cười thiệt, đó là do ta tự gây ra mọi sự khó khổ cái sự không có gì.

When there are a lot of people coming to the monastery, you say it's disturbing. Where's the disturbance? Actually, following the daily routine and the ways of training is fairly straightforward. You don't have to make a big deal out of this: you go on alms round, come back and eat the meal, you do any necessary business and chores training yourself with mindfulness, and just get on with things. You make sure you don't miss out on the various parts of the monastic routine. When you do the evening chanting does your cultivation of mindfulness really collapse? If simply doing the morning and evening chanting causes your meditation to fall apart, it surely shows that you havent really learnt to meditate anyway. In the daily meetings, the bowing, chanting praise to the Buddha, Dhamma, Sangha and everything else you do are extremely wholesome activities, so can they really be the cause for your samādhi to degenerate? If you think that it's distracting going to meetings, look again. It's not the meetings that are distracting and unpleasant, it's you. If you let unskilful thinking stir you up, then everything becomes distracting and unpleasant - even if you don't go out to the meetings, you end up just as distracted and stirred up.

Khi có nhiều người đến thăm chùa, các thầy nói rằng điều đó gây quấy nhiễu. Sự quấy nhiễu từ đâu ra? Thực ra, làm theo những chuẩn mực tu tập hàng ngày mới thiệt là thẳng thắn. Các thầy không cần phải quan trọng hóa những điều đó, ai đến ai đi cứ việc của họ: ta cứ sáng đi khất thực rồi mang thức ăn về chùa và ăn, cứ làm mọi phận sự và tu tập với sự chánh niệm, và cứ làm như vậy. Các thầy phải nhớ đừng bỏ qua hoặc lướt qua những chuẩn mực tu tập hàng ngày ở trong chùa (tu viện). Ví dụ, vào buổi tối trong giờ tụng kinh lễ Phật, sự chánh niệm của mình có bị rớt hay bị gián đoạn hay không? Nếu các thầy thấy thời tụng kinh vào buổi sáng và buổi tối làm cho việc thiền tập của mình bị gián đoạn, nếu nghĩ như vậy thì chắc chắn các thầy vẫn chưa học được cách thiền tập. Trong những buổi gặp nhau hàng ngày để tụng kinh tưởng niệm Tam Bảo và các phận sự khác trong chùa là những hoạt động cực kỳ lành mạnh, như vậy những việc đó đâu phải là nguyên nhân làm cho các thầy bị rớt định hay mất định (samādhi), đúng không? Nếu các thầy nghĩ mỗi lần đến sảnh đường gặp mặt các đạo hữu là sẽ làm xao lãng sự tu tập của mình, nếu nghĩ vậy thì các thầy nên nhìn lại. Không phải do những thời lễ lạy tụng kinh làm khó chịu và làm xao lãng các thầy, mà chính các thầy tự làm ra. Nếu các thầy cứ để cho những ý nghĩ bất thiện đó quấy động cái tâm, thì mọi sự sẽ trở nên gây khó chịu và xao lãng—chỉ cần nghĩ như vậy thì dù không đi tới chỗ tụng kinh, tâm các thầy cũng đã tự xao lãng và động vọng rồi.

You have to learn how to reflect wisely and keep your mind in a wholesome state. Everybody gets caught into such states of confusion and agitation, particularly those who are new to the training. What actually happens is that you allow your mind to go out and interfere with all these things and stir itself up. When you come to train with a monastic community determine for yourself to just stay there and just keep practising. Whether other people are training in the correct way or wrong way is their business. Keep putting effort into the training, following the monastic guidelines and helping each other with any useful advice you can offer. Anyone who isn't happy training here is free to go elsewhere. If you want to stay then go ahead and get on with the practice.

Các thầy phải biết học cách suy xét một cách khôn khéo và giữ cho tâm trong trạng thái lành mạnh. Mọi người đều dính kẹt trong những trạng thái ngu mờ và động vọng, đặc biệt là những người mới tu. Thực tế xảy ra là các thầy cứ để cho cái tâm chạy nhảy ra ngoài và va chạm với tất cả mọi thứ mọi sự, rồi tự nó 'quậy' nó lên. Khi các thầy đến tu với một tăng đoàn ở chùa nào đó, các thầy phải nhất nhất quyết tâm rằng mình đến đó để tu, và phải tu liên tục. Dù ai tu đúng tu sai gì gì, đó là chuyện của họ. Cứ duy trì nỗ lực tu hành, tu theo những hướng dẫn và chuẩn mực của chùa, và nếu được cũng nên trợ giúp bạn tu bằng những lời khuyên tốt mình có thể có. Nếu ai không thích ở lại đây để tu thì người đó hoàn toàn tự do để đi tìm chỗ khác. Ở đây tu không hạnh phúc thì đi chỗ khác có thể thích hợp hơn. Còn nếu ai thích ở lại đây tu thì ở lại tu, và tiếp tục tu hành.

It has an extremely beneficial effect on the community if there is one of the group who is self-contained and solidly training himself. The other monks around will start to notice and take example from the good aspects of that monks behaviour. They will observe him and ask themselves how it is he manages to maintain a sense of ease and calm while training himself in mindfulness. The good example provided by that monk is one of the most beneficial things he can do for his fellow beings. If you are a junior member of a monastic community, training with a daily routine and keeping to rules about the way things are done, you have to follow the lead of the senior monks and keep putting effort into the routine. Whatever the activity is you do it, and when it's time to finish you stop. You say those things that are appropriate and useful, and train yourself to refrain from speech that is inappropriate and harmful. Don't allow that kind of speech to slip out. There's no need to take lots of food at the mealtime - just take a few things and leave the rest. When you see that there's a lot of food, the tendency is to indulge and start picking a little of this and trying a little of that and that way you end up eating everything that's been offered. When you hear the invitation, ''Please take some of this, Ajahn'', ''Please take some of that, Venerable'', if you're not careful it will just stir up the mind. The thing to do is let go. Why get involved with it? You think that it's the food stirring you up, but the real root of the problem is that you let the mind go out and meddle with the food. If you can reflect and see this, it should make life a lot easier. The problem is you don't have enough wisdom. You don't have enough insight to see how the process of cause and effect works.

Sẽ cực kỳ hữu ích cho một tăng đoàn nếu nó có một số tăng sĩ luôn biết tự chủ và luôn biết tự mình tu tập một cách đều đặn và kiên định. Những tăng sĩ còn lại sẽ nhìn thấy và bắt đầu lấy những gương tốt đó để noi theo tu tập. Họ sẽ quan sát những gương tốt và hỏi những người đó cách tu để duy trì cảm giác thư thái trong khi đang tu tập chánh-niệm. Làm gương tốt cho các bạn tu noi theo là điều ích lợi nhất mà một người tu có thể làm cho các đạo hữu của mình. Nếu mình còn là sư em sư chú trẻ tuổi thì mình nên tu tập theo những chuẩn mực trong nhà chùa, mình phải làm theo sự chỉ dắt của các sư huynh sư phụ thâm niên, và đưa nhiều nỗ lực để tu tập theo các chuẩn mực đó. Bất kỳ công việc tu và phận sự nào mình cũng làm, làm đến lúc nào xong thì mình ngừng. Các thầy nên tập nói những điều thích hợp và hữu ích; huấn luyện bản thân kiêng cữ những lời nói không thích hợp và có hại. Đừng để những lời nói không đúng đắn thoát ra khỏi miệng. Không cần ăn nhiều quá trong bữa ăn—chỉ chọn một ít thức ăn phù hợp và nhường phần cho người khác. Tôi cứ nói lại nhiều lần, khi bữa nào có nhiều thức ăn thì chúng ta có xu hướng muốn nếm muốn ăn mọi thứ, cho nên chúng ta lấy đủ mọi thứ đưa vào bình bát để chúng ta ăn được đủ món. Mỗi khi nghe những câu mời như "Mời thầy lấy thêm món này", "Mời sư ăn thêm món ngon này"... nếu không biết suy xét cẩn trọng thì những lời mời đó sẽ quấy động cái tâm (tham ăn tham uống) của ta. Điều cần làm là phải biết buông bỏ. Tại sao chúng ta thường dính vào chỗ này? Chúng ta nghĩ chính những món ăn đang quấy động tâm ta, nhưng cái gốc của vấn đề là liệu ta có biết buông bỏ hay muốn để dính vào các món ăn. Nếu có thể suy xét và nhận biết bản thân mình đang buông bỏ hay đang dính, thì cuộc sống tu hành của các thầy sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nếu chưa biết cách suy xét và nhận ra vấn đề thì đó là do mình chưa có đủ trí tuệ. Có thể các thầy vẫn chưa có đủ trí tuệ minh sát để nhìn thấy cách mà tiến trình nhân-quả diễn ra ngay đó.

Actually, while on the road in the past, when it has been necessary I've even been prepared to stay in one of the village or city monasteries. In the course of your travels when you are alone and have to pass through different monastic communities that have varying standards of training and discipline, recite the verse to yourself: ''suddhi asuddhi paccattam'' (the purity or impurity of one's virtue is something one knows for oneself), both as a protection and as a guideline for reflection. You might end up having to rely on your own integrity in this way.

Thực tế, trước kia trên đường du hành, tôi thường cần phải ghé ở lại trong những ngôi chùa trong các làng hay thành thị. Trên bước đường đi du hành sau này, khi các thầy chỉ có một mình và phải ghé qua nhiều tu viện chiền và gặp các tăng đoàn khác nhau có những chuẩn mực và nguyên tắc khác nhau, các thầy hãy luôn luôn tâm niệm câu này: "suddhi asuddhi paccattam" [Trong sạch hay không là do chính mình: chỉ có mình mới biết rõ điều đó]. Câu này dùng để phòng hộ bản thân và hướng dẫn mình biết suy xét vấn đề một cách đúng đắn. (Câu trong kệ 165, kinh Pháp Cú).

When you are moving through an area you haven't been to before you might have to make a choice over the place you are going to stay for the night. The Buddha taught that monks and nuns should live in peaceful places. So, depending on what's available, you should try and find a place to stay and meditate that is peaceful. If you can't find a really quiet place, you can, as second best, at least find a place where you are able to be at peace internally. So, if for some reason it's necessary to stay in a certain place, you must learn how to live there peacefully - without letting craving (tanhā) overcome the mind. If you then decide to leave that monastery or forest, don't leave because of craving. Similarly, if you are staying somewhere, don't stay there because of craving. Understand what is motivating your thinking and actions. It's true that the Buddha advised monastics to lead a lifestyle and find living conditions that are conducive to peace and suitable for meditation. How will you cope on those occasions when you can't find a peaceful place? In the end the whole thing could just drive you crazy. Where will you go next? Stay right where you are; stay put and learn to live in peace. Train yourself until you are able to stay and meditate in the place you are in. The Buddha taught that you should know and understand proper time and place according to conditions; he didn't encourage monks and nuns to roam around all over the place without any real purpose. Certainly he recommended that we find a suitable quiet place, but if that's not possible, it might be necessary to spend a few weeks or a few months in a place that isn't so quiet or suitable. What would you do then? You would probably just die from the shock of it!

Khi đi qua những nơi các thầy chưa từng tới, các thầy thường suy nghĩ để chọn ra nơi thích hợp để trú trọ qua đêm. Phật đã dạy các tăng sĩ nên chọn những nơi tĩnh lặng. Do vậy, tùy theo hoàn cảnh mỗi nơi, hãy chọn một nơi bình lặng để nghỉ đêm và thiền tập. Nếu không chọn được nơi yên tĩnh tốt nhất, thì thứ nhì cũng chọn nơi nào mình có thể thấy bình an trong tâm. Do vậy, nếu vì nhân duyên nào đó các thầy phải ở lại một nơi nào đó để tu, các thầy phải biết học cách sống ở đó một cách bình an—đừng để tham muốn dục vọng (tanhā) lấn lướt cái tâm. Nếu các thầy có quyết định đi khỏi nơi nào, khỏi chùa nào, hay đi khỏi khu rừng nào, đừng quyết định đi vì dục vọng. Tương tự, nếu các thầy quyết định ở lại nơi nào, đừng quyết định vì tham muốn. Phải hiểu rõ điều gì thúc giục ta suy nghĩ và hành động như vậy. Phật đã khuyên những người xuất gia phải có lối sống và chọn những điều kiện sống sao cho mang lại bình an và sự thích hợp việc thiền tập. Giả sử không tìm được nơi bình an như vậy, các thầy phải làm sao? Có thể mọi sự sẽ làm các thầy phát điên lên lúc đó. Vậy thì các thầy phải làm gì hay đi đâu tiếp? Không, các thầy phải ở yên nơi đó; phải ở lại ngay đó và học cách sống trong bình an. Phải tập luyện bản thân cho đến khi mình có khả năng ở lại nơi đó và thiền tập ở đó. Phật đã dạy người tu phải biết và hiểu rõ thời-gian thích hợp và nơi-chốn thích hợp tùy theo các điều kiện; Phật không muốn các tăng sĩ cứ đi lòng vòng khắp nơi tìm kiếm những thứ khác với mục đích tu tập. (Nơi nào thích hợp thì quá tốt, nơi nào không thích hợp thì ta biết suy xét quán chiếu và học cách sống ở đó một cách bình an, và thiền tập một cách bình an. Phật đã dạy kỹ trong bài kinh nổi tiếng là kinh Bảy Cách Quán Chiếu). Đúng là Phật đã khuyên các tăng sĩ chọn nơi yên tĩnh để ở và tu, nhưng nếu không tìm được nơi như vậy thì sao, trong lúc cần phải ở lại vài tuần hay vài tháng ở đó. Nếu phải ở lại một nơi không yên tĩnh và không thích hợp, các thầy phải làm sao lúc đó? Có lẽ các thầy chết mất khi nghe đến việc cần phải ở lại những nơi như vậy, phải không!

So learn to know your own mind and know your intentions. In the end, travelling around from place to place is only that much. When you move on to somewhere else, you tend to find more of the same of what you left behind, and you're always doubting about what might lie ahead at the next place. Then, before you know it, you could find yourself with malaria or some other unpleasant illness, and you'd have to find a doctor to treat you, give you drugs and injections. In no time at all, your mind would be more agitated and distracted than ever!

Do vậy, điều cần thiết là phải học biết cái tâm của mình và những ý định của mình. Chứ nếu không biết đọc cái tâm và không hiểu ý muốn của mình, thì các thầy cứ tiếp tục đi chỗ này chỗ khác để tìm một nơi tốt hơn nơi trước đó. Nhưng đến nơi, các thầy cứ nghĩ đến những điều kiện tốt hơn nơi trước đó, rồi lại nghi ngờ, rồi lại không 'kết' đi nơi mới. Đến nơi mới được ít lâu lại có ý muốn đi tìm nơi khác nữa... Giống như người bệnh mà không biết mình bệnh, bạn phải biết mình bị sốt rét hay căn bệnh khổ sở nào đó, vậy thì bạn phải đi tìm bác sĩ để trị liệu, tiêm thuốc và cho thuốc uống. Nếu không, cái tâm cứ luôn luôn động vọng và xao lãng với thứ này thứ nọ, nơi này nơi nọ!

Actually, the secret to successful meditation is to bring your way of viewing things in line with the Dhamma; the important thing is to establish right view (sammā ditthi) in the mind. It isn't anything more complicated than that. But you have to keep putting forth effort to investigate and seek out the correct way for yourself. Naturally, this involves some difficulty, because you still lack maturity of wisdom and understanding.

Thực tế là, bí quyết thiền tập thành công là làm cho cách nhìn của mình về mọi thứ sao đúng hợp với Giáo Pháp; điều quan trọng là thiết lập cách nhìn đúng đắn, thiết lập chánh kiến (sammā ditthi) trong tâm. Không có việc gì phức tạp và khó làm hơn việc đó. Nhưng các thầy phải cố đưa ra hết nỗ lực để điều tra, suy xét và tìm ra cách đúng đắn cho chính mình. Lẽ tất nhiên việc đó có những khó khăn, nhất là khi các thầy vẫn chưa chín chắn hiểu biết và trí tuệ. (Nếu đã có trí tuệ chín muồi thì việc đó quá dễ, đâu cần nói nữa; nhưng giờ thì các thầy vẫn còn đang trên bước đường tu tập để phát triển trí tuệ chín chắn đó, cho nên còn gặp nhiều khó khổ như vậy).

So, what do you think you'll do? Try giving thudong a go and see what happens... you might get fed up with wandering about again; it's never a sure thing. Or maybe you're thinking that if you really get into the meditation, you won't want to go on thudong, because the whole proposition will seem uninteresting - but that perception is uncertain. You might feel totally bored with the idea of going on thudong, but that can always change and it might not be long before you start wanting to go off moving about again. Or you might just stay out on thudong indefinitely and continue to wander from place to place with no time limits or any fixed destination in mind - again, it's uncertain. This is what you have to reflect upon as you meditate. Go against the flow of your desires. You might attach to the view that you'll go on thudong for certain, or you might attach to the view that you will stay put in the monastery for certain, but either way you are getting caught in delusion. You are attaching to fixed views in the wrong way. Go and investigate this for yourself. I have already contemplated this from my own experience, and I'm explaining the way it is as simply and directly as I can. So listen to what I am saying, and then observe and contemplate for yourself. This really is the way things are. In the end you will be able to see the truth of this whole matter for yourself. Then, once you do have insight into the truth, whatever decision you make will be accompanied by right view and in accordance with the Dhamma.

Vậy bây giờ các thầy nghĩ mình sẽ làm gì? Cứ cố tu theo lối tu du hành (thudong) và coi kết quả sẽ ra sao, điều gì sẽ xảy đến với mình... Có lẽ sau đó các thầy lại thấy chán ngán với việc đi du hành khắp nơi sông hồ... nhưng điều đó cũng chưa chắc. Hoặc cũng có các thầy nghĩ rằng mình thực sự muốn ở một chỗ để luyện tập thiền, chứ không thích việc tu du hành kiểu thudong bởi việc du hành chẳng hay ho gì – nhưng ý nghĩ cũng chưa chắc đúng. Có thầy nghĩ nên đi tu du hành thudong là đúng, nhưng cách nghĩ đó luôn luôn thay đổi; biết đâu sau này các thầy chỉ muốn trụ lại một chỗ để tu; ai biết trước được. Hoặc biết đâu có một số thầy sẽ đi tu du hành mãi mãi, và không có ý trụ lại một nơi để tu– nhưng điều này cũng chưa chắc, ai mà biết được. Đó là những điều các thầy nên xem xét trong khi thiền tập. Rõ ràng lựa chọn nào cũng chưa chắc đúng và phù hợp nhất cho mình. Hãy tập cách đi ngược lại ý muốn của cái tâm. Các thầy có thể chấp thủ ý nghĩ đi tu du hành là tốt nhất, hoặc có thầy cho rằng trụ lại một chùa để tu tập là điều chắc chắn: cả hai cách nghĩ như vậy đều là chỉ là sự chấp thủ, bởi vì đâu có điều gì là chắc chắn đâu; thực ra đó chỉ là những sự ngu-mờ mà thôi, bởi vì biết đâu vài bữa sau các thầy lại thay đổi ý nghĩ của mình. Vậy nên đừng cố chấp vào điều gì là đúng hết. Hãy đi điều tra xem xét về bản thân mình. Tôi đã từng suy xét lại về những ý định của tôi (đi hay ở, ở hay đi, đi tu du hành hay trụ lại một nơi để tu???...), tôi suy xét lại bằng chính những trải nghiệm của mình; nhờ đó bây giờ tôi có thể chỉ lại một cách dễ dàng và trực chỉ cho các thầy. Vì vậy, các thầy nên nghe lời tôi, và sau đó xem xét lại về bản thân mình. Thiệt vậy, mọi thứ đều là không chắc chắn như vậy. Nếu biết suy xét từ đây, cuối cùng các thầy thầy có thể nhìn thấy sự thật đó cho mình. Rồi, sau khi các thầy đã có trí tuệ nhìn thấy sự thật như vậy, thì mọi quyết định của các thầy sẽ luôn đi kèm với chánh-kiến và luôn hợp với Giáo Pháp.

Whatever you decide to do, whether to go on thudong or stay on in the monastery, you must wisely reflect first. It isn't that you are forbidden from going off wandering in the forest, or going to find quiet places to meditate. If you do go off walking, really make a go of it and walk until you are worn out and ready to drop - test yourself to the limits of your physical and mental endurance. In the old days, as soon as I caught sight of the mountains, I'd feel elated and be inspired to take off. Nowadays when I see them, the body starts moaning just at the sight of them and all I want to do is turn around and go back to the monastery. There's not much enthusiasm for all that any more. Before, I'd be really happy to live up in the mountains - I even thought I'd spend my whole life living up there!

Dù các thầy quyết định đi tu du hành hoặc trụ lại một chùa để tu, trước tiên các thầy phải nên suy xét một cách khôn khéo. Không ai cấm các thầy đi tu du hành trong rừng hoặc đi tìm những nơi cố định yên tĩnh để thiền tập. Nhưng nếu quyết định đi tu du hành, hãy đi một cách thực sự, đi thiệt, đi đến khi rã rời và đi không nỗi nữa—hãy đi để thử mức chịu khó chịu khổ về thân và về tâm là đến mức nào. Hồi xưa, khi vừa nhìn thấy cảnh núi rừng sơn cước tôi đã cảm thấy phấn khích và muốn vô rừng lên núi để tu. Còn bây giờ thấy lại cảnh núi rừng, thân thể tôi bắt đầu than van ê ẩm, và ngay lập tức tôi biết mình phải quay về chùa để trụ. Tôi không còn chút nhiệt tình nào để vô rừng tu nữa. Hồi trước tôi chỉ hạnh phúc khi được lên núi vô rừng để tu hành—hồi đó tôi cũng đã từng nghĩ mình sẽ ở tu luôn trên núi cho đến chết luôn!

The Buddha taught to be mindful of what's arising in the present moment. Know the truth of the way things are in the present moment. These are the teachings he left you and they are correct, but your own thoughts and views are still not correctly in line with the Dhamma, and that's why you continue to suffer. So try out thudong if it seems like the right thing to do. See what its like moving around from place to place and how that affects your mind.

Đức Phật đã dạy chúng ta phải chú tâm chánh niệm vào cái đang khởi sinh trong giây phút hiện-tại. Thấy biết sự thật đường lối của mọi thứ diễn ra trong giây phút hiện-tại. Đó là những giáo lý Phật đã để lại cho chúng ta, và những giáo lý đó là đúng đắn. Nhưng những ý nghĩ và cách nhìn của chúng ta vẫn còn chưa đúng đắn, chưa hợp với lẽ sự thật của Giáo Pháp, cho nên chúng ta vẫn còn khó khổ. Vì vậy, các thầy cứ cứ thử đi tu du hành, nếu các thầy cảm thấy đó là cách tu đúng để làm. Cứ đi để coi thử điều gì sẽ xảy ra với cuộc sống du hành rày đây mai đó, và coi thử cách tu đó có giúp cải-thiện tâm mình tốt hơn, có làm tâm thanh tịnh hơn theo hướng mục-tiêu tu tập hay không.

I don't want to forbid you from going on thudong, but I don't want to give you permission either. Do you understand my meaning? I neither want to prevent you, nor allow you to go, but I will share with you some of my experience. If you do go on thudong, use the time to benefit your meditation. Don't just go like a tourist, having fun travelling around. These days it looks like more and more monks and nuns go on thudong to indulge in a bit of sensual enjoyment and adventure rather than to really benefit their own spiritual training. If you do go, then really make a sincere effort to use the dhutanga practices to wear away the defilements. Even if you stay in the monastery, you can take up these dhutanga practices. These days, what they call ''thudong'' tends to be more a time for seeking excitement and stimulation than training with the thirteen dhutanga practices. If you go off like that you are just lying to yourself when you call it ''thudong''. It's an imaginary thudong. Thudong can actually be something that supports and enhances your meditation. When you go you should really do it. Contemplate what is the true purpose and meaning of going on thudong. If you do go, I encourage you to use the experience as an opportunity to learn and further your meditation, not just waste time. I won't let monks go off if they are not yet ready for it, but if someone is sincere and seriously interested in the practice, I won't stop them.

Tôi không muốn cấm các thầy đi tu du hành lang thang trong rừng, nhưng tôi cũng không muốn khuyến khích các thầy làm như vậy. Các thầy có hiểu được ý tôi muốn nói không? Tôi không muốn cản cũng không muốn xúi, nhưng tôi sẽ chia sẻ với các thầy một số kinh nghiệm của bản thân tôi. Nếu các thầy đi tu du hành thudong, hãy dùng thời gian sao hữu ích cho việc thiền tập mình. Đừng có đi như người du ngoạn du lịch cho biết khắp nơi đây đó. Thời bây giờ có nhiều tu sĩ đi tu du hành theo truyền thống thudong, nhưng họ đi chỉ để đắm mình vào những sự khám phá, những khoái thích lãng du hơn là đi để thực sự rèn luyện và tu tập cái tâm. Nếu các thầy quyết định đi tu du hành, các thầy phải thực sự nỗ lực và lấy những giới khổ hạnh đầu-đà (dhutanga) làm chuẩn-mực tu hành để quét sạch những ô nhiễm tham- dục phàm tục trong tâm. Thật ra ngay ở tu trong chùa này, nhiều Tỳ kheo vẫn đang lấy thêm các giới hạnh đầu-đà đó để tu mà. Thời bây giờ, việc đi tu du hành "thudong" thường không còn đúng ý nghĩa của nó; họ bỏ nhiều thời gian để đi tìm sự phiêu lưu và lãng du hơn là đi để bỏ thời gian để tu tập nghiêm túc các giới hạnh đầu-đà khổ hạnh (dhutanga) mà Đức Phật đã đưa ra. Nếu đi tu du hành theo kiểu như vậy thì chẳng khác nào như đang "tu nằm" chứ đâu phải đi tu du hành. Đó không phải là "thudong". Đó là thudong tưởng tượng. Thudong chỉ thực sự là lối tu du hành khổ hạnh nếu nó hỗ trợ và phát huy việc tu thiền của người tu. Khi đi tu du hành, các thầy phải thực sự tu đúng nghĩa như vậy. Hãy suy xét và quán niệm rõ cái mục-đích và ý-nghĩa của việc đi tu du hành kiểu thudong. Nếu các thầy chọn đi tu du hành, tôi khuyên các thầy phải biết dùng các trải-nghiệm của mình để học và thiền tiến trong cuộc tu của mình, chứ không phải đi để phí thời gian vào những mục đích khác. Tôi sẽ không phép cho tăng sĩ nào đi tu du hành nếu họ vẫn chưa sẵn sàng cho mục đích và ý nghĩa đó. Nhưng nếu họ đã thực nghiêm túc và hết lòng muốn đi, tôi cũng không ngăn cản họ.

When you are planning to go off, it's worth asking yourself these questions and reflecting on them first. Staying up in the mountains can be a useful experience; I used to do it myself. In those days I would have to get up really early in the morning because the houses where I went on alms round were such a long way away. I might have to go up and down an entire mountain and sometimes the walk was so long and arduous that I wouldn't be able to get there and back in time to eat the meal at my camp before midday. If you compare it with the way things are these days, you can see that maybe it's not actually necessary to go to such lengths and put yourself through so much hardship. It might actually be more beneficial to go on alms round to one of the villages near to the monastery here, return to eat the meal and have lots of energy left in reserve to put forth effort in the formal practice. That's if you're training yourself sincerely, but if you're just into taking it easy and like to go straight back to your hut for a sleep after the meal, that isn't the correct way to go it. In the days when I was on thudong, I might have to leave my camp at the crack of dawn and use up much of my energy just in the walk across the mountains - even then I might be so pushed for time I'd have to eat my meal in the middle of the forest somewhere before getting back. Reflecting on it now, I wonder if it's worth putting oneself to all that bother. It might be better to find a place to practise where the alms route to the local village is not too long or difficult, which would allow you to save your energy for formal meditation. By the time you have cleaned up and are back at your hut ready to continue meditating, that monk up in the mountains would still be stuck out in the forest without even having begun to eat his meal.

Khi các thầy chuẩn bị ra đi, điều đáng làm trước tiên là phải tự hỏi mình những câu hỏi đó và phải tự suy nghĩ suy xét về chúng. Ở trên núi trong rừng có thể là những trải nghiệm rất hữu ích cho việc tu tập cái tâm; tôi đã từng tu trong rừng trên núi như vậy. Hồi đó tôi phải thức dậy rất sớm để đi, bởi những ngôi nhà tôi đi khất thực thì nằm rất xa. Tôi phải đi xuống, trèo lên qua cả một vùng rừng núi và nhiều khúc đường rất xa và rất khó đi; nhiều lúc tôi đã không thể đi hết đường để khất thực, hoặc có thể quay về căn lều trong rừng để ăn trước giờ ngọ. Nếu các thầy so sánh với những điều kiện của thời nay, các thầy có thể thấy bây giờ không nhất thiết phải ở quá xa trong rừng và phải đi quá xa và quá khổ cực như vậy để khất thực thức ăn. Các thầy nghĩ bây giờ có lẽ nên đi khất thực ở những làng gần chùa là thiết thực hơn, sau đó có thể trở về chùa để ăn bữa trưa và nạp được nhiều năng lượng vào thân để có thêm nhiều sức cho những việc tu tập chính thức trong chùa. Các thầy nghĩ như vậy cũng có thể đúng, nghe có vẻ thiết thực hơn. Tuy nhiên, nếu việc khất thực và ăn uống dễ dàng quá thì sau khi ăn uống no nê, các thầy thường thích đi thẳng về cốc để nằm lăn ra ngủ — như vậy thì cũng chẳng đúng đắn gì. Ngày xưa khi tôi còn tu du hành thudong, tôi thường phải dậy trước khi mặt trời mọc và cố hết sức để cuốc bộ băng qua đèo dốc để đến nơi khất thực—dù tôi đã cố tranh thủ thời gian, nhưng nhiều lúc tôi không thể quay về rừng trước giờ ngọ để ăn trước ngọ; tôi phải ngừng lại giữa rừng để ăn cho kịp trước giờ ngọ, rồi sau đó mới đi bộ tiếp về căn lều trong rừng của mình. Giờ suy xét lại cảnh thời đó, tôi tự hỏi không biết có đáng để một người tu tiếp tục gian nan với những việc như vậy hay không?. Có lẽ phải khác, có lẽ tốt nhất nên tìm cái chùa nào gần gần xóm làng để buổi sáng đi khất thực không phải đi quá xa và gian khó, như vậy có lẽ sẽ tiết kiệm nhiều sức lực để các thầy có sức tu tập trong các giờ tu chính quy trong chùa. Thời bây giờ, ví dụ trong chùa này, lúc các thầy đã ăn uống xong, đã dọn rửa xong, và quay về cốc để tiếp tục thiền tập, thì ở đâu đó trong rừng những tu sĩ du hành vẫn còn đang bước bộ giữa rừng, hoặc thậm chí họ chưa có miếng ăn nào trong bụng.

Views on the best way of practice can differ. Sometimes, you actually have to experience some suffering before you can have insight into suffering and know it for what it is. Thudong can have its advantages, but I neither criticise those who stay in the monastery nor those who go off on thudong - if their aim is to progress in training themselves. I don't praise monks just because they stay in the monastery, nor do I praise monks simply because they go off on thudong either. Those who really deserve praise are the ones with right view. If you stay in the monastery, it should be for cultivating the mind. If you go off, it should be for cultivating the mind. The meditation and training goes wrong when you go off with the group of friends you are attached to, only interested in having a good time together and getting involved in foolish pursuits.

Cách nhìn cách nghĩ về cách tu tập nào là tốt nhất có thể khác nhau ở mỗi người. Nhiều lúc, các thầy phải thực sự trải nghiệm những sự khó khổ rồi mới có thể có được trí tuệ minh sát nhìn vào sự khó khổ đó để biết rõ nó đích thực là gì. Lối tu du hành thudong có những lợi-thế của nó cho sự tu tập, nhưng tôi không muốn chê bai những người trụ lại một chùa để tu, và cũng không chê ai bỏ chùa đi tu du hành trong rừng trên núi kiểu thudong – nếu mục-tiêu của họ là để thực sự tu tiến cái tâm thì đâu có gì để chê bai họ. Tôi không khen những tu sĩ ở trụ trong chùa, mà tôi cũng không khen những tu sĩ chỉ vì họ rời chùa đi tu du hành trong rừng như tôi trước kia. Người đáng được khen là người có chánh kiến, là người hiểu biết rõ cái lý tu của mình. Nếu ở lại chùa thì mục đích cũng là để tu tập cái tâm. Nếu có đi tu du hành thì mục đích cũng là để tu tập cái tâm. Việc tu tập và sự nghiệp thiền tập sẽ sai lạc nếu bạn bỏ chùa ra đi chỉ vì bạn thích đi theo một nhóm tu nào đó, hoặc chỉ vì bạn muốn sống vui vẻ với những người bạn tu đó, chỉ vì muốn đi đây đó để thụ hưởng sự tự do du lãng, hoặc để chạy theo những ý tưởng ngu si nào đó.

What do you have to say about the way of training? What do you think about what I have been saying? What do you think you'll decide to do in the future then?

Các thầy phải nói sao cho đúng về cách tu tập của các thầy? Các thầy nghĩ sao về những điều nảy giờ tôi đã nói? Các thầy nghĩ mình sẽ làm gì trong những ngày tiếp theo và sau này, sau bữa hôm nay khi các thầy mãn khóa học tu ở chùa này?

Venerable S: I'd like to ask for some teaching about the suitability of different meditation objects for different temperaments. For a long time now I've tried calming the mind by focusing attention on the breathing in conjunction with reciting the meditation word''Buddho'', but I have never become very peaceful. I've tried contemplating death, but that hasn't helped calm the mind down. Reflecting on the five aggregates (khandhas) hasn't worked either. So I've finally exhausted all my wisdom.

Ajahn Chah: Just let go! If you've exhausted all your wisdom, you must let go.

[Phần hỏi đáp thêm trong buổi nói chuyện]

Thầy S: Con muốn hỏi một số giáo lý về sự phù-hợp của những đối tượng thiền khác nhau dành cho những người có tính khí khác nhau. Lâu nay con đã cố gắng tâm tĩnh lặng bằng cách tập trung sự chú tâm vào hơi-thở cùng với việc niệm chữ "Buddho" [Đức Phật] theo nhịp hơi-thở, nhưng con chẳng bao giờ được bình an cho lắm. Con cũng đã cố tập quán niệm về cái chết, nhưng cách đó cũng chẳng giúp làm tâm con bình an. Con cũng tập quán xét về năm uẩn (khandhas) nhưng cách đó cũng không giúp tâm tĩnh lặng. Vì vậy cuối cùng tất cả tâm trí của con cũng cạn kiệt luôn.

Ajahn Chah: Cứ buông bỏ! Khi trí cũng không còn thì cứ dẹp bỏ luôn. (Đừng cố gì nữa chỉ càng thêm quẩn trí).

Venerable S: As soon as I begin to experience a little bit of calm during sitting meditation, a multitude of memories and thoughts immediately spring up and disturb the mind.

Ajahn Chah: That's just the point. It's uncertain. Teach yourself that it's not certain. Sustain this reflection on impermanence as you meditate. Every single sense object and mental state you experience is impermanent without exception. Keep this reflection present in the mind constantly. In the course of meditation, reflect that the distracted mind is uncertain. When the mind does become calm with samādhi, it's uncertain just the same. The reflection on impermanence is the thing you should really hold on to. You don't need to give too much importance to anything else. Don't get involved with the things that arise in the mind. Let go. Even if you are peaceful, you don't need to think too much about it. Don't take it too seriously. Don't take it too seriously if you're not peaceful either. Viññānam aniccam - have you ever read that anywhere? It means sense consciousness is impermanent. Have you ever heard that before? How should you train yourself in relation to this truth? How should you contemplate when you find that both peaceful and agitated mind states are transient? The important thing is to sustain awareness of the way things are. In other words, know that both the calm mind and the distracted mind are uncertain. Once you know this, how will you view things? Once this understanding is implanted in the mind, whenever you experience peaceful states you know that they are transient and when you experience agitated states you know that they are transient also. Do you know how to meditate with this kind of awareness and insight?

Venerable S: I don't know.

Thầy S: Trong khi ngồi thiền, ngay khi con bắt đầu có chút tĩnh lặng thì đủ loại ý nghĩ và ký ức lập tức nổi lên và quấy động cái tâm.

Ajahn Chah: Đó là chỗ đáng nói. Đó là chính là lẽ không-chắn-chắn. Hãy dạy chính mình rằng điều đó không chắc chắn, ngay cả trạng thái tĩnh lặng (định) sâu xa cỡ nào cũng đều không chắc chắn. Hãy duy trì cái lẽ không-chắn- chắn này trong tim khi thầy thiền tập. Mọi đối tượng giác quan và mọi trạng thái tâm mình trải nghiệm đều là vô thường; không ngoại lệ cái nào. Duy trì sự quán niệm (về sự vô thường) này có mặt thường trực trong tâm này. Trong tiến trình thiền tập, phải quán niệm rằng trạng thái của tâm là không chắc chắn, trạng thái tĩnh lặng là không chắc chắn, trạng thái xao lãng cũng là không chắc chắn. Khi tâm được tĩnh lặng trong định (samādhi), đó cũng là trạng thái không chắc chắn. Việc quán niệm về tính vô-thường là việc ta phải thực sự nắm vững. Ta không cần phải quan trọng bất kỳ việc gì khác. Đừng dính theo những thứ khởi sinh lên trong tâm. Buông bỏ hết. Dù có được bình an, không cần nghĩ nhiều về sự bình an đó. Đừng quan trọng hóa về điều đó. Dù không được bình an cũng đừng quan trọng hóa. Bình an hay bất an, ta không cần coi đó là vấn đề; trạng thái bình an hay bất an đều chỉ là vô-thường. Viññānam aniccam – thầy đã từng nghe câu này chưa? Nó có nghĩa là: Mọi thức khởi sinh từ giác quan đều là vô thường. Thức có từ cảm giác và cảm nhận đều chỉ là vô thường. Thầy đã từng nghe chưa? Làm sao có thể tập luyện chính mình theo đúng theo lẽ sự thật? Thầy quán niệm ra sao sau khi biết rằng cả hai trạng thái bình an và bất an đều là vô thường? Điều quan trọng là phải biết duy trì sự tỉnh giác vào cách mọi sự đang diễn ra. Nói cách khác, làm sao để tâm biết được cả trạng thái bình an và trạng thái bất an của tâm đều chỉ là vô thường. Sau khi đã biết được điều đó, thầy sẽ nhìn mọi thứ theo cách nào? Sau khi sự hiểu biết đó đã cấy sâu trong tâm, thì mỗi khi thầy trải nghiệm những trạng thái bình an, thầy biết chúng là vô thường; mỗi khi thầy trải nghiệm những trạng thái bất an, thầy biết chúng là vô thường. Thầy có biết không, giờ thì thầy đã biết cách thiền tập với loại tỉnh giác và trí tuệ hiểu biết như vậy.

Thầy S: Con vẫn chưa biết.

Ajahn Chah: Investigate impermanence. How many days can those tranquil mental states really last? Sitting meditation with a distracted mind is uncertain. When the meditation brings good results and the mind enters a state of calm, that's also uncertain. This is where insight comes. What is there left for you to attach to? Keep following up on what's happening in the mind. As you investigate, keep questioning and prodding, probing deeper and deeper into the nature of impermanence. Sustain your mindfulness right at this point - you don't have to go anywhere else. In no time at all, the mind will calm down just as you want it to.

The reason practising with the meditation word ''Buddho'' doesn't make the mind peaceful, or practising mindfulness of breathing doesn't make the mind peaceful, is because you are attaching to the distracted mind. When reciting ''Buddho'' or concentrating on the breath and the mind still hasn't calmed down, reflect on uncertainty and don't get too involved with the state of mind whether its peaceful or not. Even if you enter a state of calm, don't get too involved with it, because it can delude you and cause you to attach too much meaning and importance to that state. You have to use some wisdom when dealing with the deluded mind. When it is calm you simply acknowledge the fact and take it as a sign that the meditation is going in the right direction. If the mind isn't calm you simply acknowledge the reality that the mind is confused and distracted, but there's nothing to be gained from refusing to accept the truth and trying to struggle against it. When the mind is peaceful you can be aware that it is peaceful, but remind yourself that any peaceful state is uncertain. When the mind is distracted, you observe the lack of peace and know that it is just that - the distracted state of mind is equally as prone to change as a peaceful one.

If you have established this kind of insight, the attachment to the sense of self collapses as soon as you begin to confront it and investigate. When the mind is agitated, the moment you begin to reflect on the uncertainty of that state, the sense of self, blown up out of attachment, begins to deflate. It tilts to one side like an inflatable boat that has been punctured. As the air rushes out of the boat, it starts to capsize and similarly the sense of self collapses. Try it out for yourself. The trouble is that usually you fail to catch your deluded thinking fast enough. As it arises, the sense of self immediately forms around the mental agitation, but as soon as you reflect on its changing nature the attachment collapses.

Try looking at this for yourself. Keep questioning and examining deeper and deeper into the nature of attachment. Normally, you fail to stop and question the agitation in the mind. But you must be patient and feel your way. Let the agitated proliferation run its course, and then slowly continue to feel your way. You are more used to not examining it, so you must be determined to focus attention on it, be firm and don't give it any space to stay in the mind. But when I give talks, you usually burst out complaining in frustration: ''All this old Ajahn ever talks about is impermanence and the changing nature of things.'' From the first moment you can't stand hearing it and just want to flee somewhere else. ''Luang Por only has one teaching... that everything is uncertain.'' If you are truly fed up with this teaching, you should go off and pursue your meditation until you develop enough insight to bring some real confidence and certainty to your mind. Go ahead and give it a go. In no time at all you will probably be back here again! So try to commit these teachings to memory and store them in your heart. Then go ahead and try out wandering about on thudong. If you don't come to understand and see the truth in the way I've explained, you'll find little peace. Wherever you are, you won't be at ease within yourself. You won't be able to find anywhere that you can really meditate at all.

I agree that doing a lot of formal meditation to develop samādhi is a good thing. Are you familiar with the terms ceto-vimutti and paññā-vimutti? Do you understand the meaning of them? Vimutti means liberation from the mental taints (āsava). There are two ways the mind can gain liberation: ceto-vimutti refers to liberation that comes after samādhi has been developed and perfected to its most powerful and refined level. The practitioner first develops the ability to suppress the defilements completely through the power of samādhi and then turns to the development of insight to finally gain liberation. Paññā-vimutti means release from the outflows where the practitioner develops samādhi to a level where the mind is completely one-pointed and firm enough to support and sustain insight, which then takes the lead in cutting through the defilements.

These two kinds of liberation are comparable to different kinds of trees. Some species of trees grow and flourish with frequent watering, but others can die if you give them too much water. With those trees you only need to give them small amounts of water, just enough to keep them going. Some species of pine are like that: if you over-water them they just die. You only need to give them a little water once in a while. Strange, isn't it? Look at this pine tree. It appears so dry and parched that you wonder how it manages to grow. Think about it. Where does it get the water it needs to survive and produce those big, lush branches? Other kinds of trees would need much more water to grow to a similar size. Then there are those kinds of plants that they put in pots and hang up in different places with the roots dangling in mid-air. You'd think they would just die, but very quickly the leaves grow longer and longer with hardly any water at all. If they were just the ordinary kind of plants that grow on the ground, they would probably just shrivel up. It's the same with these two kinds of release. Do you see it? It is just that they naturally differ in this way.

Vimutti means liberation. Ceto-vimutti is liberation that comes from the strength of mind that has been trained in samādhi to the maximum level. It's like those trees that need lots of water to flourish. The other kinds of trees only need a small amount of water. With too much water they just die. It's their nature to grow and thrive requiring only small amounts of water. So the Buddha taught that there are two kinds of liberation from the defilements, ceto-vimutti and paññā-vimutti. To gain liberation, it requires both wisdom and the power of samādhi. Is there any difference between samādhi and wisdom?

Ajahn Chah: Thì đó là điều tra quán xét về tính vô- thường. Những trạng thái tĩnh lặng của tâm kéo dài được bao lâu? (Hay thậm chí đạt định sâu, tầng định sâu đó kéo dài được mấy giờ, mấy ngày?). Cái sự ngồi thiền với trạng thái tâm xao lãng là không chắn chắn. Nó sẽ thay đổi. Còn sự ngồi thiền có kết quả tốt và tâm đã tiến vào trạng thái định, thì sự đó cũng không chắn chắn. Tất cả mọi trạng thái đều là vô thường. Đó là lẽ thực, và sự hiểu biết lẽ thực vô-thường đó chính là trí-tuệ. Trí tuệ xuất phát từ sự hiểu biết đó. Hiểu biết được lẽ thật đó rồi thì ta còn dính chấp chi vào điều gì nữa? Ta đâu cần phải suy này nghĩ nọ về các trạng thái đó của tâm, ta chỉ cần duy trì quán sát cái đang diễn ra trong tâm. (Quan sát nhìn thấy nó xong rồi buông bỏ luôn. Nó chỉ là vô thường; ta đâu còn dính theo nó làm gì, vì ta đã biết nó chỉ là vô thường). Ngay khi ta điều tra, ta cứ nghi vấn và thâm nhập, cứ thâm nhập và soi chiếu sâu hơn vào bản tính vô thường. Duy trì sự chánh-niệm vào ngay điểm này—ta không cần phải để ý chỗ nào khác. Chẳng mấy chốc, tâm sẽ tĩnh lặng, như ý ta đã muốn.

Việc thiền tập với niệm chữ "Buddho" [Đức Phật] không làm tâm tĩnh lặng, việc thực tập chú tâm vào hơi-thở cũng không làm tâm bình an là do bởi thầy đang bị dính vào cái tâm xao lãng. Khi niệm chữ "Buddho" hay khi chú vào hơi thở, nếu thấy tâm không được tĩnh lặng, ta nên quán niệm về sự không-chắc-chắn và đừng nên nghĩ đến vấn đề tâm đang tĩnh lặng hay không tĩnh lặng. Ngay cả khi tâm được tĩnh lạng, đừng dính vào điều đó bởi điều đó có thể che mờ ta, nó có thể làm cho ta coi trọng trạng thái đó. Thầy phải biết dùng trí khôn để đối trị với cái tâm ngu mờ lúc đó. Khi tâm được tĩnh lặng, thầy chỉ cần biết vậy và chỉ coi đó là một dấu hiệu việc thiền tập đang đi đúng hướng. Nếu tâm không được bình an, thầy chỉ cần nhận biết tâm đang bị ngu mờ xao lãng như vậy, không ích gì phải để ý hay kháng cự với thực trạng đó. Khi tâm được bình an, chỉ cần biết rõ tâm được bình an, nhưng phải quán niệm rằng trạng thái đó chỉ là không chắc chắn. Khi tâm bị xao lãng, quán sát sự không-an đó và chỉ cần biết thực trạng như vậy, chỉ cần tâm niệm rằng sự xao lãng của tâm cũng là không chắc chắn. Tĩnh lặng hay xao lãng đều là vô thường, đều không chắc chắn.

Nếu các thầy thiết lập được loại trí tuệ minh sát này, thì sự dính chấp ràng buộc vào cảm nhận có một cái 'ta' (ngã chấp) sẽ sụp đổ ngay từ khi các thầy bắt đầu đối diện và điều tra nó. Khi tâm bị kích động, ngay thời khắc các thầy quán chiếu về bản tính không-chắc-chắn của trạng thái đó, thì cái cảm nhận về cái 'ta' vốn đã được thổi phòng lên từ sự dính chấp, giờ sẽ bị xẹp xuống. Giống như chiếc thuyền phao bị xì hơi, nó bắt đầu xẹp lại, cảm giác về cái 'ta' tự hồi nào giờ cũng bị xẹp lép. Hãy tự mình tu tập quán xét chỗ này. Vấn đề rắc rối là các thầy thường không bắt kịp ý nghĩ ngu mờ lướt qua quá nhanh. Ngay khi nó khởi sinh, cảm nhận về cái 'ta' lập tức hình thành xung quanh sự động vọng của tâm, nhưng ngay khi người tu biết soi xét quán chiếu tính chất vô thường của trạng thái đó, thì sự dính-chấp vào một cái 'ta thường hằng' sẽ sụp đỗ ngay. (Khi ta nhìn thấy mọi thứ khởi sinh đều là vô thường và biến diệt, thì ta đâu còn chỗ nào để tin chấp vào một cái 'ta' cố định thường hằng như thực nữa).

Hãy tự mình nhìn vào chỗ này. Cứ liên tục nghi vấn và xem xét sâu hơn và sâu hơn nữa vào bản chất của sự dính chấp. Thông thường, các thầy quên dừng lại và nghi vấn về sự động vọng trong tâm. Nhưng các thầy cần phải kiên nhẫn và cảm nhận được cái cách của mình. Cứ để cho những sự phóng tâm động vọng đó diễn ra theo tiến trình của nó, và ta từ từ cảm nhận được cách của mình. Các thầy thường không xem xét nó, nhưng các thầy cần phải kiên định để định hướng sự chú tâm vào đó, phải vững chắc và đừng để cho nó có chỗ nào ở lại/có mặt trong tâm. Nhưng mỗi lần tôi giảng, các thầy thường khó chịu, phàn nàn: "Ông Sư già này suốt ngày chỉ có nói về cái sự vô-thường và bản chất biến-đổi của mọi thứ". Mới vừa nghe, các thầy đã thấy khó chịu và muốn bỏ đi chỗ khác. "Sư Ông chỉ có một giáo lý đó nói hoài thôi... chỉ luôn nói mọi thứ đều không chắn chắn". Nếu các thầy thực sự đã nghe đủ và thấy chán nghe với giáo lý này, vậy các thầy cứ đi chỗ khác và thiền tập theo cách của mình cho đến khi nào các thầy có đủ trí khôn tìm thấy sự tự-tin và một sự chắc-chắn thường-hằng nào đó trong tâm mình. Cứ đi và tu thử đi. Tôi chỉ sợ chẳng bao lâu, hổng chừng các thầy cũng quay lại đây!. Nói là nói vậy, chứ tôi rất mong các thầy cố gắng khắc ghi những giáo lý này vào trí nhớ, cất giữ chúng trong tâm và trái tim mình. Rồi hãy lên đường và thử tu du hành kiểu thudong. Nếu tu hoài mà vẫn không đi đến hiểu biết và nhìn thấy sự thật theo cách tôi đã chỉ dạy, thì các thầy sẽ khó mà tìm thấy nhiều sự bình-an. Dù các thầy có đi đâu ở đâu, các thầy cũng khó có được sự bình an thư thái trong tâm mình. Các thầy cũng khó tìm ra nơi nào để có thể thiền tập thực sự. Tôi đồng ý rằng việc thiền tập chính quy trong chùa để phát triển định lực (samādhi) là điều tốt. Các thầy có quen với chữ ceto-vimutti and paññā-vimutti không? Các thầy có hiểu nghĩa của chúng là gì không? Vimutti có nghĩa là sự giải thoát khỏi những ô nhiễm lậu hoặc (āsava). Có hai cách tâm đạt được sự giải thoát: ceto-vimutti [giải thoát ở-tâm] là sự giải thoát có được nhờ định tâm (samādhi) được tu tập và hoàn thiện đến mức độ mạnh mẽ và tinh lọc nhất (ví dụ như tầng thiền định jhana). Nói về thiền tập, trước tiên người tu tập khả năng khống chế hoàn toàn các ô nhiễm nhờ định-lực, và sau đó chuyển qua tu tập phát triển trí tuệ, để cuối cùng đạt đến sự giải thoát. Còn paññā-vimutti [giải thoát nhờ-trí tuệ] có nghĩa là sự giải thoát có được từ dòng chảy ra nơi người tu phát triển định (samādhi) đến một mức độ ở đó tâm hoàn toàn tập trung nhất-điểm và vững-chắc đủ để hỗ trợ và duy trì trí tuệ minh sát, rồi từ đó dẫn dắt đến việc xuyên phá những ô nhiễm.

(Chỗ này ý là vầy: ceto-vimutti tạm dịch là "sự giải thoát của/ở/từ tâm", tức là người tu tu tập thiền định đạt đến những tầng thiền định thâm sâu, từ đó tâm tự nó khởi sinh ra trí tuệ và giải thoát. Còn paññā-vimutti: tạm dịch là "sự giải thoát nhờ-trí- tuệ", tức người tu tu tập sự định tâm (samādhi) đạt một mức (tầng thiền định) vừa đủ và dùng nó để hỗ trợ cho việc thiền quán để đạt đến một trí tuệ minh sát giúp giải thoát.

(Sự giải thoát tâm trực tiếp hay sự giải thoát của/ở tâm là người tu tu thiền định đạt đến tất cả tám tầng thiền định sắc giới và vô sắc giới, rồi tâm tự chuyển biến và chứng đắc sự giải thoát. Còn sự giải thoát nhờ-trí-tuệ là người tu có thể chỉ cần chứng đắc chỉ một tầng thiền định nào đó, và dùng trạng thái định sâu đó để hỗ trợ phát triển trí tuệ minh sát. Và nhờ có trí tuệ minh sát (sự hiểu biết), người tu nhìn thấy sự thật của tất cả mọi thứ đúng như chúng thực là, và người tu buông bỏ hết tất cả mọi ô nhiễm và gông cùm để đạt đến giải thoát).

Hai loại giải thoát này được ví như những loại cây khác nhau. Một số loài cây lớn lên ra hoa kết quả nhờ tưới nhiều nước, nhưng những loài khác có thể chết đi nếu ta tưới nhiều nước. Với những cây kỵ nước, ta chỉ nên tưới một ít nước, chỉ vừa đủ để nó lớn lên và ra hoa kết quả. Ví dụ những loài cây như cây thông, nó mọc trên đất cao khô trên rừng, nếu chúng ta tưới nhiều nước nó sẽ chết ngay. Thấy thì lạ, nhưng sự thật là vậy, chỉ cần nhìn vào những loài cây như cây thông ở đây. Nó nhìn có vẻ đang bị khô nước và khó mà sống nỗi, nhưng nó sống khô như vậy đó, nó chỉ cần ít nước là hoàn hảo. Hãy nghĩ về điều này. Ai cũng thắc mắc không biết nó lấy đâu ra nước để nuôi sống thân cây to lớn như vậy. Nhưng những loài cây khác thì cần phải có rất nước thì mới phát triển lớn lên được. Đó là những loài cây có rễ mọc sâu mọc xa khắp nơi để hút nước lên thân, thậm chí nhiều loài cây có cả rễ cây trên thân để hút nước từ trong không khí thì mới đủ sống; ví dụ như cây đa, cây si... Còn có những loài cây khác người ta chỉ cần bỏ vô chậu, treo lên không, không hề tưới nước, vậy mà chúng vẫn sống tốt và sống lâu. Mỗi loài một đặc điểm, có loài cần nước nhiều, có loài cần nước ít. Cũng giống như hai loại giải-thoát vừa mới nói. Các thầy có hiểu không? Đó chỉ là do chúng khác nhau theo cách tự nhiên của mỗi loại.

Vimutti là sự giải-thoát. Ceto-vimutti là sự giải-thoát có được từ sức mạnh của cái tâm đã được tu tập đến những mức độ định (samādhi) tối đa và thâm sâu nhất (đó là các tầng thiền định sắc giới và vô sắc giới). Loại giải-thoát này giống như những cây cần rất nhiều nước để sinh trưởng và ra hoa kết quả. Những loại hác thì cần ít nước, nước nhiều quá chúng sẽ chết. Chúng chỉ cần một ít nước là đủ sinh trưởng và ra hoa kết quả. Do vậy, Phật đã dạy về hai loại giải thoát khỏi những ô nhiễm, loại giải thoát ở-tâm (ceto-vimutti) và loại giải thoát nhờ-trí-tuệ (paññā-vimutti). Để đạt đến sự giải thoát, người tu cần phải có cả hai thứ là năng lực định tâm (định lực) và sự hiểu biết (trí tuệ). Vậy định và tuệ có thực sự khác nhau hay không?

Venerable S: No.

Ajahn Chah: Why do they give them different names? Why is there this split between ceto-vimutti and paññā-vimutti?

Venerable S: It's just a verbal distinction.

Ajahn Chah: That's right. Do you see it? If you don't see this, you can very easily go running around labelling and making such distinctions and even get so carried away that you start to lose your grip on reality. Actually though, each of these two kinds of liberation does have a slightly different emphasis. It wouldn't be correct to say that they were exactly the same, but they aren't two different things either. Am I correct if I answer in this way? I will say that these two things are neither exactly the same, nor different. This is the way I answer the question. You must take what I have said away with you and reflect on it.

Talking about the speed and fluency of mindfulness makes me think of the time I was wandering alone and having come across an old abandoned monastery in the course of my travels, set up my umbrella and mosquito net to camp there and practise meditation for a few days. In the grounds of the monastery there were many fruit trees, the branches of which were laden with ripe fruit. I really wanted to eat some but I didn't dare to because I was afraid that the trees were the property of the monastery and I hadn't received permission to take any. Later on a villager came by with a basket and seeing that I was staying there, asked me for permission to pick the fruit. Perhaps they asked me because they thought I was the owner of the trees. Reflecting on it, I saw that I had no real authority to give them permission to take the fruit, but that if I forbade them they would criticise me as being possessive and stingy with the monastery's fruit trees - either way there would be some harmful results. So I replied to the layperson: ''Even though I'm staying in this monastery, I'm not the owner of the trees. I understand you want some of the fruit. I won't forbid you from taking any, but I won't give you permission either. So it's up to you.'' That's all it needed: they didn't take any! Speaking in this way was actually quite useful; I didn't forbid them, but I didn't give them permission either, so there was no sense of being burdened by the matter. This was the wise way to deal with such a situation - I was able to keep one step ahead of them. Speaking that way produced good results then and it's still a useful way of speaking to this day. Sometimes if you speak to people in this unusual manner it's enough to make them wary of doing something wrong.

What do they mean by temperament (carita)?

Thầy S: Dạ thưa không.

Ajahn Chah: Vậy tại sao người ta đặt thành những tên gọi khác nhau như vậy? Và tại sao có sự phân biệt hai loại giải thoát ở-tâm (ceto-vimutti) và sự giải thoát nhờ-trí-tuệ (paññā-vimutti) như vậy?

Thầy S: Sự phân biệt đó chỉ là cách nói.

Ajahn Chah: Đúng vậy. Thầy có hiểu không?. Nếu không hiểu điều này, có thể thầy sẽ đi khắp nơi đặt tên, dán nhãn, và phân biệt tùm lum, đến mức quên mất cái gì là thực-tại mà mình cần phải nắm được. Đúng thực hai loại giải thoát đó chỉ là vậy. Nhưng, mỗi loại có nhấn mạnh chút ít theo nghĩa của nó. Nếu nói hai loại là một thì không đúng, mà nếu nói hai loại là khác nhau thì cũng không đúng. Tôi trả lời như vậy thầy thấy đúng không? Tôi nói hai loại không phải là một, nhưng cũng không khác nhau. Đây là cách tôi trả lời. Thầy nên nhận lấy câu trả lời của tôi, và mang về suy xét thêm về nó.

Khi nói về tốc độ và sự trôi chảy của chánh-niệm làm tôi nhớ đến thời tôi còn đi tu du hành lang thang một mình, và trên đường đi có lần tôi gặp một ngôi chùa bị bỏ hoang, tôi ở lại đó che lều và lưới muỗi để ngồi thiền vài ngày ở đó. Trong đất chùa có nhiều cây ăn trái đang sum sê trĩu quả. Tôi muốn hái vài trái để ăn, nhưng tôi chánh niệm rằng đó là đồ của chùa, và tôi chưa được ai cho phép để ăn. (Nếu ăn thứ không được cho là phạm giới luật). Rồi sau đó có nhiều dân làng mang rổ đến, họ định hái. Họ nghĩ tôi là người ở chùa nên xin phép tôi. Tôi từ chối thì sợ họ buồn lòng, nhưng cho phép thì đâu phải là của tôi mà cho phép cũng nên cũng không đúng. Đường nào cũng không đặng. Nên tôi đã trả lời họ rằng: "Mặc dù tôi đang ở đây, nhưng tôi không phải là chủ của mấy cây trái này, vì vậy tôi không có quyền cho phép bà con hái trái; nhưng tôi cũng không cấm bà con làm điều đó". Sau khi nghe tôi nói vậy, họ không hái trái nào cả. Tôi nghĩ trả lời như vậy thiệt là hữu ích, không làm mích lòng ai, và cũng không để họ hái trái mà dính nghiệp lấy trộm của chưa được cho. Đôi khi ta cần phải suy xét và nói theo cách không-thường như vậy thì sẽ đem lại hiệu quả hiểu biết, hơn là cách nói thông-thường.

Ajahn Chah: Người ta nói về căn tính hay tính khí (carita), nó nghĩa là gì?

Bhikkhu A.: Temperament? I'm not sure how to answer that.

Ajahn Chah: The mind is one thing, temperament is another and the wisdom faculty another. So how do you train with this? Contemplate them. How do they talk about them? There is the person of lustful temperament, hateful temperament, deluded temperament, intelligent temperament and so on. Temperament is determined by those mental states within which the mind attaches and conceals itself most often. For some people it's lust, for others it's aversion. Actually, these are all just verbal descriptions of the characteristics of the mind, but they can be distinguished as distinct from each other.

So you've been a monk for six years already. You've probably been running after your thoughts and moods long enough - you've already been chasing them for many years. There are quite a few monks who want to go and live alone and I've got nothing against it. If you want to live alone then give it a go. If you're living in a community, stick with it. Neither is wrong - if you don't reflect in the wrong way. If you are living alone and caught into wrong thinking, that will prevent you benefiting from the experience. The most appropriate kind of place for practising meditation is somewhere quiet and peaceful. But when a suitably peaceful place is not available, if you are not careful your meditation practice will just die. You'll find yourself in trouble. So be careful not to scatter your energy and awareness by seeking out too many different teachers, different techniques or places to meditate. Gather together your thoughts and focus your energy. Turn attention inwards and sustain awareness on the mind itself. Use these teachings to observe and investigate the mind over a long period of time. Don't discard them; keep them with you as a subject for reflection. Look at what I've been saying about all conditioned things being subject to change. Impermanence is something to investigate over time. It won't take long before you gain clear insight into it. One teaching a senior monk gave me when I was new to meditation that has stuck with me is simply to go ahead and train the mind. The important thing is not to get caught up in doubting. That's enough for now.

Tỳ kheo A: Tính khí? Con không chắc, con không giải đáp hết được chỗ này, thưa thầy.

Ajahn Chah: Tâm là một căn, căn tính là một căn, và trí khôn là một căn khác. Vậy làm sao chúng ta tu tập với điều này? Chúng ta quán xét về chúng. Họ nói về chúng ra sao? Có người có căn tính tham, có người có căn tính sân, có người căn tính si, có người có căn tính thông minh... vân vân. Căn tính hay tính khí được quyết định bởi những trạng thái tâm ở đó tâm thường xuyên dính vào và thường xuyên bộc lộ ra. Có người luôn nổi sân và bộc lộ tính sân; có người luôn tham lam và luôn bộc lộ tính tham. Thực ra, tất cả chỉ là do cách nói để chỉ về những đặc tính của tâm, nhưng những đặc tính đó có thể được quy coi là cái tính-khí riêng của người này hoặc người khác.

Thầy đã là Tỳ kheo được sáu năm. Có lẽ thầy đã từng chạy theo những ý nghĩ và trạng thái tâm của mình nhiều lắm rồi – chúng ta cứ chạy theo tâm đã nhiều năm lắm rồi. Có nhiều Tỳ kheo muốn đi sống và tu một mình, và tôi chẳng có gì để phản đối điều đó. Nếu thầy nào muốn đến đâu để sống tu một mình thì cứ đi. Nhưng nếu thầy nào muốn ở lại sống tu với tăng đoàn trong chùa này thì cứ ở lại. Cách nào cũng không sai – nếu thầy không suy xét một cách sai lạc, nếu thầy biết suy xét một cách khôn khéo. Nếu thầy sống tu một mình và dính vào những ý nghĩ sai lạc, điều đó không giúp thầy có được ích lợi gì từ việc sống tu một mình đó. Nơi thích hợp nhất để tu thiền là nơi yên tĩnh và bình an. Nhưng nếu không có những nơi thích hợp như vậy, thầy phải biết cẩn trọng học cách biết hài-lòng, nếu không thì sự tu thiền của thầy sẽ chết chắc. Nếu không thầy sẽ gặp toàn rắc rối. Cũng từ lý này, các thầy cũng nên thực sự cẩn trọng, dùng năng lượng và ý thức tỉnh giác để tu tập, đừng tiêu tốn năng lượng và ý thức vào những việc như: luôn tìm thầy này thầy nọ để học đạo, luôn tìm nơi này nơi nọ mình nghĩ thích hợp cho việc tu thiền. Hãy gom những ý nghĩ lại và hội tụ những năng lượng lại. Rồi hướng sự chú-tâm vào bên-trong và duy-trì sự ý thức tỉnh-giác vào ngay cái tâm này. Hãy dùng những giáo lý này để quán sát và điều tra cái tâm liên- tục trong một thời gian dài. Đừng bỏ lơ việc quán sát và điều tra, hãy duy trì chúng như một chủ-đề thiền quán vậy. Hãy nhìn kỹ, coi xét những lời tôi nói về "tất cả mọi thứ hữu vi đều luôn thay đổi và vô thường". Lẽ vô-thường là cái để người tu điều tra quán xét xuyên suốt mọi lúc mọi nơi. Chẳng bao lâu các thầy sẽ đạt được trí tuệ minh sát nhìn thấu cái lẽ thực vô- thường đó. Một vị sư thầy của tôi trước kia đã dạy cho tôi rằng: "cứ bước vào thiền và tập luyện cái tâm"—lời dạy này còn thấm mãi trong tôi. Điều quan trọng là đừng để dính nghi ngờ, các hãy tạm dẹp bỏ mọi nghi ngờ về cách tu và kết quả tu tập, cứ bước vào thiền tập rồi sẽ thấy. Bữa nay tôi nói với các thầy tới đây là đủ rồi.


Chương 53

RIGHT RESTRAINT – KIÊNG CỮ ĐÚNG ĐẮN

Restrain and be cautious about the six sense faculties of the eye seeing forms, the ear hearing sounds, and so forth. This is what we are constantly teaching about in so many different ways. It always comes back to this. But to be truthful with ourselves, are we really aware of what goes on? When the eye sees something, does delight come about? Do we really investigate? If we investigate, we will know that it is just this delight that is the cause for suffering to be born. Aversion is the cause for suffering to be born. These two reactions actually have the same value. When they occur, we can see the fault of them. If there is delight, it is merely delight. If there is aversion, it is merely aversion. This is the way to quell them.

Kiêng cữ và cẩn trọng về sáu giác quan [sáu căn], đó là: mắt nhìn những hình sắc, tai nghe những âm thanh... Chúng ta đã dạy mọi người như vậy, chúng ta học và dạy nhiều cách khác nhau về sự kiêng cữ. Tu gì thì vẫn quay về cái gốc này. Nhưng phải trung thực với chính mình, chúng ta có thực sự ý thức biết rõ điều gì đang diễn ra trong tâm ta hay không? Khi mắt nhìn thấy gì, có khoái cảm xảy ra không? Ta có thực sự điều tra về điều đó không? Nếu ta điều tra ta sẽ biết sự khoái cảm đó chính là nguyên nhân tạo ra khổ. Ác cảm cũng là nguyên nhân tạo ra khổ. Thích là nhân tạo ra khổ; ghét là nguyên nhân tạo ra khổ. Hai phản ứng này thực ra là như nhau. Khi chúng xảy ra, chúng ta nhìn thấy tính sai lầm trong đó. Nếu có khoái cảm, đó đơn thuần chỉ là sự khoải cảm. Nếu có ác cảm, đó chỉ đơn thuần là sự ác cảm. Đó chỉ là sự thích và không thích của cái tâm chúng ta khi tiếp xúc với đối tượng. Ta tỉnh giác biết rõ chúng chỉ là vậy: đây là cách chúng ta dập tắt chúng.

For example, we attach special importance to the head. From the time we are born, in this society, we learn that the head is something of the utmost significance. If anyone touches it or hits it, we are ready to die. If we are slapped on other parts of our body, it's no big deal, but we give this special importance to the head, and we will get really angry if anyone slaps it.

Lấy ví dụ, chúng ta đặc biệt chấp cái đầu. Từ lúc được sinh ra đến khi đi học và lớn lên, chúng ta được dạy rằng cái đầu là phần quan trọng nhất của thân thể. Do vậy nếu có ai sờ hay gõ lên đầu ta, ta tức điên như sắp bị giết vậy. Còn nếu họ đụng vào những phần khác như tay chân thì không phải là chuyện lớn. Ta chỉ quan trọng cái đầu, ai đụng tới đầu thì ta giận dữ, làm lớn chuyện ngay.

It's the same with the senses. Sexual intercourse excites the minds of people, but it really isn't different from sticking a finger in your nostril. Would that mean anything special to you? But worldly beings have this attachment to the other entrance; whether it is animals or humans, it has special importance to them. If it were a finger picking a nostril, they wouldn't get excited over that. But the sight of this one inflames us. Why is this? This is where becoming is. If we don't attach special importance to it, then it's just the same as putting a finger in your nostril. Whatever happened inside, you wouldn't get excited; you'd just pull out some snot and be done with it.

Điều này tương tự với các giác quan. Sự đụng chạm khác phái gây kích thích mạnh mẽ cho hai phái, nhưng đích thực đó chỉ là sự đụng chạm mà thôi. Nhưng mọi người đều coi trong sự chạm xúc nam nữ đó phải không? Con người cũng dính vào cái ngõ này y hệt như súc vật, con người và súc vật đều coi trọng phần tính dục. Khi có chạm xúc khác phái là có sự trở thành (nghiệp hữu). Chúng ta không coi đó chỉ là sự đụng chạm, đúng như nó thực là. Chúng ta nhận thức sự chạm xúc đó là khoái cảm, là hạnh phúc, là thứ quan trọng trong đời sống.

But how far is your thinking from such a perception? The ordinary, natural truth of the matter is just like this. Seeing in this way, we aren't creating any becoming, and without becoming there won't be a birth - there won't be happiness or suffering over it, there won't be delight coming about. There is no grasping attachment when we realize this place for what it is. But worldly beings want to put something there. That's what they like. They want to work in the dirty place. Working in a clean place is not interesting, but they rush to work in this place. And they don't even have to be paid to do it!

Nhưng các thầy có nhìn xa hơn cách nhận thức đó không? Chúng ta nên ghi nhớ cái lý tự nhiên bình thường như vầy: khi nhìn thấy thứ gì, khi nghe thấy thứ gì... nếu chúng ta không tạo ra sự trở thành (nghiệp hữu) thì sẽ không có sự sinh thành (tái sinh). Làm được vậy thì sẽ không còn sướng hay khổ vì nó, không còn khoái cảm hay ác cảm vì nó. Sẽ không còn sự dính chấp ràng buộc nếu ta nhận biết rõ chỗ này, đúng như nó thực là. Nhưng, người đời vẫn luôn muốn cảm giác đủ kiểu, như vầy, như vậy. Họ thêm bớt vào nó. Đó là điều họ muốn. Họ muốn làm những việc dơ bẩn, không ai trả tiền họ cũng thích làm. Làm những việc thanh cao họ không muốn làm!

Please look at this. It's just a conventional reality that people are stuck in. This is an important point of practice for us. If we contemplate the holes and entrances of our nose and ears and the rest, we can see that they are all the same, just orifices filled with unclean substances. Or are any of them clean? So we should contemplate this in the way of Dhamma. The truly fearful is here, nowhere else. This is where we humans lose our minds.

Các thầy hãy nhìn ngay vào chỗ này. Đó là chỗ thực tại do quy ước mà người thế gian đang dính kẹt trong đó. Nhưng đây chính là chỗ quan trọng để chúng ta quán xét và tu tập. Nếu chúng ta biết suy xét những cái lỗ tai, lỗ mũi... của thân này toàn chứa những thứ dơ bẩn. Có cái nào sạch sẽ không? Chúng ta nên quán xét điều này theo cách nhìn của Giáo Pháp. Cái đáng sợ nằm ngay đó chứ không ở đâu khác. Con người thường đánh mất tâm trí của mình vào những chỗ ô uế trong thân này.

Just this is a cause, a basic point of practice. I don't feel that it's necessary to ask a lot of questions of anyone or interview a lot. But we don't investigate this point carefully. Sometimes I see monks heading off carrying the big glot, walking here and there under the hot sun, wandering through many provinces. When I watch them, I think, 'It must be fatiguing'.

Ngay chỗ này là một nhân, là một điểm căn bản để tu tập. Nhưng chúng ta không điều tra điểm căn bản này một cách kỹ càng. Tôi không thấy cần thiết phải hỏi ai nhiều câu hỏi hay điều tra nhiều về họ (thì ta mới hiểu biết tất cả). Đôi lúc tôi thấy các nhà sư lên đường, che dù đi bộ hết chỗ này đến chỗ nọ dưới nắng nóng, họ đi lan man qua nhiều tỉnh thành. Khi tôi nhìn họ tôi nghĩ chắc họ đuối sức lắm.

''Where are you going?'' ''I'm seeking peace.''

I don't have any answer for that. I don't know where they can seek peace. I'm not disparaging them; I was like that too. I sought peace, always thinking it must be in some other place. Well, it was true, in a way. When I would get to some of those places, I was a little bit at ease. It seems people have to be like this. We always think some other place is comfortable and peaceful. When I was traveling I saw the dog in Pabhākaro's house. They had this big dog. They really loved it. They kept it outside most of the time. They fed it outside, and it slept out there too, but sometimes it wanted to come inside, so it would go and paw at the door and bark. That bothered the owner, so he would let it in, then close the door behind it. The dog would walk around inside the house for a while, and then it would get bored and want to go out again: back to the door, pawing and barking. So the owner would get up and go to let it out. It would be happy outside for a little while, and then want to come back in, barking at the door again.

"Các thầy đi đâu vậy?". Họ nói: "Chúng tôi đi tìm sự bình an".

Tôi không có lời giải đáp cho điều đó. Tôi không biết họ có thể tìm thấy sự bình an ở đâu. Tôi không muốn làm họ mất mặt; tôi cũng đã từng như vậy mà. Tôi đã từng đi tìm sự bình an, luôn nghĩ rằng chắc phải có sự bình an nằm ở nơi nào đó. Ừ đúng, sự bình an ở nơi nào đó- đó cũng là một cách nói. Rồi khi ta đến những nơi đó, ta cảm thấy ít nhiều dễ chịu. Dường như ai cũng nghĩ như vậy và cảm giác như vậy. Mọi người đều nghĩ rằng có những nơi nào đó dễ chịu hơn, thoải mái hơn, và bình an. (Ai cũng cố đi tìm nơi đó. Ví dụ, người tu ở vùng đồng bằng nóng nực thì nghĩ lên núi rừng thông reo sẽ dễ chịu và bình an hơn. Người ở miền núi cao quanh năm lạnh lẽo thì nghĩ xuống đồng bằng hay ra biển ấm áp sẽ dễ chịu và bình an hơn).

Trong một lần đi giảng đạo ở nước ngoài, tôi thấy con chó ở nhà chú Phật tử tên Pabhakaro. Họ có con chó to, họ thực sự yêu quý nó. Hầu như họ chỉ cho nó ở ngoài, cho nó ăn ở ngoài, cho nó ngủ ở ngoài sân như hầu hết những con chó ở các xứ Đông Á. Nhưng đôi lúc nó muốn vô nhà cho sướng nên nó cứ đến lấy chân cào cào cái cửa. Chủ nhà nghe cũng khó chịu nên mở cửa cho nó vô nhà. Vô nhà được mấy chốc nó muốn ra ngoài cho thoải mái nên lại lấy chân cào cào cái cửa. Chủ nhà lại bực mình nên thức dậy và mở cửa cho nó ra. Ra ngoài được mấy chốc nó lại cào cào cửa và sủa sủa đòi vô nhà.

When it was outside, it seemed like being inside would be better. Being inside was fun for a spell, then it was bored and had to go out again. The minds of people are like that - like a dog. They are always in and out, here and there, not really understanding where the place is that they will be happy.

Khi nó ở ngoài nó nghĩ trong nhà tốt hơn nên nó đòi vô nhà. Khi nó ở trong nhà nó nghĩ bên ngoài thoải mái hơn nên nó đòi ra. Ở trong nhà vui chơi một chốc nó thấy chán nên đòi ra ngoài chạy nhảy. Ở bên ngoài chạy nhảy một chút thấy chán nên muốn vô nhà nằm cho sướng. Cái tâm của con người cũng giống như vậy- giống con chó. Nó cứ liên tục chạy ra, chạy vô, chạy đây, chạy đó, chẳng bao giờ biết nơi nào là hạnh phúc, chẳng bao giờ thấy hạnh phúc ở nơi nào.

If we have some awareness of this, then whatever thoughts and feelings arise in our minds, we will make efforts to quell them, recognizing that they are merely thoughts and feelings. The grasping attachment to them is really important.

Nếu chúng ta có ý thức tỉnh giác và hiểu rõ về thực trạng này của chúng ta- tâm chúng ta có thể được ví dụ như con chó đó- thì chúng ta sống thực tế hơn và đúng đắn hơn. Như vầy: khi những ý nghĩ và cảm giác khởi sinh trong tâm, ta sẽ nỗ lực kiềm chế chúng, nhận biết rõ chúng chỉ là những ý nghĩ và cảm giác mà thôi. Nếu dính theo các cảm giác hoặc nắm giữ các ý nghĩ đó thì sẽ bị nguy hại và dính khổ.

So even though we are living in the monastery, we are still far away from correct practice - very far away. When I went abroad I saw a lot of things. The first time, I gained some wisdom from it to a certain extent, and the second time to another extent. On my first trip, I made notes of what I experienced in a journal. But this time, I put down the pen. I thought, if I write these things down, will the people at home be able to bear it?

Vậy đó, dù đang sống tu trong chùa chiềng tu viện, chúng ta vẫn ở xa sự tu tập đúng đắn—còn rất xa. Ở trong chùa mà tu cũng tu sai đường sai cách. Khi đi ra nước ngoài tôi nhìn thấy nhiều điều. Lần đầu đi, tôi có thêm ít nhiều trí tuệ hiểu biết. Lần thứ hai hiểu biết thêm ít nhiều nữa. Lần đi đầu tôi ghi chú lại những điều tôi trải nghiệm trong chuyến đi. Nhưng lần này tôi bỏ không viết nữa. Tôi nghĩ nếu tôi tiếp tục ghi lại những hoàn cảnh sống ở nước ngoài, liệu những người ở nhà có chịu nỗi không?

It's like us living in our own country and not being very comfortable. When Thai people go abroad, they think they must have some very good kamma to have gotten there. But you have to consider, when you go to a place that is strange to you, will you be able to compete with those who have lived their whole lives there? Still, we go there for a little while and we feel it is so great, and that we are some special kind of people who have such good kamma. The foreign monks were born there, so does that mean they have better kamma than we do? This is the kind of ideas people get from their attachment and grasping. What it means is that when people contact things, they get excited. They like being excited. But when the mind is excited it is not in a normal state. We see things we haven't seen and experience things we haven't experienced, and the abnormality occurs.

Giống như những người Thái đang sống ở quê nhà và hiện không mấy sung sướng cho lắm. Khi người Thái được ra nước ngoài, họ nghĩ chắc họ có phúc lắm, chắc đã có rất nhiều nghiệp tốt trước kia nên giờ mới được ra nước ngoài. Nhưng các thầy thử nghĩ lại, đến những xứ xa lạ liệu dân ta có thể cạnh tranh được với những người bản xứ đã sống bao đời ở đó? Chắc sẽ không ít khó khăn. Tuy vậy, họ vẫn muốn đi, họ vẫn cảm thấy ra nước ngoài là điều tuyệt vời; và họ cảm thấy chỉ có những người đã tạo nhiều thiện nghiệp thì mới có thể làm được điều đó. Những sư thầy người Âu Mỹ cũng được sinh ra ở các xứ Âu Mỹ đó, vậy có phải họ đã có nhiều thiện nghiệp hơn chúng ta? (Những tu sĩ Âu Mỹ lại đến tu học ở Thái Lan và họ tìm thấy sự bình an ở đây). Đó chỉ là loại ý nghĩ của những người còn chấp còn tham, họ dính vào ý nghĩ 'ở đâu đó sẽ bình an hơn nơi này'. Đây này là do cái tâm, khi người ta tiếp xúc với trần cảnh bên ngoài tâm họ bị kích thích. Họ muốn bị kích thích, họ muốn cảm khoái. Nhưng khi tâm bị kích thích tâm có cảm khoái, thì nó không bình thường. Do họ nhìn thấy những thứ chưa từng biết trước đó, nên tâm họ dính theo, tâm không còn trong trạng thái bình thường của nó.

When it comes to scientific knowledge, I concede to them. As far as Buddhist knowledge goes, I still have something to tell them. But in science and material development, we can't compete with them....

Nếu họ nói về những thứ tiện nghi vật chất và kiến thức hiện đại thì tôi chịu thua. Nếu họ còn nói về sự hiểu biết của Phật giáo thì tôi còn có điều để nói với họ. Còn nói về tiện nghi và kiến thức hiện đại, tôi không thể đấu lại họ, họ nói đời sống và văn minh ở các nước Âu Mỹ là tốt hơn ở Thái, điều đó cũng không sai, tôi không đấu lại họ; họ đã dính theo thực trạng đó....

In practice, some people have a lot of suffering and difficulty, but they keep on in the same rut that has been making them suffer. That's someone who hasn't made up his mind to practise and get to the end; it's someone who doesn't see clearly. The practice isn't steady or continuous. When feelings of good and bad come, the person isn't aware of what is happening. ''Whatever is disagreeable, I reject'' - this is the conceited view of the Brahmin. ''Whatever is pleasing to me, I accept.'' For example, some people are very easy to get along with if you speak pleasingly to them. But if you say things that disagree, then there's no getting along. That's extreme conceit (ditthi). They have strong attachment, but they feel that's a really good standard to live by.

Trong thực tế, nhiều người luôn nhiều sự khổ và sự khó, nhưng họ cứ dửng dưng đi theo vết xe đổ hàng ngày nên càng ngày càng khổ hơn. Đó là những người không chịu quyết tâm tu tập để đi đến mục tiêu; đó là những người không nhìn thấy rõ ràng. Sự tu tập không được đều đặn, không ổn định, không được liên tục. Mỗi ngày có những cảm giác tốt và cảm giác xấu khởi sinh, họ không tỉnh giác để biết rõ chúng khi chúng đang xảy ra. "Điều gì tôi khó chịu, tôi dẹp bỏ ngay. Điều gì dễ chịu, tôi chấp nhận"– đây là cách nhìn tự đại của các Bà-la-môn thời Đức Phật. Ví dụ, có người rất dễ hòa đồng nếu bạn nói với họ một cách dễ nghe. Nhưng nếu bạn nói với họ những điều khó nghe thì làm sao họ hòa hợp dễ chịu với bạn. Đó là quan điểm (ditthi) tự ta tự đại, đó là kiến chấp sai trái, bạn chỉ làm theo ý riêng của mình. Mấy người Bà-la-môn dính nặng với chủ quan của mình, họ nghĩ ý kiến của giai cấp họ mới đúng, họ cảm thấy đó mới là chuẩn mực của đời sống.

So the ones who will walk this path are few indeed. It's not different with us who live here; there are very few who have right view. Sammā-ditthi, right view: when we contemplate the Dhamma, we feel it's not right. We don't agree. If we agreed and felt it were right, we would give up and let go of things. Sometimes we don't agree with the teachings. We see things differently; we want to change the Dhamma to be different from what it is. We want to correct the Dhamma, and we keep working at that.

Do kiến chấp chủ quan như vậy nên ở đời rất hiếm người chịu đi theo con đường chánh đạo. Không nói riêng gì chúng ta đang ở trong chùa này, số người có được chánh kiến (samma-ditthi) là rất hiếm. Chánh kiến là nhìn mọi thứ một cách đúng đắn theo lẽ thật khác quan, theo đúng Giáo Pháp. Mọi người chỉ đồng ý nếu 'mình' cảm thấy điều đó đúng. Nếu 'mình' cảm thấy điều gì là sai thì không đồng ý. Tất cả đều dựa trên cảm giác của cái 'mình', không dựa vào ý kiến khách quan hay sự hiểu biết theo elx thật. Nhiều lúc chúng ta nhìn thấy mọi thứ một cách khác biệt, do vậy chúng ta cứ muốn thay đổi Giáo Pháp khác đi cho đúng theo cách ta nhìn thấy, nhưng làm vậy là làm sai lêch Giáo Pháp so với nó thực là. Chúng ta có tật muốn sửa đổi sự thật, muốn bẻ cong sự thật, và chúng ta vẫn hay làm vậy.

This trip made me think about many things.... I met some people who practice yoga. It was certainly interesting to see the kinds of postures they could get into - I'd break my leg if I tried. Anyhow, they feel their joints and muscles aren't right, so they have to stretch them out. They need to do it every day, then they feel good. I thought they were actually giving themselves some affliction through this. If they don't do it, they don't feel good, so they have to do it every day. It seems to me that they are making some burden for themselves this way and are not really being aware.

Chuyến đi này khiến tôi nghĩ về nhiều điều... Tôi đã gặp nhiều người tập yoga. Thật lý thú khi nhìn thấy những tư thế động tác họ đang tập—nếu tôi cố tập như vậy chắc sẽ bị gảy tay gảy chân. Nói chung, họ cảm thấy cơ khớp của họ 'không đúng' nên họ cố kéo duỗi chúng ra, kéo duỗi nó ra họ cảm thấy đúng và thấy khỏe. Họ phải tập hàng ngày như vậy và họ thấy khỏe khoắn. Tôi nghĩ thực ra họ chỉ đang làm cho họ 'ghiền' với cảm giác đó, 'ghiền' với sự kéo duỗi đó. Nếu họ không tập họ thấy không khỏe khoắn, do vậy họ phải tập đều đặn mỗi ngày. Đối với tôi, dường như họ đang tích tạo thêm gánh nặng cho họ theo cách đó, họ phụ thuộc vào việc tập luyện đó, và họ không ý thức nhận ra điều đó.

That's the way people are - they get into the habit of doing something. I met one Chinese man. He didn't lie down to sleep for four or five years. He only sat, and he was comfortable that way. He bathed once a year. But his body was strong and healthy. He didn't need to run or do other such exercises; if he did, he probably wouldn't feel good. It's because he trained himself that way.

Đó là cách của người đời- họ dính vào thói quen làm những việc nào đó. Tôi có gặp một ông người Hoa. Ổng không nằm để ngủ suốt năm năm trời. Ổng ngủ ngồi và ổng thấy như vậy mới thoải mái. Ổng chỉ tắm một năm một lần. Nhưng cơ thể ông ấy rất mạnh và khỏe. Ổng không cần chạy hay tập môn thể dục nào khác; nếu tập thì chắc ổng thấy không khỏe. Bởi ông ấy đã huấn luyện thân thể theo cách phù hợp với ổng rồi, ổng quen với kiểu kia rồi.

So it's just our manner of training that makes us comfortable with certain things. We can increase or decrease illness through training. This is how it is for us. Thus the Buddha taught to be fully aware of ourselves - don't let this slip. All of you, don't have grasping attachment. Don't let yourselves be excited by things.

Như vậy, tất cả chỉ là do cách luyện tập của ta làm cho ta thấy dễ chịu với những động tác nào đó. Tập luyện có thể làm chúng ta bớt bệnh hoặc bệnh nhiều hơn. Đây là thực trạng của mọi người. (Ví dụ có người thấy khỏe khi chơi đá banh hàng ngày, nhưng họ cũng có thể bị đau xương gãy chân sau đó. Có người thấy khỏe khi đạp xe mỗi ngày, nhưng họ cũng dễ bị đau cột sống. Nhiều lúc được này mất kia. Không có một chiều hoàn hảo). Do vậy Đức Phật đã dạy chúng ta phải hoàn toàn ý thức biết rõ về chính mình—đừng lơ tâm về việc này. Phải luôn tỉnh giác chánh niệm về chính mình. Tất cả các thầy ở đây, đừng dính chấp điều gì. Đừng để mình bị kích thích bởi những thứ bên ngoài.

For example, living here in our native country, in the company of spiritual friends and teachers, we feel comfortable. Actually, there isn't really anything so comfortable about it. It's like small fish living in a large pond. They swim around comfortably. If a large fish is put in a small pond, it would feel cramped. When we are here in our own country, we are comfortable with the food and dwellings we have, and many other things. If we go somewhere everything is different, then we are like the big fish in the small pond.

Ví dụ, sống tu ở đây ở đất nước của mình, mình có bạn tu và có các sư thầy, chúng ta thấy dễ chịu. Thực đúng mà nói, đâu có gì thực sự thuận tiện và dễ chịu như vậy. Sống ở xứ mình giống như con cá nhỏ bơi trong hồ lớn, bơi lội thoải mái. Còn nếu cá lớn ở trong hồ nhỏ nó sẽ thấy chật chội, bó buộc. Khi ở trong xứ mình chúng ta thấy dễ dàng với mọi thứ thức ăn, chỗ ở và nhiều thứ khác. Nếu chúng ta ra xứ người mọi thứ khác đi, lúc đó thấy bị bó buộc, giống như cá lớn bị bó chật trong ao nhỏ, sống không thuận tiện, ăn uống đi lại đều khó.

Here in Thailand we have our distinct culture, and we are satisfied when everyone acts properly according to our customs. If someone comes here and violates our customs, we aren't happy about that. Now we are small fish in the large pond. If large fish have to live in a small pond, how will it be for them?

Ở Thái Lan có nền văn hóa riêng, và chúng ta thấy hợp với mọi người, ta sống và sinh hoạt theo các phong tục của chúng ta. Nếu ở đây có ai làm gì trái với phong tục của chúng ta, ta sẽ thấy không vui lòng về điều đó. Giờ chúng ta như con cá nhỏ ở trong hồ nước lớn với nhiều điều kiện sống phù hợp nhất. Ngược lại nếu ta ra ở xứ người chúng ta giống như con cá lớn sống bó chật trong ao nhỏ, vậy ta sẽ sống ra sao?

It's the same for natives of other countries. When they are in their home land and everything is familiar, they are comfortable with those conditions - small fish in a big pond. If they come to Thailand and have to adapt to different conditions and customs, it can be oppressive for them - like the big fish in the small pond. Eating, getting around, everything is different. The big fish is in a small pond now, and it can't swim freely anymore.

Những người bản xứ ở nước khác cũng vậy. Khi họ ở nước họ, mọi thứ đều quen thuộc và thuận tiện cho họ, họ thấy thoải mái với điều kiện ở đó– giống như con cá nhỏ ở trong hồ nước lớn. Nếu họ đến sống ở đây, họ phải tập cách thích ứng với những điều kiện và phong tục của Thái Lan, điều đó có thể rất trở ngại cho họ– giống con cá lớn ở trong ao nhỏ bất tiện. Ăn uống, đi lại, mọi thứ đều khác. Con cá lớn ở trong ao nhỏ thấy gò bó, không thể thuận tiện bơi lội với những điều kiện trước kia ở xứ mình.

The habits and attachments of beings differ like this. One person may be stuck on the left side, another is stuck on the right side. So the best thing for us to do is to be aware. Be aware of customs in the different places we go. If we have Dhamma custom, then we can smoothly adapt to society's customs, abroad or at home. If we don't understand Dhamma custom, then there's no way to get along. Dhamma custom is the meeting point for all cultures and traditions.

Lề lối, thói quen và những ràng buộc con người ở đó cũng khác. Họ dính theo bên này, ta dính theo bên kia. Cho nên cách tốt nhất là ta nên ý thức để biết. Ý thức để biết những lề lối phong tục ở những nơi chúng ta đến. Có những phong tục tôn trọng lẽ thực và lẽ phải; đó là phong tục hợp với Giáo Pháp. Ở đâu có những phong tục đó thì ta dễ dàng phù hợp, dù đó phong tục ở trong nước hay nước ngoài. Nếu chúng ta không hiểu những phong tục theo đúng Giáo Pháp thì ta khó phù hợp ở đó. Phong tục hợp lẽ Giáo Pháp là điểm gặp gỡ của các truyền thống và các nền văn hóa.

I've heard the words of the Buddha that say, ''When you don't understand someone's language, when you don't understand their way of speaking, when you don't understand their ways of doing things in their land, you shouldn't be proud or put on airs.'' I can attest to these words - they are a true standard in all times and places. They came back to me when I traveled abroad, and I put them into practice these last two years when I was outside of our country. They're useful.

Tôi từng nghe lời dạy của Đức Phật đại ý là: "Khi ta không hiểu ngôn ngữ của người khác, khi ta không hiểu cách họ nói, khi ta không hiểu cách họ làm ở xứ của họ, thì ta không nên tự đắc hay làm ra vẻ ta biết". Tôi đã kiểm nghiệm những lời đó- đó là một chuẩn mực thực sự ở mọi mọi nơi và trong mọi thời đại. Những lời đó vang vọng lại trong tôi khi tôi đi ra nước ngoài và tôi đã đưa nó vào thực hành suốt hai năm rồi khi tôi ở nước ngoài. Những lời đó rất hiệu dụng.

Before I held tightly; now I hold, but not tightly. I pick something up to look at it, then I let it go. Before, I would pick things up and hold on. That was holding tightly. Now it's holding but not tightly. So you can allow me to speak harshly to all of you or get angry at you, but it's in the way of ''holding but not tightly,'' picking up and letting go. Please don't lose this point.

Trước kia tôi hay nắm chặt; giờ tôi cũng nắm nhưng không chặt. Tôi nắm lên nhìn xem và buông bỏ nó. Vậy nên các thầy hãy để tôi được nói thỏa mái, nói mạnh, nói trách, hoặc thậm chí nói trách, nói quở với các thầy, nhưng đó chỉ là cách "nắm chứ không nắm chặt", chỉ đặt ra vấn đề cho các thầy hiểu và tôi buông bỏ nó ngay. Các thầy chắc hiểu rõ chỗ này.

We can be truly happy and comfortable if we understand the Dhamma of the Lord Buddha. So I am always praising the Buddha's teachings and practising to unite the two customs, that of the world and that of the Dhamma.

Chúng ta có thể sống thực sự thoải mái và hạnh phúc nếu chúng ta hiểu được Giáo Pháp của Phật. Bởi vậy tôi luôn đề cao những giáo lý của Phật và tu tập để kết hợp hai loại phong tục- đó là phong tục của thế gian và phong tục hợp lẽ với Giáo Pháp.

I gained some understanding on this trip that I'd like to share with you. I felt that I was going to create benefit, benefit for myself, for others, and for the sanā; the benefit of the populace in general and of our Sangha, every one of you. I didn't just go for sightseeing, to visit various countries out of curiosity. I went for good purpose, for myself and others, for this life and the next - for the ultimate purpose. When you come down to it, everyone is equal. Someone with wisdom will see in this way.

Tôi có được ít nhiều sự hiểu biết trong chuyến đi này và tôi muốn chia sẻ với quý vị. Tôi thấy mình đang tạo ra ích lợi, ích lợi cho mình, ích lợi cho người, và ích lợi cho đạo Phật; ích lợi cho quần chúng và ích lợi cho Tăng đoàn, cho mỗi người ở đây. Tôi không đi để du ngoạn ngắm cảnh, không phải đi thăm cho biết xứ này xứ nọ. Tôi đi vì mục đích tốt lành, cho mình và cho mọi người, cho kiếp này và kiếp sau– cho mục đích tột cùng. Khi làm vì mục đích đó, mọi người đều giống nhau. Người có trí tuệ thì nhìn việc mình làm theo cách như vậy.

Someone with wisdom is always traveling good paths, finding meaning in their comings and goings. I'll give an analogy. You may go to some place and encounter some bad people there. When that happens, some folks will have aversion to them. But a person with Dhamma will come across bad people and think, ''I have found my teacher.'' Through that one comes to know what a good person is. Encountering a good person, one also finds a teacher, because it shows what a bad person is.

Người có trí tuệ thì luôn đi con đường tốt lành, luôn tìm tòi ý nghĩa trong mọi sự đến và đi của mình. Tôi lấy một ví dụ. Ta đến nơi nào đó và gặp phải những người xấu. Ở đó nhiều người ác cảm, thù ghét họ. Nhưng một người có Giáo Pháp sẽ đến gặp những người xấu thì nghĩ rằng: "Ta đã tìm thấy thầy của ta". Khi gặp phải người xấu ta gặp được người thầy của mình, bởi nhờ đó ta biết được người tốt là gì. Khi gặp phải người tốt ta cũng gặp được người thầy, bởi nhờ đó ta biết được người xấu là gì.

Seeing a beautiful house is good; we can then understand what an ugly house is. Seeing an ugly house is good; we can then understand what a beautiful house is. With Dhamma, we don't discard any experience, not even the slightest. Thus the Buddha said, ''O Bhikkhus, view this world as an ornamented and bejeweled royal chariot, by which fools are entranced, but which is meaningless to the wise.''

Nhìn một ngôi nhà đẹp là điều tốt, nhờ đó ta đi hiểu ra nhà xấu nghĩa là gì. Nhìn một ngôi nhà xấu cũng là điều tốt, bởi nhờ đó ta hiểu được nhà đẹp là gì. Khi có được Giáo Pháp với mình, chúng ta không bỏ qua bất cứ trải nghiệm nào, ngay cả một trải nghiệm nhỏ nhất. Bởi vậy Đức Phật đã nói đại ý: "Này các Tỳ kheo, hãy nhìn thế gian như xe ngựa hoàng gia trang hoàng lộng lẫy; kẻ ngu thích bước vào trong đó, nhưng chỗ đó chỉ là vô nghĩa đối với bậc hiền trí".

When I was studying Nak Tham Ehk I often contemplated this saying. It seemed really meaningful. But it was when I started practising that the meaning became clear. ''O Bhikkhus'': this means all of us sitting here. ''View this world'': the world of humans, the ākāsaloka, the worlds of all sentient beings, all existing worlds. If one knows the world clearly, it isn't necessary to do any special sort of meditation. If one knows, ''The world is thus'' according to reality, there will be nothing lacking at all. The Buddha knew the world clearly. He knew the world for what it actually was. Knowing the world clearly is knowing the subtle Dhamma. One is not concerned with or anxious about the world. If one knows the world clearly, then there are no worldly dhammas. We are no longer influenced by the worldly dhammas.

Thời tôi đang học giáo lý để thi bậc Nak Tham Ehk tôi thường quán xét về lời kinh trên của Phật. Lúc vừa đọc nó đã rất có ý nghĩa. Nhưng khi tôi bước vào thực hành thì ý nghĩa đó mới trở nên thực rõ ràng. Các chữ Phật nói: "Này các Tỳ kheo": có nghĩa là tất cả chúng ta, các Tỳ kheo đang ngồi đây. "Hãy nhìn thế gian": đó là thế gian của con người, là Akasa- loka, thế giới của chúng sinh hữu tình, là tất cả mọi thế giới đang tồn tại. Nếu ai hiểu được thế giới một cách rõ ràng thì người đó đâu cần phải thực hiện môn thiền đặc biệt nào nữa. Nếu ai biết rõ "Thế gian là vậy" đúng như nó thực là, thì người đó đâu còn thiếu gì nữa. Phật đã hiểu biết thế giới một cách rõ ràng. Phật đã biết rõ thế giới đúng như nó thực là. Hiểu biết rõ ràng về thế giới là hiểu biết về Giáo Pháp vi diệu. Người đó đâu còn quan tâm hay lo lắng đến thế giới nữa. Nếu ai hiểu biết thế giới một cách rõ ràng thì đâu còn các pháp (dhamma) thế tục nữa. Lúc đó chúng ta đâu còn bị tác động bới các pháp thế gian nữa.

Worldly beings are ruled by worldly dhammas, and they are always in a state of conflict.

So whatever we see and encounter, we should contemplate carefully. We delight in sights, sounds, smells, tastes, touches, and ideas. So please contemplate. You all know what these things are: forms the eye sees, for example, such as the forms of men and women. You certainly know what sounds are, as well as smells, tastes, and physical contacts. Then there are the mental impressions and ideas. When we have these contacts through the physical senses, mental activity arises. All things gather here.

Những chúng sinh trong thế gian bị chi phối bởi các pháp thế gian, và do đó họ luôn luôn ở trong một trạng thái có xung đột.

Do vậy bất cứ thứ gì chúng ta nhìn thấy và gặp phải, chúng ta phải quán xét nó kỹ càng. Chúng ta khoái thích những âm thanh, mùi hương, mùi vị, chạm xúc, và những ý tưởng. Vậy phải quán xét kỹ về chúng. Tất cả các thầy đều biết những thứ đó là gì; ví dụ: những hình sắc mắt nhìn thấy, như hình sắc đàn ông và hình sắc phụ nữ. Các thầy cũng biết rõ những âm thanh là gì, những mùi hương, mùi vị, những chạm xúc thân xác là gì. Rồi những cảm nhận của tâm (tưởng) là gì và những ý nghĩ là gì. Khi chúng ta có những tiếp xúc thông qua giác quan của thân, thì các hoạt động tạo tác của tâm sẽ khởi sinh. Tất cả mọi sự xảy ra ngày chỗ đó: sự tiếp xúc và phản ứng tạo tác của tâm.

We may be walking along together with the Dhamma a whole year or a whole lifetime without recognizing it; we live with it our whole lives without knowing it. Our thinking goes too far. Our aims are too great; we desire too much. For example, a man sees a woman, or a woman sees a man. Everyone is extremely interested here. It's because we overestimate it. When we see an attractive member of the opposite sex, all our senses become engaged. We want to see, to hear, to touch, to observe their movements, all sorts of things. But if we get married, then it is no longer such a big deal. After a while we may even want to get some distance between us - maybe even go and ordain! - but then we can't.

Chúng ta đang cùng tu chung cả năm hay cả đời nhưng không nhận biết chỗ này; chúng ta sống cả đời với chỗ này nhưng không biết nó. Sự suy nghĩ của chúng ta quá xa xôi. Mục tiêu của chúng ta quá cao xa; chúng ta mong cầu quá lớn lao. Lấy ví dụ, một người nam nhìn một phụ nữ, hoặc một phụ nữ nhìn một người nam. Ai cũng thích thú chỗ này. Bởi chúng ta rất coi trọng sự chạm xúc nam nữ. Khi ta thấy một người khác giới hấp dẫn, tất cả các giác quan đều dồn ngay về đó. Ta muốn nhìn, muốn nghe, muốn chạm, muốn ngắm những dáng bộ đi đứng của người đó, tất cả mọi sự muốn và chú tâm dồn về đó. Nhưng sau khi đã cưới nhau, việc đó không còn là chuyện lớn lao nữa, các giác quan và sự quan tâm không còn dồn hết về đối tượng như hồi mới gặp. Dần dần qua ngày tháng, khoảng cách giữa hai người vợ chồng càng xa hơn- thậm chí có người muốn bỏ đi tu luôn!— vậy chứ sau đó đâu ai chịu đi tu đâu.

It's like a hunter tracking a deer. When he first spots the deer, he is excited. Everything about the deer interests him, the ears, the tail, everything. The hunter becomes very happy. His body is light and alert. He is only afraid the deer will get away.

Chuyện luyến ái của người đời giống như một thợ săn nai vậy. Khi mới gặp con nai, thợ săn rất phấn khích. Mọi thân hình, tai, mắt, đuôi, chuyển động của nó đều cuốn hút người săn. Kẻ săn mồi thấy rất thích thú. Toàn thân tâm người thợ săn thấy khoái chí và tỉnh giác trọn vẹn vào con nai. Người săn chỉ sợ con nai chạy mất.

It's the same here. When a man sees a woman he likes, or a woman sees a man, everything is so intriguing, the sight, the voice - we fixate on them, can't tear ourselves away, looking and thinking as much as we can, to the point where it takes control of our heart. Just like the hunter. When he sees the deer, he is excited. He becomes anxious that it will see him. All his senses are heightened, and he takes extreme enjoyment from it. Now his only concern is that the deer might get away. What the deer really is, he doesn't know. He hunts it down and finally shoots and kills it. Then his work is done. Arriving at the place where the deer has fallen, he looks at it: ''Oh, it's dead.'' He's not very excited anymore - it's just some dead meat. He can cook some of the meat and eat it, then he will be full, and there's not much more to it. Now he sees the parts of the deer, and they don't excite him so much anymore. The ear is only an ear. He can pull the tail, and it's only a tail. But when it was alive, oh boy! He wasn't indifferent then. Seeing the deer, watching its every movement, was totally engrossing and exciting, and he couldn't bear the thought of it getting away.

Tương tự vậy. Khi đàn ông nhìn thấy phụ nữ, hoặc phụ nữ nhìn thấy đàn ông mình thích, mọi thứ đều cuốn hút, thân hình, giọng nói, điệu bộ– họ chú mục chú tâm trọn vẹn vào đối tượng; lúc đó có trời kéo ra cũng không được, đối tượng đã thu hút hết trái tim của họ. Giống như người săn nai. Khi nhìn thấy con nai ông thợ săn vô cùng phấn khích. Ông chú tâm trọn vẹn và chỉ sợ con nai chạy mất. Mọi giác quan đều tập trung và người đi săn rất khoái chí với cảm giác đó. Sự thực, kẻ đi săn không hiểu biết một con nai đích thực là cái gì. Kẻ săn săn đuổi và bắn con nai, vậy là xong việc. Chạy đến nơi con nai nằm, ổng nhìn nó: "Ồ, nó chết rồi". Vậy là xong, ổng đâu còn phấn khích nữa- giờ chỉ là một đóng thịt chết. Ổng mang nai về xẻ thịt và nấu vài món ăn, ăn đã rồi no, và vậy là xong. Chẳng có gì hay hơn nữa. Giờ thì tai chỉ là tai, đuôi chỉ là đuôi. Nhưng lúc nó còn sống trong rừng, ôi chu cha nhìn quá đã! Lúc đó ông khoái chí chú tâm cao độ vào từng chuyển động của con nai, con nai mà chạy mất thì chắc ông điên tiếc chết luôn; không thể nào để con nai chạy khỏi.

We are like this, aren't we? The form of an attractive person of the opposite sex is like this. When we haven't yet captured it, we feel it is unbearably beautiful. But if we end up living together with that person, we get tired of them. Like the hunter who has killed the dear and can now freely touch the ear or take hold of the tail. There's not much to it anymore, no excitement once the animal is dead. When we are married, we can fulfill our desires, but it is no longer such a big thing, and we end up looking for a way out.

Mọi người chúng ta đều giống vậy, đúng không? Đối với người phàm, một nam tú hay nữ đẹp cũng giống như vậy- lúc đầu cũng hấp dẫn như con nai kia. Khi chưa được, khi chưa lấy được, ta thấy đối tượng đẹp quá, hấp dẫn quá. Nhưng nếu cuối cùng hai người lấy nhau và sống với nhau, dần dần rồi họ cũng chán bớt, rồi thấy thường, rồi cũng chán nhau, thậm chí ghét nhau. Giống như kẻ săn sau khi đã bắn được con nai, giờ ông ta có thể sờ tai, sờ đuôi con nai, và cảm giác bây giờ chỉ thường vậy thôi, nó chết rồi, giờ nó chỉ là một đống thịt chết; không còn hứng thú gì nữa ngoài việc nấu mấy món ăn rồi no chán. Khi người ta cưới nhau họ hoàn thành những mong muốn dục vọng, nhưng qua thời gian điều đó không còn tuyệt vời nữa, họ dần dần biết rõ nhau và thấy chán nhau hơn trước, thậm chí có quá nhiều người đã ly dị nhau.

So we don't really consider things thoroughly. I feel that if we do contemplate, we will see that there isn't really much there, not anything more than what I just described. It's only that we make more out of things than they really are. When we see a body, we feel we will be able to consume every piece of it, the ears, the eyes, the nose.... The way our thinking runs wild, we might even get the idea that the person we are attracted to will have no shit. I don't know, maybe they think that way in the West.... We get the idea there won't even be shit, or maybe just a little.... We want to eat the whole thing. We over-estimate; it's not really like that. It's like a cat stalking a mouse. Before it catches the mouse, the cat is alert and focused. When it pounces and kills the mouse, it's not so keen anymore. The mouse is just lying there dead, and the cat loses interest and goes on its way.

Vậy đó, mọi người thường không biết quán xét suy xét thấu suốt. Tôi nghĩ nếu biết suy xét thấu đáo, người ta sẽ nhìn ra mọi sự phấn khích và khoái lạc chỉ là tạm thời, rốt cuộc chỉ là như vậy, kết cục cũng chẳng có gì thực sự hay ho hay tuyệt vời như họ nghĩ. Thực ra, chính chúng ta phóng tưởng mọi thứ mọi sự là tuyệt vời hơn chúng thực là. Điều gì quá hạnh phúc cũng do ta tưởng ra. Điều gì quá khổ đau cũng do ta phóng lên. Thực ra mọi sự thỏa mãn và khổ đau vốn chỉ là như vậy. Nếu biết quán xét chúng ta sẽ nhìn thấy mọi thứ chỉ là vậy, chúng đâu phải hay ho hay tuyệt vời như chúng ta tưởng. Khi nhìn thấy ai khác phái hấp dẫn, người ta nghĩ có thể thụ hưởng hết mấy cái tai, con mắt, cái mũi... Họ thậm chí tưởng tượng đối tượng của mình là thơm tho, là không có gì dơ bẩn trong ruột vậy. Họ nghĩ đó là người hoàn toàn thơm tho, tinh khôi, hoặc có ít chất dơ bẩn trong ruột hơn người khác... Họ muốn ăn tươi nuốt sống cả bên ngoài lẫn bụng ruột... Họ cứ đề cao đối tượng săn đuổi của mình. Hãy tưởng tượng khi con mèo săn bắt được con chuột. Nó thấy con chuột ngon quá, đó là đối tượng thèm khát của nó. Mọi giác quan và tâm trí nó đều tập trung vào con chuột với một sự khoái chí săn đuổi. Khi con chuột bị cắn chết nằm đó, con mèo lập tức hết khoái chí săn bắt; nó đứng nhìn con chuột trơ trơ hoặc chẳng muốn nhìn. Vậy là xong. Nhưng nếu đói nó sẽ cắn ăn con chuột. Nó cắn xé con chuột, mà ôi ôi cái mùi mà con mèo thích và những thứ trong lòng ruột đổ ra..., sự thật thì những thứ đó là gì?, đó toàn những thứ ô uế nhất nhì trên đời. Nó chỉ là vậy thôi. Đối tượng con chuột chỉ là vậy thôi, chỉ là cái xác ô uế hôi hám.

It's only this much. The imagination makes it out to be more than it is. This is where we perish, because of our imagination. Ordained persons have to forbear more than others here, in the realm of sensuality. ma means lusting. Desiring evil things and desiring good are a kind of lusting, but here it refers to desiring those things that attract us, meaning sensuality. It is difficult to get free of.

Ví dụ vậy để thấy sự thật của mọi đối tượng chỉ là vậy. Chẳng là gì hơn. Chỉ do tâm người đề cao phóng dật lên thôi. Đây chính là chỗ chúng ta 'chết', đây là chỗ chúng ta bị dính chìm trong từng phút giây của cuộc đời. Người xuất gia phải biết kiềm chế tốt hơn người phàm ở cõi này, cõi dục giới. Kama có nghĩa là thèm muốn, là dục tính. Thèm muốn những điều xấu và điều tốt đều là dạng thèm muốn, đều là dục vọng. Ở đây tôi đang nói về một loại thèm muốn, đó là thèm muốn những thứ hấp dẫn chúng ta—đó là dạng nhục dục, tức dục vọng muốn thỏa mãn các khoái lạc giác quan. Ít ai thoát khỏi những nhục dục.

When Ānanda asked the Buddha, ''After the Tathāgata has entered Nibbāna, how should we practice mindfulness? How should we conduct ourselves in relation to women? This is an extremely difficult matter; how would the Lord advise us to practise mindfulness here?''

Ngài Ananda đã từng hỏi Phật đại ý như vầy: "Sau khi Như Lai niết-bàn, chúng con phải tu tập chánh niệm cách nào? Làm sao chúng con có thể đối xử khi gặp phụ nữ? Điều này cực kỳ khó; mong Đức Thế Tôn chỉ dạy cho chúng con cách chánh niệm chỗ vấn đề này?".

The Buddha replied, ''Ä€nanda! It is better that you not see women at all.''

Ä€nanda was puzzled by this; how can people not see other people? He thought it over, and asked the Buddha further, ''If there are situations that make it unavoidable that we see, how will the Lord advise us to practice?''

''In such a situation, Ānanda, do not speak. Do not speak!''

Phật trả lời: "Này Ananda! Tốt nhất các thầy đừng gặp phụ nữ nào hết".

Ngài Ananda hơi khó hiểu chỗ này; làm sao không gặp người này người nọ được (chỉ cần đi khất thực là đã gặp đủ thứ người)? Ngài nghĩ suy, sau đó hỏi Phật thêm: "Nếu trường hợp chúng con không thể tránh gặp được thì Thế Tôn chỉ dạy chúng con phải làm cách nào?".

"Nếu không tránh được, nếu phải gặp thì không nói. Đừng nói gì hết!".

Ä€nanda considered further. He thought, sometimes we might be traveling in a forest and lose our way. In that case we would have to speak to whomever we met. So he asked, ''If there is a need for us to speak, then how will the Lord have us act?''

''Ä€nanda! Speak with mindfulness!''

Ngài Ananda tiếp tục hỏi, giả như đang đi lạc đường trong rừng cần phải hỏi đường thì phải nói với người mình gặp chứ. Phật trả lời: nếu cần phải nói thì nói với sự chánh niệm.

"Này Ananda! Nói với sự chánh niệm!"

At all times and in all situations, mindfulness is the supremely important virtue. The Buddha instructed Ānanda what to do when it was necessary. We should contemplate to see what is really necessary for us. In speaking, for example, or in asking questions of others, we should only say what is necessary. When the mind is in an unclean state, thinking lewd thoughts, don't let yourself speak at all. But that's not the way we operate. The more unclean the mind is, the more we want to talk. The more lewdness we have in our minds, the more we want to ask, to see, to speak. These are two very different paths.

Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống, sự chú tâm chánh niệm là phẩm hạnh quan trọng bậc nhất. Phật đã hướng dẫn ngài Ananda phải dùng sự chánh niệm bất cứ khi nào cần thiết. Chúng ta phải biết chánh niệm quán xét coi điều gì chúng ta thực sự cần, ví dụ như hỏi đường. Và chúng ta chỉ nói khi thực sự cần. Khi tâm còn trong trạng thái ô nhiễm bất tịnh, còn đang nghĩ những ý nhục dục thì đừng để mình nói gì hết. Đừng nói, đó là cách chúng ta tu. Nhưng bản chất của cái tâm ô nhiễm thì không phải như vậy. Khi tâm càng ô nhiễm thì ta càng muốn nói. Khi dục tính có nhiều trong tâm, ta càng muốn hỏi, muốn nói, muốn nhìn. Đó là hai đường lối khác nhau. Đường lối tu tập và đường lối của cái tâm ô nhiễm nhục dục là hoàn khác nhau.

So I am afraid. I really fear this a lot. You are not afraid, but it's just possible you might be worse than me. ''I don't have any fear about this. There's no problem!'' But I have to remain fearful. Does it ever happen that an old person can have lust? So in my monastery, I keep the sexes as far apart as possible. If there's no real necessity, there shouldn't be any contact at all.

Do vậy tôi sợ. Tôi rất sợ chỗ này. Các thầy không sợ, nhưng điều đó chỉ có nghĩa là các thầy còn tệ hơn tôi. "Tôi không sợ gì về điều đó hết. Không sao hết!". Nói vậy nhưng tôi vẫn luôn luôn sợ nó. Bộ người già lão như tôi không còn nhục dục hay sao?- Còn chứ sao không, không nhiều cũng ít. Bởi vậy ở trong chùa tôi giữ mình cách xa, không gặp gỡ những gặp gỡ người khác phái. Nếu không có gì cần thiết, tôi chẳng bao giờ gặp hay tiếp xúc gì với họ hết.

When I practised alone in the forest, sometimes I'd see monkeys in the trees and I'd feel desire. I'd sit there and look and think, and I'd have lust: ''Wouldn't be bad to go and be a monkey with them!'' This is what sexual desire can do - even a monkey could get me aroused.

In those days, women lay-followers couldn't come to hear Dhamma from me. I was too afraid of what might happen. It's not that I had anything against them; I was simply too foolish. Now if I speak to women, I speak to the older ones. I always have to guard myself. I've experienced this danger to my practice. I didn't open my eyes wide and speak excitedly to entertain them. I was too afraid to act like that.

Khi tôi tu một mình trong rừng, nhiều lúc tôi thấy bầy khỉ trên cây và cảm thấy tính dục khởi sinh. (Nó nằm rất sâu trong tàng thức lâu đời, giờ lâu lâu nổi lên hay sao đó). Ý nghĩ lạ khởi lên: hay ta sẽ biến thành khỉ để trèo lên đó với chúng. Đó là tính dục- ác thay khỉ cũng có thể kích thích tính dục trong tâm trí của tôi. Thực đáng sợ.

Be careful! Every samana has to face this and exercise restraint. This is an important issue.

Hãy cẩn trọng! Mọi sa-môn (samana), các Tỳ kheo đều phải gặp phải điều này và phải biết tu tập sự kiềm chế. Đây là vấn đề quan trọng.

Really, the teachings of the Buddha all make sense, they are true in every aspect. Things of which you wouldn't imagine that they could be so - they really are so. It's strange.... At first I didn't have any faith in sitting meditation with my eyes closed. I thought, what value could that possibly have - what purpose could it possibly serve? Then there was walking meditation - I walked from one tree to another, back and forth, back and forth, and I got tired of it and thought, what am I walking for? Just walking back and forth doesn't have any purpose. That's how I thought. But in fact walking meditation has a lot of value. Sitting to practise samādhi has a lot of value. But the temperaments of some people make them confused about walking or sitting meditation.

Thật vậy, những lời dạy của Đức Phật đều có ý nghĩa, chúng đúng trong mọi khía cạnh. Những điều mà bạn sẽ không tưởng tượng rằng chúng có thể như vậy - chúng thực sự là như vậy. Thật kỳ lạ.... Lúc đầu, tôi không có niềm tin vào việc ngồi thiền với đôi mắt nhắm nghiền. Tôi nghĩ, điều đó có thể có giá trị gì - nó có thể phục vụ mục đích gì? Sau đó, có thiền đi bộ - tôi đi từ cây này sang cây khác, qua lại, qua lại, và tôi mệt mỏi với nó và nghĩ, tôi đang đi bộ để làm gì? Chỉ đi tới đi lui cũng không có mục đích gì. Đó là cách tôi nghĩ. Nhưng trên thực tế, thiền đi bộ có rất nhiều giá trị. Ngồi để thực hành samÄdhi có rất nhiều giá trị. Nhưng tính khí của một số người khiến họ nhầm lẫn về việc đi bộ hoặc ngồi thiền.

We can't meditate in only one posture. There are four postures for humans: standing, walking, sitting, and lying down. The teachings speak about making the postures consistent and equal. You might get the idea from this that it means you should stand, walk, sit, and lie down for the same number of hours in each posture. When you hear such a teaching, you can't figure out what it really means, because it's talking in the way of Dhamma, not in the ordinary sense. ''OK, I'll sit for two hours, stand for two hours, then lie down for two hours....'' You probably think like this. That's what I did. I tried to practice in this way, but it didn't work out.

Chúng ta không thể thiền định chỉ trong một tư thế. Có bốn tư thế cho con người: đứng, đi, ngồi và nằm. Giáo lý nói về việc làm cho các tư thế nhất quán và bình đẳng. Bạn có thể có ý tưởng từ điều này rằng nó có nghĩa là bạn nên đứng, đi, ngồi và nằm xuống trong cùng một số giờ trong mỗi tư thế. Khi bạn nghe một giáo lý như vậy, bạn không thể hiểu được nó thực sự có nghĩa là gì, bởi vì nó đang nói theo cách của Dhamma, không phải theo nghĩa thông thường. "Được rồi, tôi sẽ ngồi trong hai giờ, đứng trong hai giờ, sau đó nằm xuống trong hai giờ..." Bạn có thể nghĩ như thế này. Đó là những gì tôi đã làm. Tôi đã cố gắng thực hành theo cách này, nhưng nó không thành công.

It's because of not listening in the right way, misinterpreting the words, merely listening to the words. ''Making the postures even'' refers to the mind, nothing else. It means making the mind bright and clear so that wisdom arises, so that there is knowledge of whatever is happening in all postures and situations. Whatever the posture, you know phenomena and states of mind for what they are, meaning that they are impermanent, unsatisfactory, and not your self. The mind remains established in this awareness at all times and in all postures. When the mind feels attraction, when it feels aversion, you don't lose the path, but you know these conditions for what they are. Your awareness is steady and continuous, and you are letting go steadily and continuously. You are not fooled by good conditions. You aren't fooled by bad conditions. You remain on the straight path, your practice remains straight. This can be called ''making the postures even.'' It refers to the internal, not the external; it is talking about mind.

Đó là vì không lắng nghe đúng cách, giải thích sai các từ, chỉ đơn thuần là lắng nghe các từ. "Làm cho các tư thế đồng đều" đề cập đến tâm , không có gì khác. Nó có nghĩa là làm cho tâm sáng sủa và rõ ràng để trí tuệ phát sinh, để có sự hiểu biết về bất cứ điều gì đang xảy ra trong mọi tư thế và tình huống. Bất kể tư thế nào, bạn đều biết các hiện tượng và trạng thái của tâm thức là gì, có nghĩa là chúng vô thường, bất toại nguyện và không phải là bản ngã của bạn. Tâm vẫn được thiết lập trong nhận thức này mọi lúc và trong mọi tư thế. Khi tâm cảm thấy hấp dẫn, khi nó cảm thấy ác cảm, bạn không mất con đường, nhưng bạn biết những điều kiện này cho những gì chúng là. Nhận thức của bạn là ổn định và liên tục, và bạn đang buông bỏ đều đặn và liên tục. Bạn không bị lừa bởi những điều kiện tốt. Bạn không bị lừa bởi những điều kiện tồi tệ. Bạn vẫn đi trên con đường thẳng, sự thực hành của bạn vẫn thẳng. Điều này có thể được gọi là "làm cho các tư thế đồng đều." Nó đề cập đến bên trong, không phải bên ngoài; Đó là nói về tâm .

If we do make the postures even with the mind, then when we are praised, it is just so much. If we are slandered, it is just so much. We don't go up or down with them, but remain where we are - we remain steady. Why is this? Because we see the danger in these things. We see equal danger in praise and in criticism, we are steadily aware of the danger of good and bad phenomena, and this is called making the postures even. We have this inner awareness, whether we are looking at internal or external phenomena.

Nếu chúng ta thực hiện các tư thế ngay cả với tâm , thì khi chúng ta được khen ngợi, nó chỉ là rất nhiều. Nếu chúng ta bị vu khống, nó chỉ là rất nhiều. Chúng tôi không đi lên hay đi xuống với họ, nhưng vẫn ở nơi chúng tôi đang ở - chúng tôi vẫn ổn định. Tại sao lại như vậy? Bởi vì chúng ta thấy sự nguy hiểm trong những điều này. Chúng ta thấy nguy hiểm như nhau trong lời khen ngợi và trong lời chỉ trích, chúng ta đều đặn nhận thức được sự nguy hiểm của các hiện tượng tốt và xấu, và điều này được gọi là làm cho các tư thế đồng đều. Chúng ta có nhận thức bên trong này, cho dù chúng ta đang nhìn vào các hiện tượng bên trong hay bên ngoài.

In the ordinary way of experiencing things, when something good appears, we have a positive reaction, and when something bad appears, we have a negative reaction. Like this, the postures are not even. If they are even, we always have awareness. We will know when we are grasping at good and grasping at bad - this is better. Even though we can't yet let go, we are aware of these states continuously. Being continuously aware of ourselves and our attachments, we will come to see that such grasping is not the path. We know but can't let go: that's 50 percent. Though we can't let go, we do understand that letting go of these things will bring peace. We see the fault in the things we like and dislike. We see the danger in praise and blame. This awareness is continuous.

Theo cách trải nghiệm thông thường, khi điều gì tốt xuất hiện, chúng ta có phản ứng tích cực, và khi điều gì xấu xuất hiện, chúng ta có phản ứng tiêu cực. Như thế này, các tư thế không đồng đều. Nếu chúng đồng đều, chúng ta luôn có nhận thức. Chúng ta sẽ biết khi nào chúng ta bám chấp vào điều tốt và bám chấp vào điều xấu - điều này tốt hơn. Mặc dù chúng ta chưa thể buông bỏ, nhưng chúng ta nhận thức được những trạng thái này liên tục. Liên tục nhận thức về bản thân và chấp trước của mình, chúng ta sẽ thấy rằng sự bám chấp như vậy không phải là con đường. Chúng tôi biết nhưng không thể buông bỏ: đó là 50 phần trăm. Mặc dù chúng ta không thể buông bỏ, nhưng chúng ta hiểu rằng buông bỏ những điều này sẽ mang lại hòa bình. Chúng ta thấy lỗi trong những điều chúng ta thích và không thích. Chúng ta thấy sự nguy hiểm trong lời khen ngợi và đổ lỗi. Nhận thức này là liên tục.

So whether we are being praised or criticized, we are continuously aware. For worldly people, when they are criticized and slandered, they can't bear it; it hurts their hearts. When they are praised, they are pleased and excited. This is what is natural in the world. But for someone who is practising, when there is praise, they know there is danger. When there is blame, they know the danger. They know that being attached to either of these brings ill results. They are all harmful if we grasp at them and give them meaning.

Vì vậy, cho dù chúng ta đang được khen ngợi hay chỉ trích, chúng ta liên tục nhận thức. Đối với những người thế gian, khi họ bị chỉ trích và vu khống, họ không thể chịu đựng được; Nó làm tổn thương trái tim họ. Khi họ được khen ngợi, họ hài lòng và phấn khích. Đây là những gì tự nhiên trên thế giới. Nhưng đối với một người đang thực hành, khi có lời khen ngợi, họ biết có nguy hiểm. Khi có sự đổ lỗi, họ biết sự nguy hiểm. Họ biết rằng gắn bó với một trong hai điều này mang lại kết quả xấu. Tất cả chúng đều có hại nếu chúng ta bám chấp vào chúng và cho chúng ý nghĩa.

When we have this kind of awareness, we know phenomena as they occur. We know that if we form attachments to phenomena, there really will be suffering. If we are not aware, then grasping at what we conceive of as good or bad, suffering is born. When we pay attention, we see this grasping; we see how we catch hold of the good and the bad, and how this causes suffering. So at first we are grasping hold of things and with awareness seeing the fault in that. How is that? It's because we grasp tightly and experience suffering. Then we will start to seek a way to let go and be free. ''What should I do to be free?'' we ponder.

Khi chúng ta có loại nhận thức này, chúng ta biết các hiện tượng khi chúng xảy ra. Chúng ta biết rằng nếu chúng ta hình thành chấp trước vào các hiện tượng, thì thật sự sẽ có đau khổ. Nếu chúng ta không nhận thức, thì bám chấp vào những gì chúng ta quan niệm là tốt hay xấu, đau khổ sẽ sinh ra. Khi chúng ta chú ý, chúng ta thấy sự bám chấp này; Chúng ta thấy cách mình nắm bắt được điều tốt và điều xấu, và điều này gây ra đau khổ như thế nào. Vì vậy, lúc đầu chúng ta đang nắm bắt mọi thứ và với nhận thức nhìn thấy lỗi trong đó. Làm sao vậy? Đó là bởi vì chúng ta bám chấp chặt chẽ và trải nghiệm đau khổ. Sau đó, chúng ta sẽ bắt đầu tìm cách buông bỏ và được tự do. "Tôi nên làm gì để được tự do?" chúng ta suy ngẫm.

Buddhist teaching says not to have grasping attachment, not to hold tightly to things. We don't understand this fully. The point is to hold, but not tightly - to hold without grasping. For example, I see this object in front of me. I am curious to know what it is, so I pick it up and look: it's a flashlight. Now I can put it down. That's holding but not tightly. If we are told not to hold to anything at all, then what can we do? We won't know what to do. We will think we shouldn't practise sitting or walking meditation. So at first we have to hold on and grasp, but without tight attachment. You can say this is tanhā, but it will become ramÄ«. For instance, you came here to Wat Pah Pong; before you did that, you had to have the desire to come. With no desire, you wouldn't have come. We can say you came with desire; it's like holding. Then you will return; that's like not grasping. Just like having some uncertainty about what this object is, then picking it up, seeing it's a flashlight, and putting it down. This is holding but not grasping, or to speak more simply, knowing and letting go. Picking up to look, knowing and letting go; knowing and putting down. Things may be said to be good or bad, but you merely know them and let them go. You are aware of all good and bad phenomena, and you are letting go of them. You don't grasp them with ignorance. You grasp them with wisdom and put them down.

Khi chúng ta có loại nhận thức này, chúng ta biết các hiện tượng khi chúng xảy ra. Chúng ta biết rằng nếu chúng ta hình thành chấp trước vào các hiện tượng, thì thật sự sẽ có đau khổ. Nếu chúng ta không nhận thức, thì bám chấp vào những gì chúng ta quan niệm là tốt hay xấu, đau khổ sẽ sinh ra. Khi chúng ta chú ý, chúng ta thấy sự bám chấp này; Chúng ta thấy cách mình nắm bắt được điều tốt và điều xấu, và điều này gây ra đau khổ như thế nào. Vì vậy, lúc đầu chúng ta đang nắm bắt mọi thứ và với nhận thức nhìn thấy lỗi trong đó. Làm sao vậy? Đó là bởi vì chúng ta bám chấp chặt chẽ và trải nghiệm đau khổ. Sau đó, chúng ta sẽ bắt đầu tìm cách buông bỏ và được tự do. "Tôi nên làm gì để được tự do?" chúng ta suy ngẫm.

In this way the postures can be even and consistent. It means the mind is able. The mind has awareness, and wisdom is born. When the mind has wisdom, then what could there be beyond that? It picks things up but there is no harm. It is not grasping tightly, but knowing and letting go. Hearing a sound, we will know, ''The world says this is good,'' and we let go of it. The world may say ''This is bad,'' but we let go. We know good and evil. Someone who doesn't know good and evil attaches to good and evil and suffers as a result. Someone with knowledge doesn't have this attachment.

Bằng cách này, các tư thế có thể đồng đều và nhất quán. Nó có nghĩa là tâm trí có thể. Tâm trí có nhận thức, và trí tuệ được sinh ra. Khi tâm trí có trí tuệ, thì điều gì có thể vượt ra ngoài điều đó? Nó nhặt mọi thứ lên nhưng không có hại. Đó không phải là nắm chặt, mà là biết và buông bỏ. Nghe một âm thanh, chúng ta sẽ biết, "Thế giới nói điều này là tốt", và chúng ta buông bỏ nó. Thế giới có thể nói "Điều này thật tồi tệ", nhưng chúng ta buông bỏ. Chúng ta biết thiện và ác. Một người không biết thiện và ác gắn bó với thiện và ác và kết quả là đau khổ. Một người có kiến thức không có chấp trước này.

Let's consider: We are living in this world; for what purpose are we living? We do our work; what do we want to get from our work? In the worldly way, people do their work because they want certain things, and this is what they consider logical. But the Buddha's teaching goes a step beyond this. It says, do your work without desiring anything. In the world, you do this to get that; you do that to get this - you are always doing something in order to get something else as a result. That's the way of worldly folk. The Buddha says to work for the sake of work without wanting anything.

Whenever we work with the desire for something, we suffer. Check this out.

Hãy xem xét: Chúng ta đang sống trong thế giới này; Chúng ta đang sống vì mục đích gì? Chúng tôi làm công việc của chúng tôi; Chúng ta muốn nhận được gì từ công việc của mình? Theo cách thế gian, mọi người làm công việc của họ bởi vì họ muốn những thứ nhất định, và đây là những gì họ coi là hợp lý. Nhưng giáo lý của Đức Phật đi một bước xa hơn điều này. Nó nói, làm công việc của bạn mà không mong muốn bất cứ điều gì. Trên thế giới, bạn làm điều này để có được điều đó; Bạn làm điều đó để có được điều này - bạn luôn luôn làm một cái gì đó để có được một cái gì đó khác như là một kết quả. Đó là cách của dân gian thế gian. Đức Phật nói hãy làm việc vì lợi ích của công việc mà không muốn bất cứ điều gì.

Bất cứ khi nào chúng ta làm việc với mong muốn cho một cái gì đó, chúng ta đau khổ. Kiểm tra điều này ra.


Chương 54

SUFFERING ON THE ROAD - NHỮNG KHÓ KHỔ TRÊN ĐƯỜNG TU

At the time of the Buddha, there lived a monk who yearned to find the true way to enlightenment. He wanted to know for certain what was the correct way and what was the incorrect way to train his mind in meditation. Having decided that living in a monastery with a large group of monks was confusing and distracting, he went off wandering looking for quiet places to meditate on his own. Living alone, he practised continuously, sometimes experiencing periods of calm when his mind gathered itself in concentration (samādhi), at other times not finding much calm at all. There was still no real certainty in his meditation. Sometimes he was very diligent and put forth great effort, sometimes he was lazy. In the end, he became caught up in doubt and scepticism due to his lack of success in trying to find the right way to practise.

Vào thời Đức Phật, có một tu sĩ hết mực muốn tìm ra con đường đích thực để đi đến giác ngộ. Người đó muốn biết chắc đâu là cách thiền tập đúng đắn và đâu là cách thiền tập sai lầm. Sau khi nhất quyết rằng sống trong tu viện đông đúc chỉ làm rối trí và xao lãng, người đó bỏ đi tìm nơi vắng vẻ để tự mình thiền tập. Sống một mình và thực tập liên tục, nhiều lúc trải nghiệm tới những giai đoạn tâm tĩnh lặng và đạt định (samādhi), nhưng nhiều lúc chẳng được tĩnh lặng chút nào. Vẫn còn chưa chắc về việc thiền tập của mình. Nhiều lúc người đó rất thấy siêng năng và nỗ lực tu tập, nhiều lúc lại thấy lười biếng tu. Cuối cùng, người đó cứ nghi ngờ và dính kẹt trong sự nghi hoặc, bởi không tìm thấy sự thành công mặc dù đã hết sức nỗ lực để tìm cách tu đúng đắn.

During that time in India there were many different meditation teachers, and the monk happened to hear about one famous teacher, ''Ajahn A'', who was very popular and had a reputation for being skilled in meditation instruction. The monk sat down and thought it through, and decided that just in case this famous teacher really knew the correct way to enlightenment, he would set off to go and find him and train under his guidance. Having received teachings, the monk returned to meditate on his own again and found that while some of the new teachings were in line with his own views, some were different. He found that he was still constantly getting caught into doubt and uncertainty. After a while he heard of another famous monk, ''Ajahn B'', who also was again reputed to be fully enlightened and skilled in teaching meditation; this news simply fuelled further doubts and questions in his mind. Eventually his speculation drove him to go off in search of the new teacher. Having received fresh teachings, the monk left and went away to practise in solitude once more. He compared all the teachings he had absorbed from this latest teacher with those from the first teacher, and found that they weren't the same. He compared the different styles and characters of each teacher, and found that they were also quite different. He compared everything he had learnt with his own views about meditation and found that nothing seemed to fit together at all! The more he compared, the more he doubted.

Thời đó ở Ấn Độ có nhiều thầy dạy thiền và vị tu sĩ đó cũng nghe được tên tuổi của mấy thiền sư đó. Ví dụ nghe nói có thầy "Ajahn A", rất nổi tiếng về cách dạy thiền rất khéo léo. Vị tu sĩ đó ngồi nghĩ đi nghĩ lại và cho rằng biết đâu vị thiền sư đó biết cách tu đúng đắn để giác ngộ, nghĩ vậy vị tu sĩ đó lên đường đi tầm sư học đạo. Sau khi được chỉ dạy, vị tu sĩ đó quay về tự thiền tập, và sau đó thấy trong những giáo lý mới học đó, có cái giống như mình nghĩ, có cái khác với mình nghĩ. Rồi vị tu sĩ đó thấy mình vẫn còn dính trong sự nghi ngờ và vẫn còn chưa chắc chắn về cách tu nào.

Thời gian sau, vị tu sĩ đó lại nghe đồn về một thiền sư khác, ví dụ thầy "Ajahn B", người cũng rất nổi tiếng là người giác ngộ và khéo dạy về thiền tập; tin này càng làm vị tu sĩ đó thêm nghi ngờ và nghi vấn. Nhưng rồi vị ấy cũng lên đường tìm vị thầy mới để học tu. Sau khi tiếp nhận những lời dạy mới, vị tu sĩ quay về chốn ẩn dật của mình để thiền tập. Rồi vị ấy đem so sánh những giáo lý của vị thầy này với giáo lý của vị thầy trước, và thấy rằng chúng chẳng giống nhau. Vị ấy cũng đem so sánh những tính cách và cách thể hiện của hai ông thầy, và thấy hai ông thầy cũng rất khác nhau. Rồi vị tu sĩ lại đem so tất cả các giáo lý của hai ông thầy với những gì mình đã tự học được trước kia, và nhận thấy tất cả cũng đều khác nhau! Càng so sánh, vị tu sĩ càng thấy hoài nghi, chẳng biết đâu là đúng, đâu là sai.

Not long after that, the monk heard excited rumours that ''Ajahn C'' was a really wise teacher. People were talking about the new teacher so much that he couldn't stand it any more and felt compelled to seek him out and try training with him. The monk was willing to listen and to try out whatever the new teacher suggested. Some things he taught were the same as other teachers, some things not; the monk kept thinking and comparing, trying to work out why one teacher did things a certain way and another teacher did it differently. In his mind, he was churning over all the information he had accumulated on the diverse views and styles of each teacher and when he put it together with his own views, which were completely different, ended up with no samādhi at all. The more he tried to work out where each teacher was at, the more he became restless and agitated, burning up all his energy until he became both mentally and physically drained, utterly defeated by his endless doubting and speculation.

Rồi một thời gian không lâu sau đó, vị tu sĩ đó lại nghe tin về một vị thiền sư khác, ví dụ thầy "Ajahn C" mới đích thực là một vị thầy thông thái. Người ta đồn đại nhiều về vị thầy này đến nỗi vị tu sĩ nôn nóng đi tìm thầy để học ngay. Vị tu sĩ quyết tâm lắng nghe và làm theo đúng những gì vị thầy mới này chỉ dạy. Nhưng, có những điều vị thầy mới nói giống một hay hai vị thầy trước; có những điều hoàn toàn khác hẳn. Vị tu sĩ cứ liên tục nghĩ suy và so sánh, cố gắng suy xét coi tại sao ông thầy này làm cách này, còn ông thầy kia cứ làm cách khác. Vậy cách nào là đúng? Vị tu sĩ cứ tiếp tìm thấy sự khác biệt trong giáo lý của các ông thầy; và lại gom hết những giáo lý đó so sánh với những gì mình đã tự học trước kia, và thấy rằng tất cả đều khác nhau. Cuối cùng, vị tu sĩ đó tu hoài cũng chẳng đạt được định (samādhi). Càng suy xét về những cách dạy của mấy ông thầy, vị ấy càng thêm bất an và động vọng, cứ như vậy cho đến khi mọi sức lực và nỗ lực đều bị đốt cháy vào những nghĩ suy đó cho đến lúc thân và tâm trí đều kiệt sức. Cuối cùng, vị ấy đã bị đánh bại bởi chính những nghi ngờ và phỏng đoán bất tận của mình.

Eventually the monk heard the fast spreading news that a fully enlightened teacher named Gotama had arisen in the world. Immediately his mind was completely overwhelmed and started racing twice as fast as ever, speculating about the teacher. Just as before, he could not resist the urge to go and see the new teacher for himself, so he went to pay respects to the Buddha and listen to him expound the Dhamma. The Buddha explained to him that ultimately, it's impossible to gain true understanding and transcend doubt simply through seeking out and receiving teaching from other people. The more you hear, the more you doubt; the more you hear, the more mixed up you become. The Buddha emphasised that other people's wisdom can't cut through your doubts for you. Other people cannot let go of doubt for you. All that a teacher can do is explain the way doubts arise in the mind and how to reflect on them, but you have to take his or her words and put them into practice until you gain insight and know for yourself. He taught that the place of practice lies within the body. Form, feeling, memories, thoughts and sense consciousness are your teachers; they already provide you with the basis for insight. What you still lack is a basis in mental cultivation (bhāvanā) and wise reflection.

Cuối cùng, vị tu sĩ nghe được tin truyền nhanh về một vị thầy đã giác ngộ tên là Gotama (Cồ-đàm) mới có mặt trên thế gian. Lập tức vị tu sĩ ấy nôn nao và mong muốn chạy đi tìm gặp người thầy mới, trong lòng cứ suy đoán đủ thứ về vị thầy mới sẽ ra sao... Rồi vị ấy cũng gặp được Phật, kính chào và lắng nghe Phật thuyết giảng về Giáo Pháp cho mình. Phật giải thích rằng, về mặt rốt ráo, một người không thể nào đạt đến sự hiểu biết và vượt qua nghi ngờ chỉ bằng cách nghe lời dạy của người khác. Càng nghe thì càng nghi ngờ; càng nghe thì càng lẫn lộn quẫn trí. Phật nói rằng trí tuệ của người khác thì không thể cắt đứt nghi ngờ của ta. Người khác không thể dẹp bỏ nghi ngờ trong tâm của ta. Chỉ có trí tuệ của chính ta và chính ta mới có thể tự hiểu biết và tự dẹp bỏ được nghi ngờ của mình. Những gì người thầy có thể làm là chỉ ra cách những nghi ngờ khởi sinh và cách để ta quán xét về chúng. Nhưng sau khi học biết những cách đó, chính ta phải tự mình thực hành cho đến khi tự mình đạt được trí tuệ và tự mình thấy biết sự thật. Phật dạy rằng nơi tu tập chính là trong thân này. Sắc thân, cảm giác, nhận thức, ý nghĩ và tâm thức [sắc, thọ, tưởng, hành, thức- (rūpa, vedanā, saññā, sankhārā, viññāna)] chính là những người thầy của người tu; năm tập hợp (uẩn) đó cung cấp cho người tu một cơ sở để phát sinh trí tuệ hiểu biết. Cái người tu vẫn còn thiếu đó là một cơ sở để thiền tập (bhāvanā) và để quán chiếu (suy xét) một cách khôn khéo.

The Buddha taught that the only way to truly end doubt is through contemplation of your own body and mind - ''just that much''. Abandon the past; abandon the future - practise knowing, and letting go. Sustain the knowing. Once you have established the knowing, let go - but don't try to let go without the knowing. It is the presence of this knowing that allows you to let go. Let go of everything you did in the past: both the good and the bad. Whatever you did before, let go of it, because there is no benefit in clinging to the past. The good you did was good at that time, the bad you did was bad at that time. What was right was right. So now you can cast it all aside, let go of it. Events in the future are still waiting to happen. All the arising and cessation that will occur in the future hasn't actually taken place yet, so don't attach too firmly to ideas about what may or may not happen in the future. Be aware of yourself and let go. Let go of the past. Whatever took place in the past has ceased. Why spend a lot of time proliferating about it? If you think about something that happened in the past then let that thought go. It was a dhamma (phenomenon) that arose in the past. Having arisen, it then ceased in the past. There's no reason to mentally proliferate about the present either. Once you have established awareness of what you are thinking, let it go. Practise knowing and letting go.

Phật đã dạy rõ cách duy nhất để thực sự chấm dứt nghi ngờ là quán xét thân này và tâm này của chúng ta – "chỉ cần làm bấy nhiêu!". (Cao xa gì cũng chỉ làm việc đó). Dẹp bỏ quá khứ, dẹp bỏ tương lai–chỉ cần tu tập cái sự-biết và sự buông-bỏ. Duy trì sự-biết. Một khi đã thiết lập được sự-biết thì buông bỏ–nhưng đừng cố buông bỏ mà không có sự-biết. Chính sự có mặt của sự-biết giúp ta buông bỏ. Buông bỏ mọi thứ ta đã làm trong quá khứ: cả điều xấu lẫn điều tốt. Bất cứ điều gì đã làm ta buông bỏ hết, bởi dính líu với chuyện đã qua thì đâu có ích lợi gì. Việc tốt đã làm là tốt lúc đó, việc xấu đã làm là xấu lúc đó. Cái gì tốt thì đã tốt, cái gì xấu thì đã xấu. Giờ chúng ta có thể dẹp bỏ chúng, buông bỏ chúng. Ngay cả tương lai cũng là chưa xảy ra. Cái gì khởi sinh và biến mất trong tương lai thì vẫn chưa thực xảy ra, cho nên đâu ích gì phải đi phỏng đoán này nọ về cái sẽ xảy ra hay không xảy ra trong tương lai. Cứ tỉnh giác về bản thân mình và buông bỏ. Buông bỏ quá khứ. Những gì xảy ra trong quá khứ đã xong rồi. Tại sao phải tốn thời giờ để khai triển này nọ về về chúng? Nếu chúng ta có nghĩ gì về điều đã xảy ra trong quá khứ thì hãy buông bỏ cái ý nghĩ đó luôn. Đó chỉ là một thứ (hiện tượng, pháp, dhamma) khởi sinh trong quá khứ. Sau khi khởi sinh nó đã ngừng diệt trong quá khứ. Ngay cả việc khai triển cái ý nghĩ này nọ về hiện tại cũng không ích gì. Khi ta đã thiết lập sự tỉnh-giác về cái ta đang nghĩ, thì ta buông bỏ nó luôn. (Ta tỉnh giác biết rõ cái ta đang nghĩ và buông bỏ nó để nó biến qua luôn). Chỉ cần tu tập sự-biết và sự buông-bỏ mà thôi.

It's not that you shouldn't experience any thoughts or hold views at all: you experience thoughts and views and then let go of them - because they are already completed. The future is still ahead of you: whatever is going to arise in the future, will end in the future also. Be aware of your thoughts about the future and then let go. Your thoughts and views about the past are uncertain, in just the same way. The future is totally uncertain. Be aware and then let go, because it's uncertain. Be aware of the present moment, investigate what you are doing right here and now. There is no need to look at anything outside of yourself.

Điều đó không có nghĩa là ta không nên trải nghiệm bất kỳ ý nghĩ nào hoặc không nắm quan điểm nào: ta cứ trải nghiệm những ý nghĩ và những quan điểm, và rồi buông bỏ chúng ngay – bởi chúng đã xong. Tương lai thì còn ở trước: những gì khởi sinh trong tương lai sẽ chấm dứt trong tương lai. Cứ tỉnh giác biết rõ những ý nghĩ của ta về tương lai, và buông bỏ chúng luôn. Những ý-nghĩ và quan-điểm của ta về trong quá khứ là không chắc chắn, đúng thiệt là như vậy. Những ý-nghĩ và quan-điểm của ta về tương lai thì hoàn toàn không chắc chắn. Cứ tỉnh giác biết rõ và buông bỏ, bởi những thứ (ý nghĩ và quan điểm) đó là không chắc chắn. Tỉnh giác biết rõ về khoảng khắc hiện tại, điều tra suy xét về điều ta đang làm ngay bây-giờ và tại-đây. Không cần phải nhìn vào những thứ bên ngoài ta; không cần nhìn những thứ đã qua hoặc chưa tới.

The Buddha didn't praise those who still invest all their faith and belief in what other people say, neither did he praise those who still get caught up in good and bad moods as a result of the things other people say and do. What other people say and do has to be their own concern; you can be aware of it, but then let go. Even if they do the right thing, see that it's right for them, but if you don't bring your own mind in line with right view, you can never really experience that which is good and right for yourself, it remains something external. All those teachers are doing their own practise - whether correctly or incorrectly - somewhere else, separate from you. Any good practise they do doesn't actually change you; if it's correct practise, it's correct for them, not you. What this means is that the Buddha taught that those who fail to cultivate their minds and gain insight into the truth for themselves are not worthy of praise.

Phật không khen những người chỉ biết đặt niềm tin và đức tin vào những gì người khác nói; Phật cũng không khen những người cứ chạy theo những trạng thái tốt và xấu, đúng và sai, người chỉ biết dựa theo những gì người khác làm hay nói. Những gì người khác làm và nói là thuộc về họ; chúng ta có thể tỉnh giác biết về chúng, nhưng rồi buông bỏ. Ngay cả khi họ làm điều đúng đắn, họ nhìn thấy đó là điều đúng đối với họ, nhưng điều đó chưa chắc là đúng đối với ta. Nếu ta không có chánh kiến trong tâm thì ta đâu biết được điều đó là đúng với ta hay không; khi ta tự mình trải nghiệm có thể ta thấy điều đó không đúng và không tốt với ta; bởi vì trước mắt vẫn chỉ đang là điều bên ngoài và của người ngoài. Những sư thầy đều tự tu tập cho mình – dù họ đang tu đúng hay tu sai – họ tu ở chỗ họ, đâu dính líu gì ta. Nếu họ có tu tốt thì điều đó cũng đâu thay đổi ta; nếu họ tu đúng thì cũng là đúng cho họ, chứ đâu đúng hay tốt cho ta. Đây là lý do Phật không khen những người không biết tự mình tu tập để tự mình đạt đến trí tuệ và thấy biết sự thật.

I emphasise the teaching that the Dhamma is opanayiko - to be brought inside oneself - so that the mind knows, understands and experiences the results of the training within itself. If people say you are meditating correctly, dont be too quick to believe them, and similarly, if they say you're doing it wrong, don't just accept what they say until you've really practised and found out for yourself. Even if they instruct you in the correct way that leads to enlightenment, this is still just other people's words; you have to take their teachings and apply them until you experience results for yourself right here in the present. That means you must become your own witness, able to confirm the results from within your own mind. It's like the example of the sour fruit. Imagine I told you that a certain fruit tasted sour and invited you to try some of it. You would have to take a bite from it to taste the sourness. Some people would willingly take my word for it if I told them the fruit was sour, but if they simply believed that it was sour without ever tasting it, that belief would be useless (mogha), it wouldn't have any real value or meaning. If you described the fruit as sour, it would be merely going by my perception of it. Only that. The Buddha didn't praise such belief. But then you shouldn't just dismiss it either: investigate it. You must try tasting the fruit for yourself, and by actually experiencing the sour taste, you become your own internal witness. Somebody says it's sour, so you take it away and, by eating it, find out that it really is sour. It's like you're making double sure - relying on your own experience as well as what other people say. This way you can really have confidence in the authenticity of its sour taste; you have a witness who attests to the truth.

Tôi nhấn mạnh Giáo Pháp là hướng thẳng vào bên trong (opanayiko) – là hướng nội – để tâm thấy biết, hiểu biết và trải nghiệm kết quả tu tập ngay bên trong nó. Nếu có ai nói ta thiền tập đúng đắn, đừng vội tin lời họ; và tương tự có ai nói ta đang tu tập sai lạc, đừng vội chấp nhận lời họ nói cho đến khi tự mình thực sự thực tập và tìm thấy điều đó. Ngay cả khi họ chỉ dẫn cho bạn một cách tu đúng đắn để giác ngộ thì đó cũng mới chỉ là lời nói của họ; còn ta phải nhận lấy lời chỉ dạy đó và tự mình ứng dụng thực tập cho đến khi nào tự mình trải nghiệm kết quả ở ngay-tại-đây trong hiện tại thì kết quả đúng đắn đó mới đích thực là của mình. Điều này nghĩa là ta phải tự mình làm nhân chứng của mình, tự mình có thể xác nhận kết quả tu tập đúng đắn ngay trong tâm mình. Ví dụ như tôi nói trái chanh này chua và mời mọi người hãy thử nếm để biết, nhưng họ chỉ tin lời tôi nói là chanh chua, chứ họ không tự nếm để tự biết nó thực sự vị chua ra sao. Sự tin kiểu đó là vô dụng (mogha), nó chẳng có giá trị thực hay ý nghĩa gì. Khi tôi nói chua đó là cảm nhận của tôi, đâu phải là cảm nhận của họ mà họ biết và tin. Vậy đó. Phật không khen sự tin kiểu đó. Nhưng chúng ta cũng không nên chối bỏ nó: chúng ta phải điều tra suy xét về điều đó. Để điều tra đúng sai, chúng ta phải tự mình nếm trái chanh đó, và bằng cách tự mình nếm trải nó, chúng ta trở thành nhân chứng cho chính sự trải nghiệm của mình. Ai nói chanh chua ra sao, ta cứ lấy ăn thử thì sẽ tự mình biết chắc họ nói đúng. Đó là cách biết chắc hai lần—thứ nhất tin chanh là chua và thứ hai tự mình nếm biết chanh chua ra sao. Cách như vậy giúp ta tự tin chắc chắn vào điều mình biết; ta là nhân chứng sự thật trong tâm ta.

Venerable Ajahn Mun referred to this internal witness that exists within the mind as sakkhibhūto. The authenticity of any knowledge acquired merely from what other people say remains unsubstantiated, it is only a truth proven to someone else - you only have someone else's word to go on that the fruit is sour. You could say that it's a half-truth, or fifty percent. But if you actually taste the fruit and find it sour, that is the one hundred percent, whole truth: you have evidence from what other people say and also from your own direct experience. This is a fully one hundred percent substantiated truth. This is sakkhibhūto: the internal witness has risen within you.

Thầy Ajahn Mun, sư phụ của tôi, đã gọi nhân chứng bên trong này là sakkhibhūto. Sự xác thực một sự-biết nào chỉ dựa vào lời người khác nói thì không phải là thực, nó chỉ là thực với người nói mà thôi – còn bạn, bạn chỉ nghe người khác nói chua là bạn khẳng định theo. Như vậy chưa đúng. Có thể nói đó mới là một nửa hoặc năm mươi phần trăm sự thật mà thôi. Nếu bạn tự mình nếm trái chanh và biết rõ nó chua ra sao, thì đó mới là một trăm phần trăm, đó là sự thật trọn vẹn: bạn có bằng chứng từ lời nói của người khác và từ sự nếm trải trực tiếp bởi chính mình. Đây mới là thực một trăm phần trăm. Đây chính là sakkhibhūto: cái 'nhân chứng bên trong' đã khởi sinh trong tâm bạn.

The way to train is thus opanayiko. You direct your attention inwards, until your insight and understanding become paccattam (knowing and experiencing the truth for yourself). Understanding gained from listening to and watching other people is superficial in comparison with the deep understanding that is paccattam; it remains on the outside of paccattam. Such knowledge doesn't arise from self-examination; it's not your own insight - it's other people's insight. That doesn't mean you should be heedless and dismissive of any teachings you receive from other sources, they should also become the subject for study and investigation. When you first come across and begin to understand some aspect of the teaching from the books, it's fine to believe it on one level, but at the same time to recognize that you haven't yet trained the mind and developed that knowledge through your own experience. For that reason you still haven't experienced the full benefit of the teaching. It's as if the true value of your understanding is still only half complete. So then you must cultivate the mind and let your insight mature, until you completely penetrate the truth. In that way your knowledge becomes fully complete. It is then you go beyond doubt. If you have profound insight into the truth from within your own mind, all uncertainty about the way to enlightenment disappears completely.

Cách tu tập như vậy là opanayiko: hướng vào trong, hướng vào trong tâm mình. Ta hướng sự chú tâm vào bên trong, cho đến khi sự hiểu biết và trí tuệ trở thành paccattam [paccattam nghĩa là: sự tự mình biết và trải nghiệm sự thật]. Sự hiểu biết từ sự nghe và nhìn ở người khác chỉ là bề ngoài, sự hiểu biết đó chưa đúng thực như sự hiểu biết của paccattam; sự hiểu biết từ người khác thì nằm ngoài cái sự tự thân hiểu biết của paccattam. Sự hiểu-biết từ sự nghe và thấy không phải là sự hiểu-biết khởi sinh từ sự việc tự mình quán xét, cho nên đó không phải là trí tuệ của chính mình—đó chỉ mới là trí tuệ hiểu biết của người khác. (Người khác nói ta nghe về một chân lý hay một trí tuệ thì chân lý đó và trí tuệ đó vẫn là của họ, chưa phải là của ta, đó chưa phải là trí tuệ của của ta. Ta chỉ mới nghe thấy điều đó; nhưng ta chưa tự mình chứng thấy điều đó bên trong tâm của ta). Điều này không có nghĩa là chúng ta không nên chú tâm lắng nghe hoặc bỏ lơ những lời khuyên dạy từ người khác, nhưng chúng ta nên nhận lấy những lời dạy đó làm đề-mục đề tài để điều tra và suy xét. Lần đầu mới đọc kinh sách, các thầy bắt đầu hiểu vài khía cạnh của giáo lý trong đó, và nếu tin vào những điều đó thì cũng tốt, nhưng cũng nên lập tức nhớ rằng mình chưa tu tập cái tâm và chưa tự mình trải nghiệm những điều đó. Vì chưa thực tập điều đó nên các thầy vẫn chưa thực sự nếm trải trọn vẹn ích lợi của giáo lý đó. Mới đọc và tin thì chỉ có giá trị một nửa. Do vậy các thầy cần phải tu tập cái tâm để chín chắn trí tuệ, đến lúc đó các thầy có thể hoàn toàn soi chiếu và thấy rõ sự thật của những giáo lý đó. Đó là cách làm cách tu cho sự hiểu-biết của chúng ta trở nên trọn vẹn. Rồi lúc đó các thầy có thể vượt qua nghi ngờ. Nếu các thầy đã có được trí tuệ sâu sắc nhìn thấu sự thật từ bên trong cái tâm này, thì tất cả mọi hoài nghi và sự không chắc chắn về đạo và đạo quả sẽ hoàn toàn biến mất.

When we speak of practising with the paccuppanna dhamma it means that whatever phenomenon is immediately arising into the mind, you must investigate and deal with it at once. Your awareness must be right there. Because paccuppanna dhamma refers to the experience of the present moment - it encompasses both cause and effect. The present moment is firmly rooted within the process of cause and effect; the way you are in the present reflects the causes that lay in the past - your present experience is the result. Every single experience you've had right up until the present has arisen out of past causes. For instance, you could say that walking out from your meditation hut was a cause, and that you sitting down here is the result. This is the truth of the way things are, there is a constant succession of causes and effects. So what you did in the past was the cause, the present experience is the result. Similarly, present actions are the cause for what you will experience in the future. Sitting here right now, you are already initiating causes! Past causes are coming to fruition in the present, and these results are actually forming causes that will produce results in the future.

Chúng ta hay nói tu tập các pháp hiện tại (paccuppanna dhamma, hiện pháp) nghĩa là gì? Nghĩ là khi bất thứ gì đang khởi sinh trong tâm chúng ta phải điều tra, suy xét và xử lý nó ngay. Sự tỉnh-giác của ta phải có mặt sẵn ngay đó. Paccuppanna dhamma – hiện pháp – là chỉ cái sự trải nghiệm của giây khắc khắc hiện tại – đó hàm chứa cả nhân và quả. Giây khắc hiện-tại được cắm rễ chắc chắn bên trong tiến trình nhân-quả; cách ta đang ở trong hiện tại phản ảnh những nhân trong quá khứ – sự trải nghiệm của hiện tại chính là quả của những nhân trong quá khứ. Tất cả từng trải nghiệm bạn có cho đến giây khắc hiện tại này đều khởi sinh từ những nhân trong quá khứ. Chẳng hạn, các thầy có thể nói việc đã rời khỏi cốc thiền của mình là nguyên nhân, và các thầy đang ngồi đây là kết quả. Đây là sự thật đường lối diễn ra của tất cả mọi thứ, đó là một chuỗi nhân-quả liên tục. Do vậy, những gì ta làm trong quá khứ là nhân, trải nghiệm hiện tại là quả. Tương tự như vậy, những hành động hiện tại là nhân, những gì ta trải nghiệm trong tương lai là quả. Việc đang ngồi đây đang khởi tạo nguyên nhân cho những sự xảy ra sau này! Quá khứ là nhân tạo quả là hiện tại, và hiện tại là nhân tạo ra quả là tương lai. Quá khứ là nhân của hiện tại, hiện tại là nhân của tương lai; tương lai là quả của hiện tại, hiện tại là quả của quá khứ. (Tất cả mọi thứ đều khởi sự từ nhân, nên Phật đã nói mọi sự đều có nhân của nó).

What the Buddha saw was that you must abandon both the past and the future. When we say abandon it doesn't mean you literally get rid of them. Abandoning means the focus of your mindfulness and insight is right here at this one point - the present moment. The past and the future link together right here. The present is both the result of the past and the cause of what lies ahead in the future. So you must completely abandon both cause and result, and simply abide with the present moment. We say abandon them, but these are just words used to describe the way of training the mind. Even though you let go of your attachment and abandon the past and future, the natural process of cause and effect remains in place. In fact, you could call this the halfway point; it's already part of the process of cause and result. The Buddha taught to watch the present moment where you will see a continuous process of arising and passing away, followed by more arising and passing away.

Cái Phật nhìn ra là: chúng ta cần phải biết buông bỏ cả quá khứ và tương lai. Khi nói buông bỏ không phải là ta đơn giản dẹp bỏ chúng. Sự buông-bỏ có nghĩa là chánh-niệm và trí-tuệ có mặt ngay tại một điểm—đó là thời-điểm hiện-tại. Quá khứ và tương lai nối kết ngay tại điểm đó—nối kết ngay thời-điểm hiện-tại. Hiện tại vừa là quả của quá khứ, vừa là nhân của tương lai. Vậy là chúng ta phải buông bỏ cả nhân và quả, và chỉ đơn thuần an trú vào cái thời khắc hiện-tại. Chúng ta nói buông bỏ chúng, nhưng đó chỉ là lời nói để diễn tả cái cách tu tập cái tâm. Cho dù chúng ta có dẹp bỏ những dính mắc và buông bỏ quá khứ và hiện tại, thì cái tiến trình nhân-quả vẫn đang có mặt ở ngay đó, nó vẫn đang diễn tiến ở ngay đó. Đúng thực, chúng ta có thể gọi đây là điểm giữa-đường hay điểm trung-chuyển; bởi nó cũng là một phần của tiến trình nhân-quả. Phật đã dạy phải quán sát giây khắc hiện tại, ngay đó ta sẽ nhìn thấy cái tiến trình 'khởi sinh và biến diệt' đang diễn ra, theo sau là sự' khởi sinh và biến diệt khác', liên tục và liên tục nói tiếp nhau diễn ra.

Whatever arises in the present moment is impermanent. I say this often, but most people don't pay much attention. They're reluctant to make use of this simple little teaching. All that is subject to arising is impermanent. It's uncertain. This really is the easiest, least complicated way to reflect on the truth. If you don't meditate on this teaching, when things actually do start to show themselves as uncertain and changeable you don't know how to respond wisely and tend to get agitated and stirred up. Investigation of this very impermanence brings you insight and understanding of that which is permanent. By contemplating that which is uncertain, you see that which is certain. This is the way you have to explain it to make people understand the truth - but they tend not to understand and spend the whole time lost, rushing here and there. Really, if you want to experience true peace, you must bring the mind to that point where it is fully mindful in the present moment. Whatever happiness or suffering arises there, teach yourself that it's transient. The part of the mind that recollects that happiness and suffering are impermanent is the wisdom of the Buddha within each of you. The one who recognizes the uncertainty of phenomena is the Dhamma within you.

Mọi thứ khởi sinh trong thời khắc hiện tại đều là vô thường. Tôi thường nói đi nói lại về điều này, nhưng mọi người thường ít để ý. Họ do dự không muốn ứng dụng cái giáo lý nhỏ này để thực hành. Giáo lý đó là: Tất cả mọi thứ khởi sinh đều là vô thường. Mọi thứ đều là không chắc chắn. Đây thực sự là cách dễ nhất và ít phức tạp nhất để quán chiếu về sự thật. Nếu các thầy không thiền quán về giáo lý này, thì khi mọi thứ khởi sinh là vô thường và luôn biến đổi, các thầy sẽ không biết cách xử lý một cách khôn khéo và có xu hướng bị động vọng ngay trong tâm. Việc điều tra suy xét về tính vô-thường mang lại cho chúng ta trí tuệ và hiểu biết về một chân lý thường hằng, chắc chắn. (Đó là chân lý về tính vô-thường). Bằng cách suy xét những thứ vô thường và không chắc chắn, chúng ta nhìn ra một lẽ thực chắc chắc thường hằng—đó là tính vô-thường. (Bản chất vô-thường và không-chắc-chắn là bản chất không thể chối cãi của tất cả mọi thứ và mọi sự trong thế gian. Cái bản chất đó là bao trùm). Đây là cách các thầy phải lý giải ra để mọi người hiểu rõ sự thật—nhưng mọi người có thói không chịu hiểu, họ cứ bỏ thời gian ra chạy qua chạy lại khắp nơi để tìm sự thật. Thực vậy, nếu chúng ta muốn trải nghiệm một sự bình-an thực thụ thì chúng ta phải mang cái tâm vào cái điểm nơi nó hoàn toàn chú tâm chánh niệm vào giây-khắc hiện-tại. Dù sướng hay khổ khởi sinh ở đó, hãy dạy mình nó là vô- thường. Cái vai trò của tâm chánh niệm về những thứ sướng và khổ chính là cái trí biết [Phật trí] bên trong mỗi chúng ta. Cái 'người giác ngộ' tính vô-thường trong tất cả mọi thứ chính là Giáo Pháp bên trong ta.

That which is the Dhamma is the Buddha, but most people don't realise this. They see the Dhamma as something external, out there somewhere, and the Buddha as something else over here. If the mind's eye sees all conditioned things as uncertain, then all of your problems that arise out of attaching and giving undue importance to things will disappear. Whatever way you look at it, this intrinsic truth is the only thing that is really certain. When you see this, rather than clinging and attaching, the mind lets go. The cause of the problem, the attachment, disappears, resulting in the mind penetrating the truth and merging with the Dhamma. There is nothing higher or more profound to seek for other than the realisation of this truth. In that way the Dhamma is equal to the Buddha, the Buddha is equal to the Dhamma.

Cái gì là Giáo Pháp cũng chính là Phật, nhưng đa số mọi người không hiểu được điều này. Họ cứ nghĩ Giáo Pháp là thứ bên ngoài, ở đâu đó bên ngoài, còn Phật là thứ khác đang ở đây. Nếu con mắt của tâm nhìn thấy tất cả mọi thứ có điều kiện (mọi pháp hữu vi) là vô thường, thì tất cả mọi sự khổ đau do sự dính chấp gây ra đều biến mất. Dù chúng ta có suy xét theo cách nào đi nữa, lẽ thực này [tính vô thường] là điều duy nhất thực sự chắn chắn. Khi ta nhìn thấy sự thật này, tâm ta buông bỏ ngay, nó không còn vì dính chấp ràng buộc với mọi thứ khởi sinh trên đời. Nguyên nhân của khổ – đó là sự dính chấp ràng buộc – đã biến mất; hệ quả là tâm đã nhìn thấu vào sự thật và hợp nhất với Giáo Pháp. Không có điều gì cao xa, sâu sắc hơn, đáng tìm kiếm hơn sự chứng ngộ sự thật này. Theo cách đó, Giáo Pháp là như Phật, Phật như Giáo Pháp.

This teaching that all conditioned things are uncertain and subject to change is the Dhamma. The Dhamma is the essence of the Buddha; it isn't anything else. The purpose of cultivating awareness through continuous recitation of ''Buddho'', ''Buddho'' - that which knows - is to see this truth. When the mind becomes one-pointed through the recitation of ''Buddho'', this supports the development of insight into the three characteristics of impermanence (anicca), suffering (dukkha) and nonself (anattā); the clarity of awareness brings you to view things as uncertain and changeable. If you see this clearly and directly the mind lets go. So when you experience any kind of happiness, you know it's uncertain; when you experience any kind of suffering, you know it's uncertain just the same. If you go to live somewhere else, hoping it will be better than where you are already, remember that it's not a sure thing whether you will really find what you are looking for. If you think it's best to stay here, again, it's not sure. That's just the point! With insight, you see that everything is uncertain, so wherever you go to practise you don't have to suffer. When you want to stay here, you stay. When you want to go elsewhere, you go and you don't make any problems for yourself. All that doubting and vacillation about what is the right thing to do ends. It is the way of training in fixing mindfulness solely on the present moment that brings the doubts to an end.

Cái giáo lý rằng "tất cả mọi thứ có điều kiện đều là vô thường và luôn biến đổi" [Mọi pháp hữu vi đều vô thường] chính là Giáo Pháp. Giáo Pháp là cốt lõi của Phật; nó không phải là thứ gì khác. Mục đích của việc tu tập sự tỉnh-giác bằng cách niệm chữ "Buddho", "Buddho" [Đức Phật] – như các thầy đã biết – là để nhìn thấy sự thật này. Khi tâm trở thành nhất-điểm nhờ cách niệm chữ "Buddho", điều này hỗ trợ cho việc phát triển trí-tuệ nhìn thấu rõ ba đặc tính của mọi sự sống, đó là "vô thường, khổ, và vô ngã"; sự rõ-ràng (minh sát) của sự tỉnh giác đưa chúng ta đến nhìn thấy mọi thứ đều là luôn biến đổi và không chắc chắn, mọi thứ đều là giả hợp và vô thường. Nếu chúng ta tự mình nhìn thấy điều này một cách rõ rệt và trực tiếp, thì tâm sẽ buông bỏ. Vậy là, mỗi nào có trải nghiệm sướng, biết nó là không chắc chắn; mỗi khi có trải nghiệm khổ, biết nó là không chắc chắn. Ngay đây tôi nói luôn: Khi các thầy đi đến sống tu ở nơi khác, các thầy đang mong đợi nơi đó sẽ tốt hơn ở chùa này các thầy đã ở trước giờ; nhưng hãy nhớ rằng "mọi chuyện đều không chắn chắn", do vậy bây giờ các thầy chưa thể biết chắc rằng nơi đến của các thầy có tốt hơn theo mình muốn hay không. Nếu các thầy nghĩ ở lại đây là tốt nhất, điều đó cũng lại không chắc chắn. Đó chỉ là một ý kiến! Nhưng nếu có trí tuệ hiểu biết, các thầy nhìn thấy mọi thứ đều không chắc chắn, và nhờ hiểu biết như vậy nên khi đi đến đâu và gặp phải điều gì các thầy cũng không thấy bị khổ. Nếu muốn ở lại đây, các thầy cứ ở. Khi nào muốn đi nơi khác, các thầy cứ đi; nhưng nhớ đừng tạo ra sự khó khổ cho mình. Mọi sự nghi ngờ và phân tâm về 'điều gì mới là đúng' đã chấm dứt rồi; đâu có điều gì là 'luôn thực đúng hay luôn thực sai', mọi thứ đều chỉ là vô thường; đâu còn nghi ngờ gì nữa. Chính cách tu cố định sự chánh-niệm vào duy nhất thời-khắc-hiện-tại đã giúp ta chấm dứt những nghi ngờ.

So don't worry about the past or the future. The past has already ceased. Whatever occurred in the past has already taken place and is over and done with; it's finished. Whatever is going to arise in the future is also going to end in the future - let go of that too. Why get worried about it? Observe the phenomena (dhamma) arising in the present moment and notice how they are changing and unreliable. As ''Buddho'' - the knowing - matures and penetrates deeper, you gain a more profound awareness of the essential truth that all conditioned phenomena are of an impermanent nature. This is where insight deepens and allows the stability and tranquillity of samādhi to strengthen and become more refined.

Vậy chúng ta không còn lo lắng về quá khứ hay tương lai. Quá khứ đã chết rồi. Những gì xảy ra trong quá khứ đã xảy ra và đã kết thúc; nó đã xong. Những gì sẽ xảy ra trong tương lai thì sẽ kết thúc trong tương lai—buông bỏ chúng luôn. Tại sao cứ lo nghĩ tương lai? (Hiện tại chính là nhân của tương lai, sao không lo chú tâm vào hiện tại?). Quán sát mọi thứ (hiện tượng, pháp) đang khởi sinh ngay trong giây khắc hiện-tại và nhận biết cách chúng biến đổi và bản chất không đáng tin cậy của chúng. Khi cái Phật trí [Buddho] – cái người biết – được chín chắn và thâm nhập sâu hơn, người tu càng có sự tỉnh giác sâu sắc hơn và thấy biết rõ hơn về bản chất sự thật: "mọi thứ có điều kiện (hữu vi) đều thuộc bản chất vô thường". Đây là lúc trí tuệ minh sát càng thâm sâu và giúp cho sự vững chắc và tĩnh lặng của định (samādhi) càng mạnh mẽ hơn và càng được thanh lọc tinh tế hơn.

Samādhi means the mind that is firm and stable, or the mind that is calm. There are two kinds. One kind of calm comes from practising in a quiet place, where there are no sights, sounds or other sensual impingement to disturb you. The mind with such calm is still not free from the defilements (kilesa). The defilements still cover over the mind, but during the time when it is calm in samādhi they remain in abatement. It's like pond water that is temporarily clear after all the dirt and dust particles have settled on the bottom; as long as the sediment hasn't been stirred up the water remains clear, but as soon as something does disturb it, the dirt rises up and the water becomes cloudy again. You are just the same. When you hear a sound, see a form or the mind is affected by a mental state, any reaction of disliking clouds over the mind. If no aversion is stimulated you feel comfortable; but that feeling of comfort comes from the presence of attachment and defilement rather than wisdom.

Định (samādhi) có nghĩa là tâm vững chắc và ổn định, tức tâm được tĩnh lặng. Có hai loại. Một loại tĩnh lặng có được từ việc tu tập ở một nơi yên tĩnh, nơi không có hình sắc, âm thanh, hoặc những đối tượng giác quan nào tác động ta. Cái tâm được tĩnh lặng như vậy thì vẫn chưa thoát khỏi những ô nhiễm (kilesa). Những ô nhiễm vẫn còn che phủ trong tâm, nhưng tạm thời trong trạng thái định (samādhi) chúng chỉ tạm lắng lặn xuống mà thôi. Giống như một ao nước, nó chỉ tạm lắng trong khi những rác rưởi bùn dơ đang lắng xuống đáy ao; nhưng khi có gì quậy lên, những thứ bùn dơ ô nhiễm lại nổi lên làm vẫn đục cả ao nước ngay. Chúng ta cũng y hệt như ao nước. Khi chúng ta nhìn thấy một hình sắc, nghe thấy một âm thanh, hoặc tâm bị tác động bởi một trạng thái, một phản ứng không-thích (sân) nào cũng làm mờ cái tâm. Đó là thói tâm sân. Nếu tính sân không bị kích thích, ta thấy thư thái dễ chịu; nhưng cái cảm giác dễ chịu đó khởi sinh trong tình trạng các ô nhiễm và dính chấp vẫn còn có đó; sự cảm giác dễ chịu (bình an) đó không phải phát sinh từ trí tuệ. Ví dụ, ta muốn có cái máy thu thanh. Sau khi đã có được nó, ta cảm thấy vui lòng và thỏa mãn, đúng không? Vậy ta sẽ được hài lòng nếu ta mua được cái máy thu thanh. Nhưng nếu ta bị dính vào cái cảm giác hài lòng nếu có máy, thì ta sẽ bị khổ. Ta đã tạo ra nhân khổ cho mình. Ta vô tình tạo nhân khổ, nhưng ta không ý thức được như vậy. Điều này là do sự hài lòng của ta là phụ thuộc vào sự có được cái máy thu thanh, nên chừng nào ta còn chưa có được cái máy, ta sẽ khổ. Khi ta có được cái máy, ta sẽ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn. Nhưng lỡ có ai lấy trộm cái máy, ta lại rớt vào cảm giác khổ. Cứ như vậy. Có máy thì vui, không có máy thì khổ. Cứ như vậy trong một khoảng thời gian. Cũng giống như vậy, trạng thái định (samādhi) là phụ thuộc vào những điều kiện tĩnh lặng; khi các điều kiện giúp tĩnh lặng đó không còn, định cũng không còn. Định đó là không chắc chắn, nó cũng giống như niềm vui sướng khi ta có được thứ mình muốn. Khi có được cái máy thu thanh thì ta cảm thấy vui sướng. Nhưng nguyên nhân đích thực của cảm giác vui sướng đó là gì? Cảm giác vui sướng phát sinh bởi vì tham muốn của ta mới được thỏa mãn. Chỉ vậy thôi. Đó là loại hạnh phúc có điều kiện, nó được tạo tác bởi những thói tâm ô nhiễm đang kiểm soát ta. Nhưng ta không biết như vậy. Hạnh phúc đó dựa vào thứ bên ngoài, khi cái máy bị mất trộm ta lại khổ.

For example, suppose you wanted this tape recorder. As long as this desire was unfulfilled you would feel dissatisfaction. However, once you had gone out looking and found one for yourself, you would feel content and satisfied, wouldn't you? However, if you attached to the feeling of contentment that arose because you managed to get your own tape recorder, you would actually be creating the conditions for future suffering. You would be creating the conditions for future suffering, without being aware of it. This is because your sense of satisfaction would be dependent on you gaining a tape recorder, so as long as you still didn't possess one, you would experience suffering. Once you acquired a tape recorder you would feel content and satisfied. But then if, perhaps, a thief were to steal it, that sense of satisfaction would disappear with it and you would fall back into a state of suffering again.

This is the way it is. Without a tape recorder you suffer; with one you're happy, but when for some reason you lose it, you become miserable again. It goes on like this the whole time. This is what is meant by samādhi that is dependent on peaceful conditions. It's uncertain, like the happiness you experience when you get what you want. When you finally get the tape recorder you have been looking for, you feel great. But what's the true cause of that pleasant feeling? It arises because your desire has been satisfied. That's all. That's as deep as that kind of happiness can reach. It's happiness conditioned by the defilements that control your mind. You aren't even aware of this. At any time somebody could come along and steal that tape recorder causing you to fall right back into suffering again.

Định (samādhi) có nghĩa là tâm vững chắc và ổn định, tức tâm được tĩnh lặng. Có hai loại. Một loại tĩnh lặng có được từ việc tu tập ở một nơi yên tĩnh, nơi không có hình sắc, âm thanh, hoặc những đối tượng giác quan nào tác động ta. Cái tâm được tĩnh lặng như vậy thì vẫn chưa thoát khỏi những ô nhiễm (kilesa). Những ô nhiễm vẫn còn che phủ trong tâm, nhưng tạm thời trong trạng thái định (samādhi) chúng chỉ tạm lắng lặn xuống mà thôi. Giống như một ao nước, nó chỉ tạm lắng trong khi những rác rưởi bùn dơ đang lắng xuống đáy ao; nhưng khi có gì quậy lên, những thứ bùn dơ ô nhiễm lại nổi lên làm vẫn đục cả ao nước ngay. Chúng ta cũng y hệt như ao nước. Khi chúng ta nhìn thấy một hình sắc, nghe thấy một âm thanh, hoặc tâm bị tác động bởi một trạng thái, một phản ứng không-thích (sân) nào cũng làm mờ cái tâm. Đó là thói tâm sân. Nếu tính sân không bị kích thích, ta thấy thư thái dễ chịu; nhưng cái cảm giác dễ chịu đó khởi sinh trong tình trạng các ô nhiễm và dính chấp vẫn còn có đó; sự cảm giác dễ chịu (bình an) đó không phải phát sinh từ trí tuệ. Ví dụ, ta muốn có cái máy thu thanh. Sau khi đã có được nó, ta cảm thấy vui lòng và thỏa mãn, đúng không? Vậy ta sẽ được hài lòng nếu ta mua được cái máy thu thanh. Nhưng nếu ta bị dính vào cái cảm giác hài lòng nếu có máy, thì ta sẽ bị khổ. Ta đã tạo ra nhân khổ cho mình. Ta vô tình tạo nhân khổ, nhưng ta không ý thức được như vậy. Điều này là do sự hài lòng của ta là phụ thuộc vào sự có được cái máy thu thanh, nên chừng nào ta còn chưa có được cái máy, ta sẽ khổ. Khi ta có được cái máy, ta sẽ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn. Nhưng lỡ có ai lấy trộm cái máy, ta lại rớt vào cảm giác khổ. Cứ như vậy. Có máy thì vui, không có máy thì khổ. Cứ như vậy trong một khoảng thời gian. Cũng giống như vậy, trạng thái định (samādhi) là phụ thuộc vào những điều kiện tĩnh lặng; khi các điều kiện giúp tĩnh lặng đó không còn, định cũng không còn. Định đó là không chắc chắn, nó cũng giống như niềm vui sướng khi ta có được thứ mình muốn. Khi có được cái máy thu thanh thì ta cảm thấy vui sướng. Nhưng nguyên nhân đích thực của cảm giác vui sướng đó là gì? Cảm giác vui sướng phát sinh bởi vì tham muốn của ta mới được thỏa mãn. Chỉ vậy thôi. Đó là loại hạnh phúc có điều kiện, nó được tạo tác bởi những thói tâm ô nhiễm đang kiểm soát ta. Nhưng ta không biết như vậy. Hạnh phúc đó dựa vào thứ bên ngoài, khi cái máy bị mất trộm ta lại khổ.

So that kind of samādhi only provides a temporary experience of calm. You have to contemplate the nature of the calm that arises out of serenity (samatha) meditation to see the whole truth of the matter. That tape recorder you obtain, or anything else you possess is bound to deteriorate, break up and disappear in the end. You have something to lose because you gained a tape recorder. If you don't own a tape recorder you don't have one to lose. Birth and death are the same. Because there has been a birth, there has to be the experience of death. If nothing gets born, there is nothing to die. All those people who die had to be born at some time; those who don't get born don't have to die. This is the way things are. Being able to reflect in this way means that as soon as you acquire that tape recorder, you are mindful of its impermanence - that one day it will break down or get stolen, and that in the end it must inevitably fall apart and completely disintegrate. You see the truth with wisdom, and understand that the tape recorder's very nature is impermanent. Whether the tape recorder actually breaks or gets stolen, these are all just manifestations of impermanence. If you can view things in the correct way, you will be able to use the tape recorder without suffering.

Trạng thái thiền định cũng vậy, khi ở trong trạng thái định thì hạnh phúc, khi xả thiền hoặc thoát ra khỏi định thì ta quay lại thế giới khổ. Loại định đó chỉ mang lại trải nghiệm bình an tạm thời. Các thầy phải quán xét bản nhất bình an tĩnh lặng của trạng thái định (samādhi) có được từ thiền định (samatha) để thấy rõ sự thật của nó. Trạng thái định đó là có điều kiện, là hữu vi, nó có đó rồi mất đó. Cái máy thu thanh có đó, sau đó cũng cũ đi, hư hoại, hoặc mất đi. Ta có thứ để mất bởi ta đang có cái máy đó. Nếu ta không có gì thì ta không có thứ để mất. Sinh và tử cũng vậy. Bởi có sinh nên có tử. Nếu không có gì được sinh thì đâu có gì để chết. Tất cả mọi người nếu không được sinh thì không phải bị chết; nhưng đã có sinh thì có diệt. Nếu biết suy xét quán chiếu theo cách như vậy thì khi có cái máy thu thanh, ta phải chánh niệm rằng mọi thứ đều vô-thường, để đến khi nó bị mất hoặc trước sau rồi cũng bị hư, ta sẽ không bị khổ tâm. Chúng ta nhìn thấy sự thật bằng trí tuệ, và hiểu rõ bản chất vô thường của mọi thứ. Dù bị mất hay bị hư, điều đó cũng chỉ là thể hiện của lẽ vô thường. Nếu biết hiểu như vậy, khi ta dùng máy thu thanh hoặc thứ gì, ta không không bị khổ theo nó.

You can compare this with setting up some kind of business in the lay life. If at first you needed to get a loan from the bank to set up the business operations, immediately you would begin to experience stress. You would suffer because you wanted somebody else's money. Looking for money is both difficult and tiring, and as long as you were unsuccessful in trying to raise some, it would cause you suffering. Of course, the day you successfully managed to get a loan from the bank you would feel over the moon, but that elation wouldn't last more than a few hours, because in no time at all the interest payments on the loan would start to eat up all your profits. You wouldn't have to do so much as raise one finger and already your money would be draining away to the bank in interest payments. Can you believe it! You would be sitting there suffering again. Can you see this? Why is it like this? When you didn't have any money you would suffer; when you finally receive some you think your problems are over, but before long the interest payments would start eating away at your funds, just leading you to more suffering. This is the way it is.

Cũng giống như ta muốn có tiền để làm ăn, nhưng vay mượn không ai cho nên ta khổ. Ta đi vay ngân hàng họ cũng không cho, ta thất vọng và khổ. Chừng nào còn chưa có tiền, ta còn khổ, khổ vì muốn có tiền và muốn làm ăn. Nhưng sau đó ngân hành lại cho vay tiền, ta vui sướng như bay trên mây, mang tiền về nhà và ngồi lắc lư trên ghế thưởng thức cái cảm giác hạnh phúc. Nhưng cảm giác vui sướng đó chỉ được vài giờ, ta bắt đầu thấy lo bởi ngân hàng đã tính tiền lời từ bữa nay. Làm ăn chưa thấy mà đã thấy bắt đầu phải trả tiền lời cho ngân hàng. Đúng không! Ta ngồi đó và bắt đầu thấy khổ. Thấy không? – Đó là tại sao? Khi không có tiền, ta thấy khổ; ngay sau khi có tiền ta lại thấy khổ, nghĩ tới việc phải làm ăn ra sao để có lời để trả nợ ngân hàng là ta khổ; khổ và khổ cho đến tận cái ngày ta trả được hết tiền cho ngân hàng. Thực đúng là "sướng luôn đi kèm với khổ. Sướng cũng chính là khổ".

The Buddha taught that the way to practise with this is to observe the present moment, and develop insight into the transient nature of the body and mind; to see the truth of the Dhamma - that conditioned things simply arise and pass away, and nothing more. It's the nature of the body and mind to be that way, so don't attach or cling firmly on to them. If you have insight into this, it gives rise to peace as the result. This is peace that comes from letting go of defilements; it arises in conjunction with the arising of wisdom.

Đức Phật dạy cách tu tập là quan sát giây-phút hiện- tại, và phát triển trí tuệ nhìn thấy bản chất vô-thường của thân và tâm. (Không cần quan sát những thứ khác); chỉ nhìn vào thân tâm để nhìn thấy sự thật của Giáo Pháp: rằng tất cả mọi thứ chỉ khởi sinh và biến diệt, chẳng là gì hơn. Bản chất của thân và tâm là như vậy, vậy nên đừng dính chấp ràng buộc theo chúng làm gì. Nếu có trí tuệ nhìn thấy điều đó thì sẽ phát sinh sự bình-an. (Nhìn thấy sự thật là nhân; sự bình an là quả. Bình an là kết quả cứ sự nhìn thấy sự thật). Đây là sự bình-an có được từ sự trừ bỏ mọi ô nhiễm dính chấp trong tâm; sự bình-an đó khởi sinh theo sự khởi sinh trí tuệ; đó là sự bình-an có được từ trí tuệ minh sát.

What causes wisdom to arise? It comes from contemplating the three characteristics of impermanence, suffering and nonself, which brings you insight into the truth of the way things are. You have to see the truth clearly and unmistakably in your own mind. That is only way to really gain wisdom. There has to be continuous clear insight. You see for yourself that all mental objects and moods (ārammana) that arise into consciousness pass away and after that cessation there is more arising. After more arising there is further cessation. If you still have attachment and clinging suffering must arise from moment to moment, but if you are letting go, you won't create any suffering. Once the mind is clearly seeing the impermanence of phenomena, this is what is meant by sakkhibhūto - the internal witness. The mind is so firmly absorbed in its contemplation that the insight is self-sustaining. So in the end, you can only accept as partial truths all the teachings and wisdom that you receive from others.

Nhưng, cái gì làm khởi sinh trí tuệ? Như vầy: trí tuệ có được từ việc quán xét ba đặc tính của sự sống [vô thường, khổ, và vô ngã]; sự quán xét đó mang lại trí tuệ minh sát để nhìn thấy sự thật đường lối diễn ra của tất cả mọi thứ. Các thầy phải nhìn thấy sự-thật đó một cách rõ ràng, một cách không lầm lẫn, ngay trong tâm mình. Đó là cách duy nhất để thực sự có được trí tuệ. Đó phải là trí tuệ minh sát liên-tục. Các thầy tự mình nhìn thấy tất cả mọi đối tượng của tâm và trạng thái tâm (ārammana) khởi sinh vào trong tâm thức và biến mất; chúng cứ tiếp tục khởi sinh và biến mất... Nếu còn dính chấp thì khổ sẽ khởi sinh trong từng giây khắc, nhưng nếu biết buông bỏ thì ta không tạo ra khổ nữa. Khi tâm đã nhìn thấy rõ ràng tính vô thường của mọi thứ và mọi hiện tượng, điều đó được gọi là đã có được cái 'nhân chứng bên trong' – đó là sakkhibhūto. Tâm được hút sâu trong sự quán xét miên mật của nó nên trí tuệ minh sát tự nó được duy trì.

Nói đi nói lại, chúng ta chỉ nên tin một phần về những lời nói, lời dạy, và các trí tuệ mà ta nhận nghe được từ người khác.

On one occasion the Buddha gave a discourse to a group of monks, and afterwards asked Venerable Sāriputta, who had been listening:

''Sāriputta, do you believe what I have been teaching you?''

''I still don't believe it, Bhante,'' Sāriputta replied. The Buddha was pleased with this response and continued,

''That is good Sāriputta. You shouldn't believe any teaching people give you too easily. A sage must contemplate thoroughly everything he hears before accepting it fully. You should take this teaching away with you and contemplate it first.''

Even though he had received a teaching from the Buddha himself, Venerable Sāriputta didn't immediately believe every single word of it. He was heedful of the right way to train his mind, and took the teaching away with him to investigate it further. He would only accept the teaching if, after reflecting upon the Buddha's explanation of the truth, he found that it stimulated the arising of wisdom in his own mind and this insight made his mind peaceful and unified with the Dhamma (Truth). The understanding that arose must lead to the Dhamma becoming fixed within his own mind. It had to be in accordance with the truth of the way things are. The Buddha taught his disciples to accept a point of Dhamma only if, beyond all doubt, they found it to be in line with the way things are in reality - as seen both from one's own and other people's experience and understanding.

Một lần Phật đang giảng pháp cho tăng đoàn, Phật quay qua hỏi ngài Xá-lợi-phất có tin những gì Phật mới nói hay không. Ngài Xá-lợi-phất trả lời: "Con vẫn chưa tin, thưa Thế Tôn". Phật khen ngợi câu trả lời đó, và Phật nói:

"Lành thay, này Xá-lợi-phất. Thầy không dễ dàng tin những gì người khác nói với mình. Một người tu hành phải biết suy xét thấu suốt về mỗi điều mình nghe được trước khi chấp nhận nó. Thầy nên nhận giáo lý này về và suy xét nó trước." Ngay cả khi ngài nhận được lời dạy của chính Đức Phật nhưng ngài vẫn không tin ngay. Ngài đã biết chú tâm và biết cách đúng đắn để tu tập cái tâm, và biết nhận lấy những giáo lý đó về để tự mình điều tra suy xét, trước khi tự mình chấp nhận nó. Ngài chỉ chấp nhận lời dạy của Phật là đúng sau khi suy xét nó và thấy nó có tác dụng làm khởi sinh trí tuệ trong tâm mình, và trí tuệ đó làm cho tâm bình-an và hợp-nhất với Giáo Pháp [Sự Thật]. Sự hiểu biết đã khởi sinh sẽ giúp Giáo Pháp trở thành cố định bên trong tâm. Sự hiểu-biết là đúng là hợp lẽ với sự thật đường lối sinh diệt của tất cả mọi thứ. Phật dạy các đệ tử chỉ nên công nhận một điểm nào đó của Giáo Pháp sau khi mình đã tự mình nhìn thấy được nó là đúng là hợp lẽ đường lối tự nhiên của mọi thứ trong thực tại – nhìn thấy nó là đúng là hợp lẽ dựa vào trải nghiệm và sự hiểu biết mình và của người.

In the end, the important thing is to simply investigate the truth. You don't have to look very far away, just observe what's happening in the present moment. Watch what is happening in your own mind. Let go of the past. Let go of the future. Just be mindful of the present moment, and wisdom will arise from investigating and seeing clearly the characteristics of impermanence, suffering and nonself. If you are walking see that it's impermanent, if sitting see that it's impermanent, if lying down see that it's impermanent - whatever you are doing, these characteristics will be manifesting the whole time, because this is the way things are. That which is permanent is this truth of the way things are. That never changes. If you cultivate insight to the point where the way you view things is completely and unwaveringly in line with this truth, you will be at ease with the world.

Rốt cuộc, việc tu quan trọng chỉ đơn giản là điều tra quán xét về sự thật. Các thầy không cần phải nhìn xa trông rộng quá đâu, chỉ cần quán sát cái đang xảy ra ngay trong khoảng khắc hiện tại. Quan sát cái đang xảy ra ngay trong tâm này. Dẹp bỏ quá khứ. Dẹp bỏ tương lai. Chỉ cần chú tâm chánh niệm vào giây phút hiện tại, và trí tuệ sẽ khởi sinh từ việc điều tra và nhìn thấy rõ ràng những đặc tính của vô thường, khổ, và vô ngã. Khi đang đi ta thấy nó vô thường; khi đang ngồi ta thấy nó vô thường; khi đang đứng ta thấy nó vô thường; khi đang nằm ta thấy nó vô thường – khi đang làm bất cứ điều gì, những đặc tính đó luôn luôn thể hiện, bởi đó là đường lối và bản chất tự nhiên của mọi thứ. Điều đó không bao giờ thay đổi. (Đó là lẽ tự nhiên). Nếu các thầy tu tập trí tuệ đến lúc cách-nhìn của mình về mọi thứ mọi sự đã là hoàn toàn và nhất quán đúng theo lẽ thật tự nhiên của chúng, thì lúc đó các thầy được thư thái tự tại với thế giới.

Will it really be that peaceful going to live alone up in the mountains somewhere? It's only a temporary kind of peace. Once you start to feel hungry on a regular basis and the body lacks the nourishment that it's used to, you'll become weary of the whole experience again. The body will be crying out for its vitamins, but the hill-tribe people who provide your alms-food don't know much about the level of vitamins needed for a balanced diet. In the end you'll probably come back down and return here to the monastery. If you stay in Bangkok you'll probably complain that the people offer too much food and that it's just a burden and lots of hassle, so perhaps you will decide it is better to go and live way out in seclusion in the forest somewhere. In truth, you must be pretty foolish if you find living on your own causes you suffering. If you find living in a community with lots of people is a lot of suffering, you are equally foolish. It's like chicken shit. If you are walking on your own somewhere carrying chicken shit, it stinks. If there is a whole group of people walking around carrying chicken shit, it stinks just the same. It can become habitual to keep lugging around that which is rotten and putrid. This is because you still have wrong view, but for someone with right view, although they might be quite correct to think that living in a large community isn't very peaceful, they would still be able to gain much wisdom from the experience.

Có thiệt phải lánh trần hoặc lên núi ở tu một mình thì mới được bình an? Không, đó chỉ là sự bình an tạm thời. Đến khi đói bụng, cơ thể cần dưỡng chất như nó vẫn thường cần phải có, ta sẽ thấy chán nản với loại bình an kiểu đó. Thân bắt đầu kêu la vì thiếu dưỡng chất [vitamin], những người tộc thiểu số trên rừng cũng dường cơm, họ đâu biết gì về dinh dưỡng trong miếng cơm họ cúng dường cho tu sĩ trên núi. Rồi chịu không nỗi, ta lại xuống núi trở lại chùa để được có mấy thứ thức ăn và tiện nghi tối thiểu để nuôi thân mà tu hành. Nhưng nếu các thầy đến sống tu ở Băng-cốc thì thức ăn luôn luôn dư giả, có lẽ các thầy lại phàn nàn sao các Phật tử cúng nhiều thức ăn quá; Nhưng lại phàn nàn sao ở thủ đô ồn ào náo nhiệt quá, cho nên các thầy lại muốn lánh xa thành phố lên rừng vô núi sống ẩn dật trở lại. Chuyện thiệt là như vậy. Ta cứ luôn tháy mình ngu ngốc khi bỏ lên núi vô rừng tu một mình; thấy quá khổ-thân nên bỏ rừng, xuống núi. Sau đó lại thấy mình ngu ngốc khi quay lại sống tu với tăng đoàn đông đúc hoặc ở nơi thành thị đông người; thấy có quá nhiều phức tạp và khổ tâm. Tu ẩn dật thiếu thốn đủ thứ cũng thấy mình ngu, thấy khổ thân; tu với chỗ đông người với nhiều tiếp xúc va chạm phức tạp cũng thấy mình ngu, thấy rối tâm. Mọi người đều như vậy; chúng ta cứ giống người đang mang theo cứt gà trong người, đi đâu nó cũng hôi thúi, đi đâu cũng thấy khó chịu. Cứt gà giống như cách nhìn sai-lầm hay tà kiến, đi đâu ta cũng mang theo nó thì ở đâu mà chẳng gặp khó khổ. Còn người có cách nhìn chánh-kiến, cho dù họ sống tu với tăng đoàn hoặc chỗ đông người với nhiều tiếp xúc va chạm phức tạp, họ vẫn tu được và vẫn phát huy trí tuệ từ đó.

For myself, teaching large numbers of both monks, nuns and lay people has been a great source of wisdom for me. In the past I had fewer monks living with me, but then as more lay people came to visit me and the resident community of monks and nuns grew in size, I was exposed to much more because everybody has different thoughts, views and experiences. My patience, endurance and tolerance matured and strengthened as it was stretched to its very limits. When you keep reflecting, all such experience can be of benefit to you, but if you don't understand the truth of the way things are, at first you might think that living alone is best and then after a while you might get bored with it, so then you might think that living in a large community is better. Or perhaps you might feel that being in a place where there is only a little food offered is the ideal. You might decide that a plentiful supply of food is actually the best and that little food is no good at all, or you might change again and conclude that too much food is a bad thing. In the end, most people just remain forever caught up in views and opinions, because they don't have enough wisdom to decide for themselves.

Đối với tôi, việc chỉ dạy cho số đông tăng sĩ và Phật tử tại gia cũng là một nguồn trí tuệ đối với tôi. Thời trước tôi chỉ có số ít tăng sống tu với tôi, nhưng giờ thì quá nhiều Phật tử tại gia đến gặp để học tu, và số lượng tăng sĩ ở đây cũng gia tăng rất nhiều, tôi càng phơi tâm mình ra nhiều, bởi tôi phải gặp quá nhiều người với rất nhiều ý nghĩ, quan điểm, và kinh nghiệm khác nhau. Nhưng nhờ đó sự kiên nhẫn, nhẫn nhục, và chịu khó của tôi càng chín chắn hơn và vững mạnh hơn, bởi các cuộc gặp gỡ nhiều đến mức gần như đã chiếm hết công suất của tôi. Khi quán xét lại điều đó, tất cả những kinh nghiệm như vậy có thể tạo ra ích lợi và trí tuệ cho ta; nhưng nếu ta không hiểu biết sự thật đúng theo đường lối của mọi thứ, ta sẽ bị lầm lạc và dính mắc đủ thứ. Trước tiên ta hay nghĩ sống tu ẩn dật một mình là tốt nhất; nhưng rồi thấy buồn tủi và buồn chán với cách sống đó. Ta lại nghĩ ta nên sống tu cùng với Tăng đoàn thì sẽ tốt hơn nhiều. Sống tu ở một vùng quê mùa lạc hậu hiếm có thức ăn tiện nghi, ta nghĩ sống đời tu tri túc như vậy là tốt nhất. Rồi chẳng bao lâu, ta lại thấy sống tu ở chỗ có nhiều thức ăn và tiện nghi thì sẽ tốt hơn, ít khổ thân hơn. Rồi sau đó lại thấy chán nhán, lại cho rằng sống tu ở nơi có nhiều thức ăn và tiện nghi quá thì cũng không tốt, thấy rối tâm. Rốt cuộc là gì?, rốt cuộc mấy ông thầy tu không lo tu mà suốt ngày suốt đời cứ dính mắc vào những quan điểm và ý kiến này nọ, bởi mấy người đó không có đủ trí không để tự quyết định cho mình điều gì là đúng đắn và phù hợp.

So try to see the uncertainty of things. If you are in a large community, it's uncertain. If you are living with just a small group, it's also not a sure thing. Don't attach or cling to views about the way things are. Put effort into being mindful of the present moment; investigate the body, penetrating deeper and deeper inside. The Buddha taught monks and nuns to find a place to live and train where you are at ease: where the food is suitable, the company of fellow practitioners (kalyānamitta) is suitable and the lodgings are comfortable. But actually finding a place where all these things are just right and suited to your needs is difficult, so at the same time, he also taught that wherever you go to live you might have to encounter discomfort and put up with things that you don't like. For instance, how comfortable is this monastery? If the lay people made it really comfortable for you, what would it be like? Every day they would be at your service to bring you hot and cold drinks as you wished and all the sweets and treats that you could eat. They would be polite and praise you, saying all the right things. That's what having good lay support is like isn't it? Some monks and nuns like it that way: ''The lay supporters here are really great, it's really comfortable and convenient.'' In no time at all the whole training in mindfulness and insight just dies. That's how it happens.

Vậy sao không lấy ngay điều đó để tu. Sao không lấy ngay cái sự không-chắc-chắn đó để quán xét và tu. Sống tu ở đâu cũng vậy thôi, tất cả đều không phải là 'thực đúng hay thực sai'—tất cả đều không chắn chắn. Sống tu với Tăng đoàn nhiều người là tốt ư—điều đó là không chắc chắc. Sống tu với tăng đoàn ít người là tốt hơn ư—điều đó không chắc chắn. Sống tu một mình ở nơi ẩn dật là tốt nhất ư—điều đó cũng không chắc chắn. Đừng có dính mắc vào những quan điểm cho rằng cách này là tốt, cách kia là tốt hơn. Đừng có luận có kết điều gì là chắc chắc hết. Chỉ cần tu một việc: đó là chỉ cần chú tâm chánh-niệm vào giây-phút hiện-tại; chỉ cần điều tra quán xét thân này, soi chiếu và hiểu biết sâu hơn và sâu hơn về nó. Phật dạy các Tăng hoặc các Ni nên tìm một nơi thích hợp để sống và tu; nơi nào mà họ thấy dễ chịu: nơi (i) có thức ăn thích hợp, (ii) có những bạn tu (kalyānamitta) thích hợp, và (iii) có chỗ ở thích hợp thoải mái. Nhưng để tìm ra một nơi có đầy đủ ba điều kiện đó thì quá khó. Cho nên Phật cũng đồng thời dạy rằng, khi ta đi đến sống tu ở đâu, có thể ta sẽ gặp phải những khó khăn và va chạm, gặp phải những thứ mình không thích hoặc không thích hợp với mình. Ví dụ, chùa này có thoải mái không? Nếu các Phật tử tại gia trang bị nhiều tiện nghi cho chùa, nó sẽ ra sao? Như ngày nào họ cũng mang đến đầy đủ hai nước uống nóng ấm và nước uống mát lạnh như các thầy muốn và những thứ thức ăn ngon các thầy có thể ăn. Như các Phật tử luôn luôn lễ phép và khen ngợi quý thầy, họ nói những lời các thầy nghe thấy đúng đắn. Nếu như được tất cả như vậy thì sẽ ra sao? Một số tăng sĩ cho rằng, mọi sự giúp đỡ của Phật tử tại gia ở đây thiệt là tốt, ở đây thực sự tiện nghi và thoải mái. Lúc đó thì sao? Chắc lúc đó mọi sự tu tập, tu chánh niệm, tu trí tuệ đều bị chết ngắt, bởi lúc đó đâu ai còn lo tu nữa, họ chỉ lo thụ hưởng chùa cốc đẹp đẽ, cơm nước ngon lành. Nó sẽ vậy đó. (Ở nơi chùa to, chùa đẹp, chùa giàu, chùa tổ, chùa trung tâm đô thị, chùa nỗi tiếng...có đầy đủ tiện nghi và thức ăn, chưa chắc họ thực sự tu tập gì đâu).

What is really comfortable and suitable for meditation can mean different things to different people, but once you know how to make your own mind content with what you have, then wherever you go you will feel at ease. If you have to stay somewhere that would perhaps not be your first choice, you still know how to remain content while you train there. If it's time to go elsewhere then you are content to go. You don't have any worries about these external things. If you don't know very much, things can be difficult; if you know too much it can also bring you a lot of suffering - everything can be a source of discomfort and suffering. As long as you don't have any insight you will constantly be caught into moods of satisfaction and dissatisfaction stimulated by the conditions around you and potentially every little thing can cause you to suffer. Wherever you go, the meaning of the Buddha's teaching remains correct, but it is the Dhamma in your own mind that is still not correct. Where will you go to find the right conditions for practice? Maybe such and such a monk has got it right and is really practising hard with the meditation - as soon as the meal is finished he hurries away to meditate. All he does is practise developing his samādhi. He's really dedicated and serious about it. Or maybe he isn't so dedicated, because you can't really know. If you really practise wholeheartedly for yourself, you are certain to reach peace of mind. If others are really dedicated and genuinely training themselves, why are they not yet peaceful? This is the truth of the matter. In the end, if they aren't peaceful, it shows that they can't be really that serious about the practice after all.

Điều kiện thực sự thích hợp và thoải mái cho việc tu thiền có thể khác nhau đối với mỗi người, nhưng một khi các thầy biết làm cho tâm hài lòng với những gì mình có, thì dù sống tu ở đâu các thầy cũng thấy thoải mái để tu! Khi các thầy có đến sống tu ở một nơi không phải là chỗ mình thích nhất, các thầy cũng nên biết cách giữ tâm hài-lòng khi sống tu ở đó. Khi nào đến lúc đi chỗ khác, ta sẽ vui lòng đi. Khi ở thì ta vui lòng ở. Ta không phàn nàn, không lãng tâm tu tập bởi do những thứ bên ngoài. Nếu không biết gì, mọi thứ có thể khó khăn; nếu biết quá nhiều, mọi thứ có thể cũng tạo ra khổ — tất cả mọi thứ đều có thể là nguồn gốc gây ra sự khó chịu và khổ. Khi nào ta chưa trí tuệ hiểu biết, ta cứ luôn bị dính theo những trạng thái vui, buồn, hài lòng, bất mãn...do những điều kiện xung quanh tác động, và nếu vậy thì chuyện nhỏ nhặt nào cũng có thể gây ra khổ cho ta. Dù có đến tu ở đâu, ý nghĩa giáo lý của Phật vẫn đúng đắn, nhưng cái Giáo Pháp trong tâm ta vẫn còn chưa được đúng. Nếu cứ tìm chỗ có đầy đủ điều kiện tiện nghi để tu thì tìm ở đâu ra?. Có nhiều thầy hiểu biết rõ cái lẽ bất toại nguyện, và biết hài lòngm, và biết thực sự tu tập siêng năng—sau khi ăn cơm một chút các thầy đó liền thực tập đi-thiền. Các thầy đó chỉ lo tập trung để tu thiền đạt định (samādhi). Các thầy ấy biết dồn tâm dồn sức để tu. Hoặc có thể các thầy đó không tu thiệt trong tâm, chúng ta cũng đâu biết được. Nếu ai chịu tu thiệt, tu nhiệt thành, người đó sẽ chắc chắn đạt đến sự bình-an của tâm. Nếu ai chưa tu thiệt, chưa thực sự thành tâm tu tập, đừng hỏi tại sao họ vẫn chưa được bình an? Sự thật của vấn đề nằm ở chỗ đó. Rốt cuộc, nếu ai không được bình an, điều đó cho thấy rằng họ đã chưa thực sự tu tập một cách nghiêm túc và thành tâm.

When reflecting on the training in samādhi, it's important to understand that virtue (sīla), concentration (samādhi) and wisdom (paññā) are each essential roots that support the whole. They are mutually supporting, each having its own indispensable role to play. Each provides a necessary tool to be used in developing meditation, but it's up to each individual to discover skilful ways to make use of them. Someone with a lot of wisdom can gain insight easily; someone with little wisdom gains insight with difficulty; someone without any wisdom won't gain any insight. Two different people might be following the same way of cultivating the mind, but whether they actually gain insight into the Dhamma will depend on the amount of wisdom each has. If you go to observe and train with different teachers you must use wisdom to put what you see in perspective. How does this Ajahn do it? What's that Ajahn's style like? You watch them closely but that's as far as it goes. It's all just watching and judging on the external level. It's just looking at their behaviour and way of doing things on the surface. If you simply observe things on this level you will never stop doubting. Why does that teacher do it this way? Why does this teacher do it another way? In that monastery the teacher gives lots of talks, why does the teacher in this monastery give so few talks? In that other monastery the teacher doesn't even give any talks at all! It's just crazy when the mind proliferates endlessly, comparing and speculating about all the different teachers. In the end you simply wind yourself up into a mess. You must turn your attention inward and cultivate for yourself. The correct thing to do is focus internally on your own training, as this is how right practice (sammā patipadā) develops. You simply observe different teachers and learn from their example, but then you have to do it yourself. If you contemplate at this more subtle level, all that doubting will stop.

Khi xét về việc tu định (samādhi), điều quan trọng phải hiểu được rằng giới, định, tuệ mỗi thứ là cái gốc căn bản để hỗ trợ cho tổng-cuộc tu tập. Chúng hỗ trợ lẫn nhau và không thể thiếu cái nào. Mỗi thứ là một công cụ cần thiết dùng để phát triển thiền tập, nhưng tùy ở mỗi người tu biết khéo léo ứng dụng chúng ra sao. Một số người căn-trí có thể nhanh đạt đến trí tuệ; một số người ít-căn-trí thì chậm đạt đến trí tuệ hơn; còn người không có chút căn trí nào thì không đạt đến trí tuệ nào hết. Cả hai có thể cùng tu tập đúng bài, đúng cách, đúng mức độ như nhau, nhưng để lâu mau đạt đến trí tuệ là tùy vào mức độ căn-trí của mỗi người. Nếu có ai trong các thầy đã theo tu với những sư phụ khác nhau, các thầy phải biết dùng trí khôn để đưa những gì mình đã nhìn thấy vào tầm nhìn của mình. Cách của sư phụ này ra sao? Cách của sư phụ khác là sao? Các thầy quan sát họ một cách sâu sát, nhưng đó chỉ là sự quan sát và phán đoán bề ngoài. Đó chỉ là nhìn thấy những hành vi và cách làm bề ngoài của họ mà thôi. Nếu chỉ biết đứng nhìn và quan sát bề ngoài như vậy, thì ta sẽ không bao giờ hết nghi ngờ. Tại sao ông sư phụ làm như vậy? Tại sao sư ông làm như kia? Ở chùa này sư phụ nói dạy nhiều, sao ở chùa kia mấy sư phụ họ lại ít khi nói hay dạy gì nhiều? Có chùa thì vị sư ở đó chẳng bao giờ nói hay dạy điều gì hết! Tâm cứ liên tục phóng đoán, so sánh và nghi vấn về mấy ông sư, ông thầy. Cuối cùng tâm trở thành một đống rối beng. Vậy là coi như hư đường hư bột. Do vậy, các thầy cần phải biết hướng sự chú-tâm của mình vào bên-trong mình và tự mình tu tập cho mình. Cách đúng đắn là hướng vào bên-trong chính mình để tu tập, bởi đó mới là cách tu tập đúng đắn (sammā patipadā). Ai cũng có thể để ý, quan sát, và học hỏi theo gương của các vị sự thầy, nhưng khi tu là mình phải tự tu cho chính mình. Nếu biết quay lại vào bên-trong để tu và biết suy xét cái vấn đề tinh-tế ngay chỗ này, thì các thầy mới hết nghi ngờ.

There was one senior monk who didn't spend a lot of time thinking and reflecting about things. He didn't give much importance to thoughts about the past or the future, because he wouldn't let his attention move away from the mind itself. He watched intently what was arising into his awareness in the present moment. Observing the mind's changing behaviour and different reactions as it experienced things, he wouldn't attach importance to any of it, repeating the teaching to himself: ''Its uncertain.'' ''Its not a sure thing.'' If you can teach yourself to see impermanence in this way, it won't be long before you gain insight into the Dhamma.

Xưa có một vị sư già không bao giờ bỏ thời gian ra để suy xét bất cứ điều gì hết. Thầy đó chẳng hề quan trọng những ý nghĩ về quá khứ và tương lai, bởi thầy ấy chẳng bao giờ để sự chú-tâm rời khỏi tâm mình. Thầy ấy chỉ chú tâm quan sát những gì đang khởi sinh vào trong sự tỉnh giác của mình ngay trong thời khắc hiện-tại. Chỉ cần quán sát những hành vi biến đổi và phản ứng khác nhau của tâm ngay khi nó đang trải nghiệm mọi thứ, chỉ cần quan sát chứ không quan trọng những biến đổi và phản ứng đó là 'cái gì', chỉ cần luôn tự nhắc mình: "Đó là không chắc chắn", "Đó là thứ không chắc". Nếu các thầy có thể dạy bản thân mình nhìn thấy sự vô-thường theo cách như vậy, chẳng bao lâu các thầy sẽ đạt đến trí tuệ minh sát nhìn thấy Giáo Pháp.

In fact, you don't have to run after the proliferating mind. Really, it just moves around its own enclosed circuit; it spins around in circles. This is the way your mind works. It's samsāra vatta - the endless cycle of birth and death. This completely encircles the mind. If you tried pursuing the mind as it spins around would you be able to catch it? It moves so fast, would you even be able to keep up with it? Try chasing after it and see what happens... What you need to do is stand still at one point, and let the mind spin around the circuit by itself. Imagine the mind was a mechanical doll, which was able to run around. If it began running faster and faster until it was running at full speed, you wouldn't be able to run fast enough to keep up with it. But actually, you wouldn't need to run anywhere. You could just stand still in one place and let the doll do the running. If you were to stand still in the middle of the circuit, without chasing after it, you would be able to see the doll every time it ran past you and completed a lap. In fact, if you did try running after it, the more you tried to chase after and catch it, the more it would be able to elude you.

Về thực hành, các thầy không nên chạy theo cái tâm chạy nhảy, phóng túng liên tục. Đúng vậy, tâm nó cứ chạy lòng vòng xung quanh cái vòng lẩn quẩn bất tận của nó; nó xoay tít lòng vòng như con dụ. Đó là cách cái tâm hoạt động. Đó là cái vòng luân hồi sinh tử bất tận (samsāra vatta). Vòng sinh tử bao trùm quanh cái tâm. Nếu chúng ta cố chạy theo cái tâm trong khi nó cứ xoay tít như con dụ xung quanh cái vòng lẩn quẩn sinh diệt đó, thì làm sao chúng ta bắt kịp nó được? Nó xoay tít rất rất rất nhanh, làm sao ta có thể chạy theo kịp với nó? (Điều đó chẳng khác nào chạy theo bắt một chiếc lá nhỏ xíu đang bị cuốn tít trong cơn gió bão). Không tin thì cứ thử tiếp tục chạy theo nó và coi điều gì xảy ra... Điều chúng ta cần làm là đứng yên một chỗ, và để cho cái tâm tự xoay vòng xoay tít theo ý nó. Tưởng tượng cái tâm như một con búp bê máy, nó xoay quanh và chạy chạy xung quanh. Khi nó chạy xeo xeo hết tốc độ xung quanh ta, ta không thể nào bắt kịp theo nó. Nhưng thực ra ta không cần chạy đâu theo nó hết. Ta chỉ cần đứng yên một chỗ, cứ để cho con búp bê máy đó chạy lòng vòng, kệ nó. Ta chỉ cần đứng yên một chỗ, con búp bê chạy hết một vòng thì nó tự quay lại, và ta lại thấy nó chứ đâu cần phải chạy theo nó. Thực ra, nếu ta cố chạy theo nó để bắt kịp nó, càng cố chạy theo nó càng tuột mất khỏi ta. (Giống như người đang ngồi coi vòng đua xe siêu tốc vậy. Họ đâu cần phải chạy theo xe với tốc độ 200km/giờ, nếu có làm vậy thì cũng đâu bắt kịp nó. Họ chỉ cần ngồi một chỗ trên khán đài, họ vẫn có thể quan sát và nhìn thấy các xe chạy qua sau mỗi vòng).

As far as going on thudong is concerned, I both encourage it and discourage it at the same time. If the practitioner already has some wisdom in the way of training, there should be no problem. However, there was one monk I knew who didn't see it as necessary to go on thudong into the forest; he didn't see thudong as a matter of travelling anywhere. Having thought about it, he decided to stay and train in the monastery, vowing to undertake three of the dhutanga practices and to keep them strictly, without going anywhere. He felt it wasn't necessary to make himself tired walking long distances with the heavy weight of his monk's almsbowl, robes and other requisites slung over his shoulder. His way was quite a valid one too; but if you really had a strong desire to go out wandering about the forests and hills on thudong, you wouldn't find his style very satisfying. In the end, if you have clear insight into the truth of things, you only need to hear one word of the teaching and that will bring you deep and penetrating insight.

Khi nói về cách tu du hành đầu-đà [tiếng Thái là thudong], tôi luôn khuyến khích và đồng thời cũng không khuyến khích. Nếu người tu đã có ít nhiều trí tuệ về cách tu tập này thì sẽ không mấy khó khăn. Người chưa có trí khôn hiểu biết về sự tu tập thì tu ở đâu và tu cách gì cũng gặp khó khăn. Ví dụ trước đây có một Tỳ kheo cho rằng việc đi tu du hành [thudong] ở trong rừng là không cần thiết; vị ấy nghĩ vấn đề tu không phải nằm ở chỗ đi đây đi đó, mà là ở chỗ "biết cách tu". Sau khi nghĩ như vậy, vị Tỳ kheo đó ở lại chùa và tu tại chỗ, tâm nguyện lấy 3 trong 13 hạnh đầu-đà (dhutanga) và tự tu giữ theo đó một cách nghiêm túc—không cần đi đâu hết. Vị đó nghĩ rằng không cần thiết phải hành thân khổ sở với sự du hành đường xa, mang theo hành trang và bình bát nặng nề trên vai. Cách này cũng là một cách tu được; nhưng nếu các thầy thực sự muốn đi du hành đây đó kiểu thudong, thì các thầy sẽ khó chấp nhận theo cách tu tại chỗ của vị Tỳ kheo nói trên. Rốt cuộc, nếu chúng ta có trí tuệ hiểu biết về "sự tu tập đích thực là gì" thì cách tu nào cũng làm được. Rốt cuộc, nếu các thầy có trí tuệ minh sát rõ ràng để nhìn thấy sự thật của mọi thứ, thì các thầy chỉ cần nghe một chữ gì đó của giáo lý thì nó cũng có thể mang lại trí tuệ thâm nhập sâu sắc.

Another example I could mention is that young novice I once encountered who wanted to practise living in a cemetery completely alone. As he was still more or less a child, hardly into his teens, I was quite concerned for his well-being, and kept an eye on him to see how he was doing. In the morning he would go on alms round in the village, and afterwards bring his food back to the cremation ground where he would eat his meal alone, surrounded by the pits where the corpses of those who hadn't been burned were buried. Every night he would sleep quite alone next to the remains of the dead. After I had been staying nearby for about a week I went along to check and see how he was. On the outside he seemed at ease with himself, so I asked him:

''So you're not afraid staying here then?''

''No I'm not afraid,'' he replied.

''How come you're not frightened?''

''It seems to me unlikely that there's anything much to be afraid of.'' All it needed was this one simple reflection for the mind to stop proliferating. That novice didn't need to think about all sorts of different things that would merely complicate the matter. He was ''cured''straight away. His fear vanished. You should try meditating in this way.

Một ví dụ khác, tôi đã từng gặp một chú sa-di trẻ muốn sống tu một mình trong nghĩa địa. Có thể nói chú ấy còn trẻ như một vị thành niên, nên tôi rất lo lắng về tình trạng của chú ấy, nên tôi đã để mắt đến chú ấy một chút. Buổi sáng sau khi đi khất thực, chú ấy mang thức ăn đến nghĩa địa nơi người ta mang xác đến để chờ thiêu, và ngồi đó ăn một mình, xung quanh những xác chết đang chờ được thiêu hoặc chôn. Đêm đêm chú ấy ngủ một mình bên những xác chết. Sau khi ở gần chú ấy hơn một tuần, tôi hỏi chú ấy tại sao chú không thấy sợ khi ở nghĩa địa một mình. Chú ấy trả lời: "Không, con không sợ. Dường như đối với con không có thứ gì phải sợ hết". Tất cả việc phải làm chỉ cần quán chiếu [thiền quán], để cái tâm không còn chỗ phóng tâm này nọ. Chú sa-di đó không cần phải nghĩ suy gì về mọi thứ này nọ vốn chỉ làm phúc tạp cái tâm. Chú ấy đã được "trị liệu" thẳng luôn. Nỗi sợ biến mất. Các thầy hãy thử thiền tập cái tâm theo cách đó coi sao—tức là quán chiếu sao cho tâm đừng nghĩ này nghĩ nọ, sao cho nó dừng phóng tâm, nếu được vậy thì đâu còn gì để sợ hãi. (Vì sự sợ hãi về cái gì chỉ là do cái tâm nghĩ này nghĩ nọ, phóng này phóng nọ mà thôi). Các thầy hãy cố thiền tập cách đó thử.

I say that whatever you are doing - whether standing, walking, coming or going - if you sustain mindfulness without giving up, your samādhi won't deteriorate. It won't decline. If there's too much food you say that it's suffering and just trouble. What's all the fuss about? If there is a lot, just take a small amount and leave the rest for everybody else. Why make so much trouble for yourself over this? It's not peaceful? What's not peaceful? Just take a small portion and give the rest away. But if you are attached to the food and feel bad about giving it up to others, then of course you will find things difficult. If you are fussy and want to have a taste of this and a taste of that, but not so much of something else, you'll find that in the end you've chosen so much food that you've filled the bowl to the point where none of it tastes very delicious anyway. So you end up attaching to the view that being offered lots of food is just distracting and a load of trouble. Why get so distracted and upset? It's you who are letting yourself get stirred up by the food. Does the food itself ever get distracted and upset? It's ridiculous. You are getting all worked up over nothing.

Tôi nói, dù các thầy có đang làm gì—đang đứng, đang ngồi, đang đi, hay đang nằm—nếu các thầy biết duy trì sự chánh-niệm một cách liên-tục không-gián-đoạn, thì sự định- tâm (samādhi) sẽ không bị 'bể' hay trồi sụt gì hết. Nó không bị rớt định hay bớt định.

Còn nữa, nếu các thầy ăn nhiều quá cũng không tốt, ăn nhiều chỉ gây ra khổ và rắc rối cho việc tu mà thôi. (Ăn quá nhiều khi thiền sẽ gây buồn ngủ, hôn trầm). Nếu có nhiều thức ăn thì ăn ít thôi, sang sẻ cho người khác. Tại sao phải rước khổ vô thân mình khi đang mình đang thiền tập? Làm vậy thì đâu được bình an. Cái gì là không bình an? Hãy chọn ăn một phần thích hợp và chừa thức ăn cho người khác. Nếu đi tu đến giờ này mà vẫn còn thèm khát thức ăn hoặc còn thấy không vui khi nhường thức ăn cho người khác, thì dĩ nhiên việc tu tập là khó khăn rồi. Nếu các thầy vẫn còn thích nếm món này, muốn ăn món kia, không muốn ăn ít món, vì vậy các thầy lấy đủ loại thức ăn đổ vào bình bát; rốt cuộc nhiều vị quá chẳng có vị nào là còn ngon lành nữa. Vì lẽ đó, các thầy nên rút ra rằng: nếu mình được cúng dường quá nhiều thức ăn thì điều đó chỉ làm xao lãng cái tâm và mang lại nhiều rắc rối mà thôi. Tại sao bị xao lãng và rắc rối? Đó là do ta để cho cái tâm bị quấy động bởi thức ăn. Bản thân thức ăn có bao giờ bị xao lãng hay rắc rối không? Buồn cười thiệt, đó là do ta tự gây ra mọi sự khó khổ cái sự không có gì.

When there are a lot of people coming to the monastery, you say it's disturbing. Where's the disturbance? Actually, following the daily routine and the ways of training is fairly straightforward. You don't have to make a big deal out of this: you go on alms round, come back and eat the meal, you do any necessary business and chores training yourself with mindfulness, and just get on with things. You make sure you don't miss out on the various parts of the monastic routine. When you do the evening chanting does your cultivation of mindfulness really collapse? If simply doing the morning and evening chanting causes your meditation to fall apart, it surely shows that you havent really learnt to meditate anyway. In the daily meetings, the bowing, chanting praise to the Buddha, Dhamma, Sangha and everything else you do are extremely wholesome activities, so can they really be the cause for your samādhi to degenerate? If you think that it's distracting going to meetings, look again. It's not the meetings that are distracting and unpleasant, it's you. If you let unskilful thinking stir you up, then everything becomes distracting and unpleasant - even if you don't go out to the meetings, you end up just as distracted and stirred up.

Khi có nhiều người đến thăm chùa, các thầy nói rằng điều đó gây quấy nhiễu. Sự quấy nhiễu từ đâu ra? Thực ra, làm theo những chuẩn mực tu tập hàng ngày mới thiệt là thẳng thắn. Các thầy không cần phải quan trọng hóa những điều đó, ai đến ai đi cứ việc của họ: ta cứ sáng đi khất thực rồi mang thức ăn về chùa và ăn, cứ làm mọi phận sự và tu tập với sự chánh niệm, và cứ làm như vậy. Các thầy phải nhớ đừng bỏ qua hoặc lướt qua những chuẩn mực tu tập hàng ngày ở trong chùa (tu viện). Ví dụ, vào buổi tối trong giờ tụng kinh lễ Phật, sự chánh niệm của mình có bị rớt hay bị gián đoạn hay không? Nếu các thầy thấy thời tụng kinh vào buổi sáng và buổi tối làm cho việc thiền tập của mình bị gián đoạn, nếu nghĩ như vậy thì chắc chắn các thầy vẫn chưa học được cách thiền tập. Trong những buổi gặp nhau hàng ngày để tụng kinh tưởng niệm Tam Bảo và các phận sự khác trong chùa là những hoạt động cực kỳ lành mạnh, như vậy những việc đó đâu phải là nguyên nhân làm cho các thầy bị rớt định hay mất định (samādhi), đúng không? Nếu các thầy nghĩ mỗi lần đến sảnh đường gặp mặt các đạo hữu là sẽ làm xao lãng sự tu tập của mình, nếu nghĩ vậy thì các thầy nên nhìn lại. Không phải do những thời lễ lạy tụng kinh làm khó chịu và làm xao lãng các thầy, mà chính các thầy tự làm ra. Nếu các thầy cứ để cho những ý nghĩ bất thiện đó quấy động cái tâm, thì mọi sự sẽ trở nên gây khó chịu và xao lãng—chỉ cần nghĩ như vậy thì dù không đi tới chỗ tụng kinh, tâm các thầy cũng đã tự xao lãng và động vọng rồi.

You have to learn how to reflect wisely and keep your mind in a wholesome state. Everybody gets caught into such states of confusion and agitation, particularly those who are new to the training. What actually happens is that you allow your mind to go out and interfere with all these things and stir itself up. When you come to train with a monastic community determine for yourself to just stay there and just keep practising. Whether other people are training in the correct way or wrong way is their business. Keep putting effort into the training, following the monastic guidelines and helping each other with any useful advice you can offer. Anyone who isn't happy training here is free to go elsewhere. If you want to stay then go ahead and get on with the practice.

Các thầy phải biết học cách suy xét một cách khôn khéo và giữ cho tâm trong trạng thái lành mạnh. Mọi người đều dính kẹt trong những trạng thái ngu mờ và động vọng, đặc biệt là những người mới tu. Thực tế xảy ra là các thầy cứ để cho cái tâm chạy nhảy ra ngoài và va chạm với tất cả mọi thứ mọi sự, rồi tự nó 'quậy' nó lên. Khi các thầy đến tu với một tăng đoàn ở chùa nào đó, các thầy phải nhất nhất quyết tâm rằng mình đến đó để tu, và phải tu liên tục. Dù ai tu đúng tu sai gì gì, đó là chuyện của họ. Cứ duy trì nỗ lực tu hành, tu theo những hướng dẫn và chuẩn mực của chùa, và nếu được cũng nên trợ giúp bạn tu bằng những lời khuyên tốt mình có thể có. Nếu ai không thích ở lại đây để tu thì người đó hoàn toàn tự do để đi tìm chỗ khác. Ở đây tu không hạnh phúc thì đi chỗ khác có thể thích hợp hơn. Còn nếu ai thích ở lại đây tu thì ở lại tu, và tiếp tục tu hành.

It has an extremely beneficial effect on the community if there is one of the group who is self-contained and solidly training himself. The other monks around will start to notice and take example from the good aspects of that monks behaviour. They will observe him and ask themselves how it is he manages to maintain a sense of ease and calm while training himself in mindfulness. The good example provided by that monk is one of the most beneficial things he can do for his fellow beings. If you are a junior member of a monastic community, training with a daily routine and keeping to rules about the way things are done, you have to follow the lead of the senior monks and keep putting effort into the routine. Whatever the activity is you do it, and when it's time to finish you stop. You say those things that are appropriate and useful, and train yourself to refrain from speech that is inappropriate and harmful. Don't allow that kind of speech to slip out. There's no need to take lots of food at the mealtime - just take a few things and leave the rest. When you see that there's a lot of food, the tendency is to indulge and start picking a little of this and trying a little of that and that way you end up eating everything that's been offered. When you hear the invitation, ''Please take some of this, Ajahn'', ''Please take some of that, Venerable'', if you're not careful it will just stir up the mind. The thing to do is let go. Why get involved with it? You think that it's the food stirring you up, but the real root of the problem is that you let the mind go out and meddle with the food. If you can reflect and see this, it should make life a lot easier. The problem is you don't have enough wisdom. You don't have enough insight to see how the process of cause and effect works.

Sẽ cực kỳ hữu ích cho một tăng đoàn nếu nó có một số tăng sĩ luôn biết tự chủ và luôn biết tự mình tu tập một cách đều đặn và kiên định. Những tăng sĩ còn lại sẽ nhìn thấy và bắt đầu lấy những gương tốt đó để noi theo tu tập. Họ sẽ quan sát những gương tốt và hỏi những người đó cách tu để duy trì cảm giác thư thái trong khi đang tu tập chánh-niệm. Làm gương tốt cho các bạn tu noi theo là điều ích lợi nhất mà một người tu có thể làm cho các đạo hữu của mình. Nếu mình còn là sư em sư chú trẻ tuổi thì mình nên tu tập theo những chuẩn mực trong nhà chùa, mình phải làm theo sự chỉ dắt của các sư huynh sư phụ thâm niên, và đưa nhiều nỗ lực để tu tập theo các chuẩn mực đó. Bất kỳ công việc tu và phận sự nào mình cũng làm, làm đến lúc nào xong thì mình ngừng. Các thầy nên tập nói những điều thích hợp và hữu ích; huấn luyện bản thân kiêng cữ những lời nói không thích hợp và có hại. Đừng để những lời nói không đúng đắn thoát ra khỏi miệng. Không cần ăn nhiều quá trong bữa ăn—chỉ chọn một ít thức ăn phù hợp và nhường phần cho người khác. Tôi cứ nói lại nhiều lần, khi bữa nào có nhiều thức ăn thì chúng ta có xu hướng muốn nếm muốn ăn mọi thứ, cho nên chúng ta lấy đủ mọi thứ đưa vào bình bát để chúng ta ăn được đủ món. Mỗi khi nghe những câu mời như "Mời thầy lấy thêm món này", "Mời sư ăn thêm món ngon này"... nếu không biết suy xét cẩn trọng thì những lời mời đó sẽ quấy động cái tâm (tham ăn tham uống) của ta. Điều cần làm là phải biết buông bỏ. Tại sao chúng ta thường dính vào chỗ này? Chúng ta nghĩ chính những món ăn đang quấy động tâm ta, nhưng cái gốc của vấn đề là liệu ta có biết buông bỏ hay muốn để dính vào các món ăn. Nếu có thể suy xét và nhận biết bản thân mình đang buông bỏ hay đang dính, thì cuộc sống tu hành của các thầy sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nếu chưa biết cách suy xét và nhận ra vấn đề thì đó là do mình chưa có đủ trí tuệ. Có thể các thầy vẫn chưa có đủ trí tuệ minh sát để nhìn thấy cách mà tiến trình nhân-quả diễn ra ngay đó.

Actually, while on the road in the past, when it has been necessary I've even been prepared to stay in one of the village or city monasteries. In the course of your travels when you are alone and have to pass through different monastic communities that have varying standards of training and discipline, recite the verse to yourself: ''suddhi asuddhi paccattam'' (the purity or impurity of one's virtue is something one knows for oneself), both as a protection and as a guideline for reflection. You might end up having to rely on your own integrity in this way.

Thực tế, trước kia trên đường du hành, tôi thường cần phải ghé ở lại trong những ngôi chùa trong các làng hay thành thị. Trên bước đường đi du hành sau này, khi các thầy chỉ có một mình và phải ghé qua nhiều tu viện chiền và gặp các tăng đoàn khác nhau có những chuẩn mực và nguyên tắc khác nhau, các thầy hãy luôn luôn tâm niệm câu này: "suddhi asuddhi paccattam" [Trong sạch hay không là do chính mình: chỉ có mình mới biết rõ điều đó]. Câu này dùng để phòng hộ bản thân và hướng dẫn mình biết suy xét vấn đề một cách đúng đắn. (Câu trong kệ 165, kinh Pháp Cú).

When you are moving through an area you haven't been to before you might have to make a choice over the place you are going to stay for the night. The Buddha taught that monks and nuns should live in peaceful places. So, depending on what's available, you should try and find a place to stay and meditate that is peaceful. If you can't find a really quiet place, you can, as second best, at least find a place where you are able to be at peace internally. So, if for some reason it's necessary to stay in a certain place, you must learn how to live there peacefully - without letting craving (tanhā) overcome the mind. If you then decide to leave that monastery or forest, don't leave because of craving. Similarly, if you are staying somewhere, don't stay there because of craving. Understand what is motivating your thinking and actions. It's true that the Buddha advised monastics to lead a lifestyle and find living conditions that are conducive to peace and suitable for meditation. How will you cope on those occasions when you can't find a peaceful place? In the end the whole thing could just drive you crazy. Where will you go next? Stay right where you are; stay put and learn to live in peace. Train yourself until you are able to stay and meditate in the place you are in. The Buddha taught that you should know and understand proper time and place according to conditions; he didn't encourage monks and nuns to roam around all over the place without any real purpose. Certainly he recommended that we find a suitable quiet place, but if that's not possible, it might be necessary to spend a few weeks or a few months in a place that isn't so quiet or suitable. What would you do then? You would probably just die from the shock of it!

Khi đi qua những nơi các thầy chưa từng tới, các thầy thường suy nghĩ để chọn ra nơi thích hợp để trú trọ qua đêm. Phật đã dạy các tăng sĩ nên chọn những nơi tĩnh lặng. Do vậy, tùy theo hoàn cảnh mỗi nơi, hãy chọn một nơi bình lặng để nghỉ đêm và thiền tập. Nếu không chọn được nơi yên tĩnh tốt nhất, thì thứ nhì cũng chọn nơi nào mình có thể thấy bình an trong tâm. Do vậy, nếu vì nhân duyên nào đó các thầy phải ở lại một nơi nào đó để tu, các thầy phải biết học cách sống ở đó một cách bình an—đừng để tham muốn dục vọng (tanhā) lấn lướt cái tâm. Nếu các thầy có quyết định đi khỏi nơi nào, khỏi chùa nào, hay đi khỏi khu rừng nào, đừng quyết định đi vì dục vọng. Tương tự, nếu các thầy quyết định ở lại nơi nào, đừng quyết định vì tham muốn. Phải hiểu rõ điều gì thúc giục ta suy nghĩ và hành động như vậy. Phật đã khuyên những người xuất gia phải có lối sống và chọn những điều kiện sống sao cho mang lại bình an và sự thích hợp việc thiền tập. Giả sử không tìm được nơi bình an như vậy, các thầy phải làm sao? Có thể mọi sự sẽ làm các thầy phát điên lên lúc đó. Vậy thì các thầy phải làm gì hay đi đâu tiếp? Không, các thầy phải ở yên nơi đó; phải ở lại ngay đó và học cách sống trong bình an. Phải tập luyện bản thân cho đến khi mình có khả năng ở lại nơi đó và thiền tập ở đó. Phật đã dạy người tu phải biết và hiểu rõ thời-gian thích hợp và nơi-chốn thích hợp tùy theo các điều kiện; Phật không muốn các tăng sĩ cứ đi lòng vòng khắp nơi tìm kiếm những thứ khác với mục đích tu tập. (Nơi nào thích hợp thì quá tốt, nơi nào không thích hợp thì ta biết suy xét quán chiếu và học cách sống ở đó một cách bình an, và thiền tập một cách bình an. Phật đã dạy kỹ trong bài kinh nổi tiếng là kinh Bảy Cách Quán Chiếu). Đúng là Phật đã khuyên các tăng sĩ chọn nơi yên tĩnh để ở và tu, nhưng nếu không tìm được nơi như vậy thì sao, trong lúc cần phải ở lại vài tuần hay vài tháng ở đó. Nếu phải ở lại một nơi không yên tĩnh và không thích hợp, các thầy phải làm sao lúc đó? Có lẽ các thầy chết mất khi nghe đến việc cần phải ở lại những nơi như vậy, phải không!

So learn to know your own mind and know your intentions. In the end, travelling around from place to place is only that much. When you move on to somewhere else, you tend to find more of the same of what you left behind, and you're always doubting about what might lie ahead at the next place. Then, before you know it, you could find yourself with malaria or some other unpleasant illness, and you'd have to find a doctor to treat you, give you drugs and injections. In no time at all, your mind would be more agitated and distracted than ever!

Do vậy, điều cần thiết là phải học biết cái tâm của mình và những ý định của mình. Chứ nếu không biết đọc cái tâm và không hiểu ý muốn của mình, thì các thầy cứ tiếp tục đi chỗ này chỗ khác để tìm một nơi tốt hơn nơi trước đó. Nhưng đến nơi, các thầy cứ nghĩ đến những điều kiện tốt hơn nơi trước đó, rồi lại nghi ngờ, rồi lại không 'kết' đi nơi mới. Đến nơi mới được ít lâu lại có ý muốn đi tìm nơi khác nữa... Giống như người bệnh mà không biết mình bệnh, bạn phải biết mình bị sốt rét hay căn bệnh khổ sở nào đó, vậy thì bạn phải đi tìm bác sĩ để trị liệu, tiêm thuốc và cho thuốc uống. Nếu không, cái tâm cứ luôn luôn động vọng và xao lãng với thứ này thứ nọ, nơi này nơi nọ!

Actually, the secret to successful meditation is to bring your way of viewing things in line with the Dhamma; the important thing is to establish right view (sammā ditthi) in the mind. It isn't anything more complicated than that. But you have to keep putting forth effort to investigate and seek out the correct way for yourself. Naturally, this involves some difficulty, because you still lack maturity of wisdom and understanding.

Thực tế là, bí quyết thiền tập thành công là làm cho cách nhìn của mình về mọi thứ sao đúng hợp với Giáo Pháp; điều quan trọng là thiết lập cách nhìn đúng đắn, thiết lập chánh kiến (sammā ditthi) trong tâm. Không có việc gì phức tạp và khó làm hơn việc đó. Nhưng các thầy phải cố đưa ra hết nỗ lực để điều tra, suy xét và tìm ra cách đúng đắn cho chính mình. Lẽ tất nhiên việc đó có những khó khăn, nhất là khi các thầy vẫn chưa chín chắn hiểu biết và trí tuệ. (Nếu đã có trí tuệ chín muồi thì việc đó quá dễ, đâu cần nói nữa; nhưng giờ thì các thầy vẫn còn đang trên bước đường tu tập để phát triển trí tuệ chín chắn đó, cho nên còn gặp nhiều khó khổ như vậy).

So, what do you think you'll do? Try giving thudong a go and see what happens... you might get fed up with wandering about again; it's never a sure thing. Or maybe you're thinking that if you really get into the meditation, you won't want to go on thudong, because the whole proposition will seem uninteresting - but that perception is uncertain. You might feel totally bored with the idea of going on thudong, but that can always change and it might not be long before you start wanting to go off moving about again. Or you might just stay out on thudong indefinitely and continue to wander from place to place with no time limits or any fixed destination in mind - again, it's uncertain. This is what you have to reflect upon as you meditate. Go against the flow of your desires. You might attach to the view that you'll go on thudong for certain, or you might attach to the view that you will stay put in the monastery for certain, but either way you are getting caught in delusion. You are attaching to fixed views in the wrong way. Go and investigate this for yourself. I have already contemplated this from my own experience, and I'm explaining the way it is as simply and directly as I can. So listen to what I am saying, and then observe and contemplate for yourself. This really is the way things are. In the end you will be able to see the truth of this whole matter for yourself. Then, once you do have insight into the truth, whatever decision you make will be accompanied by right view and in accordance with the Dhamma.

Vậy bây giờ các thầy nghĩ mình sẽ làm gì? Cứ cố tu theo lối tu du hành (thudong) và coi kết quả sẽ ra sao, điều gì sẽ xảy đến với mình... Có lẽ sau đó các thầy lại thấy chán ngán với việc đi du hành khắp nơi sông hồ... nhưng điều đó cũng chưa chắc. Hoặc cũng có các thầy nghĩ rằng mình thực sự muốn ở một chỗ để luyện tập thiền, chứ không thích việc tu du hành kiểu thudong bởi việc du hành chẳng hay ho gì – nhưng ý nghĩ cũng chưa chắc đúng. Có thầy nghĩ nên đi tu du hành thudong là đúng, nhưng cách nghĩ đó luôn luôn thay đổi; biết đâu sau này các thầy chỉ muốn trụ lại một chỗ để tu; ai biết trước được. Hoặc biết đâu có một số thầy sẽ đi tu du hành mãi mãi, và không có ý trụ lại một nơi để tu– nhưng điều này cũng chưa chắc, ai mà biết được. Đó là những điều các thầy nên xem xét trong khi thiền tập. Rõ ràng lựa chọn nào cũng chưa chắc đúng và phù hợp nhất cho mình. Hãy tập cách đi ngược lại ý muốn của cái tâm. Các thầy có thể chấp thủ ý nghĩ đi tu du hành là tốt nhất, hoặc có thầy cho rằng trụ lại một chùa để tu tập là điều chắc chắn: cả hai cách nghĩ như vậy đều là chỉ là sự chấp thủ, bởi vì đâu có điều gì là chắc chắn đâu; thực ra đó chỉ là những sự ngu-mờ mà thôi, bởi vì biết đâu vài bữa sau các thầy lại thay đổi ý nghĩ của mình. Vậy nên đừng cố chấp vào điều gì là đúng hết. Hãy đi điều tra xem xét về bản thân mình. Tôi đã từng suy xét lại về những ý định của tôi (đi hay ở, ở hay đi, đi tu du hành hay trụ lại một nơi để tu???...), tôi suy xét lại bằng chính những trải nghiệm của mình; nhờ đó bây giờ tôi có thể chỉ lại một cách dễ dàng và trực chỉ cho các thầy. Vì vậy, các thầy nên nghe lời tôi, và sau đó xem xét lại về bản thân mình. Thiệt vậy, mọi thứ đều là không chắc chắn như vậy. Nếu biết suy xét từ đây, cuối cùng các thầy thầy có thể nhìn thấy sự thật đó cho mình. Rồi, sau khi các thầy đã có trí tuệ nhìn thấy sự thật như vậy, thì mọi quyết định của các thầy sẽ luôn đi kèm với chánh-kiến và luôn hợp với Giáo Pháp.

Whatever you decide to do, whether to go on thudong or stay on in the monastery, you must wisely reflect first. It isn't that you are forbidden from going off wandering in the forest, or going to find quiet places to meditate. If you do go off walking, really make a go of it and walk until you are worn out and ready to drop - test yourself to the limits of your physical and mental endurance. In the old days, as soon as I caught sight of the mountains, I'd feel elated and be inspired to take off. Nowadays when I see them, the body starts moaning just at the sight of them and all I want to do is turn around and go back to the monastery. There's not much enthusiasm for all that any more. Before, I'd be really happy to live up in the mountains - I even thought I'd spend my whole life living up there!

Dù các thầy quyết định đi tu du hành hoặc trụ lại một chùa để tu, trước tiên các thầy phải nên suy xét một cách khôn khéo. Không ai cấm các thầy đi tu du hành trong rừng hoặc đi tìm những nơi cố định yên tĩnh để thiền tập. Nhưng nếu quyết định đi tu du hành, hãy đi một cách thực sự, đi thiệt, đi đến khi rã rời và đi không nỗi nữa—hãy đi để thử mức chịu khó chịu khổ về thân và về tâm là đến mức nào. Hồi xưa, khi vừa nhìn thấy cảnh núi rừng sơn cước tôi đã cảm thấy phấn khích và muốn vô rừng lên núi để tu. Còn bây giờ thấy lại cảnh núi rừng, thân thể tôi bắt đầu than van ê ẩm, và ngay lập tức tôi biết mình phải quay về chùa để trụ. Tôi không còn chút nhiệt tình nào để vô rừng tu nữa. Hồi trước tôi chỉ hạnh phúc khi được lên núi vô rừng để tu hành—hồi đó tôi cũng đã từng nghĩ mình sẽ ở tu luôn trên núi cho đến chết luôn!

The Buddha taught to be mindful of what's arising in the present moment. Know the truth of the way things are in the present moment. These are the teachings he left you and they are correct, but your own thoughts and views are still not correctly in line with the Dhamma, and that's why you continue to suffer. So try out thudong if it seems like the right thing to do. See what its like moving around from place to place and how that affects your mind.

Đức Phật đã dạy chúng ta phải chú tâm chánh niệm vào cái đang khởi sinh trong giây phút hiện-tại. Thấy biết sự thật đường lối của mọi thứ diễn ra trong giây phút hiện-tại. Đó là những giáo lý Phật đã để lại cho chúng ta, và những giáo lý đó là đúng đắn. Nhưng những ý nghĩ và cách nhìn của chúng ta vẫn còn chưa đúng đắn, chưa hợp với lẽ sự thật của Giáo Pháp, cho nên chúng ta vẫn còn khó khổ. Vì vậy, các thầy cứ cứ thử đi tu du hành, nếu các thầy cảm thấy đó là cách tu đúng để làm. Cứ đi để coi thử điều gì sẽ xảy ra với cuộc sống du hành rày đây mai đó, và coi thử cách tu đó có giúp cải-thiện tâm mình tốt hơn, có làm tâm thanh tịnh hơn theo hướng mục-tiêu tu tập hay không.

I don't want to forbid you from going on thudong, but I don't want to give you permission either. Do you understand my meaning? I neither want to prevent you, nor allow you to go, but I will share with you some of my experience. If you do go on thudong, use the time to benefit your meditation. Don't just go like a tourist, having fun travelling around. These days it looks like more and more monks and nuns go on thudong to indulge in a bit of sensual enjoyment and adventure rather than to really benefit their own spiritual training. If you do go, then really make a sincere effort to use the dhutanga practices to wear away the defilements. Even if you stay in the monastery, you can take up these dhutanga practices. These days, what they call ''thudong'' tends to be more a time for seeking excitement and stimulation than training with the thirteen dhutanga practices. If you go off like that you are just lying to yourself when you call it ''thudong''. It's an imaginary thudong. Thudong can actually be something that supports and enhances your meditation. When you go you should really do it. Contemplate what is the true purpose and meaning of going on thudong. If you do go, I encourage you to use the experience as an opportunity to learn and further your meditation, not just waste time. I won't let monks go off if they are not yet ready for it, but if someone is sincere and seriously interested in the practice, I won't stop them.

Tôi không muốn cấm các thầy đi tu du hành lang thang trong rừng, nhưng tôi cũng không muốn khuyến khích các thầy làm như vậy. Các thầy có hiểu được ý tôi muốn nói không? Tôi không muốn cản cũng không muốn xúi, nhưng tôi sẽ chia sẻ với các thầy một số kinh nghiệm của bản thân tôi. Nếu các thầy đi tu du hành thudong, hãy dùng thời gian sao hữu ích cho việc thiền tập mình. Đừng có đi như người du ngoạn du lịch cho biết khắp nơi đây đó. Thời bây giờ có nhiều tu sĩ đi tu du hành theo truyền thống thudong, nhưng họ đi chỉ để đắm mình vào những sự khám phá, những khoái thích lãng du hơn là đi để thực sự rèn luyện và tu tập cái tâm. Nếu các thầy quyết định đi tu du hành, các thầy phải thực sự nỗ lực và lấy những giới khổ hạnh đầu-đà (dhutanga) làm chuẩn-mực tu hành để quét sạch những ô nhiễm tham- dục phàm tục trong tâm. Thật ra ngay ở tu trong chùa này, nhiều Tỳ kheo vẫn đang lấy thêm các giới hạnh đầu-đà đó để tu mà. Thời bây giờ, việc đi tu du hành "thudong" thường không còn đúng ý nghĩa của nó; họ bỏ nhiều thời gian để đi tìm sự phiêu lưu và lãng du hơn là đi để bỏ thời gian để tu tập nghiêm túc các giới hạnh đầu-đà khổ hạnh (dhutanga) mà Đức Phật đã đưa ra. Nếu đi tu du hành theo kiểu như vậy thì chẳng khác nào như đang "tu nằm" chứ đâu phải đi tu du hành. Đó không phải là "thudong". Đó là thudong tưởng tượng. Thudong chỉ thực sự là lối tu du hành khổ hạnh nếu nó hỗ trợ và phát huy việc tu thiền của người tu. Khi đi tu du hành, các thầy phải thực sự tu đúng nghĩa như vậy. Hãy suy xét và quán niệm rõ cái mục-đích và ý-nghĩa của việc đi tu du hành kiểu thudong. Nếu các thầy chọn đi tu du hành, tôi khuyên các thầy phải biết dùng các trải-nghiệm của mình để học và thiền tiến trong cuộc tu của mình, chứ không phải đi để phí thời gian vào những mục đích khác. Tôi sẽ không phép cho tăng sĩ nào đi tu du hành nếu họ vẫn chưa sẵn sàng cho mục đích và ý nghĩa đó. Nhưng nếu họ đã thực nghiêm túc và hết lòng muốn đi, tôi cũng không ngăn cản họ.

When you are planning to go off, it's worth asking yourself these questions and reflecting on them first. Staying up in the mountains can be a useful experience; I used to do it myself. In those days I would have to get up really early in the morning because the houses where I went on alms round were such a long way away. I might have to go up and down an entire mountain and sometimes the walk was so long and arduous that I wouldn't be able to get there and back in time to eat the meal at my camp before midday. If you compare it with the way things are these days, you can see that maybe it's not actually necessary to go to such lengths and put yourself through so much hardship. It might actually be more beneficial to go on alms round to one of the villages near to the monastery here, return to eat the meal and have lots of energy left in reserve to put forth effort in the formal practice. That's if you're training yourself sincerely, but if you're just into taking it easy and like to go straight back to your hut for a sleep after the meal, that isn't the correct way to go it. In the days when I was on thudong, I might have to leave my camp at the crack of dawn and use up much of my energy just in the walk across the mountains - even then I might be so pushed for time I'd have to eat my meal in the middle of the forest somewhere before getting back. Reflecting on it now, I wonder if it's worth putting oneself to all that bother. It might be better to find a place to practise where the alms route to the local village is not too long or difficult, which would allow you to save your energy for formal meditation. By the time you have cleaned up and are back at your hut ready to continue meditating, that monk up in the mountains would still be stuck out in the forest without even having begun to eat his meal.

Khi các thầy chuẩn bị ra đi, điều đáng làm trước tiên là phải tự hỏi mình những câu hỏi đó và phải tự suy nghĩ suy xét về chúng. Ở trên núi trong rừng có thể là những trải nghiệm rất hữu ích cho việc tu tập cái tâm; tôi đã từng tu trong rừng trên núi như vậy. Hồi đó tôi phải thức dậy rất sớm để đi, bởi những ngôi nhà tôi đi khất thực thì nằm rất xa. Tôi phải đi xuống, trèo lên qua cả một vùng rừng núi và nhiều khúc đường rất xa và rất khó đi; nhiều lúc tôi đã không thể đi hết đường để khất thực, hoặc có thể quay về căn lều trong rừng để ăn trước giờ ngọ. Nếu các thầy so sánh với những điều kiện của thời nay, các thầy có thể thấy bây giờ không nhất thiết phải ở quá xa trong rừng và phải đi quá xa và quá khổ cực như vậy để khất thực thức ăn. Các thầy nghĩ bây giờ có lẽ nên đi khất thực ở những làng gần chùa là thiết thực hơn, sau đó có thể trở về chùa để ăn bữa trưa và nạp được nhiều năng lượng vào thân để có thêm nhiều sức cho những việc tu tập chính thức trong chùa. Các thầy nghĩ như vậy cũng có thể đúng, nghe có vẻ thiết thực hơn. Tuy nhiên, nếu việc khất thực và ăn uống dễ dàng quá thì sau khi ăn uống no nê, các thầy thường thích đi thẳng về cốc để nằm lăn ra ngủ — như vậy thì cũng chẳng đúng đắn gì. Ngày xưa khi tôi còn tu du hành thudong, tôi thường phải dậy trước khi mặt trời mọc và cố hết sức để cuốc bộ băng qua đèo dốc để đến nơi khất thực—dù tôi đã cố tranh thủ thời gian, nhưng nhiều lúc tôi không thể quay về rừng trước giờ ngọ để ăn trước ngọ; tôi phải ngừng lại giữa rừng để ăn cho kịp trước giờ ngọ, rồi sau đó mới đi bộ tiếp về căn lều trong rừng của mình. Giờ suy xét lại cảnh thời đó, tôi tự hỏi không biết có đáng để một người tu tiếp tục gian nan với những việc như vậy hay không?. Có lẽ phải khác, có lẽ tốt nhất nên tìm cái chùa nào gần gần xóm làng để buổi sáng đi khất thực không phải đi quá xa và gian khó, như vậy có lẽ sẽ tiết kiệm nhiều sức lực để các thầy có sức tu tập trong các giờ tu chính quy trong chùa. Thời bây giờ, ví dụ trong chùa này, lúc các thầy đã ăn uống xong, đã dọn rửa xong, và quay về cốc để tiếp tục thiền tập, thì ở đâu đó trong rừng những tu sĩ du hành vẫn còn đang bước bộ giữa rừng, hoặc thậm chí họ chưa có miếng ăn nào trong bụng.

Views on the best way of practice can differ. Sometimes, you actually have to experience some suffering before you can have insight into suffering and know it for what it is. Thudong can have its advantages, but I neither criticise those who stay in the monastery nor those who go off on thudong - if their aim is to progress in training themselves. I don't praise monks just because they stay in the monastery, nor do I praise monks simply because they go off on thudong either. Those who really deserve praise are the ones with right view. If you stay in the monastery, it should be for cultivating the mind. If you go off, it should be for cultivating the mind. The meditation and training goes wrong when you go off with the group of friends you are attached to, only interested in having a good time together and getting involved in foolish pursuits.

Cách nhìn cách nghĩ về cách tu tập nào là tốt nhất có thể khác nhau ở mỗi người. Nhiều lúc, các thầy phải thực sự trải nghiệm những sự khó khổ rồi mới có thể có được trí tuệ minh sát nhìn vào sự khó khổ đó để biết rõ nó đích thực là gì. Lối tu du hành thudong có những lợi-thế của nó cho sự tu tập, nhưng tôi không muốn chê bai những người trụ lại một chùa để tu, và cũng không chê ai bỏ chùa đi tu du hành trong rừng trên núi kiểu thudong – nếu mục-tiêu của họ là để thực sự tu tiến cái tâm thì đâu có gì để chê bai họ. Tôi không khen những tu sĩ ở trụ trong chùa, mà tôi cũng không khen những tu sĩ chỉ vì họ rời chùa đi tu du hành trong rừng như tôi trước kia. Người đáng được khen là người có chánh kiến, là người hiểu biết rõ cái lý tu của mình. Nếu ở lại chùa thì mục đích cũng là để tu tập cái tâm. Nếu có đi tu du hành thì mục đích cũng là để tu tập cái tâm. Việc tu tập và sự nghiệp thiền tập sẽ sai lạc nếu bạn bỏ chùa ra đi chỉ vì bạn thích đi theo một nhóm tu nào đó, hoặc chỉ vì bạn muốn sống vui vẻ với những người bạn tu đó, chỉ vì muốn đi đây đó để thụ hưởng sự tự do du lãng, hoặc để chạy theo những ý tưởng ngu si nào đó.

What do you have to say about the way of training? What do you think about what I have been saying? What do you think you'll decide to do in the future then?

Các thầy phải nói sao cho đúng về cách tu tập của các thầy? Các thầy nghĩ sao về những điều nảy giờ tôi đã nói? Các thầy nghĩ mình sẽ làm gì trong những ngày tiếp theo và sau này, sau bữa hôm nay khi các thầy mãn khóa học tu ở chùa này?

Venerable S: I'd like to ask for some teaching about the suitability of different meditation objects for different temperaments. For a long time now I've tried calming the mind by focusing attention on the breathing in conjunction with reciting the meditation word''Buddho'', but I have never become very peaceful. I've tried contemplating death, but that hasn't helped calm the mind down. Reflecting on the five aggregates (khandhas) hasn't worked either. So I've finally exhausted all my wisdom.

Ajahn Chah: Just let go! If you've exhausted all your wisdom, you must let go.

[Phần hỏi đáp thêm trong buổi nói chuyện]

Thầy S: Con muốn hỏi một số giáo lý về sự phù-hợp của những đối tượng thiền khác nhau dành cho những người có tính khí khác nhau. Lâu nay con đã cố gắng tâm tĩnh lặng bằng cách tập trung sự chú tâm vào hơi-thở cùng với việc niệm chữ "Buddho" [Đức Phật] theo nhịp hơi-thở, nhưng con chẳng bao giờ được bình an cho lắm. Con cũng đã cố tập quán niệm về cái chết, nhưng cách đó cũng chẳng giúp làm tâm con bình an. Con cũng tập quán xét về năm uẩn (khandhas) nhưng cách đó cũng không giúp tâm tĩnh lặng. Vì vậy cuối cùng tất cả tâm trí của con cũng cạn kiệt luôn.

Ajahn Chah: Cứ buông bỏ! Khi trí cũng không còn thì cứ dẹp bỏ luôn. (Đừng cố gì nữa chỉ càng thêm quẩn trí).

Venerable S: As soon as I begin to experience a little bit of calm during sitting meditation, a multitude of memories and thoughts immediately spring up and disturb the mind.

Ajahn Chah: That's just the point. It's uncertain. Teach yourself that it's not certain. Sustain this reflection on impermanence as you meditate. Every single sense object and mental state you experience is impermanent without exception. Keep this reflection present in the mind constantly. In the course of meditation, reflect that the distracted mind is uncertain. When the mind does become calm with samādhi, it's uncertain just the same. The reflection on impermanence is the thing you should really hold on to. You don't need to give too much importance to anything else. Don't get involved with the things that arise in the mind. Let go. Even if you are peaceful, you don't need to think too much about it. Don't take it too seriously. Don't take it too seriously if you're not peaceful either. Viññānam aniccam - have you ever read that anywhere? It means sense consciousness is impermanent. Have you ever heard that before? How should you train yourself in relation to this truth? How should you contemplate when you find that both peaceful and agitated mind states are transient? The important thing is to sustain awareness of the way things are. In other words, know that both the calm mind and the distracted mind are uncertain. Once you know this, how will you view things? Once this understanding is implanted in the mind, whenever you experience peaceful states you know that they are transient and when you experience agitated states you know that they are transient also. Do you know how to meditate with this kind of awareness and insight?

Venerable S: I don't know.

Thầy S: Trong khi ngồi thiền, ngay khi con bắt đầu có chút tĩnh lặng thì đủ loại ý nghĩ và ký ức lập tức nổi lên và quấy động cái tâm.

Ajahn Chah: Đó là chỗ đáng nói. Đó là chính là lẽ không-chắn-chắn. Hãy dạy chính mình rằng điều đó không chắc chắn, ngay cả trạng thái tĩnh lặng (định) sâu xa cỡ nào cũng đều không chắc chắn. Hãy duy trì cái lẽ không-chắn- chắn này trong tim khi thầy thiền tập. Mọi đối tượng giác quan và mọi trạng thái tâm mình trải nghiệm đều là vô thường; không ngoại lệ cái nào. Duy trì sự quán niệm (về sự vô thường) này có mặt thường trực trong tâm này. Trong tiến trình thiền tập, phải quán niệm rằng trạng thái của tâm là không chắc chắn, trạng thái tĩnh lặng là không chắc chắn, trạng thái xao lãng cũng là không chắc chắn. Khi tâm được tĩnh lặng trong định (samādhi), đó cũng là trạng thái không chắc chắn. Việc quán niệm về tính vô-thường là việc ta phải thực sự nắm vững. Ta không cần phải quan trọng bất kỳ việc gì khác. Đừng dính theo những thứ khởi sinh lên trong tâm. Buông bỏ hết. Dù có được bình an, không cần nghĩ nhiều về sự bình an đó. Đừng quan trọng hóa về điều đó. Dù không được bình an cũng đừng quan trọng hóa. Bình an hay bất an, ta không cần coi đó là vấn đề; trạng thái bình an hay bất an đều chỉ là vô-thường. Viññānam aniccam – thầy đã từng nghe câu này chưa? Nó có nghĩa là: Mọi thức khởi sinh từ giác quan đều là vô thường. Thức có từ cảm giác và cảm nhận đều chỉ là vô thường. Thầy đã từng nghe chưa? Làm sao có thể tập luyện chính mình theo đúng theo lẽ sự thật? Thầy quán niệm ra sao sau khi biết rằng cả hai trạng thái bình an và bất an đều là vô thường? Điều quan trọng là phải biết duy trì sự tỉnh giác vào cách mọi sự đang diễn ra. Nói cách khác, làm sao để tâm biết được cả trạng thái bình an và trạng thái bất an của tâm đều chỉ là vô thường. Sau khi đã biết được điều đó, thầy sẽ nhìn mọi thứ theo cách nào? Sau khi sự hiểu biết đó đã cấy sâu trong tâm, thì mỗi khi thầy trải nghiệm những trạng thái bình an, thầy biết chúng là vô thường; mỗi khi thầy trải nghiệm những trạng thái bất an, thầy biết chúng là vô thường. Thầy có biết không, giờ thì thầy đã biết cách thiền tập với loại tỉnh giác và trí tuệ hiểu biết như vậy.

Thầy S: Con vẫn chưa biết.

Ajahn Chah: Investigate impermanence. How many days can those tranquil mental states really last? Sitting meditation with a distracted mind is uncertain. When the meditation brings good results and the mind enters a state of calm, that's also uncertain. This is where insight comes. What is there left for you to attach to? Keep following up on what's happening in the mind. As you investigate, keep questioning and prodding, probing deeper and deeper into the nature of impermanence. Sustain your mindfulness right at this point - you don't have to go anywhere else. In no time at all, the mind will calm down just as you want it to.

The reason practising with the meditation word ''Buddho'' doesn't make the mind peaceful, or practising mindfulness of breathing doesn't make the mind peaceful, is because you are attaching to the distracted mind. When reciting ''Buddho'' or concentrating on the breath and the mind still hasn't calmed down, reflect on uncertainty and don't get too involved with the state of mind whether its peaceful or not. Even if you enter a state of calm, don't get too involved with it, because it can delude you and cause you to attach too much meaning and importance to that state. You have to use some wisdom when dealing with the deluded mind. When it is calm you simply acknowledge the fact and take it as a sign that the meditation is going in the right direction. If the mind isn't calm you simply acknowledge the reality that the mind is confused and distracted, but there's nothing to be gained from refusing to accept the truth and trying to struggle against it. When the mind is peaceful you can be aware that it is peaceful, but remind yourself that any peaceful state is uncertain. When the mind is distracted, you observe the lack of peace and know that it is just that - the distracted state of mind is equally as prone to change as a peaceful one.

If you have established this kind of insight, the attachment to the sense of self collapses as soon as you begin to confront it and investigate. When the mind is agitated, the moment you begin to reflect on the uncertainty of that state, the sense of self, blown up out of attachment, begins to deflate. It tilts to one side like an inflatable boat that has been punctured. As the air rushes out of the boat, it starts to capsize and similarly the sense of self collapses. Try it out for yourself. The trouble is that usually you fail to catch your deluded thinking fast enough. As it arises, the sense of self immediately forms around the mental agitation, but as soon as you reflect on its changing nature the attachment collapses.

Try looking at this for yourself. Keep questioning and examining deeper and deeper into the nature of attachment. Normally, you fail to stop and question the agitation in the mind. But you must be patient and feel your way. Let the agitated proliferation run its course, and then slowly continue to feel your way. You are more used to not examining it, so you must be determined to focus attention on it, be firm and don't give it any space to stay in the mind. But when I give talks, you usually burst out complaining in frustration: ''All this old Ajahn ever talks about is impermanence and the changing nature of things.'' From the first moment you can't stand hearing it and just want to flee somewhere else. ''Luang Por only has one teaching... that everything is uncertain.'' If you are truly fed up with this teaching, you should go off and pursue your meditation until you develop enough insight to bring some real confidence and certainty to your mind. Go ahead and give it a go. In no time at all you will probably be back here again! So try to commit these teachings to memory and store them in your heart. Then go ahead and try out wandering about on thudong. If you don't come to understand and see the truth in the way I've explained, you'll find little peace. Wherever you are, you won't be at ease within yourself. You won't be able to find anywhere that you can really meditate at all.

I agree that doing a lot of formal meditation to develop samādhi is a good thing. Are you familiar with the terms ceto-vimutti and paññā-vimutti? Do you understand the meaning of them? Vimutti means liberation from the mental taints (āsava). There are two ways the mind can gain liberation: ceto-vimutti refers to liberation that comes after samādhi has been developed and perfected to its most powerful and refined level. The practitioner first develops the ability to suppress the defilements completely through the power of samādhi and then turns to the development of insight to finally gain liberation. Paññā-vimutti means release from the outflows where the practitioner develops samādhi to a level where the mind is completely one-pointed and firm enough to support and sustain insight, which then takes the lead in cutting through the defilements.

These two kinds of liberation are comparable to different kinds of trees. Some species of trees grow and flourish with frequent watering, but others can die if you give them too much water. With those trees you only need to give them small amounts of water, just enough to keep them going. Some species of pine are like that: if you over-water them they just die. You only need to give them a little water once in a while. Strange, isn't it? Look at this pine tree. It appears so dry and parched that you wonder how it manages to grow. Think about it. Where does it get the water it needs to survive and produce those big, lush branches? Other kinds of trees would need much more water to grow to a similar size. Then there are those kinds of plants that they put in pots and hang up in different places with the roots dangling in mid-air. You'd think they would just die, but very quickly the leaves grow longer and longer with hardly any water at all. If they were just the ordinary kind of plants that grow on the ground, they would probably just shrivel up. It's the same with these two kinds of release. Do you see it? It is just that they naturally differ in this way.

Vimutti means liberation. Ceto-vimutti is liberation that comes from the strength of mind that has been trained in samādhi to the maximum level. It's like those trees that need lots of water to flourish. The other kinds of trees only need a small amount of water. With too much water they just die. It's their nature to grow and thrive requiring only small amounts of water. So the Buddha taught that there are two kinds of liberation from the defilements, ceto-vimutti and paññā-vimutti. To gain liberation, it requires both wisdom and the power of samādhi. Is there any difference between samādhi and wisdom?

Ajahn Chah: Thì đó là điều tra quán xét về tính vô- thường. Những trạng thái tĩnh lặng của tâm kéo dài được bao lâu? (Hay thậm chí đạt định sâu, tầng định sâu đó kéo dài được mấy giờ, mấy ngày?). Cái sự ngồi thiền với trạng thái tâm xao lãng là không chắn chắn. Nó sẽ thay đổi. Còn sự ngồi thiền có kết quả tốt và tâm đã tiến vào trạng thái định, thì sự đó cũng không chắn chắn. Tất cả mọi trạng thái đều là vô thường. Đó là lẽ thực, và sự hiểu biết lẽ thực vô-thường đó chính là trí-tuệ. Trí tuệ xuất phát từ sự hiểu biết đó. Hiểu biết được lẽ thật đó rồi thì ta còn dính chấp chi vào điều gì nữa? Ta đâu cần phải suy này nghĩ nọ về các trạng thái đó của tâm, ta chỉ cần duy trì quán sát cái đang diễn ra trong tâm. (Quan sát nhìn thấy nó xong rồi buông bỏ luôn. Nó chỉ là vô thường; ta đâu còn dính theo nó làm gì, vì ta đã biết nó chỉ là vô thường). Ngay khi ta điều tra, ta cứ nghi vấn và thâm nhập, cứ thâm nhập và soi chiếu sâu hơn vào bản tính vô thường. Duy trì sự chánh-niệm vào ngay điểm này—ta không cần phải để ý chỗ nào khác. Chẳng mấy chốc, tâm sẽ tĩnh lặng, như ý ta đã muốn.

Việc thiền tập với niệm chữ "Buddho" [Đức Phật] không làm tâm tĩnh lặng, việc thực tập chú tâm vào hơi-thở cũng không làm tâm bình an là do bởi thầy đang bị dính vào cái tâm xao lãng. Khi niệm chữ "Buddho" hay khi chú vào hơi thở, nếu thấy tâm không được tĩnh lặng, ta nên quán niệm về sự không-chắc-chắn và đừng nên nghĩ đến vấn đề tâm đang tĩnh lặng hay không tĩnh lặng. Ngay cả khi tâm được tĩnh lạng, đừng dính vào điều đó bởi điều đó có thể che mờ ta, nó có thể làm cho ta coi trọng trạng thái đó. Thầy phải biết dùng trí khôn để đối trị với cái tâm ngu mờ lúc đó. Khi tâm được tĩnh lặng, thầy chỉ cần biết vậy và chỉ coi đó là một dấu hiệu việc thiền tập đang đi đúng hướng. Nếu tâm không được bình an, thầy chỉ cần nhận biết tâm đang bị ngu mờ xao lãng như vậy, không ích gì phải để ý hay kháng cự với thực trạng đó. Khi tâm được bình an, chỉ cần biết rõ tâm được bình an, nhưng phải quán niệm rằng trạng thái đó chỉ là không chắc chắn. Khi tâm bị xao lãng, quán sát sự không-an đó và chỉ cần biết thực trạng như vậy, chỉ cần tâm niệm rằng sự xao lãng của tâm cũng là không chắc chắn. Tĩnh lặng hay xao lãng đều là vô thường, đều không chắc chắn.

Nếu các thầy thiết lập được loại trí tuệ minh sát này, thì sự dính chấp ràng buộc vào cảm nhận có một cái 'ta' (ngã chấp) sẽ sụp đổ ngay từ khi các thầy bắt đầu đối diện và điều tra nó. Khi tâm bị kích động, ngay thời khắc các thầy quán chiếu về bản tính không-chắc-chắn của trạng thái đó, thì cái cảm nhận về cái 'ta' vốn đã được thổi phòng lên từ sự dính chấp, giờ sẽ bị xẹp xuống. Giống như chiếc thuyền phao bị xì hơi, nó bắt đầu xẹp lại, cảm giác về cái 'ta' tự hồi nào giờ cũng bị xẹp lép. Hãy tự mình tu tập quán xét chỗ này. Vấn đề rắc rối là các thầy thường không bắt kịp ý nghĩ ngu mờ lướt qua quá nhanh. Ngay khi nó khởi sinh, cảm nhận về cái 'ta' lập tức hình thành xung quanh sự động vọng của tâm, nhưng ngay khi người tu biết soi xét quán chiếu tính chất vô thường của trạng thái đó, thì sự dính-chấp vào một cái 'ta thường hằng' sẽ sụp đỗ ngay. (Khi ta nhìn thấy mọi thứ khởi sinh đều là vô thường và biến diệt, thì ta đâu còn chỗ nào để tin chấp vào một cái 'ta' cố định thường hằng như thực nữa).

Hãy tự mình nhìn vào chỗ này. Cứ liên tục nghi vấn và xem xét sâu hơn và sâu hơn nữa vào bản chất của sự dính chấp. Thông thường, các thầy quên dừng lại và nghi vấn về sự động vọng trong tâm. Nhưng các thầy cần phải kiên nhẫn và cảm nhận được cái cách của mình. Cứ để cho những sự phóng tâm động vọng đó diễn ra theo tiến trình của nó, và ta từ từ cảm nhận được cách của mình. Các thầy thường không xem xét nó, nhưng các thầy cần phải kiên định để định hướng sự chú tâm vào đó, phải vững chắc và đừng để cho nó có chỗ nào ở lại/có mặt trong tâm. Nhưng mỗi lần tôi giảng, các thầy thường khó chịu, phàn nàn: "Ông Sư già này suốt ngày chỉ có nói về cái sự vô-thường và bản chất biến-đổi của mọi thứ". Mới vừa nghe, các thầy đã thấy khó chịu và muốn bỏ đi chỗ khác. "Sư Ông chỉ có một giáo lý đó nói hoài thôi... chỉ luôn nói mọi thứ đều không chắn chắn". Nếu các thầy thực sự đã nghe đủ và thấy chán nghe với giáo lý này, vậy các thầy cứ đi chỗ khác và thiền tập theo cách của mình cho đến khi nào các thầy có đủ trí khôn tìm thấy sự tự-tin và một sự chắc-chắn thường-hằng nào đó trong tâm mình. Cứ đi và tu thử đi. Tôi chỉ sợ chẳng bao lâu, hổng chừng các thầy cũng quay lại đây!. Nói là nói vậy, chứ tôi rất mong các thầy cố gắng khắc ghi những giáo lý này vào trí nhớ, cất giữ chúng trong tâm và trái tim mình. Rồi hãy lên đường và thử tu du hành kiểu thudong. Nếu tu hoài mà vẫn không đi đến hiểu biết và nhìn thấy sự thật theo cách tôi đã chỉ dạy, thì các thầy sẽ khó mà tìm thấy nhiều sự bình-an. Dù các thầy có đi đâu ở đâu, các thầy cũng khó có được sự bình an thư thái trong tâm mình. Các thầy cũng khó tìm ra nơi nào để có thể thiền tập thực sự. Tôi đồng ý rằng việc thiền tập chính quy trong chùa để phát triển định lực (samādhi) là điều tốt. Các thầy có quen với chữ ceto-vimutti and paññā-vimutti không? Các thầy có hiểu nghĩa của chúng là gì không? Vimutti có nghĩa là sự giải thoát khỏi những ô nhiễm lậu hoặc (āsava). Có hai cách tâm đạt được sự giải thoát: ceto-vimutti [giải thoát ở-tâm] là sự giải thoát có được nhờ định tâm (samādhi) được tu tập và hoàn thiện đến mức độ mạnh mẽ và tinh lọc nhất (ví dụ như tầng thiền định jhana). Nói về thiền tập, trước tiên người tu tập khả năng khống chế hoàn toàn các ô nhiễm nhờ định-lực, và sau đó chuyển qua tu tập phát triển trí tuệ, để cuối cùng đạt đến sự giải thoát. Còn paññā-vimutti [giải thoát nhờ-trí tuệ] có nghĩa là sự giải thoát có được từ dòng chảy ra nơi người tu phát triển định (samādhi) đến một mức độ ở đó tâm hoàn toàn tập trung nhất-điểm và vững-chắc đủ để hỗ trợ và duy trì trí tuệ minh sát, rồi từ đó dẫn dắt đến việc xuyên phá những ô nhiễm.

(Chỗ này ý là vầy: ceto-vimutti tạm dịch là "sự giải thoát của/ở/từ tâm", tức là người tu tu tập thiền định đạt đến những tầng thiền định thâm sâu, từ đó tâm tự nó khởi sinh ra trí tuệ và giải thoát. Còn paññā-vimutti: tạm dịch là "sự giải thoát nhờ-trí- tuệ", tức người tu tu tập sự định tâm (samādhi) đạt một mức (tầng thiền định) vừa đủ và dùng nó để hỗ trợ cho việc thiền quán để đạt đến một trí tuệ minh sát giúp giải thoát.

(Sự giải thoát tâm trực tiếp hay sự giải thoát của/ở tâm là người tu tu thiền định đạt đến tất cả tám tầng thiền định sắc giới và vô sắc giới, rồi tâm tự chuyển biến và chứng đắc sự giải thoát. Còn sự giải thoát nhờ-trí-tuệ là người tu có thể chỉ cần chứng đắc chỉ một tầng thiền định nào đó, và dùng trạng thái định sâu đó để hỗ trợ phát triển trí tuệ minh sát. Và nhờ có trí tuệ minh sát (sự hiểu biết), người tu nhìn thấy sự thật của tất cả mọi thứ đúng như chúng thực là, và người tu buông bỏ hết tất cả mọi ô nhiễm và gông cùm để đạt đến giải thoát).

Hai loại giải thoát này được ví như những loại cây khác nhau. Một số loài cây lớn lên ra hoa kết quả nhờ tưới nhiều nước, nhưng những loài khác có thể chết đi nếu ta tưới nhiều nước. Với những cây kỵ nước, ta chỉ nên tưới một ít nước, chỉ vừa đủ để nó lớn lên và ra hoa kết quả. Ví dụ những loài cây như cây thông, nó mọc trên đất cao khô trên rừng, nếu chúng ta tưới nhiều nước nó sẽ chết ngay. Thấy thì lạ, nhưng sự thật là vậy, chỉ cần nhìn vào những loài cây như cây thông ở đây. Nó nhìn có vẻ đang bị khô nước và khó mà sống nỗi, nhưng nó sống khô như vậy đó, nó chỉ cần ít nước là hoàn hảo. Hãy nghĩ về điều này. Ai cũng thắc mắc không biết nó lấy đâu ra nước để nuôi sống thân cây to lớn như vậy. Nhưng những loài cây khác thì cần phải có rất nước thì mới phát triển lớn lên được. Đó là những loài cây có rễ mọc sâu mọc xa khắp nơi để hút nước lên thân, thậm chí nhiều loài cây có cả rễ cây trên thân để hút nước từ trong không khí thì mới đủ sống; ví dụ như cây đa, cây si... Còn có những loài cây khác người ta chỉ cần bỏ vô chậu, treo lên không, không hề tưới nước, vậy mà chúng vẫn sống tốt và sống lâu. Mỗi loài một đặc điểm, có loài cần nước nhiều, có loài cần nước ít. Cũng giống như hai loại giải-thoát vừa mới nói. Các thầy có hiểu không? Đó chỉ là do chúng khác nhau theo cách tự nhiên của mỗi loại.

Vimutti là sự giải-thoát. Ceto-vimutti là sự giải-thoát có được từ sức mạnh của cái tâm đã được tu tập đến những mức độ định (samādhi) tối đa và thâm sâu nhất (đó là các tầng thiền định sắc giới và vô sắc giới). Loại giải-thoát này giống như những cây cần rất nhiều nước để sinh trưởng và ra hoa kết quả. Những loại hác thì cần ít nước, nước nhiều quá chúng sẽ chết. Chúng chỉ cần một ít nước là đủ sinh trưởng và ra hoa kết quả. Do vậy, Phật đã dạy về hai loại giải thoát khỏi những ô nhiễm, loại giải thoát ở-tâm (ceto-vimutti) và loại giải thoát nhờ-trí-tuệ (paññā-vimutti). Để đạt đến sự giải thoát, người tu cần phải có cả hai thứ là năng lực định tâm (định lực) và sự hiểu biết (trí tuệ). Vậy định và tuệ có thực sự khác nhau hay không?

Venerable S: No.

Ajahn Chah: Why do they give them different names? Why is there this split between ceto-vimutti and paññā-vimutti?

Venerable S: It's just a verbal distinction.

Ajahn Chah: That's right. Do you see it? If you don't see this, you can very easily go running around labelling and making such distinctions and even get so carried away that you start to lose your grip on reality. Actually though, each of these two kinds of liberation does have a slightly different emphasis. It wouldn't be correct to say that they were exactly the same, but they aren't two different things either. Am I correct if I answer in this way? I will say that these two things are neither exactly the same, nor different. This is the way I answer the question. You must take what I have said away with you and reflect on it.

Talking about the speed and fluency of mindfulness makes me think of the time I was wandering alone and having come across an old abandoned monastery in the course of my travels, set up my umbrella and mosquito net to camp there and practise meditation for a few days. In the grounds of the monastery there were many fruit trees, the branches of which were laden with ripe fruit. I really wanted to eat some but I didn't dare to because I was afraid that the trees were the property of the monastery and I hadn't received permission to take any. Later on a villager came by with a basket and seeing that I was staying there, asked me for permission to pick the fruit. Perhaps they asked me because they thought I was the owner of the trees. Reflecting on it, I saw that I had no real authority to give them permission to take the fruit, but that if I forbade them they would criticise me as being possessive and stingy with the monastery's fruit trees - either way there would be some harmful results. So I replied to the layperson: ''Even though I'm staying in this monastery, I'm not the owner of the trees. I understand you want some of the fruit. I won't forbid you from taking any, but I won't give you permission either. So it's up to you.'' That's all it needed: they didn't take any! Speaking in this way was actually quite useful; I didn't forbid them, but I didn't give them permission either, so there was no sense of being burdened by the matter. This was the wise way to deal with such a situation - I was able to keep one step ahead of them. Speaking that way produced good results then and it's still a useful way of speaking to this day. Sometimes if you speak to people in this unusual manner it's enough to make them wary of doing something wrong.

What do they mean by temperament (carita)?

Thầy S: Dạ thưa không.

Ajahn Chah: Vậy tại sao người ta đặt thành những tên gọi khác nhau như vậy? Và tại sao có sự phân biệt hai loại giải thoát ở-tâm (ceto-vimutti) và sự giải thoát nhờ-trí-tuệ (paññā-vimutti) như vậy?

Thầy S: Sự phân biệt đó chỉ là cách nói.

Ajahn Chah: Đúng vậy. Thầy có hiểu không?. Nếu không hiểu điều này, có thể thầy sẽ đi khắp nơi đặt tên, dán nhãn, và phân biệt tùm lum, đến mức quên mất cái gì là thực-tại mà mình cần phải nắm được. Đúng thực hai loại giải thoát đó chỉ là vậy. Nhưng, mỗi loại có nhấn mạnh chút ít theo nghĩa của nó. Nếu nói hai loại là một thì không đúng, mà nếu nói hai loại là khác nhau thì cũng không đúng. Tôi trả lời như vậy thầy thấy đúng không? Tôi nói hai loại không phải là một, nhưng cũng không khác nhau. Đây là cách tôi trả lời. Thầy nên nhận lấy câu trả lời của tôi, và mang về suy xét thêm về nó.

Khi nói về tốc độ và sự trôi chảy của chánh-niệm làm tôi nhớ đến thời tôi còn đi tu du hành lang thang một mình, và trên đường đi có lần tôi gặp một ngôi chùa bị bỏ hoang, tôi ở lại đó che lều và lưới muỗi để ngồi thiền vài ngày ở đó. Trong đất chùa có nhiều cây ăn trái đang sum sê trĩu quả. Tôi muốn hái vài trái để ăn, nhưng tôi chánh niệm rằng đó là đồ của chùa, và tôi chưa được ai cho phép để ăn. (Nếu ăn thứ không được cho là phạm giới luật). Rồi sau đó có nhiều dân làng mang rổ đến, họ định hái. Họ nghĩ tôi là người ở chùa nên xin phép tôi. Tôi từ chối thì sợ họ buồn lòng, nhưng cho phép thì đâu phải là của tôi mà cho phép cũng nên cũng không đúng. Đường nào cũng không đặng. Nên tôi đã trả lời họ rằng: "Mặc dù tôi đang ở đây, nhưng tôi không phải là chủ của mấy cây trái này, vì vậy tôi không có quyền cho phép bà con hái trái; nhưng tôi cũng không cấm bà con làm điều đó". Sau khi nghe tôi nói vậy, họ không hái trái nào cả. Tôi nghĩ trả lời như vậy thiệt là hữu ích, không làm mích lòng ai, và cũng không để họ hái trái mà dính nghiệp lấy trộm của chưa được cho. Đôi khi ta cần phải suy xét và nói theo cách không-thường như vậy thì sẽ đem lại hiệu quả hiểu biết, hơn là cách nói thông-thường.

Ajahn Chah: Người ta nói về căn tính hay tính khí (carita), nó nghĩa là gì?

Bhikkhu A.: Temperament? I'm not sure how to answer that.

Ajahn Chah: The mind is one thing, temperament is another and the wisdom faculty another. So how do you train with this? Contemplate them. How do they talk about them? There is the person of lustful temperament, hateful temperament, deluded temperament, intelligent temperament and so on. Temperament is determined by those mental states within which the mind attaches and conceals itself most often. For some people it's lust, for others it's aversion. Actually, these are all just verbal descriptions of the characteristics of the mind, but they can be distinguished as distinct from each other.

So you've been a monk for six years already. You've probably been running after your thoughts and moods long enough - you've already been chasing them for many years. There are quite a few monks who want to go and live alone and I've got nothing against it. If you want to live alone then give it a go. If you're living in a community, stick with it. Neither is wrong - if you don't reflect in the wrong way. If you are living alone and caught into wrong thinking, that will prevent you benefiting from the experience. The most appropriate kind of place for practising meditation is somewhere quiet and peaceful. But when a suitably peaceful place is not available, if you are not careful your meditation practice will just die. You'll find yourself in trouble. So be careful not to scatter your energy and awareness by seeking out too many different teachers, different techniques or places to meditate. Gather together your thoughts and focus your energy. Turn attention inwards and sustain awareness on the mind itself. Use these teachings to observe and investigate the mind over a long period of time. Don't discard them; keep them with you as a subject for reflection. Look at what I've been saying about all conditioned things being subject to change. Impermanence is something to investigate over time. It won't take long before you gain clear insight into it. One teaching a senior monk gave me when I was new to meditation that has stuck with me is simply to go ahead and train the mind. The important thing is not to get caught up in doubting. That's enough for now.

Tỳ kheo A: Tính khí? Con không chắc, con không giải đáp hết được chỗ này, thưa thầy.

Ajahn Chah: Tâm là một căn, căn tính là một căn, và trí khôn là một căn khác. Vậy làm sao chúng ta tu tập với điều này? Chúng ta quán xét về chúng. Họ nói về chúng ra sao? Có người có căn tính tham, có người có căn tính sân, có người căn tính si, có người có căn tính thông minh... vân vân. Căn tính hay tính khí được quyết định bởi những trạng thái tâm ở đó tâm thường xuyên dính vào và thường xuyên bộc lộ ra. Có người luôn nổi sân và bộc lộ tính sân; có người luôn tham lam và luôn bộc lộ tính tham. Thực ra, tất cả chỉ là do cách nói để chỉ về những đặc tính của tâm, nhưng những đặc tính đó có thể được quy coi là cái tính-khí riêng của người này hoặc người khác.

Thầy đã là Tỳ kheo được sáu năm. Có lẽ thầy đã từng chạy theo những ý nghĩ và trạng thái tâm của mình nhiều lắm rồi – chúng ta cứ chạy theo tâm đã nhiều năm lắm rồi. Có nhiều Tỳ kheo muốn đi sống và tu một mình, và tôi chẳng có gì để phản đối điều đó. Nếu thầy nào muốn đến đâu để sống tu một mình thì cứ đi. Nhưng nếu thầy nào muốn ở lại sống tu với tăng đoàn trong chùa này thì cứ ở lại. Cách nào cũng không sai – nếu thầy không suy xét một cách sai lạc, nếu thầy biết suy xét một cách khôn khéo. Nếu thầy sống tu một mình và dính vào những ý nghĩ sai lạc, điều đó không giúp thầy có được ích lợi gì từ việc sống tu một mình đó. Nơi thích hợp nhất để tu thiền là nơi yên tĩnh và bình an. Nhưng nếu không có những nơi thích hợp như vậy, thầy phải biết cẩn trọng học cách biết hài-lòng, nếu không thì sự tu thiền của thầy sẽ chết chắc. Nếu không thầy sẽ gặp toàn rắc rối. Cũng từ lý này, các thầy cũng nên thực sự cẩn trọng, dùng năng lượng và ý thức tỉnh giác để tu tập, đừng tiêu tốn năng lượng và ý thức vào những việc như: luôn tìm thầy này thầy nọ để học đạo, luôn tìm nơi này nơi nọ mình nghĩ thích hợp cho việc tu thiền. Hãy gom những ý nghĩ lại và hội tụ những năng lượng lại. Rồi hướng sự chú-tâm vào bên-trong và duy-trì sự ý thức tỉnh-giác vào ngay cái tâm này. Hãy dùng những giáo lý này để quán sát và điều tra cái tâm liên- tục trong một thời gian dài. Đừng bỏ lơ việc quán sát và điều tra, hãy duy trì chúng như một chủ-đề thiền quán vậy. Hãy nhìn kỹ, coi xét những lời tôi nói về "tất cả mọi thứ hữu vi đều luôn thay đổi và vô thường". Lẽ vô-thường là cái để người tu điều tra quán xét xuyên suốt mọi lúc mọi nơi. Chẳng bao lâu các thầy sẽ đạt được trí tuệ minh sát nhìn thấu cái lẽ thực vô- thường đó. Một vị sư thầy của tôi trước kia đã dạy cho tôi rằng: "cứ bước vào thiền và tập luyện cái tâm"—lời dạy này còn thấm mãi trong tôi. Điều quan trọng là đừng để dính nghi ngờ, các hãy tạm dẹp bỏ mọi nghi ngờ về cách tu và kết quả tu tập, cứ bước vào thiền tập rồi sẽ thấy. Bữa nay tôi nói với các thầy tới đây là đủ rồi.


Chương 55

OPENING THE DHAMMA EYE - MỞ CON MẮT GIÁO PHÁP

Some of us start to practise, and even after a year or two, still don't know what's what. We are still unsure of the practice. When we're still unsure, we don't see that every thing around us is purely Dhamma, and so we turn to teachings from the Ajahns. But actually, when we know our own mind, when there is sati to look closely at the mind, there is wisdom. All times and all places become occasions for us to hear the Dhamma.

Nhiều người chúng ta khi mới tu hoặc thậm chí đã tu được một vài năm thì vẫn chưa biết được cái gì là cái gì. Chúng ta vẫn chưa tin chắc vào việc tu tập. Khi chúng ta vẫn còn chưa tin tưởng việc tu tập thì chúng ta vẫn chưa nhìn thấy mọi thứ xung quanh ta chính Giáo Pháp, và chúng ta vẫn còn dựa dẫm vào những lời chỉ dạy của các sư thầy. Nhưng thực là, khi chúng ta hiểu biết tâm chúng ta, khi đã có được sự chánh niệm (sati) để nhìn sâu sát vào trong tâm, thì trí tuệ sẽ phát sinh. Tất cả mọi lúc và mọi nơi đều là cơ hội để chúng ta nghe thấy Giáo Pháp.

We can learn Dhamma from nature, from trees for example. A tree is born due to causes and it grows following the course of nature. Right here the tree is teaching us Dhamma, but we don't understand this. In due course, it grows and grows until it buds, flowers and fruit appear. All we see is the appearance of the flowers and fruit; we're unable to bring this within and contemplate it. Thus we don't know that the tree is teaching us Dhamma. The fruit appears and we merely eat it without investigating: sweet, sour or salty, it's the nature of the fruit. And this is Dhamma, the teaching of the fruit. Following on, the leaves grow old. They wither, die and then fall from the tree. All we see is that the leaves have fallen down. We step on them, we sweep them up, that's all. We don't investigate thoroughly, so we don't know that nature is teaching us. Later on the new leaves sprout, and we merely see that, without taking it further. We don't bring these things into our minds to contemplate.

Chúng ta có thể học Giáo Pháp từ tự nhiên, ví dụ từ cây cỏ. Cây được sinh ra từ những nguyên nhân và nó lớn lên theo tiến trình tự nhiên. Ngay đây cái cây cũng đang dạy chúng ta về Giáo Pháp, nhưng chúng ta không hiểu đó thôi. Theo tiến trình tự nhiên, nó lớn dần dần lên, đến khi búp, hoa, và trái xuất hiện. Chúng ta chỉ nhìn thấy hoa và trái, nhưng không thể đưa nó vào nội tâm để suy xét và chánh niệm về nó. Do vậy chúng ta không biết cây dạy Giáo Pháp cho chúng ta. Trái xuất hiện và chúng ta chỉ biết ăn nó mà không suy xét điều gì; chỉ biết các vị chua, ngọt, chát là những vị của trái cây. Nhưng cây dạy ta về Giáo Pháp sinh diệt, cây phô bày câu chuyện sinh ra, lớn lên, ra hoa, ra trái, rồi già đi, héo tàn, rồi chết, rồi bị chặt bỏ...và một ngày nào đó, những chồi non lại mọc lên, và cứ tiếp tục tiến trình sinh, lớn lên, già, chết như vậy. (Cũng như kiếp người). Nhưng chúng ta không để ý, không chánh niệm và không nhìn thấy lẽ thực đó từ tự nhiên.

If we can bring all this inwards and investigate it, we will see that the birth of a tree and our own birth are no different. This body of ours is born and exists dependent on conditions, on the elements of earth, water, wind and fire. It has its food, it grows and grows. Every part of the body changes and flows according to its nature. It's no different from the tree; hair, nails, teeth and skin - all change. If we know the things of nature, then we will know ourselves.

Nếu chúng ta biết mang tiến trình sống chết của cây cối vào trong tâm và suy xét về nó, ta sẽ thấy được sự sinh của cây và sự sinh của chúng ta là không khác nhau. Thân này của chúng ta được sinh ra và tồn tại tùy theo những điều kiện, tùy theo sự kết hợp của các yếu tố đất, nước, khí, nhiệt. Nó cũng nhận được thức ăn thực dưỡng, và lớn lên, lớn lên. Tất cả mọi bộ phận của thân đều thay đổi và biến chuyển theo bản chất tự nhiên của chúng. Cũng không khác với cây cối: tóc, móng, răng và da—tất cả đều thay đổi. Nếu chúng ta hiểu biết mọi thứ của tự nhiên, thì chúng ta hiểu biết mọi thứ của ta.

People are born. In the end they die. Having died they are born again. Nails, teeth and skin are constantly dying and re-growing. If we understand the practice then we can see that a tree is no different from ourselves. If we understand the teaching of the Ajahns, then we realize that the outside and the inside are comparable. Things which have consciousness and those without consciousness do not differ. They are the same. And if we understand this sameness, then when we see the nature of a tree, for example, we will know that it's no different from our own five 'khandhas' - body, feeling, memory, thinking and consciousness. If we have this understanding then we understand Dhamma. If we understand Dhamma we understand the five 'khandhas', how they constantly shift and change, never stopping.

Người ta được sinh ra. Cuối cùng phải chết. Sau khi chết họ được tái sinh. Tóc, móng, răng và da lại chết đi liên tục và ra lại liên tục. Nếu chúng ta biết tu tập như vậy thì sẽ thấy cây cỏ chẳng khác chúng ta. Nếu chúng ta hiểu được ý dạy của các sư thầy, thì chúng ta nhận biết được cây cỏ bên ngoài và bản thân ta là có thể so sánh với nhau. Loài có ý thức và loài không có ý thức cũng không khác nhau. Tất cả đều như nhau. Nếu hiểu được sự tương đồng giữa cây cỏ, vạn vật và con người, chúng ta sẽ thấy năm tập hợp uẩn (khandha) tạo nên con người chúng ta cũng mang bản chất như vậy—từ thân, cảm giác, nhận thức, ý nghĩ, và thức—đều mang tính chất như vậy. Nếu hiểu được bản chất thân-tâm của mình, ta sẽ hiểu được Giáo Pháp. Ngược lại, nếu hiểu được Giáo Pháp, ta hiểu được năm uẩn, về cách chúng liên tục biến đổi và thay đổi, chúng không bao giờ ngừng thay đổi, chúng sinh diệt không ngừng.

So whether standing, walking, sitting or lying we should have sati to watch over and look after the mind. When we see external things it's like seeing internals. When we see internals it's the same as seeing externals. If we understand this then we can hear the teaching of the Buddha. If we understand this, then we can say that Buddha-nature, the 'one who knows', has been established. It knows the external. It knows the internal. It understands all things which arise.

Do vậy, dù đang đứng, đang ngồi, đang đi hay đang nằm, chúng ta nên có chánh niệm (sati) để quan sát cái tâm. Khi nhìn những thứ bên ngoài thì cũng giống như nhìn những thứ bên trong. Và ngược lại. Nếu hiểu được vậy là hiểu được lời dạy của Phật. Nếu hiểu được vậy, ta có thể nói cái Phật-tính, tức là cái "người biết", đã được thiết lập. Nó rõ biết thứ bên ngoài. Nó rõ biết thứ bên trong. Nó hiểu biết tất cả mọi thứ khởi sinh.

Understanding like this, then sitting at the foot of a tree we hear the Buddha's teaching. Standing, walking, sitting or lying, we hear the Buddha's teaching. Seeing, hearing, smelling, tasting, touching and thinking, we hear the Buddha's teaching. The Buddha is just this 'one who knows' within this very mind. It knows the Dhamma, it investigates the Dhamma. It's not that the Buddha who lived so long ago comes to talk to us, but this Buddha-nature, the 'one who knows' arises. The mind becomes illumined.

Hiểu được như vậy, khi ngồi bên dưới gốc cây chúng ta nghe thấy lời Phật dạy. Đứng, đi, ngồi, nằm, chúng ta nghe thấy lời Phật dạy. Khi đang nhìn, đang nghe, đang ngửi, đang nếm, đang chạm xúc và đang suy nghĩ, chúng ta nghe thấy lời Phật dạy. Phật đơn giản là cái "người biết" ngay bên trong tâm này. Nó (người biết) biết Giáo Pháp. Nó biết điều tra tìm hiểu Giáo Pháp. Đó không phải là Đức Phật đã sống mấy ngàn năm trước nay hiện về nói với chúng ta, nhưng đó là Phật-tính, là cái "người biết" khởi sinh. Tâm trở nên tỏ sáng.

If we establish the Buddha within our mind then we see everything, we contemplate everything, as no different from ourselves. We see the different animals, trees, mountains and vines as no different from ourselves. We see poor people and rich people - they're no different from us. Black people and white people - no different! They all have the same characteristics. One who understands like this is content wherever he is. He listens to the Buddha's teaching at all times. If we don't understand this, then even if we spend all our time listening to teachings from the Ajahns, we still won't understand their meaning.

Nếu chúng ta thiết lập Phật bên trong tâm chúng ta thì chúng ta sẽ biết mọi thứ, chúng ta chánh niệm mọi thứ, mọi thứ chẳng khác gì chúng ta. Chúng ta nhìn thấy những thú vật, những cây cỏ, những núi non là cũng không khác với bản thân chúng ta. Chúng ta nhìn thấy người nghèo và kẻ giàu, họ cũng chẳng khác với chúng ta. Người da đen và da trắng cũng không khác nhau với chúng ta! Tất cả họ cũng có chung những tính chất. Ai hiểu được chỗ tương đồng này sẽ luôn thấy hài lòng với bản thân mình dù mình là ai. Ai hiểu như vậy là luôn lắng nghe lời dạy của Phật. Nếu chúng ta không hiểu được như vậy thì dù có bỏ ngày bỏ tháng ra ngồi nghe hết thầy này đến sư khác chúng ta cũng chẳng hiểu được nghĩa gì.

The Buddha said that enlightenment of the Dhamma is just knowing nature, the reality which is all around us, the nature which is right here. If we don't understand this nature we experience disappointment and joy, we get lost in moods, giving rise to sorrow and regret. Getting lost in mental objects is getting lost in nature. When we get lost in nature then we don't know Dhamma. The Enlightened One merely pointed out this nature.

Phật đã dạy rằng sự giác ngộ Giáo Pháp đơn giản chỉ là sự biết về tự nhiên, về thực tại xung quanh chúng ta; tự nhiên đang có mặt ngay đây. Nếu ta không hiểu đường lối của tự nhiên thì khi ta trải nghiệm khổ và sướng ta bị lạc tâm theo những sướng khổ đó, ta tạo ra ưu sầu và tiếc nuối. Bị lạc theo những đối tượng của tâm là bị lạc theo mọi sự của tự nhiên. Khi chúng ta bị lạc theo tự nhiên thì chúng ta không thấy được Giáo Pháp. Người Giác Ngộ thì chỉ nhìn thấy tự nhiên (chứ không bị lạc theo mọi sự của tự nhiên).

Having arisen, all things change and die. Things we make, such as plates, bowls and dishes, all have the same characteristic. A bowl is moulded into being due to a cause, man's impulse to create, and as we use it, it gets old, breaks up and disappears. Trees, mountains and vines are the same, right up to animals and people.

Sau khi khởi sinh, tất cả mọi thứ đều thay đổi và chết đi. Những thứ chúng ta làm như dĩa, tô, chén...cũng đều có cùng tính chất đó. Một cái dĩa được làm ra từ các điều kiện nhân duyên, như chất liệu, ý muốn và công sức của người làm, và sau đó chúng ta dùng; rồi nó mỗi ngày cũ đi, sứt mẻ, bể và biến mất. Cây cối, núi non, vườn tược cũng như vậy, thú vật và con người cũng vậy: sinh rồi diệt, có rồi mất.

When Aññā Kondañña, the first disciple, heard the Buddha's teaching for the first time, the realization he had was nothing very complicated. He simply saw that whatever thing is born, that thing must change and grow old as a natural condition and eventually it must die. Aññā Kondañña had never thought of this before, or if he had it wasn't thoroughly clear, so he hadn't yet let go, he still clung to the khandhas. As he sat mindfully listening to the Buddha's discourse, Buddha-nature arose in him. He received a sort of Dhamma 'transmission' which was the knowledge that all conditioned things are impermanent. Any thing which is born must have ageing and death as a natural result.

Khi ngài Aññā Kondañña (Kiều Trần Như), vị đệ tử đầu tiên của Phật khi nghe Phật thuyết pháp lần đầu, sự chứng ngộ của ngài không có gì là phức tạp, khó hiểu. Ngài chỉ đơn giản nhìn ra rằng bất cứ thứ gì sinh ra, nó đều thay đổi theo điều kiện tự nhiên, rồi già cũ, và cuối cùng phải chết đi. Ngài Kondañña đã chưa bao giờ nghĩ đến lẽ này trước đó, hoặc nếu có nghĩ thì cũng chưa rõ ràng, do vậy ngài đã chưa buông bỏ được, ngài đã vẫn còn dính chấp vào thân năm uẩn. Khi ngài ngồi chú tâm lắng nghe lời giảng của Đức Phật, Phật-trí của ngài đã khởi sinh trong ngài. Ngài nhận được một sự 'truyền đạt' từ Phật, đó là sự hiểu biết (tri kiến) rằng tất cả mọi thứ có điều kiện đều là vô thường và không bền chắc. (Mọi thứ hữu vi đều vô thường). Mọi thứ được sinh ra đều phải bị thay đổi, già cỗi và chết. Đó là tiến trình tự nhiên.

This feeling was different from anything he'd ever known before. He truly realized his mind, and so 'Buddha' arose within him. At that time the Buddha declared that Aññā Kondañña had received the Eye of Dhamma.

Cảm giác này là chưa từng có đối với ngài. Ngài thực sự nhận biết cái tâm và Phật-trí đã khởi sinh trong ngài. Ngay lúc đó, Phật đã tuyên bố rằng ngài Kondañña đã có được Con mắt Giáo Pháp.

What is it that this Eye of Dhamma sees? This Eye sees that whatever is born has ageing and death as a natural result. 'Whatever is born' means everything! Whether material or immaterial, it all comes under this 'whatever is born'. It refers to all of nature. Like this body for instance - it's born and then proceeds to extinction. When it's small it 'dies' from smallness to youth. After a while it 'dies' from youth and becomes middle-aged. Then it goes on to 'die' from middle-age and reach old-age, finally reaching the end. Trees, mountains and vines all have this characteristic.

Con mắt Giáo Pháp này nhìn thấy điều gì? Nó nhìn thấy lẽ thật là bất kỳ thứ gì được sinh ra đều bị già và chết; đó là quy luật tự nhiên. 'Bất kỳ thứ gì được sinh ra' có nghĩa là mọi thứ trên đời. Dù là dưới dạng vật chất hay phi vật chất, tất cả đều là những thứ 'được sinh ra'. Chỗ này là chỉ tất cả mọi pháp trên thế gian. Như thân này, nó được sinh ra và biến diệt. Có cái sinh ra chết liền. Có cái sinh ra, lớn lên và chết. Có cái sinh ra, lớn lên, già hư và chết. Có cái tuổi ngắn, có cái tuổi thọ hơn. Nhưng tất cả tiến trình đó là như vầy: Sau khi 'sinh' ra, nó chết và biến thành 'nhỏ trẻ'. Đến đoạn 'nhỏ trẻ', nó chết và biến thành 'lớn trung'. Đến đoạn thành 'lớn trung', nó chết và biến thành cái 'già lão'. Đến đoạn thành 'già lão', nó chết và 'chấm dứt' luôn. Cây cối, núi non, vườn tược đều có cùng tính chất như vậy.

So the vision or understanding of the 'one who knows' clearly entered the mind of Aññā Kondañña as he sat there. This knowledge of 'whatever is born' became deeply embedded in his mind, enabling him to uproot attachment to the body. This attachment was 'sakkāyaditthi'. This means that he didn't take the body to be a self or a being, he didn't see it in terms of 'he' or 'me'. He didn't cling to it. He saw it clearly, thus uprooting sakkāyaditthi.

Do vậy, tầm nhìn và tri kiến của cái "người biết" đã rõ ràng tiến vào tâm của ngài Kondañña khi ngài đang ngồi đó. Tri kiến (sự hiểu biết) về 'những thứ được sinh ra' (những thứ hữu vi) đã thấm nhuần sâu trong tâm ngài, giúp ngài nhổ sạch sự dính chấp vào tấm thân này của ngài. Sự dính chấp đó là sự chấp thân, sự trân quý tấm thân, tức là thân kiến (sakkāya-ditthi). Có nghĩa là ngài không còn coi tấm thân này là một cái 'ta', cái 'ngã', một 'con người', ngài không còn coi thân này là một 'người' hay là một 'ai' cố định. Ngài không chấp thân là mình nữa. Ngài đã nhìn thấy rõ ràng, do vậy đã gỡ bỏ gông cùm 'thân kiến'.

And then vicikicchā (doubt) was destroyed. Having uprooted attachment to the body he didn't doubt his realization. Sīlabbata parāmāsa was also uprooted. His practice became firm and straight. Even if his body was in pain or fever he didn't grasp it, he didn't doubt. He didn't doubt, because he had uprooted clinging. This grasping of the body is called sīlabbata parāmāsa. When one uproots the view of the body being the self, grasping and doubt are finished with. If just this view of the body as the self arises within the mind then grasping and doubt begin right there.

Rồi sau đó gông cùm nghi ngờ (vicikicchā) cũng được tiêu diệt. Sau khi đã dẹp bỏ sự dính chấp vào thân này, ngài cũng không còn nghi ngờ gì về sự hiểu biết và giác ngộ của mình. Rồi đến gông cùm là sự dính chấp vào những lễ nghi, tục lệ (sīlabbata parāmāsa) cũng được nhổ sạch. Sự tu tập của ngài trở nên chính thẳng và đúng đắn. Ngay cả khi thân này đang đau bệnh nhức nhối, ngài cũng không nắm giữ nó nữa, ngài cũng không nghi ngờ gì nữa. Ngài không còn nghi ngờ vì ngài đã gỡ bỏ sự dính chấp (trong tâm).

So as the Buddha expounded the Dhamma, Aññā Kondañña opened the Eye of Dhamma. This Eye is just the 'one who knows clearly'. It sees things differently. It sees this very nature. Seeing nature clearly, clinging is uprooted and the 'one who knows' is born. Previously he knew but he still had clinging. You could say that he knew the Dhamma but he still hadn't seen it, or he had seen the Dhamma but still wasn't one with it.

Vậy, khi Phật nói ra Giáo Pháp, ngài Kondañña đã mở ra Con mắt Giáo Pháp. Con mắt đó đơn giản là cái "người biết rõ ràng". Nó nhìn thấy mọi thứ theo một cách khác. Nó nhìn bản chất tự nhiên của mọi thứ. Khi đã nhìn thấy rõ bản chất tự nhiên của mọi thứ, sự chấp thủ bị bứng nhổ và cái "người biết" được sinh ra. Trước kia ngài cũng biết, nhưng vẫn còn nhiều sự chấp thủ. Có thể nói theo nhiều cách: trước đó ngài đã biết Giáo Pháp, nhưng vẫn còn nhiều dính chấp; hoặc, trước đó ngài đã biết Giáo Pháp, nhưng chưa nhìn thấy Giáo Pháp, hoặc trước đó ngài đã nhìn thấy Giáo Pháp, nhưng vẫn chưa là một với Giáo Pháp.

At this time the Buddha said, ''Kondañña knows.'' What did he know? He knew nature. Usually we get lost in nature, as with this body of ours. Earth, water, fire and wind come together to make this body. It's an aspect of nature, a material object we can see with the eye. It exists depending on food, growing and changing until finally it reaches extinction.

Đức Phật đã nói rằng "Ngài Kondañña thấy biết". Biết gì? Ngài thấy biết mọi sự của tự nhiên. Thường thì chúng bị lạc theo mọi sự của tự nhiên, lạc tâm theo thân này và những cảm giác của nó. Đất, nước, khí, nhiệt hợp lại tạo thành thân này. Đó là cái của tự nhiên, là một thứ vật thể mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường. Thân đó tồn tại phụ thuộc vào thức ăn, lớn lên và thay đổi cho đến ngày chết.

Coming inwards, that which watches over the body is consciousness - just this 'one who knows', this single awareness. If it receives through the eye it's called seeing. If it receives through the ear it's called hearing; through the nose it's called smelling; through the tongue, tasting; through the body, touching; and through the mind, thinking. This consciousness is just one but when it functions at different places we call it different things. Through the eye we call it one thing, through the ear we call it another. But whether it functions at the eye, ear, nose, tongue, body or mind it's just one awareness. Following the scriptures we call it the six consciousnesses, but in reality there is only one consciousness arising at these six different bases. There are six 'doors' but a single awareness, which is this very mind.

Hướng vào bên trong, cái đang quan sát thân này chính là thức—đơn giản là cái "người biết", là sự thuần tỉnh thức, sự tỉnh giác. Nếu thức tiếp nhận qua mắt thì gọi là nhìn. Nếu nó tiếp nhận qua tai thì gọi là nghe; tiếp nhận qua mũi thì gọi là ngửi; tiếp nhận qua lưỡi thì gọi là nếm; tiếp nhận qua thân thì gọi là chạm xúc; và tiếp nhận qua tâm thì gọi là nghĩ. Thức chỉ có một, nhưng khi nó tiếp nhận những chỗ khác nhau thì gọi nó bằng những tên khác nhau. Qua mắt: thức nhìn (nhãn thức); qua tai: thức nghe (nhĩ thức); qua mũi: thức ngửi (tỷ thức); qua lưỡi: thức nếm (thiệt thức); qua thân: thức chạm xúc (thân thức, xúc thức); và qua tâm: thức của tâm (tâm thức). Nhưng dù là thức hoạt động ở giác quan nào thì nó cũng chỉ là một sự tỉnh-thức, một sự tỉnh-giác. Theo kinh điển, chúng ta gọi đó là sáu thức, nhưng thực ra đó chỉ là một thức khởi sinh ở sáu cơ sở giác quan khác nhau mà thôi. Có sáu "cửa", nhưng chỉ có một sự tỉnh-thức duy nhất, đó chính là sự tỉnh-giác, đó chính là cái tâm này.

This mind is capable of knowing the truth of nature. If the mind still has obstructions, then we say it knows through Ignorance. It knows wrongly and it sees wrongly. Knowing wrongly and seeing wrongly, or knowing and seeing rightly, it's just a single awareness. We call it wrong view and right view but it's just one thing. Right and wrong both arise from this one place. When there is wrong knowledge we say that Ignorance conceals the truth. When there is wrong knowledge then there is wrong view, wrong intention, wrong action, wrong livelihood - everything is wrong! And on the other hand the path of right practice is born in this same place. When there is right then the wrong disappears.

Tâm này có khả năng hiểu biết sự thật của tự nhiên. Nếu tâm này vẫn còn chướng ngại, ta nói rằng nó còn hiểu biết thông qua sự ngu mờ, Vô minh. Lúc đó nó còn hiểu biết sai lầm và nhìn thấy sai lầm. Sự hiểu biết sai lầm và nhìn thấy sai lầm, hoặc sự hiểu biết đúng đắn và nhìn thấy sai lầm, đó chỉ là một sự tỉnh-giác. Chúng gọi đó là sự nhìn thấy sai lầm (tà kiến) hay sự nhìn thấy đúng đắn (chánh kiến), nhưng đó chỉ là một thứ. Sai hay đúng cũng khởi sinh từ một nơi này. Khi có sự hiểu biết sai lầm, ta nói rằng Vô minh che mờ sự thật. Khi có sự hiểu biết sai lầm thì có cách nhìn sai lầm (tà kiến), ý định sai lầm (tà hành), hành động sai lầm (tà nghiệp), cách sống và công việc sai trái (tà mạng)—cái gì cũng sai lầm và sai trái! Nhưng mặt khác, sự tu tập đúng đắn cũng khởi sinh ngay đó. Khi nào có sự đúng đắn, thì sự sai lầm sẽ biến mất.

The Buddha practised enduring many hardships and torturing himself with fasting and so on, but he investigated deeply into his mind until finally he uprooted ignorance. All the Buddhas were enlightened in mind, because the body knows nothing. You can let it eat or not, it doesn't matter, it can die at any time. The Buddhas all practised with the mind. They were enlightened in mind.

Đức Phật đã từng tu tập đủ kiểu khổ hạnh, hành xác, nhưng Phật đã điều tra sâu sát trong tâm và cuối cùng đã nhổ sạch sự vô minh và giác ngộ. Những vị Phật và những bậc giác ngộ khác cũng đã giác ngộ bằng tâm, bởi thân này thì đâu hiểu biết gì. Bạn có cho thân này ăn hay không cũng không là vấn đề, nó có thể chết bất cứ lúc nào. Những vị Phật đều tu tập cái tâm. Họ giác ngộ từ trong tâm.

The Buddha, having contemplated his mind, gave up the two extremes of practice - indulgence in pleasure and indulgence in pain - and in his first discourse expounded the Middle Way between these two. But we hear his teaching and it grates against our desires. We're infatuated with pleasure and comfort, infatuated with happiness, thinking we are good, we are fine - this is indulgence in pleasure. It's not the right path. Dissatisfaction, displeasure, dislike and anger - this is indulgence in pain. These are the extreme ways which one on the path of practice should avoid.

Sau khi suy xét chánh niệm về tâm, Phật đã từ bỏ hai cực đoan đó—không chạy theo sự sướng khoái, tiện nghi, và không chạy theo lối tu khổ hạnh, hành xác—và Phật đã chọn con đường Trung Đạo giữa hai cực đoan mà Phật đã khai giảng trong bài thuyết pháp đầu tiên. Nhưng khi mới nghe giáo lý của Phật, chúng ta thấy nó đi ngược lại với ước muốn của chúng ta. Chúng ta suốt đời mê thích khoái lạc và tiện nghi, ham muốn được sung sướng, và khi được vậy chúng ta nghĩ đời mình đã tốt đẹp—đó là xu hướng chạy theo sự khoái sướng. Nhưng nó không phải là con đường đúng đắn. Còn cách sống bất mãn, ác cảm, sân hận và hành thân—đó là xu hướng dấn thân vào khổ hạnh. Đây là hai xu hướng cực đoan nên tránh trên con đường tu hành.

These 'ways' are simply the happiness and unhappiness which arise. The 'one on the path' is this very mind, the 'one who knows'. If a good mood arises we cling to it as good, this is indulgence in pleasure. If an unpleasant mood arises we cling to it through dislike - this is indulgence in pain. These are the wrong paths, they aren't the ways of a meditator. They're the ways of the worldly, those who look for fun and happiness and shun unpleasantness and suffering.

Cái "người đi tu" chính là tâm này, chính là cái "người biết". Nếu trạng thái tốt sướng khởi lên, ta chạy theo nó như cái tốt—đó là xu hướng chạy theo khoái sướng. Nếu trạng thái xấu khổ khởi lên, ta dính theo nó với sự kháng cự, sân ghét—đó là xu hướng dấn thân vào đau khổ. Hai xu hướng đó đều là sai, đó không phải là con đường của người thiền tập. Đó là cách của những người phàm tục, gồm những người chỉ tham muốn chạy theo khoái lạc, và những người chỉ dấn thân vào sự khổ hạnh, đau thương.

The wise know the wrong paths but they relinquish them, they give them up. They are unmoved by pleasure and pain, happiness and suffering. These things arise but those who know don't cling to them, they let them go according to their nature. This is right view. When one knows this fully there is liberation. Happiness and unhappiness have no meaning for an Enlightened One.

Người khôn trí biết rõ hai xu hướng đó, và họ từ bỏ nó. Họ không bị kích động với những khoái lạc và đau khổ. Những thứ đó khởi sinh, nhưng họ không dính theo nó, họ buông bỏ để chúng diễn ra theo cách tự nhiên của chúng. (Họ biết sướng, biết khổ, nhưng tâm không bị dính theo sướng và khổ). Đây là chánh kiến. Khi người nào hiểu biết trọn vẹn về lẽ này thì có được sự tự do tự tại. Sướng và khổ chẳng còn nghĩa gì đối với bậc Giác Ngộ.

The Buddha said that the Enlightened Ones were far from defilements. This doesn't mean that they ran away from defilements, they didn't run away anywhere. Defilements were there. He compared it to a lotus leaf in a pond of water. The leaf and the water exist together, they are in contact, but the leaf doesn't become damp. The water is like defilements and the lotus leaf is the Enlightened Mind.

Phật nói rằng những bậc Giác Ngộ đã rời xa mọi ô nhiễm. Điều này không có nghĩa là họ chạy xa khỏi ô nhiễm, họ chẳng trốn chạy đi đâu cả. Những ô nhiễm vẫn có đó. Phật so sánh điều đó như lá sen trong ao nước. Lá cùng ở với nước, nhưng lá không bị đính ô nhiễm trong nước. (Lá sen không thấm nước ngay cả khi đang chìm trong nước). Nước ao tù được ví như các ô nhiễm trong tâm và lá sen thì giống cái Tâm đã Giác Ngộ.

The mind of one who practises is the same; it doesn't run away anywhere, it stays right there. Good, evil, happiness and unhappiness, right and wrong arise, and he knows them all. The meditator simply knows them, they don't enter his mind. That is, he has no clinging. He is simply the experiencer. To say he simply experiences is our common language. In the language of Dhamma we say he lets his mind follow the Middle Way.

Tâm của người tu tập cũng vậy; tâm không trốn chạy đi đâu, nó ở ngay đó. Tốt, xấu, thiện, ác, sướng, khổ, đúng, sai . . . người tu đều biết rõ. Người thiền chỉ đơn thuần biết rõ về chúng, chúng không tiến vào trong tâm người ấy. Có nghĩa là, người ấy không dính mắc theo chúng. Người thiền chỉ đơn giản là người trải nghiệm. Nói 'người trải nghiệm' là cách nói nôm na cho dễ hiểu. Nhưng trong ngôn ngữ của Giáo Pháp, chúng ta nói rằng người ấy đã hướng tâm đi theo con đường Trung Đạo.

These activities of happiness, unhappiness and so on are constantly arising because they are characteristics of the world. The Buddha was enlightened in the world, he contemplated the world. If he hadn't contemplated the world, if he hadn't seen the world, he couldn't have risen above it. The Buddha's Enlightenment was simply enlightenment of this very world. The world was still there: gain and loss, praise and criticism, fame and disrepute, happiness and unhappiness were all still there. If there weren't these things there would be nothing to become enlightened to! What he knew was just the world, that which surrounds the hearts of people. If people follow these things, seeking praise and fame, gain and happiness, and trying to avoid their opposites, they sink under the weight of the world.

Những thứ sướng, khổ, lành, ác, ngon, dở, đẹp, xấu, đúng, sai . . . liên tục khởi sinh, bởi đó là những thuộc tính của thế gian. Phật đã giác ngộ trong thế gian, Phật đã suy xét quán sát về thế gian. Nếu Phật không quan sát về thế gian, nếu Phật chưa nhìn thấy về thế gian, thì Phật không thể vượt lên trên thế gian. Sự Giác Ngộ của Phật chỉ đơn giản là sự giác ngộ về chính thế gian này. Thế gian vẫn còn đó, với đầy những thăng trầm của nó: được và mất, khen và chê, vinh và nhục, sướng và khổ: vẫn còn ở đó. Nếu chẳng có những thứ đó với thế gian thì cũng chẳng có gì để mà giác ngộ hay hiểu biết! Cái Phật hiểu biết là về thế gian, là thế giới hiện tượng xung quanh tâm và trái tim của con người. Nếu con người cứ suốt đời chạy theo mọi thứ, cứ đi tìm sự "khen và vinh, được, và sướng", và cố mọi cách tránh những thứ ngược lại, thì họ sẽ bị chìm nghỉm bên dưới sức nặng của thế gian.

Gain and loss, praise and criticism, fame and disrepute, happiness and unhappiness - this is the world. The person who is lost in the world has no path of escape, the world overwhelms him. This world follows the Law of Dhamma so we call it worldly dhamma. He who lives within the worldly dhamma is called a worldly being. He lives surrounded by confusion.

Được và mất, khen và chê, vinh và nhục, sướng và khổ- đó là thế gian. Thế gian luôn có mặt những thứ đó. Người bị lạc lối trên thế gian sẽ không có đường thoát ra, thế giới nhận chìm họ. Thế gian này theo quy luật của Giáo Pháp, do vậy chúng ta gọi đó là pháp thế gian (loka-dhamma). Con người sống bị bao vây trong sự ngu mờ vô minh về thế gian.

Therefore the Buddha taught us to develop the path. We can divide it up into morality, concentration and wisdom-develop them to completion. This is the path of practice which destroys the world. Where is this world? It is just in the minds of beings infatuated with it! The action of clinging to praise, gain, fame, happiness and unhappiness is called 'world'. When these things are there in the mind, then the world arises, the worldly being is born. The world is born because of desire. Desire is the birthplace of all worlds. To put an end to desire is to put an end to the world.

Do vậy, Phật đã chỉ dạy chúng ta phát triển con đường đạo. Chúng ta có thể phân chia nó thành ba phần là giới hạnh, thiền định, trí tuệ [giới, định, tuệ]—và phát triển nó cho đến khi viên thành. Đây là con đường tu tập để chấm dứt thế giới. Thế giới thế gian ở đâu? Nó ở ngay trong tâm của mọi chúng sinh đang mê mờ chạy theo thế gian! Những hành vi (nghiệp) dính chấp theo những "khen, vinh, được, sướng" và kháng cự với sự "chê, nhục, mất, khổ" được gọi là thế gian, là thế giới của cái tâm phàm thường. Khi những thứ đó có mặt trong tâm, thế giới khởi sinh và chúng sinh thế tục được sinh ra. Thế giới được sinh ra vì dục vọng, tham muốn. Dục vọng là nơi sinh của tất cả mọi thế giới. Diệt trừ dục vọng tham muốn là chấm dứt được thế giới.

Our practice of morality, concentration and wisdom is otherwise called the eightfold path. This eightfold path and the eight worldly dhammas are a pair. How is it that they are a pair? If we speak according to the scriptures, we say that gain and loss, praise and criticism, fame and disrepute, happiness and unhappiness are the eight worldly dhammas. Right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness and right concentration: this is the eightfold path. These two eightfold ways exist in the same place. The eight worldly dhammas are right here in this very mind, with the 'one who knows'; but this 'one who knows' has obstructions, so it knows wrongly and thus becomes the world. It's just this one 'one who knows', no other. The Buddha-nature has not yet arisen in this mind, it has not yet extracted itself from the world. The mind like this is the world.

Một cách gọi khác của con đường giới, định, tuệ là con đường Tám Phần, tức Bát Chánh Đạo. Con đường tám phần này và tám pháp thế gian là một cặp đôi. Một cặp đôi là sao? Nếu chúng ta nói theo kinh điển, chúng ta nói đó là 'được và mất, khen và chê, vinh và nhục, sướng và khổ' là tám pháp thế gian. Sự hiểu biết đúng đắn, suy nghĩ đúng đắn, lời nói đúng đắn, hành động đúng đắn, nghề nghiệp đúng đắn, nỗ lực đúng đắn, sự tập trung tâm (thiền định) đúng đắn, sự chú tâm (chánh niệm) đúng đắn: đây là con đường tám phần. Hai nhóm 'tám' này có mặt ở cùng một nơi. Tám pháp thế gian nằm ngay đây trong tâm này, cùng chỗ với cái "người biết"; nhưng do cái "người biết" vẫn còn chướng ngại, nên nó hiểu biết một cách sai lầm, và do đó nó trở thành thế gian. Chỉ có một cái "người biết" này mà thôi, không còn cái nào khác. Phật tính vẫn chưa khởi sinh trong tâm, nó vẫn chưa tách xuất nó ra khỏi thế gian. Cái tâm như vậy là thế gian.

When we practise the path, when we train our body and speech, it's all done in that very same mind. It's in the same place so they see each other; the path sees the world. If we practise with this mind of ours we encounter this clinging to praise, fame, pleasure and happiness, we see the attachment to the world.

Khi chúng ta tu tập con đường đạo, chúng ta tu tập hành động và lời nói, sự tu tập cũng xảy ra trong tâm này. Nó cùng ở một nơi nên chúng có thể nhìn thấy nhau; con đường đạo nhìn thấy thế gian. Nếu chúng ta tu tập bằng cái tâm của mình và trực diện nhìn thấy sự dính chấp của tâm vào những mặt tham thích [khen, vinh, được, sướng] của pháp thế gian, thì chúng ta nhìn thấy sự dính chấp vào thế gian.

The Buddha said, ''You should know the world. It dazzles like a king's royal carriage. Fools are entranced, but the wise are not deceived.'' It's not that he wanted us to go all over the world looking at everything, studying everything about it. He simply wanted us to watch this mind which attaches to the world. When the Buddha told us to look at the world he didn't want us to get stuck in it, he wanted us to investigate it, because the world is born just in this mind. Sitting in the shade of a tree you can look at the world. When there is desire the world comes into being right there. Wanting is the birth place of the world. To extinguish wanting is to extinguish the world.

Đức Phật từng nói đại ý rằng: "Ta cần nhìn biết thế giới. Nó được thêu dệt lộng lẫy, bóng loáng như cỗ xe ngựa hoàng gia. Kẻ ngu nhìn mê mẩn, nhưng người trí thì không bị mắt lừa vẻ bề ngoài của nó". Nói vậy không có nghĩa Phật muốn chúng ta đi khắp thế gian nhìn mọi thứ, nghiên cứu về mọi thứ. Phật chỉ đơn giản muốn chúng ta quan sát tâm này đang dính mắc vào thế giới. Khi Phật nói chúng ta nhìn vào thế giới, Phật không muốn chúng ta bị dính mắc vào nó, mà Phật chỉ muốn chúng ta điều tra suy xét về nó, bởi thế giới được sinh ra chính ở nơi tâm này. Ngồi dưới gốc cây chúng ta có thể nhìn xem thế giới. Hễ khi nào có dục vọng thì thế giới khởi sinh ngay đó. Dục vọng tham muốn là nơi sinh của thế giới. Tiêu diệt dục vọng là chấm dứt được thế giới (của tâm).

When we sit in meditation we want the mind to become peaceful, but it's not peaceful. Why is this? We don't want to think but we think. It's like a person who goes to sit on an ants' nest: the ants just keep on biting him. When the mind is the world then even sitting still with our eyes closed, all we see is the world. Pleasure, sorrow, anxiety, confusion - it all arises. Why is this? It's because we still haven't realized Dhamma. If the mind is like this the meditator can't endure the worldly dhammas, he doesn't investigate. It's just the same as if he were sitting on an ants' nest. The ants are going to bite because he's right on their home! So what should he do? He should look for some poison or use fire to drive them out.

Khi ngồi thiền chúng ta muốn tâm được bình an, nhưng nó không an. Tại sao vậy? Chúng ta không muốn nghĩ, nhưng ta cứ nghĩ ngợi. Giống như người ngồi trên ổ kiến: liên tục bị cắn chích, bất an. Khi tâm là thế giới thì ngồi nhắm mắt chúng ta cũng nhìn thấy toàn thế giới. Vui sướng, buồn rầu, bất an, ngu mờ– tất cả khởi sinh. Tại sao vậy? Bởi do chúng ta chưa nhận biết Giáo Pháp. Bởi tâm còn là như vậy, người thiền không chịu đựng nổi những pháp thế gian, người ấy không điều tra suy xét gì hết. Cũng giống như đang ngồi trên ổ kiến. Kiến liên tục bu cắn bởi người ấy đang ngồi ngay trên nhà của chúng! Vậy chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải tìm thuốc trừ kiến hoặc dùng lửa để đuổi chúng đi.

But most Dhamma practitioners don't see it like that. If they feel content they just follow contentment, feeling discontent they just follow that. Following the worldly dhammas the mind becomes the world. Sometimes we may think, ''Oh, I can't do it, it's beyond me,''... so we don't even try. This is because the mind is full of defilements, the worldly dhammas prevent the path from arising. We can't endure in the development of morality, concentration and wisdom. It's just like that man sitting on the ants' nest. He can't do anything, the ants are biting and crawling all over him, he's immersed in confusion and agitation. He can't rid his sitting place of the danger, so he just sits there, suffering.

Nhưng đa số người tu tập lại không nhìn ra như vậy. Nếu họ cảm giác vui lòng, họ cứ dính theo sự vui lòng đó. Khi cảm giác bất mãn, họ cứ dính theo sự bất mãn đó. Chạy theo các pháp thế gian thì tâm sẽ trở thành thế gian. Đôi lúc chúng ta hay nghĩ: "Ồ tôi không tu được, việc tu hành có vẻ cao sâu quá so với tôi"... cho nên chúng ta không cố tu. Điều này là do cái tâm vẫn còn đầy ô nhiễm và chướng ngại, những pháp thế gian đang cản trở không cho con đường đạo khởi sinh trong ta. Chúng ta không thể chịu khó tu tập để phát triển giới, định, tuệ. Chúng ta giống như người ngồi trên ổ kiến lửa. Chúng ta không làm được gì, kiến bu cắn khắp người, chúng ta đang ngập chìm trong sự bối rối và kích động. Chúng ta không biết cách thoát khỏi chỗ ngồi đầy kiến lửa đó, chúng ta chỉ biết ngồi đó, loay hoay, khổ sở chịu đựng.

So it is with our practice. The worldly dhammas exist in the minds of worldly beings. When those beings wish to find peace the worldly dhammas arise right there. When the mind is ignorant there is only darkness. When knowledge arises the mind is illumined, because ignorance and knowledge are born in the same place. When ignorance has arisen, knowledge can't enter, because the mind has accepted ignorance. When knowledge has arisen, ignorance cannot stay.

Vậy đó, những thứ đó luôn xảy ra với sự tu tập của chúng ta. Các pháp thế gian có mặt trong tâm của những chúng sinh thế tục. Khi những chúng sinh đó muốn tìm sự bình an thì những pháp thế gian đó lại khởi sinh ngay đó. Khi tâm còn đang ngu mờ, vô minh thì chỉ có bóng tối ở đó. Khi sự hiểu biết khởi sinh thì tâm mới được sáng tỏ. Sự ngu mờ và sự hiểu biết được sinh ra cùng nơi trong tâm. Khi sự ngu mờ có mặt, sự hiểu biết không thể bước vào, bởi tâm đã tiếp nhận sự ngu mờ, vô minh. Ngược lại khi sự hiểu biết khởi sinh thì sự ngu mờ không ở trong đó.

So the Buddha exhorted his disciples to practise with the mind, because the world is born in this mind, the eight worldly dhammas are there. The eightfold path, that is, investigation through calm and insight meditation, our diligent effort and the wisdom we develop, all these things loosen the grip of the world. Attachment, aversion and delusion become lighter, and being lighter, we know them as such. If we experience fame, material gain, praise, happiness or suffering we're aware of it. We must know these things before we can transcend the world, because the world is within us.

Do vậy, Phật thúc giục các học trò tu tập bằng cái tâm, bởi thế giới được sinh ra trong tâm này, tám pháp thế gian có mặt ngay trong tâm này. Con đường tám phần (Bát Chánh Đạo), đó là sự điều tra quán xét thông qua thiền định và thiền tuệ, ta nỗ lực tinh tấn nhờ đó giúp khởi sinh trí tuệ; tất cả những việc tu tập đó giúp chúng ta dần dần buông lỏng sự chấp giữ về thế giới. Sự tham chấp, ác cảm và ngu mờ (tham, sân, si) càng ngày càng trở nên 'nhẹ đô' hơn, chúng ta biết rõ chúng như vậy. Dù được hay mất, khen hay chê, vinh hay nhục, khổ hay sướng, chúng ta ý thức tỉnh giác về nó. Chúng ta phải hiểu biết rõ về những pháp thế gian trước khi có thể chuyển hóa thế giới, bởi thế giới là ngay bên trong chúng ta.

When we're free of these things it's just like leaving a house. When we enter a house what sort of feeling do we have? We feel that we've come through the door and entered the house. When we leave the house we feel that we've left it, we come into the bright sunlight, it's not dark like it was inside. The action of the mind entering the worldly dhammas is like entering the house. The mind which has destroyed the worldly dhammas is like one who has left the house.

Khi chúng ta tự do khỏi những pháp thế gian, điều đó giống như ta vừa rời khỏi ngôi nhà. Khi bước vào trong nhà, chúng ta thường cảm giác ra sao? Chúng ta cảm giác đi xuyên qua cửa và bước vào trong nhà. Khi chúng ta rời khỏi, ta cảm giác mình vừa bước ra khỏi nó, bước ra bầu trời sáng sủa, không còn tâm tối như ở bên trong ngôi nhà. Hành vi tâm bước vào những pháp thế gian giống như đi vào bên trong ngôi nhà. Còn tâm đã diệt trừ hết các pháp thế gian thì giống như người vừa bước ra khỏi căn nhà u tối gặp bầu trời sáng tỏ.

So the Dhamma practitioner must become one who witnesses the Dhamma for himself. He knows for himself whether the worldly dhammas have left or not, whether or not the path has been developed. When the path has been well developed it purges the worldly dhammas. It becomes stronger and stronger. Right view grows as wrong view decreases, until finally the path destroys defilements - either that or defilements will destroy the path!

Vậy Giáo Pháp phải trở thành một với người tự mình chứng kiến. Người đó tự mình biết rõ các pháp thế gian đã mất hay còn, con đường đạo đã được phát triển hay chưa. Khi đạo đã được phát triển thì nó xóa sổ những pháp thế gian. Đạo càng ngàng càng mạnh vững hơn. Chánh kiến nhiều hơn và tà kiến càng ít hơn, cho đến khi đạo diệt sạch những ô nhiễm—hoặc là vậy, hoặc không thì những ô nhiễm tiêu diệt con đường đạo!

Right view and wrong view, there are only these two ways. Wrong view has its tricks as well, you know, it has its wisdom - but it's wisdom that's misguided. The meditator who begins to develop the path experiences a separation. Eventually it's as if he is two people: one in the world and the other on the path. They divide, they pull apart. Whenever he's investigating there's this separation, and it continues on and on until the mind reaches insight, vipassanā.

Chánh kiến và tà kiến, chỉ có hai lối đó. Tà kiến cũng có chiêu trò của nó, nó có cái khôn của nó—nhưng cái khôn đó đã bị lầm lạc. Người thiền tập bắt đầu phát triển loại trải nghiệm tách ly. Sau đó người đó cứ như là hai người khác nhau: một người ở trong thế gian và một người ở trên con đường đạo. Hai người đó tách riêng, đẩy xa nhau. Khi nào người thiền còn điều tra suy xét thì vẫn còn sự tách ly đó, và cứ tiếp tục tu tập như vậy cho đến khi tâm đạt đến trí tuệ minh sát (vipassana).

Or maybe it's vipassanū! Having tried to establish wholesome results in our practice, seeing them, we attach to them. This type of clinging comes from our wanting to get something from the practice. This is vipassanū, the wisdom of defilements (i.e. ''defiled wisdom''). Some people develop goodness and cling to it, they develop purity and cling to that, or they develop knowledge and cling to that. The action of clinging to that goodness or knowledge is vipassanū, infiltrating our practice.

Hoặc có thể là những ô nhiễm vi tế trong thiền minh sát, đó là vipassanū! Như vầy, sau khi đã thiết lập được những kết quả tốt lành sau thời gian thiền tập, khi nhìn những điều đó, chúng ta bị dính chấp vào chúng. Loại dính chấp này sinh ra từ ý muốn đạt đến (sở đắc) điều gì đó từ việc tu tập của mình. Đó gọi là vipassanū: trí tuệ ô nhiễm [tức là trí tuệ còn bị ô nhiễm]. Một số người tu tập được kết quả tốt và dính danh theo đó, họ tu tập được sự thanh tịnh và dính chấp vào sự thanh tịnh đó, hoặc họ tu tập được sự hiểu biết (tri kiến) và dính tâm vào tri kiến đó. (Kiểu như người sau khi làm điều từ thiện cứ tự hào hay khen ngợi điều tốt thiện mình đã làm; giống người vừa giúp một người bạn lại cứ đi kể cho người khác về sự giúp đỡ tốt đẹp của mình). Hành vi dính chấp vào sự tốt lành hay sự hiểu biết như vậy gọi là vipassanū, nó thấm nhiễm vào sự tu tập của chúng ta.

So when you develop vipassanā, be careful! Watch out for vipassanū, because they're so close that sometimes you can't tell them apart. But with right view we can see them both clearly. If it's vipassanū there will be suffering arising at times as a result. If it's really vipassanā there's no suffering. There is peace. Both happiness and unhappiness are silenced. This you can see for yourself.

Do vậy, khi bạn tu tập trí tuệ minh sát (vipassanā), hãy cẩn thận! Hãy đề phòng những vipassanū, bởi vì chúng ở rất gần trong tâm, nhiều lúc bạn không thể phân biệt được nó. Nhưng nếu có cách nhìn đúng đắn bạn có thể nhìn thấy rõ rệt hai thứ đó, trí tuệ minh sát (vipassana) và ô nhiễm vi tế (vipassanu). Nếu nó là loại trí tuệ ô nhiễm (vipassanū), hệ quả là khổ sẽ thường khởi sinh. Nhưng nếu nó thực sự là trí tuệ minh sát (vipassanā) thì nó không không khởi sinh khổ; mà chỉ có sự bình an. Mọi sự sướng và khổ đều đã bị tắt bặt. Điều này bạn phải tự tu để tự thấy.

This practice requires endurance. Some people, when they come to practise, don't want to be bothered by anything, they don't want friction. But there's friction the same as before. We must try to find an end to friction through friction itself.

Sự tu tập cần phải chịu khó, kiên nhẫn. Một số người khi họ đến đây tu tập họ không muốn bị quấy nhiễu bởi bất cứ thứ gì, họ không muốn cọ sát. Nhưng trước giờ lúc nào chẳng có sự cọ sát như vậy. Chúng ta phải cố chấm dứt mọi cọ sát thông qua sự cọ xát, cọ xát để dẹp hết sự cọ sát.

So, if there's friction in your practice, then it's right. If there's no friction it's not right, you just eat and sleep as much as you want. When you want to go anywhere or say anything, you just follow your desires. The teaching of the Buddha grates. The supermundane goes against the worldly. Right view opposes wrong view, purity opposes impurity. The teaching grates against our desires.

Vậy đó, nếu cọ sát trong tiến trình tu tập, điều đó là đúng. Nếu không có cọ sát gì, điều đó là không đúng, bạn chỉ lo ăn lo ngủ cho thỏa thích. Khi bạn muốn đi đâu hay nói gì, bạn chỉ làm theo những tham muốn của mình. Giáo lý của Đức Phật là cọ sát. Sự siêu thế chống lại sự thế tục (tâm siêu thế đối chọi với tâm phàm tục, pháp siêu thế đối kháng với pháp thế gian). Chánh kiến đối chọi với tà kiến, sự trong sạch (thanh tịnh) đối chọi với sự ô nhiễm (bất tịnh). Giáp lý nghiền xát với những tham muốn dục vọng của chúng ta.

There's a story in the scriptures about the Buddha, before he was enlightened. At that time, having received a plate of rice, he floated that plate on a stream of water, determining in his mind, ''If I am to be enlightened, may this plate float against the current of the water.'' The plate floated upstream! That plate was the Buddha's right view, or the Buddha-nature that he became awakened to. It didn't follow the desires of ordinary beings. It floated against the flow of his mind, it was contrary in every way.

Trong kinh điển có ghi lại một chuyện về Đức Phật trước khi Người giác ngộ. Lúc đó, Phật nhận được dĩa cháo gạo (do cô Sujata cúng dường), sau khi ăn dùng xong cháo, Phật quăng cái dĩa xuống dòng sông và niệm trong tâm niệm rằng: "Nếu tôi sắp đạt đến giác ngộ, cái đĩa này sẽ chạy ngược dòng nước." Thiệt, cái dĩa trôi ngược dòng nước! Cái dĩa đó là tầm nhìn đúng đắn (chánh tri kiến) của Phật, hoặc có thể ví như là Phật-trí mà Phật sắp giác ngộ đạt đến lúc đó.

These days, in the same way, the Buddha's teaching is contrary to our hearts. People want to indulge in greed and hatred but the Buddha won't let them. They want to be deluded but the Buddha destroys delusion. So the mind of the Buddha is contrary to that of worldly beings. The world calls the body beautiful, he says it's not beautiful. They say the body belongs to us, he says not so. They say it's substantial, he says it's not. Right view is above the world. Worldly beings merely follow the flow of the stream.

Chánh tri kiến và Phật-trí không thuận theo những tham muốn dục vọng của người phàm. Cái dĩa đã trôi ngược dòng so với cách nghĩ thường ngày của Phật, nó "ngược dòng" so với những pháp thế gian hàng ngày của con người.

Đến tận bây giờ cũng vậy, giáo lý của Phật là "ngược dòng" với tâm trí và lòng dạ của chúng ta. Mọi người đều sống và sinh tồn theo lòng ham muốn (tham) và tranh đấu (sân) hàng ngày, nhưng Phật thì khuyên họ làm ngược lại. Họ muốn sống theo sự hiểu biết thế gian của họ, đó là sự ngu mờ và vô minh, nhưng Phật khuyên dạy nên làm ngược lại để tiêu diệt sự ngu và mờ vô minh đó. Tâm của Phật là ngược lại với tâm của những người phàm trần thế tục. Thế gian gọi sắc thân này là đẹp đẽ (hàng tỷ người sống chỉ để lo nuôi thân này, bỏ thời gian và tiền của để chăm sóc thân này, họ chạy theo sắc dục nhục dục, họ ham muốn và thậm chí giết nhau vì sắc dục), nhưng Phật thì cho rằng sắc thân chẳng có gì đẹp đẽ. Họ cho rằng sắc thân là 'của mình', Phật nói không phải vậy. Họ nói rằng sắc thân là thực thể thực chất, Phật nói nó không phải vậy. Chánh kiến vượt trên cách nhìn của thế gian. Những chúng sinh trên thế gian chỉ sống trôi xuôi theo dòng nước chảy, (ít ai muốn bơi ngược dòng).

Continuing on, when the Buddha got up from there, he received eight handfuls of grass from a Brahmin. The real meaning of this is that the eight handfuls of grass were the eight worldly dhammas - gain and loss, praise and criticism, fame and disrepute, happiness and unhappiness. The Buddha, having received this grass, determined to sit on it and enter samādhi. The action of sitting on the grass was itself samādhi, that is, his mind was above the worldly dhammas, subduing the world until it realized the transcendent.

Tiếp theo đó, khi Phật rời khỏi dòng sông đó, một người Bà-la-môn đã đến dâng cho Phật tám nắm cỏ. Ý nghĩa ở đây như là tám pháp thế gian—được và mất, khen và chê, vinh và nhục, sướng và khổ. Sau khi Phật nhận chỗ cỏ này, Phật quyết định ngồi trên đệm cỏ và thiền nhập định (samādhi). Bản thân hành động ngồi lên đệm cỏ là nhập định, đó là tâm đã vượt trên những pháp thế gian, chinh phục thế gian cho đến khi đạt đến sự siêu việt.

The worldly dhammas became like refuse for him, they lost all meaning. He sat over them but they didn't obstruct his mind in any way. Demons came to try to overcome him, but he just sat there in samādhi, subduing the world, until finally he became enlightened to the Dhamma and completely defeated Māra. That is, he defeated the world. So the practice of developing the path is that which kills defilements.

Những pháp thế gian trở thành thứ bỏ đi đối với Phật, chúng chẳng còn ý nghĩa nào nữa. Phật ngồi trên chúng nhưng chúng không còn chướng ngại tâm Phật nữa. Quỷ quái đã đến để phá hoại Phật, nhưng Phật vẫn ngồi đó trong thiền định, chinh phục thế giới, cho đến khi Phật giác ngộ Giáo Pháp và hoàn toàn đánh bại Ma Vương (Mara). Ngay đó, Phật đã đánh bại thế giới (của những pháp thế gian). Do vậy, việc tu tập để phát triển con đường đạo chính là tiêu diệt những ô nhiễm và chướng ngại.

People these days have little faith. Having practised a year or two they want to get there, and they want to go fast. They don't consider that the Buddha, our teacher, had left home a full six years before he became enlightened. This is why we have 'freedom from dependence'. According to the scriptures, a monk must have at least five rains before he is considered able to live on his own. By this time he has studied and practised sufficiently, he has adequate knowledge, he has faith, his conduct is good. Someone who practises for five years, I say he's competent. But he must really practise, not just 'hanging out' in the robes for five years. He must really look after the practice, really do it.

Người thời nay có ít niềm tin. Mới tu một hai năm họ đã muốn được đến đó như Phật, họ muốn nhanh đắc đạo. Họ quên rằng Đức Phật, vị Thầy của chúng ta, cũng đã phải tu tập liên tục sáu năm trời mới tìm thấy đường giác ngộ. Do vậy, nơi tu hành chúng ta đưa ra thời gian tu học và thời gian tự tu.Theo kinh điển, một tu sĩ cần trải qua tu học ít nhất năm Mùa Mưa (tức năm năm) trong chùa trước khi vị ấy được cho là có thể ra ngoài tự sống, tự tu cho mình. Qua năm năm đó, vị ấy đã học và tu tập khá đủ, có kiến thức khá đủ, có lòng tin, và có giới hạnh tốt. Người đã học và tu tập năm năm như vậy, tôi cho là vị ấy có năng lực. Nhưng vị ấy phải thực sự tu tập năm năm đó chứ không phải chỉ do khoác áo cà-sa được năm năm. Vị ấy phải thực sự chăm lo tu tập, phải là tu thiệt.

Until you reach five rains you may wonder, ''What is this 'freedom from dependence' that the Buddha talked about?'' You must really try to practise for five years and then you'll know for yourself the qualities he was referring to. After that time you should be competent, competent in mind, one who is certain. At the very least, after five rains, one should be at the first stage of enlightenment. This is not just five rains in body but five rains in mind as well. That monk has fear of blame, a sense of shame and modesty. He doesn't dare to do wrong either in front of people or behind their backs, in the light or in the dark. Why not? Because he has reached the Buddha, 'the one who knows'. He takes refuge in the Buddha, the Dhamma and the Sangha.

Sau năm Mùa Mưa bạn có thể tự hỏi: "Cái 'khả năng không còn phụ thuộc' hay 'khả năng tự sống tự tu' mà Phật đã nói đến là gì?". Như vầy, quý vị cứ tu tập thực sự năm năm liền như vậy, chừng đó quý vị sẽ tự thân biết được những phẩm hạnh mình có mà Đức Phật đã nói đến. Sau năm năm thực sự tu tập với sư huynh sư phụ, quý vị sẽ trở nên có năng lực, năng lực trong tâm, trở thành người vững chắc. Tối thiểu nhất, sau năm Mùa Mưa, quý vị có thể đã đạt đến giai đoạn giác ngộ đầu tiên của dòng giác ngộ (đó là Nhập Lưu, Tu-đà-hoàn). Ở đây không phải chỉ là năm năm của thân này ở trong chùa, mà còn là năm năm của cái tâm tu tập thực sự. Quý vị sẽ có được (i) sự sợ hãi với tội lỗi, (ii) sự xấu hổ với các hành động bất thiện sai trái, và (iii) sự khiêm nhường. Quý vị không còn dám làm điều sai trái dù trước mặt hay sau lưng mọi người, dù giữa ban ngày sáng sủa hay ban đêm đen tối. Tại sao không dám? Bởi quý vị đã đạt đến Phật tính, cái "người biết". Bởi quý vị đã nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng.

To depend truly on the Buddha, the Dhamma and the Sangha we must see the Buddha. What use would it be to take refuge without knowing the Buddha? If we don't yet know the Buddha, the Dhamma and the Sangha, our taking refuge in them is just an act of body and speech, the mind still hasn't reached them. Once the mind reaches them we know what the Buddha, the Dhamma and the Sangha are like. Then we can really take refuge in them, because these things arise in our minds. Wherever we are we will have the Buddha, the Dhamma and the Sangha within us.

Để thực sự nương tựa vào Tam bảo, quý vị phải nhìn thấy Phật. Nếu nương tựa vào Tam Bảo mà bạn chẳng biết gì về Phật thì có tác dụng gì? Nếu không hiểu biết gì và Phật, và Pháp, và Tăng thì sự quy y nương tự của chúng ta chỉ là phần thân và lời nói, nhưng phần tâm vẫn chưa biết gì. Khi tâm đã biết đến Phật, Pháp, Tăng thì nó tự biết rõ Phật, Pháp, Tăng chỉ là giống nhau. Rồi chúng ta có thể quy y nương tựa vào đó, bởi Tam Bảo khởi sinh trong tâm chúng ta. Dù chúng ta đang ở đâu chúng ta cũng có Phật, Pháp, Tăng bên trong chúng ta.

One who is like this doesn't dare to commit evil acts. This is why we say that one who has reached the first stage of enlightenment will no longer be born in the woeful states. His mind is certain, he has entered the Stream, there is no doubt for him. If he doesn't reach full enlightenment today it will certainly be some time in the future. He may do wrong but not enough to send him to Hell, that is, he doesn't regress to evil bodily and verbal actions, he is incapable of it. So we say that person has entered the Noble Birth. He cannot return. This is something you should see and know for yourselves in this very life.

Người được như vậy thì không dám dính vào điều xấu ác. Đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng, người đã chứng nhập vào tầng giác ngộ thứ nhất của dòng thánh đạo (Nhập Lưu) sẽ không bao giờ còn bị tái sinh vào cảnh giới thấp xấu khổ đau. Tâm người ấy vững chắc, người ấy nhập vào dòng

Thánh Đạo, người ấy không còn nghi ngờ hoài nghi nào nữa.

Nếu người ấy không đạt đến giác ngộ hoàn toàn hôm nay thì chắc chắn người ấy sẽ đạt đến đó vào một ngày không xa. Người ấy có thể sai phạm, nhưng sự sai đó không đủ mức độ gì để có thể đẩy người ấy xuống Địa Ngục, bởi người ấy không còn thoái chí nhượng bộ cho những hành vi bất thiện của thân và lời nói. Người Nhập Lưu thì không còn thoái chí hay thoái tâm bồ-đề nữa, dù đã chết. Do vậy, chúng ta nói rằng người Nhập Lưu nếu chết thì cũng tiến qua sự Tái Sinh Thánh Thiện, tức sinh thành bậc thánh. Bậc ấy không còn thoái lui nữa, không thể nào, (vì người ấy đã bước lên chuyến xe chạy suốt đến bến toàn giác và giải thoát, không còn cơ hội nào quay lại, không thể nào dừng lại nữa—đó là định nghĩa của Đức Phật về bậc thánh Nhập Lưu!). Điều này thì chỉ có bạn tự mình thực sự tu tập và tự mình thấy biết cho mình, ngay trong kiếp sống này!.

These days, those of us who still have doubts about the practice hear these things and say, ''Oh, how can I do that?'' Sometimes we feel happy, sometimes troubled, pleased or displeased. For what reason? Because we don't know Dhamma. What Dhamma? Just the Dhamma of nature, the reality around us, the body and the mind.

Trong những ngày này, những người ngồi đây vẫn còn hoài nghi về sự tu hành, và đang nghe những điều tôi mới nói, có thể họ sẽ hỏi rằng: "Ồ vậy sao, vậy bây giờ chúng tôi phải làm gì?". Nhiều lúc chúng ta thấy hạnh phúc, có lúc thấy phiền não, nhiều lúc thấy vui, có lúc buồn bực. Vì lý gì? Vì chúng ta chưa hiểu biết Giáo Pháp. Giáo Pháp là gì? Chỉ là pháp của tự nhiên (những hiện tượng tự nhiên, những lẽ tự nhiên), là thực tại xung quanh chúng ta, trong thân và tâm chúng ta.

The Buddha said, ''Don't cling to the five khandhas, let them go, give them up!'' Why can't we let them go? Just because we don't see them or know them fully. We see them as ourselves, we see ourselves in the khandhas. Happiness and suffering, we see as ourselves, we see ourselves in happiness and suffering. We can't separate ourselves from them. When we can't separate them it means we can't see Dhamma, we can't see nature.

Đức Phật nói rằng: "Đừng dính chấp cái thân năm uẩn, buông bỏ nó, từ bỏ nó!" Vì sao chúng ta không thể buông bỏ thân năm uẩn? Chỉ là do chúng ta chưa nhìn thấy chúng hoặc chưa hiểu biết chúng một cách hoàn toàn. Chúng ta nhìn thấy chúng là 'ta', chúng ta nhìn thấy 'ta' trong cái thân năm uẩn. Sướng và khổ, chúng ta coi chúng là 'mình', chúng ta thấy 'mình' trong sướng và khổ. (Thực sự thì thân năm uẩn tự nó là giả tạm, là hữu vi, vô thường nên tự nó khổ, chẳng liên quan gì đến tâm mình). Chúng ta không thể tách ly mình ra khỏi chúng. Khi chúng ta không phân biệt được, không tách ly được mình ra khỏi chúng thì có nghĩa chúng ta chưa thể nhìn thấy Giáo Pháp, không thể nhìn thấy tự nhiên, không thấy thực tại xung quanh ta đích thực là gì.

Happiness, unhappiness, pleasure and sadness - none of them is us but we take them to be so. These things come into contact with us and we see a lump of 'attā', or self. Wherever there is self there you will find happiness, unhappiness and everything else. So the Buddha said to destroy this 'lump' of self, that is to destroy sakkāyaditthi. When attā (self) is destroyed, anattā (non-self) naturally arises.

Sướng, khổ, vui, buồn—chẳng có thứ nào là 'ta', nhưng chúng ta cứ nhận chúng là 'ta'. Những trạng thái đó tiếp xúc với chúng ta và chúng ta tự nhìn thấy một 'mớ', gọi là cái 'ta' (attā'), cái 'ngã'. Khi nào còn thấy có cái 'ta' thì bạn luôn thấy có sướng, khổ, này, nọ,...đủ thứ... Do vậy, Phật dạy phải tiêu diệt mớ cái 'ta' (do tưởng tượng) đó, đó là tiêu diệt cái tư tưởng, cái gông cùm chấp-thân ở trong tâm: tiêu diệt thân kiến (sakkāya-ditthi). Khi cái 'ta' (attā) đã bị tiêu diệt, cái tâm "không-ta", cái tâm vô ngã (anattā) tự nhiên khởi sinh.

We take nature to be us and ourselves to be nature, so we don't know nature truly. If it's good we laugh with it, if it's bad we cry over it. But nature is simply 'sankhāras'. As we say in the chanting, 'Tesam vūpasamo sukho' - pacifying the sankhāras is real happiness. How do we pacify them? We simply remove clinging and see them as they really are.

Chúng ta nhận mọi sự tự nhiên là mình và nhận mình với mọi sự tự nhiên, nên chúng ta không thực biết rõ tự nhiên là gì. Khi gặp thứ tốt chúng ta vui cười, khi gặp thứ xấu chúng ta khóc than. Nhưng tự nhiên chỉ đơn giản là các hành (sankhāras). Trong một câu kinh chúng ta tụng nói rằng, 'Tesam vūpasamo sukho'—làm lắng lặn các hành là hạnh phúc đích thực. Làm sao chúng ta làm lắng lặn chúng? Đó là, chúng ta chỉ cần dẹp bỏ những dính chấp và nhìn thấy chúng như-chúng-đích-thực-là.

So there is truth in this world. Trees, mountains and vines all live according to their own truth, they are born and die following their nature. It's just we people who aren't true. We see it and make a fuss over it, but nature is impassive, it just is as it is. We laugh, we cry, we kill, but nature remains in truth, it is truth. No matter how happy or sad we are, this body just follows its own nature. It's born, it grows up and ages, changing and getting older all the time. It follows nature in this way. Whoever takes the body to be himself and carries it around with him will suffer.

Vậy là, có sự thật trong thế giới này. Cây cỏ, núi non, và dây leo tất cả đều sống theo sự thật riêng của nó, chúng được sinh tạo ra và chết đi theo quy luật của tự nhiên. Chỉ là con người là không thật. Chúng ta nhìn thân này và đặt điều quan trọng này nọ về nó, nhưng tự nhiên thì cứ tự nhiên dửng dưng, nó cứ là nó và chuyển động theo quy luật của nó. Chúng ta cười, khóc, giết chóc, ta muốn trường thọ, ta muốn thay đổi vũ trụ... nhưng tự nhiên vẫn là vậy, tự nhiên vẫn đúng như nó là, nó là sự thật. Sự thật vẫn là sự thật. Thân này được sinh ra, lớn lên và già, thay đổi và già hơn. Nó cứ thay đổi theo đường lối tự nhiên. Ai cứ nhận lấy thân này là 'mình', là 'ta', và mang vác nó đi suốt kiếp, thì người ấy sẽ khổ hoài suốt kiếp.

So Aññā Kondañña recognized this 'whatever is born' in everything, be it material or immaterial. His view of the world changed. He saw the truth. Having got up from his sitting place he took that truth with him. The activity of birth and death continued but he simply looked on. Happiness and unhappiness were arising and passing away but he merely noted them. His mind was constant. He no longer fell into the woeful states. He didn't get over-pleased or unduly upset about these things. His mind was firmly established in the activity of contemplation.

Do vậy, ngài Aññā Kondañña (Kiều Trần Như) đã nhận biết "bất kỳ thứ gì được sinh ra" trong tất cả mọi thứ, dù là vật chất hay phi vật chất. Tầm nhìn về thế giới của ngài đã thay đổi. Ngài đã nhìn thấy sự thật. Khi đứng dậy từ chỗ ngồi, ngài đã tiếp nhận sự thật đó vào mình. Mọi sự sinh và diệt vẫn liên tục diễn ra, nhưng ngài chỉ đơn thuần nhìn xem chúng. Sướng và khổ vẫn liên tục khởi sinh và biến mất, nhưng ngài chỉ đơn thuần nhận biết chúng. Tâm của ngài ổn định. Ngài không còn bị rớt vào những cảnh giới thấp xấu khổ đau (sau khi chết). Ngài không còn quá mừng vui hay quá buồn bực với mọi sự mọi thứ trên đời, (tâm bình tâm, buông xả). Tâm ngài đã được thiết lập một cách vững chắc trong chánh niệm.

There! Aññā Kondañña had received the Eye of Dhamma. He saw nature, which we call sankhāras, according to truth. Wisdom is that which knows the truth of sankhāras. This is the mind which knows and sees Dhamma, which has surrendered.

Vậy đó! Ngài Aññā Kondañña đã nhận được Con Mắt Giáo Pháp (Pháp nhãn). Ngài nhìn thấy tự nhiên—cái mà chúng ta gọi là những thân hành (sankhāras)—theo đúng sự thật của chúng. Trí tuệ là cái nhìn thấy sự thật về các hành tạo tác (sankhāras). Chính là tâm hiểu biết và nhìn thấy Giáo Pháp, chinh phục được những pháp thế gian.

Until we have seen the Dhamma we must have patience and restraint. We must endure, we must renounce! We must cultivate diligence and endurance. Why must we cultivate diligence? Because we're lazy! Why must we develop endurance? Because we don't endure! That's the way it is. But when we are already established in our practice, have finished with laziness, then we don't need to use diligence. If we already know the truth of all mental states, if we don't get happy or unhappy over them, we don't need to exercise endurance, because the mind is already Dhamma. The 'one who knows' has seen the Dhamma, he is the Dhamma.

Để nhìn thấy được Giáo Pháp, chúng ta cần phải kiên nhẫn và kiêng cữ. Chúng ta phải chịu khó, chúng ta phải từ bỏ! Chúng ta phải tu tập sự nỗ lực và chịu khó. Tại sao phải tu tập tính nỗ lực? Bởi chúng ta vốn là lười biếng! Tại sao chúng ta phải tu tập tính chịu khó? Bởi chúng ta vốn ít chịu khó! Do vậy cách tu phải như vậy. Nhưng khi chúng ta đã thiết lập được những phẩm tính đó trong tu tập, chúng ta đã dẹp được tính lười biếng, thì chúng ta không cần dùng tính nỗ lực nữa. Nếu chúng ta đã hiểu biết sự thật của tất cả trạng thái tâm, chúng ta không còn dính khổ dính sướng theo những trạng thái đó, thì chúng ta cũng không cần tu tập tĩnh kiên nhẫn, chịu khó, bởi tâm lúc đó đã là Giáo Pháp. Cái "người biết" đã nhìn thấy Giáo Pháp, người ấy là Giáo Pháp.

When the mind is Dhamma, it stops. It has attained peace. There's no longer a need to do anything special, because the mind is Dhamma already. The outside is Dhamma, the inside is Dhamma. The 'one who knows' is Dhamma. The state is Dhamma and that which knows the state is Dhamma. It is one. It is free.

Khi tâm là Giáo Pháp, thì nó dừng lại. Nó đạt đến sự bình an. Không còn bất cứ nhu cầu ham muốn nào để làm điều gì đặc biệt nữa, bởi tâm đã là Giáo Pháp rồi. Bên ngoài là Giáo Pháp, bên trong là Giáo Pháp. Cái "người biết" là Giáo Pháp. Trạng thái là Giáo Pháp và cái người hiểu biết trạng thái là Giáo Pháp. Không cần làm điều gì đặc biệt nữa. Đó là một. Đó là tự do.

This nature is not born, it does not age nor sicken. This nature does not die. This nature is neither happy nor sad, neither big nor small, heavy nor light; neither short nor long, black nor white. There's nothing you can compare it to. No convention can reach it. This is why we say Nibbāna has no colour. All colours are merely conventions. The state which is beyond the world is beyond the reach of worldly conventions.

So the Dhamma is that which is beyond the world. It is that which each person should see for himself. It is beyond language. You can't put it into words, you can only talk about ways and means of realizing it. The person who has seen it for himself has finished his work.

Tự nhiên này không được sinh ra, nên nó không già hay bệnh hay chết đi. Tự nhiên là không vui không buồn, không lớn không nhỏ, không nặng không nhẹ, không đen không trắng. Không có gì có thể so sánh với nó. Không sự quy ước nào có thể so tới nó. Đó là lý tại sao chúng ta nói Niết-bàn là không màu. Tất cả mọi màu sắc chỉ là quy ước. Trạng thái vượt trên thế gian thì vượt trên tất cả những quy ước của thế gian.

Do vậy, Giáo Pháp là cái vượt trên thế gian. Đó là cái mỗi người phải tự thân nhìn thấy. Nó vượt trên mọi ngôn ngữ. Ta không thể diễn tả bằng ngôn từ, mà chúng ta chỉ có thể nói về những cách thức và phương tiện để chứng ngộ nó. Người nào đã tự thân chứng ngộ nó thì người ấy đã làm xong những việc cần làm.



Chương 56

THE PATH TO PEACE - ĐƯỜNG ĐI ĐẾN BÌNH AN

Today I will give a teaching particularly for you as monks and novices, so please determine your hearts and minds to listen. There is nothing else for us to talk about other than the practice of the Dhamma-Vinaya (Truth and Discipline).

Hôm nay tôi sẽ giảng bài pháp đặc biệt cho các thầy là những Tỳ kheo và sa-di ở đây, vì vậy hãy nhất tâm và lắng nghe. Chúng ta không nói bất cứ gì ngoài vấn đề tu tập theo Giáo Pháp và Giới Luật.

Every one of you should clearly understand that now you have been ordained as Buddhist monks and novices and should be conducting yourselves appropriately. We have all experienced the lay life, which is characterised by confusion and a lack of formal Dhamma practice; now, having taken up the form of a Buddhist samana, some fundamental changes have to take place in our minds so that we differ from lay people in the way we think. We must try to make all of our speech and actions - eating and drinking, moving around, coming and going - befitting for one who has been ordained as a spiritual seeker, who the Buddha referred to as a samana. What he meant was someone who is calm and restrained. Formerly, as lay people, we didn't understand what it meant to be a samana, that sense of peacefulness and restraint. We gave full license to our bodies and minds to have fun and games under the influence of craving and defilement. When we experienced pleasant ārammana, these would put us into a good mood, unpleasant mind-objects would put us into a bad one - this is the way it is when we are caught in the power of mind-objects. The Buddha said that those who are still under the sway of mind-objects aren't looking after themselves. They are without a refuge, a true abiding place, and so they let their minds follow moods of sensual indulgence and pleasure-seeking and get caught into suffering, sorrow, lamentation, pain, grief and despair. They don't know how or when to stop and reflect upon their experience.

Mỗi người ở đây phải hiểu rõ rằng mình đã thụ giới trở thành những tu sĩ và sa-di của đạo Phật và phải tự biết hành xử một cách đúng đắn. Chúng ta đều đã trải qua đời sống tại gia, đó là đời sống còn đầy ngu mờ và chưa có sự tu tập chính quy theo Giáo Pháp. Còn giờ chúng ta đã thụ nhận cách thức sống của một sa-môn (samana) tu đạo Phật, giờ đã có những thay đổi nền tảng trong tâm của chúng ta, do vậy cách nghĩ của chúng ta giờ đây cũng khác với cách nghĩ của những người tại gia. Chúng ta phải cố làm cho lời nói và hành động của chúng ta—từ ăn, uống, đi, đứng—sao cho phù hợp với phong cách của một người xuất gia đang đi tìm mục tiêu tâm linh của mình- đó là những người được Đức Phật gọi là sa-môn. Sa-môn theo ý Phật là người tĩnh lặng và có giới hạnh. Trước kia khi còn là người tại gia chúng ta không hiểu làm một sa-môn là gì; giờ ta biết làm một sa-môn là có sự bình tâm và giới hạnh. Lúc còn chưa xuất gia, chúng ta hoàn toàn cho phép thân và tâm chúng ta vui đùa và buông theo những tạo tác của dục vọng và ô nhiễm. Khi chúng ta trải nghiệm những đối tượng của tâm (ārammana) dễ chịu, thì chúng sẽ dẫn chúng ta đến trạng thái dễ chịu (sướng); còn những đối tượng khó chịu dẫn ta đến những trạng thái khó chịu (khổ)— đó là cách chúng ta bị dính kéo theo sức mạnh của những đối tượng của tâm. Phật đã từng nói rằng những ai sống theo những tác động của những đối tượng của tâm thì họ đang không thể chăm lo cho bản thân mình. (Họ đang quên mình chạy theo vật). Họ không có một chỗ nương tựa nào, không có một nơi an trú thực sự, và do vậy họ cứ để tâm mình chạy theo những trạng thái của khoái lạc giác quan, chạy theo khoái sướng và bị dính vào những khổ đau, sầu bi, ưu buồn, đau đớn, phiền não và tuyệt vọng. Họ không biết cách suy xét, hoặc không biết khi nào dừng lại để suy xét về những trải nghiệm của mình.

In Buddhism, once we have received ordination and taken up the life of the samana, we have to adjust our physical appearance in accordance with the external form of the samana: we shave our heads, trim our nails and don the brown bhikkhus' robes - the banner of the Noble Ones, the Buddha and the Arahants. We are indebted to the Buddha for the wholesome foundations he established and handed down to us, which allow us to live as monks and find adequate support. Our lodgings were built and offered as a result of the wholesome actions of those with faith in the Buddha and His teachings. We do not have to prepare our food because we are benefiting from the roots laid down by the Buddha. Similarly, we have inherited the medicines, robes and all the other requisites that we use from the Buddha. Once ordained as Buddhist monastics, on the conventional level we are called monks and given the title 'Venerable'; but simply having taken on the external appearance of monks does not make us truly venerable. Being monks on the conventional level means we are monks as far as our physical appearance goes. Simply by shaving our heads and putting on brown robes we are called 'Venerable', but that which is truly worthy of veneration has not yet arisen within us - we are still only 'Venerable' in name. It's the same as when they mould cement or cast brass into a Buddha image: they call it a Buddha, but it isn't really that. It's just metal, wood, wax or stone. That's the way conventional reality is.

Trong đạo Phật, khi chúng ta đã thọ giới và thụ nhận cuộc sống sa-môn, chúng ta phải chỉnh trang lại bề ngoài của mình cho đúng với người diện mạo của người sa-môn xuất gia: chúng ta cạo đầu, cắt móng tay và mặc áo cà-sa nâu sòng của một Tỳ kheo – đó là màu sắc đặc điểm của những bậc Thánh Nhân, Đức Phật và những vị A-la-hán. Chúng ta mang ơn Đức Phật lịch sử vì những nền tảng thiện lành mà Phật đã thiết lập và truyền thừa lại cho chúng ta, giúp chúng ta sống đời sống tu sĩ và tìm thấy những sự hộ trợ đúng đắn. Nơi chúng ta ở đã được xây lên nhờ công cúng dường của những hành động thiện lành của những người có lòng tin vào Đức Phật và giáo lý của Phật. Chúng ta cũng không cần phải nấu đồ ăn, bởi chúng ta có thể sống nhờ thức ăn cúng dường của các Phật tử, đó là căn gốc thiện lành mà Phật đã để lại. Chúng ta cũng được hưởng những thứ thuốc thang, y phục và tất cả những thứ vật dụng cần thiết do các Phật tử cúng dường- tất cả đều nhờ nền tảng của Phật. Sau khi chúng ta thọ giới vào tăng đoàn, chúng ta được gọi là những tu sĩ và được quy ước gọi là "thầy", "sư" hay "ngài" hay thậm chí là "đại đức" [tiếng Thái là: Phra]; nhưng nên nhớ rằng chúng ta được gọi như vậy chỉ vì chúng ta thay đổi diện mạo bề ngoài [cạo đầu, mặc áo cà-sa, đi khất thực], chứ thực ra chúng ta chưa phải là một quý thầy, quý sư, quý ngài hay đại đức thực sự gì cả. (Áo cà-sa không làm nên một thầy tu). Do quy ước nên sau khi cạo đầu mặc y cà-sa chúng ta được gọi là thầy là sư vậy thôi, đó chỉ là do hình thức, diện mạo bề ngoài và tên gọi– nhưng cái "sư" cái "thầy" thực sự là chưa có. Cũng như chúng ta lấy xi-măng hay đồng nặn đúc một tượng Phật: chúng ta gọi đó là Phật, nhưng đó đâu phải là Phật thực sự. Đó chỉ là xi-măng, đồng, kim loại, gỗ, sáp hay đá mà thôi. Đó chỉ là tượng. Đó chỉ là thực tại do quy ước.

It's the same for us. Once we have been ordained, we are given the title Venerable Bhikkhu, but that alone doesn't make us venerable. On the level of ultimate reality - in other words, in the mind - the term still doesn't apply. Our minds and hearts have still not been fully perfected through the practice with such qualities as mettā (kindness), karunā (compassion), muditā (sympathetic joy) and upekkhā (equanimity). We haven't reached full purity within. Greed, hatred and delusion are still barring the way, not allowing that which is worthy of veneration to arise.

Tương tự đối với chúng ta. Sau khi chúng ta thọ giới, chúng ta được cho cái tước hiệu là ngài Tỳ kheo (Bhikkhu), nhưng riêng cái chữ đó không làm chúng ta thành một 'ngài' được. Nói cách khác, theo thực tại tuyệt đối– nói cách khác, trong cái tâm– chữ 'ngài' đó là vẫn chưa đúng. Tâm và trái tim của chúng ta còn chưa được tu tập hoàn thiện với những phẩm chất như từ, bi, hỷ, xả [mettā, karunā, muditā, upekkhā]. Chúng ta chưa đạt đến sự trong sạch bên trong tâm. Tham, sân, si vẫn còn nằm chướng trên đường đi, vẫn ngăn trở không cho khởi sinh những phẩm chất của cái 'ngài' hay của 'bậc thánh nhân'.

Our practice is to begin destroying greed, hatred and delusion - defilements which for the most part can be found within each and every one of us. These are what hold us in the round of becoming and birth and prevent us from achieving peace of mind. Greed, hatred and delusion prevent the samana - peacefulness - from arising within us. As long as this peace does not arise, we are still not samana; in other words, our hearts have not experienced the peace that is free from the influence of greed, hatred and delusion. This is why we practise - with the intention of expunging greed, hatred and delusion from our hearts. It is only when these defilements have been removed that we can reach purity, that which is truly venerable.

Việc tu hành của chúng ta là bắt đầu tiêu diệt tham, sân, si– đó là phần lớn những ô nhiễm có thể được tìm thấy bên trong mỗi chúng ta. Đó là những thứ giữ chúng ta trong cái vòng trở- thành và sinh-thành và chúng ngăn cản không cho chúng ta đạt đến sự bình an. Tham, sân, si ngăn cản không cho phẩm hạnh sa-môn– đó là sự bình an– khởi sinh bên trong chúng ta. Chừng nào sự bình an còn chưa khởi sinh thì chúng ta vẫn chưa là bậc sa-môn; nói cách khác, lúc này tâm của chúng ta vẫn chưa trải nghiệm sự bình an có được từ sự không còn bị tạo tác bởi tham, sân, si. Đó là lý do tại sao chúng ta tu tập– với ý chí loại bỏ tham, sân, si khỏi tâm của chúng ta. Chỉ khi nào những ô nhiễm này đã được loại bỏ và chúng ta đạt đến sự trong sạch (thanh tịnh), thì lúc đó chúng ta mới đúng thực là một "ngài", là một "bậc" sa-môn.

Internalising that which is venerable within your heart doesn't involve working only with the mind, but your body and speech as well. They have to work together. Before you can practise with your body and speech, you must be practising with your mind. However, if you simply practise with the mind, neglecting body and speech, that won't work either. They are inseparable. Practising with the mind until it's smooth, refined and beautiful is similar to producing a finished wooden pillar or plank: before you can obtain a pillar that is smooth, varnished and attractive, you must first go and cut a tree down. Then you must cut off the rough parts - the roots and branches - before you split it, saw it and work it. Practising with the mind is the same as working with the tree, you have to work with the coarse things first. You have to destroy the rough parts: destroy the roots, destroy the bark and everything which is unattractive, in order to obtain that which is attractive and pleasing to the eye. You have to work through the rough to reach the smooth. Dhamma practice is just the same. You aim to pacify and purify the mind, but it's difficult to do. You have to begin practising with externals - body and speech - working your way inwards until you reach that which is smooth, shining and beautiful. You can compare it with a finished piece of furniture, such as these tables and chairs. They may be attractive now, but once they were just rough bits of wood with branches and leaves, which had to be planed and worked with. This is the way you obtain furniture that is beautiful or a mind that is perfect and pure.

Phẩm hạnh của một "bậc" tu hành nằm ở trong tâm, nhưng cũng bao gồm cả những hành vi và lời nói. Tất cả phải hòa hợp với nhau. Trước khi ta có thể tu tập hành động và lời nói, ta cần đang tu tập cái tâm. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ tu tập cái tâm mà bỏ quên phần thân và miệng thì sẽ không thành. Tâm, thân, miệng là không thể tách rời nhau. Tu tập cái tâm cho đến khi nó được trơn tru, trong sạch và đẹp đẽ, giống như làm được một cái cột nhà hay một tấm gỗ trơn lán đẹp đẽ vậy. Trước tiên bạn phải đi vô rừng chặt cây, chặt bỏ những phần thô thiển như rễ, gốc, vỏ cây, cành cây, nhánh cây...Sau đó đem về gọt bỏ những phần thô ráp xấu xí bên ngoài; gọt, bào cho đến khi cây gỗ trở thành những cái cột nhà hay mặt bàn trơn lán và đẹp đẽ. Phải làm phải dọn từ cái thô tế để đạt đến cái vi tế. Tu tập theo Giáo Pháp cũng giống như vậy. Chúng ta nhắm đến làm bình an và làm trong sạch cái tâm, nhưng điều đó không phải dễ. Chúng ta phải bắt đầu tu tập những cái bên ngoài– thân và lời nói– dọn đường để hướng vào bên trong cho đến khi ta đạt đến một cái tâm trơn tru, sáng sủa, và đẹp đẽ. Có thể hình dung giống việc cưa gỗ làm mộc cho đến khi có được những mặt bàn, mặt ghế trơn lán, sạch bóng, và đẹp đẽ vậy. Từ những cây gỗ thô ráp, giờ nhìn chúng thấy đẹp đẽ, sạch sẽ, và mát mắt mát lòng; đó là việc cần phải có hoạch định và công phu thì mới làm thành. Đây là cách chúng ta phải làm mới có được những thứ đồ gỗ đẹp đẽ; giống như cách làm để đạt đến một cái tâm hoàn thiện và tinh khiết.

Therefore the right path to peace, the path the Buddha laid down, which leads to peace of mind and the pacification of the defilements, is sīla (moral restraint), samādhi (concentration) and paññā (wisdom). This is the path of practice. It is the path that leads you to purity and leads you to realise and embody the qualities of the samana. It is the way to the complete abandonment of greed, hatred and delusion. The practice does not differ from this whether you view it internally or externally.

Vậy đó, con đường đi đến bình an, con đường đạo của Phật đã truyền lại để dẫn đến sự bình an của tâm; và sự làm lắng lặn những ô nhiễm đó được gọi là giới-hạnh, thiền-định và trí-tuệ [giới, định, tuệ]. Đây là con đường tu tập. Đó là con đường dẫn dắt chúng ta đi đến sự trong sạch và dẫn dắt chúng ta đi đến có được và thể hiện cái phảm hạnh của một bậc sa-môn. Đó cách đi đến loại bỏ tất cả tham, sân, si. Tu tập không phải là cách nào khác, tu là cách như vậy, cho dù chúng ta nhìn sưm tu tập từ bên ngoài hay bên trong.

This way of training and maturing the mind - which involves the chanting, the meditation, the Dhamma talks and all the other parts of the practice - forces you to go against the grain of the defilements. You have to go against the tendencies of the mind, because normally we like to take things easy, to be lazy and avoid anything which causes us friction or involves suffering and difficulty. The mind simply doesn't want to make the effort or get involved. This is why you have to be ready to endure hardship and bring forth effort in the practice. You have to use the dhamma of endurance and really struggle. Previously your bodies were simply vehicles for having fun, and having built up all sorts of unskilful habits it's difficult for you to start practising with them. Before, you didn't restrain your speech, so now it's hard to start restraining it. But as with that wood, it doesn't matter how troublesome or hard it seems: before you can make it into tables and chairs, you have to encounter some difficulty. That's not the important thing; it's just something you have to experience along the way. You have to work through the rough wood to produce the finished pieces of furniture.

Đây là cách tập luyện và thuần dưỡng cái tâm– bao gồm thực hiện những lễ nghi tụng kinh, thiền tập, nghe giảng Giáo Pháp và tất cả những phần khác của việc tu tập– những việc đó hướng chúng ta đi ngược lại những ô nhiễm của chúng ta. Chúng ta phải đi ngược lại những khuynh hướng của tâm; trước giờ chúng ta cứ luôn dễ dãi, lười biếng, buông thả, và né tránh mọi thứ đụng chạm và mọi thứ làm khó làm khổ chúng ta. Trước giờ tâm chỉ buông thả, nó chẳng muốn cố gắng hay tham dự vào việc gì. Do vậy, từ giờ chúng ta phải sẵn sàng chịu đựng khó nhọc và phải đưa ra nỗ lực để tu tập. Chúng ta phải dùng phương pháp chịu khó và thực sự đấu tranh (với những ô nhiễm và chướng ngại cản trở tu tập). Trước giờ thân chúng ta chỉ là những cỗ xe hưởng thụ vui thích và nó đã tích tạo đủ loại thói quen bất thiện— đó chính là cái khó để ta bắt đầu tu tập. Trước giờ nó đã vậy, giờ tu ngược lại thì đúng là khó thiệt. Trước giờ ta không biết kiềm chế lời nói, nên giờ rất khó mà giữ lời nói trong giới hạnh. Nhưng, dù khó ra sao chúng ta vẫn có thể làm được: trước khi làm được mặt bàn mặt ghế sáng bóng đẹp đẽ, chúng ta cũng gặp phải nhiều việc khó khăn. Đó không phải là những việc to tát, nhưng đó là những thứ chúng ta phải gặp phải và nếm trải trên đường chúng ta đi. Chúng ta phải chịu khó xử lý những thứ thô ráp khó nhọc thì mới sản xuất ra những bàn ghế sáng mịn đẹp đẽ như vậy. Công trình nào cũng phải làm vậy thôi.

The Buddha taught that this is the way the practice is for all of us. All of his disciples who had finished their work and become fully enlightened, had, (when they first came to take ordination and practise with him) previously been puthujjana (ordinary worldlings). They had all been ordinary unenlightened beings like ourselves, with arms and legs, eyes and ears, greed and anger - just the same as us. They didn't have any special characteristics that made them particularly different from us. This was how both the Buddha and his disciples had been in the beginning. They practised and brought forth enlightenment from the unenlightened, beauty from the ugliness and great benefit from that which was virtually useless. This work has continued through successive generations right up to the present day. It is the children of ordinary people - farmers, traders and businessmen - who, having previously been entangled in the sensual pleasures of the world, go forth to take ordination. Those monks at the time of the Buddha were able to practise and train themselves, and you must understand that you have the same potential. You are made up of the five khandhas (aggregates), just the same. You also have a body, pleasant and unpleasant feelings, memory and perception, thought formations and consciousness - as well as a wandering and proliferating mind. You can be aware of good and evil. Everything's just the same. In the end, that combination of physical and mental phenomena present in each of you, as separate individuals, differs little from that found in those monastics who practised and became enlightened under the Buddha. They had all started out as ordinary, unenlightened beings. Some had even been gangsters and delinquents, while others were from good backgrounds. They were no different from us. The Buddha inspired them to go forth and practise for the attainment of magga (the Noble Path) and phala (Fruition), and these days, in similar fashion, people like yourselves are inspired to take up the practice of sīla, samādhi and paññā.

Phật đã dạy đây là cách tu tập dành cho tất cả mọi người. Những đệ tử ngày xưa của Phật đã hoàn thành công trình của họ và đạt đến giác ngộ, trước đó [khi họ mới đến thọ giới đi tu theo Phật] họ cũng là người phàm tục (puthujjana) như chúng ta. Họ cũng là những chúng sinh phàm thường chưa giác ngộ như chúng ta, cũng có bấy nhiêu tay, chân, mắt, mũi, tham, sân– cũng như chúng ta thời bây giờ. Họ cũng chẳng có những đặc tính đặc biệt khác biệt với chúng ta. Phật và những vị đệ tử đó cũng bắt đầu như chúng ta. Họ cũng tu tập và đi đến giác ngộ từ những người chưa giác ngộ: cái tinh khiết đẹp đẽ có từ cái thô thiển xấu xa, và sự an lạc lớn lao có từ sự vô dụng vô đức. Đồ án công trình đó được nhiều thế hệ liên tục thực hiện cho đến tận bây giờ. Những người đã từng thực hiện thành công đó họ cũng là con cháu của những người phàm phu bình thường– nông dân, thương lái, người làm ăn– trước đó họ đều dính theo những dục lạc của đời sống phàm trần, nhưng họ đã ra đi tu hành. Những tu sĩ thời Phật họ có khả năng tự tu tập và tự huấn luyện bản thân, và bây giờ các thầy phải nên nhớ rằng mình cũng có những khả năng đó. Các thầy cũng bao gồm năm đống uẩn, cũng giống như họ. Các thầy cũng có thân, có những cảm giác sướng và khổ, có trí nhớ, và có nhận thức, có ý nghĩ tạo tác và tâm thức [có đủ sắc, thọ, tưởng, hành, thức]– và cũng có cái tâm lang bạt, lăng xăng và phóng dật. Các thầy có thể ý thức biết rõ về những điều xấu điều tốt, điều thiện điều ác. Mọi thứ các bậc thầy tổ từng có thì các thầy ở đây cũng có. Nói tóm lại, sự kết hợp những hiện tượng thân-tâm tạo nên mỗi chúng ta [có thể được gọi là mỗi 'cá nhân riêng biệt'] hầu như giống nhau, tất cả mọi thứ chúng ta đang có chắc chỉ khác nhau chút ít so với những gì các bậc thầy tổ đã có; những bậc thầy tổ thời Phật cũng có những thứ của năm uẩn như chúng ta bây giờ khi họ đi tu và giác ngộ. (Đừng nghĩ những vị đại đệ tử thời Phật là người linh thiêng hay người thượng đẳng hơn con người chúng ta thời bây giờ). Họ cũng xuất phát là những người thường chưa giác ngộ. Một số họ cũng là những người tệ bạc, thậm chí là tội phạm, cướp của, giết người; một số khác thì có xuất thân tốt lành. Họ cũng chẳng khác chúng ta. Phật đã tạo cảm hứng cho họ xuất gia tu tập để đạt tới con đường đạo (magga) [Thánh Đạo] và đạo quả (phala) [Thánh Quả], và trong thời bây giờ, cũng theo cách thức như vậy, những người như các thầy ở đây cũng nhìn thấy niềm cảm hứng để đi tu và nhận lấy cách tu tập Giới, Định, Tuệ.

Sīla, samādhi and paññā are the names given to the different aspects of the practice. When you practise sīla, samādhi and paññā, it means you practise with yourselves. Right practice takes place here within you. Right sīla exists here, right samādhi exists here. Why? Because your body is right here. The practice of sīla involves every part of the body. The Buddha taught us to be careful of all our physical actions. Your body exists here! You have hands, you have legs right here. This is where you practise sīla. Whether your actions will be in accordance with sīla and Dhamma depends on how you train your body. Practising with your speech means being aware of the things you say. It includes avoiding wrong kinds of speech, namely divisive speech, coarse speech and unnecessary or frivolous speech. Wrong bodily actions include killing living beings, stealing and sexual misconduct.

Giới, Định, Tuệ là những danh từ chỉ những mặt (phần) khác nhau của việc tu hành. Khi tu tập Giới, Định, Tuệ là tu tập với chính bản thân mình. Sự tu tập đúng đắn xảy ra ngay bên trong chính mình. Giới hạnh đúng đắn là ở ngay đây, thiền định đúng đắn là ở ngay đây. Tại sao? Bởi thân của mình ở ngay đây. Việc tu tập giới hạnh là dính với mọi bộ phận của thân. Đức Phật đã nói người tu phải cẩn trọng với tất cả mọi hành động thân thể của chúng ta. Thân của chúng ta có mặt ngay tại đây! Mình có tay, có chân ngay đây. Đây là nơi mình tu tập Giới hạnh. Những hành động của mình có phù hợp với Giới hạnh và Giáo pháp hay không là do cách mình huấn luyện thân mình. Tu tập lời nói có nghĩa là ý thức biết rõ về những điều mình nói. Nó bao gồm việc tránh nói những lời sai trái, những lời chia rẽ, những lời thô tục, những lời vô nghĩa, lời nói vô bổ vô ích. Còn tránh những hành động sai trái là tránh sát sinh, tránh trộm cắp, và tránh vấn đề tà dâm.

It's easy to reel off the list of wrong kinds of behaviour as found in the books, but the important thing to understand is that the potential for them all lies within us. Your body and speech are with you right here and now. You practise moral restraint, which means taking care to avoid the unskilful actions of killing, stealing and sexual misconduct. The Buddha taught us to take care with our actions from the very coarsest level. In the lay life you might not have had very refined moral conduct and frequently transgressed the precepts. For instance, in the past you may have killed animals or insects by smashing them with an axe or a fist, or perhaps you didn't take much care with your speech: false speech means lying or exaggerating the truth; coarse speech means you are constantly being abusive or rude to others - 'you scum,' 'you idiot,' and so on; frivolous speech means aimless chatter, foolishly rambling on without purpose or substance. We've indulged in it all. No restraint! In short, keeping sīla means watching over yourself, watching over your actions and speech.

Rất dễ liệt kê những hành động sai trái (tà nghiệp) được chép trong kinh sách, nhưng điều quan trọng là phải biết rõ sự tiềm tàng của chúng đang nằm bên trong chúng ta. (Ví dụ, biết cái sự nói dóc là không tốt thì chưa đủ, quan trọng là phải biết rõ cái thói quen (tập khí) hay nói dóc nằm bên trong mình là ra sao). Thân và lời nói của mình là ngay tại đây. Ta tu tập giới hạnh đạo đức, có nghĩa là ta cẩn trọng để tránh làm những hành động bất thiện như sát sinh, ăn cắp và tà dâm. Phật đã dạy chúng ta phải cẩn trọng với tất cả hành động từ mức độ thô tế nhất. Trong cuộc sống tại gia trước kia, chúng ta thường không giữ những giới hạnh ở mức độ trong sạch tinh tế, và chúng ta thường dễ dàng phạm vào các giới hạnh. Ví dụ, trước kia chúng ta có thể giết những con vật hay côn trùng bằng dao, bằng gậy, hay bằng tay; hoặc trước ki chúng ta chẳng để ý gì đến những lời mình nói: (i) Lời nói dối có nghĩa là nói láo, nói sai sự thật, nói quá, nói với ý dẫn lừa, nói tránh né sự thật; (i) Lời nói thô tục có nghĩa là lời chửi bới, chê bai, phỉ báng, lời nói hỗn láo, lời tục tĩu nói với người khác, lời chữi bới như 'đồ cặn bã', 'đồ ngu', 'đồ chó', hay đồ này đồ nọ...; (iii) Lời nói tầm phào có nghĩa là lời nói dóc, nói tào lao, nói đùa giỡn, nói không mục đích, nói lời vô nghĩa vô ích. Chúng ta bị dính vào tất cả những dạng lời nói đó. Bởi không có giới hạnh, không biết kiêng cữ! Nói gọn, giữ giới hạnh là để ý quan sát bản thân mình, quan sát những hành động và lời nói của mình. (Đó là phần tu thân).

So who will do the watching over? Who will take responsibility for your actions? When you kill some animal, who is the one who knows? Is your hand the one who knows, or is it someone else? When you steal someone else's property, who is aware of the act? Is your hand the one who knows? This is where you have to develop awareness. Before you commit some act of sexual misconduct, where is your awareness? Is your body the one who knows? Who is the one who knows before you lie, swear or say something frivolous? Is your mouth aware of what it says, or is the one who knows in the words themselves? Contemplate this: whoever it is who knows is the one who has to take responsibility for your sīla. Bring that awareness to watch over your actions and speech. That knowing, that awareness is what you use to watch over your practice. To keep sīla, you use that part of the mind which directs your actions and which leads you to do good and bad. You catch the villain and transform him into a sheriff or a mayor. Take hold of the wayward mind and bring it to serve and take responsibility for all your actions and speech. Look at this and contemplate it. The Buddha taught us to take care with our actions. Who is it who does the taking care? The body doesn't know anything; it just stands, walks around and so on. The hands are the same; they don't know anything. Before they touch or take hold of anything, there has to be someone who gives them orders. As they pick things up and put them down there has to be someone telling them what to do. The hands themselves aren't aware of anything; there has to be someone giving them orders. The mouth is the same - whatever it says, whether it tells the truth or lies, is rude or divisive, there must be someone telling it what to say.

Bây giờ, vậy ai là cái người quan sát? Ai chịu trách nhiệm về những hành động của mình? Khi bạn giết súc vật, ai là cái 'người biết' về điều đó? Có phải cái tay mình là cái 'người biết' không? Khi bạn ăn cắp đồ của người khác, ai là người ý thức biết về hành động ăn cắp đó? Có phải tay mình là 'người biết' về điều đó?. Đây chính là chỗ bạn cần phát triển sự ý thức [tỉnh giác]. Trước khi bạn dính vào một hành động tà dâm, ý thức của bạn ở đâu? Có phải thân bạn là cái 'người biết' về điều đó? Ai là cái 'người biết' trước khi bạn nói dối, chửi thề, hay nói điều tầm phào? Có phải cái miệng là cái ý thức biết được điều nó nói ra? hay ai là cái 'người biết về những điều đó?. Hãy suy xét về điểm này: hễ ai là cái 'người biết' thì đó mới là người chịu trách nhiệm về mặt Giới hạnh (sīla). Hãy lấy cái 'người biết' đó, lấy cái sự 'tỉnh giác' đó quan sát những hành động và lời nói của chính mình. Cái 'biết' đó, cái ý thức 'tỉnh giác' đó là cái mình dùng để quan sát việc tu tập của chính mình. Để giữ giới hạnh, ta dùng cái phần biết đó của tâm để chỉ đạo các hành động của mình và đó chính là cái đã dẫn dắt ta làm điều thiện và điều xấu. Giống như chúng ta bắt kẻ tội phạm và chuyển hóa ổng thành một cảnh sát trưởng hay một thị trưởng vậy. Lấy cái tâm bướng bỉnh và bắt nó phục vụ và chịu trách nhiệm cho tất cả hành động và lời nói của nó. Nhìn ngay vào chỗ này và suy xét về điểm đó. Phật dạy chúng ta phải biết cẩn trọng những hành động của mình. Trong đó ai là cái 'người cẩn trọng'? Thân thì đâu biết gì; nó chỉ đứng, đi, ngồi, nằm thôi. Tay cũng vậy, chúng đâu biết gì. Trước khi hai tay chạm hay cầm hay đánh vào cái gì, chắc hẳn có 'ai đó' chỉ thị chúng nó làm vậy. Nó cầm nắm hay quăng bỏ thứ gì là do có 'người' biểu nó làm vậy. Bản thân hai cái tay đâu ý thức được về điều gì. Cái miệng cũng vậy– bất cứ điều gì nó nói, nó nói dối hay nói thiệt, nói hỗn hào hay nói lời châm chọc chia rẽ... đều là do có 'ai đó' xui nó làm vậy.

The practice involves establishing sati, mindfulness, within this 'one who knows.' The 'one who knows' is that intention of mind, which previously motivated us to kill living beings, steal other people's property, indulge in illicit sex, lie, slander, say foolish and frivolous things and engage in all the kinds of unrestrained behaviour. The 'one who knows' led us to speak. It exists within the mind. Focus your mindfulness or sati - that constant recollectedness - on this 'one who knows.' Let the knowing look after your practice.

Tu tập là gắn liền với việc thiết lập sự chánh niệm (sati) bên trong cái 'người biết'. Cái 'người biết' là ý định [ý hành] của tâm, nó xui chúng ta trước khi ta giết hại chúng sinh, trước khi ăn cắp của của người khác, trước khi dính vào việc tính dục không đúng đắn (tà dâm), trước khi chúng ta nói dối, nói lời chửi bới thô tục, nói lời bậy bạ tầm phào, và trước khi chúng ta dính vào đủ loại hành vi thiếu kiêng cữ giới hạnh. Cái 'người biết' đó chỉ đạo chúng ta nói. 'Nó' ở trong tâm này. Hãy tập trung sự chú tâm chánh niệm– đó là sự tập trung thường trực– vào ngay cái 'người biết' đó. Hãy để cho cái 'người biết' [tức 'sự biết'] đó quan sát và chăm nom việc tu hành của chúng ta.

In practice, the most basic guidelines for moral conduct stipulated by the Buddha were: to kill is evil, a transgression of sīla; stealing is a transgression; sexual misconduct is a transgression; lying is a transgression; vulgar and frivolous speech are all transgressions of sīla. You commit all this to memory. It's the code of moral discipline, as laid down by the Buddha, which encourages you to be careful of that one inside of you who was responsible for previous transgressions of the moral precepts. That one, who was responsible for giving the orders to kill or hurt others, to steal, to have illicit sex, to say untrue or unskilful things and to be unrestrained in all sorts of ways - singing and dancing, partying and fooling around. The one who was giving the orders to indulge in all these sorts of behaviour is the one you bring to look after the mind. Use sati or awareness to keep the mind recollecting in the present moment and maintain mental composure in this way. Make the mind look after itself. Do it well.

Thực tế, hầu hết các hướng dẫn của Phật về căn bản của giới hạnh bao gồm: sát sinh giết hại là ác, đó là phạm giới hạnh; ăn cắp là phạm giới; tà dâm là phạm giới; nói dối, lời chửi bới, nói lời tầm phào vô nghĩa là phạm giới. Các thầy hãy ghi nhớ rõ trong tâm trí của mình. Đó là những điều giới do chính Đức Phật truyền lại, đã luôn được nói để giúp các thầy ý thức cẩn trọng về cái 'con người' bên trong chính mình, đó là cái 'người' chịu trách nhiệm cho tất cả mọi hành động và lời nói vi phạm giới hạnh. Cái 'người' đó, người chịu trách nhiệm chỉ thị xúi khiến ta sát sinh hay hãm hại người khác hoặc vật khác, xúi khiến chúng ta ăn cắp, xúi khiến chúng ta dính vào tà dâm, xúi khiến chúng ta nói dối và nói những lời bất thiện; và dẫn dắt chúng ta làm đủ điều phóng dật, phạm giới– ví dụ như ca hát, tụ tập, nhậu nhẹt, đàn đúm, chơi bời, làm đủ thứ việc vô ý thức và quên mất mình... Cái 'người' xúi khiến chỉ thị ta dính vào tất cả mọi hành vi bất thiện chính là 'hắn', nhưng chúng ta cần chọn 'hắn' để quan sát chăm nom cái tâm của chúng ta. (Như đã nói trên, ta bắt kẻ hư đốn làm người quản giám; ta bắt kẻ trộm để canh phòng khỏi bị trộm cắp). Về thực dụng là, ta dùng sự chánh niệm, tức sự tỉnh giác, để chú-tâm tập trung hội tụ vào thời khắc hiện tại và duy trì sự tự-chủ của tâm theo cách như vậy. (Tỉnh giác và tự chủ về tâm có nghĩa là tâm làm thiện làm ác gì tâm/ta điều rõ biết). Làm cho tâm quan sát chính bản thân nó, dùng tâm chăm nom tâm. Các thầy hãy tập làm tốt việc này.

If the mind is really able to look after itself, it is not so difficult to guard speech and actions, since they are all supervised by the mind. Keeping sīla - in other words taking care of your actions and speech - is not such a difficult thing. You sustain awareness at every moment and in every posture, whether standing, walking, sitting or lying down. Before you perform any action, speak or engage in conversation, establish awareness first - don't act or speak first, establish mindfulness first and then act or speak. You must have sati, be recollecting, before you do anything. It doesn't matter what you are going to say, you must first be recollecting in the mind. Practise like this until you are fluent. Practise so that you can keep abreast of what's going on in the mind; to the point where mindfulness becomes effortless and you are mindful before you act, mindful before you speak. This is the way you establish mindfulness in the heart. It is with the 'one who knows' that you look after yourself, because all your actions spring from here.

Nếu tâm này thực sự có khả năng quan sát chính nó, thì sẽ không khó khăn gì để phòng hộ những hành động và lời nói của chúng ta, bởi tất cả hành động và lời nói đều do tâm giám sát và chỉ đạo. Giữ Giới hạnh nói cách khác chỉ là sự canh giữ những hành động và lời nói của chúng ta mà thôi– đó không phải là điều quá khó khăn. Ta cần duy trì ý thức tỉnh giác trong từng giây phút và trong mọi tư thế, dù đang đứng, đang đi, đang ngồi, hay đang nằm. Trước khi làm điều gì hay sắp nói điều gì, hãy thiết lập sự tỉnh giác trước– đừng làm hay nói gì trước, hãy thiết lập sự chánh niệm trước, rồi mới làm hay nói điều đó. Chúng ta phải có sự chánh niệm, phải nhớ biết (niệm), trước khi làm điều gì. Cứ thực tập như vậy cho đến khi mình thành thục. Thực tập để ta có thể theo kịp mọi thứ xảy ra trong tâm, theo kịp cho đến khi chúng ta có được một trình độ mà sự chánh niệm luôn có mặt dễ dàng, đến trình độ đó ta không cần nỗ lực mới có được sự chánh niệm trước khi làm hay trước khi nói điều gì. Đây là cách chúng ta thiết lập sự chánh niệm trong tâm. Điều này nghĩa là ta đang cùng có mặt với cái 'người biết' để quan sát chính mình, bởi tất cả mọi hành động của chúng ta đều xuất phát từ chỗ tâm này.

This is where the intentions for all your actions originate and this is why the practice won't work if you try to bring in someone else to do the job. The mind has to look after itself; if it can't take care of itself, nothing else can. This is why the Buddha taught that keeping sīla is not that difficult, because it simply means looking after your own mind. If mindfulness is fully established, whenever you say or do something harmful to yourself or others, you will know straight away. You know that which is right and that which is wrong. This is the way you keep sīla. You practise with your body and speech from the most basic level.

Đây [tâm] chính là nơi xuất phát của tất cả mọi ý-hành của mọi hành động, và đây là lý do tại sao việc tu tập sẽ không thành nếu chúng ta cố đưa người ngoài vào làm cái công việc đó. Phải để tâm tự quán sát chính nó. Chính tâm phải làm công việc quan sát chính nó; nếu tâm không thể chăm nom chính nó thì không ai có thể làm được!. Đây là lý do tại sao Phật đã dạy rằng việc giữ giới hạnh là không khó, bởi đó điều đó chỉ có nghĩa là canh giữ cái tâm của chính mình. (Quan sát được tâm thì nhìn thấy trước hành động và lời nói là có giới hạnh hay không, nhờ đó ta làm và nói đúng với giới hạnh). Khi sự chánh niệm được thiết lập một cách đầy đủ, thì nếu khi ta nói hay làm điều gì có hại cho mình hay người khác, ta biết ngay điều đó. Ta sẽ biết ngay điều gì là đúng và điều gì là sai. Đây là cách chúng ta giữ giới. Các thầy phải thực tập bằng thân và lời nói từ mức độ căn bản nhất.

By guarding your speech and actions they become graceful and pleasing to the eye and ear, while you yourself remain comfortable and at ease within the restraint. All your behaviour, manners, movements and speech become beautiful, because you are taking care to reflect upon, adjust and correct your behaviour. You can compare this with your dwelling place or the meditation hall. If you are regularly cleaning and looking after your dwelling place, then both the interior and the area around it will be pleasant to look at, rather than a messy eyesore. This is because there is someone looking after it. Your actions and speech are similar. If you are taking care with them, they become beautiful, and that which is evil or dirty will be prevented from arising.

Bằng cách phòng hộ lời nói và hành động, những lời nói và hành động sẽ trở nên tốt lành, dễ coi, dễ nghe, dễ mến, và ta cảm thấy thư thái và dễ chịu khi sống bên trong giới hạnh. Tất cả mọi hành vi, tư cách, đi đứng, và lời nói trở nên tốt lành, bởi bạn đã biết cẩn trọng suy xét, biết điều chỉnh, và biết chủ động tu sửa hành vi của mình. Các thầy có thể ví điều đó với chỗ ở hay thiền đường trong chùa này. Nếu chúng ta thường xuyên lau chùi và chăm nom nơi ở, thì bên trong và bên ngoài chỗ đó sẽ luôn sạch sẽ và dễ coi; nếu không nó sẽ bừa bộn, khó coi. Đó là nhờ có người chăm nom nó. Những hành động và lời nói của ta cũng vậy. Nếu chúng ta biết cẩn trọng chăm nom nó, chúng sẽ trở nên đẹp đẽ, dễ coi và dễ nghe, và do đó cùng lúc những hành động và lời nói xấu ác dơ bẩn đã bị ngăn chặn, không còn chỗ khởi sinh.

Ādikalyāna, majjhekalyāna, pariyosānakalyāna: beautiful in the beginning, beautiful in the middle and beautiful in the end; or harmonious in the beginning, harmonious in the middle and harmonious in the end. What does that mean? Precisely that the practice of sīla, samādhi and paññā is beautiful. The practice is beautiful in the beginning. If the beginning is beautiful, it follows that the middle will be beautiful. If you practise mindfulness and restraint until it becomes comfortable and natural to you - so that there is a constant vigilance - the mind will become firm and resolute in the practise of sīla and restraint. It will be consistently paying attention to the practice and thus become concentrated. That characteristic of being firm and unshakeable in the monastic form and discipline and unwavering in the practice of mindfulness and restraint can be referred to as 'samādhi.'

Nhớ lời kinh này của Phật: "Ādikalyāna, majjhekalyāna, pariyosānakalyāna": đẹp từ khởi đầu, đẹp trong lúc giữa và đẹp trong lúc cuối; hay hòa hợp từ đầu hòa hợp ở giữa và hòa hợp ở cuối. Nghĩa là gì? Rõ ràng, tu tập Giới, Định, Tuệ là đẹp đẽ. Việc tu là đẹp ngay từ bắt đầu. Nếu bắt đầu đẹp thì khúc giữa tiếp theo cũng đẹp. Nếu chúng ta tu tập sự chánh niệm và giới hạnh đến khi nó trở thành dễ dàng và tự nhiên đối với mình– nhờ đó có được sự cẩn trọng phòng hộ thường trực– thì tâm sẽ trở nên vững chắc và kiên định trong việc kiêng cữ theo giới hạnh. Lúc đó tâm sẽ thường trực chú tâm đến việc tu tập đó, và nhờ đó nó trở nên tập trung hay đạt định. Đó là tính vững-chắc và tính không-lay-chuyển [trong thanh quy và giới luật trong thiền môn] và tính không-dao-động [trong việc tu tập sự chánh niệm và giới hạnh] có thể được gọi là sự đạt định của tâm (samādhi).

That aspect of the practice characterised by a continuous restraint, where you are consistently taking care with your actions and speech and taking responsibility for all your external behaviour, is referred to as sīla. The characteristic of being unwavering in the practice of mindfulness and restraint is called samādhi. The mind is firmly concentrated in this practice of sīla and restraint. Being firmly concentrated in the practice of sīla means that there is an evenness and consistency to the practice of mindfulness and restraint. These are the characteristics of samādhi as an external factor in the practice, used in keeping sīla. However, it also has an inner, deeper side to it. It is essential that you develop and maintain sīla and samādhi from the beginning - you have to do this before anything else.

Mảng tu tập để kiêng giữ những hành động và lời nói và để có trách niệm với mọi hành vi bên ngoài của mình được gọi chung là mảng Giới-hạnh (sila). Còn đặc tính không lay động trong việc tu tập sự chánh niệm và giới hạnh được gọi là Định (samādhi). Tâm được tập trung vững chắc trong việc tu tập kiêng cữ và giới hạnh. Được tập trung vững chắc trong việc tu tập giới hạnh có nghĩa là nó có sự bình-lặng và sự đều đặn ổn-định trong việc tu tập sự chánh niệm và giới hạnh. Đó là những đặc tính của định (samādhi), được coi như một yếu tố bên-ngoài của sự tu tập, được dùng để kiêng giữ tâm theo giới hạnh (sīla). Tuy nhiên, đó cũng là yếu tố bên- trong, sâu hơn đối với việc tu tập. Điều cốt lõi là mình phải phát triển và duy trì sự giới hạnh và sự định tâm ngay từ lúc đầu– các thầy phải tu chỗ này trước khi tu những thứ khác.

Once the mind has an intentness in the practice and sīla and samādhi are firmly established, you will be able to investigate and reflect on that which is wholesome and unwholesome - asking yourself... 'Is this right?'... 'Is that wrong?' - as you experience different mind-objects. When the mind makes contact with different sights, sounds, smells, tastes, tactile sensations or ideas, the 'one who knows' will arise and establish awareness of liking and disliking, happiness and suffering and the different kinds of mind-objects that you experience. You will come to see clearly, and see many different things.

Khi tâm đã quyết chí tu tập, rồi giới và định được thiết lập vững chắc như vậy thì chúng ta có khả năng điều tra suy xét về các điều thiện và bất thiện. Điều tra suy xét bằng cách nào?- Bằng cách tự hỏi mình: 'Điều này là đúng?'... hoặc 'Điều này là sai?'– ngay mỗi khi ta trải nghiệm những đối-tượng-tâm khác nhau. Mỗi khi tâm tiếp xúc với những hình sắc khác nhau, những âm thanh, mùi hương, mùi vị, những chạm xúc hoặc những ý tưởng, cái 'người biết' sẽ khởi sinh và thiết lập các ý thức thích và không thích, sướng và khổ, và tạo tác ra đủ loại đối-tượng-tâm mà ta trải nghiệm. Ta sẽ đi đến nhìn thấy một cách rõ rệt, và nhìn thấy nhiều sự nhiều điều khác nhau.

If you are mindful, you will see the different objects which pass into the mind and the reaction which takes place upon experiencing them. The 'one who will automatically take them up as objects for contemplation. Once the mind is vigilant and mindfulness is firmly established, you will note all the reactions displayed through either body, speech or mind, as mind-objects are experienced. That aspect of the mind which identifies and selects the good from the bad, the right from the wrong, from amongst all the mind-objects within your field of awareness, is paññā. This is paññā in its initial stages and it matures as a result of the practice. All these different aspects of the practice arise from within the mind. The Buddha referred to these characteristics as sīla, samādhi and paññā. This is the way they are, as practised in the beginning.

Nếu các thầy có chánh niệm, các thầy sẽ nhìn thấy nhiều đối tượng khác nhau đi vào trong tâm và phản ứng sẽ xảy ra ngay khi ta trải nghiệm chúng. Cái 'người biết' sẽ lập tức tự động nhận lấy chúng làm những đối tượng để quán xét. Một khi tâm có sự cẩn trọng và sự chánh niệm đã được thiết lập sẵn một cách vững chắc, các thầy sẽ nhận biết tất cả những phản ứng biểu hiện thông qua thân, lời nói và ý nghĩ, ngay khi những đối-tượng-tâm được trải nghiệm. Đó là mảng công việc của tâm- tâm nhận dạng và chọn lọc điều tốt khỏi điều xấu, điều đúng khỏi điều sai, từ trong tất cả những đối-tượng-tâm bên trong miền ý thức– đây được gọi là mảng trí-tuệ (paññā). Đây là mảng trí tuệ ở giai đoạn đầu của nó và khi nó chín muồi là kết quả của việc tu tập. Tất cả ba mảng tu tập đều khởi sinh bên-trong tâm này. Phật đã gọi những đặc tính đó là giới, định, tuệ [sīla, samādhi, paññā]. Đây là cách chúng diễn ra, trong giai đoạn tu tập ban đầu.

As you continue the practice, fresh attachments and new kinds of delusion begin to arise in the mind. This means you start clinging to that which is good or wholesome. You become fearful of any blemishes or faults in the mind - anxious that your samādhi will be harmed by them. At the same time you begin to be diligent and hard working, and to love and nurture the practice. Whenever the mind makes contact with mind-objects, you become fearful and tense. You become aware of other people's faults as well, even the slightest things they do wrong. It's because you are concerned for your practice. This is practising sīla, samādhi and paññā on one level - on the outside - based on the fact that you have established your views in accordance with the form and foundations of practice laid down by the Buddha. Indeed, these are the roots of the practice and it is essential to have them established in the mind.

Rồi khi chúng ta tiếp tục tu tập, những dính-mắc [tham] mới và những loại ngu mờ [si] mới khởi sinh tiếp trong tâm chúng ta. Có nghĩa là người tu bắt đầu dính chấp vào những điều thiện điều đúng. Người tu bắt đầu sợ sệt từng khuyết điểm, từng vi phạm, từng lỗi sai trong tâm mình– sợ những có lỗi sai khuyết điểm đó phá hại trạng thái sự định tâm (samādhi) của họ. Cùng lúc đó, người tu bắt đầu nỗ lực tinh tấn hơn, siêng năng hơn, và yêu quý và nâng niu việc tu tập của mình. Mỗi khi tâm tiếp xúc với đối-tượng- tâm, người tu trở nên sợ hãi và căng thẳng. Người tu cũng trở nên để ý đến những lỗi sai và khuyết điểm của người khác, ngay cả những lỗi sai nhỏ nhặt nhất họ đã làm. Điều này là tại sao? Là tại do lúc này người tu rất lo lắng đến sự tu tập của mình. Đây là lúc đang tu tập giới, định, tuệ ở một trình độ– dựa trên cái bên ngoài– đó là dựa trên nền tảng mà người tu đã thiết lập những quan điểm của họ theo đúng hình thức và những căn bản mà Phật đã truyền dạy. Thực ra đây chính là những cái gốc của sự tu tập, và điều nhất thiết là phải thiết lập được chúng ở trong tâm.

You continue to practise like this as much as possible, until you might even reach the point where you are constantly judging and picking fault with everyone you meet, wherever you go. You are constantly reacting with attraction and aversion to the world around you, becoming full of all kinds of uncertainty and continually attaching to views of the right and wrong way to practise. It's as if you have become obsessed with the practice. But you don't have to worry about this yet - at that point it's better to practise too much than too little. Practise a lot and dedicate yourself to looking after body, speech and mind. You can never really do too much of this. This is said to be practising sīla on one level; in fact, sīla, samādhi and paññā are all in there together.

Như vậy đó, rồi các thầy tiếp tục tu tập như vậy, nỗ lực hết mình... rồi các thầy sẽ đi đến một điểm ở đó các thầy cứ luôn phán xét và tìm lỗi sai ở mọi người khác và mọi nơi mình đến. Gặp ai cũng thấy lỗi người đó, đến đâu cũng thấy khuyết điểm nơi đó. Người tu lúc này thường xuyên phản ứng bằng những thích và không thích [tham và sân] đối với thế giới xung quanh, người tu mang đủ loại nghi ngờ và liên tục gán ghép những ý kiến chủ quan, cứ ý kiến tu như vầy là đúng, tu vậy là sai. Cứ như bị ám ảnh nặng về tu tập. Suốt ngày cứ tu, tu, tu, tu như vầy, tu như vậy. Nhưng các thầy không nên lo lắng—vào thời điểm này các thầy nên tu quá nhiều còn tốt hơn quá ít. Thực tập nhiều và dành hết bản thân vào việc kiêng giữ ba nghiệp [hành động, lời nói, tâm ý]. Các thầy chưa bao giờ tu chỗ này nhiều đến mức như vậy. Về một mặt, điều này được coi là tu Giới hạnh; nhưng thực ra Giới, Định, Tuệ đều có mặt ở đó.

If you were to describe the practice of sīla at this stage, in terms of pāramī (spiritual perfections), it would be dāna pāramī (the spiritual perfection of giving), or sīla pāramī (the spiritual perfection of moral restraint). This is the practice on one level. Having developed this much, you can go deeper in the practice to the more profound level of dāna upapāramī and sīla upapāramī. These arise out of the same spiritual qualities, but the mind is practising on a more refined level. You simply concentrate and focus your efforts to obtain the refined from the coarse.

Nếu diễn tả việc tu Giới hạnh ở giai đoạn tu này dưới góc độ ba-la-mật (pāramī, phẩm hạnh toàn thiện), thì đây có lẽ là dạng ba-la-mật bố thí (dāna pāramī), hoặc ba-la-mật giới hạnh (sīla pāramī). Đây là sự tu tập ở một trình độ. Sau khi đã tu tập thuần thục ở trình độ này, người tu có thể đi sâu vào tu tập ở trình độ cao sâu hơn, đó là trình độ ba-la-mật bố thí bậc trung (dāna upa-pāramī) và ba-la-mật giới hạnh bậc trung (sīla upa-pāramī). Những hoàn thiện bậc trung này khởi sinh từ bậc phẩm hạnh trước đó nhưng cao sâu hơn, bởi lúc này tâm đang tu tập ở một trình độ tinh tế hơn. Lúc này người tu chỉ việc tập trung và dồn hết nỗ lực để chứng đạt cái tinh tế hơn từ cái thô tế.

Once you have gained this foundation in your practice, there will be a strong sense of shame and fear of wrong-doing established in the heart. Whatever the time or place - in public or in private - this fear of wrong doing will always be in the mind. You become really afraid of any wrong doing. This is a quality of mind that you maintain throughout every aspect of the practice. The practice of mindfulness and restraint with body, speech and mind and the consistent distinguishing between right and wrong is what you hold as the object of mind. You become concentrated in this way and by firmly and unshakeably attaching to this way of practice, it means the mind actually becomes sīla, samādhi and paññā - the characteristics of the practice as described in the conventional teachings.

Một khi các thầy đã đạt đến nền tảng này trong cuộc tu tập, lúc đó các sẽ có một cảm nhận mạnh mẽ về cảm giác xấu-hỗ và sợ-sệt khi làm điều xấu ác; cảm nhận mạnh mẽ đã được thiết lập ở trong tâm và trái tim người tu. Dù đang ở đâu, dù đang ở riêng tư hay ở nơi công cộng, sự sợ sệt này luôn luôn có mặt trong tâm. Các thầy thực sự sợ sệt về bất cứ điều gì sai trái. (Có thể trước kia ta chỉ thấy xấu hỗ hay sợ sệt về khi làm sai trái trước mặt người khác). Đây là một phẩm chất mà các thầy sẽ duy trì mọi lúc mọi nơi trong suốt cuộc đời tu tập. Tu tập sự chánh niệm và giới hạnh về hành động, lời nói và tâm ý, và thường trực biết phân biệt đúng sai chính là điều các thầy đã nắm giữ như là đối-tượng của tâm. Nếu các thầy tập trung theo cách này và áp dụng chính mình vào cách tu này một cách vững chắc và không lay chuyển, thì có nghĩa là tâm đã thực sự trở thành Giới, Định, Tuệ- đó là ba mảng [đặc tính của việc] tu tập đã được miêu tả trong giáo lý truyền thống.

As you continue to develop and maintain the practice, these different characteristics and qualities are perfected together in the mind. However, practising sīla, samādhi and paññā at this level is still not enough to produce the factors of jhāna (meditative absorption) - the practice is still too coarse. Still, the mind is already quite refined - on the refined side of coarse! For an ordinary unenlightened person who has not been looking after the mind or practised much meditation and mindfulness, just this much is already something quite refined. It's like a poor person - owning two or three pounds can mean a lot, though for a millionaire it's almost nothing. This is the way it is. A few quid is a lot when you're down and out and hard up for cash, and in the same way, even though in the early stages of the practice you might still only be able to let go of the coarser defilements, this can still seem quite profound to one who is unenlightened and has never practised or let go of defilements before. At this level, you can feel a sense of satisfaction with being able to practise to the full extent of your ability. This is something you will see for yourself; it's something that has to be experienced within the mind of the practitioner.

Khi các thầy tiếp tục duy trì và phát triển việc tu tập như vậy, những đặc tính và phẩm hạnh khác nhau đó sẽ được hoàn thiện trong tâm. Tuy nhiên, việc tu tập giới, định, tuệ ở trình độ này là chưa đủ để làm khởi sinh những yếu tố của tầng thiền định (jhāna)– lúc này sự tu tập vẫn còn khá thô tế. Nói vậy chứ tâm lúc này đã khá tinh tế- nhưng vẫn mới là mặt tinh tế của sự thô tế, tinh tế so với thô tế! Đối với một người chưa giác ngộ, người chưa thực sự theo dõi nắm bắt kịp cái tâm của mình, hoặc chưa thiền tập nhiều và chưa tu tập sự chánh niệm được nhiều, thì mức độ tinh tế này cũng đã khá là trong sạch, tinh tế. Giống như một người nghèo có được hai hay ba đồng tiền là cũng được lắm rồi, mặc dù đối với kẻ triệu phú thì đó chẳng là gì cả. Trình độ trên giống kiểu vậy đó. Nó vẫn còn chưa là gì thực thâm sâu, nhưng trình độ đó cũng đã là khá tốt và đáng khen ngợi. Ở những giai đoạn tu ban đầu, người tu chỉ có thể loại bỏ được những ô nhiễm thô tế, nhưng mức đó cũng đã khá sâu sắc đối với một người chưa giác ngộ, và đặc biệt khá quý hiếm đối với những ai chưa bao giờ tu tập hoặc chưa bao giờ biết trừ bỏ những thói tâm ô nhiễm bất thiện. Ở trình độ này, người tu có thể cảm nhận một cảm giác thỏa mãn và có thể tu tập hết năng lực của mình. Đây là điều các thầy sẽ tự mình trải nghiệm nếu tu được đến đó; đây là điều phải được trải nghiệm bằng chính tâm của người tu. Tôi không cần tả thêm làm gì.

If this is so, it means that you are already on the path, i.e. practising sīla, samādhi and paññā. These must be practised together, for if any are lacking, the practice will not develop correctly. The more your sīla improves, the firmer the mind becomes. The firmer the mind is, the bolder paññā becomes and so on... each part of the practice supporting and enhancing all the others. In the end, because the three aspects of the practice are so closely related to each other, these terms virtually become synonymous. This is characteristic of sammā patipadā (right practice), when you are practising continuously, without relaxing your effort.

Nếu được như vậy, điều này có nghĩa là các thầy đang tu đúng đường, đang bước đi trên con đường đạo: tu tập giới, định, tuệ. Ba phần này được tu tập đồng thời với nhau, bởi nếu thiếu phần nào thì sự tu tập sẽ không tiến triển đúng đắn. Giới hạnh càng cải thiện thì tâm càng trở nên vững chắc. Tâm càng vững chắc thì trí tuệ càng sâu sắc...mỗi phần tu tập hỗ trợ và xúc tiến những phần khác. Cuối cùng, bởi ba phần tu tập này là liên quan mật thiết với nhau nên ba chữ [giới, định, tuệ] đó cũng trở thành đồng nghĩa. Đây là phẩm chất của việc tu hành đúng đắn, là sammā patipadā; lúc này người tu đang tu tập một cách liên tục, không hề buông lỏng nỗ lực tinh tấn của mình.

If you are practising in this way, it means that you have entered upon the correct path of practice. You are travelling along the very first stages of the path - the coarsest level - which is something quite difficult to sustain. As you deepen and refine the practice, sīla, samādhi and paññā will mature together from the same place - they are refined down from the same raw material. It's the same as our coconut palms. The coconut palm absorbs the water from the earth and pulls it up through the trunk. By the time the water reaches the coconut itself, it has become clean and sweet, even though it is derived from that plain water in the ground. The coconut palm is nourished by what are essentially the coarse earth and water elements, which it absorbs and purifies, and these are transformed into something far sweeter and purer than before. In the same way, the practice of sīla, samādhi and paññā - in other words Magga - has coarse beginnings, but, as a result of training and refining the mind through meditation and reflection, it becomes increasingly subtle.

Nếu các thầy tu tập theo cách như vậy thì coi như đã bước vào con đường tu đúng đắn. Các thầy đang đi qua những giai đoạn đầu tiên của con đường đó– từ mức độ thô tế nhất– nhưng đó là chặng khá khó khăn mới tu qua được. Khi các thầy tu càng sâu hơn và thanh lọc sự tu tập nhiều hơn thì giới, định, tuệ sẽ chín chắn cùng lúc với nhau tại cùng một nơi– chúng đều được tinh lọc từ những nguyên liệu thô tế thô sơ ban đầu. (Giới, định, tuệ bây giờ đã được tinh lọc tinh tế hơn từ cái giới, định, tuệ thô tế thô sơ ban đầu). Ví dụ, giống như nước dừa. Cây dừa hút nước dưới đất và đưa qua thân dừa. Đến khi nước đến trái dừa thì nó đã trở thành thứ nước trong sạch, tinh khiết và ngọt ngào, mặc dù nó là từ nước thô nước sình dưới đất. Trái dừa được nuôi dưỡng bằng những thành tố đất thô tế và thành tố nước, chúng được hút lên cây và thanh lọc, và được chuyển hóa thành thứ nước tinh khiết hơn và ngọt ngào hơn trước đó. Tương tự cách như vậy, việc tu tập giới, định, tuệ- nói cách khác- là tu tập con đường Đạo (Magga) – cũng bắt đầu từ chỗ thô tế, nhưng qua tiến trình tu tập, luyện tập và thanh lọc cái tâm bằng việc thiền tập và quán chiếu, những thứ thô tế đã dần dần được tinh tế và trong sạch hơn.

As the mind becomes more refined, the practice of mindfulness becomes more focused, being concentrated on a more and more narrow area. The practice actually becomes easier as the mind turns more and more inwards to focus on itself. You no longer make big mistakes or go wildly wrong. Now, whenever the mind is affected by a particular matter, doubts will arise - such as whether acting or speaking in a certain way is right or wrong - you simply keep halting the mental proliferation and, through intensifying effort in the practice, continue turning your attention deeper and deeper inside. The practice of samādhi will become progressively firmer and more concentrated. The practice of paññā is enhanced so that you can see things more clearly and with increasing ease.

Khi tâm được thanh lọc tinh tế hơn thì việc tu tập chánh niệm cũng tập trung hơn, nó hội tụ hơn vào một phạm vi hẹp hơn và hẹp hơn. Lúc này việc tu thực sự trở nên dễ dàng hơn bởi tâm càng lúc càng chuyển hướng vào bên trong để tập trung vào chính nó. Người tu không còn phạm những lỗi lớn, không còn sai quấy một cách vô kiểm soát nữa. Giờ thì, hễ khi tâm bị tác động bởi một thứ nào đó, những nghi ngờ sẽ khởi sinh—ví dụ như 'Liệu ta nói hay làm vậy là đúng hay là sai?'– người tu tự ghìm lại, không để phóng tâm này nọ, và thông qua việc gia tăng nỗ lực, người tu tiếp tục chuyển sự chú tâm sâu hơn và sâu hơn vào bên trong. Sự tu tập định (samādhi) trở nên vững chắn hơn và tập trung hơn nhiều. Sự tu tập trí tuệ (paññā) cũng được xúc tiến, nhờ đó người tu có thể nhìn thấy mọi sự một cách rõ ràng hơn và với một sự dễ dàng gia tăng.

The end result is that you are clearly able to see the mind and its objects, without having to make any distinction between the mind, body or speech. You no longer have to separate anything at all - whether you are talking about the mind and the body or the mind and its objects. You see that it is the mind which gives orders to the body. The body has to depend on the mind before it can function. However, the mind itself is constantly subject to different objects contacting and conditioning it before it can have any effect on the body. As you continue to turn attention inwards and reflect on the Dhamma, the wisdom faculty gradually matures, and eventually you are left contemplating the mind and mind-objects - which means that you start to experience the body, rūpadhamma (material), as arūpadhamma (immaterial). Through your insight, you are no longer groping at or uncertain in your understanding of the body and the way it is. The mind experiences the body's physical characteristics as arūpadhamma - formless objects - which come into contact with the mind. Ultimately, you are contemplating just the mind and mind-objects - those objects which come into your consciousness.

Kết quả cuối cùng là người tu có thể rõ ràng nhìn thấy tâm và đối tượng của tâm, không còn phải phân biệt gì giữa tâm, thân và lời nói nữa. Người tu không còn cần phải tách riêng bất kỳ thứ gì nữa– dù cho người tu đang nói về tâm và thân hay tâm và những đối tượng của tâm. Các thầy biết đó, chính tâm là chủ ra lệnh cho thân. Thân phải tùy thuộc vào thân trước khi hành vi. Tuy nhiên, bản thân cái tâm luôn luôn tùy thuộc vào những đối tượng khác nhau tiếp xúc và tác động nó trước khi nó có thể tác động xuống thân. Khi ta tiếp tục hướng sự chú tâm vào bên trong và suy xét quán chiếu về Giáo Pháp (sự thật, lẽ thật, quy luật), căn trí tuệ sẽ dần dần trưởng thành chín chắn, và cuối cùng chỉ còn lại mình ta đang quán xét cái tâm và những đối-tượng-tâm; Có nghĩa người tu bắt đầu trải nghiệm thân là sắc pháp (rūpa- dhamma) giống như trải nghiệm những phi sắc pháp (arūpa- dhamma). Bằng trí tuệ minh sát, lúc này người tu không còn dò dẫm hoặc không chắc trong sự hiểu biết của mình về thân và bản chất của thân. (Nói cách khác, người tu ở thời điểm này đã hoàn toàn chắc chắc về trí tuệ của mình đối với thân và mọi sự hành vi của nó). Tâm lúc này trải nghiệm những đặc tính của sắc thân như thứ phi-sắc (arūpa), nó trải nghiệm thân sắc như là thứ phi sắc [arūpa-dhamma: những đối tượng vô sắc vô hình] tiếp xúc với tâm. Cuối cùng thì chỉ còn ta đang quán xét duy nhất cái tâm và những đối-tượng-tâm [đó là những đối tượng đi vào tâm thức của ta].

Now, examining the true nature of the mind, you can observe that in its natural state, it has no preoccupations or issues prevailing upon it. It's like a piece of cloth or a flag that has been tied to the end of a pole. As long as it's on its own and undisturbed, nothing will happen to it. A leaf on a tree is another example - ordinarily it remains quiet and unperturbed. If it moves or flutters this must be due to the wind, an external force. Normally, nothing much happens to leaves; they remain still. They don't go looking to get involved with anything or anybody. When they start to move, it must be due to the influence of something external, such as the wind, which makes them swing back and forth. In its natural state, the mind is the same - in it, there exists no loving or hating, nor does it seek to blame other people. It is independent, existing in a state of purity that is truly clear, radiant and untarnished. In its pure state, the mind is peaceful, without happiness or suffering - indeed, not experiencing any vedanā (feeling) at all. This is the true state of the mind.

Bây giờ, hãy xem xét về bản chất tự nhiên của tâm, chúng ta có thể quan sát và thấy rằng: khi ở trong bản chất tự nhiên của nó, tâm không có thứ gì chiếm ngự trong đó, không có sự gì có mặt bên trong nó. Giống như một lá cờ hay một miếng vải được cột vào đầu cái cột. Khi không có sự gì tác động, nó cứ nằm yên và vô sự, chẳng có gì xảy ra ỏ nó. Cũng giống như chiếc lá trên cây—bình thường nó cứ ở đó yên lặng và vô sự. Nếu nó động đậy hay phất phơ thì đó là do có gió, do lực tác động bên ngoài. Bình thường không có gió chiếc lá luôn nằm yên, không động đậy gì hết. Lá cờ, miếng vải, hay chiếc lá chẳng đi dính líu gì với ai hay thứ gì cả. Khi nó bắt đầu động đậy, chắc chắn phải do yếu tố tác động bên ngoài, ví dụ như gió, gió làm nó lay động, phất phơ tới lui. Trong trạng thái tự nhiên của tâm, nó cũng y như vậy, nó chẳng đi dính líu gì ai hay thứ gì cả– bên trong nó, không có sự thương hay sự ghét, nó cũng không tìm cách thương hay ghét ai hoặc thứ gì. Tâm là độc lập, nó tồn tại trong trạng thái tinh khiết: thực sự trong sáng, sáng tỏ, và vô nhiễm. Trong trạng thái tinh khiết tự nhiên của nó, tâm là bình an, không có khổ hay sướng gì trong nó– đúng thực thì nó chẳng trải nghiệm một cảm giác (vedanā, cảm thọ) nào cả. Đó là trạng thái nguyên thủy đích thực của cái tâm.

The purpose of the practice, then, is to seek inwardly, searching and investigating until you reach the original mind. The original mind is also known as the pure mind. The pure mind is the mind without attachment. It doesn't get affected by mind-objects. In other words, it doesn't chase after the different kinds of pleasant and unpleasant mind-objects. Rather, the mind is in a state of continuous knowing and wakefulness - thoroughly mindful of all it is experiencing. When the mind is like this, no pleasant or unpleasant mind-objects it experiences will be able to disturb it. The mind doesn't 'become' anything. In other words, nothing can shake it. Why? Because there is awareness. The mind knows itself as pure. It has evolved its own, true independence; it has reached its original state. How is it able to bring this original state into existence? Through the faculty of mindfulness wisely reflecting and seeing that all things are merely conditions arising out of the influence of elements, without any individual being controlling them.

Rồi vậy thì, mục-đích của việc tu tập là đi tìm vào bên trong, tìm kiếm và điều tra cho đến khi nào ta đạt đến cái tâm nguyên thủy đó. Cái tâm nguyên thủy đó (cái 'tâm xưa', 'chân tâm') được biết là một cái tâm tinh khiết và vô nhiễm. Tâm tinh khiết là tâm không hề dính cái gì, không dính ô nhiễm, không dính ràng buộc nào cả. Nó không (chưa) bị tác động bởi những đối-tượng-tâm. Nói cách khác, nó không hề chạy theo những đối-tượng-tâm (gây) dễ chịu hay khó chịu, nó không chạy theo khổ hay sướng gì hết. Hơn nữa, tâm đó là tâm luôn luôn ở trong trạng thái thấy-biết liên-tục và tỉnh- thức thường-trực—nó chánh niệm thấu suốt về tất cả mọi thứ nó trải nghiệm. Khi tâm ở (đạt) trạng thái này, không có đối-tượng-tâm nào [dù dễ chịu hay khó chịu] có khả năng tác động hay quấy nhiễu nó cả. Tâm sẽ không tạo tác hay 'trở thành' bất cứ thứ gì cả. Tại sao? Bởi vì đã có mặt sự tỉnh-giác. Tâm thấy biết rõ về bản thân nó là tinh khiết. Nó chỉ dính líu vào chính nó mà thôi, đó là một sự độc lập đích thực; nó đã đạt đến trạng thái nguyên thủy của nó. Làm cách nào người tu chúng ta có thể mang về lại cái trạng thái nguyên thủy của chân tâm đó? Phương pháp đó là: chúng ta nhờ cái căn chánh niệm biết khôn khéo suy xét, quán chiếu và nhìn thấy rõ rằng: tất cả mọi thứ mọi sự chỉ là những tình trạng được khởi sinh từ những của những yếu tố tác động khác nhau, chứ không có một 'ai' điều khiển những trạng thái đó cả.

This is how it is with the happiness and suffering we experience. When these mental states arise, they are just 'happiness' and 'suffering'. There is no owner of the happiness. The mind is not the owner of the suffering - mental states do not belong to the mind. Look at it for yourself. In reality these are not affairs of the mind, they are separate and distinct. Happiness is just the state of happiness; suffering is just the state of suffering. You are merely the knower of these. In the past, because the roots of greed, hatred and delusion already existed in the mind, whenever you caught sight of the slightest pleasant or unpleasant mind-object, the mind would react immediately - you would take hold of it and have to experience either happiness or suffering. You would be continuously indulging in states of happiness and suffering. That's the way it is as long as the mind doesn't know itself - as long as it's not bright and illuminated. The mind is not free. It is influenced by whatever mind-objects it experiences. In other words, it is without a refuge, unable to truly depend on itself. You receive a pleasant mental impression and get into a good mood. The mind forgets itself.

Đây là cách chúng ta nhìn nhận và trải nghiệm với mọi sự sướng và khổ. Khi những trạng thái tâm khởi sinh, chúng chỉ đơn giản là 'sướng', là 'khổ'. Chẳng ai là chủ của sướng. Chẳng ai là chủ của khổ. Tâm không phải là chủ nhân của khổ, của sướng cả– những trạng thái tâm là không thuộc về tâm. Hãy tự mình nhìn vào nó. Về thực tại, những trạng thái sướng khổ không phải là sự gì của tâm cả; tâm và những trạng thái của tâm là riêng nhau và riêng biệt. Sướng chỉ là trạng thái sướng; khổ chỉ là trạng thái khổ. Ta chỉ cần là cái 'người-biết' về những điều đó. Trước đây, vì các gốc rễ tham, sân, si đã có sẵn bên trong tâm, nên hễ khi ta vừa thấy một đối-tượng-tâm, dù hơi đễ chịu hay hơi khó chịu, thì tâm lập tức phản ứng theo liền– Ta lập tức nắm lấy nó và ta phải nếm trải sướng hay khổ. Ta cứ mãi mãi dính chấp vào những trạng thái sướng và khổ. Cứ như vậy, chừng nào tâm còn chưa tự thấy biết được chính nó thì nó vẫn cứ vậy hoài— chừng nào tâm còn ngu mờ, còn chưa sáng tỏ, và chưa tự chiếu sáng, thì ta cứ còn mãi như vậy. Lúc đó tâm vẫn chưa được tự do tự tại. Nó vẫn luôn bị tác động bởi mọi đối tượng mà nó nó trải nghiệm. Nói cách khác, nó chưa có nơi nương tựa, nó chưa có khả năng dựa vào chính mình. Hễ khi ta có một cảm nhận sướng, ta chìm ngỉm vào trạng thái sướng đó ngay. Tâm quên mất chính mình.

In contrast, the original mind is beyond good and bad. This is the original nature of the mind. If you feel happy over experiencing a pleasant mind-object, that is delusion. If you feel unhappy over experiencing an unpleasant mind-object, that is delusion. Unpleasant mind-objects make you suffer and pleasant ones make you happy - this is the world. Mind-objects come with the world. They are the world. They give rise to happiness and suffering, good and evil, and everything that is subject to impermanence and uncertainty. When you separate from the original mind, everything becomes uncertain - there is just unending birth and death, uncertainty and apprehensiveness, suffering and hardship, without any way of halting it or bringing it to cessation. This is vatta (the endless round of rebirth).

Ngược lại, cái tâm nguyên thủy (chân tâm) thì vượt trên cả xấu và tốt, trên cả sướng và khổ. Đó là bản chất tự nhiên nguyên thủy của cái tâm. Nếu ta còn cảm thấy sướng khi trải nghiệm một đối tượng (làm) dễ chịu, lúc đó ta còn vẫn ngu mờ. Nếu ta cảm thấy khổ khi trải nghiệm một đối tượng (làm) khó chịu, lúc đó ta vẫn còn ngu mờ. Những đối- tượng-tâm khó chịu làm bạn khổ và những đối-tượng-tâm dễ chịu làm bạn sướng– đó chính là thế gian, thế gian là vậy. Những đối-tượng-tâm đi cùng thế gian. Chúng là thế gian. Chúng làm khởi sinh ra sướng khổ, tốt xấu, thiện ác, và tất cả mọi thứ đó đều là vô thường và không chắc chắn. Khi ta đã rời xa khỏi cái tâm nguyên thủy, mọi thứ đều trở nên không chắc chắn – chỉ còn lại sự sinh tử vô tận, sự luôn có mặt và không bao giờ hết là sự bất trắc và sự bất an, sự khổ đau và khó cực, không có cách nào làm chúng ngừng lại hay chấm dứt. Đó là vatta, là cái vòng lẩn quẩn: vòng sinh, tử và tái sinh bất tận.

Through wise reflection, you can see that you are subject to old habits and conditioning. The mind itself is actually free, but you have to suffer because of your attachments. Take, for example, praise and criticism. Suppose other people say you are stupid: why does that cause you to suffer? It's because you feel that you are being criticised. You 'pick up' this bit of information and fill the mind with it. The act of 'picking up,' accumulating and receiving that knowledge without full mindfulness, gives rise to an experience that is like stabbing yourself. This is upādāna (attachment). Once you have been stabbed, there is bhava (becoming). Bhava is the cause for jāti (birth). If you train yourself not to take any notice of or attach importance to some of the things other people say, merely treating them as sounds contacting your ears, there won't be any strong reaction and you won't have to suffer, as nothing is created in the mind. It would be like listening to a Cambodian scolding you - you would hear the sound of his speech, but it would be just sound because you wouldn't understand the meaning of the words. You wouldn't be aware that you were being told off. The mind wouldn't receive that information, it would merely hear the sound and remain at ease. If anybody criticised you in a language that you didn't understand, you would just hear the sound of their voice and remain unperturbed. You wouldn't absorb the meaning of the words and be hurt over them. Once you have practised with the mind to this point, it becomes easier to know the arising and passing away of consciousness from moment to moment. As you reflect like this, penetrating deeper and deeper inwards, the mind becomes progressively more refined, going beyond the coarser defilements.

Bằng cách suy xét quán chiếu một cách khôn khéo, ta có thể nhìn ra rằng: chúng ta luôn bị tùy thuộc theo những thói tâm cố hữu (tập khí) và đủ loại điều kiện tác động. Bản tính gốc của cái tâm là tự do tự tại, nhưng ta phải khổ bởi vì những dính chấp của ta. Lấy ví dụ, khen và chê. Giả như có ai chê mình ngu: cái gì làm cho ta khổ? Đó là do ta cảm thấy mình bị chê bai. Ta 'chụp lấy' chút xíu thông tin đó và nhét vào tâm. Hành động 'chụp lấy', tích vào và tiếp nhận thông tin đó mà không có sự chánh niệm đã làm khởi sinh một trải nghiệm giống như mình tự chích đau mình. (Nếu mình không chụp lấy và tiếp nhận theo kiểu đó thì lời chê đó đâu có chích mình đau như vậy). Đây chính là do dính chấp (upādāna), là do mình chấp thủ. Ngay bạn bị chích đau, là ngay đó có sự trở thành (bhava). Sự trở thành (bhava) là nguyên nhân tạo ra sự sinh thành (jāti). Nếu bạn biết cách không tiếp nhận thông tin, biết cách không cần quan trọng hóa những lời người ta nói, biết cách chỉ coi đó như tiếng nói âm thanh tiếp xúc hai tai mình, thì bạn đâu phản ứng này nọ và đâu phải bị khổ hay bị chích đau như vậy, bởi vì đâu có gì tạo tác trong tâm đâu. Giống như khi nghe người ngoại quốc chửi mình– ta chỉ đang nghe những âm thanh vào tai mình, bởi vì ta đâu hiểu được tiếng của họ. Ta không ý thức được ý nghĩa họ nói với ta. Tâm không nhận thông tin gì, nó chỉ nghe thấy âm thanh và vẫn thư thái bàng quan. Nếu ai chửi mình bằng tiếng của họ mà mình không hiểu, coi như ta không tiếp nhận thông tin gì, ta chỉ nghe âm thanh và ta vẫn bình tâm. Ta chẳng ngu gì cố hấp thu cái nghĩa của lời nói đó và tự làm mình tổn thương. (Nói vậy chứ thực tế thì rất khó!). Nhưng một khi ta đã tu tập được cái tâm đến điểm này thì ta có thể dễ dàng thấy biết sự khởi sinh và biến qua của tâm-thức trong từng khoảng khắc (sát-na) đi qua. Khi ta quán chiếu như vậy, khi ta thâm nhập sâu hơn và sâu hơn vào bên trong như vậy, tâm sẽ trở nên tinh khiết hơn và tinh khiết hơn, vượt trên những ô nhiễm thô tế.

Samādhi means the mind that is firmly concentrated, and the more you practise the firmer the mind becomes. The more firmly the mind is concentrated, the more resolute in the practice it becomes. The more you contemplate, the more confident you become. The mind becomes truly stable - to the point where it can't be swayed by anything at all. You are absolutely confident that no single mind-object has the power to shake it. Mind-objects are mind-objects; the mind is the mind. The mind experiences good and bad mental states, happiness and suffering, because it is deluded by mind-objects. If it isn't deluded by mind-objects, there's no suffering. The undeluded mind can't be shaken. This phenomenon is a state of awareness, where all things and phenomena are viewed entirely as dhātu (natural elements) arising and passing away - just that much. It might be possible to have this experience and yet still be unable to fully let go. Whether you can or can't let go, don't let this bother you. Before anything else, you must at least develop and sustain this level of awareness or fixed determination in the mind. You have to keep applying the pressure and destroying defilements through determined effort, penetrating deeper and deeper into the practice.

Định (samādhi) nghĩa là tâm được tập trung một cách vững chắc, và nếu ta càng tu tập thì tâm càng thêm vững chắc. Tâm càng thêm vững chắc thì sự kiên định trong tu tập càng thêm chắc chắn. Khi chúng ta càng quán xét thì chúng ta càng tự tin. Tâm trở nên thực sự ổn định—đến mức độ nó không thể bị lay chuyển bởi bất cứ thứ gì. Người tu tuyệt đối tin chắc rằng không có một đối-tượng-tâm nào có sức làm lung lay nó. Những đối-tượng-tâm là những đối-tượng-tâm; còn tâm là tâm. Tâm trải nghiệm những trạng thái tốt, xấu, sướng, khổ là do nó bị che mờ bởi những đối-tượng-tâm. Nếu nó không bị che mờ bởi những đối-tượng-tâm thì đâu có khổ. Cái tâm không bị ngu mờ thì không thể bị lung lay (hay bị dính theo những đối-tượng-tâm). Hiện tượng này là một trạng thái của sự tỉnh-giác, ở đó tất cả mọi thứ và mọi hiện tượng hoàn toàn được thấy rõ chỉ là những yếu tố tự nhiên. Những yếu tố tự nhiên (dhātu) khởi sinh và biến diệt– chuyện chỉ có vậy mà thôi. Mọi sự chỉ là vậy. Mọi sự đến và đi. Có thể ta đã trải biết sự thật này, nhưng ta vẫn chưa có khả năng buông bỏ hoàn toàn. Dù ta có buông bỏ được hay chưa, các thầy đừng để nó làm bận tâm. Trước khi tu gì gì khác, tối thiểu các thầy phải phát triển và duy trì cho được mức-độ tỉnh-giác này và mức-độ kiên-định này ở trong tâm. Các thầy phải tu tới, phải luôn vận dụng các áp lực để tiêu diệt các ô nhiễm với sự nỗ lực kiên định, bằng sự thâm nhập sâu hơn và sâu hơn nữa vào bên trong sự tu tập này.

Having discerned the Dhamma in this way, the mind will withdraw to a less intense level of practice, which the Buddha and subsequent Buddhist scriptures describe as the Gotrabhū citta. The Gotrabhū citta refers to the mind which has experienced going beyond the boundaries of the ordinary human mind. It is the mind of the puthujjana (ordinary unenlightened individual) breaking through into the realm of the ariyan (Noble One) - however, this phenomena still takes place within the mind of the ordinary unenlightened individual like ourselves. The Gotrabhū puggala is someone, who, having progressed in their practice until they gain temporary experience of Nibbāna (enlightenment), withdraws from it and continues practising on another level, because they have not yet completely cut off all defilements. It's like someone who is in the middle of stepping across a stream, with one foot on the near bank, and the other on the far side. They know for sure that there are two sides to the stream, but are unable to cross over it completely and so step back. The understanding that there exist two sides to the stream is similar to that of the Gotrabhū puggala or the Gotrabhū citta. It means that you know the way to go beyond the defilements, but are still unable to go there, and so step back. Once you know for yourself that this state truly exists, this knowledge remains with you constantly as you continue to practise meditation and develop your pāramī. You are both certain of the goal and the most direct way to reach it.

Sau khi đã tu và đã có thể thụ nhận Giáo Pháp theo cách như vậy, tâm sẽ lùi lại ít nhiều so với mức độ đang tu tập mạnh mẽ: ngay chỗ này Phật và kinh điển gọi là Gotrabhū citta. Thức "Gotrabhū citta" tả về cái tâm đã trải qua sự vượt lên khỏi những phạm vi giới hạn của một cái tâm thế tục phàm thường. Tâm thế tục là tâm của người thường chưa giác ngộ (puthujjana), nhưng ngay lúc này nó đang vượt thẳng vào trong cảnh giới tâm của bậc thánh nhân (ariyan)— Tuy nhiên hiện tượng này vẫn còn đang xảy ra bên trong tâm của một người phàm thường chưa giác ngộ, giống như tâm của chúng ta đang ngồi đây. Người thường chưa giác ngộ đạt đến tâm thức Gotrabhū [được gọi là người Gotrabhū puggala] là người đã tu tiến đến chỗ họ chứng ngộ trạng thái Niết-bàn [giác ngộ] tạm thời; nhưng đến ngay đó người ấy bước lùi lại một ít để tiếp tục tu tập một trình độ cao khác, bởi vì lúc đó họ vẫn chưa trừ bỏ hết mọi ô nhiễm. Chỗ này giống như một người đang bước qua dòng suối, một chân đang bên ở bên bờ này, chân kia đang bước qua bờ bên kia. Người đó biết rõ có hai bờ của con suối, nhưng người ấy vẫn chưa thể nhảy qua nó một cách dứt dạc rốt ráo, và do vậy người ấy bước lùi lại một chút (như để tập tập, lấy trớn trước khi có thể phóng một cú nhảy dứt dạc cuối cùng vậy). Sự hiểu biết rằng có hai bờ hai bên con suối giống tương tự như sự hiểu biết của thức Gotrabhū citta (thức chuyển độ); đó là sự hiểu biết của một người tu đang đạt đến thức-chuyển-độ (Gotrabhū puggala) đó. Có nghĩa là người tu đã biết cách vượt qua những ô nhiễm, nhưng họ vẫn chưa đi đến đó, và do vậy họ bước lùi lại đôi chút. Khi người tu đã tự mình hiểu biết rõ trạng thái (chuyển-độ) đó là thực sự tồn tại, thì sự hiểu biết đó sẽ có mặt thường trực trong tâm người tu trong lúc người tu vẫn đang tiếp tục thiền tập và tu dưỡng têm các phẩm hạnh ba-la-mật (pāramī) của mình. Lúc này người tu đã biết chắc về mục-tiêu và con-đường trực-tiếp-nhất để đạt đến mục tiêu đó.

Simply speaking, this state that has arisen is the mind itself. If you contemplate according to the truth of the way things are, you can see that there exists just one path and it is your duty to follow it. It means that you know from the very beginning that mental states of happiness and suffering are not the path to follow. This is something that you have to know for yourself - it is the truth of the way things are. If you attach to happiness, you are off the path because attaching to happiness will cause suffering to arise. If you attach to sadness, it can be a cause for suffering to arise. You understand this - you are already mindful with right view, but at the same time, are not yet able to fully let go of your attachments.

Nói cho đơn giản hơn, trạng thái này đã khởi sinh bên trong chính cái tâm. Nếu chúng ta quán xét theo đúng sự thật của mọi thứ diễn ra, thì chúng ta có thể nhận ra rằng chỉ có một con đường đạo, và bổn phận của chúng ta là bước đi theo nó. Điều đó có nghĩa chúng ta đã biết rõ từ đầu rằng: những trạng thái sướng khổ không phải là con đường chúng ta đuổi theo. Đây là điều mỗi người tu tự mình biết rõ – biết rõ sự thật về cách mọi sự diễn ra. Nếu ta dính vào sướng, ta đã bước trệch khỏi con đường, bởi dính líu theo sướng sẽ phát sinh ra khổ. Nếu ta dính theo buồn khổ, nó cũng làm khởi sinh thêm khổ. Ta đã hiểu về điều này – ta đã biết chánh niệm bằng chánh-kiến, nhưng đến lúc này ta vẫn chưa thể buông bỏ hết mọi dính mắc ràng buộc.

So what is the correct way to practice? You must walk the middle path, which means keeping track of the various mental states of happiness and suffering, while at the same time keeping them at a distance, off to either side of you. This is the correct way to practise - you maintain mindfulness and awareness even though you are still unable to let go. It's the correct way, because whenever the mind attaches to states of happiness and suffering, awareness of the attachment is always there. This means that whenever the mind attaches to states of happiness, you don't praise it or give value to it, and whenever it attaches to states of suffering, you don't criticise it. This way you can actually observe the mind as it is. Happiness is not right, suffering is not right. There is the understanding that neither of these is the right path. You are aware, awareness of them is sustained, but still you can't fully abandon them. You are unable to drop them, but you can be mindful of them. With mindfulness established, you don't give undue value to happiness or suffering. You don't give importance to either of those two directions which the mind can take, and you hold no doubts about this; you know that following either of those ways is not the right path of practice, so at all times you take this middle way of equanimity as the object of mind. When you practise to the point where the mind goes beyond happiness and suffering, equanimity will necessarily arise as the path to follow, and you have to gradually move down it, little by little - the heart knowing the way to go to be beyond defilements, but, not yet being ready to finally transcend them, it withdraws and continues practising.

Vậy cách nào là cách tu đúng? Chúng ta phải bước theo con đường trung-đạo. Nghĩa là chúng ta vẫn theo vết những trạng thái sướng/khổ khác nhau, nhưng đồng thời chúng ta giữ khoảng cách với chúng, giữ chúng ở hai bên lề đường. Đây là cách tu đúng đắn– chúng ta luôn luôn duy trì sự chánh-niệm và sự tỉnh-giác có mặt ngay khi ta vẫn còn chưa buông bỏ được. Đó là cách tu đúng, bởi mỗi khi tâm dính theo những trạng thái sướng khổ ta luôn có sự tỉnh-giác về sự dính mắc đó ngay lúc nó khởi sinh. Điều này có nghĩa là: mỗi khi tâm dính vào trạng thái sướng, ta không dính theo, ta không khoái thích, ta không coi trọng nó; và mỗi khi tâm dính theo trạng thái khổ, ta không bực tức, ta không chê bai, ta không dính theo sự khổ đó. (Sướng không tham, khổ không sân). Bằng cách này ta có thể thực thụ quán sát cái tâm của ta như-nó-là. Sướng không đúng, khổ không đúng. Sự hiểu biết (trung dung) như vậy mới là con đường đạo (trung đạo). Ta tỉnh giác, sự tỉnh giác [về những trạng thái đó] luôn luôn có mặt, nhưng đến lúc này ta vẫn chưa buông bỏ được hết tất cả những trạng thái đó. Ta chưa thể dẹp bỏ hết tất cả chúng, nhưng ta có thể chánh niệm về chúng. Với sự chánh niệm đã thiết lập, ta chẳng thèm coi trọng sự sướng sự khổ là gì cả. Đừng để ý hay coi trọng chiều sướng hay chiều khổ; bởi nếu ta để ý hay coi trọng chúng thì tâm có thể chụp lấy cả hai chiều đó, và ta đã biết rõ về điều đó [rằng tâm sẽ có thói làm như vậy]. Ta biết rõ rằng chạy theo hướng nào (sướng hay khổ) cũng không phải là con đường đúng đắn, do vậy trong mọi lúc mọi nơi chúng ta phải luôn lấy đi con-đường ở-giữa (trung đạo), lấy con đường buông-xả, làm đối-tượng đê tâm tu tập và quán chiếu theo đó. Khi chúng ta tu tập đến mức tâm vượt trên cả sướng/khổ, thì lúc đó tâm buông-xả sẽ khởi sinh, bắt kịp theo diễn tiến của con đường đạo, và ta sẽ dần dần lùi xuống, từng chút từng chút—lúc này tâm đang biết rõ cách vượt qua những ô nhiễm, nhưng nó chưa sẵn sàng để vượt qua chúng bằng một cú nhảy cuối cùng; nó lùi lại một chút và tiếp tục tu tập thêm nữa.

Whenever happiness arises and the mind attaches, you have to take that happiness up for contemplation, and whenever it attaches to suffering, you have to take that up for contemplation. Eventually, the mind reaches a stage when it is fully mindful of both happiness and suffering. That's when it will be able to lay aside the happiness and the suffering, the pleasure and the sadness, and lay aside all that is the world and so become lokavidū (knower of the worlds). Once the mind - 'one who knows' - can let go it will settle down at that point. Why does it settle down? Because you have done the practice and followed the path right down to that very spot. You know what you have to do to reach the end of the path, but are still unable to accomplish it. When the mind attaches to either happiness or suffering, you are not deluded by them and strive to dislodge the attachment and dig it out.

Khi có sướng khởi sinh, tâm dính vào, thì ta nên chọn ngay sự-sướng đó để quán xét; và khi tâm dính theo khổ, thì ta lấy ngay sự-khổ đó làm đối tượng để quán xét. Cuối cùng, tâm sẽ đạt đến một giai đoạn lúc đó nó hoàn toàn chánh niệm về cả khổ và sướng. Đó là lúc nó có khả năng dẹp qua một bên mọi sự sướng/khổ, vui/buồn, thích/ghét... và dẹp bỏ tất cả mọi thứ thuộc thế tục, và nó trở thành "người hiểu biết thế giới" (lokavidū). Khi tâm– cái "người biết"– đã có khả năng buông bỏ thì nó lặn xuống ngay tại điểm đó. Tại sao nó lặn xuống? Bởi vì ta đã hoàn tất việc tu tập và đã đi hết con đường đạo, đã đi đến cái điểm-đích đó. Hiện tại, chúng ta biết rõ rằng ta phải đạt đến điểm cuối của con đường, nhưng lúc này chúng ta vẫn chưa đủ khả năng để hoàn tất con đường đó. Khi tâm còn dính theo sướng và khổ, ta đừng để bị ngu mờ dính kẹt theo chúng, và ta nỗ lực trừ bỏ sự dính mắc đó, phải đào bứng tận gốc nó.

This is practising on the level of the yogāvacara, one who is travelling along the path of practice - striving to cut through the defilements, yet not having reached the goal. You focus upon these conditions and the way it is from moment to moment in your own mind. It's not necessary to be personally interviewed about the state of your mind or do anything special. When there is attachment to either happiness or suffering, there must be the clear and certain understanding that any attachment to either of these states is deluded. It is attachment to the world. It is being stuck in the world. Happiness means attachment to the world, suffering means attachment to the world. This is the way worldly attachment is. What is it that creates or gives rise to the world? The world is created and established through ignorance. It's because we are not mindful that the mind attaches importance to things, fashioning and creating sankhāra (formations) the whole time.

Đây là sự tu tập ở trình độ của một người đang tu hành (yogāvacara), người đang đi trên con đường tu tập— đang nỗ lực trừ bỏ những ô nhiễm trong tâm, nhưng hiện thời vẫn còn chưa đạt đến đích. Chúng ta tập trung nhìn vào những điều kiện hữu vi tạo tác đó và cách chúng diễn ra trong từng giây-khắc trong tâm mình. Không cần thiết phải đích thân vấn hỏi về trạng thái của tâm hoặc phải làm điều gì đặc biệt đâu. Hễ khi nào có sự dính mắc theo sướng hay khổ, thì ngay đó tâm phải có sự hiểu biết rõ ràng, và biết chắc rằng: sự dính mắc vào sướng hay khổ đều là sự ngu mờ, vô minh. Đó là sự mắc kẹt trong thế gian. Sướng có nghĩa là còn dính trong thế gian, khổ có nghĩa là còn dính trong thế gian. Dính khổ dính sướng đều là mắc kẹt trong thế gian. Vậy thứ gì tạo ra hay làm khởi sinh thế gian? Thế gian được tạo tác và tạo nên thông qua sự ngu mờ, vô minh. (Còn ngu mờ là còn dính trong thế gian, còn vô minh là còn trong thế gian). Điều này là do chúng ta không biết chánh niệm để nhìn thấy rằng: chính cái tâm đã tự gán giá trị cho sự sướng/khổ, chính tự nó coi sướng và khổ là này là nọ; tâm tự nó bày trò và tạo tác tất cả mọi sự hữu vi (sankhāra), chính nó tự tạo tác ra các hành mọi lúc mọi nơi.

It is here that the practice becomes really interesting. Wherever there is attachment in the mind, you keep hitting at that point, without letting up. If there is attachment to happiness, you keep pounding at it, not letting the mind get carried away with the mood. If the mind attaches to suffering, you grab hold of that, really getting to grips with it and contemplating it straight away. You are in the process of finishing the job off; the mind doesn't let a single mind-object slip by without reflecting on it. Nothing can resist the power of your mindfulness and wisdom. Even if the mind is caught in an unwholesome mental state, you know it as unwholesome and the mind is not heedless. It's like stepping on thorns: of course, you don't seek to step on thorns, you try to avoid them, but nevertheless sometimes you step on one. When you do step on one, do you feel good about it? You feel aversion when you step on a thorn. Once you know the path of practice, it means you know that which is the world, that which is suffering and that which binds us to the endless cycle of birth and death. Even though you know this, you are unable to stop stepping on those 'thorns'. The mind still follows various states of happiness and sadness, but doesn't completely indulge in them. You sustain a continuous effort to destroy any attachment in the mind - to destroy and clear all that which is the world from the mind.

Đến ngay chỗ này sự tu hành đang trở nên thực sự hứng thú. Hễ khi có sự dính mắc trong tâm, ta cứ nhắm thẳng vào điểm đó, không buông lơ chút nào. Nếu có dính mắc vào sướng, cứ đánh thẳng vào điểm đó, đừng để tâm bị kéo lạc theo trạng thái (sướng) đó. Nếu tâm dính vào khổ, ta nắm bắt nó, ta thực sự nắm giữ chắc nó và quán xét thẳng vào nó. Ngay chỗ này là chúng ta đang đi đúng tiến trình hoàn thành công cuộc tu tập, chúng ta đang tu tiến đúng đắn: Tâm không để sót cho một đối-tượng-tâm nào lướt qua mà không quán xét nó rõ rệt!. Không có gì có thể chống lại sức mạnh của sự chánh-niệm hùng mạnh và trí-tuệ sắc bén của người tu lúc này! Ngay cả khi tâm bị dính theo một trạng thái bất thiện, ta chỉ cần biết đó là bất thiện, và tâm cũng không bị lạc hay bị thất niệm.

Lấy ví dụ người đang bước trên gai nhọn: chúng ta đâu muốn dặm lên gai nhọn, chúng ta muốn tránh chúng, nhưng đôi khi chúng ta cũng dặm phải gai nhọn. Khi dặm phải cái gai, ta có thấy thích không? Ta thấy khó chịu bực tức khi dặm trúng gai nhọn. Khi các thầy biết rõ con đường tu tập, có nghĩa là các thầy biết cái gì là thế gian, cái gì là khổ đau, và cái gì trói buộc chúng ta trong vòng sinh tử bất tận. Ngay cả khi biết như vậy, các thầy cũng không thể né tránh được hết các 'gai nhọn' nhọn đó. Tâm vẫn còn chạy theo những trạng thái sướng khổ khác nhau, nhưng lúc này nó không còn bị chìm ngỉm hay dính kẹt hoàn toàn theo những trạng thái đó. Lúc này các thầy phải duy trì nỗ lực liên-tục để tiêu diệt tất cả những ô nhiễm còn lại trong tâm— tiêu diệt và quét sạch tất cả mọi thứ thế-gian còn ở trong tâm.

You must practise right in the present moment. Meditate right there; build your pāramī right there. This is the heart of practice, the heart of your effort. You carry on an internal dialogue, discussing and reflecting on the Dhamma within yourself. It's something that takes place right inside the mind. As worldly attachment is uprooted, mindfulness and wisdom untiringly penetrate inwards, and the 'one who knows' sustains awareness with equanimity, mindfulness and clarity, without getting involved with or becoming enslaved to anybody or anything. Not getting involved with things means knowing without clinging - knowing while laying things aside and letting go. You still experience happiness; you still experience suffering; you still experience mind-objects and mental states, but you don't cling to them.

Các thầy phải tu tập ngay trong thời hiện tại, ngay trong thời khắc hiện tại Thiền tập ngay tại đây; tạo lập các hạnh ba-la-mật ngay tại đây. Đây là cốt lõi của việc tu, cốt lõi của sự nỗ lực tinh tấn. Mình phải biết thực hiện những đối thoại bên trong, tự mình thảo luận, biết suy xét và quán chiếu về Giáo Pháp bên trong mình. Mọi điều đó xảy ra bên trong tâm này của mình. Khi sự ràng buộc thế tục được bứng bỏ, sự chánh-niệm và trí-tuệ sẽ không ngừng thâm nhập sâu vào bên trong, và cái "người biết" duy trì sự tỉnh-giác với một sự buông-xả, sự chánh-niệm và sự minh-sát rõ ràng, nó không còn dính líu, không còn nô lệ cho bất cứ thứ gì, cho bất cứ ai. Không dính theo mọi thứ có nghĩa là thấy biết mà không dính chấp—ta thấy biết rõ trong khi ta đang dẹp mọi thứ qua một bên và dẹp bỏ chúng. Mình vẫn còn trải nghiệm sướng; mình vẫn còn trải nghiệm khổ; mình vẫn còn trải nghiệm những đối-tượng-tâm và những trạng-thái-tâm, nhưng mình không còn dính mắc theo chúng nữa.

Once you are seeing things as they are you know the mind as it is and you know mind-objects as they are. You know the mind as separate from mind-objects and mind-objects as separate from the mind. The mind is the mind, mind-objects are mind-objects. Once you know these two phenomena as they are, whenever they come together you will be mindful of them. When the mind experiences mind-objects, mindfulness will be there. Our teacher described the practice of the yogāvacara who is able to sustain such awareness, whether walking, standing, sitting or lying down, as being a continuous cycle. It is sammā patipadā (right practice). You don't forget yourself or become heedless.

Một khi ta nhìn thấy mọi sự đúng như chúng-thực-là, thì ta hiểu biết được tâm đúng như-nó-là, và ta hiểu biết được các đối-tượng-tâm đúng như chúng-thực-là. Ta biết được tâm là khác với những đối-tượng-tâm, và những đối- tượng-tâm là khác với tâm. Tâm là tâm, những đối-tượng- tâm là đối-tượng-tâm. Một khi ta đã hiểu biết rõ hai hiện tượng này đúng-như-chúng-là, khi chúng cùng xuất hiện ta có thể chánh niệm về chúng. Ngay tâm trải nghiệm những đối-tượng-tâm, sự chánh niệm có mặt ngay ở đó. Vị thầy của chúng ta [Đức Phật] đã miêu tả việc tu tập của một người tu hành (yogāvacara) là người ấy có khả năng duy trì sự tỉnh-giác trong mọi tư thế, cho dù đang ngồi, đang đứng, đang đi, hay đang nằm, như một vòng liên hoàn liên tục. Đó là sự tu tập đúng đắn (sammā patipadā). Các thầy đừng quên chính mình, đừng thất niệm, đừng mất sự tỉnh-giác.

You don't simply observe the coarser parts of your practice, but also watch the mind internally, on a more refined level. That which is on the outside, you set aside. From here onwards you are just watching the body and the mind, just observing this mind and its objects arising and passing away, and understanding that having arisen they pass away. With passing away there is further arising - birth and death, death and birth; cessation followed by arising, arising followed by cessation. Ultimately, you are simply watching the act of cessation. Khayavayam means degeneration and cessation. Degeneration and cessation are the natural way of the mind and its objects - this is khayavayam. Once the mind is practising and experiencing this, it doesn't have to go following up on or searching for anything else - it will be keeping abreast of things with mindfulness. Seeing is just seeing. Knowing is just knowing. The mind and mind-objects are just as they are. This is the way things are. The mind isn't proliferating about or creating anything in addition.

Không phải chúng ta chỉ quan sát những phần thô tế dễ thấy của việc tu tập, mà chúng ta cũng phải quan sát cái tâm bên trong ở mức độ vi tế hơn. Cái gì là bên ngoài, ta dẹp bỏ qua. Từ rày về sau chúng ta chỉ đơn thuần quan sát thân và tâm của chúng ta thôi, chỉ cần quan sát tâm này và những đối tượng của nó đang khởi sinh và biến qua, và hiểu biết rõ rằng: sau khi khởi sinh thì chúng biến qua, có sinh là có diệt. Sau khi sinh là diệt, sinh nữa thì diệt nữa, cứ sinh và diệt – sinh và tử, tử và sinh; sự chấm dứt kéo theo sự khởi sinh, sự khởi sinh kéo theo sự chấm dứt. Rốt cuộc, ta chỉ đang quan sát cái sự diệt (sau khi sinh). Chữ khayavayam có nghĩa tàn hoại và chấm dứt, đó là sự diệt. Sự hoại-diệt là đường lối tự nhiên của tâm và những đối-tượng-tâm– đây chính là quy luật hoại-diệt. Một khi tâm đang tu tập và đang trải nghiệm sự thật này thì nó không còn chạy theo hay tìm kiếm bất cứ thứ gì nữa—nó sẽ luôn nhìn mọi thứ bằng sự chánh niệm. (Nói cách khác, nó luôn luôn chánh niệm khi nhìn thấy mọi thứ). Nhìn là nhìn. Biết là biết. Tâm là vậy, tâm là tâm. Những đối-tượng-tâm chỉ là những đối-tượng-tâm. Đây là cách mọi sự diễn ra. Đó là đường lối tự nhiên của chúng. Tâm không còn phóng dật hay tạo tác này nọ; nó không còn đặt tên gán ghép này nọ cho những hiện tượng đó; nó không còn bị dính theo chúng.

Don't be confused or vague about the practice. Don't get caught in doubting. This applies to the practice of sīla just the same. As I mentioned earlier, you have to look at it and contemplate whether it's right or wrong. Having contemplated it, then leave it there. Don't doubt about it. Practising samādhi is the same. Keep practising, calming the mind little by little. If you start thinking, it doesn't matter; if you're not thinking, it doesn't matter. The important thing is to gain an understanding of the mind.

Đừng ngu mờ hay lờ mờ về việc tu tập. Đừng để dính vào nghi ngờ. Điều này áp dụng cả cho việc tu Giới hạnh chứ không riêng gì thiền tập. Như tôi đã nói trước đây, chúng ta phải nhìn vào nó và quán xét coi điều đó là đúng hay sai. Sau khi đã quán xét nó, ta để yên nó ở đó. Đừng nghi ngờ về nó. Việc tu Định tâm cũng vậy. Cứ tu tập, làm cho tâm tĩnh lặng từng chút, từng bước. Nếu ta có bắt đầu nghĩ suy, điều đó cũng không sao; nếu ta không nghĩ gì, điều đó cũng không sao. Điều quan trọng là đi đến sự hiểu biết về cái tâm của ta!.

Some people want to make the mind peaceful, but don't know what true peace really is. They don't know the peaceful mind. There are two kinds of peacefulness - one is the peace that comes through samādhi, the other is the peace that comes through paññā. The mind that is peaceful through samādhi is still deluded. The peace that comes through the practice of samādhi alone is dependent on the mind being separated from mind-objects. When it's not experiencing any mind-objects, then there is calm, and consequently one attaches to the happiness that comes with that calm. However, whenever there is impingement through the senses, the mind gives in straight away. It's afraid of mind-objects. It's afraid of happiness and suffering; afraid of praise and criticism; afraid of forms, sounds, smells and tastes. One who is peaceful through samādhi alone is afraid of everything and doesn't want to get involved with anybody or anything on the outside. People practising samādhi in this way just want to stay isolated in a cave somewhere, where they can experience the bliss of samādhi without having to come out. Wherever there is a peaceful place, they sneak off and hide themselves away. This kind of samādhi involves a lot of suffering - they find it difficult to come out of it and be with other people. They don't want to see forms or hear sounds. They don't want to experience anything at all! They have to live in some specially preserved quiet place, where no-one will come and disturb them with conversation. They have to have really peaceful surroundings.

Nhiều người muốn tu tập để làm tâm bình an, nhưng họ đâu hiểu được sự bình an đích thực là gì. Họ không biết một cái tâm bình an là gì. Có hai loại bình an: một là loại bình an có từ định-tâm (samādhi), hai là loại bình an có từ trí tuệ (paññā). Cái tâm bình an nhờ định (samādhi) thì vẫn còn ngu mờ. Sự bình an nhờ định (samādhi) hay thiền định (samantha) chỉ có được khi tâm đang được tách ly khỏi những đối- tượng-tâm. Khi nào tâm không trải nghiệm đối-tượng-tâm nào thì mới có được sự tĩnh lặng. Đã vậy, sau khi có được sự tĩnh lặng đó, người tu thường dính theo (tham đắm) sự sướng khoái có được từ trạng thái tĩnh lặng đó. Nhưng sau trạng thái tĩnh lặng đó, tức ngay sau khi có đối tượng nào tiếp xúc các giác quan, tâm liền động vọng và dính theo nó.

(Sự bình an có được từ sự tĩnh lặng của thiền định chỉ là tạm thời, nó chỉ có được khi tâm đã tách ly khỏi cảnh trần. Nhưng sau khi hết thiền định (sau xả thiền, tức sau khi người tu thoát ra khỏi tầng thiền định) thì thân và các giác quan lập tức tiếp xúc với những đối tượng bên ngoài, và tâm lại tiếp tục dính theo mọi đối tượng. Rốt cuộc cũng quay lại chỗ động vọng và bất an như trước đó).

Cái tâm từng được bình an nhờ thiền định cũng giống như người 'lánh trần' mới quay lại chợ búa vậy; sau khi hết định, nó sợ sệt đủ thứ xung quanh. Nó sợ những đối-tượng- tâm. Nó sợ sướng và khổ; nó sợ khen và chê; nó sợ hình sắc, âm thanh, mùi hương, và mùi vị. Những ai được bình an chỉ nhờ vào thiền định thì luôn luôn sợ sệt mọi thứ và không muốn dính líu vào bất cứ ai hay bất cứ thứ gì bên ngoài. Những người tu định (thiền định) như vậy chỉ muốn lánh trần chui vào hang động hay chỗ ẩn dật nào đó, nơi đó họ có thể hưởng thụ niềm khoái lạc của trạng thái đạt định tĩnh lặng, họ không còn muốn bước ra ngoài hay quay lại cảnh trần. Khi có nơi nào họ được bình an, họ trốn luôn trong đó. Kiểu tu định này dính vào nhiều thứ khổ – họ cảm thấy khó khổ khó khăn nếu bước ra ngoài hay tiếp xúc với ai. Họ không muốn nhìn thấy hình sắc nào hết, họ không muốn nghe âm thanh. Họ không muốn trải nghiệm bất cứ thứ gì! Họ phải sống ở một nơi thiệt kín đáo, ẩn dật, nơi không có ai đến gặp gỡ, nói chuyện hay quấy rầy họ. Họ cần phải có một môi trường thực sự bình yên và tách ly.

This kind of peacefulness can't do the job. If you have reached the necessary level of calm, then withdraw. The Buddha didn't teach to practise samādhi with delusion. If you are practising like that, then stop. If the mind has achieved calm, then use it as a basis for contemplation. Contemplate the peace of concentration itself and use it to connect the mind with and reflect upon the different mind-objects which it experiences. Use the calm of samādhi to contemplate sights, smells, tastes, tactile sensations and ideas. Use this calm to contemplate the different parts of the body, such as the hair of the head, hair of the body, nails, teeth, skin and so on. Contemplate the three characteristics of aniccam (impermanence), dukkham (suffering) and anattā (not-self). Reflect upon this entire world. When you have contemplated sufficiently, it is all right to reestablish the calm of samādhi. You can re-enter it through sitting meditation and afterwards, with calm re-established, continue with the contemplation. Use the state of calm to train and purify the mind. Use it to challenge the mind. As you gain knowledge, use it to fight the defilements, to train the mind. If you simply enter samādhi and stay there you don't gain any insight - you are simply making the mind calm and that's all. However, if you use the calm mind to reflect, beginning with your external experience, this calm will gradually penetrate deeper and deeper inwards, until the mind experiences the most profound peace of all.

Loại bình an này là 'không làm nên việc'. Thiền giả chứng đắc một mức độ định sâu, rồi sau đó lại thoát ra. Phật không dạy tu thiền định với một sự ngu mờ như vậy. Nếu ai trong các thầy đang tu thiền định kiểu như vậy, các thầy phải ngưng ngay. Nếu tâm đạt đến định, thì ta nên dùng nó làm cơ sở để quán xét. Quán xét về cái sự bình an có được từ trạng thái định, và dùng nó để nối kết tâm và suy xét những đối-tượng- tâm khác nhau mà tâm trải nghiệm. Dùng sự tĩnh lặng của định để quán xét các hình sắc, mùi hương, mùi vị, chạm xúc và những tâm ý. Dùng sự tĩnh lặng này của định để quán sát những bộ phận khác nhau của thân: như tóc, lông, móng, răng, da, vân vân... Quán xét ba đặc tính vô thường, khổ, và vô ngã [aniccam, dukkham, anattā]. Quán xét suy xét về toàn thể thế giới. Khi chúng ta đã quán xét đầy đủ, chúng ta có thể thiết lập lại sự tĩnh lặng của định: điều đó là tốt, không vấn đề gì. Ta có thể nhập định lại trong khi đang tọa thiền hoặc sau đó. Rồi với một sự tĩnh lặng (định) mới được thiết lập lại đó, ta tiếp tục tiếp tục quán xét [thiền quán]. (Thiền định, hay trạng thái định sâu được dùng để hỗ trợ thiền quán theo cách như vậy). Dùng trạng thái định để huấn luyện và thanh lọc cái tâm. Dùng trạng thái định để thách đấu cái tâm. Khi ta có được sự hiểu biết (tri kiến), ta dùng trạng thái định để chiến đấu những ô nhiễm trong tâm, để huấn luyện cái tâm. Nếu chúng ta thiền định và nhập định rồi cứ ở yên trong đó (trong trạng thái định, trong tầng thiền định), thì ta chẳng có được chút trí tuệ nào– ta chỉ làm mỗi việc làm tĩnh lặng cái tâm, chỉ làm được vậy thôi. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết dùng cái tâm tĩnh lặng để quán xét quán chiếu, bắt đầu quán xét từ những trải nghiệm bên-ngoài, thì sự tĩnh lặng đó sẽ dần dần thâm nhập sâu và sâu hơn vào bên-trong; thì đến lúc nào đó tâm sẽ trải nghiệm được một loại bình an sâu thẳm nhất trong các loại bình an.

The peace which arises through paññā is distinctive, because when the mind withdraws from the state of calm, the presence of paññā makes it unafraid of forms, sounds, smells, tastes, tactile sensations and ideas. It means that as soon as there is sense contact the mind is immediately aware of the mind-object. As soon as there is sense contact you lay it aside; as soon as there is sense contact mindfulness is sharp enough to let go right away. This is the peace that comes through paññā.

Sự bình an khởi sinh nhờ trí tuệ là sự bình an đặc biệt, bởi vì sau khi tâm thoát ra khỏi trạng thái tĩnh lặng của định sự bình an đó vẫn còn, trí tuệ (paññā) vẫn luôn còn đó, cho nên tâm không sợ sệt, nhút nhác với những hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, chạm xúc và ý nghĩ. Về thực tế điều này có nghĩa là: ngay khi có sự tiếp xúc giác quan, tâm lập tức ý thức tỉnh giác về đối-tượng-tâm đó. Ngay khi có tiếp xúc giác quan, ta dẹp ngay nó qua một bên; ngay khi có tiếp xúc giác quan, sự chánh niệm đủ sắc bén để buông bỏ nó ngay lập tức. Đây là sự bình-an có được nhờ trí-tuệ.

When you are practising with the mind in this way, the mind becomes considerably more refined than when you are developing samādhi alone. The mind becomes very powerful, and no longer tries to run away. With such energy you become fearless. In the past you were scared to experience anything, but now you know mind-objects as they are and are no longer afraid. You know your own strength of mind and are unafraid. When you see a form, you contemplate it. When you hear a sound, you contemplate it. You become proficient in the contemplation of mind-objects. You are established in the practice with a new boldness, which prevails whatever the conditions. Whether it be sights, sounds or smells, you see them and let go of them as they occur. Whatever it is, you can let go of it all. You clearly see happiness and let it go. You clearly see suffering and let it go. Wherever you see them, you let them go right there. That's the way! Keep letting them go and casting them aside right there. No mind-objects will be able to maintain a hold over the mind. You leave them there and stay secure in your place of abiding within the mind. As you experience, you cast aside. As you experience, you observe. Having observed, you let go. All mind-objects lose their value and are no longer able to sway you. This is the power of vipassanā (insight meditation). When these characteristics arise within the mind of the practitioner, it is appropriate to change the name of the practice to vipassanā: clear knowing in accordance with the truth. That's what it's all about - knowledge in accordance with the truth of the way things are. This is peace at the highest level, the peace of vipassanā. Developing peace through samādhi alone is very, very difficult; one is constantly petrified.

Khi chúng ta tu tập tâm theo cách như vầy thì tâm sẽ được thanh lọc một cách đáng kể hơn là cách ta chỉ tu mỗi thiền định. Tâm sẽ trở nên rất mạnh mẽ, và nó không còn trốn chạy nữa. Với một năng lượng như vậy, người tu trở nên không còn nhút nhát sợ hãi gì nữa. Trước đó, người tu sợ phải nếm trải bất cứ thứ gì bên ngoài, nhưng giờ thì người tu đã biết rõ (bản chất) những đối-tượng-tâm thực sự là gì, đúng như chúng thực là, cho nên người tu không còn sợ sệt gì nữa. Người tu biết rõ sức mạnh của tâm mình, nên không còn sợ sệt gì. Khi người tu nhìn thấy hình sắc, người ấy quán xét nó ngay. Khi nghe một âm thanh, người ấy quán xét nó ngay. Người tu trở nên thành thục trong việc quán xét những đối-tượng-tâm. Người tu thiết lập sự tu tập với một bản lĩnh mới, bản lĩnh đó có thể tu tốt trong tất cả mọi điều kiện hoàn cảnh nào. Dù đó là hình sắc, âm thanh, hay mùi hương, người tu luôn nhìn thấy chúng và buông bỏ chúng ngay khi chúng xảy đến. Dù đó là sự gì, người tu đều có thể buông bỏ nó ngay. Người tu nhìn thấy rõ sự khổ và buông bỏ nó. Mỗi khi thấy những sự khổ, người tu buông bỏ chúng ngay tại đó. Cách tu là vậy! Cứ tiếp tục buông bỏ và dẹp bỏ chúng ngay tại đó. Không còn những đối-tượng-tâm nào có khả năng bám víu vào tâm một chút nào. Người tu cứ mặc chúng sinh diệt ở đó, và người tu an trú an toàn bên trong tâm mình. Ngay khi trải nghiệm thứ gì, dẹp bỏ nó qua một bên. Ngay khi trải nghiệm thứ gì, quán sát nó. Sau khi quán sát nó, buông bỏ nó luôn. Tất cả mọi đối-tượng-tâm không còn giá trị gì và không còn có thể lay động người tu. Đây là sức mạnh của thiền tuệ minh sát (vipassanā). Lúc những đặc tính này khởi sinh bên trong tâm người tu là đúng lúc chúng ta có thể đổi tên việc tu-tập thành việc tu-Thiền-Minh-Sát (vipassanā)—minh sát là nhìn thấy rõ ràng thấu suốt theo đúng sự thật. Chuyện chỉ là vậy—đó là hiểu biết đúng theo sự thật đường lối của mọi sự. Đây là sự bình an cao nhất, sự bình an của thiền minh sát (vipassanā). Phát triển sự bình an chỉ nhờ vào thiền định là rất, rất, rất khó; tu kiểu đó người tu phải luôn luôn ngồi trơ như hóa đá.

So when the mind is at its most calm, what should you do? Train it. Practise with it. Use it to contemplate. Don't be scared of things. Don't attach. Developing samādhi so that you can just sit there and attach to blissful mental states isn't the true purpose of the practice. You must withdraw from it. The Buddha said that you must fight this war, not just hide out in a trench trying to avoid the enemy's bullets. When it's time to fight, you really have to come out with guns blazing. Eventually you have to come out of that trench. You can't stay sleeping there when it's time to fight. This is the way the practice is. You can't allow your mind to just hide, cringing in the shadows.

Vậy khi tâm đang đạt đến sự tĩnh lặng (định) cao nhất, chúng ta phải làm gì? Phải huấn luyện nó. Tu tập với nó. Dùng nó để quán xét. Đừng sợ thứ gì. Đừng dính mắc. Nếu ngồi tu định đạt định để tham đắm vào những trạng thái khoái lạc của định thì đó không phải là mục đích đích thực của cuộc tu hành. Các thầy phải rút ra khỏi mục đích đó ngay. Phật đã nói chúng ta phải chiến đấu cuộc chiến này, chứ không phải chỉ lo trốn tránh sau bức tường để tránh né tên đạn của kẻ thù. Đây là lúc phải chiến đấu, chúng ta phải bước ra khỏi chỗ trốn núp. Chúng ta không thể nằm ngủ khi đến lúc phải chiến đấu. Tu tập là phải làm như vậy. Đừng để tâm của mình chỉ biết trốn tránh, an phận, co mình trong những bóng tối.

Sīla and samādhi form the foundation of practice and it is essential to develop them before anything else. You must train yourself and investigate according to the monastic form and ways of practice which have been passed down.

Giới hạnh (sīla) và định tâm (samādhi) tạo nên nền tảng cho việc tu tập; và điều tất yếu phải làm là tu tập phát triển hai phần đó trước khi tu tập thứ gì khác. Các thầy phải huấn luyện chính mình, và biết điều tra suy xét dựa theo những chuẩn mực và cách tu tập đã được truyền dạy trong chùa này

Be it as it may, I have described a rough outline of the practice. You as the practitioners must avoid getting caught in doubts. Don't doubt about the way of practice. When there is happiness, watch the happiness. When there is suffering, watch the suffering. Having established awareness, make the effort to destroy both of them. Let them go. Cast them aside. Know the object of mind and keep letting it go. Whether you want to do sitting or walking meditation it doesn't matter. If you keep thinking, never mind. The important thing is to sustain moment to moment awareness of the mind. If you are really caught in mental proliferation, then gather it all together, and contemplate it in terms of being one whole, cutting it off right from the start, saying, 'All these thoughts, ideas and imaginings of mine are simply thought proliferation and nothing more. It's all aniccam, dukkham and anattā. None of it is certain at all.' Discard it right there.

Hy vọng là như vậy, tôi đã mô tả phát-đồ tu tập ở đây. Các thầy là những người tu tập thì phải tránh để không bị dính vào những nghi ngờ. Đừng hoài nghi về cách tu tập. Khi có sướng, quán sát sự sướng. Khi có khổ, quán sát sự khổ. Sau khi đã thiết lập sự tỉnh-giác, phải nỗ lực thêm để tiêu diệt cả hai thứ đối đãi đó. Buông bỏ cả hai. Dẹp bỏ chúng đi. Hiểu biết rõ đối-tượng-của-tâm và buông bỏ chúng luôn. Dù ngồi thiền hay đi thiền, điều đó không là vấn đề. Nếu có suy nghĩ gì gì, không sao hết, đừng bận tâm. Điều quan trọng là duy trì sự tỉnh-giác của tâm liên tục trong từng giây-khắc. Nếu các thầy còn bị dính theo sự phóng tâm này nọ, thì hãy gom tất cả chúng lại và quán xét chúng như là "một" đối tượng, và cắt bỏ nó ngay khi nó khởi đầu—luôn tâm-niệm rằng: "Mọi ý nghĩ, ý tưởng, và vọng tưởng này nọ của ta chỉ là sự phóng tâm nghĩ suy này nọ, và đó không là gì cả. Tất cả chúng đều vô thường, khổ và vô ngã. Chẳng có thứ nào là chắc chắn cả". Ta dẹp bỏ chúng ngay tại đó.



Chương 57

TOILETS ON THE PATH – NHÀ VỆ SINH TRÊN CON ĐƯỜNG

INTRODUCTION BY A JAHN JAYASĀRO

The following talk was originally given in the Lao language and translated into Central Thai for Luang Por Chah's biography, Upalamaṇi. It's a very powerful talk and why I was particularly keen to include this in the Thai biography and a certain amount of it in the new English version is that nothing quite like it exists in English translation. Most of the work that has been done has focused on the meditation and wisdom teachings. In fact in daily life at Wat Pah Pong those types of Dhamma talks were really quite infrequent and very much treasured when they were given. But the daily kind of instruction and most of the talks were on what we call korwat – monastic regulations, emphasizing the sīla side of practice.

Bài nói chuyện sau đây ban đầu được đưa ra bằng tiếng Lào và được dịch sang tiếng Trung Thái cho tiểu sử của Luang Por Chah, Upalamaṇi. Đó là một cuộc nói chuyện rất mạnh mẽ và tại sao tôi đặc biệt muốn đưa điều này vào tiểu sử Thái Lan và một số lượng nhất định của nó trong phiên bản tiếng Anh mới là không có gì giống như nó tồn tại trong bản dịch tiếng Anh. Hầu hết các công việc đã được thực hiện đã tập trung vào các giáo lý thiền định và trí tuệ. Trên thực tế, trong cuộc sống hàng ngày tại Wat Pah Pong, những loại bài nói chuyện Dhamma này thực sự không thường xuyên và rất quý giá khi chúng được ban cho. Nhưng loại hướng dẫn hàng ngày và hầu hết các cuộc nói chuyện là về cái mà chúng ta gọi là korwat - các quy định của tu viện, nhấn mạnh khía cạnh thực hành sīla.

Part of that probably has to do with the fact that forest monasteries, particularly Ajahn Chah monasteries twenty years ago, were of a very different composition, a different nature from how they are these days because of the large number of novices then. Then teenage novices would tend to be very energetic and boisterous and would affect the atmosphere of the monastery quite significantly, as you can imagine. That's the reason why work projects were so predominant in monasteries in those days. Abbots had the problem of trying to administer a community in which as many as half of the members weren't that interested in being monastics. Monks of my generation have a lot of stories of naughty novices, difficult, obstreperous and obnoxious novices. Although at Wat Pah Pong the percentage of novices was somewhat less, they did have an influence, together with temporarily ordained monks, or monks who were hanging out not really knowing why they were there – ordaining as a gesture to show gratitude to their parents.

Một phần của điều đó có lẽ liên quan đến thực tế là các tu viện trong rừng, đặc biệt là các tu viện Ajahn Chah hai mươi năm trước, có thành phần rất khác, một bản chất khác với ngày nay vì số lượng lớn các tập sinh sau đó. Sau đó, những người mới tuổi teen sẽ có xu hướng rất năng động và náo nhiệt và sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí của tu viện khá đáng kể, như bạn có thể tưởng tượng. Đó là lý do tại sao các dự án làm việc rất chiếm ưu thế trong các tu viện vào thời đó. Các tu viện trưởng có vấn đề cố gắng quản lý một cộng đồng trong đó có tới một nửa số thành viên không quan tâm đến việc trở thành tu sĩ. Các nhà sư thuộc thế hệ của tôi có rất nhiều câu chuyện về những người mới nghịch ngợm, khó tính, cố chấp và đáng ghét. Mặc dù tại Wat Pah Pong, tỷ lệ người mới xuất gia có phần ít hơn, nhưng họ đã có ảnh hưởng, cùng với các nhà sư xuất gia tạm thời, hoặc các nhà sư đang đi chơi mà không thực sự biết tại sao họ lại ở đó - xuất gia như một cử chỉ để thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ của họ.

I was surprised when I first went to Wat Pah Pong, because I was expecting a boot camp – a really tough kind of monastery. Certainly there was that, but what surprised me was the number of monks and novices who didn't seem to appreciate what was going on, and weren't that committed to the training Ajahn Chah was giving. This meant that many of the talks that were given stressed korwat paṭipadā rather than being refined talks on the nature of samādhi and jhāna etc. The kind of rhythm you would find in monasteries – whether it was Wat Pah Pong or a branch – was that you would have a storming 'desana' that would blow everyone over and leave people shaking. Then things would be really strict for a few days. Then it would gradually deteriorate until one or two things happened that were really gross and you knew there would be one of these rousing 'desanas'. So you would then brace yourself. Then the same pattern would start again.

Tôi đã rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên tôi đến Wat Pah Pong, bởi vì tôi đang mong đợi một trại huấn luyện - một loại tu viện thực sự khó khăn. Chắc chắn là có điều đó, nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là số lượng tăng sĩ và tập sinh dường như không đánh giá cao những gì đang xảy ra, và không cam kết với sự đào tạo mà Ajahn Chah đang thực hiện. Điều này có nghĩa là nhiều cuộc đàm phán được đưa ra nhấn mạnh korwat paṭipadā thay vì là những cuộc nói chuyện tinh tế về bản chất của samādhi và jhāna, v.v. Loại nhịp điệu bạn sẽ tìm thấy trong các tu viện - cho dù đó là Wat Pah Pong hay một chi nhánh - là bạn sẽ có một 'desana' bão tố sẽ thổi bay mọi người và khiến mọi người run rẩy. Sau đó, mọi thứ sẽ thực sự nghiêm ngặt trong một vài ngày. Sau đó, nó sẽ dần dần xấu đi cho đến khi một hoặc hai điều xảy ra thực sự thô thiển và bạn biết sẽ có một trong những 'desana' sôi nổi này. Vì vậy, sau đó bạn sẽ gồng mình lên. Sau đó, mô hình tương tự sẽ bắt đầu lại.

Ajahn Chah gave the strongest and best of this particular genre of monastic discourse. This talk is particularly strong. What's remarkable about it is that this wasn't given in his so called early days, in his forties or fifties, when he was still very vigorous and strong, but actually towards the end of his teaching career – when the abiding image of Ajahn Chah among Western monks was of this grandfatherly figure; but that was very much a simplification. The kind of Ajahn Chah you see in photographs in books, smiling and kind, was certainly one Ajahn Chah, but it was not the whole story.

Ajahn Chah đã đưa ra những bài giảng mạnh mẽ và tốt nhất về thể loại diễn ngôn tu viện đặc biệt này. Cuộc nói chuyện này đặc biệt mạnh mẽ. Điều đáng chú ý về nó là điều này không được đưa ra trong những ngày được gọi là ban đầu của ông, ở độ tuổi bốn mươi hay năm mươi, khi ông vẫn còn rất mạnh mẽ và mạnh mẽ, mà thực sự vào cuối sự nghiệp giảng dạy của mình - khi hình ảnh vĩnh cửu của Ajahn Chah trong số các nhà sư phương Tây là nhân vật ông nội này; Nhưng đó là một sự đơn giản hóa rất nhiều. Loại Ajahn Chah mà bạn thấy trong các bức ảnh trong sách, mỉm cười và tử tế, chắc chắn là một Ajahn Chah, nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện.

I think this talk gives quite a good impression of that. It's very difficult to render the tone of one of these talks. With Dhamma talks there is the content of what's being said, but there are also all sorts of non-verbal things going on, as well as the whole background of the relationship between a teacher and his students. This is something of course which doesn't appear in print. For someone who has never lived in a forest monastery with a Krooba Ajahn, when they listen to one of these talks it can seem to be a rather hectoring and bullying kind of talk, over the top and a bit too much. So you really have to try to put yourself in that position of living in a forest monastery where things are starting to go downhill a bit and it's time for the teacher to get people back on track.

Tôi nghĩ rằng cuộc nói chuyện này mang lại ấn tượng khá tốt về điều đó. Rất khó để thể hiện giọng điệu của một trong những cuộc đàm phán này. Với các bài nói chuyện Dhamma có nội dung của những gì đang được nói, nhưng cũng có tất cả những điều phi ngôn ngữ đang diễn ra, cũng như toàn bộ nền tảng của mối quan hệ giữa một vị thầy và đệ tử của mình. Đây là một cái gì đó tất nhiên không xuất hiện trong bản in. Đối với một người chưa bao giờ sống trong một tu viện trong rừng với Krooba Ajahn, khi họ nghe một trong những cuộc nói chuyện này, nó có vẻ như là một kiểu nói chuyện khá bận rộn và bắt nạt, trên đỉnh và hơi quá. Vì vậy, bạn thực sự phải cố gắng đặt mình vào vị trí sống trong một tu viện trong rừng, nơi mọi thứ đang bắt đầu xuống dốc một chút và đã đến lúc người thầy đưa mọi người trở lại đúng hướng.

TOILETS ON THE PATH

THERE ISN'T MUCH WORK that needs to be done at the moment, apart from Ajahn Liam's project out at the dyeing shed. When it's finished, washing and dyeing robes will be more convenient. When he goes out to work, I'd like everyone to go and give him a hand. Once the new dying shed is finished there won't be much else to do. It will be the time to get back to our practice of the observances, to the basic monastic regimen. Bring these observances up to scratch. If you don't, it's going to be a real disaster. These days the practice of the observances related to lodgings, the senāsana-vaṭṭa is particularly dreadful.

NHÀ VỆ SINH TRÊN LỐI ĐI

Không có nhiều việc cần phải làm vào lúc này, ngoài dự án của Ajahn Liam tại nhà kho nhuộm. Khi hoàn thành, việc giặt và nhuộm áo choàng sẽ thuận tiện hơn. Khi anh ấy ra ngoài làm việc, tôi muốn mọi người đi giúp anh ấy một tay. Một khi nhà kho sắp chết mới hoàn thành, sẽ không còn nhiều việc khác để làm. Đây sẽ là thời gian để trở lại với việc thực hành các việc tuân thủ của chúng ta, với chế độ tu viện cơ bản. Đưa những quan sát này lên đầu. Nếu không, đó sẽ là một thảm họa thực sự. Ngày nay, việc thực hành các lễ kỷ niệm liên quan đến chỗ ở, senāsana-vaṭṭa đặc biệt đáng sợ.

I'm beginning to doubt whether or not you know what these words 'senāsanavaṭṭa' means. Don't just turn a blind eye to the state of the kuṭīs that you live in and the toilets that you use. Laypeople from Bangkok, Ayudhaya, all over the country, offer funds for our needs; some send money in the post for the monastery kitchen. We are monastics, think about that. Don't come to the monastery and become more selfish than you were in the world – that would be a disgrace. Reflect closely on the things that you make use of every day: the four requisites of robes, almsfood, dwelling place and medicines. If you don't pay attention to your use of these requisites, you won't make it as a monk.

Tôi bắt đầu nghi ngờ liệu bạn có biết những từ 'senāsanavaṭṭa' này có nghĩa là gì không. Đừng chỉ nhắm mắt làm ngơ trước tình trạng của kuṭīs mà bạn sống và nhà vệ sinh mà bạn sử dụng. Giáo dân từ Bangkok, Ayudhaya, trên khắp đất nước, cung cấp quỹ cho nhu cầu của chúng tôi; Một số gửi tiền trong bưu điện cho nhà bếp tu viện. Chúng ta là tu sĩ, hãy nghĩ về điều đó. Đừng đến tu viện và trở nên ích kỷ hơn bạn trên thế giới - đó sẽ là một sự ô nhục. Hãy suy ngẫm kỹ về những điều mà bạn sử dụng hàng ngày: bốn điều kiện cần thiết là áo choàng, thực phẩm bố thí, nơi ở và thuốc men. Nếu bạn không chú ý đến việc sử dụng những điều kiện cần thiết này, bạn sẽ không trở thành một nhà sư.

The situation with regard to dwelling places is especially bad. The kuṭīs are in a dreadful state. It's hard to tell which ones have got monks living in them and which are empty. There are termites crawling up the concrete posts and nobody does anything about it. It's a real disgrace. Soon after I came back I went on an inspection tour and it was heartrending. I feel sorry for the laypeople who've built these kuṭīs for you to live in. All you want to do is to wander around with your bowls and glots over your shoulders looking for places to meditate; you don't have a clue how to look after the kuṭīs and Saṅgha property. It's shocking. Have some consideration for the feelings of the donors.

Tình hình liên quan đến nơi ở đặc biệt tồi tệ. Các kuṭīs đang ở trong một trạng thái khủng khiếp. Thật khó để nói cái nào có nhà sư sống trong đó và cái nào trống rỗng. Có những con mối bò lên các trụ bê tông và không ai làm gì về nó. Đó là một sự ô nhục thực sự. Ngay sau khi tôi trở về, tôi đã đi kiểm tra và nó đã được nghe. Tôi cảm thấy tiếc cho những cư sĩ đã xây dựng những kuṭīs này cho bạn sống. Tất cả những gì bạn muốn làm là đi lang thang xung quanh với bát và áo dài trên vai để tìm nơi để thiền; bạn không biết làm thế nào để chăm sóc tài sản kuṭīs và Saṅgha. Thật là sốc. Có một số cân nhắc cho cảm xúc của các nhà tài trợ.

On my inspection tour I saw pieces of cloth that had been used in the kuṭīs, and then thrown away – still in good condition. There were spittoons that had been used and not properly stored. In some places people had pissed in them, and then not tipped the urine away. It was really disgusting; even laypeople don't do that. If you practitioners of Dhamma can't even manage to empty spittoons, then what hope is there for you in this life?

Trong chuyến đi kiểm tra của tôi, tôi thấy những mảnh vải đã được sử dụng trong kuṭīs, và sau đó bị vứt đi - vẫn còn trong tình trạng tốt. Có những chiếc Spittoon đã được sử dụng và không được bảo quản đúng cách. Ở một số nơi, mọi người đã tức giận với họ, và sau đó không nghiêng nước tiểu đi. Nó thực sự kinh tởm; Ngay cả cư sĩ cũng không làm điều đó. Nếu các bạn là những hành giả của Dhamma thậm chí không thể làm trống rỗng các vòi nhổ, thì có hy vọng gì cho bạn trong cuộc sống này?

People bring brand-new toilet bowls to offer. I don't know whether you ever clean them or not but there are rats going in the toilets to shit, and geckos. Rats, geckoes and monks – all using the place together. The geckos never sweep the place out and neither do the monks. You're on the same level as they are. Ignorance is no excuse with something like this. Everything you use in this life are supports for the practice. Ven. Sāriputta kept wherever he lived immaculately clean. If he found somewhere dirty he would sweep it with a broom. If it was during almsround, he'd use his foot. The living place of a true practice monk is different from that of an ordinary person. If your kuṭī is an utter mess then your mind will be the same.

Mọi người mang theo bồn cầu hoàn toàn mới để cung cấp. Tôi không biết liệu bạn có bao giờ làm sạch chúng hay không nhưng có những con chuột đi vào nhà vệ sinh để đi cứt, và tắc kè. Chuột, tắc kè và nhà sư - tất cả đều sử dụng nơi này cùng nhau. Những con tắc kè không bao giờ quét sạch nơi này và các nhà sư cũng vậy. Bạn ở cùng cấp độ với họ. Sự thiếu hiểu biết không phải là lý do bào chữa với một cái gì đó như thế này. Tất cả mọi thứ bạn sử dụng trong cuộc sống này là hỗ trợ cho việc thực hành. Hòa thượng Sāriputta giữ cho bất cứ nơi nào Ngài sống sạch sẽ vô song. Nếu anh ta tìm thấy một nơi nào đó bẩn thỉu, anh ta sẽ quét nó bằng chổi. Nếu là trong lúc khất thực, hắn sẽ dùng chân. Nơi sống của một tu sĩ thực hành chân chính khác với nơi ở của một người bình thường. Nếu kuṭī của bạn là một mớ hỗn độn hoàn toàn thì tâm trí của bạn cũng sẽ như vậy.

This is a forest wat. In the rainy season, branches and leaves fall to the ground. In the afternoon, before sweeping, collect the dead branches in a pile or drag them well into the forest. Sweep the borders of the paths completely clean. If you're sloppy and just work and sweep in a perfunctory way, then the kuṭīs and paths will be completely ruined. At one time I made walking meditation paths to separate the paths leading to the kuṭīs. Each kuṭī had its own individual path. Everyone came out from their kuṭī alone, except for the people out at the back. You'd walk straight to and from your own kuṭī so that you could look after your own path. The kuṭīs were clean and neat. These days it's not like that. I invite you to take a walk up to the top end of the monastery and see the work I've been doing on the kuṭī and surrounding area, as an example.

Đây là một khu rừng. Vào mùa mưa, cành và lá rơi xuống đất. Vào buổi chiều, trước khi quét, thu thập những cành chết thành một đống hoặc kéo chúng vào rừng. Quét biên giới của các lối đi hoàn toàn sạch sẽ. Nếu bạn cẩu thả và chỉ làm việc và quét dọn một cách chiếu lệ, thì kuṭīs và con đường sẽ bị hủy hoại hoàn toàn. Có một lần, tôi đã thực hiện những con đường thiền đi bộ để tách những con đường dẫn đến kuṭīs. Mỗi kuṭī có con đường riêng. Mọi người đi ra từ kuṭī của họ một mình, ngoại trừ những người ở phía sau. Bạn sẽ đi thẳng đến và đi từ kuṭī của riêng bạn để bạn có thể chăm sóc con đường của riêng mình. Các kuṭīs sạch sẽ và gọn gàng. Những ngày này nó không phải như vậy. Tôi mời bạn đi bộ lên đầu cuối của tu viện và xem công việc tôi đã làm trên kuṭī và khu vực xung quanh, làm ví dụ.

As for repairing the kuṭīs: don't put a lot of work into repairing things that don't need to be repaired. These are dwellings of the Saṅgha which the Saṅgha has allotted to you. It's not right to make any changes to them that take your fancy. You should ask permission or consult with a senior monk first. Some people don't realize what is involved and overestimate themselves; they think they are going to make an improvement, but when they get down to it they make something ugly and awkward. Some people are just plain ignorant. They take hammers and start banging nails into hardwood walls, and before they know it they've destroyed the wall. I don't know who it is because as soon as they've done it the culprits run away. When someone else moves in it looks awful.

Đối với việc sửa chữa kuṭīs: đừng đặt nhiều công sức vào việc sửa chữa những thứ không cần phải sửa chữa. Đây là những ngôi nhà của Saṅgha mà Saṅgha đã phân bổ cho bạn. Thật không đúng khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chúng khiến bạn ưa thích. Bạn nên xin phép hoặc tham khảo ý kiến của một nhà sư cao cấp trước. Một số người không nhận ra những gì liên quan và đánh giá quá cao bản thân; Họ nghĩ rằng họ sẽ cải thiện, nhưng khi họ bắt tay vào thực hiện, họ làm điều gì đó xấu xí và vụng về. Một số người chỉ đơn giản là không biết gì. Họ lấy búa và bắt đầu đập đinh vào tường gỗ cứng, và trước khi họ biết điều đó, họ đã phá hủy bức tường. Tôi không biết đó là ai vì ngay sau khi họ làm điều đó, thủ phạm đã bỏ chạy. Khi người khác chuyển đến, nó trông thật khủng khiếp.

Carefully consider the link between a clean, orderly and pleasing dwelling place, and meditation practice. If there's lust or aversion in your mind, try to concentrate on that, hone in on it, meditate on it, wear away the defilements right where they occur. Do you know what looks pleasing and what doesn't? If you're trying to make out that you don't, it's a disgrace and you're in for a hard time. Things will just get worse day by day. Spare a thought for the people who come from every province in the country to see this wat.

Xem xét cẩn thận mối liên hệ giữa một nơi ở sạch sẽ, có trật tự và dễ chịu, và thực hành thiền định. Nếu có dục vọng hay sân hận trong tâm bạn, hãy cố gắng tập trung vào điều đó, trau dồi nó, thiền định về nó, làm sạch các ô nhiễm ngay tại nơi chúng xảy ra. Bạn có biết những gì trông dễ chịu và những gì không? Nếu bạn đang cố gắng để làm cho bạn không làm, đó là một sự ô nhục và bạn đang ở trong một thời gian khó khăn. Mọi thứ sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn từng ngày. Hãy dành một suy nghĩ cho những người đến từ mọi tỉnh trong cả nước để xem wat này.

The dwelling of a Dhamma practitioner isn't large; it's small but clean. If a Noble One lives in a low-lying area, then it becomes a cool and pleasant land. If he goes to live in the uplands, then those uplands become cool and pleasant. Why should that be? Listen to this well. It's because his heart is pure. He doesn't follow his mind, he follows Dhamma. He is always aware of his state of mind.

Nơi ở của một hành giả Dhamma không lớn; Nó nhỏ nhưng sạch sẽ. Nếu một Noble One sống ở một khu vực trũng thấp, thì nó sẽ trở thành một vùng đất mát mẻ và dễ chịu. Nếu anh ta đến sống ở vùng cao, thì những vùng cao đó trở nên mát mẻ và dễ chịu. Tại sao phải như vậy? Hãy lắng nghe điều này thật tốt. Đó là bởi vì trái tim anh ấy thuần khiết. Anh ta không tuân theo tâm trí của mình, anh ta đi theo Dhamma. Anh ấy luôn ý thức được trạng thái tâm trí của mình.

But it's difficult to get to that stage. During sweeping periods, I tell you to sweep inwards towards the middle of the path and you don't do it. I have to stand there and shout 'Inwards! Inwards!' Or is it because you don't know what 'inwards' means that you don't do it? Perhaps you don't. Perhaps you've been like this since you were kids – I've come up with quite a few theories. When I was a child I'd walk past people's houses and often hear parents tell their kids to shit well away from the house. Nobody ever did. As soon as they were just a small distance from the house that would be it. Then when the stink got bad everyone would complain. It's the same kind of thing.

Nhưng thật khó để đi đến giai đoạn đó. Trong thời gian càn quét, tôi bảo bạn quét vào bên trong về phía giữa con đường và bạn không làm điều đó. Tôi phải đứng đó và hét lên 'Bên trong! Hướng nội!" Hay là vì bạn không biết 'hướng nội' có nghĩa là gì mà bạn không làm điều đó? Có lẽ bạn không. Có lẽ bạn đã như thế này từ khi còn nhỏ - tôi đã đưa ra khá nhiều giả thuyết. Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi thường đi ngang qua nhà của mọi người và thường nghe cha mẹ nói với con cái của họ rằng hãy tránh xa nhà. Không ai từng làm. Ngay khi họ chỉ còn cách ngôi nhà một khoảng cách nhỏ, đó sẽ là nó. Sau đó, khi mùi hôi thối trở nên tồi tệ, mọi người sẽ phàn nàn. Đó là cùng một loại.

Some people just don't understand what they're doing; they don't follow things all the way through to their conclusion. Either that or else they know what needs to be done but they're too lazy to do it. It's the same with meditation. There are some people who don't know what to do and as soon as you explain to them they do it well; but there are others who even after it has been explained to them still don't do it – they've made up their minds not to.

Một số người không hiểu họ đang làm gì; Họ không theo dõi mọi thứ cho đến khi kết luận. Hoặc là điều đó hoặc nếu không họ biết những gì cần phải được thực hiện nhưng họ quá lười biếng để làm điều đó. Với thiền định cũng vậy. Có một số người không biết phải làm gì và ngay khi bạn giải thích cho họ, họ làm tốt; Nhưng có những người khác ngay cả sau khi nó đã được giải thích cho họ vẫn không làm điều đó - họ đã quyết định không.

Really consider what the training of the mind consists of for a monk. Distinguish yourselves from the monks and novices that don't practise; be different from laypeople. Go away and reflect on what that means. It's not as easy as you seem to think. You ask questions about meditation, the peaceful mind and the path all the way to Nibbāna; but you don't know how to keep clean the path to your kuṭī and toilet. It's really awful. If you carry on like this then things are going to steadily deteriorate.

Thực sự xem xét việc rèn luyện tâm thức bao gồm những gì đối với một nhà sư. Phân biệt mình với các nhà sư và tập sinh không thực hành; khác với cư sĩ. Hãy đi xa và suy ngẫm về điều đó có nghĩa là gì. Nó không dễ dàng như bạn nghĩ. Bạn đặt câu hỏi về thiền định, tâm an bình và con đường dẫn đến Niết bàn; Nhưng bạn không biết làm thế nào để giữ sạch sẽ con đường dẫn đến kuṭī và nhà vệ sinh của bạn. Nó thực sự khủng khiếp. Nếu bạn tiếp tục như thế này thì mọi thứ sẽ dần xấu đi.

The observances that the Buddha laid down regarding the dwelling place are concerned with keeping it clean. A toilet is included amongst the senāsanā – in fact it is considered to be a very small kuṭī – and shouldn't be left dirty and slovenly. Follow the Buddha's injunction and make it a pleasant place to use, so that whichever way you look there's nothing offensive to the eye.

Những quan sát mà Đức Phật đặt ra liên quan đến nơi cư ngụ có liên quan đến việc giữ cho nó sạch sẽ. Một nhà vệ sinh được bao gồm trong số senāsanā - trên thực tế nó được coi là một kuṭī rất nhỏ - và không nên để bẩn và cẩu thả. Thực hiện theo lệnh truyền của Đức Phật và làm cho nó trở thành một nơi dễ chịu để sử dụng, để bất cứ cách nào bạn nhìn thì không có gì gây khó chịu cho mắt.

Aow! That little novice over there. Why are you yawning already? It's still early in the evening. Are you usually asleep by this time or what? Nodding backwards and forwards there as if you're on the point of death. What's wrong with you? The moment you have to listen to a talk you get groggy. You're never like this at the meal time I notice. If you don't pay any attention then what benefit are you going to get from being here? How are you ever going to improve yourself?

Aow! Người mới nhỏ đó ở đằng kia. Sao anh lại ngáp rồi? Trời vẫn còn sớm tối. Bạn thường ngủ vào thời điểm này hay sao? Gật đầu về phía sau và phía trước ở đó như thể bạn đang ở trên điểm chết. Bạn bị làm sao vậy? Khoảnh khắc bạn phải nghe một cuộc nói chuyện, bạn trở nên uể oải. Bạn không bao giờ như thế này vào giờ ăn tôi nhận thấy. Nếu bạn không chú ý thì bạn sẽ nhận được lợi ích gì khi ở đây? Làm thế nào bạn sẽ cải thiện bản thân?

Someone who doesn't practise is just a burden on the monastery. When he lives with the teacher he is just a burden on the teacher, creating difficulties and giving him a heavy heart. If you're going to stay here then make a go of it. Or do you think you can just play around at being a monk? Take things to their limit, dig down until you reach bedrock. If you don't practise, things won't just get better by themselves. People from all over the country send money for the kitchen, to see to your needs, and what do you do?

You leave the toilets dirty and your kuṭīs unswept. What's this all about?

Một người không thực hành chỉ là gánh nặng cho tu viện. Khi sống với thầy, anh ta chỉ là gánh nặng cho người thầy, tạo ra khó khăn và cho thầy một trái tim nặng trĩu. Nếu bạn định ở lại đây thì hãy thử nó. Hay bạn nghĩ rằng bạn chỉ có thể chơi đùa với việc trở thành một nhà sư? Đưa mọi thứ đến giới hạn của chúng, đào xuống cho đến khi bạn đạt đến nền tảng. Nếu bạn không thực hành, mọi thứ sẽ không tự trở nên tốt hơn. Mọi người từ khắp nơi trên đất nước gửi tiền cho nhà bếp, để xem nhu cầu của bạn, và bạn làm gì?

Bạn để nhà vệ sinh bẩn và kuṭīs của bạn không được quét dọn. Đây rốt cuộc là chuyện gì?

Put things away, look after them. You're pissing into the spittoons and leaving them right where you used them. If you have a mosquito net you don't like, don't just throw it away. If the laypeople were to see that, they would be disheartened: 'However poor we are, whatever the hardships might be, we still managed to buy some cloth to offer to the monks. But they're living like kings. Really good cloth without a single tear in it thrown away all over the place.' They would lose all their faith.

Cất đồ đạc đi, chăm sóc chúng. Bạn đang đi tiểu vào các mũi nhổ và để chúng ngay tại nơi bạn sử dụng chúng. Nếu bạn có màn chống muỗi mà bạn không thích, đừng vứt nó đi. Nếu cư sĩ thấy điều đó, họ sẽ chán nản: "Dù chúng tôi nghèo đến đâu, bất kể khó khăn có thể là gì, chúng tôi vẫn cố gắng mua một số vải để cúng dường cho các nhà sư. Nhưng họ đang sống như những vị vua. Vải thực sự tốt mà không có một vết rách nào trong đó bị vứt đi khắp nơi." Họ sẽ mất hết đức tin.

You don't have to give Dhamma talks to proclaim the teachings. When laypeople come and they see that the monastery is clean and beautiful, they know that the monks here are diligent and know their observances. You don't have to flatter or make a fuss of them. When they see the kuṭīs and the toilets, they know what kind of monks live in the wat. Keeping things clean is one part of proclaiming Buddhism.

Bạn không cần phải nói chuyện Dhamma để công bố giáo lý. Khi cư sĩ đến và họ thấy rằng tu viện sạch sẽ và đẹp đẽ, họ biết rằng các nhà sư ở đây rất siêng năng và biết sự tuân thủ của họ. Bạn không cần phải tâng bốc hoặc làm ầm ĩ họ. Khi họ nhìn thấy kuṭīs và nhà vệ sinh, họ biết loại nhà sư nào sống trong wat. Giữ mọi thứ sạch sẽ là một phần của việc truyền bá Phật giáo.

While I was a young novice at Wat Ban Gor a vihāra1 was built and they bought over a hundred spittoons for it. On the annual Pra Vessandara ngan when there were lots of visiting monks, the spittoons were used as receptacles for betel juice. Remember this ngan is a festival of merit-making to commemorate the last life of the Bodhisatta himself, and yet when it was over the dirty spittoons would just be stashed away in odd corners of the hall. A hundred spittoons, every one of them full of betel juice, and none were emptied. I came across these spittoons and I thought 'if this is not evil then nothing is'. They filled them with betel juice and left them there until the next year; then they'd pull them out, scrape off enough of the dried crud to make them recognizable as spittoons and start spitting in them again. That's the kind of kamma that gets you reborn in hell! Absolutely unacceptable. Monks and novices who act like that lack any sense of good and bad, long and short, right and wrong. They are acting in a lazy and shiftless way, assuming that as monks and novices they can take things easy – and, without realizing it, they turn into dogs.

Khi tôi còn là một tập sinh trẻ ở Wat Ban Gor, một vihāra1 đã được xây dựng và họ đã mua hơn một trăm vòi phun nước bọt cho nó. Vào ngày Pra Vessandara ngan hàng năm khi có rất nhiều nhà sư đến thăm, những chiếc nhổ được sử dụng làm vật chứa nước trầu. Hãy nhớ rằng đây là một lễ hội tạo công đức để tưởng nhớ kiếp sống cuối cùng của chính Bồ Tát, nhưng khi nó kết thúc, những chiếc nhổ bẩn thỉu sẽ được cất giấu ở những góc kỳ lạ của hội trường. Một trăm nhổ, mỗi một cái đều đầy nước trầu, và không có cái nào được đổ hết. Tôi đã bắt gặp những con nhổ nước bọt này và tôi nghĩ 'nếu điều này không xấu xa thì không có gì cả'. Họ đổ đầy nước trầu và để chúng ở đó cho đến năm sau; Sau đó, họ sẽ kéo chúng ra, cạo đủ lớp vụn khô để làm cho chúng có thể nhận ra là Spittoons và bắt đầu nhổ vào chúng một lần nữa. Đó là loại nghiệp giúp bạn tái sinh trong địa ngục! Hoàn toàn không thể chấp nhận được. Các nhà sư và tập sinh hành động như vậy thiếu ý thức tốt và xấu, dài và ngắn, đúng và sai. Họ đang hành động một cách lười biếng và không thay đổi, cho rằng là nhà sư và người mới, họ có thể làm mọi thứ dễ dàng - và, không nhận ra điều đó, họ biến thành chó.

Have you seen them: the old people with grey hair who pay homage to you as they lift up their bamboo containers to put rice in your bowl? When they come here to offer food they bow and bow again. Take a look at yourself. That's what made me leave the village monastery – the old people coming to offer food and bowing over and over again. I sat thinking about it. What's so good about me that people should keep bowing to me so much? Wherever I go people raise their hands in añjali. Why is that? In what way am I worthy of it? As I thought about it I felt ashamed – ashamed to face my lay supporters. It wasn't right. If you don't think about this and do something about it right now, then when will you? You've got a good opportunity and you're not taking it. Look into this matter if you don't believe me. Really think it over.

Bạn đã thấy họ: những người già với mái tóc bạc tỏ lòng tôn kính với bạn khi họ nhấc những thùng tre của họ lên để bỏ cơm vào bát của bạn chưa? Khi họ đến đây để cung cấp thức ăn, họ lại cúi đầu và cúi đầu. Hãy nhìn lại chính mình. Đó là điều khiến tôi rời khỏi tu viện làng - những người già đến để cung cấp thức ăn và cúi đầu hết lần này đến lần khác. Tôi ngồi suy nghĩ về nó. Có gì tốt về tôi mà mọi người nên tiếp tục cúi đầu trước tôi nhiều như vậy? Bất cứ nơi nào tôi đến, mọi người đều giơ tay trong añjali. Tại sao vậy? Tôi xứng đáng với nó theo cách nào? Khi tôi nghĩ về điều đó, tôi cảm thấy xấu hổ - xấu hổ khi đối mặt với những người ủng hộ giáo dân của tôi. Điều đó không đúng. Nếu bạn không nghĩ về điều này và làm điều gì đó về nó ngay bây giờ, thì khi nào bạn sẽ làm? Bạn đã có một cơ hội tốt và bạn không nắm lấy nó. Hãy xem xét vấn đề này nếu bạn không tin tôi. Thực sự suy nghĩ kỹ.

I've mentioned Chao Khun Nor of Wat Tepsirin in discourses before. During the reign of King Vajiravudh he was a royal page. When the King died [in 1925] he became a monk. The only time he ever left his kuṭī was for formal meetings of the Saṅgha. He wouldn't even go downstairs to receive lay guests. He lived in his kuṭī together with a coffin. During his entire monastic life he never went on tudong. He didn't need to, he was unshakeable. You go on tudong until your skin blisters. You go up mountains and then down to the sea and once you get there you don't know where to go next. You go blindly searching for Nibbāna with your mind in a muddle, sticking your nose in every place you can. And wherever you go, you leave dirty toilets behind you – too busy looking for Nibbāna to clean them. Are you blind or what? I find it amazing.

Tôi đã đề cập đến Chao Khun Nor của Wat Tepsirin trong các bài giảng trước đây. Trong triều đại của vua Vajiravudh, ông là một trang hoàng gia. Khi nhà vua qua đời [năm 1925], ông trở thành một tu sĩ. Lần duy nhất ông rời khỏi kuṭī của mình là để tham dự các cuộc họp chính thức của Saṅgha. Ông thậm chí sẽ không đi xuống cầu thang để tiếp khách cư sĩ. Ông sống trong kuṭī của mình cùng với một chiếc quan tài. Trong suốt cuộc đời tu viện của mình, Ngài không bao giờ đi tudong. Hắn không cần, hắn không thể lay chuyển. Bạn tiếp tục tudong cho đến khi da bạn phồng rộp. Bạn đi lên núi và sau đó xuống biển và một khi bạn đến đó bạn không biết phải đi đâu tiếp theo. Bạn đi tìm Niết Bàn một cách mù quáng với tâm trí của bạn trong một mớ hỗn độn, dán mũi vào mọi nơi bạn có thể. Và bất cứ nơi nào bạn đi, bạn đều để lại những nhà vệ sinh bẩn thỉu phía sau bạn - quá bận rộn tìm kiếm Niết Bàn để làm sạch chúng. Bạn bị mù hay sao? Tôi thấy nó tuyệt vời.

There's a lot more to enlightenment and Nibbāna than that. The first thing is to look after your dwelling place well. Is it necessary to compel everyone to do this, or what? If you're not really stubborn and recalcitrant then it shouldn't have to go that far. At the moment the people who do take care of things work themselves half dead; the ones who couldn't care less remain indifferent: they don't look, they don't pay any attention, they haven't a clue. What's to be done with people like that?

Có rất nhiều điều để giác ngộ và Niết bàn hơn thế. Điều đầu tiên là chăm sóc nơi ở của bạn tốt. Có cần thiết phải buộc mọi người làm điều này, hay không? Nếu bạn không thực sự bướng bỉnh và ngoan cố thì nó không cần phải đi xa như vậy. Tại thời điểm này, những người chăm sóc mọi thứ làm việc cho mình một nửa chết; Những người không thể quan tâm ít hơn vẫn thờ ơ: họ không nhìn, họ không chú ý, họ không có manh mối. Phải làm gì với những người như vậy?

The problems that come up with the requisites of dwellings, almsfood, robes are like green-head flies; you can drive them off for a while, but after they've buzzed around for a bit they come back and land in the same place.

Những vấn đề nảy sinh cần thiết về nhà ở, bố thí, áo choàng giống như ruồi đầu xanh; Bạn có thể đuổi chúng đi một lúc, nhưng sau khi chúng đã vo ve xung quanh một chút, chúng quay lại và hạ cánh ở cùng một nơi.

These days a lot of you are leaving the equivalent of one or two plates of leftovers each. I don't know why you take such a huge amount of food. One lump of sticky rice is enough to fill your belly. Just take a sufficient amount. You take more than you can eat and then tip away what's left to go rotten in the pit. These days there's about a dozen big bowls of leftover food. I think it's shameful that you don't know the capacity of your own stomach. Only take as much as you can eat. What's the point of taking anymore than that? If your leftovers are enough to furnish three or four laypeople's breakfast and more, then it's too much.

Ngày nay, rất nhiều bạn đang để lại tương đương với một hoặc hai đĩa thức ăn thừa mỗi đĩa. Tôi không biết tại sao bạn lại lấy một lượng thức ăn khổng lồ như vậy. Một cục gạo nếp là đủ để lấp đầy bụng của bạn. Chỉ cần lấy một lượng vừa đủ. Bạn lấy nhiều hơn bạn có thể ăn và sau đó lật đi những gì còn lại để thối rữa trong hố. Những ngày này có khoảng một chục bát thức ăn thừa lớn. Tôi nghĩ thật đáng xấu hổ khi bạn không biết khả năng của dạ dày của chính mình. Chỉ lấy càng nhiều càng tốt. Còn có ích lợi gì nữa? Nếu thức ăn thừa của bạn đủ để cung cấp bữa sáng cho ba hoặc bốn giáo dân và hơn thế nữa, thì nó quá nhiều.

How is someone who has no sense of moderation going to understand how to train his mind? When you're practising sitting meditation and your mind's in a turmoil, where are you going to find the wisdom to pacify it? If you don't even know basic things like how much food you need, what it means to take little, that's really dire. If you don't know your limitations, you'll be like the greedy fellow in the story who tried to carry such a big log of wood out of the forest that he fell down dead from its weight.

Làm thế nào một người không có ý thức điều độ sẽ hiểu làm thế nào để rèn luyện tâm trí của mình? Khi bạn đang thực hành ngồi thiền và tâm trí của bạn đang ở trong một sự hỗn loạn, bạn sẽ tìm thấy trí tuệ ở đâu để làm dịu nó? Nếu bạn thậm chí không biết những điều cơ bản như bạn cần bao nhiêu thực phẩm, ý nghĩa của việc lấy ít, điều đó thực sự thảm khốc. Nếu bạn không biết giới hạn của mình, bạn sẽ giống như người tham lam trong câu chuyện, người đã cố gắng mang một khúc gỗ lớn ra khỏi rừng đến nỗi anh ta ngã xuống chết vì trọng lượng của nó.

Bhojanemattaññutā means moderation in the consumption of food; jāgariyānuyoga means putting forth effort without indulging in the pleasure of rest; indriyāsaṃvara means restraining the eyes, ears, nose, tongue, body and mind in order to prevent thoughts of satisfaction and dissatisfaction from arising. These practices have all gone out the window. It's as if you've got no eyes, no ears and no mouth I don't know what kind of hungry ghost that makes you. You don't sweep your lodging. Chickens are the only animals I know of who eat and then make a mess where they're standing. When you don't understand what you're doing, the more you practise the more you decline.

Bhojanemattaññutā có nghĩa là điều độ trong việc tiêu thụ thực phẩm; jāgariyānuyoga có nghĩa là nỗ lực mà không đắm chìm trong niềm vui nghỉ ngơi; Indriyāsaṃvara có nghĩa là kiềm chế mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm để ngăn chặn những ý nghĩ hài lòng và bất mãn phát sinh. Những thực hành này đều đã biến mất ngoài cửa sổ. Cứ như thể bạn không có mắt, không có tai và không có miệng, tôi không biết loại ma đói nào tạo ra bạn. Bạn không quét chỗ ở của bạn. Gà là loài động vật duy nhất tôi biết ăn và sau đó tạo ra một mớ hỗn độn nơi chúng đứng. Khi bạn không hiểu những gì bạn đang làm, bạn càng thực hành nhiều thì bạn càng từ chối.

You're looking more and more gluttonous all the time. Know your limits. Look at that time when we were building the bot and some coffee was brought over. I heard some people complaining, 'Ohhh! Enough! Enough! I've had so much I feel sick.' That's an utterly disgusting thing for a monk to say! Drinking so much you feel like vomiting. Seven or eight cups each. What were you thinking of? It's taking things too far. Do you think you became monastics in order to eat and drink? If it was some kind of competition it was an insane one. After you'd finished, the cups were left out in a long line and so were the kettles. Nobody did any washing up. Only dogs don't clean up after they've eaten. What I am saying is that if you were real monks and novices the kettles would all have been washed. This kind of behavior points to all kinds of unwholesome habits inside you. Wherever someone who acts like that goes, he takes his mediocrity with him.

Bạn đang tìm kiếm ngày càng nhiều háu ăn hơn mọi lúc. Biết giới hạn của bạn. Hãy nhìn vào thời điểm đó khi chúng tôi đang xây dựng bot và một ít cà phê đã được mang đến. Tôi nghe thấy một số người phàn nàn, 'ồ! Đủ! Đủ! Tôi đã trải qua quá nhiều đến nỗi tôi cảm thấy bị bệnh". Đó là một điều hoàn toàn ghê tởm đối với một nhà sư để nói! Uống nhiều đến mức bạn cảm thấy muốn nôn mửa. Mỗi cốc bảy hoặc tám cốc. Bạn đang nghĩ gì vậy? Nó đang đưa mọi thứ đi quá xa. Bạn có nghĩ rằng bạn trở thành tu sĩ để ăn và uống? Nếu đó là một loại cạnh tranh nào đó thì đó là một cuộc cạnh tranh điên rồ. Sau khi bạn hoàn thành, những chiếc cốc được để lại thành một hàng dài và ấm đun nước cũng vậy. Không ai rửa mặt. Chỉ có chó không dọn dẹp sau khi ăn. Những gì tôi đang nói là nếu bạn là những nhà sư và tập sinh thực sự, tất cả các ấm đun nước sẽ được rửa sạch. Loại hành vi này chỉ ra tất cả các loại thói quen bất thiện bên trong bạn. Bất cứ nơi nào một người hành động như vậy đi, anh ta mang theo sự tầm thường của mình.

I'm saying all this as food for thought. Really look at how you're living these days. Can you see anything that needs improving? If you carry on as you are now, the monks who are really dedicated to practice won't be able to endure it. They'll all leave or if they don't, the ones that stay won't want to speak to you, and the wat will suffer. When the Buddha entered Nibbāna he didn't take the ways of practice along with him you know. He left them here for all of us. There's no need to complicate matters by talking about anything too far away from us. Just concentrate on the things that can be seen here, the things we do everyday. Learn how to live together in harmony and help each other out. Know what's right and what's wrong.

Tôi đang nói tất cả những điều này như thức ăn cho suy nghĩ. Thực sự nhìn vào cách bạn đang sống những ngày này. Bạn có thể thấy bất cứ điều gì cần cải thiện? Nếu bạn tiếp tục như hiện tại, những nhà sư thực sự tận tụy thực hành sẽ không thể chịu đựng được. Tất cả họ sẽ rời đi hoặc nếu không, những người ở lại sẽ không muốn nói chuyện với bạn, và wat sẽ phải chịu đựng. Khi Đức Phật nhập Niết bàn, Ngài đã không đi theo những cách thực hành cùng với Ngài, bạn biết đấy. Ngài để chúng ở đây cho tất cả chúng ta. Không cần phải làm phức tạp vấn đề bằng cách nói về bất cứ điều gì quá xa chúng ta. Chỉ cần tập trung vào những điều có thể nhìn thấy ở đây, những điều chúng ta làm hàng ngày. Học cách sống hòa thuận với nhau và giúp đỡ lẫn nhau. Biết điều gì đúng và điều gì sai.

'Gāravo ca nivāto ca santuṭṭhi ca kataññutā'1 – This subject of respect needs to be understood. Nowadays things have gone far beyond what's acceptable. I'm the only one many of you show any deference to. It's not good for you to be like that. And it's not good to be afraid of me. The best thing is to venerate the Buddha. If you only do good because you're afraid of the teacher, then that's hopeless. You must be fearful of error, revere the Dhamma that the Buddha taught and be in awe of the power of the Dhamma which is our refuge.

'Gāravo ca nivāto ca santuṭṭhi ca kataññutā'1 - Chủ đề tôn trọng này cần được hiểu. Ngày nay, mọi thứ đã vượt xa những gì có thể chấp nhận được. Tôi là người duy nhất mà nhiều người trong số các bạn thể hiện sự tôn trọng. Thật không tốt cho bạn khi được như vậy. Và thật không tốt khi sợ tôi. Điều tốt nhất là tôn kính Đức Phật. Nếu bạn chỉ làm điều tốt vì bạn sợ giáo viên, thì điều đó là vô vọng. Bạn phải sợ sai lầm, tôn kính Giáo Pháp mà Đức Phật đã dạy và kính sợ sức mạnh của Dhamma là nơi ẩn náu của chúng ta.

The Buddha taught us to be content and of few wishes, restrained and composed. Don't get ahead of yourself; look at what's near to hand. Laypeople think that the Saṅgha of Wat Nong Pah Pong practises well and they send money to the kitchen to buy food. You take it for granted. But sometimes when I sit and think about it – and I'm criticizing the bhikkhus and novices that aren't practising here, not those that do – I feel ashamed to consider that things aren't as they think. It's like two oxen pulling a cart. The clever one gets harnessed right in front of the yoke and leaves the other one to struggle up front. The ox near the yoke can go all day without getting tired. It can keep going or it can rest, it can do whatever it likes, because it's not taking any weight, its not expending any energy. With only one ox pulling it, the cart moves slowly. The ox at the back enjoys its unfair advantage.

Đức Phật dạy chúng ta phải hài lòng và ít mong muốn, kiềm chế và điềm tĩnh. Đừng vượt lên chính mình; Nhìn vào những gì gần tầm tay. Cư sĩ nghĩ rằng Saṅgha của Wat Nong Pah Pong thực hành tốt và họ gửi tiền vào bếp để mua thức ăn. Bạn coi đó là điều hiển nhiên. Nhưng đôi khi khi tôi ngồi và suy nghĩ về điều đó - và tôi đang chỉ trích các vị tỳ kheo và tập sinh không thực hành ở đây, không phải những người tu tập ở đây - tôi cảm thấy xấu hổ khi cho rằng mọi thứ không như họ nghĩ. Nó giống như hai kéo một chiếc xe đẩy. Người thông minh được khai thác ngay trước ách và để người kia vật lộn phía trước. gần ách có thể đi cả ngày mà không mệt mỏi. Nó có thể tiếp tục đi hoặc nó có thể nghỉ ngơi, nó có thể làm bất cứ điều gì nó thích, bởi vì nó không chịu bất kỳ trọng lượng nào, nó không tiêu tốn bất kỳ năng lượng nào. Chỉ với một kéo, chiếc xe di chuyển chậm. ở phía sau tận hưởng lợi thế không công bằng của nó.

Supaṭipanno: one who practises well.

Ujupaṭipanno: one who practises with integrity.

Ñāyapaṭipanno: one who practises to truly abandon defilements.

Sāmīcipaṭipanno: one who practises with great correctness.

Read those words frequently. They are the virtues of the Saṅgha: the virtues of monks, the virtues of novices, the virtues of pah-kows, the virtues of practitioners. In my opinion you do well to leave the world to practise in this way.

Supaṭipanno: một người thực hành tốt.

Ujupaṭipanno: một người thực hành với sự chính trực.

Ñāyapaṭipanno: một người thực hành để thực sự từ bỏ ô nhiễm.

Sāmīcipaṭipanno: một người thực hành với sự đúng đắn tuyệt vời.

Đọc những từ đó thường xuyên. Chúng là những đức tính của Saṅgha: đức tính của các nhà sư, đức tính của người mới, đức tính của pah-kows, đức tính của các hành giả. Theo tôi, bạn nên rời khỏi thế giới để thực hành theo cách này.

The villagers that come to pay their respects have so much faith in you, that at the start of the green rice season they don't let their family have any rice – the first of the crop is put aside for the Saṅgha. At the start of the mango season, the children don't get to eat the big mangoes: their parents ripen them up and keep them for the monks. When I was a child, I'd get angry at my mother and father for that. I couldn't see why they had so much faith. They didn't know what went on in the monastery. But, I'd often see the novices sneaking an evening meal. (And if that's not bad kamma then what is?) Speaking and acting in various unwholesome ways and then having people offer you food. That's kamma that will take you deeper than the deepest hell realm. What good can come of it? Really think about this well. Right now, your practice is a mess.

Dân làng đến để tỏ lòng kính trọng của họ có rất nhiều niềm tin vào bạn, đến nỗi vào đầu mùa lúa xanh, họ không để gia đình họ có gạo - vụ đầu tiên của vụ mùa được dành cho Saṅgha. Vào đầu mùa xoài, trẻ em không được ăn những quả xoài lớn: cha mẹ chúng chín chúng lên và giữ chúng cho các nhà sư. Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã tức giận với mẹ và cha tôi vì điều đó. Tôi không thể hiểu tại sao họ có nhiều đức tin như vậy. Họ không biết chuyện gì đã xảy ra trong tu viện. Nhưng, tôi thường thấy những người mới lén dùng bữa tối. (Và nếu đó không phải là nghiệp xấu thì đó là gì?) Nói và hành động theo nhiều cách bất thiện khác nhau và sau đó có người cung cấp thức ăn cho bạn. Đó là nghiệp sẽ đưa bạn sâu hơn cõi địa ngục sâu thẳm nhất. Điều gì tốt có thể đến từ nó? Thực sự nghĩ về điều này tốt. Ngay bây giờ, thực hành của bạn là một mớ hỗn độn.

Disseminating Buddhism isn't just a matter of expounding on Dhamma; it's a matter of reducing wants, being content, keeping your dwelling clean. So what's going on? Every time someone goes into the toilet he has to hold his nose up to the roof; it smells so bad nobody dares to take a full breath of air. What are you going to do about it? It's not difficult to see what your problem is. It's obvious as soon as you see the state of the toilet.

Phổ biến Phật giáo không chỉ là vấn đề giải thích về Dhamma; Đó là vấn đề giảm mong muốn, hài lòng, giữ cho nơi ở của bạn sạch sẽ. Vậy chuyện gì đang xảy ra? Mỗi khi ai đó đi vào nhà vệ sinh, anh ta phải giơ mũi lên mái nhà; Nó có mùi hôi đến nỗi không ai dám hít một hơi không khí đầy đủ. Bạn sẽ làm gì với nó? Không khó để thấy vấn đề của bạn là gì. Rõ ràng là ngay khi bạn nhìn thấy trạng thái của nhà vệ sinh.

Try it out. Make this a good monastery. Making it good doesn't require so much. Do what needs to be done. Look after the kuṭīs and the central area of the monastery. If you do, laypeople who come in and see it may feel so inspired by religious emotion1 that they realize the Dhamma there and then. Don't you have any sympathy for them? Think of how it is when you enter a mountain or a cave, how that feeling of religious emotion arises and the mind naturally inclines towards Dhamma. If people walk in and all they see are monks and novices with unkempt demeanor living in ill-kept kuṭīs and using ill-kept toilets, where is the religious emotion going to arise from?

Hãy thử nó. Làm cho đây là một tu viện tốt. Làm cho nó tốt không đòi hỏi quá nhiều. Làm những gì cần phải làm. Chăm sóc kuṭīs và khu vực trung tâm của tu viện. Nếu quý vị làm như vậy, những cư sĩ đến và nhìn thấy nó có thể cảm thấy được truyền cảm hứng bởi cảm xúc tôn giáo1 đến nỗi họ nhận ra Giáo Pháp ở đó và sau đó. Bạn không có bất kỳ sự thông cảm nào với họ sao? Hãy nghĩ xem khi bạn bước vào một ngọn núi hay một hang động như thế nào, cảm giác cảm xúc tôn giáo đó phát sinh như thế nào và tâm trí tự nhiên nghiêng về Dhamma. Nếu mọi người bước vào và tất cả những gì họ thấy là những nhà sư và tập sinh với thái độ nhếch nhác sống trong những kuṭīs không được giữ gìn và sử dụng nhà vệ sinh không được giữ gìn, thì cảm xúc tôn giáo sẽ phát sinh từ đâu?

When wise people listen to someone talking they know straightaway what's what; a single glance is enough for them. When someone starts speaking, the sages know right away whether he is a selfish person accumulating defilements, whether he has views in conflict with the Dhamma or the Discipline, or if he knows the Dhamma. If you've already practised and been through these things they're plain to see.

Khi những người khôn ngoan lắng nghe ai đó nói, họ biết ngay điều gì; Một cái liếc mắt là đủ cho họ. Khi ai đó bắt đầu nói, các nhà hiền triết biết ngay liệu anh ta có phải là một người ích kỷ tích lũy ô nhiễm hay không, liệu anh ta có quan điểm mâu thuẫn với Pháp hay Kỷ luật, hoặc nếu anh ta biết Pháp. Nếu bạn đã thực hành và trải qua những điều này, chúng rất dễ thấy.

You don't have to do anything original. Just do the traditional things, revive the old practices that have declined. If you allow the degeneration to continue like this then everything will fall apart, and you'll be unable to restore the old standards. So make a firm determination with your practice, both the external and internal. Don't be deceitful. Monks and novices should be harmonious and do everything in unity.

Bạn không cần phải làm bất cứ điều gì nguyên bản. Chỉ cần làm những điều truyền thống, làm sống lại những tập tục cũ đã suy giảm. Nếu bạn cho phép sự thoái hóa tiếp tục như thế này thì mọi thứ sẽ sụp đổ, và bạn sẽ không thể khôi phục lại các tiêu chuẩn cũ. Vì vậy, hãy quyết tâm vững chắc với thực hành của bạn, cả bên ngoài và bên trong. Đừng lừa dối. Các nhà sư và người mới nên hài hòa và làm mọi thứ trong sự thống nhất.

Go over to that kuṭī and see what I've been doing. I've been working on it for many weeks now. There's a monk, a novice and a layman helping me. Go and see. Is it done properly? Does it look nice? That's the traditional way of looking after the lodgings. After using the toilet you scrub the floor down. In the old days there was no water toilet; the toilets we had then weren't as good as the ones we use today. But the monks and novices were good and there were only a few of us. Now the toilets are good but the people that use them are not. We never seem to get the two right at the same time. Really think about this.

Đi đến kuṭī đó và xem tôi đã làm gì. Tôi đã làm việc với nó trong nhiều tuần nay. Có một tu sĩ, một tập sinh và một cư sĩ đang giúp đỡ tôi. Đi xem. Nó có được thực hiện đúng cách không? Nó trông có đẹp không? Đó là cách chăm sóc chỗ ở truyền thống. Sau khi sử dụng nhà vệ sinh, bạn chà sàn xuống. Ngày xưa không có nhà vệ sinh nước; Nhà vệ sinh chúng tôi có sau đó không tốt như những nhà vệ sinh chúng tôi sử dụng ngày nay. Nhưng các nhà sư và tập sinh thì tốt và chỉ có một vài người trong chúng tôi. Bây giờ nhà vệ sinh là tốt nhưng những người sử dụng chúng thì không. Chúng tôi dường như không bao giờ hiểu đúng cả hai cùng một lúc. Thực sự nghĩ về điều này.

The only problem is that lack of diligence in the practice leads to a complete disaster. No matter how good and noble a task is, it can't be accomplished if there's no grasp of the right method; it becomes a complete debacle.

Vấn đề duy nhất là sự thiếu siêng năng trong thực hành dẫn đến một thảm họa hoàn toàn. Cho dù một nhiệm vụ tốt đẹp và cao quý đến đâu, nó cũng không thể hoàn thành nếu không nắm bắt đúng phương pháp; Nó trở thành một thất bại hoàn toàn.

Recollect the Buddha and incline your mind to his Dhamma. In it you will see the Buddha himself – where else could he be? Just look at his Dhamma. Read the teachings. Can you find anything faulty? Focus your attention on the Buddha's teaching and you will see him. Do you think that you can do what you like because the Buddha can't see you? How foolish! You're not examining yourself. If you're lazy all the time, how are you going to practise? There's nothing to compare with the slyness of defilement. It's not easy to see. Wherever insight arises, the defilements of insight follow. Don't think that if nobody objects, you can just hang out eating and sleeping.

Hãy nhớ lại Đức Phật và hướng tâm trí của bạn đến Pháp của Ngài. Trong đó bạn sẽ thấy chính Đức Phật – Ngài có thể ở đâu khác? Chỉ cần nhìn vào Dhamma của anh ấy. Đọc giáo lý. Bạn có thể tìm thấy bất cứ điều gì bị lỗi? Tập trung sự chú ý của bạn vào giáo lý của Đức Phật và bạn sẽ thấy Ngài. Bạn có nghĩ rằng bạn có thể làm những gì bạn thích bởi vì Đức Phật không thể nhìn thấy bạn? Thật là ngu xuẩn! Bạn không kiểm tra chính mình. Nếu bạn lười biếng mọi lúc, bạn sẽ thực hành như thế nào? Không có gì để so sánh với sự ranh mãnh của ô nhiễm. Nó không dễ nhìn thấy. Bất cứ nơi nào tuệ giác phát sinh, những ô nhiễm của tuệ giác theo sau. Đừng nghĩ rằng nếu không ai phản đối, bạn chỉ có thể đi ăn và ngủ.

How could the Dhamma elude you if you really devoted yourselves to practise? You're not deaf and dumb or mentally retarded; you've got all your faculties. And what can you expect if you're lazy and heedless? If you were still the same as when you arrived it wouldn't be so bad, I'm just afraid you're making yourself worse. Reflect on this deeply. Ask yourself the question, 'What have I come here for? What am I doing here?' You've shaved off your hair, put on the brown robe. What for? Go ahead, ask yourself. Do you think it's just to eat and sleep and be heedless? If that's what you want, you can do that in the world. Take out the oxen and buffalo, come back home, eat and sleep – anyone can do that. If you come and act in that heedless indulgent way in the monastery, then you're not worthy of the name of monks and novices.

Làm thế nào Dhamma có thể lảng tránh bạn nếu bạn thực sự cống hiến hết mình để thực hành? Bạn không bị điếc và câm hay chậm phát triển trí tuệ; Bạn đã có tất cả các khoa của bạn. Và bạn có thể mong đợi điều gì nếu bạn lười biếng và không chú ý? Nếu anh vẫn như lúc anh đến thì cũng không tệ lắm, tôi chỉ sợ anh làm cho bản thân tồi tệ hơn. Hãy suy ngẫm về điều này một cách sâu sắc. Hãy tự hỏi mình câu hỏi, 'Tôi đến đây để làm gì? Tôi đang làm gì ở đây?" Bạn đã cạo sạch tóc, mặc áo choàng màu nâu. Để làm gì? Hãy tiếp tục, hãy tự hỏi. Bạn có nghĩ rằng đó chỉ là để ăn và ngủ và không chú ý? Nếu đó là những gì bạn muốn, bạn có thể làm điều đó trên thế giới. Lấy bò và trâu ra, trở về nhà, ăn và ngủ - bất cứ ai cũng có thể làm điều đó. Nếu bạn đến và hành động theo cách nuông chiều không chú ý đó trong tu viện, thì bạn không xứng đáng với tên của các nhà sư và tập sinh.

Raise up your spirits. Don't be sleepy or slothful or miserable. Get back into the practice without delay. Do you know when death will come? Little novices can die as well you know. It's not just Luang Por that's going to die. Pah-kows as well. Everyone is going to die. What will be left when death comes? Do you want to find out? You may have what you're going to do tomorrow all worked out, but what if you were to die tonight? You don't know your own limitations.

Nâng cao tinh thần của bạn. Đừng buồn ngủ, lười biếng hay đau khổ. Trở lại thực hành không chậm trễ. Bạn có biết khi nào cái chết sẽ đến? Những người mới làm quen nhỏ cũng có thể chết, bạn biết đấy. Không chỉ Luang Por sẽ chết. Pah-kows cũng vậy. Mọi người sẽ chết. Điều gì sẽ còn lại khi cái chết đến? Bạn có muốn tìm hiểu? Bạn có thể có những gì bạn sẽ làm vào ngày mai, nhưng nếu bạn chết tối nay thì sao? Bạn không biết giới hạn của riêng mình.

The chores are for putting forth effort. Don't neglect the duties of the Saṅgha. Don't miss the daily meetings. Keep up both your own practice and your duties towards the community. You can practise whether you're working, writing, watering the trees or whatever, because practice is what you're doing. Don't believe your defilements and cravings: they've led many people to ruin. If you believe defilements you cut yourself off from goodness. Think about it. In the world people who let themselves go can even end up addicted to drugs like heroin. It gets as bad as that. But people don't see the danger.

Các công việc nhà là để nỗ lực. Đừng bỏ bê nhiệm vụ của Saṅgha. Đừng bỏ lỡ các cuộc họp hàng ngày. Giữ cả thực hành của riêng bạn và nhiệm vụ của bạn đối với cộng đồng. Bạn có thể thực hành cho dù bạn đang làm việc, viết, tưới cây hay bất cứ điều gì, bởi vì thực hành là những gì bạn đang làm. Đừng tin vào những ô nhiễm và tham ái của bạn: chúng đã khiến nhiều người bị hủy hoại. Nếu bạn tin vào những ô nhiễm, bạn tự cắt đứt mình khỏi sự tốt lành. Hãy suy nghĩ về nó. Trên thế giới, những người buông bỏ bản thân thậm chí có thể nghiện ma túy như heroin. Nó trở nên tồi tệ như vậy. Nhưng mọi người không thấy nguy hiểm.

If you practise sincerely then Nibbāna is waiting for you. Don't just sit there waiting for it to come to you. Have you ever seen anyone successful in that way? Wherever you see you're in the wrong, quickly remedy it. If you've done something incorrectly, do it again properly. Investigate.

Nếu bạn thực hành một cách chân thành thì Niết bàn đang chờ đợi bạn. Đừng chỉ ngồi đó chờ đợi nó đến với bạn. Bạn đã bao giờ thấy ai thành công theo cách đó chưa? Bất cứ nơi nào bạn thấy bạn sai, hãy nhanh chóng khắc phục nó. Nếu bạn đã làm điều gì đó không chính xác, hãy làm lại đúng cách. Tra.

You have to listen if you want to find the good. If you nod off while you're listening to the Dhamma, the 'Infernal Guardians' will grab you by the arms and pitch you into hell! Right at the beginning of a talk, during the Pāḷi invocation, some of you are already starting to slump. Don't you feel any sense of shame? Don't you feel embarrassed to sit there like that in front of the laypeople? And where did you get those appetites from? Are you hungry ghosts or what? At least after they've eaten, dogs can still bark. All you can do is sit there in a stupor. Put some effort into it. You aren't conscripts in the army.1 As soon as the chaplain starts to instruct them, the soldiers' heads start slumping down onto their chests: 'When will he ever stop?' How do you think you will ever realize the Dhamma if you think like a conscript?

Bạn phải lắng nghe nếu bạn muốn tìm ra điều tốt đẹp. Nếu bạn gật đầu trong khi bạn đang nghe Pháp, 'Những người bảo vệ địa ngục' sẽ nắm lấy cánh tay bạn và ném bạn xuống địa ngục! Ngay khi bắt đầu một cuộc nói chuyện, trong lời khẩn cầu Pāḷi, một số bạn đã bắt đầu sa sút. Bạn không cảm thấy bất kỳ cảm giác xấu hổ nào sao? Bạn không cảm thấy xấu hổ khi ngồi đó như thế trước mặt cư sĩ sao? Và bạn lấy những thèm ăn đó từ đâu? Bạn là ma đói hay sao? Ít nhất là sau khi chúng ăn, chó vẫn có thể sủa. Tất cả những gì bạn có thể làm là ngồi đó trong trạng thái choáng váng. Đặt một số nỗ lực vào nó. Các anh chị em không phải là lính nghĩa vụ trong quân đội.1 Ngay khi vị tuyên úy bắt đầu hướng dẫn họ, đầu của những người lính bắt đầu gục xuống ngực họ: 'Khi nào anh ta sẽ dừng lại?' Làm thế nào để bạn nghĩ rằng bạn sẽ nhận ra Dhamma nếu bạn suy nghĩ như một người nhập ngũ?

Folk singers can't sing properly without a reed pipe accompaniment. The same applies to a teacher. If his disciples put their hearts into following his teachings and instructions he feels energized. But when he puts down all kinds of fertilizer and the soil remains dry and lifeless, it's awful. He feels no joy, he loses his inspiration, he wonders why he should bother. Be very circumspect before you eat. On wan pra2 or on any day when you tend to get very sleepy, don't let your body have any food, let someone else have it. You have to retaliate. Don't eat at all. 'If you're going to be so evil, then today you don't have to eat.' Tell it that. If you leave your stomach empty then the mind can be really peaceful. It's the path of practice. Sitting there as dull as a moron, not knowing south from north, you can be here until the day you die and not get anything from it; you can still be as ignorant as you are now. Consider this matter closely. What do you have to do to make your practice, 'good practice'. Look. People come from other places, other countries to see our way of practice here; they come to listen to Dhamma and to train themselves. Their practice is of benefit to them. Your own benefit and the benefit of others are interdependent. It's not just a matter of doing things in order to show off to others, but for your own benefit as well. When laypeople see the Saṅgha practising well they feel inspired. What would they think if they came and saw monks and novices like monkeys. In the future, who could the laypeople place their hopes on?

Các ca sĩ dân gian không thể hát đúng cách nếu không có nhạc đệm ống sậy. Điều tương tự cũng áp dụng cho một giáo viên. Nếu các môn đệ của Ngài đặt lòng mình vào việc tuân theo những lời dạy và chỉ dẫn của Ngài, Ngài sẽ cảm thấy tràn đầy sinh lực. Nhưng khi anh ta bỏ tất cả các loại phân bón và đất vẫn khô và vô hồn, điều đó thật khủng khiếp. Anh ta không cảm thấy niềm vui, anh ta mất cảm hứng, anh ta tự hỏi tại sao anh ta phải bận tâm. Hãy hết sức thận trọng trước khi ăn. Vào ngày thứ 2 hoặc vào bất kỳ ngày nào khi bạn có xu hướng rất buồn ngủ, đừng để cơ thể bạn có bất kỳ thức ăn nào, hãy để người khác ăn nó. Bạn phải trả đũa. Đừng ăn gì cả. "Nếu ngươi sẽ ác độc như vậy, vậy hôm nay ngươi không cần phải ăn." Nói cho nó biết rằng. Nếu bạn để dạ dày trống rỗng thì tâm trí có thể thực sự bình yên. Đó là con đường thực hành. Ngồi đó đờ đẫn như một kẻ ngốc, không biết nam bắc, bạn có thể ở đây cho đến ngày bạn chết và không nhận được gì từ nó; Bạn vẫn có thể ngu dốt như bây giờ. Hãy xem xét vấn đề này chặt chẽ. Bạn phải làm gì để thực hành của bạn, 'thực hành tốt'. Nhìn. Mọi người đến từ những nơi khác, các quốc gia khác để xem cách thực hành của chúng tôi ở đây; họ đến để lắng nghe Dhamma và rèn luyện bản thân. Thực hành của họ là có lợi cho họ. Lợi ích của chính bạn và lợi ích của người khác phụ thuộc lẫn nhau. Nó không chỉ là vấn đề làm mọi thứ để khoe khoang với người khác, mà còn vì lợi ích của chính bạn. Khi cư sĩ thấy Saṅgha thực hành tốt, họ cảm thấy được truyền cảm hứng. Họ sẽ nghĩ gì nếu họ đến và nhìn thấy các nhà sư và người mới như khỉ. Trong tương lai, giáo dân có thể đặt hy vọng vào ai?

As for proclaiming the Dhamma, you don't have to do very much. Some of the Buddha's disciples, like Venerable Assaji, hardly spoke. They went on almsround in a calm and peaceful manner, walking neither quickly nor slowly, dressed in sober-coloured robes. Whether walking, moving, going forwards or back they were measured and composed. One morning, while Ven. Sāriputta was still the disciple of a brahmin teacher called Sanjaya, he caught sight of Venerable Assaji and was inspired by his demeanour. He approached him and requested some teaching. He asked who Venerable Assaji's teacher was and received the answer:

Đối với việc rao giảng Pháp, bạn không cần phải làm gì nhiều. Một số đệ tử của Đức Phật, như Hòa thượng Assaji, hầu như không nói. Họ đi khất thực một cách bình tĩnh và yên bình, bước đi không nhanh cũng không chậm, mặc áo choàng màu sắc tỉnh táo. Cho dù đi bộ, di chuyển, đi về phía trước hay phía sau, chúng đều được đo lường và sáng tác. Một buổi sáng, trong khi Hòa thượng Sāriputta vẫn còn là đệ tử của một vị thầy Bà la môn tên là Sanjaya, ông đã nhìn thấy Hòa thượng Assaji và được truyền cảm hứng từ thái độ của ông. Ông tiếp cận ông và yêu cầu một số giáo lý. Ông hỏi vị thầy của Hòa thượng Assaji là ai và nhận được câu trả lời:

'The Revered Gotama.' 'What does he teach that enables you to practise like this?' 'He doesn't teach so much. He simply says that all dhammas arise from causes. If they are to cease their causes must cease first.' Just that much. That was enough. He understood. That was all it took for Venerable Sāriputta to realize the Dhamma.

"Gotama tôn kính." "Ông ấy dạy gì mà có thể cho phép bạn thực hành như thế này?" "Anh ấy không dạy quá nhiều. Ngài chỉ đơn giản nói rằng tất cả các pháp phát sinh từ các nguyên nhân. Nếu họ muốn chấm dứt nguyên nhân của họ phải chấm dứt trước." Chỉ là nhiều như vậy. Thế là đủ. Hắn đã hiểu. Đó là tất cả những gì cần thiết để Hòa thượng Sāriputta chứng ngộ Dhamma.

Whereas many of you go on almsround as if you were a bunch of boisterous fishermen going out to catch fish. The sounds of your laughing and joking can be heard from far away. Most of you just don't know what's what; you waste your time thinking of irrelevant and trivial things.

Trong khi nhiều người trong số các bạn đi khất thực như thể bạn là một nhóm ngư dân náo nhiệt đi ra ngoài để bắt cá. Âm thanh cười đùa của bạn có thể được nghe thấy từ xa. Hầu hết các bạn chỉ không biết những gì là gì; Bạn lãng phí thời gian suy nghĩ về những điều không liên quan và tầm thường.

Every time you go on almsround you can bring back a lot of Dhamma with you. Sitting here eating the meal too. Many kinds of feelings arise; if you are composed and restrained you'll be aware of them. You don't have to sit cross-legged in meditation for these things to occur. You can realize enlightenment in ordinary everyday life. Or do you want to argue the point?

Mỗi khi bạn đi khất thực, bạn có thể mang về rất nhiều Dhamma với bạn. Ngồi đây ăn cơm quá. Nhiều loại cảm giác phát sinh; Nếu bạn bình tĩnh và kiềm chế, bạn sẽ nhận thức được chúng. Bạn không cần phải ngồi khoanh chân trong thiền định để những điều này xảy ra. Bạn có thể nhận ra sự giác ngộ trong cuộc sống hàng ngày bình thường. Hay bạn muốn tranh luận về vấn đề này?

Once you've removed a piece of burning charcoal from the fire it doesn't cool straightaway. Whenever you pick it up it's hot. Mindfulness retains its wakefulness in the same way as charcoal does its heat; self-awareness is still present. That being so, how could the mind become deluded?

Một khi bạn đã loại bỏ một mẩu than đang cháy khỏi lửa, nó không nguội ngay lập tức. Bất cứ khi nào bạn nhặt nó lên, nó nóng. Chánh niệm vẫn giữ được sự tỉnh táo của nó giống như cách than làm sức nóng của nó; Tự nhận thức vẫn còn hiện diện. Đã như vậy, làm sao tâm có thể bị si mê?

Maintain a concerted gaze on your mind. That doesn't mean staring at it unblinkingly like a madman. It means constantly tracking your feelings. Do it a lot; concentrate a lot; develop it a lot: this is called progress. You don't know what I mean by this gazing at the mind, this kind of effort and development. I'm talking about knowing the present state of your mind. If lust or ill-will or whatever arise in your mind, then you have to know all about it. In practice, the mind is like a child crawling about and the sense of knowing is like the parent. The child crawls around in the way that children do and the parent lets it wander, but, all the same, he keeps a constant eye on it. If the child looks like its going to fall in a pit, down a well or wander into danger in the jungle, the parent knows. This type of awareness is called 'the one who knows, the one who is clearly aware, the radiant one'.

Duy trì một cái nhìn phối hợp vào tâm trí của bạn. Điều đó không có nghĩa là nhìn chằm chằm vào nó không chớp mắt như một người điên. Nó có nghĩa là liên tục theo dõi cảm xúc của bạn. Làm điều đó rất nhiều; tập trung nhiều; Phát triển nó rất nhiều: điều này được gọi là tiến bộ. Bạn không biết tôi muốn nói gì khi nhìn vào tâm này, loại nỗ lực và phát triển này. Tôi đang nói về việc biết trạng thái hiện tại của tâm trí bạn. Nếu dục vọng hay ác ý hay bất cứ điều gì phát sinh trong tâm bạn, thì bạn phải biết tất cả về nó. Trong thực tế, tâm trí giống như một đứa trẻ bò xung quanh và cảm giác biết giống như cha mẹ. Đứa trẻ bò xung quanh theo cách mà trẻ em làm và cha mẹ để nó đi lang thang, nhưng, tất cả đều giống nhau, anh ta luôn để mắt đến nó. Nếu đứa trẻ trông giống như nó sẽ rơi xuống hố, xuống giếng hoặc đi lang thang vào nguy hiểm trong rừng, cha mẹ biết. Loại nhận thức này được gọi là 'người biết, người nhận thức rõ ràng, người rạng rỡ'.

The untrained mind doesn't understand what's going on, its awareness is like that of a child. Knowing there's craving in the mind and not doing anything about it, knowing that you're taking advantage of someone else, eating more than your share, knowing how to lift the light weight and let someone else take the heavy one, knowing that you've got more than the other person – that's an insane kind of knowing. Selfish people have that kind of knowing. It turns the clarity of awareness into darkness. A lot of you tend to have that kind of knowing. Whatever feels heavy – you push it away and go off looking for something light instead. That kind of knowing!

Tâm chưa được huấn luyện không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhận thức của nó giống như nhận thức của một đứa trẻ. Biết rằng có sự thèm muốn trong tâm trí và không làm bất cứ điều gì về nó, biết rằng bạn đang lợi dụng người khác, ăn nhiều hơn phần của bạn, biết cách nâng trọng lượng nhẹ và để người khác gánh nặng, biết rằng bạn có nhiều hơn người khác - đó là một loại hiểu biết điên rồ. Những người ích kỷ có loại hiểu biết đó. Nó biến sự rõ ràng của nhận thức thành bóng tối. Rất nhiều bạn có xu hướng hiểu biết như vậy. Bất cứ điều gì cảm thấy nặng nề - bạn đẩy nó đi và đi tìm thứ gì đó nhẹ nhàng thay thế. Loại biết như vậy!

We train our minds as parents look after their children. You let the children go their way but if they're about to put a hand in the fire, fall down the well or get into danger, you're ready. Who could love a child like its parents? Because parents love their children they watch over them continually. They have a constant awareness in their minds, which they continually develop. The parent doesn't neglect the children but neither do they keep right on top of them all the time. Because children lack knowledge of the way things are the parent has to watch over them, keep track of their movements. When it looks like they are going to fall down the well, their mother picks them up and carries them somewhere far from danger. Then the parent goes back to work but continues to keep an eye on the children, and keeps consciously training this knowledge and awareness of their movements. When they run towards the well again, their mother picks them up and returns them to a safe place.

Chúng ta rèn luyện tâm trí của mình khi cha mẹ chăm sóc con cái của họ. Bạn để bọn trẻ đi theo cách của chúng nhưng nếu chúng sắp đặt tay vào lửa, ngã xuống giếng hoặc gặp nguy hiểm, bạn đã sẵn sàng. Ai có thể yêu một đứa trẻ như cha mẹ của nó? Bởi vì cha mẹ yêu thương con cái của họ, họ theo dõi chúng liên tục. Họ có một nhận thức liên tục trong tâm trí của họ, mà họ liên tục phát triển. Cha mẹ không bỏ bê con cái nhưng họ cũng không giữ ngay trên đầu chúng mọi lúc. Bởi vì trẻ em thiếu kiến thức về cách mọi thứ diễn ra, cha mẹ phải theo dõi chúng, theo dõi chuyển động của chúng. Khi có vẻ như chúng sắp rơi xuống giếng, mẹ chúng nhặt chúng lên và mang chúng đến một nơi nào đó xa nguy hiểm. Sau đó, cha mẹ quay trở lại làm việc nhưng vẫn tiếp tục để mắt đến trẻ em và tiếp tục có ý thức đào tạo kiến thức và nhận thức về các chuyển động của chúng. Khi chúng chạy về phía giếng một lần nữa, mẹ chúng nhặt chúng lên và đưa chúng trở lại nơi an toàn.

Raising up the mind is the same. If that wasn't the case then how could the Buddha look after you? Buddho means the one who knows, who is awakened and radiant. If your awareness is that of a small child how could you be awake and radiant? You'll just keep putting your hand in the fire. If you know your mind but you don't train it, how could that be intelligence? Worldly knowledge means cunning, knowing how to hide your mistakes, how to get away with things. That's what the world says is good. The Buddha disagreed. What's the point of looking outside yourself? Look really close, right here. Look at your mind. This feeling arises and it's unwholesome, this thought arises and it's wholesome. You have to know when the mind is unwholesome and when it's not. Abandon the unwholesome and develop the wholesome. That's how it has to be if you want to know. It happens through looking after the practice, including the observances regarding the dwelling place.

Nâng cao tâm trí cũng giống như vậy. Nếu không phải như vậy thì làm sao Đức Phật có thể chăm sóc bạn? Buddho có nghĩa là người biết, người thức tỉnh và rạng rỡ. Nếu nhận thức của bạn là của một đứa trẻ nhỏ, làm thế nào bạn có thể tỉnh táo và rạng rỡ? Bạn sẽ tiếp tục đặt tay vào lửa. Nếu bạn biết tâm của bạn nhưng bạn không rèn luyện nó, làm thế nào đó có thể là thông minh? Kiến thức thế gian có nghĩa là xảo quyệt, biết cách che giấu sai lầm của bạn, làm thế nào để thoát khỏi mọi thứ. Đó là những gì thế giới nói là tốt. Đức Phật không đồng ý. Mục đích của việc nhìn ra bên ngoài bản thân là gì? Nhìn thực sự gần, ngay tại đây. Hãy nhìn vào tâm trí của bạn. Cảm giác này phát sinh và nó bất thiện, ý nghĩ này phát sinh và nó lành mạnh. Bạn phải biết khi nào tâm bất thiện và khi nào thì không. Hãy từ bỏ điều bất thiện và phát triển điều lành mạnh. Đó là cách nó phải được nếu bạn muốn biết. Nó xảy ra thông qua việc chăm sóc thực hành, bao gồm cả các quan sát liên quan đến nơi ở.

First thing in the morning, as soon as you hear the sound of the bell, get up quickly. Once you've closed the doors and windows of the kuṭī, go to morning chanting. Do the group duties. And these days? As soon as you get up you rush off, door and windows left open, pieces of cloth left on the line outside. You're completely unprepared for the rain. As soon as it starts or you hear a peal of thunder, you have to run all the way back. Whenever you leave your kuṭī, close the door and windows. If your robe is out on the line, bring it in and put it away neatly. I don't see many people doing this. Take your bathing cloth over to your kuṭī to dry. During the rainy season put it out underneath the kuṭī.

Điều đầu tiên vào buổi sáng, ngay khi bạn nghe thấy tiếng chuông, hãy thức dậy nhanh chóng. Khi bạn đã đóng cửa ra vào và cửa sổ của kuṭī, hãy tụng kinh buổi sáng. Làm nhiệm vụ nhóm. Và những ngày này? Ngay khi bạn đứng dậy, bạn vội vã rời đi, cửa ra vào và cửa sổ mở ra, những mảnh vải bị bỏ lại trên đường dây bên ngoài. Bạn hoàn toàn không chuẩn bị cho cơn mưa. Ngay khi nó bắt đầu hoặc bạn nghe thấy một tiếng sấm, bạn phải chạy trở lại. Bất cứ khi nào bạn rời khỏi kuṭī, hãy đóng cửa và cửa sổ. Nếu áo choàng của bạn nằm ngoài đường dây, hãy mang nó vào và cất nó đi gọn gàng. Tôi không thấy nhiều người làm điều này. Mang khăn tắm của bạn đến kuṭī của bạn để khô. Trong mùa mưa, hãy đặt nó bên dưới kuṭī.

Don't have a lot of cloth. I've seen bhikkhus go to wash robes half-buried in cloth. Either that or they're off to make a bonfire of some sort. If you've got a lot it's a hassle. All you need is one jiwon, one sanghati, a sabong or two. I don't know what this big jumbled pile you're carrying around is. On robe washing day some of you come along after everyone else, when the water's all boiled, and just go straight ahead and wash your robes obliviously. When you've finished you rush off and don't help to clean up. The others are about to murder you, do you realize that? When everybody is helping cutting chips and boiling the water if there is someone who is nowhere to be seen, that's really ugly.

Không có nhiều vải. Tôi đã thấy các Tỳ-kheo đi giặt áo choàng nửa chôn trong vải. Hoặc là như vậy, hoặc là họ đi để tạo ra một đống lửa nào đó. Nếu bạn có rất nhiều, đó là một rắc rối. Tất cả những gì bạn cần là một jiwon, một sanghati, một sabong hoặc hai. Tôi không biết đống lộn xộn lớn mà bạn đang mang theo là gì. Vào ngày giặt áo choàng, một số bạn đi cùng sau những người khác, khi nước đã sôi, và chỉ cần đi thẳng về phía trước và giặt áo choàng của bạn một cách lãng quên. Khi bạn đã hoàn thành, bạn vội vã đi và không giúp dọn dẹp. Những người khác sắp giết bạn, bạn có nhận ra điều đó không? Khi mọi người đang giúp cắt khoai tây chiên và đun sôi nước nếu có ai đó không thấy đâu, điều đó thực sự xấu xí.

Washing one or two pieces of cloth each shouldn't be such a big deal. But from the 'dterng dterng' sound of cutting jackfruit wood chips it sounds like you're cutting down a huge tree to make a house post. Be frugal. If you only use the wood chips once or twice and then throw them away, where do you think we're going to keep getting the wood from? Then there's firing bowls. You just keep banking up the fire more and more and then when the bowl cracks you throw it away. Now there's a whole pile of discarded bowls piled up at the foot of the mango tree. Why do you do that? If you don't know how to fire a bowl then ask. Ask a senior monk. Confer with him. There have been bhikkhus who've just gone ahead and fired their bowls anyway, even though they didn't know the right method; then when the bowl cracked they would come and ask for a new one. How can you have the gall? This is all wrong action and bad kamma.

Giặt một hoặc hai mảnh vải mỗi mảnh không phải là một vấn đề lớn. Nhưng từ âm thanh 'dterng dterng' của việc cắt dăm gỗ mít, có vẻ như bạn đang chặt một cái cây khổng lồ để làm cột nhà. Hãy tiết kiệm. Nếu bạn chỉ sử dụng dăm gỗ một hoặc hai lần và sau đó vứt chúng đi, bạn nghĩ chúng ta sẽ tiếp tục lấy gỗ từ đâu? Sau đó là bát bắn. Bạn chỉ cần tiếp tục đốt lửa ngày càng nhiều và sau đó khi bát nứt bạn vứt nó đi. Bây giờ có cả một đống bát bỏ đi chất đống dưới chân cây xoài. Tại sao bạn làm điều đó? Nếu bạn không biết cách bắn một cái bát thì hãy hỏi. Hỏi một nhà sư cao cấp. Trao đổi với anh ta. Đã có những vị Tỳ-kheo đi trước và đốt bát của họ, mặc dù họ không biết phương pháp đúng; Sau đó, khi cái bát bị nứt, họ sẽ đến và yêu cầu một cái mới. Làm thế nào bạn có thể có mật? Đây là tất cả hành động sai trái và nghiệp xấu.

Look after the trees in the monastery to the best of your ability. Don't, under any circumstances, build fires near them so that their branches and leaves are singed. Care for the trees. I don't even allow the laypeople to build fires for warming themselves on winter mornings. There was one time when some of them went ahead and did it anyway – they ended up with a head full of fleas. Worse still, ashes blew all over the place and made everywhere filthy. Only people on fishing trips do things like that.

Chăm sóc cây cối trong tu viện với khả năng tốt nhất của bạn. Trong bất kỳ trường hợp nào, đừng đốt lửa gần chúng để cành và lá của chúng được hót. Chăm sóc cây. Tôi thậm chí không cho phép giáo dân nhóm lửa để sưởi ấm vào những buổi sáng mùa đông. Có một lần khi một số người trong số họ đi trước và làm điều đó bằng mọi cách - họ đã kết thúc với một cái đầu đầy bọ chét. Tệ hơn nữa, tro bụi thổi khắp nơi và làm cho mọi nơi trở nên bẩn thỉu. Chỉ có những người đi câu cá mới làm những việc như vậy.

When I went to have a look around the monastery I saw tin cans, packets of detergent and soap wrappers strewn around the forest floor. It looks more like the backyard of a slaughter-house than a monastery where people come to pay homage. It's not auspicious. If you're going to throw anything away then do it in the proper place, and then all the rubbish can be taken away and be incinerated. But what's going on now? As soon as you're out of the immediate area of your kuṭī you just sling your rubbish out into the forest. We're monks, practitioners of the Dhamma. Do things beautifully – beautiful in the beginning, beautiful in the middle and beautiful in the end; beautiful in the way that the Buddha taught us. This practice is all about abandoning defilements. So if you're accumulating, them you're going on a different path to the Buddha. He removes defilements and you're taking them on. It's sheer madness.

Khi tôi đi xem xét xung quanh tu viện, tôi thấy lon thiếc, gói chất tẩy rửa và giấy gói xà phòng rải rác xung quanh sàn rừng. Nó trông giống như sân sau của một lò mổ hơn là một tu viện nơi mọi người đến để tỏ lòng tôn kính. Nó không phải là điềm lành. Nếu bạn định vứt bỏ bất cứ thứ gì thì hãy làm điều đó ở nơi thích hợp, và sau đó tất cả rác có thể được lấy đi và được đốt. Nhưng chuyện gì đang xảy ra bây giờ? Ngay khi bạn ra khỏi khu vực ngay lập tức của kuṭī, bạn chỉ cần ném rác vào rừng. Chúng tôi là những nhà sư, những hành giả của Dhamma. Làm mọi thứ đẹp - đẹp ngay từ đầu, đẹp ở giữa và đẹp cuối cùng; đẹp theo cách mà Đức Phật đã dạy chúng ta. Thực hành này là tất cả về việc từ bỏ ô nhiễm. Vì vậy, nếu bạn đang tích lũy, họ bạn đang đi trên một con đường khác đến với Đức Phật. Ngài loại bỏ các ô nhiễm và bạn đang tiếp nhận chúng. Đó là sự điên rồ tuyệt đối.

The reason is not hard to find: it's simply that you don't reflect consistently enough to make things clear. For the reflection on birth, old age, sickness and death to have any real effect, it has to be taken to the extent that, on waking up in the morning – you shudder. Acknowledge the fact that death could occur at any time. You could die tomorrow. You could die today. And if that's the case, then you can't just carry on blithely. You've got to get up. Practise walking meditation. If you're afraid of death, then you must try to realize the Dhamma in the time you have. But if you don't meditate on death, you won't think like this.

Lý do không khó tìm: đơn giản là bạn không phản ánh đủ nhất quán để làm cho mọi thứ rõ ràng. Để sự suy ngẫm về sinh, lão, bệnh và chết có bất kỳ ảnh hưởng thực sự nào, nó phải được thực hiện đến mức, khi thức dậy vào buổi sáng - bạn rùng mình. Thừa nhận thực tế rằng cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bạn có thể chết vào ngày mai. Bạn có thể chết ngày hôm nay. Và nếu đúng như vậy, thì bạn không thể tiếp tục một cách vô tình. Bạn phải đứng dậy. Thực hành thiền đi bộ. Nếu bạn sợ chết, thì bạn phải cố gắng chứng ngộ Giáo Pháp trong thời gian bạn có. Nhưng nếu bạn không thiền định về cái chết, bạn sẽ không nghĩ như thế này.

If the bell wasn't rung so vigorously and for so long, I don't know if there'd be a single person at the morning meeting, or when you'd ever do any chanting. Some of you wake up at dawn, grab your bowl and then rush straight off on one of the short almsrounds. Everyone just leaves the monastery when they feel like it. Talk over the question of who goes on what almsround; what time those on the Ban Glang route should leave; what time those on the Ban Gor route should leave; what time those on the Ban Bok route should leave. Take this clock as your standard. When the bell goes set off straightaway. These days those who leave first stand waiting at the edge of the village; the ones that leave later run to catch up. Sometimes one group has been right through the village and are already on their way out when a second group arrives. The villagers don't know what to put in the bowls of the second group. That's a dreadful way to carry on. Discuss it amongst yourselves once more. Decide who is going on which route. If anyone is unwell, or has some problem and wants to change their route, then say so. There is an agreed way of doing things. What do you think you're doing, just following your desires like that? It's an utter disgrace! It would serve you right if all you got on almsround was a chisel.

Nếu tiếng chuông không được rung quá mạnh và quá lâu, tôi không biết liệu có một người nào trong cuộc họp buổi sáng hay không, hoặc khi nào bạn sẽ tụng kinh. Một số bạn thức dậy vào lúc bình minh, lấy bát của mình và sau đó lao thẳng vào một trong những buổi bố thí ngắn. Mọi người chỉ rời khỏi tu viện khi họ cảm thấy thích. Nói về câu hỏi ai đi bố thí gì; những người trên tuyến Bản Glang nên rời đi lúc mấy giờ; những người trên tuyến Bản Gor nên rời đi lúc mấy giờ; mấy giờ những người trên tuyến đường Ban Bok nên rời đi. Lấy chiếc đồng hồ này làm tiêu chuẩn của bạn. Khi chuông vang lên ngay lập tức. Những ngày này, những người ra về trước đứng chờ ở rìa làng; Những người rời đi sau đó chạy để bắt kịp. Đôi khi một nhóm đã đi qua làng và đang trên đường ra ngoài khi nhóm thứ hai đến. Dân làng không biết phải bỏ gì vào bát của nhóm thứ hai. Đó là một cách khủng khiếp để tiếp tục. Hãy thảo luận về nó với nhau một lần nữa. Quyết định ai sẽ đi trên tuyến đường nào. Nếu bất cứ ai không khỏe, hoặc có một số vấn đề và muốn thay đổi tuyến đường của họ, thì hãy nói như vậy. Có một cách làm việc đã được thống nhất. Bạn nghĩ bạn đang làm gì, chỉ làm theo mong muốn của bạn như vậy? Đó là một sự ô nhục hoàn toàn! Nó sẽ phục vụ các anh chị em ngay nếu tất cả những gì các anh chị em nhận được khi bố thí chỉ là một cái đục.

If you need more sleep don't stay up so late. What's all this great activity you're involved in that makes you need so much sleep? Just putting forth effort, practising sitting and walking meditation doesn't cause you to miss that much sleep. Spending your time indulging in socializing does though. When you've done a sufficient amount of walking meditation and you're feeling tired then go to bed. Divide your time correctly between Saṅgha activities and your own private activities so that you get enough rest.

Nếu bạn cần ngủ nhiều hơn, đừng thức khuya. Tất cả những hoạt động tuyệt vời mà bạn tham gia vào khiến bạn cần ngủ nhiều là gì? Chỉ cần nỗ lực, thực hành thiền ngồi và đi bộ không khiến bạn bỏ lỡ giấc ngủ nhiều như vậy. Tuy nhiên, dành thời gian của bạn để thưởng thức xã hội hóa. Khi bạn đã thực hiện đủ số lượng thiền đi bộ và bạn cảm thấy mệt mỏi thì hãy đi ngủ. Phân chia thời gian của bạn một cách hợp lý giữa các hoạt động Saṅgha và các hoạt động riêng tư của bạn để bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi.

On some days in the hot season, for instance, when it's very humid, we may take a break from evening chanting. After water hauling, you can take your bath and then practise as you wish. If you want to do walking meditation then get right down to it. You can walk for as long as you like. Try it out. Even if you walk until seven o'clock you've still got the whole night ahead of you. You could walk until eight o'clock and go to sleep then if you really wanted to. There's no reason to miss out on sleep. The problem is that you don't know how to manage your time. It's up to you. Whether you get up late or early is up to you. How can you ever achieve anything without training and straightening yourself out? The training is indispensable. If you do it, this small thing will offer no difficulties. You can't just play at it. Make your practice of benefit to yourself and others.

Ví dụ, vào một số ngày trong mùa nóng, khi trời rất ẩm ướt thì ta có thể nghỉ tụng kinh buổi tối. Sau khi kéo nước, bạn có thể tắm và sau đó thực hành như bạn muốn. Nếu bạn muốn thực hành thiền đi bộ thì hãy bắt tay ngay vào nó. Bạn có thể đi bộ bao lâu tùy thích. Hãy thử nó. Ngay cả khi bạn đi bộ đến bảy giờ, bạn vẫn còn cả đêm phía trước. Bạn có thể đi bộ đến tám giờ và đi ngủ nếu bạn thực sự muốn. Không có lý do gì để bỏ lỡ giấc ngủ. Vấn đề là bạn không biết cách quản lý thời gian của mình. Điều đó tùy thuộc vào bạn. Cho dù bạn dậy muộn hay sớm là tùy thuộc vào bạn. Làm thế nào bạn có thể đạt được bất cứ điều gì mà không cần đào tạo và làm thẳng bản thân? Việc đào tạo là không thể thiếu. Nếu bạn làm điều đó, điều nhỏ nhặt này sẽ không mang lại khó khăn. Bạn không thể chỉ chơi ở đó. Thực hành lợi ích cho bản thân và người khác.

Train yourselves well in the practice. If you develop your mind, wisdom is bound to arise. If you put your heart into walking jongrom1 then after three lengths of the path the Dhamma will be flowing strongly. But instead of that, you drag yourself up and down in a drowsy state with your head hung down. Those of you with broken necks: if you go in a forest or to a mountain they say the spirits will get you, you know.

Hãy rèn luyện bản thân thật tốt trong việc thực hành. Nếu bạn phát triển tâm trí của bạn, trí tuệ nhất định sẽ phát sinh. Nếu bạn đặt tâm mình vào việc bước đi jongrom1 thì sau ba chiều dài của con đường, Dhamma sẽ tuôn chảy mạnh mẽ. Nhưng thay vào đó, bạn kéo mình lên xuống trong trạng thái buồn ngủ với đầu cúi xuống. Những người trong các bạn bị gãy cổ: nếu bạn đi trong rừng hoặc đến một ngọn núi, họ nói rằng các linh hồn sẽ giúp bạn, bạn biết đấy.

If you're sleepy while you're sitting, get up! Do some walking meditation; don't keep sitting there. Standing, walking or sitting, you have to rid yourself of sleepiness. If something arises and you don't do anything to solve the problem or to improve yourself, then how will it ever get better? Memorize the Pāṭimokkha while you're walking jongrom. It's really enjoyable, and peaceful too. Train yourself. Go on the almsround to Ban Gor, keep yourself to yourself, away from the ones that like to chat. Let them go ahead, they walk fast. Don't talk with the garrulous ones. Talk with your own heart a lot, meditate a lot. The kind of people who enjoy talking all day are like chattering birds. Don't stand any nonsense from them. Put your robes on neatly and then set off on almsround. As soon as you get into your stride you can start memorizing the Pāṭimokkha. It makes your mind orderly and radiant. It's a sort of handbook. The idea is not that you should get obsessed with it, simply that once you've memorized it, the Pāṭimokkha will illuminate your mind. As you walk you focus on it. Before long you've got it and it arises automatically. Train yourself like that.

Nếu bạn buồn ngủ trong khi ngồi, hãy đứng dậy! Thực hiện một số thiền đi bộ; Đừng tiếp tục ngồi đó. Đứng, đi hoặc ngồi, bạn phải thoát khỏi cơn buồn ngủ. Nếu một cái gì đó phát sinh và bạn không làm bất cứ điều gì để giải quyết vấn đề hoặc cải thiện bản thân, thì làm thế nào nó sẽ trở nên tốt hơn? Ghi nhớ Pāṭimokkha trong khi bạn đang đi bộ jongrom. Nó thực sự thú vị, và yên bình quá. Tự rèn luyện. Đi khất thực đến Ban Gor, giữ mình cho riêng mình, tránh xa những người thích trò chuyện. Hãy để họ đi trước, họ đi nhanh. Đừng nói chuyện với những người thô lỗ. Nói chuyện bằng chính trái tim của bạn rất nhiều, thiền định nhiều. Loại người thích nói chuyện cả ngày giống như chim hót. Đừng chịu bất kỳ điều vô nghĩa nào từ họ. Mặc áo choàng của bạn gọn gàng và sau đó lên đường bố thí. Ngay khi bạn bước vào sải chân của mình, bạn có thể bắt đầu ghi nhớ Pāṭimokkha. Nó làm cho tâm trí của bạn có trật tự và rạng rỡ. Đó là một loại cẩm nang. Ý tưởng không phải là bạn nên bị ám ảnh bởi nó, chỉ đơn giản là một khi bạn đã ghi nhớ nó, Pāṭimokkha sẽ chiếu sáng tâm trí của bạn. Khi bạn đi bộ, bạn tập trung vào nó. Chẳng bao lâu bạn đã có nó và nó tự động phát sinh. Hãy rèn luyện bản thân như thế.

Train yourself. You have to train. Don't just hang around. The moment that you do that you're like a dog. In fact a real dog is better: it barks when you walk past it late at night – you don't even do that. 'Why are you only interested in sleeping? Why won't you get up?' You have to teach yourself by asking those questions. In the cold season some of you wrap yourself up in your robes in the middle of the day and go to sleep. It won't do. When you go out to the toilet bow first. Bow in the morning when the bell goes before leaving. After the meal, once you've washed your bowl and gathered your things, then bow first before going back to your kuṭī. Don't let those occasions pass. The bell goes for water hauling; bow first before leaving your kuṭī. If you forget and you've walked as far as the central area of the monastery before you realize, then go back again and bow. You have to take the training to that level. Train your heart and mind. Don't just let it go. Whenever you forget and don't bow, then go back and bow. How will you forget if you're that diligent, when you have to keep walking back and forth. What's the attitude now? 'I forgot. It doesn't matter. Never mind.' That's why the monastery is in the state it is. I'm referring here to the old traditional methods. Now it looks as if they've disappeared; I don't know what you'd call how you do things these days.

Tự rèn luyện. Bạn phải đào tạo. Đừng chỉ quanh quẩn. Khoảnh khắc bạn làm điều đó, bạn giống như một. Trên thực tế, một thực sự tốt hơn: nó sủa khi bạn đi ngang qua nó vào đêm khuya - bạn thậm chí không làm điều đó. "Tại sao anh chỉ quan tâm đến việc ngủ? Sao anh không đứng dậy?" Bạn phải tự dạy mình bằng cách đặt những câu hỏi đó. Vào mùa lạnh, một số bạn quấn mình trong áo choàng vào giữa ngày và đi ngủ. Nó sẽ không làm. Khi bạn đi ra ngoài nhà vệ sinh cúi đầu trước. Cúi đầu vào buổi sáng khi chuông vang lên trước khi rời đi. Sau bữa ăn, một khi bạn đã rửa bát và thu dọn đồ đạc của mình, sau đó cúi đầu trước khi quay trở lại kuṭī của bạn. Đừng để những dịp đó trôi qua. Chuông đi để kéo nước; Cúi đầu trước khi rời khỏi kuṭī của bạn. Nếu bạn quên và bạn đã đi bộ đến khu vực trung tâm của tu viện trước khi bạn nhận ra, thì hãy quay lại và cúi đầu. Bạn phải đưa việc đào tạo đến cấp độ đó. Rèn luyện trái tim và tâm trí của bạn. Đừng để nó đi. Bất cứ khi nào bạn quên và không cúi đầu, thì hãy quay lại và cúi đầu. Làm thế nào bạn sẽ quên nếu bạn siêng năng như vậy, khi bạn phải tiếp tục đi qua đi lại. Thái độ bây giờ thế nào? "Tôi quên mất. Nó không quan trọng. Đừng bận tâm". Đó là lý do tại sao tu viện nằm trong tình trạng của nó. Ở đây tôi đang đề cập đến các phương pháp truyền thống cũ. Bây giờ có vẻ như chúng đã biến mất; Tôi không biết bạn sẽ gọi bạn là gì khi bạn làm mọi thứ trong những ngày này.

Go back to the old ways, the ascetic practices. When you sit down at the foot of a tree, then bow. Even if there's no Buddha image, bow. Your mindfulness is there if you do that. When you're sitting, maintain an appropriate posture; don't sit there grasping your knees like a fool. Sitting like that is the beginning of the end.

Quay trở lại với những cách thức cũ, những thực hành khổ hạnh. Khi bạn ngồi xuống dưới chân cây, sau đó cúi đầu. Ngay cả khi không có hình ảnh Phật, hãy cúi đầu. Chánh niệm của bạn ở đó nếu bạn làm điều đó. Khi bạn ngồi, hãy duy trì một tư thế thích hợp; Đừng ngồi đó nắm chặt đầu gối của bạn như một kẻ ngốc. Ngồi như thế là khởi đầu của sự kết thúc.

Training yourself won't kill you; it's just laziness that is the problem. Don't let it into your head. If you're really drowsy, then lie down, but do it mindfully, reminding yourself to get up the moment you wake and be stern with yourself, 'if I don't, may I fall into hell!'

Rèn luyện bản thân sẽ không giết chết bạn; Chỉ là lười biếng mới là vấn đề. Đừng để nó vào đầu bạn. Nếu bạn thực sự buồn ngủ, hãy nằm xuống, nhưng hãy làm điều đó một cách chánh niệm, nhắc nhở bản thân thức dậy ngay khi bạn thức dậy và nghiêm khắc với chính mình, 'nếu không, tôi có thể rơi xuống địa ngục!'

A full stomach makes you feel weary and weariness makes lying down seem a wonderful thing. Then if you're lying there comfortable and easy when you hear the sound of the bell you get very angry at having to get up – maybe you even feel like killing the bell-ringer. Count. Tell your mind, 'If I get as far as three and I don't get up may I fall into hell.' You have to really mean it. You have to get hold of the defilement and kill it. Don't just tease with your mind.

Một dạ dày đầy đủ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và mệt mỏi làm cho nằm xuống dường như là một điều tuyệt vời. Sau đó, nếu bạn đang nằm đó thoải mái và dễ dàng khi bạn nghe thấy tiếng chuông, bạn sẽ rất tức giận khi phải đứng dậy - thậm chí có thể bạn cảm thấy muốn giết người rung chuông. Đếm. Nói với tâm trí của bạn, 'Nếu tôi đi xa đến ba và tôi không đứng dậy, tôi có thể rơi vào địa ngục.' Bạn phải thực sự có ý đó. Bạn phải nắm lấy ô nhiễm và giết nó. Đừng chỉ trêu chọc bằng tâm trí của bạn.

Read the biographies of the great teachers. They're singular people, aren't they? They're different. Think carefully about that difference. Train your mind in the correct way. You don't have to depend on anyone else; discover your own skilful means to train your mind. If it starts thinking of worldly things, quickly subdue it. Stop it. Get up. Change your posture. Tell yourself not to think about such things; there are better things to think about. It's essential that you don't just mildly yield to those thoughts. Once they've gone from your mind you'll feel better. Don't imagine that you can take it easy and your practice will take care of itself. Everything depends on training.

Đọc tiểu sử của các giáo viên vĩ đại. Họ là những người đơn lẻ, phải không? Chúng khác nhau. Hãy suy nghĩ cẩn thận về sự khác biệt đó. Rèn luyện tâm trí của bạn theo cách chính xác. Bạn không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai khác; Khám phá phương tiện khéo léo của riêng bạn để rèn luyện tâm trí của bạn. Nếu nó bắt đầu nghĩ về những điều trần tục, hãy nhanh chóng khuất phục nó. Dừng lại. Thức dậy. Thay đổi tư thế của bạn. Nói với bản thân đừng nghĩ về những điều như vậy; Có những điều tốt hơn để suy nghĩ. Điều cần thiết là bạn không chỉ nhượng bộ nhẹ nhàng những suy nghĩ đó. Một khi chúng đã biến mất khỏi tâm trí của bạn, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Đừng tưởng tượng rằng bạn có thể làm cho nó dễ dàng và thực hành của bạn sẽ tự chăm sóc nó. Mọi thứ phụ thuộc vào đào tạo.

Some animals are able to find the food they need and keep themselves alive because they're so quick and dexterous. But then look at monitor lizards and tortoises. Tortoises are so slow that you may wonder how they can survive. Don't be fooled. Creatures have will, they have their methods. It's the same with sitting and walking meditation. The great teachers have their methods but they're difficult to communicate. It's like that old fellow who used to live in Piboon. Whenever someone drowned he was the one who would dive down looking for the corpse. He could keep diving for a long time – until the leaves of a broken branch were all withered by the sun – and he'd find the bodies every time. If there was a drowning, he was the man to see. When I asked him how he did it, he said he knew all right, but he couldn't put it into words. That's how it is: an individual matter. It's difficult to communicate; you have to learn to do it yourself. And it's the same with the training of the mind.

Một số loài động vật có thể tìm thấy thức ăn chúng cần và giữ cho mình sống sót vì chúng rất nhanh nhẹn và khéo léo. Nhưng sau đó nhìn vào thằn lằn và rùa theo dõi. Rùa chậm đến mức bạn có thể tự hỏi làm thế nào chúng có thể sống sót. Đừng để bị lừa. Sinh vật có ý chí, họ có phương pháp của họ. Nó cũng tương tự với thiền ngồi và đi bộ. Các giáo viên tuyệt vời có phương pháp của họ nhưng họ rất khó để giao tiếp. Nó giống như người bạn già đã từng sống ở Piboon. Bất cứ khi nào ai đó chết đuối, anh ta là người sẽ lặn xuống tìm xác chết. Anh ta có thể tiếp tục lặn trong một thời gian dài - cho đến khi những chiếc lá của một cành cây bị gãy đều khô héo bởi mặt trời - và anh ta sẽ tìm thấy những thi thể mỗi lần. Nếu có một vụ đuối nước, anh ta là người đàn ông để xem. Khi tôi hỏi anh ấy làm thế nào anh ấy làm điều đó, anh ấy nói rằng anh ấy biết đúng, nhưng anh ấy không thể diễn tả thành lời. Đó là cách nó là: một vấn đề cá nhân. Thật khó để giao tiếp; Bạn phải học cách tự làm điều đó. Và điều đó cũng tương tự với việc rèn luyện tâm thức.

Hurry on with this training! I say this to you but I'm not telling you that the Dhamma is something that you can run after, or that you can realize it through physical effort alone, by going without sleep or by fasting. It's not about exhausting yourself, it's about making your mind 'just right' for the Dhamma.

Nhanh tay với khóa đào tạo này! Tôi nói điều này với bạn nhưng tôi không nói với bạn rằng Giáo Pháp là điều mà bạn có thể chạy theo, hoặc bạn có thể nhận ra nó thông qua nỗ lực thể chất một mình, bằng cách không ngủ hoặc nhịn ăn. Nó không phải là về việc làm kiệt sức bản thân, mà là làm cho tâm trí của bạn 'vừa phải' với Giáo Pháp.


Chương 58

A MESSAGE FROM THAILAND - LỜI NHẮN GỬI TỪ THÁI LAN

I have come up to Wat Tham Saeng Pet for the rains retreat this year - mostly for a change of air as my health has not been so good. With me are a few Western monks: Santa, Pabhakaro, Pamutto, Michael and Samanera Guy; also some Thai monks and a small number of lay people who are keen to practice. This is a pleasant and fortunate time for us. At the moment my sickness has subsided, so I feel well enough to record this message for you all.

Tôi đến ngụ ở chùa Wat Tham Saeng Pet trong mùa Mưa Kiết Hạ năm nay – chủ yếu để thay đổi không khí vì sức khỏe của tôi bây giờ không còn tốt nữa. Cùng với tôi có các Tỳ kheo gốc phương Tây: thầy Santa, Pabhakaro, Pamutto, Michael và thầy Samanera Guy; cũng có một số Tỳ kheo người Thái và một số các Phật tử tại gia đang rất nhiệt thành tu tập. Đây là khoảng thời gian dễ chịu và phúc lành đối với chúng tôi. Bữa nay bệnh tật của tôi lắng bớt, tôi cảm thấy khỏe hơn nên có thể đọc thu lời nhắn gửi này cho tất cả các thầy.

Because of this ill-health I cannot visit England, so hearing news of you, from some of your supporters who are staying here, has made me very happy and relieved. The thing that pleases me most is that Sumedho is now able to ordain monks; this shows that your efforts to establish Buddhism in England have been quite successful.

Vì đang bệnh yếu nên tôi không thể đi Anh Quốc, nhưng nghe tin tức về các thầy, từ những Phật tử cũng có mặt tại đây, tôi thấy vui mừng và bớt bệnh. Điều làm tôi vui lòng nhất là bây giờ thầy Sumedho đã có thể nhận thọ giới cho các Tỳ kheo mới; điều này cho thấy những nỗ lực thiết lập đạo Phật ở Anh Quốc đã rất thành công.

It is also pleasing to see the names of the monks and nuns whom I know, who are living with Sumedho at Chithurst: Anando, Viradhammo, Sucitto, Uppanno, Kittisaro, and Amaro. Also Mae Chees Rocana and Candasiri. I hope you are all in good health and living harmoniously together, co-operating and proceeding well in Dhamma practice.

Cũng thật vui mừng khi nghe thấy các tên của các tăng và ni mà tôi đã biết đang sống tu chung với thầy Sumedho ở tu viện Chithurst: thầy Anando, Viradhammo, Sucitto, Uppanno, Kittisaro, và Amaro. Các ni Mae Chees Rocana và Candasiri. Tôi mong tất cả các thầy có sức khỏe tốt và sống hòa hợp với nhau, cộng sự với nhau, và cùng nhau tiến bộ trong việc tu tập Giáo Pháp.

There are supporters, both in England and here in Thailand, who help keep me up to date with your developments. I gather from them that the building work at Chithurst is complete, and that it is now a much more comfortable place to live. I often enquire about this, as I remember my stay of seven days there was quite difficult! (laughter) I hear that the shrine-room and the other main areas are now all finished. With less building work to be carried out, the community will be able to apply itself more fully to formal practice.

Có những mạnh thường quân, ở Anh và ở đây, đã giúp cập nhật cho tôi biết những sự phát triển ở bên đó của các thầy. Tôi nghe nhiều tin từ họ rằng phần nhà chùa ở Chithurst đã xây xong và giờ trở thành nơi thoải mái hơn để các thầy sống tu. Tôi ngạc nhiên về điều này, bởi tôi đã từng ở đó bảy ngày rất cực khổ! (cười). Tôi nghe nói gian thờ và các khu chính đều đã hoàn thành. Giờ chắc công việc xây sửa đã bớt, các thầy sẽ có thời gian để tham gia các thời biểu tu chính quy đầy đủ hơn.

I understand also that some of the senior monks have been moved off to start branch monasteries. This is normal practice, but it can lead to a predominance of junior monks at the main monastery; this has been the case in the past at Wat Pah Pong. This can bring difficulties in the teaching and training of monks, so it is very important in these situations that we help one another.

Tôi cũng nghe nói một số Tỳ kheo thâm niên cũng đã rời đi để lập các chùa chi nhánh [chi viện] ở nơi khác. Đây là chuyện bình thường, điều này có thể làm tăng số tu sĩ trẻ trong chùa chính [chánh viện, chùa tổ] ở đó; hồi trước chùa tổ đình Wat Pah Pong ở Thái Lan cũng như vậy. Điều này có thể tạo nhiều khó nhọc hơn trong việc chỉ dạy và huấn luyện các Tỳ kheo trẻ, do vậy điều quan trọng trong những lúc như vậy là chúng ta phải biết hỗ trợ lẫn nhau.

I trust that Sumedho is not allowing these sort of things to burden him! These are small matters, quite normal, they are not a problem at all. Certainly there are responsibilities - but it can also be seen that there are none.

To be the abbot of a monastery can be compared to being a rubbish bin: those who are disturbed by the presence of rubbish make a bin, in the hope that people will put their rubbish in there. In actual fact what happens is that the person who makes the bin ends up being the rubbish collector as well. This is how things are - it's the same at Wat Pah Pong, it was the same at the time of the Buddha. No-one else puts the rubbish into it so we have to do it ourselves, and everything gets chucked into the abbot's bin! One in such a position must therefore be far-sighted, have depth, and remain unshaken in the midst of all things; they must be consistent-able to persevere. Of all the qualities we develop in our lives, patient endurance is the most important.

Tôi tin tưởng thầy Sumedho sẽ không coi những việc khó nhọc trên là gánh nặng cho thầy ấy! Đây là những vấn đề nhỏ, rất bình thường, đó không phải là những vấn đề nan giải. Dĩ nhiên cần phải có nhiều trách trách phận – nhưng điều đó cũng được coi như không phải là gánh nặng.

Làm trụ trì của một chùa giống như làm một thùng rác vậy: ai bị khó chịu khi nhìn thấy rác thì phải làm một thùng đựng rác, hy vọng mọi người sẽ bỏ những rác rưởi của họ vào đó. Thực tế thì người làm thùng rác cuối cùng cũng thành người thu dọn rác. Đó là cách mọi thứ xảy ra trong chùa-ở chùa Wat Pah Pong cũng vậy, thời Đức Phật cũng vậy. Không-ai bỏ rác vào thùng nên chúng ta phải tự mình làm việc đó, và mọi chuyện đều trút vào cái thùng rác của ông trụ trì! Người ở vị trí đó phải biết nhìn xa, có chiều sâu, và không bị lay chuyển trước tất cả mọi chuyện; người ấy phải kiên trì chịu khó. Trong tất cả những phẩm chất chúng ta tu dưỡng suốt đời, sự chịu khó nhẫn nhục là quan trọng nhất.

It is true that the establishment of a suitable dwelling place at Chithurst has been completed - the construction of a building is not difficult, a couple of years and it is done. What has not been completed, though, is the work of upkeep and maintenance - the sweeping, washing and so forth have to go on forever. It is not difficult to build a monastery, but it is difficult to maintain it; likewise, it is not difficult to ordain someone, but to train them fully in the monastic life is hard. This should not be taken as a problem, though, for to do that which is hard is very beneficial - doing only that which is easy does not have much use. Therefore, in order to nurture and maintain the seed of Buddhism which has been planted at Chithurst, you must now all be prepared to put forth your energies and help.

Đúng là phần nhà chùa chỗ ở của tu viện Chithurst đã xây xong -xây nhà chùa thì không khó, chịu khó vài năm nó cũng xong. Còn những việc chẳng bao giờ xong như việc chăm sóc và bảo dưỡng, quét dọn, lau chùi... thì chúng ta phải làm suốt đời. Xây nhà chùa không khó, cái khó là việc chăm sóc bảo dưỡng nó. Tương tự như vậy, nhận thọ giới cho một người xuất gia thì không khó, cái khó là sau đó phải chỉ dạy đầy đủ cho người đó sống và tu trong tăng đoàn sao cho tốt. Nhưng cái khó đó không nên coi là vấn đề gian khó, bởi cái gì càng khó thì càng mang lại ích lợi – nếu cứ chọn việc dễ làm thì đâu có nhiều ích lợi. Vì vậy, để nuôi dưỡng và duy trì hạt giống Phật giáo đã được gieo trồng ở Chithurst, giờ các thầy phải sẵn sàng đem hết mọi sự nỗ lực và trợ giúp.

I hope that what I have said today has conveyed feelings of warmth and support to you. Whenever I meet Thai people who have connections in England, I ask if they have been to visit Chithurst. It seems, from them, that there is a great deal of interest in a branch monastery being there. Also, foreigners who come here will frequently have visited Wat Nanachat and have news of you in England as well. It makes me very happy to see that there is such a close and co-operative relationship between Wat Pah Pong, Wat Nanachat and Wat Chithurst.

Tôi hy vọng những lời tôi nói hôm nay cũng truyền tải những cảm giác ấm áp và trợ giúp cho các thầy. Mỗi khi tôi gặp các Phật tử người Thái có liên hệ với bên Anh, tôi hay hỏi họ đã đến thăm chùa ở Chithurst chưa. Dường như đối với họ họ có sự quan tâm đặc biệt đến chi nhánh Chithurst ở Anh. (Ý thầy nói tu viện Chithurst ở Anh là một chi nhánh của chùa tổ đình Wat Pah Pong ở Thái Lan của dòng Thiền Trong Rừng). Cũng vậy, những Phật tử ngoại quốc ghé thăm chùa Wat Nanachat cũng báo tin về các thầy ở bên đó. Điều đó làm tôi rất vui sướng, bởi đó thể hiện mối quan hệ gần gũi và cộng sự giữa chùa Wat Pah Pong, chùa Wat Nanachat và chùa Wat Chithurst.

That is all I have to say, except that my feelings of loving-kindness are with you all. May you be well and happy, abiding in harmony, co-operation and togetherness. May the blessings of the Buddha, the Dhamma and the Sangha always be firmly established in your hearts - may you be well.

Đó là tất cả những gì tôi muốn nói, ngoài những cảm giác tâm-từ của tôi hướng về các thầy. Cầu mong các thầy được mạnh giỏi và hạnh phúc, an trú trong sự hòa hợp, cùng giúp đỡ nhau, và cùng tu tiến. Cầu mong những phước lành của Tam Bảo luôn được thiết lập vững chắc trong trái tim của các thầy-chúc mọi người khỏe mạnh.


Chương 1

THE MIDDLE WAY WITHIN - CON ĐƯỜNG GIỮA BÊN TRONG TRUNG ĐẠO

Chương 2

THE PEACE BEYOND - SỰ BÌNH AN LÀ TRÊN HẾT

Chương 3

CONVENTION AND LIBERATION – QUY ƯỚC THẾ GIAN & SỰ GIẢI THOÁT

Chương 4

NO ABIDING – KHÔNG CÓ CHỖ DỰA

Chương 5

EVENING SITTING - NGỒI THIỀN BUỔI TỐI

Chương 6

ABOUT BEING CAREFUL - VỀ TÍNH CẨN TRỌNG

Chương 7

IT CAN BE DONE - ĐIỀU ĐÓ CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC

Chương 8

UNDERSTANDING DUKKHA - HIỂU VỀ KHỔ

Chương 9

THE DHAMMA GOES WESTWARD - GIÁO PHÁP ĐI ĐẾN TRỜI TÂY

Chương 10

EVEN ONE WORD IS ENOUGH - MỘT CHỮ CŨNG LÀ ĐỦ

Chương 11

MAKING THE HEART GOOD - LÀM CHO TÂM THIỆN LÀNH

Chương 12

WHY ARE WE HERE ? - TẠI SAO CHÚNG TA Ở ĐÂY ?

Chương 13

OUR REAL HOME - NGÔI NHÀ THỰC SỰ CỦA CHÚNG TA

Chương 14

THE FOUR NOBLE TRUTHS - BỐN CHÂN LÝ

Chương 15

LIVING IN THE WORLD - SỐNG TRONG THẾ GIAN BẰNG GIÁO PHÁP

Chương 16

''TUCCHO POTHILA'' - VENERABLE EMPTY-SCRIPTURE

- TUCCHO POTHILA: VỊ THẦY KINH SÁCH SUÔNG

Chương 17

TRANSCENDENCE – BẢN THỂ SIÊU VIỆT

Chương 18

TIMELESS TEACHINGS – GIÁO PHÁP VƯỢT THỜI GIAN

Chương 19

FRAGMENTS OF A TEACHING - NHỮNG MẢNG RỜI CỦA GIÁO LÝ

Chương 20

A GIFT OF DHAMMA - MÓN QUÀ GIÁO PHÁP

Chương 21

LIVING WITH THE COBRA - SỐNG CHUNG RẮN HỔ MANG

Chương 22

READING THE NATURAL MIND - HIỂU ĐƯỢC CÁI TÂM TỰ NHIÊN

Chương 23

JUST DO IT - CỨ LÀM NHƯ VẬY

Chương 24

QUESTIONS AND ANSWERS - HỎI VÀ TRẢ LỜI

Chương 25

RIGHT PRACTICE - STEADY PRACTICE - TU ĐÚNG ĐẮN, TU ĐỀU ĐẶN

Chương 26

DETACHMENT WITHIN ACTIVITY – XẢ LY TRONG SINH HOẠT

Chương 27

TRAINING THIS MIND – TU TẬP TÂM NÀY

Chương 28

TRANQUILLITY AND INSIGHT - VỀ THIỀN TẬP

Chương 29

THE PATH IN HARMONY - CON ĐƯỜNG HÒA HỢP

Chương 30

RIGHT VIEW - THE PLACE OF COOLNESS - CHÁNH KIẾN – NƠI MÁT LÀNH

Chương 31

MONASTERY OF CONFUSION - THIỀN VIỆN CỦA SỰ SI MÊ

Chương 32

KNOWING THE WORLD - HIỂU BIẾT THẾ GIAN

Chương 33

MEDITATION (SUPPORTS FOR MEDITATION ) - THIỀN TẬP

Chương 34

STILL, FLOWING WATER - NƯỚC TĨNH LẶNG MÀ CHẢY

Chương 35

TOWARD THE UNCONDITIONED - ĐI VỀ PHÍA VÔ VI (TIẾN TỚI SỰ VÔ NHIỄM)

Chương 36

CLARITY OF INSIGHT - SỰ RÕ RÀNG CỦA TRÍ TUỆ

Chương 37

LEARNING TO LISTEN - HỌC CÁCH LẮNG NGHE

Chương 38

UNSHAKEABLE PEACE - SỰ BÌNH AN KHÔNG LAY CHUYỂN

Chương 39

JUST THIS MUCH - CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI – EPILOGUE - VÀI LỜI CUỐI

Chương 40

WHAT IS CONTEMPLATION ? – CHIÊM NGHIỆM LÀ GÌ ?

Chương 41

DHAMMA NATURE - BẢN CHẤT TỰ NHIÊN CỦA GIÁO PHÁP

Chương 42

THE TWO FACES OF REALITY - HAI MẶT CỦA HIỆN THỰC

Chương 43

THE TRAINING OF THE HEART - VIỆC TU TẬP CÁI TÂM

Chương 44

THE WAVE ENDS - QUESTIONS AND ANSWERS WITH AJAHN CHAH – SÓNG NGỪNG

Chương 45

DHAMMA FIGHTING - GIÁO PHÁP CHIẾN ĐẤU

Chương 46

UNDERSTANDING VINAYA - HIỂU VỀ GIỚI LUẬT

Chương 47

MAINTAINING THE STANDARD - DUY TRÌ CHUẨN MỰC

Chương 48

THE FLOOD OF SENSUALITY - DÒNG LŨ THAM DỤC

Chương 49

IN THE DEAD OF NIGHT... - CÁI CHẾT TRONG ĐÊM

Chương 50

SENSE CONTACT - THE FOUNT OF WISDOM – TIẾP XÚC GIÁC QUAN- SUỐI NGUỒN TRÍ TUỆ

Chương 51

''NOT SURE!'' - THE STANDARD OF THE NOBLE ONES – "KHÔNG CHẮC CHẮN!"– TIÊU CHÍ CỦA BẬC THÁNH NHÂN

Chương 52

WHOLEHEARTED TRAINING – RÈN LUYỆN TOÀN TÂM TOÀN Ý - TU TẬP TẬN TÂM

Chương 53

RIGHT RESTRAINT – KIÊNG CỮ ĐÚNG ĐẮN

Chương 54

SUFFERING ON THE ROAD - NHỮNG KHÓ KHỔ TRÊN ĐƯỜNG TU

Chương 55

OPENING THE DHAMMA EYE - MỞ CON MẮT GIÁO PHÁP

Chương 56

THE PATH TO PEACE - ĐƯỜNG ĐI ĐẾN BÌNH AN

Chương 57

TOILETS ON THE PATH – NHÀ VỆ SINH TRÊN CON ĐƯỜNG

Chương 58

A MESSAGE FROM THAILAND - LỜI NHẮN GỬI TỪ THÁI LAN



































































































































MỤC LỤC

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top