Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

I

Rue du Coq d'Or, bảy giờ vào buổi sáng. Nối tiếp sự tức giận, tiếng thét nghẹn ngào cất lên từ đường phố. Madame Monce, chủ của một khách sạn nhỏ kế bên tôi, đã ra vỉa hè để giải quyết mâu thuẫn với một người ở trọ đang đứng trên tầng ba. Đôi chân trần của cô ta kẹt cứng trong đôi sabot và mái tóc xám màu của cô đang khẽ rũ xuống.

MADAME MONCE: SALOPE! SALOPE!(Con đĩ) Đã bao nhiêu lần tao nói mày không được đập bẹp dính mấy con côn trùng trên giấy dán tường hả?. Mày nghĩ mày đã mua cái khách sạn này rồi sao, hả?. Tại sao mày không vứt bọn côn trùng ra ngoài cửa sổ như mọi người?. PUTAIN! (cũng nghĩa là đĩ, điếm..., những câu chửi thề tiếng Pháp mình sẽ không dịch, chỉ in nghiêng để giữ đúng tinh thần truyện). SALOPE!

NGƯỜI PHỤ NỮ TRÊN TẦNG BA: VACHE!

Sau đó là một tràng hợp xướng tạo bởi nhưng tiếng la hét chửi rủa, khi các cửa sổ mọi phía đều mở ra và một nửa con đường đều hưởng ứng nhiệt tình cuộc cãi vã. Họ bỗng câm miệng lại mười phút sau, khi có một đoàn binh cưỡi ngựa đi ngang qua và mọi người phải ngừng la hét để ngoái lại nhìn.

Tôi phác hoạ cảnh tượng này, chỉ để truyền tải một cái gì đó về tinh thần của Rue du Coq d'Or. Không chỉ có cãi vã diễn ra ở đây — nhưng vẫn vậy, hiếm có sáng nào qua đi êm đềm mà không có ít nhất một lần bùng nổ như thế này. Cãi vã, và tiếng khóc cô độc của những con diều hâu trên đường phố, và tiếng trẻ con la hét đuổi theo những chiếc vỏ cam trên thảm sỏi, và về đêm là giọng ca ồn ả và chát chúa của những chiếc xe đẩy, tất cả tạo nên bầu không khí của đường phố.

Đó là một con đường rất hẹp—một cái khe của những ngôi nhà cao tầng, lở loét, chùn bước về phía sau với thái độ xa lạ, như thể mọi thứ đều bị đóng băng trong tình trạng suy sụp. Tất cả các ngôi nhà đều được xem như khách sạn và nhét đầy khách trọ của họ vào trong một cái lồng bằng gạch, đa số là người Ba Lan, Ả Rập và Ý. Bên dưới chân khách sạn là những quán BISTRO nhỏ, nơi bạn có thể uống với chỉ một đồng si-linh. Vào tối thứ Bảy, có đến ba phần tư số đàn ông đã say rượu. Có đánh nhau với phụ nữ, và lũ hoa tiêu Ả Rập, người sống trong những khách sạn rẻ tiền nhất thường hay gây thù chuốc oán, và choảng nhau bằng ghế hay đôi khi là lục ổ xoay. Vào ban đêm, cảnh sát sẽ chỉ đi tuần ở những con đường hai chiều. Đấy là nơi khá yên tĩnh. Tuy vậy, giữa những ồn ào và lối sống bẩn thỉu, các chủ cửa hàng, thợ làm bánh và chủ tiệm giặt ủi đáng kính của nước Pháp và những người giống như vậy, luôn giữ mình và lặng lẽ tích góp những khoản tài sản nho nhỏ cho riêng mình. Đó là một khu ổ chuột điển hình của Paris.

Khách sạn của tôi là Hotel des Trois Moineaux. Khá tối tăm, ngôi nhà ọp ẹp năm tầng, cắt bởi những vách ngăn gỗ thành bốn chục phòng. Những căn phòng vô vị, đặc biệt rất dơ bởi không có người giúp việc, và Madame F., BÀ CHỦ, không có thì giờ để quét sạch phòng dù chỉ một lần. Tường mỏng như que diêm, và để che vết nứt họ đã dán một lớp giấy dán tường màu hồng, hay bị bong ra và chứa vô số là côn trùng. Gần trần nhà là một hàng dài những con bọ diễu hành như bộ đội và vào ban đêm, chúng đói ngấu nghiến đến nổi cứ sau vài giờ phải thức dậy và giết chúng như một cuộc đại tàn sát. Nhiều khi tình hình bọ rệp trở nên quá nguy cấp thì người ta thường đốt lưu huỳnh để lái chung sang phòng kế bên. Và rồi người trọ ở phòng bên cạnh lại đốt lưu huỳnh tiếp để lái lũ bọ trở lại chổ cũ. Đó là một nơi kinh tởm, nhưng lại tự nhiên như ở nhà, đối với Madame F. và chồng cô là những người tốt. Giá thuê của các phòng dao động từ ba mươi đến năm mươi franc mỗi tuần

Khách trọ là những người sống trôi nổi, phần lớn là người ngoại quốc, thường xuất hiện mà không có hành lý, trọ khoảng một tuần rồi lại bốc hơi. Họ làm đủ thứ — bán gạch, thợ nề, thợ đá, hoa tiêu, học sinh, đĩ điếm, thợ nhặt rác. Một số người trong số họ rất nghèo. Bên trong một trong những căn gác là những học sinh người Bulgaria chuyên làm những đôi giày lạ mắt để bán cho các siêu thị Mỹ. Từ sáu đến mười hai tuổi cậu ngồi trên giường, làm một đống giày và thu được ba mươi lăm franc; thời gian còn lại cậu tham gia các khoá giảng tại Sorbonne. Cậu học cho nhà thờ, và những cuốn sách thần học nằm úp trên sàn nhà bọc da. Trong một căn phòng khác là người phụ nữ Nga và con trai của bà ta, thằng nhóc luôn tự xưng mình là nghệ sĩ. Người mẹ làm việc mười sáu giờ mỗi ngày, mỗi đôi tất 25cm, trong khi cậu nhóc ăn mặc chỉnh tề, đi loanh quanh trong quán cà phê Montparnasse. Một phòng được để cho hai khách trọ cùng lúc, người thì làm buổi sáng kẻ thì làm buổi đêm. Trong một căn phòng khác, một người đàn ông goá vợ phải chia sẽ cùng một chiếc giường cho hai đứa con gái lớn của ông ta. Cả hai thật tốn tiền

Có những vị khách lập dị trọ trong khách sạn. Khu ổ chuột ở Paris là điểm đến của những kẻ lập dị — một số sống trong cảnh cô độc, số khác lại điên dại hơn và từ bỏ mọi nổ lực để trở lại bình thường, đàng hoàng. Sự nghèo đói giải phóng họ khỏi những tiêu chuẩn thông thường của hành vi và thái độ, giống như tiền bạc giải phóng con người khỏi công việc. Một vài vị khách trọ đã sống một cuộc đời kỳ lạ không nói nên lời.

Chẳng hạn, một đôi vợ chồng họ Rougier (họ này dành cho những người Pháp chính thống), một cặp già và lùn, rách rưới, buôn bán toàn thứ bất thường. Họ từng bán bưu thiếp trên Đại lộ St Michel. Điều đáng nói là những tấm bưu thuyết được đóng gói để trông giống những bộ ảnh khiêu dâm nhưng thực chất bên trong là những bức ảnh của lâu đài trên sông Loire; những người mới mua sẽ không phát hiện cho đến khi quá muộn, và tất nhiên chả ai dám ho he gì. Hai người kiếm được khoảng một trăm franc mỗi tuần, và bởi sự quản lý kinh tế rất nghiêm ngặt nên họ luôn luôn bị đói và nửa say nửa tỉnh. Sự bẩn thỉu trong căn phòng của họ kinh khủng đến mức người ở lầu dưới cũng có thể ngửi thấy mùi hôi. Theo Madame F., cả hai người đều chưa một lần thay quần áo trong suốt bốn năm qua.

Hay là Henri, người làm việc trong rãnh cống. Anh là một người đàn ông cao lớn, buồn rầu với mái tóc xoăn, trông khá lãng tử trong đôi giày cổ cao. Điều đặc biệt của Henri là anh rất kiệm lời, ngoại trừ mục đích công việc ra. Chỉ mới một năm trước thôi khi anh còn là một tài xế có công ăn việc làm tốt với những khoản tiết kiệm. Một ngày, anh yêu, và cô gái đã từ chối anh, anh đã mất bình tĩnh và đá cô ấy. Sau khi bị đá, cô ấy chìm vào tình yêu vô vọng với Henri, và trong một hai tuần sống với nhau, họ đã tiêu tốn đến một nghìn franc tiền của Henri; và rồi cô ta đã không chung thuỷ; Henri đã cắm một con dao vào cánh tay trên của cô và phải ngồi tù sáu tháng. Lúc cô bị đâm cũng là lúc tình yêu dành cho Henri mãnh liệt hơn bao giờ hết, và hai người đã cãi nhau và đồng ý rằng khi nào Henri ra tù sẽ mua một chiếc taxi và họ sẽ cưới nhau rồi định cư. Nhưng một hai tuần sau cô lại không chung thuỷ một lần nữa, và rồi khi Henri ra tù thì cô đã có con, Henri không đâm cô nữa. Anh rút sạch tiền tiếp kiệm và tiếp tục nốc rượu để rồi dành thêm một tháng khác ở trong tù; sau đó anh đi làm việc trong cống rãnh. Không có gì khiến Henri nói chuyện. Nếu bạn hỏi anh ta tại sao lại xin làm việc ở nơi bẩn thỉu này, anh sẽ không bao giờ trả lời, mà chỉ đơn giản bắt chéo hai cổ tay lại hàm ý đang bị còng tay, và hất đầu về phía Nam, về phía nhà tù. Sự xui xẻo đã khiến mỗi ngày của anh luôn trong tình trạng lúc tỉnh lúc mê

Hoặc là R., người Anh, người dành sáu tháng trong năm sống ở Putney cùng cha mẹ và sáu tháng ở Pháp. Trong thời gian ở Pháp, ông đã uống bốn lít rượu mỗi ngày và sáu lít vào mỗi thứ Bảy; ông đã từng đi du lịch đến tận Azores, đơn giản vì rượu ở đó rẻ hơn bất cứ nơi nào ở châu Âu. Anh ta là một người tử tế, một người đã quen với hoàn cảnh, không bao giờ ồn ào hay gây gổ, và cũng chẳng bao giờ tỉnh táo. Anh ta sẽ nằm ườn trên giường đến giữa trưa, và từ đó đến nửa đêm là ở trong quán BISTRO, lặng lẽ và uống quá độ một cách có phương pháp. Trong khi cả người đã ướt sũng, anh ta nói, bằng một giọng nữ tính tinh tế, thao thao về những món đồ trang trí nội thất cổ xưa. Ngoài bản thân, anh là người Anh duy nhất trong cả bốn.

Có rất nhiều người khác sống một cuộc sống lập dị như những người này: Quý ông Jules, người xứ Romani, người có đôi mắt làm từ thuỷ tinh và sẽ không bao giờ chịu thừa nhận điều đó, Furex Liniousin - thợ xây nhà bằng đồ đá điêu khắc, Roucolle khốn khổ — người đã chết trước tôi, mặc dù Laurent chỉ là công nhân nhặt rác — đã từng phải sao chữ ký của chính mình từ một tờ giấy anh ta mang theo trong túi. Sẽ rất thú vị nếu tôi viết thêm về tiểu sử của họ khi có thời gian. Tôi đang cố gắng miêu tả những người trong bộ phận của chúng tôi, không phải chỉ vì sự tò mò đơn thuần, mà bởi vì tất cả bọn họ đều là một phần của câu chuyện. Đói nghèo là những gì tôi viết về, và tôi đã có sự tương tác đầu tiên với cái nghèo ở khu ổ chuột này. Khu ổ chuột, với sự bẩn thỉu và những mảnh đời xa lạ, trước tiên là bài học trong nghèo khó, và sau đó là những nền tảng tích góp từ trải nghiệm của riêng tôi. Vì lý do đó, mà tôi cố gắng đưa ra những ý tưởng về cuộc sống nơi này như nào.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top