Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

p3 câu 18: n/g nnhan ttai TG in CNXH; qđ mac lenin ve gquyet vd tg

, Ph. Ăngghen đã viết: "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phán ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế".

Tôn giáo có nguồn gốc từ sự bất lực và sự sợ hãi của con ngưòi trước sức mạnh của giới tự nhiên. Ngoài ra trong xã hội có giai cấp, tôn giáo còn bắt nguồn từ sự áp bức bóc lột giai cấp. Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý của con người. Trong hệ thống những lời răn dạy của giáo lý tôn giáo cũng có những điều góp phần hướng con người đến những việc thiện, tránh điều ác.

Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

- Nguyên nhân nhận thức: Ngày nay, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ, giúp con người có thêm khả năng để nhận thức xã hội và làm chủ tự nhiên. Song thế giới khách quan còn nhiều vấn đề khoa học chưa thể làm rõ. Do đó, tâm lý sợ hãi, trông chờ và tin tưởng vào thần, thánh, phật... chưa thể gạt bỏ khỏi ý thức của con người trong xã hội.

- Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất. Tín ngưỡng, tôn giáo đã ăn sâu vào đời sống tinh thần, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ, trở thành một kiểu sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của cuộc sống. Mặc dù, xã hội đã có những biến đổi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội... nhưng tín ngưỡng, tôn giáo không thay đổi kịp tiến độ của những biến đổi kinh tế, xã hội mà nó phản ánh.

- Nguyên nhân chính trị - xã hội: Trong các nguyên tắc tôn giáo, có những điểm còn phù hợp với Chủ nghĩa xã hội, với đường lối chính sách của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được yêu cầu tinh thần của bộ phận nhân dân. Vì vậy tôn giáo vẫn tồn tại trong Chủ nghĩa xã hội.

- Nguyên nhân kinh tế: Trong Chủ nghĩa xã hội nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai tầng xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chưa cao, con người còn chịu tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, may rủi. Điều đó làm cho con người có tâm lý thụ động, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.

- Nguyên nhân về văn hóa: Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó nhu cầu văn hóa tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống. Vì vậy, việc kế thừa, bảo tồn và phát huy văn hóa (có chọn lọc) của nhân loại trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết.

c Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo

- Một là: Chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội Xã hội chủ nghĩa và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Với hệ thống tín điều và giáo lý của mình, tôn giáo phần nào làm hạn chế khả năng vươn lên làm chủ của con người. Vì vậy, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

- Hai là: Một khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân thì chính sách nhất quán của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân. Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau. Cần phát huy những nhân tố tích cực của tôn giáo, đặc biệt là những giá trị đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng của công dân.

- Ba là: Thực hiện đoàn kết giữa những người theo với những người không theo một tôn giáo nào, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính, đoàn kết dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Thông qua quá trình cùng nhau đoàn kết xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao mức sống và trình độ kiến thức của quần chúng, những người lao động có tín ngưỡng, tôn giáo sẽ dần dần đến với Chủ nghĩa xã hội. Đương nhiên, như vậy không có nghĩa là coi nhẹ việc giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học, thế giới quan duy vật.

- Bốn là: Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Khắc phục mặt này là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, gắn liền với quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có tín ngưỡng. Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng Chủ nghĩa xã hội của những phần tử phản động đội lốt tôn giáo. Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, đòi hỏi phải nâng cao cảnh giác kịp thời chống lại những âm mưu và hành động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân, nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng xã hội mới. Giải quyết vấn đề này phải khẩn trương, kiên quyết, vừa thận trọng vừa có sách lược đúng đắn.

- Năm là: Phải có quan điểm lịch sử-cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.

Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng khác nhau. Vì vậy cần phải có quan điểm lịch sử- cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề liên quan đến tôn giáo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: