Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Ông ngoại Vinh Lộc


  Thuần hiền thân vương có bốn "phu chin (9), bảy trai ba gái. Khi mất để lại ba trai mộtgái, lớn nhất là con trai thứ năm tức Tải Phong cha tôi, năm ấy tám tuổi, được thừa tập tước vương. Hai chú của tôi là Tải Tuân 5 tuổi và Tải Đào 3 tuổi, cũng được tấn phong tước công. Giađình tôi từ đấy lại bắt đầu được "ân thưởng phúc lộc" mới. Cái "ân thưởng phúc lộc" trong mườimấy năm cuối của Thuần vương phủ so với mấy mươi năm trước càng tích tụ thêm sự khổ cực và tủi nhục của nhân dân Trung Quốc và cũng không thể tách rời với cái tên Từ Hy. 

Một việc lớn là Từ Hy chỉ định hôn nhân cho bố mẹ tôi. Lần "ân thưởng" cũng có thểnói là con đẻ cuộc đảo chính Mậu Tuất (1898) và vụ Canh Tý (1900). Trước hết, đó là một ânthưởng cho "trung thần". Vinh Lộc đã lập công lớn cho Từ Hy trong vụ đảo chính Mậu Tuất.Vinh Lộc, ông ngoại tôi, là người kỳ Chính Bạch, Mãn Châu, thời vua Hàm Phong từng làmNgân khố viên ngoại lang bộ Hộ suýt bị Túc Thuận chém vì tội tham nhũng. Không biết bằngcách nào ông đã thoát khỏi vận nguy đó và tung tiền mua được cái chức Hầu bổ đạo viên, sau đótừng là đại thần Tổng quản phủ nội vụ, năm đầu thời vua Quang Tự được lên tới Công bộ thượngthư. Về sau vì bị tố cáo tham ô hối lộ, bị giáng chức điều ra khỏi Bắc Kinh. Năm xảy ra chiếntranh Giáp Ngọ, Cung thân vương Dịch Hân ra làm việc quân, Vinh Lộc bèn nhân dịp vào BắcKinh chúc thọ Từ Hy thái hậu tìm đến nương tựa Cung thân vương và được y tín nhiệm.. Sauchiến tranh Giáp Ngọ, khi tiến cử Viên Thế Khải ra làm quan huấn luyện quân lính mới, VinhLộc đã làm tới Binh bộ thượng thư. Thời kỳ này Vinh Lộc càng lão luyện hơn trước nhiều, ôngrất biết chộp thời cơ, nhất là không tiếc tiền đút lót Tổng quản thái giám Lý Liên Anh, vì thếkhiến Từ Hy thái hậu dần dần thay đổi ấn tượng đối với ông. 

Vinh Lộc được người bạn tốt Lý Liên Anh, lại thêm vợ mình rất khéo lấy lòng tháihậu và thường được triệu tập vào cung chuyện trò với thái hậu, nên ông ngày càng thấu hiểu tâmlý Từ Hy. Ông biết nội tình sự bất hoà giữa Từ Hy và Quang Tự, càng biết sự bất hoà ấy liênquan đến tiền đồ của mình, nên dĩ nhiên ông càng mong muốn bàn mưu tính kế cho Từ Hy trongsự lục đục này. Trong khi vua Quang Tự ra sắc chiếu thực hành biện pháp duy tân, những ngườiđã bị cách chức và những người đang lo bị mất chỗ đứng chỉ biết than khóc, thì Vinh Lộc đã sớmbày kế cho Từ Hy. Lúc bấy giờ người ta gọi những người theo vua Quang Tự là Đế đảng, gọinhững người theo Từ Hy là Hậu đảng. Vinh Lộc là người cầm đầu các đại thần nắm quyền thuộcHậu đảng, Ông Đồng Hoà cầm đầu các đại thần không có thực quyền thuộc Đế đảng. Phái duytân sở dĩ bắt mối được với vua Quang Tự là nhờ Khang Hữu Vi do Ông Đồng Hoà tiến cử. Theokế của Vinh Lộc, Từ Hy trước hết buộc Quang Tự cho thầy học là Ông Đồng Hoà về vườn. 

Nghe nói trước khi Ông Đồng Hoà về vườn, Vinh Lộc còn đến giả vờ lau nước mắtbắt tay tiễn đưa và hỏi: "Sao ông lại mang tội với vua làm gì?". Ông Đồng Hoà vừa rời khỏi BắcKinh vài ngày, Vinh Lộc liền được lên làm Uyên các đại học sĩ kiêm Tổng đốc tỉnh Trực Lệ vàđại thần Bắc Dương. Với cương vị tột cùng này ông có quyền thống lĩnh cả ba quân. Sau khinắm được các chức vị này, Vinh Lộc xúi các đại thần liên danh dâng sớ phế bỏ Quang Tự và doTừ Hy khôi phục "thính chính", song vì phái đương quyền bị chỉ trích về mọi mặt sau khi chiếntranh Giáp Ngọ thất bại, có người sợ hành động này sẽ dẫn đến sự bất mãn của dân chúng nênkhông dám hưởng ứng, vì vậy Vinh Lộc buộc phải bỏ ý định đó. Nhưng cuối cùng thì Vinh Lộccũng đạt được mong muốn nhân vụ đảo chính Mậu Tuất. Nghe nói sự việc xảy ra như sau: Thoạtđầu Vinh Lộc định kế làm đảo chính trong khi Từ Hy thái hậu cùng vua Quang Tự đi Thiên Tânduyệt tân binh, Quang Tự được tin này bèn sai người bí mật báo tin cho phái duy tân biết để tìmcách ứng cứu. Phái duy tân đặt hy vọng rất nhiều vào Viên Thế Khải lúc bấy giờ đang làm Án sátxứ Trực Lệ thống lĩnh tân binh, không ngờ sự việc đã hỏng ở tay y. Giữa lúc cả nước đang đàmluận sôi nổi về duy tân và coi đó như một thời kỳ mới, Viên Thế Khải đã gia nhập vào đoàn thể"Cường học hội" của. nhân sĩ phái duy tân. Hồi Ông Đồng Hoà về vườn có qua Thiên Tân, ViênThế Khải cũng từng bầy tỏ với ông sự đồng tình của mình, đồng thời khẳng định lòng trung thành vô hạn của mình với vua Quang Tự. Bởi thế phái duy tân đặt niềm hy vọng ở y và đề nghịvua Quang Tự nâng chuộng y. Quang Tự đã triệu y vào hầu và đặc cách tấn phong y làm ThịLang binh bộ chuyên trách việc huấn luyện quân lính, sau đó Đàm Tự Đồng (10)thuộc phái duytân tìm đến gặp y ở nhà riêng và cho biết kế hoạch của phái duy tân: Phải giết cho bằng đượcVinh Lộc bằng cách "binh gián" (dùng binh quyền để can ngăn hoặc yêu cầu) trong khi Từ Hyvà Quang Tự duyệt binh, đồng thời giam lỏng Từ Hy, ủng hộ Quang Tự. Nghe xong, Viên ThếKhải hớn hở nhận lời ngay: "Giết Vinh Lộc chẳng qua dễ như giết một con chó mà thôi!". ĐàmTự Đồng thăm dò thêm: "Ông không làm cũng được, cứ báo cho phía Từ Hy biết thì sẽ đượchưởng phú quý vinh hiển". Viên Thế Khải trợn trừng đôi mắt: "Ông tưởng thằng Viên Thế Khảitôi là kẻ như thế sao?". Ấy thế mà sau khi tiễn Đàm Tự Đồng về, y liền về Thiên Tân ngay hômấy báo cáo hết cho Vinh Lộc, cấp trên của y. Được tin, Vinh Lộc vội đáp tàu hoả đến Bắc Kinh,tới Phong Đài (11) xuống tàu đi thẳng tới vườn Di Hoà báo cho Từ Hy. Rốt cuộc Quang Tự bịgiam lỏng, Đàm Tự Đồng cùng năm nhân sĩ phái duy tân bị giết, Khang Hữu Vi bỏ trốn sangNhật, phong trào duy tân mới nhóm lên và tồn tại 100 ngày đã bị dập tắt. Còn Vinh Lộc ôngngoại tôi thì đúng như lời Lương Khải Siêu nói "kiêm chức văn võ, quyền thế ngập triều", vàtrong "Thanh sử cảo", cũng đã ghi chép rằng "được thái hậu hết sức tin cậy và quan tâm, chẳngai sánh kịp. Bất kỳ việc lớn việc nhỏ, thường phải ông phán quyết một lời mới xong". 

Trong vụ Canh Tý (1900) tai hại, Từ Hy lợi dụng Nghĩa hoà đoàn giết người nướcngoài, đồng thời lợi dụng người nước ngoài giết Nghĩa hoà đoàn, Vinh Lộc càng thêm trungthành với Từ Hy thái hậu. Sau cuộc đảo chính Mậu Tuất, Từ Hy tung tin Quang Tự bị ốm nặngđể dễ bề thủ tiêu Quang Tự. Không ngờ âm mưu đó bị phát giác, rốt cuộc dẫn đến người nướcngoài muốn đến khám bệnh cho Quang Tự. Từ Hy không dám động đến người nước ngoài buộcphải để cho họ đến khám bệnh. Kế này không thành, bà lại bày cách chọn con thừa tự cho ĐồngTrị rồi tiếp đó mới khử Quang Tự. Bà chọn Phổ Tuấn là con của Đoan vương Tải Y làm con thừatự cho vua Đồng Trị, và theo mưu kế của Vinh Lộc đến ngày nguyên đán thì mời công sứ cácnước tới dự lễ chúc mừng để tỏ ra họ cũng ủng hộ hành động này. Song, việc giao thiệp lần nàycủa Lý Hồng Chương với người nước ngoài không thành, các công sứ đều từ chối không đến.Việc này hiện nay mọi người đều rõ như ban ngày, không phải là vì các công sứ bất mãn gì vớicách cứ xử của Từ Hy, mà là công sứ các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật.. không thích thú gì thế lựccủa Hậu đảng thân đế quốc Nga lên nước quá nhiều. Tất nhiên, kể từ ngày lên nắm quyền, Từ Hychưa bao giờ dám động đến người nước ngoài. Người nước ngoài chém giết nhân dân TrungQuốc, cướp giật vàng bạc châu báu của Trung Quốc, tất cả những việc ấy đối với bà chẳng có gìđáng kể, song việc người nước ngoài bảo hộ Khang Hữu Vi, phản đối việc phế truất vua QuangTự và dựng vua kế thế, công khai tỏ ra không đồng ý sự thống trị của bà, thì bà không thể chịudược nữa. Vinh Lộc khuyên bà dù thế nào đi chăng nữa cũng chớ nên trêu tức người nước ngoài,sự việc chỉ có thể thương lượng dần, về phần danh phận của Phổ Tuấn cũng đừng làm lộ liễuquá. Từ Hy tiếp nhận ý kiến của Vinh Lộc. Tập "Thanh sử cảo" có đoạn ghi chép: "Sợ ngườinước ngoài chống, nghe lời Vinh Lộc, đổi gọi Tải Tuấn là Đại A Ca". Nhưng vì muốn con mìnhlàm vua Tải Y, đã cùng với một số vương công đại thần như Cương Nghị, Từ Đồng... bày kếkhác cho Từ Hy là lợi dụng Nghĩa hoà đoàn để chống người nước ngoài để gây sức ép với ngườinước ngoài, hòng đạt đến mục đích hai bên cùng bị thương tổn. Lúc bấy giờ vấn đề Nghĩa hoàđoàn là vấn đề đau đầu nhất của triều đình nhà Thanh. Trước tình hình bọn truyền đạo ngườinước ngoài ức hiếp, bòn rút thậm tệ, nhân dân các nơi không những không được sự bảo hộ củatriều đình, trái lại còn bị người nước ngoài liên hợp đàn áp, cho nên cuộc đấu tranh của nhân dânđã bùng nổ, khắp nơi đều thành lập đội quân Nghĩa hoà đoàn, nêu khẩu hiệu diệt người nước  ngoài. Qua đấu tranh không ngừng, Nghĩa hoà đoàn lúc đó đã trở thành một lực lượng vũ tranglớn mạnh. Triều đình mấy lần điều quân lính đi đàn áp, đều bị họ đánh cho không còn mảnhgiáp. Đối với Nghĩa hoà đoàn phải "tiễu trừ" hay "phủ dụ" trở thành vấn đề mà Từ Hy còn lưỡngtự. Nhóm vương công đại thần chủ trương "phủ dụ" do Tải Y và đại học sĩ Cương Nghị cầm đầuđịnh lợi dụng Nghĩa hoà đoàn đánh đuổi bọn người nước ngoài can thiệp vào việc phế truất, vuavà chọn người làm vua kế thế rồi sau hãy hay. Nhưng Binh bộ thượng thư Từ Dụng Nghi, Hộ bộthượng thư Lập Sơn và Nội các học sĩ Liên Nguyên kiên quyết phản đối, cho rằng lợi dụngNghĩa hoà đoàn chống lại người nước ngoài ắt mang lại tai hoạ, vì thế chủ trương "tiễu trừ".Giữa lúc hai bên giằng co chưa ngã ngũ, thì có tình báo đến làm Từ Hy hạ quyết tâm dứt khoát.Tình báo này cho rằng người nước ngoài coi nguyên nhân của cuộc bạo động ở khắp nơi là nhândân muốn buộc Từ Hy phải trả lại quyền bính cho Quang Tự. Từ Hy nổi giận, lập tức hạ chiếuchỉ tuyên bố "phủ dụ" và mở kho cấp tiền cho Nghĩa hoà đoàn, treo giải thưởng lấy thủ cấpngười nước ngoài, đồng thời ra lệnh tấn công các sứ quán ở phố Đông Giao Dân và các trại línhcủa họ. Để tỏ quyết tâm, bà sai đem xử chém Dụng Nghi, Lập Sơn, Liên Nguyên chủ trương"tiễu trừ". Rút cuộc không đánh chiếm được phố Đông Giao Dân, trái lại pháo đài Đại Cô vàthành phố Thiên Tân lần lượt thất thủ, liên quân của nước ngoài tiến đánh Bắc Kinh. Giữa lúc đóTừ Hy lại giở thủ đoạn mới, phái người bất chấp khói lửa bom dạn tới phố Đông Giao Dân ngấmngầm liên lạc với người nước ngoài. Bắc Kinh thất thủ, bà trốn tới Tây An. Sau đó, để chứngminh với người nước ngoài bà vốn không phải là người chống họ, ra lệnh đem chém CươngNghị, Từ Đồng và một số đại thần khác dã chủ trương "phủ dụ". Trong trận "bão cuốn mưadông" thất thường này, Vinh Lộc hết sức giữ ý không để mình bị cuốn vào cơn lốc ấy. Vinh Lộcxử đoán công việc theo sắc mặt của Từ Hy, không bao giờ trái với ý của bà, hơn nữa còn luônluôn chuẩn bị "đường rút" cho Từ Hy. Ông thừa nhận phải tấn công trại lính ngoại quốc ở phốĐông Giao Dân nhưng lại không cấp phát đạn dược cho quân lính, hơn nữa lại ngấm ngầm đemhoa quả đến trại lính nước ngoài để úy lạo. Sau khi liên quân tám nước vào Bắc Kinh và Từ Hybỏ trốn, Vinh Lộc lại chỉ thị cho Lý Hồng Chương và Dịch Khuông có đặc trách hoà đàm vớiliên quân phải nắm được nguyên tắc miễn là không truy trách nhiệm của Từ Hy và không bắt TừHy giao quyền bính cho Quang Tự, thì có thể chấp nhận mọi điều kiện. Kết quả là dẫn đến việcký kết điều ước Tân Sửu (1901) với nội dung bồi thường gần một tỷ lạng bạc kể cả lợi tức và độiquân nước ngoài được phép đóng tại Bắc Kinh. Vinh Lộc giải quyết xong công việc về tới TâyAn liền được "ân điển" cho mặc áo bào màu vàng (12), ban cho "song nhãn hoa linh" (13), ngoài rađáng chú ý là Từ Hy thái hậu chỉ định việc hôn nhân cho con gái Vinh Lộc, gả cho Thuần thânvương Tải Phong làm "phu chin". 

Về mối nhân duyên của cha mẹ tôi, sau này nghe các bô lão kể lại, tôi mới biết thâmý của Tây thái hậu. Thì ra sau vụ đảo chính, Tây thái hậu rất nghi ngờ Thuần vương phủ. Nghenói trên mộ ông tôi có cây bạch quả rất cao, không biết ai nói với thái hậu rằng Thuần vương phủxuất hiện hoàng đế, là vì trên mộ Thuần vương có cây bạch quả, "bạch" trên mộ "vương" đúng làchữ "hoàng" rồi! Từ Hy nghe xong liền sai người đi chặt bỏ mất. Kỳ thực làm cho Từ Hy nghingờ không chỉ là cây bạch quả, mà quan trọng hơn là thấy người nước ngoài thích thú với QuangTự và anh em Quang Tự. Trước vụ Canh Tý, Từ Hy đã cảm thấy những người nước ngoài đángsợ ấy hơi ngả về Quang Tự và đối với bà thì không mấy nể nang. Sau vụ Canh Tý, thống soáiliên quân đòi phải cử anh em của vua làm đại biểu sang Đức xin lỗi việc công sứ Đức bị giết.Cha tôi sang Đức đượchoàng thất nước Đức tiếp đón trọng thể, đã làm cho Từ Hy không yên lòng và thêm nghi ngờ.Đối với bà, Quang Tự được người nước ngoài coi trọng là điều đáng lo ngại hơn Khang Hữu Vi thuộc phái duy tân. Để thủ tiêu mối lo ngại này, cuối cùng bà đã nghĩ ra cách kéo Vinh Lộc vàThuần vương phủ nối thành thông gia. Tây thái hậu là con người như thế đấy. Phàm việc dù nhỏđến đâu chăng nữa hễ bà ta cảm thấy là mối đe doạ đối với mình, thì nhất định tìm cách xử lý dứtkhoát. Năm 1901 trước khi trốn chạy đi Tây An, bà vẫn không quên sai người bắt Trân phi (14)đẩy xuống giếng (15) cho chết đuối để trừ hậu hoạ. Mọi suy nghĩ của bà đều nhằm làm thế nào duytrì được sự thống trị của mình. Năm thứ 27 thời vua Quang Tự, cha tôi sang Đức xin lỗi trở vềnước, khi tới Khai Loan gặp loan giá hồi kinh, ông tâu lại tình hình được tiếp đón trọng thể ởĐức và tháng 11 theo giá tới Bảo Định thì nhận được chỉ dụ của thái hậu chỉ định việc hôn nhân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

#hồikys