Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

CHƯƠNG MƯỜI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Eric được hồi sức trong một buồng riêng dành cho Hạ sĩ (đi đâu cũng thấy "Mặt trời ở Anh" nhỉ!). Khi anh đã khỏe lại và bắt đầu mở mắt ra, trước mặt anh là Rhymm đang ngồi đọc sách cạnh giường, thằng này cũng đã lên chức Thượng sĩ.

"Ơ... Rhymm?"

"a, anh tnh rồi sao Eric? Chúa phù hộ anh."

"Sao chỉ có mình anh ở đây?"

Sau khi cho Eric ngụm nước mát cho ẩm họng, Rhymm mới ôn tồn kể lại mọi chuyện, đại khái như sau:

Bọn lính khi đến hiện trường và thấy hai cái xác đã chết với máu bê bết, cùng với sự bất tnh của anh, bọn cảnh sát mật vụ và hai gã Sĩ quan đã gán tội cho Hammer và Kenstein là tội "sát hại người thi hành công vụ", họ bị bắt, còn anh và hai cái xác được đưa đi. Boris và Rubestein được đem đi, còn anh được đưa đi hồi sức tại bệnh viện quân sự Paris. Và Rhymm đã ng ý đến để trông chừng anh cho đến khi tnh lại hoàn toàn. Mà quái lạ, cái tên chết tiệt nào đang quản lý hai đứa đó mà lại không ra nói đỡ cho chúng nó một lời kia chứ!

"Chú coi thế mà lại bị gán cho vụ bao che và chứa chấp người Do Thái đấy! Mém chết! Đáng lẽ là chú đã bị đem đi thả xuống biển cho chết chìm rồi cơ, nhưng vì Hammer đã nhận tội thay cho chú. Ổng đứng rất là nghiêm và oai vệ không sợ chết, thế là ổng đã bị xử tử vào tối hôm qua."

"Thế... à! Còn... Kenstein thì sao?"

"Tội thằng nhỏ! Bị lôi thẳng ra chiến trường Liên Xô."

"Tôi là thằng bạn tồi! Tôi không đáng ngồi đây mà nghe tin từng thằng bạn tốt của mình ngã xuống như thế! Không! Tôi sẽ đi nói mọi thứ với cấp trên, Hammer và Kenstein bị oan! Họ bị oan cơ mà. Cho tôi đi! Rhymm, cho tôi đi!"

"Thì có ai ngăn chú đâu! Mà Eric, nghe tôi này! Người cũng đã chết, chú đi đầu thú rồi cũng chết... mèo vẫn hoàn mèo thôi. Mà này, chú đã sống như thế nào để họ sẵn sàng hy sinh quên mình vì chú?" Rhymm ghì chặt anh trên giường và hướng cái nhìn sâu sắc đến tận tim anh. "Trả lời tôi đi! Rồi đi đâu thì đi."

"Tôi... tôi..."

"Chúng tôi luôn nể một người..."

"Rubenstein chứ gì! Đúng, hắn đáng được tôn trọng và kính nể hơn ai hết."

"Không... là chú đó! Tính cách và cách sống của chú đã làm chúng tôi tin tưởng, rung động và sẵn sàng liều mạng để bảo vệ tính mạng của một tượng đài mà chúng tôi đã bao năm nay nêu gương theo. Chính chú đã là nguồn sống của chúng tôi giữa những khoảnh khắc kinh hoàng nhất của chiến tranh. Chú là ngọn lửa trại sáng chói nhất giữa chúng tôi! Trừ những lúc dạy giáo lý hơi chán chết đi được của chú. Chúa tạo ra chúng tôi, Chính phủ nuôi chúng tôi, Chiến trường đào tạo chúng tôi, nhưng chú, là người tái sinh lại chúng tôi! "

"..."

"Nhìn tôi này! Động lực nào khiến chú phải liều chết vì một con nhỏ Do Thái thế?"

"Tôi... tôi... tôi không muốn một ai phải chết nữa!"

"Vậy sao không cưu mang cả đám ở phố luôn mà chỉ có một?"

"Ờ thì... vậy thì quá dễ nhận ra chứ sao?"

"Marie, tiamo!"

"Hở?"

"Chính câu nói đó luôn bám trong đầu chú nên chú mới làm thế! Con bé đó chú luôn coi là một bản sao của cô ấy chứ gì! Chú làm thế chỉ là làm mãn nguyện, đền bù cho cô ấy! Lòng trắc ẩn chỉ giới hạn vì một người. Nhưng nhờ cái tình yêu và lòng trắc ẩn hạn hẹp đó, chú đã có một tấm lòng nhân ái cho những kẻ bần cùng? Đúng? Nhìn con bé, chú nhớ đến người ấy, chú sẵn sàng cống hiến cả đời vì cô ấy- tức là đấu tranh vì hòa bình và mạng sống của những kẻ bị bốc lột mà chú luôn coi đó là cô ấy và người mẹ già của chú nữa- vì con bé là sự kết tinh và hòa trộn hoàn hảo của những người (phụ nữ) chú thương nhất. Vậy vì sao chú lại hy sinh vì con bé đó? Vì nó là bản sao của những người đó, của cô ấy. Nhưng cô gái ấy là ai? Mà vì sao chú lại cứ ám ảnh cô gái ấy, vì cô gái ấy là cuộc sống của chú chứ sao! Chúng tôi cũng thế. Chú là 'tình yêu', là anh em của chúng tôi mà chúng tôi rất kính trọng và 'yêu'. Chúng tôi sẽ vì 'yêu' mà hy sinh cho cái chúng tôi 'đã lỡ yêu' quá đà. Chú là tất cả của bọn tôi- một người đấu tranh vì sự sống còn của nhân loại. Chỉ thông qua một người khác và lời hứa trót bị đặt dấu chấm lửng. Cho dù thế, 'nó' cũng không làm vơi đi ở chú sự cực đoan và ám ảnh đến bệnh đâu!"

"Tôi... tôi... cảm ơn anh... Rhymm." Eric hiểu chưa đến nửa % bài thuyết giáo của Rhymm. Nhưng anh hiểu tấm lòng chân thật của anh ta, và nhất là, anh hiểu lòng mình và khát khao bị bỏ ngang. Anh đấu tranh vì ai và vì cái gì chứ? Ôi, em, em muốn anh phải làm gì?

"Cũng chả trách sao anh lại mê con bé đó đến muốn hôn vào má nó một cái nhỉ! Nó dễ thương lắm hen!"

Sao tên này lại biết cảm xúc bí mật của anh nhỉ?

"Làm gì có! Đừng có mà luyên thuyên tào lao. Cùng đích cũng vì ngài Goffriel thôi."

"Một nhà nhân đạo đáng được tôn sùng làm bậc Vĩ nhân, là anh hùng của người Do Thái: Ông ấy cứu nhiều người 'Hạ đẳng' đó lắm đấy!"

"Ừm..."

"Ổng giỏi!"

"Mà này, đừng lái chuyện, đang nói vấn đề là sao chú biết chuyện đó đó?"

"Đoán mò ấy mà. A hahaha..." Đây là người đồng chí thuộc số ít biết chọc cười nhưng chả ai cười được, chỉ muốn cho hắn một trận vì... "mặn chát".

Họ im lặng một lúc sau đó.

"Nhưng cũng đừng chủ quan" Rhymm bắt chuyện trước sau một khoảng lặng thinh "bọn Gestapo có đứa tình nghi chú rồi đấy! Nếu mà chúng có phát hiện ra thì chú có mà toi vì tội lại chồng thêm tội. Phạt chả 'mát tay' tí nào đâu."

"Cảm ơn nhiều! Mà cho hỏi xíu!"

"Sao? Thưa Hạ sĩ?"

"Sao ông biết chuyện tôi và con bé Do Thái?"

"À mém tí nữa là quên... Đây này!" Rhymm chìa ra cho anh thấy một cuốn sổ nhỏ cùng hai con gấu bông nhỏ.

"A! Cuốn nhật ký! Những con gấu bông! Sao mà..."

"Lúc bọn tôi đi khám nhà của chú thì tình cờ tôi vớ được thứ này trong tủ kéo và nhanh chống cất ngay vào túi để không ai phát hiện. Cũng hên là chỉ có mình tôi lên gác trước. Đừng giận vì tôi đã đọc cộp vài trang nhé! À, con gấu này làm xinh đấy! Chú làm à?"

"Có sao đâu! Chỉ sợ nhỏ biết nhỏ giận thôi. À, còn con gấu là... tôi mua nhưng... bộ áo là tôi làm đó!" Anh như thở không ra hơi khi khoe thành tích của mình.

"Mặt nhỏ chắc dễ cưng khi giận hờn lắm nhỉ! Con gấu này hình như không có miệng."

"Ừ... ĐỪNG CÓ CHỌC TÔI NỮA!!!" Lần đầu Eric thật sự bối rối trước những câu hỏi liên quan đến Marie. Nhưng anh vẫn tỏ thái độ vui tươi để tạo cảm giác phấn khởi cho Rhymm vì đã chọc thành công anh. "Vì tiện nên ngứa tay quá ghi đại những sự kiện quan trọng giữa tôi và nhỏ vào những trang sau của cuốn sổ luôn. Hy vọng nhỏ không phiền."

"So với từng đấy thứ chú làm cho nhỏ thì đây có là gì để nổi giận!"

"Dù gì cũng là đồ riêng tư mà."

"Chúng ta chả có gì coi là riêng tư cả. Nhà xí còn xài chung nữa là! Bồ tụi mình là gái điếm của mấy cha cấp cao Tướng lĩnh chứ đâu! Phát xít Độc tài mà cứ như Vô sản Chủ nghĩa, Cộng sản hóa ấy. Mọi thứ là của chung mới quái chứ."

Cả hai cùng cười. Tính ra thằng này cũng châm biếm hài hước một số chuyện chính trị rất hay.

"Thôi ráng nghỉ ngơi cho lại sức. Bây giờ tôi về doanh trại rồi chiều đến tiếp nhé!"

"Ừ cảm ơn người anh em."

"So với những tấm gương mà chú dạy cho chúng tôi thì đây có xá chi. Thôi chào nhé, Tschau!"

"Danke!"

Khi cánh cửa sắt của buồng riêng khép lại, Eric, tay cầm lấy cuốn sổ nhỏ xinh, cùng với hai con gấu có mùi dâu tằm với mùi cam thảo, anh thầm cầu nguyện. Anh cầu cho linh hồn của Hammer có một chuyến tàu bình an nhất. Chúc cho Kenstein ở chiến trường được mọi sự tốt lành. Còn Boris và Rubenstein thì... Chúa là người phán quyết chứ anh không muốn liên can đến họ.

"Con xin lỗi Ngài vì những lỗi lầm con gây ra. Để yêu được như Ngài thật là khó. Lạy Chúa con thờ."

Anh còn cầu cho những chiến sĩ đang quằn quại nơi chiến trận xa xôi- nơi mà một mai đây, anh biết rằng anh cũng phải đến đó, chiến đấu, và có lẽ, cũng phải ngã xuống mà cạp đất như bao bậc tiền bối đi trước khác.

"À!" Anh chợt nhớ ra gì đó. Anh đặt mọi thứ qua bên mà hướng mọi sự chú ý vào nơi tối nhất của phòng. Cái áo của anh được xếp gọn đặt trên ghế tựa. Nhìn, tuy trong bóng tối, nhưng nó vẫn toát lên vẻ mới mẻ, có mùi thơm... Và trên đó, một cuốn sổ được đặt yên vị có mùi thơm hương nho và olive (ô-liu) vùng Đa Trung Hải nắng nóng.

Anh ra khỏi giường mà tiến đến cái bộ quân phục sạch như mới mà cầm lấy cuốn sổ tay.

Lòng anh luôn hướng về một dáng hình (với cái chân có lẽ đang đi khập khiễng vì bị thương) nhỏ nhắn với làn sương mù tung bay dưới ánh trăng tròn. Bên bờ hồ, tay ôm một con gấu bông, mắt nhìn lên trời và nghĩ đến một lá cờ với ngôi sao Sáu cánh tung bay huy hoàng giữa trời cách ngạo mạn.

...

Năm 1942 là năm đầy sự hồi hợp giật gân. Hoa Kỳ đã chính thức tham chiến. Ông ta cho những hạm đội uy lực nhất đổ bộ lên châu Phi, dành lại uy thế sau bao phen rụng tim nhục nhã trước quân Nhật thông qua trận Midway quyết định... Cộng thêm tình hình giằng co qua lại như chơi kéo co của Đại bàng và Gấu xám. Thằng thì dùng chiến dịch Barbarossa đẩy kẻ kia vào sâu tận đất liền (sát vách thủ đô!), lại gặp lạnh thấu xương rồi lại bị kẻ kia đẩy lùi ra khỏi lãnh thổ. Lại chơi trò núp lùm chờ thời cơ. Khi mùa đông qua, thằng này lại tiến quân đánh thẳng vào phía mạn sườn của kẻ kia... thật là thú vị! Kinh hoàng hơn khi biết tin, quê hương đã dần chết trong anh đang phải chịu những đợt không kích dữ dội của quân Anh nhằm gột sạch mớ nhớp nhơ mà bọn cầm quyền Đức đã gây ra. London trả thù ấy mà!

Eric nằm trong phòng bệnh mà nghe đài phát thanh cứ rè rè muốn liệng luôn cái máy ra ngoài.

"Thưa quý vị xè xè xè, chúng tôi là người đưa tin từ mặt trận phía đông xa xôi xè xè xè, quân Đức đang có lợi thế toàn diện xè xè xè, quân ta đã đánh một lỗ chí mạng vào phía rìa đông nam của Liên Xô xè xè xè, bao vây toàn diện và chuẩn bị cho cuộc hỗn chiến mang tính Lịch sử của Nhân loại..."

Và trận chiến tại thành phố Công nghiệp quan trọng của Nga-thành phố Stalingrad tọa lạc miền Tây Nam nước này, sắp nổ ra- cách Đ--N-H--M-Ệ-N-H.

"Lại phải có kẻ nằm xuống vô nghĩa nữa rồi!" Eric thầm nghĩ.

...

Eric được xuất viện ba ngày sau đó với thương tích gần như không có (à có vết bầm ở dưới cằm, bị tổn thương xương hàm dưới cùng với sự ra đi đầy thương tiếc với vài cái răng). Anh vẫn khỏe mạnh và đi lại ngon ơ. Rhymm sát cánh cùng anh kể từ lúc đó. Hai người luôn đi cùng nhau trên các nẻo đường tại thành phố Paris.

Phố phường, hẻm ngõ, đâu đâu cũng là cờ Đức tung bay và những bài hát mang đậm chất hành quân nổi lên. Quán bia thì có bài quốc ca "Horst Wessel". Nhà hàng bia là nơi tụ tập mấy ông chuyên làm lớn chuyện chính trị như cái thời mà Hitler làm náo loạn cả đám dân chúng ấy- một "Hoàng Tử Tội phạm". Đường phố thì mang không khí của Đế chế Đức một thời vang bóng xưa, lá cờ ba màu đen trắng đỏ giương cao cùng cờ Chữ Thập ngoặc tung bay với tiếng hát- đúng hơn là hò hét nhức óc bài "Die Wacht am Rhein" hào hùng. Người dân từ hèn đến sang, tri thức đến dốt nát, từ người địa phương thuần chủng đến kẻ nhập tịch ngoại lai, từ già đến trẻ, cảnh binh và lính SA lẫn SS ra đường reo hò tung hô, cổ vũ và khích lệ tinh thần những người lính đang ở chiến trường mang tính bước ngoặt. Màu nâu màu đen lẫn lộn khắp chốn. Họ reo hò, và hát vang bài hát "Panzerlied" khi những chiếc xe tăng với những thanh niên đội nón ca-lô chạy ngang qua quảng trường và đường phố mà vẫy tay đấm ngực, mặt thì ha hả đắc thắng. Màu đỏ sáng chói tung bay khắp nơi. Chưa rõ tin tức và thắng thua thế nào mà đã làm quá thế này rồi. Lỡ mà thắng thật chắc...

Dân Pháp hay bất cứ ai từ ngoại quốc đặt chân lên đất Pháp đều phải ca chung một bài ca, bất kể là dân bị chiếm hay là chưa bị chiếm đóng, mang tính Tự tôn Dân tộc Đức. Nơi đâu cũng là Heil Hitler, Heil Hitler, Heil Hitler... Kẻ không kêu sẽ bị lính móc họng, kẻ không hát sẽ bị bóp cổ cho ú ớ không sót một chữ. Kẻ không cùng quan điểm thì bị đánh tới tấp và để xác đã tàn tạ lại bên vỉa hè. Quán bia là nơi trao đổi chính trị, nhưng hễ có tên nào liều mạng ý kiến ý cò về trận chiến này với hơi hướng phản động sẽ bị nào ghế nào chai phang cho vỡ đầu. Đó là chuyện như cơm bữa ở những nơi toàn men rượu và khói thuốc mà nhỉ!

Hai Thượng sĩ đi kề vai nhau trên đường nhưng không ủng hộ bất kỳ phong trào, phe phái nào cả. Họ chỉ thong dong đi qua đám đông đang xô bồ nhốn nháo mà bỏ ngoài tai bao lời hò hét như điên của đám đông vừa hăng máu, vừa giận dữ... Nhiều anh lính cũng có đến bắt chuyện nhưng họ đều tìm cách từ chối cáo lui chỉ sau vài lời xã giao.

Những chiến xa bằng thép đi ngang qua đầy uy dũng với tiếng xích reng réc in dấu trên con đường đá. Cờ tung bay phấp phới trong gió.

"Nhìn cảnh này cứ như là mừng ngài Wihelm Đệ nhất sau khi đánh tan quân Pháp ấy nhỉ! Hay ta cùng hát bài Heil dir im Siegerkranz thầm đi! Chú thấy sao?"

"Cũng được! Nhưng có mang ý tôn vinh một chế độ khủng khiếp này không?"

"Trong tim ta chỉ có ngài Wihlem Đệ Nhất, ngài Friedrich Đệ Tam, ngài von Bismarck và thống chế von Moltke mà thôi! Một thời thật sự huy hoàng của dân tộc ta."

"Ngài Wihlem Đệ Nhị thì sao?" Eric hỏi với giọng điệu cà rởn.

"Xét về khía cạnh nào đó thì... Ông ta tội thật! Nhưng về mặt Pháp lý... người đời vẫn quy cho cùng, coi ông là con quái vật trong Thế chiến thứ Nhất, là kẻ tội đồ gây ra cái 'Bản trường ca Đẫm máu' của lịch sử Nhân loại. Lão Sói của cái Đế chế Ngàn năm này cũng giống ông ta đấy thôi."

Họ im lặng hồi lâu và quyết định ngâm nga bài ca.

Nhưng thay vì hát bài hát đã đề nghị, họ lại nhất trí hát bằng cả trái tim bài hát- sau này là bài Quốc ca chính thức của toàn dân tộc Đức hùng cường: Lied der Deutschen. Họ ca bằng cả tâm hồn cách thầm thì với niềm hy vọng mãnh liệt rằng một ngày nào đó, "Einigkeit und Recht und Freiheit" ("Đoàn kết và Công lý và Tự do") đích thực sẽ ngự trị toàn cõi nước Đức thân thương của họ. Họ cứ thế hát thầm với luồng khí dồi dào của lá phổi tràn đầy niềm vui sướng.

Nhưng cái niềm vui đó chỉ vỏn vẹn kéo dài như một cái chớp mắt. Một tuần sau, nhà đài và phát thanh truyền tin khắp cả nước Pháp.

"Tình hình chiến sự ngày càng khốc liệt. Quân đội ta không đủ sức chống trả một lực lượng đông như tổ kiến và tàn bạo như quân Mông Cổ năm nào của Xô Viết. Vì thế, Quốc trưởng cùng các chư hầu của mình đã ra nghị quyết: TẤT CẢ NHÂN LỰC CỦA CÁC NƯỚC ĐÃ BỊ CHIẾM ĐÓNG THUỘC KHỐI TRỤC, TỪ SĨ QUAN ĐẾN HẠ SĨ QUAN, BINH NHẤT ĐẾN BINH NHÌ, GIÁO SƯ ĐẾN SINH VIÊN, ĐÀN ÔNG TRUNG NIÊN ĐẾN THANH THIẾU NIÊN, PHỤ NỮ... ĐỀU PHẢI GÓP SỨC TRONG CUỘC CHIẾN ÁC LIỆT, QUYẾT ĐỊNH LẦN NÀY! CÒN RIÊNG CÁC CẤP SOÁI VÀ TƯỚNG CHỜ LỆNH TỪ QUỐC TRƯỞNG ĐỂ ĐIỀU ĐỘNG ĐẾN VÙNG CẦN ĐẾN. AI KHÔNG PHẬN SỰ XIN VUI LÒNG TẠM THỜI VẪN THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO HẰNG NGÀY. VÌ MỘT TƯƠNG LAI CỦA NƯỚC ĐỨC HÙNG CƯỜNG, AI CŨNG PHẢI RA SỨC HỢP TÁC BẰNG MỌI GIÁ!!!

Nước Đức vạn tuế! Vạn tuế! Trường tồn, mãi trường tồn thiên thu! Heil Hitler, Heil mein Führer, Sieg Heil!"

Nói tóm lại, lời kêu gọi của người cầm quyền mang tính "ôm bom cảm tử cả bọn". Đồng nghĩa với việc, Eric (cả Rhymm) cũng phải tham chiến. Đây là lời "Tổng động viên"!

Nước Đức đang dần bỏ ngoài tay toàn bộ lũ cá nhỏ để đánh bắt con cá to hơn. Những con cá nhỏ để những nước chư hầu khác giải quyết hộ.

Tất các người lính có mặt tại những quốc gia mà Đức chiếm đóng đều phải hùng sức vào cho cuộc chiến quy mô lớn này. Có vẻ như Hitler đã lượt qua những quốc gia mà y đang ra sức gây chiến rồi. Giờ y chỉ dồn sức, mục tiêu duy nhất: Con Gấu xám khổng lồ kéo dài từ Âu sang Á- kẻ thù số một của y- với hắn là toàn dân Đức. Anh, Mỹ giờ với Hitler chỉ là củ khoai mà thôi- giá như bọn đệ Ý và Nhật không báo hại cho thằng anh như y gánh thì sự gan dạ ấy của y sẽ có cơ may tồn tại! Đúng nghĩa là thả con tôm hùm bắt con... cua huỳnh đế! Vừa lo trong lẫn ngoài nước, y chưa hóa rồ lên là hên rồi.

Việc anh và bạn anh tham gia chiến trận cũng là việc tương đối bình thường vì thân phận bản thân chỉ là những Hạ sĩ - so với Thống soái và Đại tướng, hay gần nhất là Sĩ quan thì quá là một hạt cát. Trên thực tế, cái tin rao đó cốt chỉ để nêu rõ tình hình quan trọng và cấp bách của cuộc chiến định mệnh này mà thôi. Những người tham gia phải là người có trình độ, kỳ cựu với đảng lâu năm và được chỉ định từ Quốc Trưởng- những kẻ mà Sói Xám tin cậy như von Manstein, Friedrich Paulus (nhiều cuộc nổi loạn trong hàng ngũ ở chiến trường do nhiều tên vốn mang danh phản động hay tử tù gây ra đã làm trì trệ bước tiến quân của Đức)... tất cả phải góp sức "trên tinh thần gọi là tự nguyện, nghĩa vụ", trốn tránh cũng không được. Đó là lệnh! Là quyết định sống còn!

Nhiều Hạ sĩ đã mới lên chức đã có thái độ chảnh chó và khó ưa với đám thuộc hạ- trong đó còn có bạn của bọn nó. Tụi nó hất cằm lên không và tỏ vẻ khinh bỉ, ra vẻ oai phong và luôn hành hạ bọn ma mới. Và khi thời khắc này đến, chúng nó lại giở cái bộ mặt đáng thương và tự nhiên nhát như thỏ đế. Nhiều tên đã trốn tránh "trách nhiệm" và đã bị đám mật vụ đến "hỏi thăm" ngay lập tức, một lần "hỏi" coi như là lần cuối cùng mà bọn nó được "hỏi".

Nhiều anh lính chỉ mới lên binh nhì hay binh nhất lập tức được triệu tập "gấp" để đưa thẳng ra chiến trận với lời trấn an ngon ngọt chết người, còn không thì là lời đe dọa và cưỡng ép cũng chết người không kém. Nhiều anh khóc, nhiều kẻ cười nhạt, nhiều gã cứng ci nhưng tim như bể ra gần hết... Bọn Sĩ quan và Hạ sĩ quan thì tự dưng khúm núm co ro như quả dưa hết đát thúi rình. Có tên lại bật khóc như trẻ con khiến bao nhiêu tên binh nhì cười thối mũi, có tốp thì khóc hùa theo vì tâm lý. Và còn kinh hơn, dù cho đã trải qua bao phen xuyết mất mạng (hay nhiều anh chưa từng ra chiến trường bao giờ) nhưng vẫn còn anh bủm ra quần một bãi, nước trà nóng cứ phải nói là tè le. Có thằng thì chỉ mới đi nửa đoạn đã có dấu hiệu ốm yếu, hóa rồ lên và phang lẫn nhau, văng tục vào nhau như thú hoang. Họ đã mất đi chữ "người", chỉ còn lại "con". Quyền uy và lời nói của bọn chỉ huy coi như chất thải từ dạ dày của họ, bọn lớp dưới còn dám lên giọng hăm cho lũ lớp trên một bài nhớ đời. Bọn chỉ huy thấy thế đột nhiên ngoan như cún.

Còn những tên được ở lại trấn giữ "chiến lợi chiếm đoạt được" trong sự hả hê. Một số trong số đó, bọn chả có tài cán gì, là có số má với những tên Tướng lĩnh đứng đầu cũng được cho một phiếu "cơ hội" ở lại nơi yên bình này theo lệnh từ các Thống soái xảo trá nhất (ngoài ra cũng có chút vấn đề về... ưm... "tài chính" trong đây. Đương nhiên rồi!). Do đó, dù cho lính có đi gần hết, vẫn còn một vài tốp ở lại bảo đảm an ninh khu vực tại Pháp. Cảnh binh Vichy và Gestapo được lệnh ở lại cùng lũ sung sướng kia để hỗ trợ- dù gì bọn chúng cũng là cảnh sát địa phương và quốc gia cơ mà. Eric và Rhymm không dược diễm phúc ở lại như bao tên đang ngồi đó (-mặc dù từng được nhiều anh cấp trên kính nể nhưng... họ đi tong hết rồi còn đâu), hp trà và đọc báo, nhn nhơ với bọn y tá và bồ của một số tên lính xui xẻo bị đưa ra mặt trận.

Chỉ vài ngày sau đó, Eric và Rhymm được đưa lên một chiếc xe tải quân sự thô sơ và chầy xước tróc cả lớp sơn, cùng với là những chiếc xe bán tải khác chở hàng trăm, hàng ngàn người lính cùng những chiếc xe máy, xe jeep và xe con bọ chở những ông lớn theo sau. Trên trời cũng xuất hiện những cục sắt thép thon gọn vù vù bay đi về nơi mà họ biết một đi không trở lại.

Một tên Sĩ quan lớn tuổi được gọi là "Mắt Diều Hâu" đã khích lệ tinh thần chiến sĩ bằng giọng điệu trầm nhưng hào hùng:

"Phấn khởi lên các đồng chí của tôi ơi! Chúng ta làm việc này vì cái gì? Vì gia đình, tương lai sung sướng của con cháu! Mà muốn được thế, ta phải cầm súng vì đất nước! Chỉ khi đất nước rộng lớn và hưng thịnh, không còn kẻ thù để soán ngôi thì chúng ta mới có thể giúp cho gia đình, con cháu chúng ta hạnh phúc sau này được! Các bạn nghe rõ tôi không!!! Hãy tươi tắn lên nào các chiến hữu, chúng ta phải mừng vì được hy sinh cho một tương lai hùng cường tươi sáng của nước nhà chứ! Hãy mừng vì những anh em phương xa như Ý, Rumania và Hungary cũng đã tiến bước cùng chúng ta đến mặt trận này. Hãy tung hô danh Hitler cao cả nào!!! HEIL HITLERRRRRRR!!!!!!"

"HEILLLLLLLLLL!!!!!" Lão đã cướp đi ni sợ chút chút của các đồng chí. Họ mạnh mẽ lên cách lạ thường. Hình như... họ có cùng một mục đích... nhưng mỗi đứa một kiểu suy tư và một lối đi khác nhau để đạt đến cái mục đích chung đó.

Eric ngồi bên Rhymm đã ngủ say. Anh nhìn ra cửa sổ, tay cầm cuốn sổ của anh.

Những hàng cây ở Đại lộ Champs-Élyssées như vẫy chào hàng xe của anh cách ủ rũ khó hiểu- chào vĩnh biệt!

Khải Hoàn Môn với những bức điêu khắc trên chân cổng có vẻ buồn, hoang mang và sợ hãi. Anh tưởng tượng đến những bức tranh bích họa, bức nàng Mona Lisa... cũng méo xẹo như những bức điêu khắc ở Khải Hoàn Môn.

Hình ảnh Louvre vắng tanh không bóng người cách đáng sợ lẻ loi.

Tháp Eiffel như bị đốn lùn dần, lùn dần, nhỏ dần và gần như mất dạng. Con thuyền giấy màu trắng của... Marie... đang chìm dần xuống dòng nước xanh phản chiếu bóng tòa lâu đài Amboise...

Căn nhà xám tầm trung trong khu phố tầm trung cũng trở nên hiu quạnh.

... Anh đang rời bỏ nước Pháp. Tức, anh đang tiến dần đến với Thần chết- Ông ta đang đào sẵn những cái mộ, hình như là cho tụi anh. Ông ta chờ tụi anh, ở chân trời xa xôi phía Đông, và mồ sẽ được đắp trong những làn nước mắt giả tạo cùng lời nguyền rủa ở phía Tây của nước Nga. Cũng chưa chắc, Ổng có cho lũ chúng anh yên giấc trong mồ hẳn hoi không hay là... xác bị vt vào lò thiêu đầy sự căm thù và xỉ vả?

Anh thiếp đi trong cơn đau tê dại của thần kinh hành hạ mình. Cuốn sổ rơi xuống chân đánh bịch một tiếng.

...

Chiến trường Liên Xô vô cùng khốc liệt. Vừa chết do ăn đạn no nê, vừa chết do tê cóng toàn thân vì lạnh (cái lạnh tháng bảy, tháng tám thuộc dạng còn đỡ mà đã có nhiều anh phải xin hàng sớm rồi), còn có đứa thì tự sát bằng nhiều cách vô cùng truyền thống, vừa không thể tưởng tượng nổi.

...

Marie, tại trong căn phòng tối dưới dòng sông Seine còn vương vấn hơi ấm mùa thu lẫn khí nóng của tiền thân mùa hạ, cô đang nghe một cái đài còn ngon mà cô vừa tậu được tại một quán cà phê.

"Một cuộc tấn công anh dũng với quy mô cực đại của quân ta đã làm cho phe Đồng minh hoang mang. Chiến thắng trong tầm tay!"

"Toàn một lũ láo toét!" Marie thầm nghĩ và tự cười chính mình.

Vừa ôm con gấu bông trong lòng, vừa nhâm nhi ít trà lạnh mà nghe đài trông thật là trí thức. Cô đang gấp một tấm bìa cứng khi cả hai tay cùng rảnh. Miệng ngân lên một khúc nhạc gì đó nhưng không hề bị pha tạp bởi tiếng máy nghe đài. Nghe thì khá giống với một bài nào đó trong "Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn" của Walt Disney- cô đang ước ao một hoàng tử sao? Hay là một Đấng Messiah mà dân tộc của cô bao nhiêu năm qua phải khao khát và đón chờ?...

"Nào ai có muốn ác đâu ấu âu... Đời là thê ế ê... Đời là một khu rừng rậm âm u và hoang vu ú u... Và Sói là con vật hung tàn đáng gờm nhấttttttttt. Nào nó có ác đâu, chỉ là... bản tính nó là thếếếếế...à nô nố nô, vì tạo hóa bắt nó ra thếếếếế..." Cô im lặng lắng nghe và tự nói với mình: "Hai con gấu và cuốn nhật ký không biết khi nào về đây."

Marie cúi gm mặt và thở ra những nhịp khó khăn như ai bóp nghẹt trái tim cô. Cô đang nhỏ lệ xuống đôi tay và lớp lông mịn của con gấu, rơi vào ly trà lạnh và tan trong đó. Rơi thấm miếng bìa. Con thuyền giấy đã chìm...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top